Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 133 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 3
VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG 3
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG DỆT MAY

3
1.1.1. Thương mại quốc tế và cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế 3
1.1.2. Vận dụng các lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở giải thích việc thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng dệt may 7
1.2. HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY

9
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm dệt may xuất khẩu 9
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam 11
1.3. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

14
1.3.1. Khái quát về thị trường dệt may Hoa Kỳ 14
1.3.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 27
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO


27
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỆT
MAY SAU KHI GIA NHẬP WTO

33
1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 33
1.5.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 35
1.5.3. Kinh nghiệm của Bangladesh 36
1.5.4. Một số bài học rút ra đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam 38
CHƯƠNG 2 41
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA 41
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 41
2.1. XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO

41
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994 - 2001 41
Bước sang năm 1998 – 1999, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chưa có những bước cải
tiến đáng kể. Trong năm 1998, tỷ lệ Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam (502 triệu USD) so với từ Thế giới
(994 tỷ USD) là 0,05% và tỷ lệ Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam (425 triệu USD) so với xuất sang cho
Thế giới (688 tỷ USD) là 0,07% (). Ba quý đầu năm 1999 Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Hoa Kỳ được
411 triệu USD (chủ yếu là do tăng cường xuất khẩu dầu thô, tăng 42%, trong khi xuất khẩu các mặt
hàng khác giảm 5%) và nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm xuống còn 298 triệu USD() 42
a. Kim ngạch xuất khẩu 44
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2006 51
a. Kim ngạch xuất khẩu 59
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 59
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA
KỲ


78
2.3.1. Những thành tựu 78
2.3.2. Những khó khăn 79
CHƯƠNG 3 81
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 81
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI 81
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 81
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

81
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may 81
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may 84
3.1.3. Định hướng phát triển ngành dệt may 85
3.1.3.1. Sản phẩm 85
3.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO

87
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

90
3.3.1. Một số giải pháp vĩ mô 90
3.3.2. Một số giải pháp vi mô 94
3.3.2.1. Xác định thị trường mục tiêu, thị trường ngách 95
3.3.3. Một số giải pháp cho Hiệp hội dệt may 99
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

103

3.4.1. Đối với Chính phủ 103
3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan 104
- Phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ luồng đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may,
nhất là ngành dệt để hạn chế các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, cũ. Kiểm soát chặt chẽ luồng đầu
tư từ Trung Quốc 105
- Phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh và Tổng công ty Dệt - may Việt Nam xây dựng Quy hoạch
phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phát triển ngành dệt may đảm bảo đảm bảo không phá vỡ
cân đối quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái 106
3.4.3. Đối với hiệp hội ngành hàng 106
- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người
lao động, kết hợp nội dung đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề; Bố trí việc thực tập tại các
doanh nghiệp thành viên cho các học viên của các trung tâm nói trên 107
3.4.4. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 107
KẾT LUẬN 109
PHỤ LỤC 1 113
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AD : Quy định chống bán phá giá
(The US anti-dumping Statutes)
BTA : Hiệp định Thương mại song phương
(Bilateral Trade Agreement)
CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
CAT : Loại mã hàng
(Catalog)
DOC : Bộ Thương mại Hoa Kỳ
(Department of Commerce)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân
(Gross National Product)
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NTR/MFN Đối sử Tối huệ quốc
(Most-Favored Nation)
NT : Đối sử quốc gia
(Nation Treatment)
OTEXA : Phòng dệt may hoa kỳ
Office of Textiles and Apparel
TRIPs : Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới Thương mại của
Quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs)
TRIMs : Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (tỷ lệ nội địa
hoá, kiểm soát ngoại hối, tự cân đối)
TNC : Công ty xuyên quốc gia
(Transnational Coporation)
USD : Đô la Hoa Kỳ
USITC/ITC : Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
(The US International Trade Commission)
VN : Việt Nam
VNĐ : Đồng Việt Nam.
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 3
VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG 3
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG DỆT MAY

3
1.1.1. Thương mại quốc tế và cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế 3

1.1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế 3
1.1.1.2. Cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế 3
1.1.2. Vận dụng các lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở giải thích việc thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng dệt may 7
1.2. HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY

9
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm dệt may xuất khẩu 9
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam 11
1.3. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

14
1.3.1. Khái quát về thị trường dệt may Hoa Kỳ 14
1.3.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 27
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

27
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỆT
MAY SAU KHI GIA NHẬP WTO

33
1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 33
1.5.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 35
1.5.3. Kinh nghiệm của Bangladesh 36
1.5.4. Một số bài học rút ra đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam 38
CHƯƠNG 2 41
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA 41

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 41
2.1. XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO

41
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994 - 2001 41
2.1.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn này 41
Bước sang năm 1998 – 1999, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chưa có những bước cải
tiến đáng kể. Trong năm 1998, tỷ lệ Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam (502 triệu USD) so với từ Thế giới
(994 tỷ USD) là 0,05% và tỷ lệ Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam (425 triệu USD) so với xuất sang cho
Thế giới (688 tỷ USD) là 0,07% (). Ba quý đầu năm 1999 Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Hoa Kỳ được
411 triệu USD (chủ yếu là do tăng cường xuất khẩu dầu thô, tăng 42%, trong khi xuất khẩu các mặt
hàng khác giảm 5%) và nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm xuống còn 298 triệu USD() 42
2.1.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2001 44
a. Kim ngạch xuất khẩu 44
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2006 51
2.1.2.1. Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn này 51
2.1.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006 59
a. Kim ngạch xuất khẩu 59
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 59
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA
KỲ

78
2.3.1. Những thành tựu 78
2.3.2. Những khó khăn 79
CHƯƠNG 3 81
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 81
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI 81
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 81

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

81
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may 81
3.1.1.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may 81
3.1.1.2. Quan điểm về lựa chọn những lĩnh vực mũi nhọn và ưu tiên 82
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may 84
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 84
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể 84
3.1.3. Định hướng phát triển ngành dệt may 85
3.1.3.1. Sản phẩm 85
3.1.3.2. Đầu tư và phát triển sản xuất 86
3.1.3.3. Bảo vệ môi trường 86
3.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO

87
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

90
3.3.1. Một số giải pháp vĩ mô 90
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách thương mại 90
3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may 92
3.3.1.3. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may 93
3.3.2. Một số giải pháp vi mô 94
3.3.2.1. Xác định thị trường mục tiêu, thị trường ngách 95
3.3.2.2. Thực hiện phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn 96
3.3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý theo ISO 14000, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi trường

quốc tế 96
3.3.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý xuất nhập khẩu và trình độ công nhân kỹ thuật trong các doanh
nghiệp dệt may 97
3.3.2.5. Cải tiến chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ 98
3.3.3. Một số giải pháp cho Hiệp hội dệt may 99
3.3.3.1. Giải pháp về đầu tư 99
3.3.3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 100
3.3.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 100
3.3.3.4. Giải pháp thị trường 101
3.3.3.5. Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu 102
3.3.3.6. Giải pháp về tài chính 102
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

103
3.4.1. Đối với Chính phủ 103
3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan 104
- Phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ luồng đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may,
nhất là ngành dệt để hạn chế các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, cũ. Kiểm soát chặt chẽ luồng đầu
tư từ Trung Quốc 105
- Phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh và Tổng công ty Dệt - may Việt Nam xây dựng Quy hoạch
phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phát triển ngành dệt may đảm bảo đảm bảo không phá vỡ
cân đối quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái 106
3.4.3. Đối với hiệp hội ngành hàng 106
- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người
lao động, kết hợp nội dung đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề; Bố trí việc thực tập tại các
doanh nghiệp thành viên cho các học viên của các trung tâm nói trên 107
3.4.4. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 107
KẾT LUẬN 109
PHỤ LỤC 1 113
BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 3
VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG 3
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU MẶT
HÀNG DỆT MAY

3
1.1.1. Thương mại quốc tế và cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế 3
1.1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế 3
1.1.1.2. Cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế 3
1.1.2. Vận dụng các lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở giải thích việc thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng dệt may 7
1.2. HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY

9
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm dệt may xuất khẩu 9
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam 11
1.3. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

14
1.3.1. Khái quát về thị trường dệt may Hoa Kỳ 14
1.3.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 27
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

27

1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỆT
MAY SAU KHI GIA NHẬP WTO

33
1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 33
1.5.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 35
1.5.3. Kinh nghiệm của Bangladesh 36
1.5.4. Một số bài học rút ra đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam 38
CHƯƠNG 2 41
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA 41
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 41
2.1. XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO

41
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994 - 2001 41
2.1.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn này 41
Bước sang năm 1998 – 1999, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chưa có những bước cải
tiến đáng kể. Trong năm 1998, tỷ lệ Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam (502 triệu USD) so với từ Thế giới
(994 tỷ USD) là 0,05% và tỷ lệ Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam (425 triệu USD) so với xuất sang cho
Thế giới (688 tỷ USD) là 0,07% (). Ba quý đầu năm 1999 Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Hoa Kỳ được
411 triệu USD (chủ yếu là do tăng cường xuất khẩu dầu thô, tăng 42%, trong khi xuất khẩu các mặt
hàng khác giảm 5%) và nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm xuống còn 298 triệu USD() 42
2.1.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2001 44
a. Kim ngạch xuất khẩu 44
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2006 51
2.1.2.1. Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn này 51
2.1.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006 59
a. Kim ngạch xuất khẩu 59
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 59

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA
KỲ

78
2.3.1. Những thành tựu 78
2.3.2. Những khó khăn 79
CHƯƠNG 3 81
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 81
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI 81
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 81
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

81
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may 81
3.1.1.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may 81
3.1.1.2. Quan điểm về lựa chọn những lĩnh vực mũi nhọn và ưu tiên 82
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành dệt may 84
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 84
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể 84
3.1.3. Định hướng phát triển ngành dệt may 85
3.1.3.1. Sản phẩm 85
3.1.3.2. Đầu tư và phát triển sản xuất 86
3.1.3.3. Bảo vệ môi trường 86
3.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA
NHẬP WTO

87
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO


90
3.3.1. Một số giải pháp vĩ mô 90
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách thương mại 90
3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may 92
3.3.1.3. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may 93
3.3.2. Một số giải pháp vi mô 94
3.3.2.1. Xác định thị trường mục tiêu, thị trường ngách 95
3.3.2.2. Thực hiện phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn 96
3.3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý theo ISO 14000, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi trường
quốc tế 96
3.3.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý xuất nhập khẩu và trình độ công nhân kỹ thuật trong các doanh
nghiệp dệt may 97
3.3.2.5. Cải tiến chất lượng, mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ 98
3.3.3. Một số giải pháp cho Hiệp hội dệt may 99
3.3.3.1. Giải pháp về đầu tư 99
3.3.3.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 100
3.3.3.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 100
3.3.3.4. Giải pháp thị trường 101
3.3.3.5. Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu 102
3.3.3.6. Giải pháp về tài chính 102
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

103
3.4.1. Đối với Chính phủ 103
3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan 104
- Phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ luồng đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may,
nhất là ngành dệt để hạn chế các dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, cũ. Kiểm soát chặt chẽ luồng đầu
tư từ Trung Quốc 105
- Phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh và Tổng công ty Dệt - may Việt Nam xây dựng Quy hoạch

phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phát triển ngành dệt may đảm bảo đảm bảo không phá vỡ
cân đối quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái 106
3.4.3. Đối với hiệp hội ngành hàng 106
- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người
lao động, kết hợp nội dung đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề; Bố trí việc thực tập tại các
doanh nghiệp thành viên cho các học viên của các trung tâm nói trên 107
3.4.4. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 107
KẾT LUẬN 109
PHỤ LỤC 1 113
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ra sức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hướng về xuất khẩu. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước
đã khẳng định “cần đẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại”. Xuất khẩu đã được Nhà nước ta hoạch định
như một chính sách quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế
- xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Trong giai đoạn đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, hàng dệt may Việt Nam đã đạt được
những thành công nhất định. Với kim ngạch xuất khẩu hiện đứng thứ hai (sau
dầu thô) chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu trên 20%/năm, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã góp phần đáng kể vào sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều điều
kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu dệt may, cùng với
sự biến động của thị trường hàng may mặc thế giới, trong đó có thị trường
Hoa Kỳ được vốn được là thị trường trọng tâm của xuất khẩu dệt may Việt
Nam. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ trong thời gian qua nhằm tìm hiểu những thuận lợi, cơ hội và
khắc phục những khó khăn để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất

khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là hết sức cần thiết, đặc
biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Với những lí do đó, tác giả đã mạnh dạn chọn
đề tài : “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường
Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO” làm nội dung nghiên cứu cho luận
văn cao học của mình.
1
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ.
- Vận dụng cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ qua từng giai đoạn khác nhau, đặc biệt
là giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Qua đó luận văn sẽ chỉ rõ
những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau
khi Việt Nam gia nhập WTO.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: vấn đề xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang Hoa Kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn nghiên cứu một số vấn đề
liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn trước
và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương
pháp sau đây: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa và một số phương pháp khác.
5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận chung của xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ.
Chương 3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang Hoa Kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG ĐỐI
VỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY
1.1.1. Thương mại quốc tế và cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ
thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt
ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy
tiền tệ làm môi giới. Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các
quan hệ quốc tế và ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ
kinh tế quốc tế. Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy bởi
vì kết quả của các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập
trung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hóa – tiền tệ vẫn là quan hệ
phổ biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
1.1.1.2. Cơ sở lý thuyết của thương mại quốc tế
Lý thuyết về thương mại quốc tế được coi là bắt đầu bằng các tác phẩm
của trường phái trọng thương vào các thế kỷ 16 đến 18. Vào thời gian đó,
vàng và bạc được người ta sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên kho của

cải của các quốc gia. Một quốc gia tích lũy được càng nhiều vàng bạc thì càng
trở nên giàu có và hùng mạnh hơn. Các tác giả trọng thương lập luận rằng
xuất khẩu đối với một quốc gia rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước,
đồng thời làm gia tăng lượng của cải của quốc gia. Ngược lại nhập khẩu là
gánh nặng vì nó làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước và
hơn nữa dẫn tới sự thất thoát của cải của quốc gia. Như vậy sức mạnh và sự
3
giàu có của một quốc gia sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu nhiều hơn
nhập khẩu.
- Lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế của Adam Smith:
Adam Smith là người đầu tiên đưa ra sự phân tích có tính hệ thống về
nguồn gốc thương mại quốc tế. Trong tác phẩm nổi tiếng “của cải của các dân
tộc” xuất bản lần đầu tiên vào năm 1776, Adam Smith đã đưa ra ý tưởng về
lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế.
Theo Adam Smith khi một quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành mà họ
có lợi thế tuyệt đối cũng có nghĩa là sử dụng những lợi thế tuyệt đối để sản
xuất thì điều đó sẽ cho phép quốc gia này sản xuất ra sản phẩm với chi phí
hiệu quả hơn. Lợi thế đó có thể là lợi thế về tài nguyên (nhiều, dễ khai thác),
lợi thế về nguồn nhân lực (dồi dào, giá nhân công rẻ…) hay nỗ lực của chính
quốc gia (kết quả của sự phát triển khoa học – công nghệ, quan tâm đến đầu
tư nguồn nhân lực để có đội ngũ lao động lành nghề…)
Adam Smith đã xây dựng mô hình đơn giản dựa trên lợi thế tuyệt đối để
giải thích lợi ích của thương mại quốc tế đối với các quốc gia. Theo ông nếu
nước A có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn nước B và ngược lại nước B lại có
thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn nước A thì khi đó nước A nên tập trung sản
xuất mặt hàng Y và xuất khẩu sang nước B, còn nước B nên tập trung sản
xuất mặt hàng X và xuất khẩu sang nước A. Trong trường hợp này, mỗi nước
được coi là có lợi thế tuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng. Thông qua việc
chuyên môn hóa và trao đổi quốc tế mà 2 nước đều tìm được lợi ích từ thương
mại: tiêu dùng được nhiều hàng hóa hơn với mức giá thấp nhất.

Như vậy lợi thế tuyệt đối có thể được coi là cơ sở để giải thích phần nào
về sự cần thiết của thương mại quốc tế. Tuy nhiên lý thuyết thương mại quốc
tế của Adam Smith có hạn chế là không cho phép giải thích được hiện tượng
là tại sao khi một nước có mọi lợi thế hơn nước khác hoặc không có lợi thế
nào cả (bất lợi thế) nhưng thương mại quốc tế vẫn diễn ra. Để giải quyết vấn
4
đề này cần dựa vào học thuyết có tính khái quát hơn. Đó là lý thuyết về lợi thế
so sánh (lợi thế tương đối) của David Ricardo.
- Lý thuyết thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của David Ricardo:
D.Ricardo (1772-1823) đã có công tìm ra những mâu thuẫn trong lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và phát triển ở mức độ cao hơn. Khi
một nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hóa thì lợi
ích của thương mại quốc tế là rất rõ ràng. Song những nước không có lợi thế
tuyệt đối thì chỗ đứng của họ trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? Và
thương mại đối với các nước này sẽ diễn ra như thế nào?
Sự khác nhau giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh là ở chỗ: lợi thế
tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về số lượng lao động thực tế
được sử dụng ở các nước là khác nhau (nói cách khác đó là sự khác biệt về
hiệu quả sản xuất tuyệt đối), còn lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản
xuất tương đối.
Giả sử thương mại quốc tế chỉ diễn ra giữa 2 nước: Hoa Kỳ và Việt Nam
với 2 mặt hàng là Thép và Quần áo, Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và
được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước.
Bảng 1.1: Chi phí sản xuất và lợi thế tuyệt đối
Sản phẩm
Chi phí lao động
Hoa Kỳ Việt Nam
Thép (1 đơn vị) 4 24
Quần áo (1 đơn vị) 10 12
Qua số liệu cho thấy Hoa Kỳ cần ít lao động hơn so với Việt Nam để sản

xuất cả 2 mặt hàng và do vậy xét theo lợi thế tuyệt đối thì Hoa Kỳ có hiệu quả
hơn Việt Nam trong sản xuất 2 mặt hàng. Tuy nhiên điều này sẽ không làm
hạn chế lợi ích từ thương mại giữa 2 nước. Điều này được phân tích dựa trên
giá cả tương đối giữa 2 hàng hóa này
Bảng 1.2: Giá tương đối và lợi thế so sánh
5
Giá tương đối Hoa Kỳ Việt Nam
Thép/Quần áo 0,4 2
Quần áo/Thép 2,5 0,5
Như vậy xét theo giá tương đối giữa thép và quần áo thì Việt Nam có lợi
thế trong sản xuất quần áo, còn Hoa Kỳ có lợi thế trong sản xuất thép. Nếu
Hoa Kỳ sử dụng 10 đơn vị lao động để sản xuất ra 2,5 đơn vị thép và nếu tỉ lệ
trao đổi quốc tế đúng bằng giá tương đối của Việt Nam (nghĩa là 1 đơn vị
thép trao đổi với 2 đơn vị quần áo) thì 2,5 đơn vị thép đó trao đổi với Việt
Nam sẽ có được 5 đơn vị quần áo (như vậy Hoa Kỳ sẽ có lợi ích là tăng tiêu
dùng quần áo lên 4 đơn vị). Tương tự nếu Việt Nam dùng 24 đơn vị lao động
để sản xuất 2 đơn vị quần áo (thay cho sản xuất 1 đơn vị thép) và trao đổi với
Hoa Kỳ để có 5 đơn vị thép (với tỷ lệ trao đổi bằng giá tương đối ở Hoa Kỳ: 1
đơn vị quần áo trao đổi được 2,5 đơn vị thép) thì Việt Nam sẽ thu được lợi ích
là tiêu dùng thêm 4 đơn vị thép.
Từ ví dụ trên có thể thấy rằng, lợi thế so sánh đã chỉ ra rằng: một nước sẽ
xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với nước
khác. Hay nói cách khác là xuất khẩu mặt hàng mà nước đó có thể sản xuất
với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với nước khác.
- Lý thuyết của Heckscher-Ohlin:
Vào đầu thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli
Heckscher và Bertil Ohlin đã đề xuất quan điểm cho rằng chính mức độ sẵn
có của các yếu tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và hàm lượng các yếu tố
sản xuất sử dụng để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố
quan trọng qui định thương mại. Lý thuyết mà họ xây dựng thường được gọi

là lý thuyết H-O. So với lý thuyết cổ điển, lý thuyết H-O không những giải
thích được bản chất của lợi thế so sánh, mà còn cho phép phân tích được tác
động của thương mại quốc tế đến giá cả các yếu tố sản xuất và quá trình phân
phối thu nhập giữa các quốc gia, cũng như phạm vi từng quốc gia.
6
Lý thuyết H-O đã dựa trên khả năng cung cấp và hàm lượng các yếu tố
sản xuất để giải thích lợi thế của một nước trong trao đổi quốc tế. Trong tác
phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1933, Heckscher-
Ohlin đã giải thích hiện tương thương mại quốc tế như sau: “… trong một nền
kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hóa các ngành sản xuất
mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi
nhất…”. Lập luận này dựa trên sự thừa nhận rằng mỗi sản phẩm đòi hỏi sự
liên kết khác nhau giữa các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ…) và
giữa các nước có sự chênh lệch về các yếu tố này. Mỗi nước sẽ chuyên môn
hóa trong những ngành sản xuất cho phép sử dụng các yếu tố sản xuất với chi
phí rẻ hơn, chất lượng tốt hơn so với nước khác.
Lý thuyết H-O được coi là một trong những lý thuyết mạnh nhất của kinh
tế học nói chung. Lý thuyết này giữ vị trí thống trị trong cách giải thích
thương mại cho đến những năm 50 khi những cố gắng kiểm chứng đầu tiên
cho thấy Hoa Kỳ - quốc gia dồi dào tương đối về vốn lại không xuất khẩu
những mặt hàng sử dụng nhiều vốn theo như dự đoán của lý thuyết. Điều này
đã khuấy động cuộc tranh luận về thương mại quốc tế và dẫn tới sự ra đời
của các lý thuyết thương mại mới.
1.1.2. Vận dụng các lý thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở giải thích
việc thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may
Với quy mô dân số gần 86,5 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ
12 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, Brazil, Pakistan,
Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines. Mật độ dân số của Việt
Nam đạt 260 người/km2, cao gấp trên 5 lần và đứng thứ 41 trong 208 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở Đông

Nam Á, cao gấp đôi và đứng thứ 16/50 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á. Việt
Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao
thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Với quy mô dân số lớn và trẻ
7
Việt Nam đã tạo ra nguồn lao động dồi dào cho thị trường. Hơn nữa giá nhân
công ở Việt Nam thấp so với khu vực và thế giới (Giá lao động tối thiểu ở
Hoa Kỳ là 8 đô la/giờ, ở Việt Nam lao động phổ thông lương bình quân
khoảng 100.000 VND/ngày. Do vậy Việt Nam có lợi thế với những mặt hàng
sử dụng nhiều lao động như dệt may, thủ công Hoa Kỳ nghệ, nông sản, thủy
sản…
Lợi thế so sánh trong các ngành chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động
đã được khai thác với ưu thế của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu so với
các sản phẩm xuất khẩu thô. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi
cơ bản, theo hướng vừa không ngừng nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm,
tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm công nghiệp
không chỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế như điện, than, phân
bón, sắt thép… mà còn tham gia vào xuất khẩu và chiếm tỷ trọng cao (76,3%)
như: mặt hàng nhựa, dệt may, điện tử và linh kiện máy tính, thủ công Hoa Kỳ
nghệ…
Các lý thuyết về thương mại quốc tế là cơ sở cho việc lý giải vì sao các
nước trên Thế giới đều có xu hướng tham gia tích cực vào chuyên môn hóa và
phân công lao động quốc tế để được hưởng lợi ích từ thương mại quốc tế. Vận
dụng tổng hợp các lý thuyết trên trong bối cảnh thực hiện hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam nói chung, xuất khẩu mặt hàng dệt may nói riêng cho thấy: Việt
Nam có lợi ích rõ ràng khi tham gia vào thương mại quốc tế. Việc thúc đẩy
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là con đường tất yếu để Việt Nam
khẳng định chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế. Nghiên cứu các lý
thuyết về thương mại quốc tế khẳng định rõ việc phát triển và thúc đẩy xuất
khẩu hàng dệt may là một lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, đó là giá nhân
công rẻ. Nhờ có lợi thế này mà gía cả nhiều hàng hóa của Việt Nam trong đó

có gía cả của hàng dệt may có thể cạnh tranh với sản phẩm của nhiều quốc gia
xuất khẩu khác.
8
Hàng dệt may của Việt Nam được xếp vào nhóm hàng có khả năng cạnh
tranh nhờ vào lợi thế chi phí trên giờ công là tương đối thấp. Điều này có thể
tham khảo qua số liệu sau:
Biểu đồ 1.1: Chi phí lao động trên giờ công của một số nước trên thế giới
Nguồn: Dự án VIE/61/94, Trung tâm Thương mại quốc tế và Cục xúc tiến
thương mại Việt nam, 2005
Ngoài ra việc thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may có thể được thực hiện bằng
việc tăng số lượng xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu trên mỗi đơn vị sản phẩm
xuất khẩu hoặc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, gia tăng tính cạnh tranh…
Tuy nhiên điều đó luôn được đặt trong điều kiện của từng thời kỳ cụ thể.
1.2. HÀNG DỆT MAY VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm dệt may xuất khẩu
Sản phẩm dệt may có cơ cấu và tính thẩm Hoa Kỳ cũng như các tính chất
tiêu dùng khác hết sức phong phú, đa dạng. Sản phẩm dệt may mang đậm
dấu ấn của lịch sử do liên tục thay đổi theo thời gian. Hơn thế nữa dệt may
còn có thể phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa của con người và trình độ văn
minh của xã hội. Nhu cầu về sản phẩm dệt may là một trong những nhu cầu
thiết yếu của con người, gắn liền với mọi giai đoạn phát triển của xã hội.
Trong thương mại quốc tế sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng có
9
quan hệ đối ngoại sớm nhất. Tuy nhiên sản phẩm dệt may có những đặc điểm
riêng biệt ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng này trên thế giới. Đó là:
- Sản phẩm dệt may là sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp dệt
may, đó là sản phẩm đa dạng, phong phú, phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu, thị
hiếu của người tiêu dùng trên các thị trường, các vùng, các quốc gia, gắn với
những đặc trưng về văn hóa, yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, và về

các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển,
mức sống của dân cư càng cao thì những đòi hỏi về nhu cầu mặc càng cao,
không phải chỉ có “sạch” nữa mà còn đòi hỏi phải “đẹp”, đó là tất yếu. Vì vậy
nhu cầu thiết yếu này vừa mang tính định kỳ, vừa mang tính thay đổi và tính
kiểu mốt, đồng thời cũng được tăng lên theo sự tăng của thu nhập, đời sống
và văn hoá mặc trong cộng đồng dân cư.
- Sản phẩm hàng dệt may có vòng đời ngắn, mang tính thời trang cao.
Công dụng của hàng dệt may với người sử dụng ngoài mục đích che thân và
bảo vệ, góp phần giữ gìn thân nhiệt giữa cơ thể với môi trường nó còn có tác
dụng làm đồ trang điểm cho người sử dụng nó. Con người luôn mong muốn
được sử dụng những sản phẩm ngày càng tốt hơn, có tính sáng tạo, trang nhã,
lịch sự. Vì vậy ngành hàng dệt may không thể bỏ qua đặc điểm này mà cần
phải có sự thay đổi phù hợp để thích nghi và đáp ứng tốt các nhu cầu này
người tiêu dùng.
- Sản phẩm dệt may có tính nhạy cảm cao đối với cả quốc gia xuất khẩu
và nhập khẩu mặt hàng này. Sản phẩm dệt may là đầu ra của ngành dệt may,
so với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác, ngành dệt may có đặc điểm sử dụng
nhiều lao động. Trong nhiều năm qua có xu hướng dịch chuyển phần lớn việc
sản xuất hàng dệt may từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát
triển nhằm tận dụng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, do vậy, quốc gia
phát triển trở thành quốc gia nhập khẩu còn các quốc gia đang phát triển xuất
khẩu hàng dệt may. Tuy nhiên để bảo hộ ngành dệt may trong nước, các nước
phát triển thường sử dụng biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan nhằm
10
hạn chế sự gia tăng xuất khẩu hàng dệt may từ các quốc gia đang phát triển
để tránh cho nhiều doanh nghiệp bị phá sản, lao động mất việc làm do không
cạnh tranh với hàng dệt may của các nước đang phát triển vì có gia thấp hơn.
Vì thế hàng dệt may trở thành mặt hàng rất nhạy cảm với quốc gia nhập khẩu.
Đối với quốc gia xuất khẩu, hàng dệt may cũng là mặt hàng nhạy cảm vì
các nước này có nguồn lao động dồi dào đang tham gia hoạt động trong ngành

dệt may. Nếu hàng dệt may không xuất khẩu được nhiều lao động sẽ mất việc
làm, doanh nghiệp bị phá sản. Ngoài ra hàng dệt may xuất khẩu còn có vai trò
đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Như vậy hàng dệt may có tác động mạnh tới nền kinh tế dưới cả góc độ
vi mô và vĩ mô. Việc nghiên cứu đặc điểm này sẽ giúp các nhà sản xuất, xuất
khẩu và quản lý tìm ra cách thức để thúc đẩy việc xuất khẩu hàng dệt may
trong bối cảnh của từng thị trường và từng giai đoạn nhất định.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với quá trình phát triển
kinh tế ở Việt Nam
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản và quan trọng trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với
một nước đang phát triển như Việt Nam, việc mở rộng xuất khẩu có ý nghĩa
càng quan trọng, đặc biệt là việc xuất khẩu những mặt hàng mà chúng ta có
thế mạnh như hàng dệt may. Vai trò của việc xuất khẩu hàng dệt may đối với
nền kinh tế nước ta là rất to lớn và không thể phủ nhận, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế. Nước
ta là một nước đang phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến, khu vực nông nghiệp
lại chiếm tỉ trọng lớn, khả năng tích lũy thấp và khả năng tích lũy của nông
nghiệp cũng thấp thì xuất khẩu ngày càng có vai trò to lớn. Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là một bước đi tất yếu để phát triển kinh tế đất nước, đưa Việt
Nam thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Muốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả thì cần một lượng vốn rất lớn
để nhập khẩu những máy móc, thiết bị hiện đại và đầu tư xây dựng cơ sở hạ
11
tầng vật chất kỹ thuật.
Nguồn vốn phục vụ nhập khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng có thể lấy từ
nhiều nguồn như viện trợ, đi vay, xuất khẩu… Nhưng các nguồn viện trợ, đi
vay… thường rất khó khăn và khi sử dụng các nguồn vốn này cần phải gắn
liền với trách nhiệm trả nợ. Vì vậy, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu là
nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và phục vụ cho sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngành dệt may trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào
nguồn vốn ngoại tệ, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỷ
trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này có
thể thấy qua bảng 1.3:
Bảng 1.3: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam (2004 -2007)
Năm
Tổng
KNXK
Dầu thô Dệt may Thủy sản
Giá trị
(trUSD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trUSD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(trUSD)
Tỷ trọng
(%)
2004 26504 5666 21.38 4319 16.30 2397 9.04
2005 32000 7387 23.08 4806 15.02 2741 8.57
2006 39600 8323 21.02 5802 14.65 3364 8.49
2007 48380 8477 17.52 7784 16.09 3792 7.84
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 1.3 cho ta thấy, mặt hàng dầu thô là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam chiếm xấp xỉ khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu, thủy sản cũng

là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng chỉ chiếm 8% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Còn mặt hàng dệt may tuy chưa phải là
mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng đang từng bước nỗ
lực cải thiện tình hình và mặt hàng này cũng chiếm một phần không nhỏ trong
tổng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu của Việt Nam (khoảng trên 16% tổng
kim ngạch xuất khẩu).
Thứ hai, xuất khẩu góp phần thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu phát triển tạo điều kiện thỏa mãn tốt
12
hơn nhu cầu của người dân trên toàn thế giới. Thông qua hoạt động thương
mại quốc tế, một nước có thể chuyên môn hóa vào việc sản xuất mặt hàng nào
mà nước đó có lợi thế hơn, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước theo hướng chuyên môn hóa, nhờ đó cơ cấu vật chất của sản phẩm sản
xuất ra có sự thay đổi. Ngành dệt may là một ngành thế mạnh của Việt Nam,
vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may không những thúc đẩy sản xuất phát
triển mà còn góp phần thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm.
Thứ ba, ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu phát triển sẽ
kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành có liên quan. Để sản xuất ra một sản
phẩm may mặc phục vụ xuất khẩu người ta cần phải dùng đến nhiều nguyên phụ
liệu khác như bông, vải sợi, và các ngành công nghiệp khác như in, nhuộm, sản
xuất nhựa polime để bao gói, hoàn thiện sản phẩm, sản xuất giấy để phục vụ cho
việc cắt xén, tạo bản mẫu hay các thùng bìa cactong để đóng gói sản phẩm…
Hơn nữa, ngành công nghiệp này phát triển ngày càng cao, thì đòi hỏi
càng nhiều máy móc thiết bị tiên tiến để phục vụ việc sản xuất ra những sản
phẩm có chất lượng cao và giảm bớt những chi phí cho phế liệu phế phẩm. Từ
đó kéo theo sự phát triển của các ngành cơ khí, chế tạo máy phát triển.
Đồng thời hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thường xuất khẩu với
số lượng lớn nên phương tiện vận chuyển đường biển là phổ biến vì xuất khẩu
bằng đường biển tốn kém ít chi phí, do vậy cần phải có sự phát triển của
ngành hàng hải…

Thứ tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của
người dân. Để tạo ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu không thể không có sự
đóng góp của lực lượng lao động. Nhờ có sự phát triển của hoạt động xuất
khẩu mà rất nhiều người lao động có việc làm, góp phần nâng cao đời sống
của người dân và giảm bớt các tệ nạn xã hội.
Trong số các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp sản xuất hàng
may mặc tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động nhất. Mặt khác,
đặc điểm của người lao động Việt Nam như khéo tay, cần cù rất phù hợp
trong ngành này, đặc biệt là lao động nữ. Số lượng lao động nữ trong các
13
doanh nghiệp dệt may nước ta thường chiếm trên 80%.
Chính vì vậy, ngành công nghiệp này đã tạo ra hàng triệu công ăn việc
làm cho người lao động trên khắp cả nước.
Lao động trong lĩnh vực may mặc không đòi hỏi có tay nghề cao, vì
vậy, để góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc
đầu tư phát triển ngành công nghiệp này là một việc làm rất cần thiết.
Thứ năm, xuất khẩu hàng may mặc tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy
các quan hệ kinh tế đối ngoại và quảng bá thương hiệu của mặt hàng này trên
thị trường thế giới.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế có tác động qua lại, phụ thuộc vào
nhau, xuất khẩu cũng là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Ngành công nghiệp
sản xuất hàng dệt may, như đã nói ở trên, là một ngành xuất khẩu mũi nhọn
của nước ta, do vậy việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu mặt hàng này cũng
đồng nghĩa với việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển. Mặt
khác, hiện nay việc xuất khẩu mặt hàng này hầu hết mới chỉ dừng lại ở
phương thức gia công cho nước ngoài, vì vậy bên cạnh việc xúc tiến xuất
khẩu trực tiếp thì việc tiếp tục xuất khẩu theo phương thức gia công vẫn phải
được chú trọng, vì nó tạo ra những tiền đề thuật lợi về các mối quan hệ kinh
tế quốc tế cho việc đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp.
Thông qua phương thức gia công xuất khẩu, chúng ta có thể tranh thủ sự

giúp đỡ của các bạn hàng và có thể khai thác thông tin từ họ, khiến cho việc quảng
bá thương hiệu hàng dệt may Việt Nam được thực hiện có hiệu quả hơn.
1.3. THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ
1.3.1. Khái quát về thị trường dệt may Hoa Kỳ
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may
lớn nhất thế giới hiện nay. Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các
ngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa có thời
hạn sử dụng không dài. Công nghiệp dệt của Hoa Kỳ luôn gắn với thị trường
14
sản phẩm dệt và quần áo may sẵn của thế giới. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng là nhà
nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt và quần áo.
Hàng may mặc của Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, giá cao
cho các nước phát triển hoặc một phần là nguyên phụ liệu, bán sản phẩm xuất
đi các nước khác để gia công lắp ráp thành phẩm để tái xuất lại vào Hoa Kỳ
hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba. Hiện Hoa Kỳ có khoảng 15.000 công ty
sản xuất hàng may mặc, với tổng doanh thu hàng năm 30 tỷ USD. Ngoài tập
đoàn VF, Levi Strauss và Warnaco, đa số các công ty lớn trong ngành đạt
doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD. Chỉ một số nhà máy trong ngành có 500
lao động và doanh thu hàng năm đạt 50 triệu USD, còn lại phần lớn là các nhà
máy dưới 50 lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD.
Mức cầu được quyết định chủ yếu bởi thị hiếu người tiêu dùng và chi phí
sản xuất cạnh tranh ở Hoa Kỳ và nước ngoài. Lợi nhuận của các công ty riêng lẻ
dựa vào hiệu quả hoạt động và khối lượng sản xuất. Các công ty nhỏ có thể cạnh
tranh hiệu quả với các công ty lớn bằng cách chuyên sản xuất một dạng sản
phẩm may mặc riêng biệt. Thu nhập bình quân hàng năm của một nhân công đạt
khoảng 125.000 USD. Do các kỹ năng và thiết bị cần để sản xuất các loại quần
áo khác nhau, các nhà sản xuất luôn chuyên vào một loại sản phẩm.
Các phân khúc sản phẩm lớn nhất là quần nam (20% doanh thu ngành),

váy và quần nữ (15%), áo trùm đầu của nữ (15%), áo trùm đầu của nam
(12%) và áo đầm (10%). Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu
thế trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu Hoa Kỳ sau thời điểm 1/1/2005 đã
thuộc về các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh,
Hàn Quốc, các nước ASEAN và thị phần của ngành sản xuất dệt may nội
địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp.
Như vậy, thấy trước nguy cơ khó cạnh tranh được với nhập khẩu dệt
may từ các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Hoa Kỳ Latinh có
15
chi phí nhân công thấp, giá thành rẻ, từ rất lâu Hoa Kỳ đã thực hiện các chính
sách kiềm chế nhập khẩu. Tuy thế các chính sách này đã không cứu được sản
xuất dệt may trong nước khỏi liên tục sa sút trước sức cạnh tranh quá mạnh
của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa khiến sụt giảm
sản xuất trong nước ở những ngành cần lao động giản đơn như may mặc là
một xu thế tất yếu ở những nước phát triển như Hoa Kỳ. Các chính sách của
Hoa Kỳ nhằm kiềm chế hàng dệt may nhập khẩu đã không đem lại hiệu quả
bảo vệ sản xuất trong nước của họ.
Các nhóm sản phẩm
Hiện hàng dệt may Hoa Kỳ được phân thành các nhóm sau:
- Tơ tằm
- Lông cừu, lông động vật loại mịn hoặc loại thô; sợi từ lông đuôi hoặc
bờm ngựa và vải dệt thoi từ các nguyên liệu trên
- Bông
- Xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy và vải dệt thoi từ sợi giấy
- Sợi filament nhân tạo
- Xơ, sợi staple nhân tạo
- Mền xơ, phớt và các sản phẩm không dệt; các loại sợi đặc biệt; sợi xe,
sợi coóc (cordage), sợi xoắn thừng, sợi cáp và các sản phẩm của chúng
- Thảm và các loại hàng dệt trải sàn khác
- Các loại vải dệt thoi đặc biệt; các loại vải dệt chần sợi vòng; hàng ren;

thảm trang trí; hàng trang trí; hàng thêu
- Các loại vải dệt đã được ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp; các mặt
hàng dệt thích hợp dùng trong công nghiệp
- Các loại hàng dệt kim hoặc móc
- Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
- Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
- Các mặt hàng dệt đã hoàn thiện khác; bộ vải; Quần áo dệt cũ và các
loại hàng dệt cũ khác; vải vụn.
16
Sức tiêu thụ
Với trên 278 triệu dân, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn
nhất thế giới cả về mặt giá trị hàng hoá và số lượng, với tổng kim ngạch nhập
khẩu trong giai đoạn 2002- 2005 khoảng 70 tỷ USD/năm. Nhóm hàng nhập
khẩu lớn nhất là quần áo may sẵn chiếm tỷ trọng cao nhất với 68 tỷ, chiếm
89% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nhập khẩu bông, sợi (bông, sợi
thực vật, sợi nhân tạo và vải vóc nguyên phụ liệu chỉ chiếm 11%), hầu hết là
những loại mà Hoa Kỳ không sản xuất hoặc mua những loại hàng chất lượng
cao về gia công sản xuất trong nước. Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thị
trường Hoa Kỳ năm 2003 đã tăng 1,9% so với năm 2002, đạt 115,5 tỷ USD
và tăng lên 121,2 tỷ USD trong giai đoạn 2004 – 2008, khoảng 2,1%/năm.
Mặc dù mức tăng tiêu thụ ít nhiều bị ảnh hưởng của xu hướng suy giảm thu
nhập, nhưng giá sản phẩm dệt may cũng có xu hướng giảm do nhiều nhà sản
xuất Hoa Kỳ đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, để giảm chi phí cũng
như do tỉ trọng hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản
xuất thấp gia tăng. Các sản phẩm mang nhãn mác riêng của nhà sản xuất cũng
như của các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu
dùng Hoa Kỳ.
Sản xuất dệt may nội địa của Hoa Kỳ
Nếu như trong giai đoạn 1984 - 1994, sản lượng ngành dệt Hoa Kỳ tăng
32,3%, may mặc tăng 2,2%, thì trong giai đoạn 1994 - 2005, cả ngành dệt và

may mặc của nước này đều giảm, ngành dệt giảm 22% và may mặc giảm tới
51,7%. Về lao động, hiện không có số liệu thống kê biến động trước và sau
thời điểm 1/1/2005. Tuy nhiên, kể từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 10 năm
2005, ngành dệt và may mặc Hoa Kỳ đã mất tới 907.900 việc làm (giảm
58,3%). Tính đến tháng 10/2005, ngành dệt may Hoa Kỳ chỉ còn 648.600 việc
làm. Trong những tháng cuối năm 2005, sản xuất dệt may Hoa Kỳ đã có một
số dấu hiệu phục hồi yếu ớt. Sản lượng dệt tháng 10/2005 tăng 2,4% kể từ
17
5/2005; sản lượng may mặc tháng 9/2005 tăng 4,3% kể từ tháng 5/2005.
Đây cũng là mức tăng lớn nhất (tính theo chu kỳ 4 tháng) kể từ tháng
6/1994. Một trong những nguyên nhân có thể do chính phủ Hoa Kỳ áp
dụng các biện pháp tự vệ đối với 10 cat hàng dệt may của Trung Quốc
(tháng 4/2005). Với việc đạt được thoả thuận về dệt may với Trung Quốc
vào đầu tháng 11/2005, sản xuất trong nước của Hoa Kỳ hồi phục nhẹ
trong năm 2006. Ngành công nghiệp dệt may của Hoa Kỳ hiện đang phải
đối mặt với những thử thách đáng kể do khối lượng hàng nhập khẩu vào thị
trường nội địa vẫn tiếp tục gia tăng. Trong nỗ lực thúc đẩy sự tăng trưởng ở
các vùng khác trên thế giới đồng thời vẫn duy trì được khả năng tồn tại của
ngành công nghiệp nội địa, chính phủ Hoa Kỳ đã đàm phán nhiều thỏa
thuận thương mại nhằm mở rộng đối xử ưu đãi, bao gồm sự tiếp cận có
thuế và miễn hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ cho các sản phẩm hàng dệt
may được sản xuất ở những quốc gia đang phát triển thuộc vịnh Caribê,
tiểu Sahara châu Phi, và vùng Andrean.
Phân khúc thị trường
Thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ được chia thành: ''bình dân''', ''trung''
và hàng “cao cấp”. Trong nhóm hàng "bình dân" phải kể đến nhóm hàng giá
rẻ được bán trong các cửa hàng hạ giá (discounters), với nhãn mác riêng của
cửa hàng bên cạnh một số sản phẩm thương hiệu riêng (không nổi tiếng) với
giá rất hạ. Hai nhóm hàng còn lại, hàng trung và cao cấp chủ yếu được bán
trong các cửa hiệu sang trọng (đôi khi cũng được bán trong quầy hàng của các

trung tâm thương mại) là các mặt hàng giá cao đi đôi với chất lượng; Một số
đại siêu thị có quầy hàng may mặc cũng kinh doanh hàng hoá và vật liệu với
trữ lượng tương đối lớn. Hình thức đặt hàng qua thư đang phát triển mạnh
trong kinh doanh bán lẻ, ngay cả đối với các công ty nhỏ và các đại gia trong
ngành may mặc Hoa Kỳ. Hình thức đặt mua hàng trực tuyến cũng đang là một
lĩnh vực kinh doanh mới đối với mặt hàng thiết yếu này.
18

×