Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Kề từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (năm 1986) cho tới nay, diện
mạo đất nước ta có nhiều bước chuyển rỏ rệt, nền kinh tế phát triễn vượt
bậc, đời sống xã hội không ngừng được nâng cao, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh
tế đa dạng và năng động ấy, do nhều nguyên nhân khác nhau mà tình hình
VPPL trong xã hội Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
nói riêng cũng không ngừng tăng lên và ngày cáng diễn biến hết sức phức
tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp xây dựng và phát triễn Tổ
quốc XHCN. Đó là hiện tượng được xã hội quân tâm và trở thành chủ đề
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, dưới nhiều cách tiếp cận: luật học, tâm
lý học, giáo dục học, tội phạm học, xã hội học…Đấu tranh phòng, chống
VPPL vì vậy đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với Đảng,
Nhà nước mà đó là nhiệm vụ chung của xã hội.
Thực hiện theo đúng chủ tương của Hiến Pháp năm 1992 của Nhà nước
CHXH Việt Nam (sửa đổi bổ sung vào năm 2001) đã quy định:
“Nhà Nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan Nhà Nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp
luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi pham Hiến pháp và
pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (Điều 12).
Trong thời gian qua, hoạt động đấu tranh phòng, chống VPPL trong cả
nước nói chung và ở các địa phương nói riêng đã được triễn khai thực hiện
với nhiều phương thức, biện pháp khác nhau, tính chất, quy mô ngày càng
lớn và đã đưa lại những kết quả tích cực.
Góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống VPPL của toàn dân
hướng tới một xã hội trong sạch, vững mạnh và tốt đẹp hơn. Vì thế tác giả
đã lựa chọn đề tài:
“Vấn đề đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật tại thành phố Hà
Tĩnh hiện nay”.
3
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật và tình
hình vi phạm pháp luật hiện nay trong phạm vi cả nước cũng như thực trạng
vi phạm pháp luật chung tại thành phố Hà Tĩnh. Từ đó đề tài tập trung làm
rỏ các hoạt động đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật đối với các cơ
quan chức năng và xác định vai trò quan trọng của sức mạnh toàn dân trong
hoạt động này. Bên cạnh đó, đề tài còn đề cập tới một số giải pháp cụ thể và
quan trọng được các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh thực
hiện và đã đạt được những kết quả rất khả quan. Mục đích của đề tài không
chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, mà trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được đề
cấp, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất góp phần vào việc nâng cao ý thức,
trách nhiệm của mọi người dân, từ đó sẻ có một cách nhìn và nhận thức
đúng đắn, khoa học đối với vai trò của pháp luật và hạn chế được các hành
vi vi phạm pháp luật.
3. Ý nghĩa của đề tài:
Việc tìm hiểu và nghiên cứu về hành vi vi phạm pháp luật của đề tài mà
tác giả đã lựa chọn có ý nghĩa rất qua trọng:
- Trang bị kiến thức pháp lý cho các cơ quan chức năng và nhân dân
được tốt hơn.
- Đánh giá được vai trò của pháp luật trong tình hình thực tế hiên nay,
góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người một cách
sâu rộng, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi đối tượng pháp luật.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Vi phạm pháp luật không chỉ là một hành vi độc lập mà đi kèm theo nó
là xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, hiện
nay hành vi này này càng trở nên phức tạp, đa dạng và phổ biến hơn so với
trước. Do vậy, đề tài phân tích và làm rỏ những hành vi này trên cơ sở lý
luận và thực tiễn khách quan ở nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố
Hà Tĩnh nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
4
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan
điểm, đường lối và chính sách của Đảng Và Nhà nước về đấu tranh phòng
chống tội phạm. Bên cạnh sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật,
đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, lôgic, phân tích, chứng minh và
tổng hợp.
5
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
B. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT.
1.1 Khái niệm:
“Sống và làm việc theo pháp luật” Đảng và nhà nước ta luôn lấy pháp
luật làm khuôn mẩu điều chỉnh các quan hệ pháp sinh trong xã hội. Do đó
mọi hành xử của bất kỳ một chủ thể nào cũng phải nằm trong khuôn khổ mà
pháp luật cho phép. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau trong xã hội
vẫn xẩy ra nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật. Để đấu tranh phòng, chống
vi phạm pháp luật có hiệu quả đối với hiện tương tiêu cực này, điều quan
trọng đầu tiên là chúng ta phải biết và hiểu được thế nào là vi phạm pháp
luật ? vi phạm pháp luật có những đặc điểm gì? Và nó có những yếu tố cầu
thành nào? Để làm rỏ vấn đề này tác giả xin đi vào việc tìm hiểu cơ sở lý
luận của hành vi vi phạm pháp luật góp phần hạn chế tối đa các hành vi vi
phạm pháp luật, thiết lập một xã hội trong sạch vững mạnh, công bằng và
dân chủ.
1.1.1 Định nghĩa
Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt. Đó là hành vi
(hành động hoặc không hành động) do các chủ thể có trách nhiệm pháp lý
(cá nhân, tổ chức) thực hiện (một cách cố ý hoặc vô ý) trái với các yêu cầu
của quy phạm pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
1.1.2 Vi phạm pháp luật có các đặc điểm sau
Thứ nhất, vi phạm pháp luật là một loại hành vi trái pháp luật gây thiệt
hại cho xã hội,
Thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi mà không cần phân biệt đó
là lỗi cố ý hay vô ý, đây là dấu hiệu bên trong mang tính chủ quan và là một
dấu hiệu bắt buộc để xác định đó là hành vi vi phạm pháp luật .
Thứ ba, hành vi vi phạm pháp luật này do chủ thể có năng lực hành vi
(năng lực trách nhiệm pháp lý) thực hiện.
1. 2 Các yếu tố cấu thành
6
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
Mỗi loại vi phạm pháp luật đều có những nội dung khác nhau trong các
yếu tố cấu thành như vi phạm hình sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sư
hay vi phạm kỷ luật. Nhưng trong bài viết này tác giả chỉ đề cập tới bốn yếu
tố cầu thành vi phạm pháp luật nói chung.
1.2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm những biểu hiện ra
bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật, như hành vi trái pháp
luật; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả của hành vi và
hậu quả nguy hiểm cho xã hội cùng với các dấu hiệu khác.
Dấu hiệu trước hết của vi phạm pháp luật đó là hành vi trái pháp luật
hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hành vi trái với các yêu cầu
của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Trong các sự kiện pháp lý thì hành vi là đại bộ phận, cũng như trong vi
phạm pháp luật mọi sự biến luôn được thực hiện dưới dạng hành vi. Hành vi
này được thể hiện dưới hai dang hành động (tác vi) hoặc không hành động
(bất tác vi). Nó là sự kiện xẩy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí của con người
và thể hiện ra bên ngoài ý chí của hành vi đó. Điều này có nghĩa, chúng ta
không thể coi là vi phạm pháp luật ý nghĩ, tư tưởng, nhận thức, ý chí của con
người nếu chúng ta không bểu hiện ra bên ngoài trong hành vi cụ thể. Điều
này đã được C.Mác viết khẳng định: ngoài hành vi của mình ra, tôi hoàn
toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của
nó”. V.I.Lenin cũng khẳng định rằng: hành vi của con người là dấu hiệu duy
nhất để đánh giá, kết luận về sự suy nghĩ hay tâm trạng của nó. Vì vậy mà
chúng ta không thể coi là vi phạm pháp luật của sự kiện xẩy ra mà không
phụ thuộc vào ý chí và nhận thức của con người (như: hạn hán, lụt lội…).
Dấu hiệu thứ hai, mang tính chất bắt buộc duy nhất đó là tính chất trái
pháp luật, như đã nói ở phần đặc điểm của vi phạm pháp luật. Một hành vi bị
coi là vi phạm pháp luật tức là nó làm trái với pháp luật, vượt quá giới hạn
mà pháp luật cho phép, đi ngược lại, làm khác với những quy định của pháp
luật. Hình thức trái pháp luật dưới dạng hành động tức là làm điều mà pháp
luật cấm hoặc không đúng với pháp luật. Còn tính chất trái pháp luật dưới
dạng không hành động là không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật đã
quy định cho mọi người.
Dấu hiệu thứ ba, con người tồn tại trong một xã hội luôn xác lập nhiều
mối quan hệ khác nhau. Chính vì thế chỉ cần một hành vi của con người
cũng có thể tác động tới các quan hệ xã hội khác theo hướng tích cực hoặc
tiêu cực. Nhưng hành vi vi phạm pháp luật thì đều xâm phạm trật tự pháp
luật, gây thiệt hại chung cho xã hội, hoặc thiệt hại trực tiếp về người và của
7
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
cho từng thành viên cụ thể cho xã hội. Trong đó thiệt hại cho xã hội là rất
phức tạp, nó có thể xác định được cũng có thể không. Nhưng rỏ ràng cứ khi
có hành vi vi phạm pháp luật thì nói chung đã có thiệt hại cho xã hội (hoặc
chí ít hành vi đó cũng có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội). Vì vậy ở nước ta
với những mức độ khác nhau các hành vi trái pháp luật đều nguy hiểm cho
xã hội.
Dấu hiệu thứ tư, Như tác giả đã đề cập ở trên, hành vi là những sự kiện
phụ thuộc trực tiếp vào ý chí của con người, khi ý chí của con người không
còn tồn tại ở dạng tiềm thức mà thể hiện qua hành vi thì dù đó là tác vi hay
bất tác vi thì đều dẫn tới một hệ quả, hệ quả đó chính là “sản phẩm” tất yếu
của hành vi, tức giũa chúng có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Đây
là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong mặt khách quan của
vi phạm pháp luật. Trong đó hành vi phải xẩy ra trước hậu quả về mặt thời
gian. Có những hành vi trái pháp luật không gây thiệt hại trực tiếp cụ thể, lại
có những thiệt hại trực tiếp cụ thể không do hành vi vi phạm pháp luật gây
ra mà do những nguyên nhân khác.
Trong nhiều trường hợp, để xác định mặt khách quan của vi phạm pháp
luật thì một số dấu hiệu như: thời gian, đại điểm, phương tiện, công cụ…có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý một cách phù
hợp khi có vi phạm pháp luật xẩy ra.
Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái
pháp luật luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc phải xác định, còn những dấu hiệu
khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm.
Có những trường hợp mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội cũng là dấu hiệu phải xác định, có trường hợp thời gian, địa
điềm, phương tiện, công cụ lại là dấu hiệu bắt buộc phải xác định.
1.2.2 Mặt khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ được pháp luật bảo vệ
nhưng lại bị các hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Vì vậy mọi hành vi mà
xâm phạm tới các quan hệ đó luôn bị pháp luật điều chỉnh bằng những chế
tài mà pháp luật đã quy định tương ứng với hành vi, tính chất và mức độ hậu
quả mà hành vi đó gây ra.
Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng việc
xác định mức nguy hiểm của hành vi trái pháp luật (xâm phạm tới an ninh
quốc gia, an toàn giao thông đường bộ, quan hệ nhân thân, tính mạng, sức
khoẻ, tài sản, kỷ luật lao động…).
1.2.3 Chủ thể của vi phạm pháp luật
8
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có trách nhiệm
pháp lý (năng lực hành vi) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và năng lực
hành vi, trách nhiệm pháp lý của chủ thể phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng
sức khoẻ (xác định chủ thể đó có bị mất, bị hạn chế hay chưa đủ năng lực
hành vi hay không?).
1.2.4 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của
chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Gồm các yếu tố: lỗi, mục đích,
động cơ vi phạm pháp luật.
Trong đó lỗi là yếu tố bắt buộc. Do vậy, hành vi trái pháp luật mà
không có lỗi thì không bị coi là vi phạm pháp luật, có nghĩa chủ thể của
hành vi đó không bị pháp luật truy cứu trách nhiệm pháp lý. Đó chính là
nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Một người bình thường có năng
lực pháp luật, tức khoẻ mạnh về mặt tâm lý, có lý trí và tự do ý chí, hoàn
toàn có thể lựa chọn cho mình một phương án hành vi phù hợp với lợi ích
của xã hội, của cộng đồng và cần phải thấy trước hậu quả hành vi của mình.
Nếu coi thường lợi ích của xã hội và lợi ích của cá nhân khác, có thể nhận
thấy được hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng
mong muốn hoặc để mặc hay do sơ suất để nó xẩy ra thì đó là hành vi có lỗi.
Như vậy, lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với
hành vi nguy hiểm cho hội của mình cũng như đối với hậu quả của hành vi
đó. Lỗi căn cứ vào hậu quả và hành vi của chủ thể đó). Yếu tố lỗi thể hiện
dưới hai dạng: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó lỗi cố ý gồm lỗi cố ý trực tiếp
và lỗi cố ý gián tiếp, còn đối với lỗi vô ý có lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý
do cẩu thả. Trong đa số các trương hợp vi phạm pháp luật, việc xác định lỗi
có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng chế tài PL cũng như trách nhiệm
pháp lý của chủ thể có hành vi VPPL.
Để giúp các bạn hiểu rỏ hơn các hình thức lỗi tác giả sẻ phác hoạ
bằng biểu đồ sau đây:
Lỗi/ Mức độ lý trí Lỗi cố ý Lỗi vô ý
Ý chí
(1)
(
2)
(
3)
(
4)
(1’)
(
2’)
(
3’)
(
4’)
9
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
Trong đó:
(1): Ý chí của lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người vi phạm pháp luật
nhìn thấy được trước hậu quả cho xã hội do hành vi của mình gây ra và
mong muốn cho hậu quả đó xẩy ra. Như vây, chủ thể thực hiện hành vi nhận
thức đầy đủ về tính chất và mức độ hành vi xâm phạm do hành vi của mình.
(1’): Mức độ lỗi này chỉ đạt được một mức độ nào đó (có thể
gây ra hậu quả cũng có thể không). Điều này phải căn cứ vào hành vi của
chủ thể.
(2): Ý chí của chủ VPPL là nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội
do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu
quả đó xẩy ra. Như vậy, khi chủ thể thực hiện hành vi trái PL thì chủ thể đó
đã nhân thức được tính chất của hành vi đó còn hậu quả thì lại chưa rỏ ràng,
theo họ hậu quả có thể xẩy ra hoặc có thể không xẩy ra, có nghĩa là “tuỳ nó”
(2’): Lúc này ý chí của người vi phạm đã có sự suy giảm.
(3): Lỗi vô ý do quá tự tin là trường hợp người VPPL nhìn thấy trước
hậu quả cho xã hội do hành vi của mình gây ra, không kỳ vọng, tin tưởng
hậu quả không thể xẩy ra hoặc nó xẩy ra và mình có đủ khả năng để ngăn
ngừa hậu quả đó. Như vậy chủ thể VP nhận thức được đầy đủ hành vi của
mình còn hậu quả thì mong muốn không xẩy ra.
(3’): Ý chí trong hình thức lỗi này của chủ thể làm trái PL bị suy giảm,
nhưng trên thực tế vẩn xẩy ra hậu quả.
(4): Đây là trường hợp người PL do khách quan, cẩu thả mà không
nhận thấy trước hậu quả của thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra,
mặc dù có thể nhận thấy hoặc cần phải nhận thấy trước. Chủ thể không nhận
thức được cả hành vi và hậu quả, làm cho hậu quả xẩy ra trên thực tế.
(4’): Ý chí của chủ thể đối với lỗi vô ý do cẩu thả bị suy giảm.
Mỗi một hành vi thể hiện của người VPPL luôn chứa đựng một động cơ
nhất định. Động cơ tức là lý do thúc đảy chủ thể thực hiện hành vi VPPL.
Động cơ khác với mục đích, mục đích là mục tiêu mà chủ thể muốn đạt tới
khi thực hiện hành vi VPPL. Việc xác định động cơ và mục đích trong nhiều
trường hợp có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện VPPL,
nhân thân chủ thể vi phạm PL. Từ đó áp dụng biện pháp thích hợp nhằm
nâng cao công tác giáo dục, cải tạo người vi phạm.
Như vậy, Việc tìm hiểu, nắm vững và nâng cao hiểu biết về cơ sở lý
luân VPPL không những giúp các cơ quan hữu quan trong việc điều tra, truy
cứu trách nhiệm pháp lý, mức độ hình phạt đối với chủ thể VPPL mà còn ý
10
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
nghĩa không nhỏ đối với nhân dân trong việc phân biệt đâu là hành vi VPPL
đâu là hành vi hợp pháp, để từ đó tự bảo vệ chính bản thân và quyền lợi của
mình và của người khác. Phối hợp với các cơ quan chức năng có các biện
pháp thích hợp để đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật có hiệu quả cao
trong phạm vi cả nước cũng như tại địa bàn mình sinh sống.
11
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP
LUẬT TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH HIỆN NAY.
2.1. Thực tiễn về vấn đề đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
2.1.1. Trong phạm vi cả nước
Vài năm trở lại đây, tình hình tội phạm nói riêng và VPPL nói chung
tăng nhanh, trong đó nạn tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh
vực, nhất là trong quản lý sư dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá
doanh nghiệp NN, quản lý sử dụng vốn tài sản đầu tư…gây hậu quả xấu về
nhiều mặt, làm mất lòng tin trong nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm
khoảng cách giàu nghèo…chỉ riêng năm 2008, đã có trên 14.000 vụ án, khởi
tố hơn 27.000 bị can, thu hồi và giữ hơn 1.900 tỷ. Số người nghiện ma tuý
trong những năm gần đây trên phạm vi cả nước giảm không đáng kể: có hơn
550.000 người nghiện, các tội phạm về: giết người; tôi cố ý gây thương tích,
tội trộm cắp, mại dâm…tăng cao so với những năm trước đặc biệt tăng
nhanh ở lứa tuổi là học sinh, sinh viên, vị thành niên; các loại tội vi phạm về
an ninh quốc gia, tội chống đối Nhà nước Việt Nam; tội buôn bán phụ nữ và
trẻ em cũng như các VP trong lĩnh vực quản lý Nhà nước; cũng như trong
lĩnh vực dân sự và kỷ luật gây xôn xao dư luận làm cho người dân rất bức
xúc và lo lắng…
Trong cả nước tình hình vi phạm về an toàn giao thông tăng cao so với
cùng kỳ năm ngoái không chỉ tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí
Minh, Đà Nẳng, Hải Phòng, Vinh mà còn tăng nhanh ở các địa phương trong
phạm vi cả nước, làm cho số lượng người chết, bị thương và thiệt hại về tài
sản lên cao.
Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường cũng tăng cao
với các hành vi tinh vi, xảo quyệt hơn của không ít các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước như: vụ công ty Vê Đan, công ty bột
ngọt Miwon, công ty giấy Bãi Bằng, công ty supe phốt phát và hoá chất Lam
Thao…đã gây ảnh hưởng nghiệm trọng cả sức khoẻ và đời sống vật chất của
nhân dân ở các vùng lân cận và “góp phấn” vào việc phá hoại và ô nhiễm
nặng nề môi trường sống của loài người
Các vi phạm hành chính tại các cơ quan ban ngành cũng không kém
phần tăng nhanh, xẩy ra ngay cả các cơ quan bảo vệ pháp luật, chỉ trong
12
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
vòng ba năm (từ năm 2006-2008) cả nước đã có tới hành chục ngàn vụ khiếu
kiện, tố cáo cuả người dân liên quan tới đất đai, nhà ở, quyết định hành
chính của các cơ quan NN, đặc biệt là ở Thanh Hoá, Hải Phòng, Vinh, Hà
Nam...
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực dân sự như: hôn nhân - gia đình,
thừ kế, hợp đông dân sự. Và cả các vi phạm kỷ luật trong lao động, trương
học, trong cơ quan xý nghiệp cũng không giảm so với những năm trước.
Trước thực tế như hiện nay, trong nội bộ từng ngành, từng lĩnh vực các
cơ quan chức năng đã tích cực tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống
VPPL bằng cách “tự xử”, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm khắc các hành vi
VPPL, thực hiện các đợt truy quét trên phạm vi rộng cả nước, đã phá được
nhiều tụ điểm, nhiều tổ chức xã hội đen, xét xử nhiều vụ án phức tạp được
nhân dân đông tình ủng hộ nhất là: nạn tham nhũng, nhận hối lộ, mãi lộ, ma
tuý, an toàn giao thông, đất đai, vi phạm hành chính trong các cơ quan NN
Đặc biệt, trong năm 2008, Bộ Công an đã phối hợp với, lực lượng Hải
Quan, Bộ đội biên phòng, cảnh sát và nhân dân thực hiện chương trình truy
quét hoạt động các "ổ nhóm" buôn bán, sử dụng ma tuý, thuốc lắc tại nhiều
tụ điểm, ở nhiều thành phố, địa phương và đạt được nhiều kết quả khả quan,
phát hiện hơn 64.000 vụ, bắt giữ hơn 100.000 đối tượng, triệt xoá hơn 3.000
tụ điểm, thu hơn 1,2 tấn Heroin, 1.5 tấn thuốc phiện, trên 7 tấn Cấn Sa và thu
nhiều tài sản, phương tiện trị giá hành chục tỷ đồng. Cùng với nỗ lực của các
ban ngành, các địa phương đã cai nghiện cho nhiều đối tượng, góp phần
giảm đáng kể các hành vi gây rối làm mất trật tự, an toàn xã hội và giảm
thiểu các hành vi VPPL của các đối tượng này gây ra. Đây là dấu hiÖu tích
cực phản ánh một phần nào công tác đấu tranh phòng ngừa về tội phạm ma
tuý. Điều đáng kích lệ và hết sức khách quan là chúng ta đã vận động xoá bỏ
cơ bản diện tích trồng cây có chất ma tuý, đạt được mét phÇn nµo so víi
mục đích yêu cầu đề ra.
Trong ngành tư pháp cũng đã tăng cường kiểm tra, thanh tra nội bộ,
nghiêm minh xử lý các cán bộ trong cơ quan bảo vệ PL, nhiều đối tượng là
cán bộ chủ chốt bị đưa ra xét xử, nhiều cán bộ, đảng viên bị khiển trách, kỷ
luật. Riêng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từ cuối
năm 2007 đến nay đã kết thúc trên 14 cuộc thanh tra nhiều dự án, công trình
có số vốn đầu tư lớn như: dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, dự án mua
sắm trang thiết bị của tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam,
Công ty liên doanh vận tải biển ( Jematrans and Gemadept)…chuyển hồ sơ
sang cơ quan điều tra xem xét 4 vụ phát hiện tổng sai phạm trị giá trên 859
tỷ 969 triệu đồng, hơn 5 triệu USD, hơn 121.000 EURO đồng thời kiến nghị
thu hồi cho Ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng. Các bộ ban ngành trong
thời gian này cũng đã tiến hành trên 347 cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát
13
Bài niên luận Nguyễn Thị Trang
hiện sai phạm về kinh tế gần 7.000 tỷ đồng, trên 4 triệu USD, hơn 400.000
EURO. Bên cạnh đó Thủ tương Chính phủ cũng đã ký nghị quyết ban hành
chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2010 và ký kết nhiều
công ước với Liên Hợp Quốc về đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Trong công cuộc bảo vệ, gìn giữ môi trường bền vững, phòng ngừa
những tác động xấu tới môi trường và ứng phó kịp thời sự cố môi trường,
hành vi vi phạm môi trường. Cuối năm 2007 Bộ Tài Nguyên-Môi Trường
cùng phối hợp với Bộ Công an thành lập lực lượng cảnh sát môi trường.
Đồng thời, năm 2008 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị 24/2008/CT-
TTg yêu cầu các Bộ , nghành, các địa phương khẩn trương thực hiện một số
công việc cấp bách, theo đó Bộ Tài Nguyên - Môi Trường đã phối hợp với
các Bộ, nghành trị nhiều địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý
kịp thì, nghiêm minh các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, trong đó tập
trung vào các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất chế xuất,
các lành nghề, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cơ quan
Công An đã đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện xử lý dân sự và hành
chính các hành vi buôn bán, vân chuyển trái phép, nhất là vận chuyễn qua
biên giới các chất phóng xạ, rác thải, lâm sản, các loại động vật hoang dã,
quý hiếm, không để các loại phương tiện cơ giới đã hết niên hạn sử dụng
tham gia giao thông gây ô nhiểm môi trường. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác
bảo vệ môi trường, nhất là xử lý chất thải, đồng thời xây dựng cơ chế giám
sát, kiểm tra về môi trường, kiên quyết đìng chỉ các hoạt động với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không có hệ thống phương tiện, biện pháp xử
lý chất thải và các biện pháp khắc phục sự cố môi trường.
Đối với các đơn khiếu kiện, tố cáo của nhân dân có VPPL đã được các
cơ quan ban ngành liên quan xác minh làm rỏ ngay, rất thận trọng khi sắp
xếp, phân công công việc và giải quyết kịp thời, đáp ứng một phần nguyện
vọng của nhân dân.
Đối với các hành vi trốn thuế và các hành vi VPPL khác của các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh tế đã được phát hiện và xử lý đúng pháp luật
thu về cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống các hành vi VPPL lực lượng
công an quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp và các chương trình hành
động, xử lý trên 680.000 người vi phạm an toàn giao thông đường bộ, thu
trên 1.700 tỷ đồng về cho Nhà nước và 187 ô tô các loại. Đặc biệt lực lượng
công an giao thông tại nhiều địa bàn phối hợp ra quân, tăng giờ và trực tại
nhiều tuyến đường thường xẩy ra VP, phối hợp với Truyền hình thực hiện
các chương trình trực tuyến, thực hiện các cuộc thi tìm hiểu Luật an toàn
giao thông nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện tốt an toàn giao
thông cho người đi đường, góp phần đảm bảo trật tự xã hội, nâng cao ý thức
14