Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 185 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền
sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Nó có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có ý nghĩa thực
tiễn lớn lao. Nắm được đặc điểm, bản chất của các hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp là cơ sở để bố trí hợp lý không gian công nghiệp phù hợp với các điều kiện
phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng miền, từng vùng nhằm đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất thông qua sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật
chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuất.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã
và đang được quan tâm một cách rộng rãi. Nó được xem như một giải pháp phát
triển công nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế - xã hội nói chung. Các nhà khoa học
đã đưa ra một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cơ bản. Nhiều quốc gia đã
áp dụng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, tạo động lực thúc đẩy toàn
bộ nền kinh tế - xã hội phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia
Ở Việt Nam, trước thập kỉ 90 của thế kỉ XX hầu như chưa có các nghiên cứu
về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Năm 1994, Viện Chiến lược phát
triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đưa ra 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở
Việt Nam là: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công
nghiệp, dải công nghiệp, địa bàn công nghiệp trọng điểm; còn Viện chiến lược phát
triển (Bộ Công Thương) thì đưa ra phương án 6 vùng công nghiệp và được Chính
phủ phê duyệt; bước đầu đã góp phần hoàn thiện bức tranh không gian tổ chức lãnh
thổ của nền kinh tế - xã hội nước ta.
Tuy nhiên, giữa các quốc gia khác nhau, trên bình diện lãnh thổ rộng lớn, các
khái niệm về các hình thức tổ chức lãnh thổ còn vênh nhau. Đơn cử như khái niệm
về “cụm công nghiệp”, “khu công nghiệp”…
1
Ở Nghệ An, khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp chưa được nghiên cứu
sâu và mới chỉ mang tính chất qui hoạch. Do đó, đề tài “Tổ chức lãnh thổ công


nghiệp tỉnh Nghệ An” được phát triển theo hướng chuyên sâu, chuyển từ mức độ
định tính đơn giản sang định lượng với mong muốn xây dựng một mô hình tổ chức
lãnh thổ công nghiệp của tỉnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần vào
định hướng phát triển tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trên thế giới, vấn đề tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian các hoạt động
phát triển của con người, trước hết là hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ những cơ sở lý
thuyết kinh tế của Adam Smith (Lý thuyết bàn tay vô hình) và David Ricardo (Qui
luật lợi thế so sánh) [trong 18]. Từ các công trình nghiên cứu của V.Thunen vào
năm 1826 [trong 49], của A.Weber vào năm 1909 [90] đến “Lý thuyết của thành
phố trực thuộc trung ương” (V.Christaller) [87], học thuyết khu kinh tế (IG.
Alessandrovob, M.M. Kolososkij), học thuyết phân chia địa lý của lao động (M.M.
Baranskij) [trong 86]…
Các nhà địa lý kinh tế - xã hội nghiên cứu kinh tế lãnh thổ, phát hiện những vấn
đề có tính qui luật và đúc rút chúng thành những lí thuyết phát triển kinh tế và không
gian kinh tế của sự phát triển. Quan sát cuộc sống của cộng đồng trên các lãnh thổ, thể
hiện qua các hành vi địa lí như sự trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và tiêu dùng
tại các “đầu ra”, “đầu vào”, các “nút” trung tâm và ngoại vi, nhà khoa học người Đức
V. Thunen đã nẩy sinh ý tưởng về phát triển chuyên môn hóa nông nghiệp. Từ đây ông
đề xuất “Lý thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi”, trên cơ sở phân tích những
yếu tố định vị về địa tô chênh lệch, về mối quan hệ trong trao đổi hàng hóa… Ông cho
rằng “thành phố là trung tâm của thị trường” [trong 49, 80]. Ý tưởng địa tô chênh lệch
giữa các lãnh thổ về sau này được coi như nhân tố chìa khóa trong sự phân chia lãnh
thổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng đất khác nhau cho mọi chủ thể kinh tế -
xã hội. Mô hình này bước đầu thể hiện ý thức tổ chức lãnh thổ.
Được đề xuất bởi học giả Anfred Weber (1909), lý thuyết khu vị luận công
nghiệp giải thích sự tập trung công nghiệp vào lãnh thổ do 3 nguyên nhân chủ yếu: 2
2
yếu tố đầu là chi phí vận tải rẻ nhất và chi phí nhân công thấp nhất là những yếu tố lãnh
thổ chung nhất để xác định mô hình định vị và cơ cấu địa lí, thứ 3 là các lực tích tụ và

không tích tụ - đó là những yếu tố địa phương xác định mức độ phát tán trong khung
chung. Nhưng quan trọng hàng đầu trong định vị vẫn là yếu tố chi phí vận tải. Mục
đích của sự định vị công nghiệp tập trung là để “cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi
nhuận” [90, trong 27]. Và A. Weber là người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết tổng hợp về
định vị công nghiệp, đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp.
Trên cơ sở những ý tưởng của Thunen và Weber, khoảng gần 100 năm sau,
tức năm 1903 khi đã hình thành nhiều không gian công nghiệp thường kéo theo là
các không gian đô thị, nhà khoa học người Mỹ W. Christaller đề xuất “lý thuyết về
điểm trung tâm”. Do sự cạnh tranh trong phát triển cùng với lý thuyết về chi phí nhỏ
nhất và thu lợi lớn nhất nên đã hình thành nhiều điểm trung tâm với qui mô kích cỡ
khác nhau [87, trong 85, 83]. Lý thuyết trung tâm của Christaller sau này đã được
nhà bác học người Đức A. Losh bổ sung và phát triển: giữa các trung tâm có mức
độ phụ thuộc khác nhau. Thành phố quan trọng nhất trong hệ thống là đầu mối của
toàn bộ hệ thống các điểm dân cư, vai trò thương mại dịch vụ của nó khống chế các
vùng phụ cận [trong 85, 27]. Từ các lý thuyết trên đây đã hình thành lý thuyết mang
tính qui luật trong phân bố không gian trong nghiên cứu phân cấp đô thị, xác định
các nút trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định.
Nhà kinh tế học người Pháp, Francoi Perroux đưa ra lí thuyết cực phát triển
vào đầu những năm 50 của thế kỉ XX. Lí thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ
làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ [trong 88]. Lí thuyết cực phát triển
được cải biên qua các thời kì, sau đó đã được một số tác giả như Albert, O.
Hirshman, Gunnar Myrdal, Friedmann tổng hợp lại. Lí thuyết này cho rằng công
nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của vùng. Đi kèm theo
với điểm phát triển tăng trưởng là một “nhân” công nghiệp then chốt. Ngành công
nghiệp then chốt phát triển và phát đạt thì lãnh thổ địa phương nơi nó phân bố cũng
phát triển và phát đạt, do công ăn việc làm tăng nên thu nhập và sức mua của dân cư
cũng tăng lên, các ngành công nghiệp và các hoạt động mới bị thu hút vào vùng đó
3
[trong 27, 35]. Trên cơ sở lực hút và lực đẩy của mỗi trung tâm mà hình thành nên
vùng ảnh hưởng của nó tới xung quanh. Đây là lí thuyết giải thích sự cần thiết của

phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm.
Trong số các lý thuyết của trường phái Xô Viết, đáng chú ý chu trình sản xuất
năng lượng của Kolososkij (1947), theo ông: “chu trình năng lượng được hình thành
trên cơ sở một loại tài nguyên chủ yếu kết hợp với một nguồn năng lượng để tổ chức
sản xuất theo một quy trình hoàn chỉnh”. Kế thừa tư tưởng này, nhiều nhà địa lý Xô
viết đã bổ sung, hoàn thiện và đưa ra chu trình sản xuất năng lượng EPS) bao gồm:
EPS kim loại đen, EPS kim loại màu, EPS nhiên liệu cứng (than đá, dầu), EPS hoá học
quặng mỏ, EPS hoá học kim loại hiếm, EPS công nghiệp dầu khí, EPS silicat, EPS kĩ
thuật thuỷ lợi, EPS sử dụng nhiệt năng dưới sâu, EPS công nghiệp gỗ, EPS nông - công
nghiệp, EPS đại dương, EPS công nghiệp chế biến và EPS sinh hoá [trong 49].
Từ các lý thuyết về tổ chức lãnh thổ và thực tiễn phát triển, phân bố của
ngành công nghiệp, các nhà địa lý đã đưa ra những ý tưởng và đề xuất về khái niệm
tổ chức lãnh thổ công nghiệp cũng như hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Mặc dù khái niệm và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới có
những nét khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích khai thác lãnh thổ một cách tối
ưu và nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp.
Tại Liên Xô, ý tưởng tập trung các lực lượng sản xuất trong một lãnh thổ nhất
định với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động
của khu vực và phát triển toàn diện trong các điều kiện của nền kinh tế kế hoạch được
thực hiện trong các mô hình của lãnh thổ - công nghiệp phức hợp (TIC) [trong 86].
Như vậy, từ năm 1920 trong các văn liệu khoa học, các TIC đã được xác định
bởi các nhà khoa học Liên Xô - đó là các khu vực kinh tế: “Khu vực kinh tế là một
lãnh thổ công nghiệp đảm bảo việc sử dụng đầy đủ nhất, hợp lí nhất của tự nhiên và
các nguồn lực lao động của khu vực” (Kazanskij, 1970) [trong 86]. Cùng với sự biến
đổi của hệ thống lãnh thổ sản xuất của Liên Xô, có sự cần thiết phải phân chia các
tiểu vùng kinh tế, vì đảm bảo cho kế hoạch chính xác hơn, phục vụ cho sự phát triển
của lãnh thổ. Kể từ đó, TIC đã được phân tích như một tế bào chủ yếu của khu vực
4
kinh tế, từng bước biến đổi từ một khái niệm khoa học vào một đối tượng của qui
hoạch kinh tế và hình thành một hình thức tổ chức lãnh thổ của lực lượng sản xuất.

Như vậy, cùng với khái niệm “tổ chức lãnh thổ kinh tế”, thuật ngữ “tổ chức
lãnh thổ sản xuất công nghiệp” được các nhà khoa học Xô Viết công nhận và sử
dụng trong các tài liệu khoa học vào đầu những năm 60. Sau đó khái niệm “tổ chức
lãnh thổ” hay còn gọi là “tổ chức không gian” được tiếp nhận và sử dụng ở nhiều
nước phương Tây, đặc biệt là ở Mĩ vào đầu những năm 70 [trong 49, 80]. Nhưng
chỉ từ giữa và cuối thời gian này, khái niệm “tổ chức lãnh thổ” mới được các nhà
khoa học thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi với tư cách là công cụ tư duy tổng
hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động của xã hội.
Các hình thức TCLTCN rất đa dạng và phong phú. Lịch sử nghiên cứu các hình
thức TCLTCN đã có từ lâu, song cho tới nay quan niệm về các hình thức TCLTCN rất
khác nhau giữa các nước. Ở Liên Xô và Đông Âu trước đây đã đưa ra 6 hình thức
TCLTCN bao gồm: điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, thể tổng hợp công nghiệp, vùng công nghiệp [trong 49]. Khác với trường
phái địa lý Xôviết, các nhà khoa học phương Tây không đưa ra những định nghĩa có
tính chất hàn lâm, mà đi thẳng vào một số hình thức TCLTCN gắn với thực tiễn và
nhấn mạnh nhiều đến quan niệm, nội dung cũng như quá trình hình thành KCN [35].
Cũng giống như phương Tây, các nước trong khu vực Châu Á nhấn mạnh đến quan
niệm và quá trình hình thành các khu công nghiệp (KCN). Hơn 40 năm qua, một số
nước đã có nhiều thành công trong việc xây dựng những KCN, khu chế xuất, khu
thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu và nó đã có vai trò tích cực đối với sự phát
triển kinh tế của các nước này.
Ở Việt Nam, tổ chức không gian được đưa vào nghiên cứu và ứng dụng thực
tiễn bước đầu vào những năm 80. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội đã trở thành
chương trình đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân [53], và là
đối tượng nghiên cứu của các luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế và địa lí kinh tế -
chính trị của rất nhiều nghiên cứu sinh. Từ năm 1990 đến nay, đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, TCLTCN nói riêng.
5
Vào những năm 1992, lần đầu tiên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
đã chấp nhận và triển khai 2 đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước, đó là “Tổ

chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” do cố GS. Lê Bá
Thảo chủ trì và “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam” do TS.
Đặng Hữu Ngọc chủ trì. Với kết quả này, tổ chức lãnh thổ “đã trở thành một
phương pháp luận mới được chấp nhận, khác biệt với khái niệm qui hoạch vùng,
chiến lược (hay kế hoạch) phát triển, tổ chức lãnh thổ sản xuất, tổng sơ đồ phân bố
lực lượng sản xuất… như đã làm trước đây.” [31]
Đến năm 1996, với đề tài độc lập và trọng điểm cấp Nhà nước về “Cơ sở khoa
học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam”, GS. Lê Bá Thảo [12] đã phân tích một cách có hệ
thống và sâu sắc cơ sở lí luận và thực tiễn của TCLTCN Việt Nam trong chương III
của đề tài. Ở đây, giáo sư đã phân tích thực trạng phân bố không gian công nghiệp của
Việt Nam để thấy được tính hợp lí và bất hợp lí trong nó. Từ đó đặt ra những yêu cầu
cho TCLTCN, so sánh thực tế định vị không gian công nghiệp với những lý thuyết
định vị phổ biến. Đồng thời, đưa ra các điều kiện và khả năng phân bố không gian công
nghiệp, xác định những nhu cầu trước mắt và dự báo với sự phát triển của một số
ngành công nghiệp chủ đạo, đặt ra vấn đề về việc lựa chọn các nguồn lực một cách kĩ
lưỡng để phát triển hướng CMH cho từng địa phương. Cuối cùng là thử phác họa một
sơ đồ khối TCLTCN Việt Nam.
Năm 1994, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã đưa ra 6
hình thức TCLTCN ở Việt Nam là: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công
nghiệp, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, vùng công nghiệp. Cho đến nay đã có
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về TCLTCN Việt Nam như: “KCN Việt Nam”
[1], “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam” [49] Các công trình nghiên cứu trên
hầu hết đều nghiên cứu công nghiệp và TCLTCN trên phạm vi lãnh thổ cả nước.
Ở lãnh thổ cấp vùng, tỉnh, thành phố có những đề tài nghiên cứu về TCLTCN
như: “TCLTCN chế biến nông - lâm - thủy sản vùng Đông Nam Bộ” [32], “Tổ chức
lãnh thổ công nghiệp vùng Tây Nguyên” [36]…
Ở Nghệ An, tỉnh đã lập và triển khai qui hoạch phát triển công nghiệp đến
6
năm 2020. Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến
công nghiệp và TCLTCN Nghệ An như: "Qui hoạch phát triển công nghiệp Nghệ

An đến năm 2020" [69], “Qui hoạch chung KKT Đông Nam và qui hoạch các KCN
trên địa bàn Nghệ An” [67]
Như vậy, dựa trên những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu đề
tài đã kế thừa được hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói
chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói riêng, cũng như cơ sở thực tiễn của tổ chức
lãnh thổ công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài vận
dụng những lí luận về tổ chức lãnh thổ để xây dựng cơ sở lí luận cho tổ chức lãnh
thổ công nghiệp Nghệ An và nghiên cứu sâu hơn các chỉ tiêu định lượng để lượng
hóa hiệu quả hình thức khu công nghiệp, một hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp tiêu biểu, phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang được
tỉnh quan tâm đầu tư.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Trên cơ sở tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ
công nghiệp, đề tài phân tích các nhân tố tác động đến TCLTCN, đánh giá hiện trạng
tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh, trong đó tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt
động khu công nghiệp nhằm phát hiện những bất hợp lí, những xu thế có tính qui luật
đối với tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh. Qua đó, đề xuất phương hướng tổ chức
lãnh thổ công nghiệp và các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã
hội và môi trường.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về tổ chức lãnh thổ
công nghiệp. Xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho một hình thức tổ chức lãnh thổ
công nghiệp tiêu biểu cho địa bàn cấp tỉnh - khu công nghiệp
- Phân tích, đánh giá những nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ
công nghiệp tỉnh Nghệ An.
7
- Phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An, trọng
tâm vào khu công nghiệp.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp cho việc tổ chức lãnh thổ công

nghiệp tỉnh Nghệ An.
3.3. Giới hạn nghiên cứu đề tài
- Về phương diện lãnh thổ, đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ xác định
là tỉnh Nghệ An, có liên hệ với một số địa phương lân cận.
- Về nội dung: đề tài đánh giá những nhân tố chính tác động đến tổ chức lãnh
thổ công nghiệp Nghệ An. Phần hiện trạng, đề tài tập trung phân tích một số hình
thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng vào
phân tích hiệu quả hoạt động của hình thức khu công nghiệp tập trung.
- Về thời gian: Đề tài sử dụng chuỗi số liệu từ 2001 - 2010 để phân tích hiện
trạng; định hướng đến 2020.
4. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ
Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Vì vậy, cần
phải gắn đối tượng nghiên cứu với không gian xung quanh mà nó đang tồn tại. Tổ chức
lãnh thổ công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội,
nó gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất của con người, môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế - xã hội bao quanh. Các thành phần cơ bản đó cùng với phương thức sản
xuất tiến bộ hay lạc hậu sẽ đem lại sự phát triển nhanh hay chậm cho lãnh thổ đó.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An là một bộ phận quan trọng trong tổ
chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh, nó gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên, môi
trường kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất của con người trong phạm vi lãnh thổ tỉnh
Nghệ An. Bởi vậy, nghiên cứu TCLTCN của tỉnh là nghiên cứu mối quan hệ tương tác
giữa các nhân tố tự nhiên - kinh tế - xã hội trên lãnh thổ tỉnh Nghệ An để từ đó phát
hiện ra những mối liên hệ nhân quả, những qui luật phát triển riêng của TCLTCN.
Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm này được vận dụng khắc họa những đặc
trưng của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội - văn hóa của Nghệ
8
An nói chung, cũng như các địa phương nói riêng, để làm căn cứ xác định các vùng sản
xuất CMH, các khu nhân hội tụ cũng như những khu vực chậm phát triển, nhằm điều
chỉnh lại cấu trúc lãnh thổ công nghiệp Nghệ An một cách hợp lí và hiệu quả.

4.2. Quan điểm hệ thống
Mọi chủ thể tồn tại và phát triển trên trái đất đều có mối quan hệ gắn kết hữu cơ
trong thể thống nhất - như một hệ thống mang tính tự nhiên khách quan. Về góc độ tổ
chức lãnh thổ, quan điểm hệ thống trong nghiên cứu thiết kế, quản lí điều hành hệ
thống là lợi ích cục bộ phải phục tùng lợi ích chung của hệ thống, có nghĩa là mọi chủ
thể kinh tế - xã hội của một địa phương (ví dụ: thể tổng hợp kinh tế một ngành trong
một thể tổng hợp kinh tế của một tỉnh) phải đặt lợi ích chung của tỉnh lên trên hết; các
tỉnh thỏa thuận với cấp vùng vĩ mô, các vùng vĩ mô phục tùng lợi ích của quốc gia.
Lãnh thổ Nghệ An được coi là một hệ thống tổng hợp các yếu tố tự nhiên - kinh
tế - xã hội bao gồm các hệ thống nhỏ bên trong là hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư -
xã hội, hệ thống hoạt động của TCLTCN. Hoạt động của hệ thống trong TCLTCN
Nghệ An luôn luôn trong trạng thái cân bằng động. Chẳng hạn như xây dựng một công
trình qui mô lớn như thủy điện Bản Vẽ sẽ có những biến động nhiều mặt trong nền
kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An, của vùng Bắc Trung Bộ và thậm chí là cả nước láng
giềng. Bên cạnh đó, việc xây dựng một ĐCN dựa trên các yếu tố tự nhiên cũng cần
được xem xét một cách kĩ lưỡng, cẩn thận để tránh những tác động làm tổn thương đến
cấu trúc của hệ thống tự nhiên, biến đổi hệ thống tự nhiên trên diện rộng. Việc xây
dựng hàng loạt nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần được xem xét lại một
cách có chọn lọc để có thể hạn chế những tác động xấu, phá vỡ thế cân bằng tự nhiên
cũng như kinh tế - xã hội trên lãnh thổ của tỉnh.
Xuất phát từ quan điểm hệ thống, TCLTCN Nghệ An là một bộ phận của tổ chức
lãnh thổ kinh tế - xã hội Nghệ An và đồng thời là một bộ phận của TCLTCN vùng Bắc
Trung Bộ. Do đó, vận dụng quan điểm hệ thống vào nghiên cứu TCLTCN Nghệ An để xem
xét mối quan hệ liên ngành, liên lãnh thổ để làm sao TCLTCN Nghệ An có thể phối hợp tốt
nhất với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Nghệ An, cũng như TCLTCN Nghệ An phải phục
vụ tốt nhất cho TCLTCN Bắc Trung Bộ nói riêng, TCLTCN Việt Nam nói chung.
9
4.3. Quan điểm phát triển bền vững
Quan niệm phát triển bền vững trong phát triển kinh tế là quá trình phải đảm
bảo có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh

tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là tiêu chí cho tổ chức lãnh
thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An nói riêng.
Trong quá trình xây dựng cấu trúc lãnh thổ sản xuất kinh tế cần phải đảm bảo tính
bền vững kinh tế, tính bền vững xã hội và tính bền vững môi trường.
Về không gian, cần phải chú trọng phát triển bền vững từng khu vực trên lãnh
thổ của tỉnh, bộ phận cấu thành của phát triển bền vững vùng của tỉnh. Tuy thực tiễn
phát triển của nền kinh tế cạnh tranh đã thúc đẩy các vùng phát triển (như khu vực
thành thị, khu vực đồng bằng ven biển) phải phát huy cao độ các lợi thế của vùng và
gây xung đột với tính bền vững của toàn tỉnh và những vùng chậm phát triển (khu vực
đồi núi), thiếu gắn kết trong mô hình phát triển theo thời gian trên không gian, dẫn tới
mức độ lãng phí tài nguyên trầm trọng không ai kiểm soát, mức thu nhập của các tầng
lớp dân cư trên các vùng chênh lệch nhau khá xa, nhất là giữa thành thị và nông thôn.
Do đó, để phát triển bền vững tổ chức lãnh thổ công nghiệp cần phải có sự gắn
kết giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường, cũng như có sự gắn kết trong hệ
thống lãnh thổ của tỉnh giữa khu vực trung du miền núi với đồng bằng ven biển, thành
thị với nông thôn, cũng như sự gắn kết các mục tiêu phát triển của tổ chức lãnh thổ của
tỉnh với mục tiêu phát triển tổ chức lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.
4.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mỗi một lãnh thổ đều có một bề dày lịch sử và có một nền văn hóa riêng; trải qua
một quá trình phát triển lâu dài để có thể tạo nên những đặc điểm riêng biệt về tự nhiên,
văn hóa và con người. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ công
nghiệp nói riêng cũng là sản phẩm của lịch sử. Do đó, việc nhìn nhận sự phát triển của
nó trong các giai đoạn phát triển là việc làm cần thiết để từ đó có thể rút ra những qui luật
phát triển, những bài học quí giá để có thể cấu trúc lại lãnh thổ ngày càng hợp lý.
Nghệ An là mảnh đất có một bề dày lịch sử và có một nền văn hóa lâu đời với
những bản sắc riêng. Trải qua quá trình phát triển lâu dài với bao thăng trầm của lịch sử
10
đã định hình những nét riêng ấy trong thế núi, hình sông và con người xứ Nghệ. Những
đặc trưng ấy đã được khai thác vào trong sự phát triển của TCLTCN của tỉnh. Do đó,
việc nghiên cứu TCLTCN của tỉnh trước hết cần phải xem xét những yếu tố có tính

chất nguồn cội cũng như sự biến động của những yếu tố đó và sự thay đổi về mức độ
tác động của các yếu tố đó theo thời gian đến TCLTCN.
Dưới quan điểm lịch sử, cần phải có sự phân tích, đánh giá hiện trạng
TCLTCN qua các giai đoạn phát triển để rút ra những qui luật phát triển của nó cũng
như tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tổ chức lãnh thổ để có thể đánh giá
được những khả năng, triển vọng và đề ra những giải pháp và định hướng phát triển
của TCLTCN Nghệ An trong tương lai.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu
Phương pháp thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu được sử dụng theo những
bước sau để đạt được các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Bước chuẩn bị: xác định đối tượng và các nội dung thu thập tài liệu theo
mục tiêu của đề tài.
- Bước tiến hành thu thập tài liệu.
- Bước xử lí, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Các tài liệu thu thập được xử lí, phân tích và tổng hợp trong đề tài dưới nhiều
hình thức khác nhau. Đó có thể là những trích dẫn nguyên văn có chỉ rõ nguồn trích,
hoặc những dẫn chứng, những minh họa dưới dạng các bảng biểu, tranh ảnh, hoặc có
thể vận dụng để đưa ra cơ sở lí luận cho TCLTCN của tỉnh Nghệ An. Các tài liệu được
tổng hợp theo từng mục riêng dựa vào đề cương nghiên cứu của đề tài. Đồng thời một
danh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo sử dụng trong đề tài cũng được lập ra để làm
cơ sở cho việc đối chiếu.
5.2. Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong việc lập ra các bảng thống
kê định lượng cho các chỉ tiêu được đề cập trong đề tài. Mỗi bảng thống kê đều có
đánh số và đề mục rõ ràng cũng như ghi rõ nguồn. Các bảng thống kê có thể là giá trị
11
tuyệt đối hoặc giá trị tương đối, có thể là số liệu gốc hoặc số liệu đã qua xử lí. Bên cạnh
những số liệu của lãnh thổ nghiên cứu, các số liệu của các lãnh thổ kế cận và khu vực
Bắc Trung Bộ về một số chỉ tiêu trong TCLTCN cũng được thu thập và xử lí để có thể

phân tích, so sánh.
Ngoài ra, các biều đồ, đồ thị cũng được sử dụng để thể hiện một cách trực
quan các chỉ tiêu được đưa ra phân tích để có thể nhấn mạnh rõ hơn sự biến động của
các đặc trưng, các mặt của đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng phương
pháp thống kê, so sánh, nguồn cung cấp số liệu cũng như sự thống nhất về mặt thời
gian luôn được chọn lọc để đảm bảo tính nhất quán trong cho việc phân tích, so sánh.
5.3. Phương pháp thực địa
Để có thể nghiên cứu một cách khách quan và xác thực TCLTCN Nghệ An, các
nghiên cứu thực địa được tiến hành để có thể thu thập số liệu, hình ảnh cũng như rút ra
những kết luận từ việc quan sát thực tiễn của các hình thức tổ chức lãnh thổ tỉnh Nghệ An.
Cùng với phương pháp quan sát thực địa, phương pháp điều tra đã được sử
dụng để thu thập thêm số liệu và thông tin thực tế. Phương pháp này được tiến hành
trên cơ sở phỏng vấn, gợi mở và phát phiếu điều tra nhằm thăm dò ý kiến của người
lao động và người dân tại khu vực xây dựng điểm, khu, CCN, coi đó là cơ sở quan
trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội và những ảnh hưởng đối với môi
trường của các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như đánh giá sức hút của các hình
thức TCLTCN.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Trong nghiên cứu TCLTCN Nghệ An, đề tài đã nhận được sự góp ý từ các
chuyên gia thuộc lĩnh vực phát triển vùng thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, của Sở Công
nghiệp Nghệ An, các giảng viên chuyên ngành địa lý kinh tế - xã hội của Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. Trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực: Cơ sở lí luận
của TCLTCN, về quản lí tài nguyên thiên nhiên trong phát triển công nghiệp, vấn đề
phát triển các hình thức TCLTCN, vấn đề phát triển liên ngành, liên vùng, các giải
pháp phát triển TCLTCN. Những kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực này
đã góp phần xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá cho hình thức tổ chức lãnh thổ KCN.
12
5.5. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý
Việc sử dụng GIS trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm xác định sự
phân hóa không gian cũng như chất lượng và trữ lượng của các loại tài nguyên, sự

định vị của các hình thức TCLTCN, cũng như mối quan hệ của TCLTCN theo các
tuyến lực và hạt nhân hội tụ, xây dựng mô hình TCLTCN Nghệ An trong tương lai
dựa trên các định hướng.
5.6. Phương pháp dự báo
Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCLTCN Nghệ An, đề tài đã
tham khảo và sử dụng những qui hoạch phát triển TCLTCN Nghệ An do Sở Công
nghiệp và UBND tỉnh Nghệ An thực hiện. Các phương pháp dự báo có tính định
lượng sử dụng phương pháp ngoại suy và kết quả của đề tài kế thừa một cách có chọn
lọc từ qui hoạch chung của tỉnh. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu tổ chức lãnh thổ,
phương pháp lấy ý kiến chuyên gia được sử dụng để xây dựng định hướng và các giải
pháp phát triển của TCLTCN Nghệ An.
6. ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN
- Đúc kết, bổ sung và làm sáng tỏ được cơ sở lí luận và thực tiễn về
TCLTCN và vận dụng chúng vào nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An.
- Xác định được hệ thống chỉ tiêu mang tính định lượng để đánh giá một
hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiêu biểu cho địa bàn cấp tỉnh là KCN và áp
dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN của tỉnh Nghệ An để
làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá được thực trạng TCLTCN của tỉnh Nghệ An với các hình thức:
điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, trong
đó tập trung đánh giá các KCN bằng hệ thống chỉ tiêu đã được xác định.
- Đề xuất được định hướng và các giải pháp để phát triển có hiệu quả hơn
TCLTCN ở tỉnh Nghệ An.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN tỉnh Nghệ An
Chương 3: Hiện trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An
Chương 4: Định hướng và giải pháp TCLTCN tỉnh Nghệ An đến năm 2020
13

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
1.1.1.1. Phân công lao động xã hội: cơ sở nền tảng của tổ chức lãnh thổ
kinh tế - xã hội
Phân công lao động xã hội (PCLĐXH) là một tất yếu khách quan bắt nguồn
từ nhu cầu và sự phát triển đời sống xã hội. Kinh tế hàng hóa là một hình thái của
nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất tự cung tự cấp, trong đó, sản
phẩm được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua bán trên thị trường. Điều kiện
chung của tồn tại sản xuất hàng hóa là PCLĐXH và sự tách biệt (độc lập) kinh tế
giữa những người sản xuất. Phân công lao động xã hội tạo ra sự CMH sản xuất và
từng ngành nghề riêng biệt làm cho hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng, phong
phú và rộng khắp. Như vậy, PCLĐXH có hai hình thức cơ bản là phân công lao
động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ.
Phân công lao động xã hội theo ngành chính là tổ chức lao động xã hội theo
các ngành để tạo ra những sản phẩm cụ thể phục vụ yêu cầu xã hội. PCLĐXH theo
ngành phát triển từ thấp đến cao, từ nông nghiệp đến công nghiệp rồi đến dịch vụ.
Quá trình PCLĐXH theo ngành đã kéo theo quá trình phân công lao động theo lãnh
thổ - đây là một quá trình tất yếu thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa PCLĐXH theo
ngành và PCLĐXH theo lãnh thổ.
“Phân công lao động theo lãnh thổ chính là tổ chức lao động xã hội theo
ngành gắn với lãnh thổ, làm cho mỗi lãnh thổ có một chức năng riêng và công năng
tương đối khác nhau” [80]. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ thúc đẩy
việc hình thành CMH sản xuất của từng vùng (địa phương) dựa vào những thế
mạnh riêng của mình về sự khác biệt của điều kiện sản xuất cũng như tài năng của
người lao động, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, giá thành
hạ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.
14

Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ không phải là bất biến mà là một phạm
trù kinh tế, xã hội, lịch sử; quá trình này không chỉ phản ánh những quan hệ xã hội của
con người do lịch sử tạo ra mà còn phản ánh cả trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội. Do đó, có thể thấy rằng tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung,
TCLTCN nói riêng có quan hệ hữu cơ với PCLĐXH theo lãnh thổ, hay nói cách khác,
PCLĐXH theo lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
Theo quan điểm của trường phái địa lý Xô Viết, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội
là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ
qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực
để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường [49].
Theo quan điểm của trường phái địa lý phương Tây, tổ chức lãnh thổ (còn
gọi là tổ chức không gian kinh tế - xã hội) được coi là sự lựa chọn về nghệ thuật sử
dụng lãnh thổ một cách đúng đắn nhằm tìm kiếm một tỉ lệ, quan hệ hợp lý về phát
triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các lãnh thổ nhỏ trong
một vùng lớn hoặc giữa các vùng trong cùng một quốc gia có xét đến mối liên hệ
giữa các quốc gia để tạo ra giá trị mới [80]. Theo quan điểm này, về mặt địa lý, tổ
chức không gian kinh tế xã hội được xem như là một hoạt động có tính chất định
hướng, hướng tới sự công bằng về không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các
cực với không gian ảnh hưởng nhằm giải quyết việc làm, cân đối giữa nông thôn và
thành thị, bảo vệ môi trường sống của con người.
Như vậy, có thể hiểu “tổ chức không gian kinh tế - xã hội” là sự “sắp xếp” và
“phối hợp” các đối tượng trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng
một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ
sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
và nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển bền vững của lãnh thổ.
1.1.1.3. Các lý thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Kinh tế lãnh thổ và những lí thuyết kinh tế quan trọng có liên quan với nhau. Các
nhà địa lý kinh tế - xã hội nghiên cứu kinh tế lãnh thổ, phát hiện những vấn đề có tính qui
15

luật và đúc rút chúng thành những lí thuyết phát triển kinh tế và không gian kinh tế của sự
phát triển. Dưới đây là một số lí thuyết phổ biến ứng dụng trong TCLTCN.
a. Lí thuyết tổ chức
Hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, hệ thống lãnh thổ công nghiệp
nói riêng cần phải được tổ chức. Giữa ngành với ngành, giữa ngành với lãnh thổ cần
được bố trí theo một trật tự hợp lí, được định hướng phát triển đúng đắn [80]. Việc
bố trí các ngành (xí nghiệp) trên lãnh thổ cần tôn trọng các qui luật tự nhiên, qui
luật kinh tế - xã hội diễn ra trên lãnh thổ và xem xét trong mối quan hệ với lãnh thổ
khác nhằm đảm bảo được hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường.
b. Lý thuyết khu vị luận công nghiệp
Với việc công bố Über den Standort der Industrie (Theory of the Location of
Industries - Lý thuyết về Vị trí của ngành công nghiệp) vào năm 1909, Alfred
Weber (1868-1958) đưa ra lý thuyết đầu tiên về định vị công nghiệp. Mô hình của
ông đã tính toán các nhân tố không gian cho việc tìm kiếm vị trí tối ưu và chi phí tối
thiểu cho các nhà máy sản xuất. Các điểm để định vị một ngành công nghiệp giảm
thiểu chi phí vận chuyển và lao động yêu cầu phân tích của ba yếu tố:
- Các điểm vận chuyển tối ưu dựa trên các chi phí về khoảng cách với "chỉ số
vật liệu", tỷ lệ trọng lượng với các sản phẩm trung gian (nguyên liệu) đến thành phẩm.
- Các biến dạng lao động, trong đó nhiều nguồn thuận lợi hơn của lao động làm
cho chi phí thấp hơn có thể biện minh cho khoảng cách vận chuyển lớn hơn.
- Các lực tích tụ và không tích tụ [90].
Vấn đề xác định vị trí cho một ngành công nghiệp ngày càng phù hợp với thị
trường toàn cầu ngày nay và các tập đoàn xuyên quốc gia. Chỉ tập trung vào các cơ chế
của mô hình Weber có thể biện minh khoảng cách vận chuyển lớn hơn đối với lao
động rẻ và chưa được khai thác nguyên liệu thô. Khi nguồn tài nguyên đang cạn kiệt
hoặc có những vấn đề nảy sinh của người lao động, ngành công nghiệp có thể di
chuyển đến các nước khác nhau [trong 35].
Tóm lại, mục đích của sự định vị công nghiệp tập trung là để “cực tiểu hóa chi
phí và cực đại hóa lợi nhuận”. Lý thuyết này coi trọng vai trò của thành phố và xem
16

thành phố là trung tâm thị trường, thành phố có lực hút lớn để lan tỏa ra xung quanh.
Lý thuyết này chỉ phù hợp với một nền kinh tế đang ở giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa. Và A. Weber là người đầu tiên nghiên cứu lý thuyết tổng hợp
về định vị công nghiệp, đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp.
c. Lý thuyết các điểm trung tâm của W. Christaller - (Đức, 1933)
Sự phân bố và kích thước của các vị trí đô thị là một câu hỏi quan trọng
trong khoa học đô thị. Walter Christaller, một nhà địa lý Đức, là người đầu tiên đưa
ra “Lí thuyết điểm trung tâm” (CPT) vào năm 1933. Christaller đang nghiên cứu các
khu định cư đô thị ở miền nam nước Đức và lý thuyết cao cấp này như một phương
tiện để nhận biết làm thế nào các khu định cư đô thị phát triển và có khoảng cách
trong mối quan hệ với nhau [87, trong 83].
Một vị trí trung tâm là một khu định cư hoặc một điểm nút phục vụ khu vực
xung quanh với hàng hoá và dịch vụ (Mayhew, 1997) [trong 83, 85]. Mô hình của
Christaller cũng được dựa trên tiền đề rằng tất cả các hàng hoá và dịch vụ được mua
bởi người tiêu dùng từ các địa điểm trung tâm gần nhất, mà nhu cầu được đặt trên
tất cả các địa điểm trung tâm trong đồng bằng tương tự, và rằng không có nơi tập
trung nào thực hiện lợi nhuận quá mức.
CPT của Christaller đã được phát triển từ khái niệm về tập trung như một
nguyên tắc đặt hàng. Chirstaller đề xuất rằng nếu tập trung khối lượng xung quanh
hạt nhân là một hình thức cơ bản về trật tự, thì cùng một nguyên tắc có thể đánh
đồng với việc tập trung hóa tại các khu định cư đô thị. Mô hình Christaller đề xuất
một sự sắp xếp thứ bậc của các khu định cư và khái niệm mô hình với sự sắp xếp
lục giác. Các hình lục giác tốt nhất tương đương một vòng tròn bảo hiểm tối đa và
một số vấn đề của chồng chéo trong sắp xếp tròn đã được gỡ bỏ từ sắp xếp lục giác.
Quy mô dân số và tầm quan trọng của trung tâm không nhất thiết đồng nghĩa,
nhưng các trung tâm của nơi này đã được xác định về tầm quan trọng của nó trong
khu vực xung quanh nó [trong 85].
Các lý thuyết bao gồm các khái niệm cơ bản của trung tâm, ngưỡng, và phạm
vi. Tính trung tâm vẽ đến một nơi cụ thể. Ngưỡng là thị trường tối thiểu cần thiết để
17

mang lại một công ty mới hoặc nhà cung cấp dịch vụ mới, sự tồn tại thành phố và
giữ cho nó hoạt động, và phạm vi là khoảng cách tối thiểu trung bình mà mọi người
sẽ đi du lịch để mua các dịch vụ, hàng hóa. Đây là nguyên tắc tiếp thị trong mô hình
của Christaller [trong 83, 85].
Trong những năm 1940, August Losch, một nhà kinh tế Đức đã mở rộng và
sửa đổi cho CPT của Christaller. Ông xây dựng một mô hình tiêu dùng dựa trên cơ
cấu hành chính và sản xuất nhưng trái ngược với các trung tâm dịch vụ trong mô
hình của Christaller. Losch bắt đầu từ "đáy" của mô hình bằng cách xem xét một
trong những "khách hàng tương đương" hoặc một đơn vị tiêu thụ và xây dựng từ đó
[trong 35, 85].
Từ các lý thuyết trên đây đã hình thành lý thuyết mang tính qui luật trong
phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự mang
tính qui luật trong phân bố các thành phố, các đô thị, các thị trấn, làng mạc nông
thôn, sau này được áp dụng trong nghiên cứu phân cấp đô thị, xác định các nút
trọng điểm trong một lãnh thổ nhất định.
d. Lí thuyết phát triển các cực
François Perroux giới thiệu ý tưởng của “Cực tăng trưởng kinh tế” vào năm
1949. Ông và những người khác đã mở rộng thêm khái niệm này, nhưng vẫn không
có nhiều sự đồng thuận trong giới nghiên cứu. Tuy nhiên, nó đã có ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với các nhà hoạch định chính sách. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng
các nhà kinh tế có thể cung cấp các phân tích kỹ thuật cần thiết để tăng thêm ý
nghĩa cho chính sách dựa trên khái niệm cực tăng trưởng. Khái niệm trực quan của
các cực tăng trưởng xác định một cực tăng trưởng là một ngành công nghiệp hoặc
một nhóm ngành công nghiệp. Tuy nhiên, Perroux quy định các cực tăng trưởng
trong ý tưởng của ông là không gian kinh tế trừu tượng. Perroux cho rằng không
gian kinh tế trừu tượng là có ba loại:
- Một kế hoạch kinh tế
- Một trường lực hoặc ảnh hưởng
- Một tổng thể đồng nhất
18

Vì quan niệm trừu tượng về cực tăng trưởng nên Perroux phủ nhận không
gian kinh tế trừu tượng có thể tương ứng với một khu vực địa lý như là một thành
phố hoặc khu vực [trong 89].
Bất chấp sự từ chối của Perroux rằng các cực tăng trưởng ứng dụng trong không
gian địa lý, các ý tưởng này đã được vận dụng vào không gian địa lý. Ví dụ, nền kinh tế
khu vực của Paris có thể được coi là một cực tăng trưởng. Trường hợp của Paris cho
thấy ảnh hưởng của sự phân cực trên khu vực địa lý bao quanh không phải luôn luôn
tích cực. Sự hấp dẫn của Paris quá lớn nên nó đã vô cùng khó khăn để thúc đẩy phát
triển kinh tế ở bất kỳ khu vực bên ngoài khu vực Paris. Các nhà hoạch định chính sách
Pháp đề cập đến điều này như là hiện tượng của Paris và sa mạc Pháp.
Ở Mỹ, khái niệm cực tăng trưởng thường được hiểu như việc nhấn mạnh vị
trí địa lý và nó được gọi là trung tâm tăng trưởng. Các trung tâm tăng trưởng có
liên quan đến các khái niệm về tích tụ [trong 35]. Trong nhiều phương diện, các tác
phẩm của Mỹ về các trung tâm tăng trưởng gần như độc lập với Perroux và tư tưởng
Pháp về các cực tăng trưởng.
Nhà kinh tế người Mỹ, John R. Friedman, đã phát triển một khái niệm có liên
quan nhưng khác biệt với những ý tưởng của các cực tăng trưởng và trung tâm tăng
trưởng. Nó được gọi là vật chất của trung tâm so với ngoại vi. Friedman đã phát
triển ý tưởng này trong việc phân tích các mối quan hệ của các khu vực bên trong
của Venezuela đối với các vùng ven biển. Những người khác đã mở rộng khái niệm
đối với mối quan hệ của trung tâm Bắc Đại Tây Dương của Tây Âu và Bắc Mỹ đến
châu Mỹ La tinh, châu Phi và Đông Nam Á [trong 35, 88].
Nhìn chung các khái niệm về các cực tăng trưởng ban đầu không gắn với
việc phân tích các vấn đề kinh tế vùng. Tuy nhiên ý tưởng về cực tăng trưởng đã có
một vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách khu vực.
Lí thuyết cực tăng trưởng đã được áp dụng rộng rãi ở châu Á, nhất là ở các
nước ASEAN và qua thực tế đã có nhiều kinh nghiệm và kết quả thích hợp với các
quốc gia còn thiếu vốn cần kêu gọi vốn nước ngoài. Đây cũng là lí thuyết giải thích
sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm.
19

Trong các lí thuyết này thì lí thuyết các điểm trung tâm và lí thuyết phát triển
các cực được đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là việc vận dụng nó vào tổ chức lãnh thổ
công nghiệp Nghệ An với việc hình thành mạng lưới đô thị tạo ra lực hút của lãnh
thổ nhằm thúc đẩy sự ra đời của các điểm CN, CCN, KCN.
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1.1.2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền
sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Nó có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Trải qua quá trình lâu dài, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, thuật ngữ “tổ
chức lãnh thổ công nghiệp” được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu khoa học và
thực tiễn. A.T.Khơrusov (1979) đã cho rằng: TCLTCN là hệ thống các mối liên kết
không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm
chi phí để khắc phục sự không phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên
nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu
quả kinh tế cao [trong 49].
“Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất: Tổ chức lãnh thổ
công nghiệp là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ
cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên phạm vi một
lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên
ngoài của lãnh thổ đó” [trong 49].
Như vậy, tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc tìm ra các mối liên kết không
gian, là việc bố trí hợp lí các cơ sở kinh tế trên một lãnh thổ nhất định. Nói cách khác,
đối với công nghiệp, đây là việc định vị các xí nghiệp, các khu công nghiệp để tạo nên
các không gian công nghiệp thuộc các cấp khác nhau, trên cơ sở các lợi thế so sánh của
từng lãnh thổ sao cho đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.2.2. Các đặc tính của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có 3 đặc tính cơ bản, đó là:
20

+ Tính kết cấu hệ thống
+ Tính lãnh thổ
+ Tính đa phương án [75]
Tính kết cấu hệ thống: Tổ chức là sắp xếp các đối tượng đa dạng, luôn luôn
vận động và phát triển, chúng độc lập tương đối và có tác động qua lại. Hệ thống
lãnh thổ có giới hạn, sức chứa của nó quy định tính chất và trình độ phát triển. Do
đó, cấu trúc các ngành công nghiệp trên lãnh thổ cần được định hướng nhằm đảm
bảo sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng và hiệu quả.
Tính lãnh thổ: Tính lãnh thổ thể hiện ở sự đa dạng không gian. Trong một
vùng có nhiều tiểu vùng với các điều kiện không thật giống nhau làm cho việc phân
bố các ngành công nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trong vùng
có sự đa dạng linh hoạt nên tổ chức phải có những xem xét liên lãnh thổ và để một
"biên độ" thay đổi sau đó.
Tính đa phương án: quá trình xây dựng phương hướng tổ TCLTCN có thể gặp
khó khăn do thiếu thông tin, thiếu nhiều căn cứ cần thiết khi nghiên cứu tổ chức lãnh
thổ; đồng thời việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới TCLTCN trong tương lai cũng bị
nhiều giới hạn bởi các nhân tố dự báo thay đổi khó lường, nên khi xây dựng phương
hướng TCLTCN cần phải tính toán nhiều phương án, trong đó có một phương án chủ
đạo được lựa chọn để thực hiện.
1.1.2.3. Nguyên tắc tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phải thoả mãn yêu cầu về khả năng tài
nguyên và nhu cầu thị trường, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu quả kinh
tế xã hội cao.
- Hài hoà, tương tác, hỗ trợ cùng phát triển đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội
cho tổng thể.
- Sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ.
- Phải kiến thiết cho được những khu nhân (những trung tâm đô thị, thành
phố, khu vực ngoại vi) để tạo động lực cho sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh
thổ công nghiệp mang lại hiệu quả cao nhất [80].
21

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lí
Vị trí địa lí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ công
nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, yếu
tố vị trí địa lí được quan tâm hàng đầu khi lựa chọn vị trí để xác lập các “cực” phát
triển và tăng trưởng nhằm thúc đẩy sự ra đời của các hình thức TCLTCN.
- Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên được coi là cơ sở quan trọng trong việc phát triển
công nghiệp, nhất là khi công nghiệp mới phát triển ở giai đoạn đầu. Chúng ảnh
hưởng đến việc lựa chọn ngành công nghiệp để sản xuất, tình hình phát triển cũng
như việc tổ chức lãnh thổ của ngành.
+ Khoáng sản: là một trong những nguồn lực hàng đầu ảnh hưởng đến việc
tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Các loại khoáng sản với những đặc điểm về số lượng,
trữ lượng, hàm lượng (chất lượng) và sự kết hợp các loại khoáng sản theo lãnh thổ
sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp trên lãnh thổ đó.
+ Tài nguyên nước: Bất cứ một hoạt động sản xuất nào cũng cần đến nước,
đặc biệt là công nghiệp vì đây là ngành sản xuất vật chất. Do tính chất của ngành
sản xuất nên sử dụng nước trong công nghiệp có những đòi hỏi riêng về số lượng và
chất lượng nước. Nước là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như thuỷ điện,
nhiệt điện, nhà máy giấy, dệt, Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp
và thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp.
+ Khí hậu: tham gia như một nguồn lực có ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ
công nghiệp ở hai điểm chính: Chúng chi phối việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản
xuất; sự đa dạng, phức tạp của khí hậu theo không gian và theo mùa tạo điều kiện cho
việc đa dạng hoá tập đoàn cây trồng, vật nuôi, là cơ sở để phát triển các ngành công
nghiệp chế biến nông sản. Các hiện tượng thời tiết xấu như bão, nước lớn gây ngập
lụt có ảnh hưởng nhất định đến việc định vị các xí nghiệp hợp lý theo lãnh thổ cũng
như đến thời gian hoạt động của chúng.
22

Ngoài ra đất đai, tài nguyên sinh vật cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn và
định vị của các xí nghiệp.
b. Dân cư và nguồn lao động
Công nghiệp là ngành sản xuất đòi hỏi phải có đội ngũ lao động đủ trình độ
chuyên môn và tay nghề. Dân cư với những tập quán sản xuất, tiêu dùng và nguồn
lao động có vai trò lớn trong việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở hai góc độ: sản
xuất và tiêu dùng.
Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu trong công nghiệp, cả xét về số lượng lẫn
chất lượng. Nơi có nguồn lao động dồi dào, rẻ thì nơi đó có khả năng để phân bố và phát
triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động: công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng
tiêu dùng. Nơi có đội ngũ lao động với chất lượng cao thì cho phép phát triển các ngành
có hàm lượng kĩ thuật cao như điện tử, chế tạo
Xét về mặt tiêu dùng: Dân cư vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ các
sản phẩm công nghiệp, vì thế thị trường tiêu thụ gắn với số dân có thể coi là một
nguồn lực quan trọng.
c. Trình độ khoa học - công nghệ “là yếu tố quan trọng để thực thi các
phương án tổ chức không gian” [80]. Những tiến bộ về khoa học và công nghệ sẽ làm
thay đổi khả năng khai thác lãnh thổ cả về chiều rộng và chiều sâu. Những qui trình
khai thác và sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại sẽ làm giảm thiểu sự lãng phí tài
nguyên và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các công nghệ trong lĩnh vực xử lí chất
thải công nghiệp. Sự phát triển của khoa học - công nghệ sẽ tạo khả năng tận dụng
được các phụ phẩm và phế phẩm để đưa vào quá trình tái sản xuất, làm đa dạng hóa
sản phẩm tạo điều kiện cho sự ra đời các dây chuyền sản xuất đồng bộ, khép kín, tiết
kiệm cao nhất các chi phí sản xuất và tăng khả năng tập trung hóa sản xuất trong một
không gian nhất định.
d. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
- Mạng lưới đô thị có vai trò là nhân tố thu hút đối với hoạt động sản xuất
công nghiệp nói chung, sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
nói riêng.
23

- Kết cấu hạ tầng phục vụ ngành công nghiệp bao gồm cơ sở hạ tầng (hệ
thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước ) và cơ sở vật
chất kĩ thuật có vai trò ngày càng quan trọng trong phân bố công nghiệp. Sự tập
trung cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã làm thay đổi vai trò của nhiều nhân tố phân
bố công nghiệp, đem lại nhiều yếu tố mới trong bức tranh TCLTCN.
- Sự hỗ trợ về năng lượng, nguyên vật liệu từ bên ngoài có tác động thúc
đẩy nhanh hơn việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
e. Môi trường chính sách
Các chiến lược và đường lối cũng như các chính sách và cơ chế quản lý của
Nhà nước cũng như của từng địa phương đối với việc phát triển công nghiệp có thể
thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển công nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ công
nghiệp nói riêng; vì thế, chúng phải dựa trên những điều kiện cụ thể và phù hợp với
nhu cầu thị trường.
f. Các nguồn lực tài chính
- Nguồn vốn, ngân sách quốc gia đầu tư cho công nghiệp cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến việc TCLTCN, đặc biệt là những nước chậm phát triển.
- Các dòng vốn đầu tư từ bên ngoài có ảnh hưởng đến việc lựa chọn xí nghiệp,
hướng chuyên môn hoá, ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ. Các dòng vốn đầu tư, đặc
biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ đối với sự phát
triển của TCLTCN, làm tăng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp.
g. Thị trường và các mối quan hệ liên lãnh thổ
- Thị trường trong và ngoài nước
Ở trong nước, các đô thị lớn ngoài chức năng trung tâm - hạt nhân công
nghiệp còn là thị trường quan trọng, khuyến khích sự phát triển của sản xuất. Thị
trường quốc tế cũng rất quan trọng, vì sản phẩm công nghiệp trong nước luôn nhằm
thỏa mãn thị trường trong nước và hội nhập với thị trường quốc tế.
- Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp tác liên vùng, quốc tế có
tác dụng thúc đẩy quá trình tổ chức lãnh thổ nhanh hay chậm.
24

“Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các vùng khác, những
quan hệ về dùng chung mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên vùng, những
quan hệ nguyên liệu - sản phẩm giữa các vùng lãnh thổ, tính chất thị trường khu
vực… mà tác động đến sự thay đổi tổ chức không gian” [80] của ngành công nghiệp
Các lĩnh vực hợp tác chủ yếu là: sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuyển giao kĩ thuật
và công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lý.
Ngoài ra, sự phát triển của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp và dịch
vụ cũng tác động đến sự phân bố và tổ chức công nghiệp. Đồng thời sự phát triển
của công nghiệp lại thúc đẩy nhanh hơn các quá trình công nghiệp hoá trong nông
nghiệp như cơ giới hoá, hoá học hoá.
Tóm lại, TCLTCN chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn lực, chúng không tác
động riêng lẻ mà tác động tổng hợp, đồng thời. Tuy nhiên, thường ở một lãnh thổ cụ
thể có một hay một vài nhân tố chủ đạo, đóng vai trò quyết định.
Các trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị luôn có những điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời và phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Bởi lẽ, nơi
đây thường hội tụ những thế mạnh về kết cấu hạ tầng, nguồn lao động có chất lượng
cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn do dân đông và thị hiếu tiêu dùng cũng đa dạng.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong cũng
như các nhân tố bên ngoài lãnh thổ. Trong đó, yếu tố quyết định đến sự hình thành và
tổ chức lãnh thổ phải kể đến là các nhân tố bên trong. Các nhân tố bên ngoài có vai trò
bổ trợ, thúc đẩy nhanh hơn quá trình này. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể,
nhân tố bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể có ý nghĩa quyết định đến tổ chức
lãnh thổ công nghiệp.
1.1.2.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a, Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên thế giới
Các hình thức TCLTCN rất đa dạng và phong phú. Lịch sử nghiên cứu các
hình thức TCLTCN đã có từ lâu, song cho tới nay quan niệm về các hình thức
TCLTCN có những nét khác nhau giữa các nước.
- Khái niệm công viên công nghiệp hay khu công nghiệp
25

×