Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 163 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài
Tìm hiểu e-Learning, chuẩn SCORM 2004 và
xây dựng Hệ quản trị đào tạo BKLAS – LMS
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình
Sinh viên: Vũ Quang Chúc
Lớp CNPM A - K46
Hà Nội 5-2006
i
PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI
Đề tài: Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và
xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2.0.
Nội dung:
 Tìm hiểu sự phát triển e-Learning trên thế giới và trong nước, một số hệ
e-Learning khác trong nước và thế giới đã xây dựng. Tìm hiểu sự phát
triển trong những năm gần đây, đồng thời tìm hiểu các hệ Sakai, Moodle
và BKview.
 Tìm hiểu chuẩn SCORM, tập trung vào đặc tả Môi trường thực thi
(SCORM RTE). Tìm hiểu Môi trường quản lý thời gian thực thi (cơ chế
hoạt động của LMS), các hàm API được sử dụng trong giao tiếp giữa các
thành phần của LMS, mô hình dữ liệu được dùng trong việc trao đổi đó.
 Xây dựng hệ BKLAS LMS 2.0: cài đặt và đánh giá chức năng triển khai
và quản lý các khoá học bao gồm cả các lớp học, triển khai nội dung học
đến học viên, theo dõi thông tin học viên trên từng đối tượng học
(online) và các thông tin học viên trên các khoá học (ofline).
ii
LỜI CẢM ƠN
Đồ án tốt nghiệp này là kết quả của quá trình tích lũy và vận dụng những kiến
thức mà em tiếp thu được trong suốt năm năm học đại học. Vì vậy, đầu tiên em xin
gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trong trường và các thầy cô trong Khoa Công
nghệ thông tin đã giảng dạy, cung cấp cho em kiến thức và kỹ năng cần thiết để


thực hiện đồ án.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn PGS TS Nguyễn Ngọc Bình đã
định hướng cho em từ giai đoạn thực tập chuyên ngành, đồng thời cũng là người tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đồ án.
Em xin gửi tới Thầy lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn tới gia đình, người thân và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đồ án của mình một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Vũ Quang Chúc
iii
MỤC LỤC
PHÁT BIỂU ĐỀ TÀI ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xiv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING 3
1.1. E-Learning là gì? 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Các hình thức thể hiện 3
Thuật ngữ “đồng thời” có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Anh “synchronous”. Đồng thời ở đây
được hiểu theo sát nghĩa là “cùng lúc”, hàm ý việc giảng bài của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức
của học viên là theo thời gian thực (cùng một thời điểm). Trong phương thức này, học viên đăng nhập
hệ thống vào thời điểm định trước để tham dự những buổi học có thời lượng xác định và tương tác
theo thời gian thực với giáo viên và những học viên khác, thông qua phương tiện tiếng nói và những
dạng tương tác khác. Học viên có thể nêu câu hỏi hay đưa nhận xét bằng tiếng nói hay văn bản thông
qua hình thức chat, hội thảo trực tuyến, video conferencing, cầu truyền hình,… 3
Tương tự, thuật ngữ “không đồng thời” (“asynchronous”) ở đây được hiểu theo nghĩa “không
cùng lúc”. Hệ thống cho phép học viên thực hiện học theo tiến độ và lịch biểu riêng, không có sự tương

tác trực tiếp giữa học viên với giáo viên trong quá trình học. Nói chung, hình thức không đồng thời
phổ biến hơn dạng đồng thời vì nó đáp ứng được yêu cầu học vào thời gian thích hợp, thêm vào đó chi
phí cho việc xây dựng giáo trình cũng ít tốn kém hơn 4
Có một giải pháp tối ưu hơn cả là kết hợp cả hai hình thức trên, tức là đào tạo theo kiểu
không đồng bộ nhưng vẫn có một số giờ học viên được học trực tiếp với người hướng dẫn, chủ yếu là
để giải đáp thắc mắc hay kiểm tra trực tuyến 4
1.2. Ứng dụng của e-Learning 4
1.2.1. E-Learning liệu có thay thế phương pháp truyền thống? 4
1.2.2. Một số mô hình phát triển e-Learning 5
1.3. Sự phát triển của e-Learning 6
1.3.1. Tình hình phát triển trên thế giới 6
1.3.2. Tình hình phát triển trong nước 6
Là công ty bảo hiểm lớn nhất với 40.000 nhân viên đã mua LMS_ Hệ thống quản lý đào tạo để
phục vụ đào tạo tại nhà cho nhân viên 7
Hiện công ty đang quan tâm chính là làm thế nào để tạo được nội dung đào tạo 7
30.000 sinh viên 7
Sử dụng Moodle: tại trang 7
Bắt đầu từ năm 2006 cần đến cần đến hệ thống kiểm tra trên máy tính 7
Cải thiện đáng kể kỹ năng và trình độ CNTT và tiếng Anh của sinh viên 7
iv
Cải thiện đáng kể khả năng của giảng viên và trợ giảng 7
Địa chỉ: 7
Tiếp tục phát triển những nỗ lực của năm 2004 7
Giá của các dịch vụ vượt quá dự tính bởi vì những phát sinh không mong muốn trong quá
trình triển khai áp dụng SCORM 7
Sự phát triển của thị trường không nhanh như mong đợi 7
200.000 thuê bao ADSL (tăng 300% so với năm 2004) 8
5,5 triệu thuê bao ĐTDĐ (tăng 130% sơ với năm 2004) 8
CHƯƠNG 2. CHUẨN SCORM 2004 10
2.1. Tổng quan 10

2.1.1. Nguồn gốc 10
2.1.2. SCORM là gì? 10
2.1.3. Định nghĩa SCORM 11
2.1.4. Các nội dung chủ yếu của SCORM 12
2.1.5. Sự phát triển SCORM 12
2.1.6. Đặc điểm và khả năng của SCORM 13
2.1.7. SCORM và hệ quản trị đào tạo 14
2.1.8. Tổ chức tài liệu SCORM 15
2.2. SCORM CAM 16
2.2.1. Gói nội dung theo chuẩn SCORM 16
2.2.2. Mô tả tổ chức gói nội dung 19
2.2.3. Biểu diễn thứ tự 20
2.3. SCORM RTE 21
2.3.1. Quản lý môi trường thời gian thực thi (RTE) 21
2.3.2. API 31
2.3.3. Mô hình dữ liệu 34
2.4. SCORM SN 36
2.4.1. Một số khái niệm cơ bản 37
2.4.2. Thứ tự hoạt động 40
Activity State Information là thông tin mô tả trạng thái của nỗ lực thực hiện gần nhất trên
hoạt động 43
Global State Information là thông tin mô tả trạng thái toàn bộ các hoạt động 43
2.4.3. Quá trình xử lý thứ tự 43
2.5. Kết luận về SCORM 47
Xây dựng nội dung dựa trên các đối tượng nội dung cơ sở, khiến cho việc quản lý hiệu quả và
tạo khả năng tái sử dụng nội dung 47
Tạo ra sự độc lập giữa người phát triển nội dung và hệ thống LMS triển khai nội dung. Điều
này giúp hệ LMS theo SCORM có thể sử dụng nội dung từ nhiều nguồn khác nhau 47
Tính “cá nhân hóa nội dung đào tạo” hay “nội dung đào tạo hướng người dùng” (với SCORM
2004). Đây là đặc tính ưu việt nhất mà chưa đặc tả nào có được 47

v
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ KIẾN TRÚC CHUNG CỦA HỆ E-LEARNING
48
3.1. Mô hình cổng e-Learning 48
3.2. Mô hình của hệ BKVIEW 49
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG HỆ QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO BKLAS LMS 2.0 50
4.1. Khảo sát hệ BKLAS LMS 1.0 50
4.1.1. Kiến trúc hệ BKLAS 1.0 50
4.1.2. Mô hình hoạt động của hệ thống 51
4.1.3. Hệ LMS 52
Đăng ký mới (đối với học viên) 53
Sửa đổi thông tin bản thân 53
Thêm người dùng, xóa, sửa đổi thông tin người dùng (quản trị viên) 53
Nhập gói nội dung (upload và kiểm tra) vào kho lưu trữ của hệ thống 54
Sửa đổi thông tin đi kèm với các gói nội dung (không sửa nội dung) 54
Xóa gói nội dung khỏi kho lưu trữ 54
Triển khai gói nội dung thành khóa học mới 54
Đăng ký khóa học: cho phép học viên duyệt các khóa học đã triển khai và đăng ký học 54
Tham gia học: cho phép học viên tham gia các khóa học đã đăng ký 54
Phản hồi về khóa học: cho phép học viên gửi các ý kiến đóng góp về nội dung khóa học tới
người phát triển nội dung 54
Xem tình trạng học tập: Người quản trị được xem tình trạng học tập của mọi học viên 54
Xem tình trạng khóa học: cho biết số lượng học viên đang học trên khóa học và kết quả học
tập. Chức năng này chỉ dành cho quản trị và giáo viên 54
Chia sẻ tài nguyên: Người quản trị hay giáo viên có thể upload một số tài nguyên (sách điện
tử, phần mềm, tài liệu cho môn học) để mọi người tải về và sử dụng 54
Thông báo: Người quản trị và giáo viên được phép gửi các thông báo cho toàn người dùng hệ
thống 54
Tin nhắn: Mọi người dùng trong hệ thống có thể nhắn tin cho nhau 54
Thảo luận: Người dùng có thể tham gia diễn đàn để trao đổi mọi vấn đề 54

Hội thoại (Chat): Cho phép người dùng có thể hội đối thoại trực tuyến 54
Email: mỗi người dùng khi đăng ký sẽ được cấp một hộp thư và có thể check mail ngay khi
đăng nhập hệ thống 54
Sửa đổi thông tin cá nhân 54
Xem các khóa học và đăng ký học 54
vi
Tham gia học 55
Xem tình trạng học tập bản thân 55
Gửi tin nhắn 55
Tham gia diễn đàn 55
Chat 55
Email 55
Thêm gói nội dung 55
Xem tình trạng học tập của mọi học viên 55
Xem tình trạng các khóa học 55
Gửi thông báo 55
Tải lên hệ thống các tài nguyên để chia sẻ 55
Thêm người dùng mới (học viên, giáo viên, quản trị viên) 55
Quản lý người dùng (sửa thông tin, ngưng hoạt động) 55
Quản lý các gói nội dung: xóa, sửa thông tin 55
Triển khai gói nội dung thành các khóa học 55
Sửa chữa thông tin về khóa học 55
Hủy khóa học 55
4.2. Đặc tả chức năng hệ BKLAS – LMS 2.0 55
4.2.1. Hệ LMS 56
4.2.2. Hệ Quản trị người dùng 58
4.3. Phân tích hệ thống BKLAS – LMS 2.0 60
4.4. Thiết kế chương trình 60
4.5. Kiểm thử chương trình 60
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ, ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP

THEO 60
CHƯƠNG 6. PHỤ LỤC 1
a. NHỮNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU E-LEARNING 1
b. ĐẶC TẢ CÁC HÀM API TRONG SCORM RTE 3
c. MÃ LỖI ĐẶC TẢ TRONG SCORM – RTE 6
d. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA SCORM 2004 SO VỚI SCORM 1.2 12
e. CÁC CẶP THỂ ĐẶC TẢ TRONG SCORM 2004 17
vii
f. TÀI LIỆU KHẢO SÁT HỆ BKLAS LMS 1.0 21
1. MÔ TẢ HỆ THỐNG 22
2. SỬ DỤNG BKLAS 1.0 23
Tin nhắn, 23
Diễn đàn, 23
Thông báo, 23
Download, 23
Tìm kiếm, 23
Chat, 23
Mail 23
Quản lý người dùng 23
Quản lý khoá học 23
Quản lý gói nội dung 23
Quản lý thông báo 23
Quản lý download 23
Theo dõi học 23
Mục lục nội dung 23
Quản lý thông tin cá nhân người đăng nhập 23
Quản lý giáo viên 23
Quản lý danh mục gói nội dung 23
Quản lý các gói nội dung (chưa triển khai, đang triển khai, đã triển khai) 23
Soạn tin nhắn 23

2.1. Trang chủ 23
Đăng nhập 24
Tìm kiếm 24
2.2. Các dịch vụ chung 25
2.2.1. Đăng nhập 25
2.2.2. Thông báo 25
2.2.3. Dịch vụ tin nhắn 26
Xem tin nhắn 26
Trả lời 26
2.2.4. Dịch vụ diễn đàn 26
viii
2.2.5. Dịch vụ Chat 27
2.2.6. Dịch vụ Mail 28
2.2.7. Dịch vụ Download 28
2.2.8. Dịch vụ tìm kiếm 28
2.3. Các chức năng của các người dùng 28
2.3.1. Khách 29
Xem danh sách các khoá học đang được triển khai: tên người triển khai và ngày triển khai. .29
Xem thông tin chi tiết về một khoá học: ngày triển khai, số học viên, học phí,… 29
2.3.2. Học viên 29
Xem danh sách các khoa học 29
Xem thông tin chi tiết về một khoá học: ngày triển khai, số học viên, học phí,… 29
Đăng ký một khoá học 29
Tham gia học 29
Góp ý: màn hình soạn thảo giống hệt soạn tin nhắn nhưng người nhận cố định là người đăng
nhập đang góp ý chứ không phải là giáo viên hay người triển khai khoá học 29
Hủy đăng ký: không huỷ được 29
2.3.3. Giáo viên 29
2.3.4. Quản trị viên 30
2.4. Sử dụng hệ LMS 30

2.4.1. Quản trị người dùng 31
2.4.2. Quản lý khoá học 32
2.4.3. Quản lý gói nội dung 34
2.4.4. Quản lý các thông báo 34
2.4.5. Quản lý dịch vụ Download 35
2.4.6. Theo dõi học 36
2.4.7. Mục lục nội dung 36
3. PHÂN TÍCH BKLAS V1.0 36
3.1. Tổng quang chung về hệ thống 36
3.1.1. Kiến trúc hệ BKLAS v1.0 36
3.1.2. Công nghệ 37
3.1.3. Hoạt động của hệ thống 37
3.2. Tổng quan BKLAS – LMS 38
3.3. Các chức năng của BKLAS – LMS 39
3.3.1. Sơ đồ phân cấp chức năng 40
3.3.2. Các chức năng 40
Đăng ký mới (đối với học viên) 40
Sửa đổi thông tin bản thân 41
Thêm người dùng, xóa, sửa đổi thông tin người dùng (quản trị viên) 41
Nhập gói nội dung (upload và kiểm tra) vào kho lưu trữ của hệ thống 41
Sửa đổi thông tin đi kèm với các gói nội dung (không sửa nội dung) 41
ix
Xóa gói nội dung khỏi kho lưu trữ 41
Triển khai gói nội dung thành khóa học mới 41
Đăng ký khóa học: cho phép học viên duyệt các khóa học đã triển khai và đăng ký học 41
Tham gia học: cho phép học viên tham gia các khóa học đã đăng ký 41
Phản hồi về khóa học: cho phép học viên gửi các ý kiến đóng góp về nội dung khóa học tới
người phát triển nội dung 41
Xem tình trạng học tập: Người quản trị được xem tình trạng học tập của mọi học viên 41
Xem tình trạng khóa học: cho biết số lượng học viên đang học trên khóa học và kết quả học

tập. Chức năng này chỉ dành cho quản trị và giáo viên 41
Chia sẻ tài nguyên: Người quản trị hay giáo viên có thể upload một số tài nguyên (sách điện
tử, phần mềm, tài liệu cho môn học) để mọi người tải về và sử dụng 41
Thông báo: Người quản trị và giáo viên được phép gửi các thông báo cho toàn người dùng hệ
thống 41
Tin nhắn: Mọi người dùng trong hệ thống có thể nhắn tin cho nhau 41
Thảo luận: Người dùng có thể tham gia diễn đàn để trao đổi mọi vấn đề 41
Hội thoại (Chat): Cho phép người dùng có thể hội đối thoại trực tuyến 41
Email: mỗi người dùng khi đăng ký sẽ được cấp một hộp thư và có thể check mail ngay khi
đăng nhập hệ thống 41
3.3.3. Sơ đồ usecase 42
3.3.4. Sơ đồ dữ liệu 43
3.3.5. Các bảng 43
3.3.6. Sơ đồ gọi các trang 48
3.4. Đánh giá 48
3.4.1. Những điểm đã được 48
3.4.2. Những điểm chưa được và cần xây đựng 48
4. YÊU CẦU CHỨC NĂNG CỦA TẦNG DỊCH VỤ CHUNG 49
4.1. Yêu cầu chung 49
4.1.1. Chức năng 49
4.1.2. Phi chức năng 49
4.2. Giới thiệu các khoá học 49
4.3. Quản trị người dùng 50
4.4. Quản trị các sự kiện 50
4.5. Hợp tác 50
4.5.1. Chat 50
4.5.2. Diễn đàn 51
4.5.3. Mail 51
4.5.4. Thông báo 51
4.5.5. Hội thảo trực tuyến 52

4.5.6. Điện thoại 52
4.5.7. Chia sẻ màn hình 52
x
5. YÊU CẦU CHỨC NĂNG CỦA HỆ BKLAS – LMS 2.0 52
5.1. Quản trị khoá học 52
5.2. Triển khai đối tượng học 52
6. GIẢI PHÁP BAN ĐẦU VÀ CÔNG VIỆC CẦN LÀM 53
Xây dựng kiến trúc cổng e-Learning, 53
Xây dựng các dịch vụ chung, 53
Xây dựng hệ LMS 53
Site các dịch vụ chung, trong site này thì có khả năng đăng ký học trong trang giới thiệu, 53
Các site các khoá học mà người dùng tham gia 53
6.1. Xây dựng không gian làm việc cá nhân 53
6.1.1. Mô tả 53
Site quảng bá các khoá học, 53
Site các dịch vụ chung cho người dùng, 53
Các site các khoá học 53
6.1.2. Giải pháp 54
Số lượng site khoá học, 54
Đó là những site khoá học nào, 54
Thứ tự trình bày các site này, 54
Các thông tin chi tiết về trình bày site như thế nào không có trong bộ dữ liệu này mà có trong
bộ dữ liệu khác 54
6.2. Tích hợp cơ sở dữ liệu trong cổng 55
6.3. Xây dựng các dịch vụ chung 55
6.4. Xây dựng hệ BKLAS – LMS 55
g. TÀI LIỆU ĐẶC TẢ YÊU CÀU PHẦN MỀM HỆ LMS 56
1. GIỚI THIỆU CHUNG 57
1.1. Mục đích 57
1.2. Phạm vi 57

1.3. Tài liệu tham khảo 57
1.4. Các thuật ngữ, từ viết tắt 57
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG 58
2.1. Mục tiêu của hệ thống 58
xi
2.2. Các yêu cầu chung 58
2.2.1. Yêu cầu về môi trường (F001) 58
2.2.2. Yêu cầu về giao diện (F005) 59
2.2.3. Sơ đồ chức năng 59
2.3. Danh sách chức năng 61
2.3.1. Quản lý gói nội dung (F100) 61
2.3.2. Phân phối đối tượng nội dung (F200) 62
2.3.3. Theo dõi học viên (F300) 62
2.3.4. Quản lý hồ sơ học viên (F400) 63
2.3.5. Quản lý khoá học (F500) 64
2.3.6. Đánh giá và kiểm tra (F600) 64
2.3.7. Dịch vụ dẫn hướng (F700) 64
2.3.8. Theo dõi quá trình học của học viên (F310) 64
2.3.9. Theo dõi học viên đang học (F320) 65
2.3.10. Tạo và huỷ hồ sơ học viên (F410) 66
2.3.11. Chỉnh sửa thông tin học viên(F420) 67
2.3.12. Xem thông tin học viên (F430) 67
2.3.13. Chỉnh sửa thời điểm học tập (F440) 67
2.3.14. In kết quả (F450) 67
2.3.15. Triển khai khoá học (F510) 68
2.3.16. Theo dõi khoá học (F520) 68
2.3.17. Đăng ký vị trí học viên/giáo viên (F530) 69
2.3.18. Chỉnh sửa khoá học (F540) 69
2.3.19. Chỉnh sửa thông tin khóa học (F550) 70
2.3.20. Quảng bá khoá học (F560) 70

1. GIỚI THIỆU CHUNG 71
1.1. Mục đích 71
1.2. Phạm vi 71
1.3. Tài liệu tham khảo 71
1.4. Các thuật ngữ, từ viết tắt 71
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG 72
2.1. Mục tiêu của hệ thống 72
2.2. Các yêu cầu chung 72
2.2.1. Yêu cầu về môi trường (F001) 72
2.2.2. Yêu cầu về giao diện (F005) 73
2.2.3. Sơ đồ chức năng 73
2.3. Danh sách chức năng 75
2.3.1. Tạo tài khoản (F100) 75
2.3.2. Chỉnh sửa tài khoản (F200) 76
2.3.3. Xoá tài khoản (F300) 76
2.3.4. Xem tài khoản (F400) 76
2.3.5. Quản lý nhóm (F500) 77
2.3.6. Đăng ký (F110) 77
2.3.7. Tạo một tài khoản (F120) 78
2.3.8. Tạo hàng loạt tài khoản (F130) 78
2.3.9. Xoá từng tài khoản (F310) 78
2.3.10. Xoá hàng loạt (F320) 79
2.3.11. Tạo nhóm (F510) 79
2.3.12. Thêm thành viên vào nhóm (F520) 80
2.3.13. Thêm hàng loạt tài khoản vào nhóm (F530) 80
xii
2.3.14. Chỉnh sửa thông tin nhóm (F540) 81
2.3.15. Xem thông tin nhóm (F540) 81
2.3.16. Cấp phép cho nhóm (F550) 81
2.3.17. Xoá nhóm (F570) 82

h. TÀI LIỆU PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 83
i. TÀI LIỆU THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 84
j. TÀI LIỆU THIẾT KẾ GIAO DIỆN 85
k. TÀI LIỆU KIỂM THỬ CHƯƠNG TRÌNH 86
l. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 87
m. TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tẳt Viết đầy đủ Ý nghĩa
1. ADL Advanced Distributed
Learning
Tổ chức nghiên cứu và phát
triển SCORM
2. AICC Aviation Industry CBT
Committee
Tổ chức nghiên cứu về e-
Learning của Mỹ
3. API Application
Programming Interface
Các hàm sử dụng để trao đổi
thông tin giữa LMS và SCO
4. AT Authoring Tool Công cụ tạo nội dung
5. CAM Content Aggregation
Model
Mô hình kết hợp nội dung
6. CBT Computer-Based
Training
Đào tạo dựa trên máy tính
7. CNTT Công nghệ thông tin
8. CO Content Organization Sơ đồ tổ chức nội dung

9. CSDL Cơ sở dữ liệu
10. HTTP Hypertext Transfer
Protocol
Giao thức truyền tải dữ liệu
qua Internet
11. IBT Internet/Intranet-Based
Training
Đào tạo trên mạng
12. IEEE Institute of Electrical and
Electronics Engineers
Viện công nghệ điện và điện tử
của Mỹ
13. IEEE-LTSC Institute of Electrical and
Electronic Engineering –
Learning Technology
Standards Committee
Tổ chức nghiên cứu về e-
Learning của IEEE
14. IMS Global Learning
Consortium, Inc
Một tổ chức nghiên cứu về e-
Learning đa quốc gia.
15. LCMS Learning Content
Management System
Hệ quản trị nội dung đào tạo
16. LMS Learning Management
System
Hệ quản trị đào tạo
17. LO Learning Object Đối tượng nội dung đào tạo
18. LOM Learning Objects

Metadata
Thành phần mô tả các đối
tượng nội dung
19. PROMETEUS PROmoting Multimedia Một tổ chức nghiên cứu e-
xiv
access to Education and
Training in EUropean
Society
Learning
20. RTE Run-Time Environment Môi trường thực thi - diễn ra
các hoạt động của hệ quản trị
LMS
21. SCO Sharable Content Object Đối tượng nội dung có khả
năng chia sẻ
22. SCORM Shareable Content Object
Reference Model
Mô hình đối tượng nội dung có
khả năng chia sẻ, đăc tả e-
Learning của ADL
23. SN Sequencing and
Navigation
Thứ tự và dẫn hướng
24. WBT Web-Based Training Đào tạo dựa trên Web
25. WWW World Wide Web Mạng thông tin toàn cầu
26. XML eXtensive Markup
Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
27. XSD Xml Schema Definition Lược đồ định nghĩa cho XML
28. ADSL Asymetric Digital
Subcriber Line

Đường thuê bao số phi đối
xứng
29. ĐTDĐ Điện thoại di động
30. ĐH Đại học
xv
MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội thì giáo dục và đào tạo là lĩnh vực quan trọng được người
dân chú ý nhiều nhất bởi vì nó gắn mật thiết với cuộc sống hàng ngày. Đối với xã hội
thì giáo dục và đào tạo đánh giá sự phát triển khoa học kỹ thuật của cả một quốc gia,
giáo dục đã trở thành quốc sách hàng đầu. Cùng với sự phát triển của xã hội loài
người thì các hình thức giáo dục và đào tạo cũng phát triển theo. Ban đầu chỉ là hình
thức truyền miệng dựa theo kinh nghiệm, rồi có tổ chức thành các sách lưu truyền, rồi
thành các lớp học và hình thức tổ chức lớp học là phổ biến nhất và ngày nay được áp
dụng trên khắp thế giới.
Ưu điểm của hình thức lớp học truyền thống là học tập trung, tiết kiệm được
người giảng dạy, khả năng tiếp thu của học viên cao. Nhưng bù lại việc học này có
nhược điểm lớn nhất là thời gian và không gian. Việc học không thể do học viên chủ
động về thời gian mà nó được cố định, còn về không gian thì là kiểu tập trung, học
viên phải di chuyển rất tốn kém. Rất nhiều hình thức ra đời nhằm cải tiến tăng tính
chủ động cho học viên để tiến tới một nền giáo dục đào tạo hướng người học như đào
tạo tín chỉ, đào tạo từ xa, đào tạo qua đĩa CD,…
Tất cả những hình thức này đều sử dụng các công nghệ điện tử và công nghệ
thông tin. Chúng được gọi chung là e-Learning. E-Learning là việc sử dụng chủ yếu
công nghệ máy tính trong việc dạy học, sử dụng hình ảnh, âm thanh, video và các
hình thức khác trong việc truyền đạt kiến thức tới người học.
Trên thế giới, các nước càng phát triển thì việc ứng dụng và phát triển e-Learning
càng mạnh mẽ như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Các nước này có nền kỹ
thuật phát triển nên có thể hỗ trợ rất mạnh cho công nghệ phát triển e-Learning, mặt
khác thì thị trường nhu cầu học hỏi tri thức cũng rất lớn, hình thức này lại tiết kiệm
thời gian và tiền bạc phù hợp với điều kiện các nước đó nên nó ngày càng được ưa

chuộng.
Ở nước ta việc áp dụng các hình thức học mới này chưa được phổ biến và chưa
được thừa nhận chính thức nên nó mới ở giai đoạn đầu manh nha hình thành. Thứ
nhất là do quan niệm về việc học từ ngàn đời nay của người Việt, đã học thì phải có
thầy và có lớp. Thứ hai là việc không được thừa nhận chính thức các hình thức học
khác như học từ xa, học qua đĩa, học qua mạng,… Thứ 3 là nhu cầu về tri thức không
cấp thiết đến nỗi phải tranh thủ học bất cứ lúc nào. Chính các nguyên nhân này đã
làm cho việc phát triển e-Learning ở nước ta chưa phát triển.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng e-Learning là một xu thế tất yếu của một
nước phát triển và của các nước muốn phát triển nhanh để hoà nhập cùng cộng đồng
thế giới. Chúng em gồm ba thành viên nhận thức như vậy và tình nguyện là những
người đặt nền móng đầu tiên cho việc phát triển e-Learning của đất nước sau này. Đề
tài này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm quen tác phong áp dụng các chuẩn
quốc tế vào xây dựng và phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Nhóm phát triển gồm ba thành viên:
1 Vũ Quang Chúc: xây dựng và phát triển BKLAS – LMS theo chuẩn SCORM
2004
1
1 Nguyễn Minh Nguyệt: xây dựng và phát triển hệ Đánh giá
1 Nguyễn Huy Thạch: xây dựng và phát triển BKLAS – LCMS
Trong đồ án này, em tập trung trình bày các nội dung sau:
1 Trình bày SCORM 2004 – RTE
1 Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ BKLAS – LMS 2.0
2 Kết quả, kiểm thử và đánh giá kết quả thu được.
3 Các tài liệu phần mềm.
2
CHƯƠNG 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA E-LEARNING
Tương tự các thuật ngữ thương mại điện tử, chính phủ điện tử,… thì e-Learning
được hiểu là đào tạo điện tử
1.1. E-Learning là gì?

1.1.1. Khái niệm
E-Learning là sự thực hiện các hoạt động đào tạo sử dụng các công cụ điện tử
hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet/Intranet trong đó nội dung học
được triển khai chủ yếu thông qua mạng và có thể được phân phối trên đĩa CD, băng
video, audio, người dạy và học viên giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình
thức như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video (video
conferencing), Thuật ngữ e-Learning thông thường được hiểu là đào tạo qua mạng
dựa trên công nghệ web. Trong báo cáo này e-Learning được dùng với nghĩa như thế.
1.1.2. Các hình thức thể hiện
Tất cả các hình thức sau đều là một thể hiện của e-Learning:
 TBT - Technology-Based Training (đào tạo dựa trên công nghệ): là hình
thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên CNTT.
 CBT - Computer-Based Training (đào tạo dựa trên máy tính): Hiểu theo
nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ hình thức đào tạo nào có sử dụng
máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp là
nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài
trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới
bên ngoài. Thuật ngữ này thường được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-
ROM Based Training.
 Web-Based Training (đào tạo qua mạng): là hình thức e-Learning phổ biến
nhất, chỉ việc đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin
quản lý khoá học, thông tin về học viên được để trên các website và người
dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt. Học viên có thể giao
tiếp với nhau và giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tuyến, diễn
đàn, email, thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của
người giao tiếp với mình Về cơ bản, có 2 phương thức là triển khai “đồng
thời” và “không đồng thời”.
+ Thuật ngữ “đồng thời” có nguồn gốc từ thuật ngữ tiếng Anh
“synchronous”. Đồng thời ở đây được hiểu theo sát nghĩa là “cùng lúc”,
hàm ý việc giảng bài của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của học

viên là theo thời gian thực (cùng một thời điểm). Trong phương thức
này, học viên đăng nhập hệ thống vào thời điểm định trước để tham dự
những buổi học có thời lượng xác định và tương tác theo thời gian thực
với giáo viên và những học viên khác, thông qua phương tiện tiếng nói
3
và những dạng tương tác khác. Học viên có thể nêu câu hỏi hay đưa
nhận xét bằng tiếng nói hay văn bản thông qua hình thức chat, hội thảo
trực tuyến, video conferencing, cầu truyền hình,…
+ Tương tự, thuật ngữ “không đồng thời” (“asynchronous”) ở đây được
hiểu theo nghĩa “không cùng lúc”. Hệ thống cho phép học viên thực
hiện học theo tiến độ và lịch biểu riêng, không có sự tương tác trực tiếp
giữa học viên với giáo viên trong quá trình học. Nói chung, hình thức
không đồng thời phổ biến hơn dạng đồng thời vì nó đáp ứng được yêu
cầu học vào thời gian thích hợp, thêm vào đó chi phí cho việc xây dựng
giáo trình cũng ít tốn kém hơn .
+ Có một giải pháp tối ưu hơn cả là kết hợp cả hai hình thức trên, tức là
đào tạo theo kiểu không đồng bộ nhưng vẫn có một số giờ học viên
được học trực tiếp với người hướng dẫn, chủ yếu là để giải đáp thắc
mắc hay kiểm tra trực tuyến.
 Online Learning/Training (đào tạo trực tuyến): Hình thức đào tạo có sử
dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa học
viên với nhau và giữa học viên với giáo viên,
 Distance Learning (đào tạo từ xa): Thuật ngữ này dùng để nói đến hình
thức đào tạo trong đó người dạy và học viên không ở cùng một chỗ, thậm chí
không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội
thảo cầu truyền hình, hoặc công nghệ web, qua truyền hình,
1.2. Ứng dụng của e-Learning
1.2.1. E-Learning liệu có thay thế phương pháp truyền thống?
E-Learning là một hình thức đào tạo nhằm khắc phục hai nhược điểm của
phương pháp giáo dục truyền thống. Thứ nhất là khắc phục về thời gian. Với e-

Learning thì người học có thể chủ động về thời gian, người học có thể học bất cứ lúc
nào, có thể vừa học vừa thực hành luôn, có thể học lúc nghỉ trưa, lúc đi làm về hoặc
trước lúc đi ngủ. Chính tính tuỳ tiện về thời gian này đã không tạo cảm giác ức chế và
gò bó khi lập kế hoạch và cố gắng thực hiện kế hoạch đó. Thứ hai là về không gian,
người học không cần tập trung tại một chỗ mà có thể ngồi ở bất cứ nơi đâu, ở nhà,
nơi làm việc,… việc tự do không gian này cũng tạo tính thoải mái cho người học,
người học cũng cảm thấy tiện.
Chính các ưu điểm này làm cho việc học qua e-Learning rất linh hoạt thu hút
được nhiều đối tượng tham gia đặc biệt là những người đang đi làm, họ thường phải
tranh thủ học trong khi vẫn phải đi làm. Nếu họ học theo cách truyền thống thì họ
không có thời gian đến lớp cũng như khó trong việc di chuyển vị trí. Việc học này
cũng thích hợp với những người có tuổi, có tính tự ty trong việc đến lớp.
Tuy nhiên chính cái tính tuỳ tiện của e-Learning cũng là hạn chế của nó. Với môi
trường học truyền thống thì học viên có khả năng tiếp thu nhanh hơn, trao đổi dễ
dàng hơn với người học và giáo viên. Mặt khác thì e-Learning đòi hỏi học viên phải
4
có tính tự giác rất cao, điều này là rất khó. Nếu học không có người giám sát thì việc
học thường không đạt kết quả như mong muốn.
Chính vì nhược điểm này làm cho hiệu quả của e-Learning không thể bằng việc
đào tạo truyền thống. Nó cũng không thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực trong đời
sống xã hội đặc biệt là những ngành đào tạo đòi hỏi học viên phải tư duy cao như các
môn tự nhiên hay các ngành đào tạo đòi hỏi phải thực hành nhiều như học nghề thì
rất khó áp dụng. Nó có thể áp dụng dễ dàng cho các ngành như tuyên truyền, học
luật, học ngoại ngữ, học các môn khoa học Mac,…
Đã có câu hỏi đặt ra là liệu e-Learning có thay thế được phương pháp truyền
thống không? Qua phân tích trên ta thấy e-Learning không thể thay thế phương pháp
đào tạo truyền thống. Mặc dù e-Learning ra đời sau nhằm khắc phục những hạn chế
của phương pháp truyền thống nhưng nó chỉ hỗ trợ cho phương pháp đó nhằm khắc
phục những hạn chế đó ở nơi này hay nơi khác mà thôi.
1.2.2. Một số mô hình phát triển e-Learning

Như đã trình bày ở trên thì e-Learning không phải áp dụng được cho tất cả các
ngành nghề lĩnh vực trong xã hội với hiệu quả như nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào
tính chất của tri thức cần truyền đạt, vào từng đối tượng cần thu nạp tri thức và vào
cơ sở hạ tầng của từng nơi. Chính vì vậy mà e-Learning phát triển trong các môi
trường khác nhau thì nó có những biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số loại hình e-
Learning trong các môi trường khác nhau đó:
 E-Learning trong trường học: đối với một trường học thì đối tượng là các
học sinh và sinh viên, họ có thời gian và có tri thức nhất định về một lĩnh
vực nào đó, do đó các tri thức cung cấp bởi e-Learning trường học mang tính
hỗ trợ việc học truyền thống, nó cần cung cấp nhiều tài liệu tham khảo và
hướng dẫn việc học theo các tài liệu đó.
 E-Learning trong các công ty thương mại và dịch vụ: đối tượng là các người
đi làm, khả năng giao tiếp với giáo viên là thấp, do đó các tri thức trong này
cần đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn và dễ tra cứu, tri thức chủ yếu là các quy
định, các nghị định, các tri thức về văn hóa,… nó cũng cần đòi hỏi tính hấp
dẫn trong giao diện.
 E-Learning trong các công ty xí nghiệp sản xuất: các đối tượng học chủ yếu
là những người lao động nặng, tri thức chủ yếu là các công nghệ, giáo viên
chủ yếu là những người làm chủ công nghệ, khả năng giao tiếp giáo viên là
thấp, do đó tính trực quan và tính toàn vẹn chi tiết là rất cao.
 E-Learning trong cộng đồng: đối tượng là mọi thành phần trong xã hội từ tri
thức đến lao động, do đó tri thức chủ yếu là các vấn đề đơn giản mang tính
khái quát chuung mang tính rộng rãi như các luật, các văn hoá dân tộc, các
vấn đề khoa học xã hội,…
 …
5
Trong báo cáo này ta cũng chỉ thu hẹp trong phạm vi e-Learning trong trường
học. Do đó các vấn đề ta quan tâm là triển khai các bài học đến các đối tượng học
sinh và sinh viên đã quen với các tác phong học truyền thống.
1.3. Sự phát triển của e-Learning

1.3.1. Tình hình phát triển trên thế giới
Trên thế giới e-Learning đã phát triển từ lâu, đặc biệt khi công nghệ web ra đời.
Rất nhiều công ty chuyên cung cấp các dịch vụ e-Learning và đã có doanh thu rất lớn.
E-Learning đã trở thành một trong các sản phẩm công nghệ thông tin có doanh thu rất
lớn. Sự phát triển mạnh mẽ tập trung ở các nước có nền kinh tế phát triển do các nước
này có nhu cầu rất lớn về học tập và họ có đủ điều kiện về kỹ thuật để triển khai e-
Learning. E-Learning phát triển tập trung ở Mỹ, các nước châu Âu và các nước phát
triển ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Singapo.
1.3.2. Tình hình phát triển trong nước
Sau đây là những thông tin về tình hình phát triển e-Learning của Việt Nam được
trình bày tại hội nghị AEN từ ngày 14 – 15/12/2005 tại Nhật Bản của ông Lâm
Quang Nam, với sự cố vấn của thầy Quách Tuấn Ngọc và PGS. Nguyễn Ngọc Bình.
1.3.2.1. Bức tranh hiện tại
Việt Nam là thành viên của AEN và đã có những nỗ lực lớn trong việc phát triển
e-Learning:
• Đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu và phát triển e-Learning” vào ngày 9/3/2005. Cụ
thể tại hội thảo:
 Chủ đề quan tâm:
+ Kiến trúc nền tảng e-Learning
+ Chuẩn hóa
+ LMS & LCMS
+ E-Course
+ Ứng dụng e-Learning
 Thành phần tham dự
+ Các trường ĐH: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc Gia Hà Nội
+ Các viện
+ Các công ty
• Tiếp tục mở rộng sự hiểu biết cơ bản về e-Learning: SCORM khá thân quen,
không còn xa lạ.
Các yêu cầu về e-Learning xuất hiện:

 VD1: Công ty Prudential:
6
+ Là công ty bảo hiểm lớn nhất với 40.000 nhân viên đã mua LMS_ Hệ
thống quản lý đào tạo để phục vụ đào tạo tại nhà cho nhân viên.
+ Hiện công ty đang quan tâm chính là làm thế nào để tạo được nội dung
đào tạo.
 VD2: Trường đại học Sư phạm Hà Nội
+ 30.000 sinh viên
+ Sử dụng Moodle: tại trang
+ Bắt đầu từ năm 2006 cần đến cần đến hệ thống kiểm tra trên máy tính
 Thành công nhỏ nhỏ của trường đại học Văn Lang vào trang
www.dhdlvanlang.edu.vn
 Kết quả đạt được:
+ Cải thiện đáng kể kỹ năng và trình độ CNTT và tiếng Anh của sinh viên
+ Cải thiện đáng kể khả năng của giảng viên và trợ giảng
 Chính thức khai trương cổng e-Learning MOET:
+ Địa chỉ:
+ Tiếp tục phát triển những nỗ lực của năm 2004
 Ghi nhận từ phía các công ty:
 Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lớn nhất () hoạt
động trong 2 năm qua, không hề bị lỗi do các vấn đề về tài chính hay công
nghệ.
 Những vấn đề gặp phải:
+ Giá của các dịch vụ vượt quá dự tính bởi vì những phát sinh không
mong muốn trong quá trình triển khai áp dụng SCORM
+ Sự phát triển của thị trường không nhanh như mong đợi
1.3.2.2. Thách thức
Những thách thức của năm vừa qua:
 Thiếu nội dung đào tạo (Contents)
 Thiếu nghiệp vụ về e-Learning: Giáo viên còn bỡ ngỡ khi sử dụng công cụ e-

Learning như thế nào
 Kinh phí hạn hẹp
 Thiếu chuyên gia đã qua đào tạo về e-Learning
 Thiếu cơ sở hạ tầng ICT
Các giải pháp
Các giải pháp đề ra không giải được hoàn toàn 100% vấn đề nhưng đã có những
dấu hiệu đáng khích lệ:
7
 Ngân sách cho các trường ĐH đã bước đầu được triển khai.
 Về cơ sở hạ tầng ICT: Số lượng thuê bao ADSL và điện thoại di động
(ĐTDĐ) tăng đáng kể:
+ 200.000 thuê bao ADSL (tăng 300% so với năm 2004)
+ 5,5 triệu thuê bao ĐTDĐ (tăng 130% sơ với năm 2004)
 Phát triển xã hội hóa Internet với sự bùng nổ của dịch vụ Game Online.
Những điểm còn tồn tại:
 Trở ngại lớn nhất là nội dung đào tạo và cách thức tạo ra các nội dung đào
tạo. Việt Nam còn lúng túng trong các quyết định mua bán giữa một bên là
các trường đại học và một bên là các doanh nghiệp.
 Mô hình hoạt động của các nhà cung cấp (các nhà cung cấp tại nhà và trực
tuyến/thương mại – online/bussiness).
 Thiếu nghiệp vụ về e-Learning: Cần đào tạo các giáo viên và các chuyên gia
về e-Learning.
 Cơ sở hạ tầng về e-Learning: QoS (Chất lượng dịch vụ).
1.3.2.3. Hướng phát triển trong tương lai
Các nhà cung cấp dịch vụ tại nhà và trực tuyến sẽ phải tìm kiếm nội dung khóa
học và các công cụ cho việc tại nội dung và sử dụng các phần mềm miễn phí về LMS
– Đây là vấn đề quan trọng nhất.
 Sử dụng các pha dùng thử LMS/LCMS/các công cụ trong các mô hình hoạt
động theo kiểu “thử và lỗi”
 Chuẩn hóa (ví dụ theo SCORM) là rất quan trọng, nhưng không phải là ưu

tiên hàng đầu. Bởi vì nếu chúng ta tuân theo những gì sẵn có của SCORM
thì sẽ gây khó khăn trong quyết định của các nhà cung cấp
Những nỗ lực của Việt Nam: Kế hoạch tiếp theo trong năm 2005:
 Tăng cường, mở rộng sự hiểu biết về e-Learning tại các trường học, công ty
và trong chính phủ.
 Phát triển và Việt hóa cho chính mình những công cụ e-Learning dựa trên
OSS
 Thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức và công ty về e-Learning trong
ASEAN+4
 Áp dụng kinh nghiệm và kết quả của các thành viên trong hội nghị
AEN2004. Điều quan trọng nhất là: Nội dung đào tạo và modus operandi.
 Thúc đẩy hợp tác để nhận được những chỉ dẫn về việc tạo nội dung đào tạo
 Thúc đẩy hợp tác để nhận được những chỉ dẫn về việc đưa ra những mô hình
hoạt động/thương mại
8
 Thúc đẩy việc tạo nội dung đào tạo và sử dụng công cụ tạo nội dung đặc biệt
tuân theo chuẩn SCORM.
9
CHƯƠNG 2. CHUẨN SCORM 2004
SCORM là chưa trở thành chuẩn nhưng nó được rất nhiều tổ chức trên thế giới áp
dụng và nó đang xây dựng để trở thành một chuẩn trên thế giới. Trong đề tài tốt
nghiệp này, một phần rất quan trọng là chuẩn SCORM, toàn bộ hệ BKLAS sẽ được
xây dựng theo chuẩn này nên báo cáo này giành riêng một phần để trình bày chi tiết
về nó.
2.1. Tổng quan
2.1.1. Nguồn gốc
Tháng 11/1997 Bộ quốc phòng (Department of Defense - DoD) và Phòng khoa
học công nghệ Nhà trắng Hoa kỳ (White House Office of Science and Technology
Policy - OSTP) đã thành lập ra tổ chức ADL (Advanced Distributed Learning) với
nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục dựa trên công nghệ thông tin. Điểm cơ bản

của dự án là Sharable Content Object Reference Model (SCORM) tức ‘mô hình tham
chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻ’ . Đây là mô hình hướng tới một chuẩn chung
về dữ liệu và cơ chế hoạt động cho các hệ thống e-Learning. SCORM cung cấp một
tập hợp các tài liệu mô tả chi tiết về các tiêu chuẩn trong e-Learning. Hiện nay, có rất
nhiều hãng và tổ chức đang hợp tác với ADL để chuẩn hoá sản phẩm của mình đồng
thời cũng góp phần phát triển và hoàn thiện SCORM.
2.1.2. SCORM là gì?
Vài năm gần đây, các hệ thống và các sản phẩm e-Learning đã xuất hiện ở nhiều
nơi trên thế giới. Các hệ thống này được xây dựng hoàn toàn độc lập, dựa trên các
nền tảng và kiến trúc khác nhau, bởi vậy, dù nội dung có sự lặp lại nhưng các hệ
thống này không thể tận dụng chúng nhờ việc trao đổi dữ liệu và thông tin với nhau.
Dự án ADL ra đời nhằm giải quyết vấn đề đó. Ý tưởng chủ đạo trong dự án này là tạo
nên một kho nội dung đào tạo có thể chia sẻ giữa các hệ thống khác nhau. Kho dữ
liệu này được tạo thành từ các đối tượng đơn vị nội dung cơ bản. Ta có thể hình dung
mô hình phân phối nội dung này như sau:
10

×