Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nghiên cứu bệnh héo rũ lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.16 KB, 12 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Cây lạc( Arachis hypogaea L.), là cây công nghiệp ngắn ngày,
cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Không những thế, cây lạc
còn có vị trí rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Trên thị
trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại
kim ngạch cao của nhiều nước.
Đối với một nước nông nghiệp có chế độ nhiệt, ẩm như nước ta là
điều kiện rất thuận lợi để sâu bệnh hại sinh trưởng,phát triển mạnh. Đặc
biệt là nhóm bệnh héo rũ đã và đang là vấn đề bức xúc cho nghề trồng
lạc hiện nay.
Héo rũ là một nhóm bệnh rất khó phòng trừ, ở tỉnh TT Huế người
trồng lạc coi đây là vấn đề nan giải nhất.
Biện pháp dùng thuốc hoá học không mang lại hiệu quả mong
muốn, luân canh với lúa nước là một biện pháp được khuyến cáo nhưng
không thể thực hiện được ở các vùng đồi gò và đất bãi hoặc đất cao
chuyên màu.
1
Vì tính cấp thiết của thực trạng nêu trên nhóm chúng tôi tiến hành
đề tài là: “ Nghiên cứu bệnh héo rũ lạc và các biện pháp phòng trừ
tại xã Hương An, Xã Hương Trà, Tỉnh TT Huế”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nắm được thế nào là bệnh héo rũ trên cây lạc, nguyên nhân gây
nên bệnh.
- Biết được thực trạng sản xuất lạc tại địa phương, địa phương đã
có những biện pháp phòng bệnh ra sao? Kết quả thế nào?
- Nghiên cứu xây dựng được một mô hình phòng trừ bệnh héo rũ
tại địa phương hiệu quả nhất.
- Mở rộng quy mô sản xuất trên tất cả các xã của huyện Hương
Trà, tỉnh TT Huế.
II.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT


1. Các lí thuyết liên quan tới đề tài
- Các khái niệm: nghiên cứu khoa học, khuyến nông, sâu bệnh hại
trên cây trồng
-Các lí thuyết: kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa
học, giống và chọn giống đại cương, khoa học đất và phân bón, nguyên
lí hệ thống nông nghiệp Lí thuyết về sâu bệnh hại trên cây lạc.
2.Vấn đề này đã được nghiên cứu như thế nào ?
- Bệnh này đã được nhiều cán bộ chuyên ngành của huyện quan
tâm nghiên cứu bằng nhiều phương pháp về kĩ thuật canh tác, sử dụng
giống lạc mới thay cho các giống lạc địa phương, thuốc hóa học, các
chế phẩm vi sinh vật và tổ chức các buổi tập huấn cho người dân,
Các biện pháp trên có đem lại hiệu quả cao về năng suất, sản lượng
nhưng chưa thể phòng trừ triệt để căn bệnh này.
2
Từ kết quả của những nghiên cứu trên, chúng tôi lấy đó làm cơ
sở để xây dựng nên một mô hình phòng trừ bệnh héo rũ trên cây lạc có
tính khả thi hơn.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Giả thiết nghiên cứu:
Bệnh héo rũ trên cây lạc là căn bệnh chủ yếu do nấm và vi khuẩn gây
ra, khoảng vào thời gian sau trồng 1-2 tuần, căn bệnh này đặc biệt gây hại ở
giai đoạn lạc đâm tia- ra hoa, bệnh dễ lây lan trên phạm vi rộng, nếu không
có những biện pháp phòng trừ thích hợp và kịp thời thì sẽ gây chết hàng loạt,
đem lại năng suất thấp, không đảm bảo kinh tế cho người dân.
2. Các số liệu cần thu thập cho nghiên cứu:
- Thu thập các số liệu thứ cấp:
Số liệu thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng của cây lạc, thời vụ
gieo trồng, tình hình sâu bệnh, cơ cấu cây trồng, thời tiết khí hậu,…từ các cơ
quan liên quan:
+ Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh TT Huế.

+ Cục thống kê huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hương Trà.
+ Sách báo , mạng internet,…
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN:
1. Tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên của xã Hương An
a. Diện tích và vị trí địa lý
* Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên 1.069 ha.
* Vị trí địa lý:
Xã Hương An thuộc huyện Hương Trà nằm ở vị trí phía Tây Thành
phố Huế và cách Thành phố Huế 06 km.
+ Phía Bắc tiếp giáp xã Hương Chữ.
+ Phía Nam giáp xã Hương Hồ, Hương Long.
+ Phía Tây giáp Hương Hồ.
+ Phía Đông giáp xã Hương Sơ.
Là một xã vùng trung du của huyện Hương Trà được thành lập năm
1981 gồm 07 thôn : Bồn Trì, Bồn Phổ, An Lưu , An Vân, An Hòa, Cổ Bưu,
3
Thanh Chữ, chủ yếu là diện tích đất đồng bằng và đất đồi núi , có tuyến
đường Quốc Lộ 1A (400m) và đường tránh Huế 03 km đi qua xã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
b. Địa hình thổ nhưỡng:
Địa hình xã Hương An được chia làm 02 vùng.
- Vùng đồng bằng: Chạy dài từ phía Bắc xã đến thôn Bồn Trì, chạy
dọc theo hói 7 xã sang sông Cổ Bưu. Vùng đồng bằng có diện tích 682ha,
chiếm 65% diện tích đất tự nhiên của xã. Độ cao trung bình so với mặt biển
3m, đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính và tập trung dân cư của xã.
- Vùng gò đồi: Nằm phía Tây Nam của xã, có diện tích 360ha chiếm
35% diện tích tự nhiên của xã, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng
150m, độ cao lớn nhất là 211m.
c. Khí hậu:

Hương An chịu ảnh hưởng chung của thời tiết nhiệt đới gió mùa, một
năm có hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trung bình
năm 2500 mm, đây là thời gian hay xảy ra lũ lụt, đợt lũ tháng 11/1999 gây
thiệt hại nghiêm trọng cho nhân dân trong xã , đặc biệt là hai thôn An Vân,
An Hòa.
Nhiệt độ: + Trung bình năm 25
o
c
+ Nhiệt độ cao nhất : 40
o
c ( tháng 6 )
+ Nhiệt độ thấp nhất: 8,8
o
c ( tháng 1 )
- Độ ẩm : Độ ẩm tương đối bình quân là 84,5% độ ẩm thấp tuyệt đối là
15%, tính chất của các dòng không khí khác nhau trong các mùa đã tạo nên
thời kỳ khô và ẩm khác nhau, mùa đông có độ ẩm lớn và có nhiều mưa nhất.
d. Thuỷ văn:
Trên địa bàn xã có sông Cổ Bưu, hói 7 xã và một số suối nhỏ đổ ra
sông tư ca. Lưu lượng nước mùa mưa lớn, mực nước lũ tháng 11/1999 ở
thôn An Vân, An Hòa lên tới trên 4m. Lượng nước về mùa khô tương đối đủ
cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Lòng sông hẹp, nhưng không dốc, dọc
hai ven sông không được phát quang, do đó việc thoát nước trong mùa mưa
chậm, gây úng lụt cục bộ. Do ảnh hưởng của dòng chảy tại khúc cua sông
Hương đúng vào vị trí cửa sông Tư Ca vào Cổ Bưu, nên đoạn sông cuối thôn
An Hòa thường xuyên bị sạt lở.
- Nguồn nước ngầm mạch nông có trên diện rộng, độ sâu từ 6-10m rất
thuận lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt và nước cho sản xuất nông
nghiệp.

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của xã:
4
- Lợi thế: Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều Nghị
quyết chuyên đề để khuyến khích nhân dân trên địa bàn khai thác tối đa lợi
thế tiềm năng đất đai để làm giàu cho gia đình và xã hội.
- Hạn chế: . Khí hậu thời tiết nằm trong khu vực miền Trung nên cũng
chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng kéo
dài kèm theo gió Tây Nam khô nóng; còn vào mùa mưa khí hậu lạnh, lượng
mưa tập trung vào một số tháng gây ra lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất đời sống dân sinh, đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, vật nuôi.
2. Thực trạng sản xuất lạc tại xã Hương An:
Diện tích gieo trồng lạc cả năm: 65 ha.
Số hộ trồng lạc: 915 hộ
Giống lạc được sử dụng chủ yếu là L14, có hiệu quả kinh tế cao: Năng
suất 2,8 tấn/ha (lạc vỏ khô), sản lượng đạt 182 tấn/ năm.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY LẠC L14 HIỆN TẠI
NĂM 2007 XÃ HƯƠNG AN
Hạng mục ĐVT
Số lượng Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng/ha/vụ)
A. Tổng thu
- Bán
- Năng suất =2,800 tấn/ha (lạc
vỏ khô)
Kg 2.800 10.000
28.000.000
B. Tổng chi phí

1/Nguyên vật liệu trực tiếp
a. Giống Kg 240 15.000 3.600.000
b. Phân bón Kg
- NPK 15.15.10 Kg 600 4.000 2.400.000
- Kali Kg 50 4.500 225.000
- Phân vi sinh Kg 600 1.000 600.000
- Vôi Kg 600 600 360.000
Cộng 7.185.000
c. Thuốc các loại Lít
- Trừ cỏ Lít 01 250 250
- Trừ sâu Lít 03 100 300
- Trừ bệnh Lít 04 100 400
d. Bao bì Cái 115 3000 345.000
5
2/ Lao động và máy móc
- Chuẩn bị giống Công 10 50.000 500.000
- Công lao động + làm đất Công 20 50.000 1.000.000
- Công chăm sóc, quản lý Công 30 50.000 1.500.000
- Công gieo hạt Công 10 50.000 500.000
- Thu hoạch ( phơi hái) Công 60 50.000 3.000.000
- Máy cày ha 01 1.400.000 1.400.000
Cộng 9.195.000
Tổng chi phí 16.380.000
C. Thu nhập thuần 11.620.000
BẢNG THU NHẬP TỪ TRỒNG LẠC
Hạng mục
Diện tích
(ha)
Thu nhập Thuần(
đ/ha)

Tổng số
(đồng)
1. Lạc( đ/năm) 65 11.620.000 755.300.000
2. Số hộ trồng lạc 915
- Thu nhập (đ/nông hộ/năm) 825.464
- Ngưỡng nghèo (đ/hộ/năm) 12.000.000
- % dưới nghèo 93,1
- Khó khăn và hạn chế của cây lạc: Năng suất chất lượng chưa cao,
hiệu quả kinh tế sau sản xuất lạc còn thấp.
- Nguyên nhân: Phụ thuộc vào thời tiết, đa số vùng lạc không có nước
tưới, chủ yếu sản xuất giống lạc địa phương nên năng suất thấp, khả năng
nhiệm bệnh cao. Giống lạc mới đưa vào sản xuất diện tích còn thấp, chưa có
đầu ra ổn định cho sản phẩm, chưa có tổ chức bao tiêu sản phẩm cho người
dân, đang còn bị tư thương ép giá.
3. Tình hình bệnh héo rũ trên cây lạc:
- Nguyên nhân gây bệnh: do thời tiết thay đổi thất thường từ nắng
nóng chuyển sang mưa, đất bí chặt không thoát được nước, bón phân
chuồng tươi, sử dụng giống cũ bị thoái hóa…
- Tác nhân gây bệnh:Bệnh héo rũ là một nhóm bệnh bao gồm:
Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum
6
Vi khuẩn gây bệnh héo xanh
Nấm Pythium
Bệnh thối gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger
Bệnh thối gốc mốc trắng do nấm Sclerotirum rolfsii
Bệnh lở cổ rể do nấm Rhizoctonia
Bệnh chết cây con (chết ẻo) do nấm Pythium
khó chữa trị chỉ có biện pháp phòng, còn chữa trị không có hiệu
quả cao.
- Đất thịt nhẹ thích hợp cho cây lạc phát triển, tỉ lệ bị bệnh ít hơn đất

thịt nặng ở huyện Quảng Điền.
- thiên tai lũ lụt từ tháng 8 – 11, hạn hán từ tháng 5- 6, thời tiết thay
đổi thất thường dẩn đến bệnh héo rũ xuất hiện nhiều.
7
Từ trận lũ lụt năm 1999 , cây lạc bị bệnh chết ẻo nhiều , nhiều
ruộng trồng bị mất trắng không cho thu hoạch.
Sau đó người dân sử dụng giống lạc L14 từ trung tâm giống cây
trồng ở Cao Bằng , Lạng Sơn.
Những biện pháp người dân đã sử dụng để phòng trừ bệnh héo

- Gieo trồng theo luống cao.
- Không phun thuốc phòng trước khi xuất hiện bệnh, chỉ khi xuất
hiện bệnh mới nhổ bỏ cây chết và phun thuốc nên hiệu quả không
cao.
- Một số loại thuốc hóa học người dân đã sử dụng:
Binhnavil 50SC chứa hoạt chất Carbezim.
Mataxyl 500WP, ricide 72WP chứa hoạt chất metalaxyl và
mancozeb.
Tungvil 5SC chữa bệnh lở cổ rể.
COC 85 trị nấm và vi khuẩn.
Nhưng chỉ có tác dụng phòng là chủ yếu, không diệt hết mầm
bệnh.
- Nhiều hộ còn sử dụng giống địa phương như lạc Dù Tây Nguyên,
lạc Sen hoặc để giống từ vụ này qua vụ khác. Giống lạc MD7 có
tính kháng bệnh trung bình đối với bệnh héo rũ nhưng khi gieo
trồng tại xã không thích nghi nên năng suất không cao.
- Phân bón cho cây lạc chủ yếu dùng NPK, ít sử dụng phân chuồng.
- Bón vôi khử trùng đất trước khi gieo trồng.
Nhiều biện pháp được người dân sử dụng nhưng chỉ có sử dụng
giống L14 thì tỉ lệ bị bệnh héo rũ ít hơn.

Bệnh héo rũ đã được nhiều người nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra
biện pháp phòng trừ: C.N Cái Văn Thám, chi cục BVTV tỉnh TT
Huế.
Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học,thông tin thực tế, kiến thức các tài
tiệu nhóm chúng tôi đưa ra biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh héo rũ lạc:
dùng thuốc hóa học kết hợp với biện pháp canh tác tuy không phòng trừ
được triệt để nhưng hạn chế được bệnh, tăng năng suất của cây lạc.
4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh héo rũ trên
cây lạc:
4.1. Biện pháp canh tác:
8
a. Đất:
- Vệ sinh đồng ruộng thu gọn hết tàn dư của các cây lạc bị bệnh.
- Làm đất kỷ, bón vôi xử lý đất tiêu điệt mầm bệnh.
- Gieo trồng theo luống cao để đất thông thoáng không bí chặt hạn
chế sụ phát triễn của vi sinh vật gây bệnh.
- Cho nước vào ruộng ngâm khoảng 15 ngày trước khi gieo trồng có
hiệu quả phòng bệnh héo xanh.
b. Giống:
- Dùng giống L14, không dùng giống địa phương hay giống để từ vụ
này qua vụ khác.
c. Phân bón:
- Bón phân chuồng hoai, không bón phân chuồng tươi hạn chế sâu
bệnh.
- Bón vôi khử trùng tiêu độc tiêu diệt mầm bệnh.
- Dùng phân bón vi sinh vật tăng số lượng vi khuẩn cố định đạm.
d. Kỷ thuật trồng
- Mật độ: 25- 30 cây/ m
2
, không trồng dày dể bị bệnh.

- Luân canh với lúa nước đối với vùng đất thấp có thể chủ động
được nước tưới tiêu. Biện pháp này cáo hiệu quả phòng trừ bệnh
héo rũ cao.
- Vùng đất cao, bãi bồi luân canh với ngô, hành. Cây hành phát
triển tốt khi được trồng luân canh với cây lạc.
- Không luân canh với các cây họ cà, cây thuốc lá, cà chua, ớt vì
những cây này cũng dể bị nhiễm bệnh héo rũ.
4.2. Biện pháp hóa học:
Dùng thuốc hóa học để phòng bệnh héo rũ là chủ yếu: xữ lí đất,
xữ lí hạt giống, phun thuốc phòng bệnh ở giai đoạn cây con và khi
bệnh mới xuất hiện.
- Xữ lí giống: Dùng thuốc Ditacin 8L với lượng 4 gói hòa 20l nước
trong 1-2 giờ, ủ 12 ngày.
- Xữ lí đất: Diboxylin 2 SL
- Phun thuốc: Thời kì cây con mới chớm bệnh.
Bệnh chết cây con: thuốc Carbedarzim 0.05-0.07 lit, Topan 70WP
0.03-0.05 kg.
Bệnh lở cổ rễ: Sử dụng Bavistin 50FL, Carbenzim 50WP,
Vicarben 50BTN, 50 HP ). Phun thật đẫm 1 - 2 lần vào gốc.
9
Bệnh héo tái xanh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả
không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50
WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế được bệnh.



10
-
-
11


×