Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một vài kinh nghiệm tổ chức dạy tập đọc lớp 4 lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.75 KB, 11 trang )

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở LỚP 4, 5
I - ĐẶT VẤN ĐỀ :
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ của học sinh được thể hiện trong 4 kỹ
năng : Nghe, nói, đọc, viết. Để hình thành 4 kỹ năng nói trên, chúng ta phải coi trọng thế mạnh
và đặc trưng của từng phân môn khi dạy học. Trong chương trình Tiếng Việt, tập đọc là một
phân môn có vò trí đặc biệt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ
năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ
thông.
Để có một giờ học tập đọc nhẹ nhàng tạo hứng thú cho học sinh và đạt được hiệu quả cao,
người giáo viên phải có nhiều công việc phải làm. Chúng ta cần phải hiểu biết sâu sắc nội
dung dạy học tập đọc và hiểu biết sâu sắc học sinh, nhất là “Vốn tập đọc”. Đồng thời chúng ta
phải có những kỹ năng dạy học tập đọc. Những hiểu biết và kỹ năng này sẽ giúp chúng ta tổ
chức quá trình dạy học tập đọc ở Tiểu học.
Qua nhiều năm dạy học tập đọc chương trình cải cách và 2 năm dạy học tập đọc theo
chương trình SGK mới lớp 4, tôi nhận thấy có một thực tế như sau : Kỹ năng dạy tập đọc, giáo
viên đã được trang bò trong trường sư phạm. Song khi ra dạy, người giáo viên sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc tổ chức dạy tập đọc. Tôi xin phép được liệt kê một số khó khăn giáo viên
thường gặp :
1) Giáo viên sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp với học sinh, khó khăn trong việc xử lý các
tình huống phát sinh trong giờ dạy tập đọc.
2) Khó khăn về sử dụng ngôn ngữ, khó khăn trong việc giải nghóa, cắt nghóa từ. Lời lẽ, từ
ngữ sử dụng xa lạ với học sinh.
3) Giáo viên gặp khó khăn khi hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, giải bài tập.
4) Giờ học tập đọc khô khan, giáo viên hoàn toàn dạy theo sách giáo viên nên không hấp
dẫn học sinh. Giáo viên rất khó tổ chức trò chơi
học tập.
5) Khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh luyện đọc có hiệu quả theo
phương pháp mới.
6) Khó khăn, lúng túng khi sử dụng phương pháp mới : Tổ chức cho
học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm.


Vậy làm thế nào để khắc phục được những khó khăn trên ? Làm thế
nào để giờ tập đọc gây hứng thú cho học sinh ? Đây là một bài toán chưa
có lời giải thống nhất, là một chuyên đề kéo dài nhiều năm của các trường
tiểu học. Đó là những câu hỏi luôn vang lên trong đầu, làm tôi phải trăn
trở, nhiều đêm mất ngủ.
Xuất phát từ những suy nghó đó, cùng với lòng yêu thích và say mê
tìm tòi phương pháp dạy học mới, tôi đã hạ quyết tâm phải tìm ra các biện
pháp để khắc phục khó khăn, tiến tới việc dạy tập đọc đạt được hiệu quả
cao hơn.
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Sau khi đã xác đònh rõ những khó khăn trong việc tổ chức dạy tập
đọc, kết hợp trao đổi với một số giáo viên, tôi đã mạnh dạn từng bước đưa
ra 6 giải pháp để thực hiện như sau :
1. Luyện tập khả năng giao tiếp với học sinh :
Muốn giao tiếp với học sinh thành công, người giáo viên phải nắm
được đặc điểm của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các
em khi học đọc để bình tónh trước những sai sót của các em trong khi đọc,
không ca thán trước lỗi phát âm, cách hiểu sai trong khi đọc.
Trước hết, tôi rèn luyện cho mình một cách nhìn : Em nào cũng
ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng có cố gắng. Chỉ có em này ngoan,
giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Việc
đầu tiên tôi làm khi giao tiếp với học sinh là khen ngợi, động viên, khuyến
khích các em. Cố gắng tìm lời khen ngợi thích hợp với từng học sinh, từng
tình huống dạy học. Ví dụ : An hôm nay đã đọc to, rõ ràng hơn nhiều ; Hòa
đã biết để mắt cách xa sách
Khi giao việc cho học sinh, để khích lệ học sinh tích cực làm việc, tôi
đã đổi mới cách ra bài tập, câu hỏi. Các lệnh của bài tập được nêu ra rất
hào hứng, thú vò như đặt ra trước các em một câu đố, như đưa các em vào
một trò chơi. Chẳng hạn : Câu hỏi này hơi khó, ai mà trả lời được thì phải
giỏi lắm đây Những lời kêu gọi, thúc giục như vậy mang tính thân mật,

kích thích hứng thú đọc của học sinh, tạo cho các em cảm thấy thoải mái,
tự tin.
2. Rèn luyện để có ngôn ngữ chuẩn :
Bù Đốp nói riêng và Bình Phước nói chung là đòa phương có học sinh
ở mọi miền trên đất nước. Do vậy khi dạy tập đọc khó dạy hơn các vùng
quê khác. Tôi đã chú ý luyện tập để có ngôn ngữ chuẩn, trong sáng, dễ
hiểu. Ở trên lớp, không dùng những lời lẽ, từ ngữ xa lạ với học sinh, nặng
về giảng văn, bình văn cho người lớn. Những câu phức tạp, quá dài phải
chuyển thành những câu đơn giản, ngắn gọn.
Khi nói cần có những chỗ nhấn giọng, những chỗ lướt, có những điểm
phải nhấn mạnh bằng cách nhắc đi, nhắc lại. Âm lượng giọng nói vừa phải,
ngôn ngữ có cảm xúc nhưng từ ngữ giản dò, dễ hiểu.
Luyện tập để biết sử dụng những câu đồng nghóa, nghóa là biết diễn
đạt một ý bằng lời lẽ khác nhau sao cho học sinh hiểu được. Ví dụ : Khi
nêu một câu hỏi, học sinh không trả lời được thì phải chuyển câu hỏi về
một dạng khác dễ hiểu hơn. Khi học sinh trả lời sai thì phải giải thích rõ
ràng chứ không đưa ra nhận xét chung chung “Ý kiến của em chưa sâu sắc,
chưa tốt”.
3. Biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong giờ tập đọc :
Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đạt hiệu quả tốt, ngay từ khi yêu
cầu học sinh tiếp cận văn bản (luyện đọc), giáo viên cần giúp các em hiểu
nghóa của một số từ ngữ có tác dụng góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu
(từ ngữ được chú giải và từ ngữ học sinh Bù Đốp chưa quen).
Giáo viên nêu câu hỏi đònh hướng cho học sinh đọc thầm và trả lời
đúng nội dung. Ví dụ : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 3 bài
“Mẹ ốm” (Tập đọc lớp 4) để trả lời câu hỏi : Sự quan tâm chăm sóc của
xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
Tùy theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể dùng nguyên
văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc chia tách câu hỏi, bài tập
thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện, hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác

dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi hay thực hiện bài tập trong sách đạt
kết quả tốt hơn. Ví dụ :
+ Câu hỏi 1 trong bài “Tre Việt Nam” (Tập đọc lớp 4) nên tách thành
3 ý nhỏ để học sinh dễ trả lới : Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm
chất cần cù của người Việt Nam ? Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất
đoàn kết của người Việt Nam ? Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất ngay
thẳng của người Việt Nam ?
+ Sau khi trả lời câu hỏi 3 trong bài “Con Sẻ” (Tập đọc lớp 4), giáo
viên có thể hỏi thêm : Vì sao Sẻ mẹ có được lòng dũng cảm và sức
mạnhtinh thần to lớn như vậy ?
Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, giáo viên tạo điều kiện cho
học sinh luyện tập một cách tích cực. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo
viên cần rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt bằng câu văn gọn
rõ, dùng từ đúng. Giúp học sinh diễn đạt bằng ngôn ngữ “nói” chứ không
phải ngôn ngữ “viết”.
4. Biện pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc :
Để củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm và rèn kỹ năng đọc
diễn cảm, giáo viên thường xuyên phải sử dụng biện pháp hướng dẫn học
sinh luyện đọc ở cả 2 hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. Tùy mục đích
và yêu cầu luyện tập khác nhau, giáo viên lựa chọn những cách hướng dẫn
sao cho phù hợp.
* Nội dung luyện đọc đúng : Giáo viên chú ý nghe học sinh đọc để
nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay về tốc độ
đọc sao cho thích hợp.
* Nội dung đọc diễn cảm có thể dùng biện pháp sau :
+ Đối với văn bản nghệ thuật : Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh biết thể hiện tình
cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, tính cách nhân vật trong
bài Giáo viên không nên áp đặt cho học sinh một cách đọc theo khuôn
mẫu mà giúp học sinh khám phá, điều chỉnh.

+ Đối với văn bản phi nghệ thuật : Giáo viên hướng dẫn học sinh xác
đònh ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo.
+ Để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm, tôi thường
tổ chức cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ”, qua đó chỉ dẫn, điều chỉnh cách
đọc cho học sinh. Tránh phân tích quá chi tiết về cách đọc dễ dẫn đến học
sinh đọc theo một cách giống hệt nhau.
* Có thể hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm theo 4 bước sau :
1) Gọi 1 học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng
cảm nhận của họ sinh.
2) Giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát hiện ưu điểm, khắc phục
những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lý. Ví dụ :
- Đoạn văn đọc với giọng vui hay buồn ?
- Bạn đã chú ý nhấn giọng ở từ ngữ nào ?
- Lới nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào ?
3) Giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý hoặc “tạo tình huống”
cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Ví dụ : Nghe và phát
hiện cách đọc của thầy : ngưng, nghỉ ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng,
kéo dài giọng ở từ ngữ nào ?
4) Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn
cảm (theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm. Sau đó tổ chức cho học
sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau.
5. Cách tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm để đạt
hiệu quả tốt :
Hình thức tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm có tác dụng tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được
luyện đọc. Việc tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm phải
đem lại hiệu quả thật, tránh hình thức (khi có người dự giờ). Tôi đã sử
dụng các biện pháp sau :
- Xác đònh sự cần thiết phải tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp,
theo nhóm đối với từng bài. Tính toán thời gian làm việc của học sinh và

số lần tổ chức sao cho hợp lý, thiết thực (tránh tình trạng cho học sinh làm
việc trong thời gian quá ngắn hoặc tổ chức quá nhiều lần trong 1 tiết học).
- Xác đònh rõ mục đích, nhiệm vụ cụ thể của học sinh khi làm việc
(luyện đọc cá nhân, đọc diễn cảm cho bạn nghe, nghe bạn đọc để chia sẻ
kinh nghiệm đọc hay bày tỏ ý kiến ).
- Hình thành thói quen tự giác làm việc và ý thức kỷ luật cho học sinh
(luyện đọc tích cực, đọc thành tiếng với âm lượng vừa phải, không làm ảnh
hưởng đến các nhóm khác, thái độ trao đổi nhẹ nhàng, lòch sự và tôn trọng
ý kiến của bạn ).
- Giám sát, động viên hay giúp đỡ học sinh (nhất là học sinh yếu)
trong quá trình học. Đánh giá đúng kết quả luyện tập của học sinh để có
biện pháp kèm cặp phù hợp với từng em.
6. Tổ chức trò chơi học tập trong giờ tập đọc :
Có thể nói rằng : Trò chơi học tập là một hình thức được học sinh đón
nhận một cách hào hứng nhất ở tất cả các môn học. Vì vậy không có lý do
gì, người giáo viên lại không tổ chức trò chơi trong tiết học. Nhưng công
bằng mà nói : Tập đọc sẽ có ít trò chơi hấp dẫn nên giáo viên hầu như
không tổ chức trò chơi trong giờ học. Riêng về bản thân, sau khi đã nghiên
cứu chương trình tập đọc toàn bậc tiểu học và tham khảo “Trò chơi học tập
Tiếng Việt 2, 3”, tôi đã lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho
học sinh tham gia. Ví dụ :
- Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ).
- Đọc “Truyền điện”.
- Thi tìm nhanh - đọc đúng.
- Nhìn một từ đọc cả câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn).
- Nghe đọc đoạn, đoán tên bài.
- Thi đọc truyện theo vai
* Dưới đây, xin minh họa một trò chơi học tập có thể tổ chức trong giờ
ôn tập các bài tập đọc lớp 4.
Trò chơi : HÁI HOA LUYỆN ĐỌC

* MỤC ĐÍCH :
- Ôn luyện các bài tập đọc (hoặc HTL) trong các tiết ôn tập giữa học
kỳ, cuối kỳ theo chương trình quy đònh.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm một đoạn trong bài tập đọc đã học (hoặc
đọc thuộc và diễn cảm đoạn văn, bài thơ có yêu cầu HTL) trong SGK
Tiếng Việt 4.
* CHUẨN BỊ :
- SGK Tiếng Việt 4 (để học sinh ôn về bài tập đọc đã học).
- Một cành cây có gắn các bông hoa bằng giấy. Mỗi bông hoa giấy
đính một phiếu ghi tên bài tập đọc (HTL) đã học kèm đoạn văn (thơ) cần
thi đọc diễn cảm (có thể ghi : Đọc diễn cảm (hoặc đọc thuộc lòng và diễn
cảm) đoạn từ đến ).
- Giáo viên (hoặc 1 học sinh khá, giỏi) làm người điều khiển cuộc
chơi ; chọn một nhóm giám khảo (3, 4 học sinh đại diện cho các tổ) nhận
xét, đánh giá kết quả thi đọc diễn cảm (hoặc HTL) của từng học sinh.
- Mỗi giám khảo có 1 bộ bìa gồm 3 tấm (kích thước mỗi tấm bìa
khoảng 20 x 10cm), mỗi tấm bìa ghi một loại (A, B, C) dùng để đánh giá
kết quả đọc của từng học sinh.
* CÁCH TIẾN HÀNH :
1) Từng học sinh xung phong lên “hái hoa” - xem phiếu và mở SGK
Tiếng Việt 4 để thi đọc diễn cảm (hoặc xem phiếu và đọc thuộc lòng theo
yêu cầu ghi trên phiếu).
2) Học sinh đọc xong, nhóm giám khảo cho biết ý kiến đánh giá xếp
loại (A hoặc B, C) dựa theo các tiêu chuẩn sau :
Loại Tập đọc Học thuộc lòng
A
- Đọc đúng (không phát âm sai,
không đọc thừa hoặc thiếu
tiếng) ;
- Đọc thuộc lòng toàn bài (hoặc

một đoạn theo yêu cầu) ;
- Đọc rõ ràng, rành mạch và
bước đầu diễn cảm (phát âm rõ
tiếng, đọc rõ từ ngữ, ngắt nghỉ
hơi đúng chỗ, giọng đọc vừa
phải, tốc độ đọc thích hợp ;
bước đầu thể hiện tình cảm,
thái độ qua giọng đọc phù hợp
với nội dung đoạn đọc).
- Đọc rõ ràng, rành mạch và có
diễn cảm (phát âm rõ tiếng,
đọc rõ từ ngữ, ngắt nghỉ hơi
đúng chỗ, giọng đọc vừa phải,
tốc độ đọc thích hợp ; thể hiện
tình cảm, thái độ qua giọng đọc
phù hợp với nội dung đoạn
đọc).
B
- Còn mắc 1, 2 lỗi về đọc đúng
(phát âm sai, đọc thừa hoặc
thiếu tiếng) ;
- Đọc sai (hoặc thừa, thiếu) 1, 2
tiếng ;
Loại Tập đọc Học thuộc lòng
- Đôi chỗ ngắt nghỉ hơi chưa
đúng, đọc chưa thật rõ ràng và
rành mạch ; chưa thể hiện rõ
tình cảm, thái độ qua giọng
đọc.
- Đôi chỗ ngắt nghỉ hơi chưa

đúng, đọc chưa thật rõ ràng và
rành mạch ; chưa thể hiện rõ
tình cảm, thái độ qua giọng
đọc.
C
- Mắc quá 2 lỗi về đọc đúng ; - Đọc sai (hoặc thừa, thiếu) quá
2 tiếng ;
- Nhiều chỗ ngắt nghỉ hơi chưa
đúng, đọc chưa rõ ràng và rành
mạch ; giọng đọc chưa diễn
cảm.
- Nhiều chỗ ngắt nghỉ hơi chưa
đúng, đọc chưa rõ ràng và rành
mạch ; giọng đọc chưa diễn
cảm.
3) Tùy thời gian cho phép, có thể mời 7, 8 học sinh tham gia “hái
hoa”. Kết quả xếp loại của từng học sinh được ghi lên bảng, sau đó người
điều khiển cuộc chơi cùng cả lớp nhận xét, bình chọn học sinh đọc (thuộc)
tốt nhất để biểu dương (hoặc xếp loại chung theo kết quả học sinh đạt
được : Nhất, nhì, ba ).
III - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC :
- Trong thời gian gần 2 năm thực hiện chương trình và SGK mới lớp 4,
được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, sự hợp tác của đồng nghiệp, tôi đã có
được kết quả bước đầu như sau :
1) 6 biện pháp tôi mạnh dạn đưa ra đã đổi mới cách tổ chức dạy tập
đọc của bản thân và một số đồng nghiệp. Kỹ năng giao tiếp của tôi với
học sinh được nâng lên rõ rệt. Tôi luôn luôn lên lớp với một vẻ mặt vui
tươi, thái độ nâng đỡ và khuyến khích học trò của mình và học trò lớp tôi
luôn tự tin, thoải mái khi tiếp xúc với giáo viên.
2) Vì đặt ra mục tiêu phải có ngôn ngữ chuẩn nên tôi đã cố gắng hết

mình trong việc tập luyện và tích cực sưu tầm tài liệu hỗ trợ Sau một thời
gian ngắn, ngôn ngữ trên lớp của tôi đã được cải thiện rất nhiều. Từ ngữ
trong sáng hơn, dễ hiểu và truyền cảm hơn. Khi hướng dẫn học trò, tôi đã
dễ dàng diễn đạt một ý bằng lời lẽ khác nhau sao cho học sinh hiểu được.
Những câu hỏi, bài tập khó đã được tôi chuyển thành câu hỏi, bài tập gần
gũi với tâm lý và thói quen của học sinh để các em dễ dàng hoàn
thành tốt.
3) Các giờ dạy tập đọc luôn diễn ra nhẹ nhàng, là một giờ học luôn
gây hứng thú cho học sinh. Hầu như tiết tập đọc nào tôi cũng tổ chức được
trò chơi học tập cho học sinh nên các em rất hào hứng và tích cực
hoạt động.
4) Nhờ phương pháp luyện đọc mới, chất lượng đọc của học sinh lớp
tôi có tiến bộ rõ rệt. Số học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm ngày càng
tăng. Số học sinh đọc yếu ngày một giảm
Các
giai đoạn
KẾT QUẢ
Tỷ lệ HS
đọc yếu
Tỷ lệ HS
đọc TB
Tỷ lệ HS
đọc khá
Tỷ lệ HS
đọc tốt
Đầu năm 70% 25% 5% 0%
Giữa kỳ I 50% 30% 15% 5%
Cuối kỳ I 25% 45% 20% 10%
Giữa kỳ II 10% 40% 30% 20%
5) Việc tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, theo nhóm hợp lý và

đúng mục tiêu bài học nên đạt được hiệu quả cao. Qua hình thức này giúp
học sinh trong lớp rèn luyện kỹ năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, khai thác
triệt để “Trí tuệ đám đông học sinh” tìm tòi, ôn luyện kiến thức.
6) Có được kết quả bước đầu, tôi lại tiếp tục thảo luận với đồng
nghiệp để rút kinh nghiệm và áp dụng vào các lớp khác. Theo phản hồi
của đồng nghiệp thì kết quả rất khả quan. Biện pháp tôi đưa ra đã góp
phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tập đọc ở các lớp 4 +
5 của nhà trường.
Số giáo viên
lớp 4 + 5
Số giáo viên
ủng hộ sáng kiến
Số giáo viên bước đầu
áp dụng sáng kiến
8 8 8
IV - BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Mặc dù đã đưa ra được 6 biện pháp khắc phục khó khăn khi tổ chức
dạy tập đọc ở lớp 4 + 5. Song tôi nghó, đây chỉ là kết quả bước đầu sau 2
năm thực hiện chương trình và SGK mới lớp 4 (1 năm đối với lớp 5). Tôi
thấy cần thiết phải rút ra bài học kinh nghiệm như sau :
1) Muốn khắc phục được khó khăn trong quá trình dạy học đòi hỏi
phải có sự góp sức của tất cả đồng nghiệp trong đơn vò. Mỗi giáo viên
trong trường phải mạnh dạn nêu ra những khó khăn của riêng mình (không
dấu dốt). Sau đó tập hợp lại, cùng nhau thảo luận, tập trung trí tuệ tìm ra
biện pháp giải quyết khả thi.
2) Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu các trường cần có biện pháp và
hình thức động viên, khuyến khích những giáo viên có sáng kiến mới, ít
tốn kém, dễ áp dụng tại đòa phương. Cần có những chuyên đề lớn thiết
thực, không mang tính hình thức. Các chuyên đề mở ra phải đạt được mục
tiêu là mảnh đất tươi tốt gieo mầm cho những sáng kiến hay, có hiệu quả

ngay trong đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
3) Muốn tổ chức tốt một giờ dạy tập đọc thì nỗ lực phấn đấu của mỗi
giáo viên mang tính quyết đònh. Người giáo viên phải bắt đầu từ việc
nghiên cứu toàn bộ chương trình tập đọc của cả bậc Tiểu học để nắm vững
mối liên thông giữa các lớp học từ thấp lên cao. Người giáo viên phải kiên
trì tập luyện để có những kiến thức và kỹ năng sư phạm thực tế giúp cho
việc tổ chức dạy tập đọc. Người giáo viên phải gần gũi, tích cực tìm hiểu
tâm tư, nguyện vọng, khả năng và thói quen của học sinh. Đặc biệt là rèn
cho mình một cách nhìn mới, một thói quen “Chê ít - Khen nhiều”. Bởi vì
mỗi học sinh có một bí mật riêng, người giáo viên phải dùng trí tuệ dẫn
dắt, bằng trái tim muốn sẻ chia để thấu hiểu được điều bí mật ẩn giấu
trong từng học trò của mình. Cho nên, đánh giá học sinh phải mang tính
xây dựng tích cực để học sinh tự tin phát triển năng lực một cách tốt nhất.
4) Các trường cần tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm dạy học tập
đọc ở các đơn vò có sáng kiến khả thi để giáo viên tích lũy kinh nghiệm
làm nền tảng cho nhiều sáng kiến kinh nghiệm của đơn vò mình.
5) Các tổ, khối chuyên môn cần thường xuyên tổ chức trao đổi kinh
nghiệm dạy tập đọc. Trong các buổi sinh hoạt tổ, khối cần bố trí thời gian
thảo luận, phân tích, mạnh dạn đưa những sáng kiến mới vào dạy thử
nghiệm. Sau đó có kế hoạch đánh giá kết quả đạt được rồi tiếp tục bổ sung
hoàn thiện sáng kiến ngày một đầy đủ hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về tổ chức dạy tập đọc ở lớp 4 + 5.
Nội dung sáng kiến chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong
và cảm ơn những ý kiến góp ý quý báu của các chuyên viên giáo dục và
đồng nghiệp.
Thanh Bình, tháng 04 năm 2007
Người thực hiện
Đoàn Quốc Tuấn

×