Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Dạy từ nhiều nghĩa ở lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.74 KB, 8 trang )

Chuyên đề:
Dạy T NHIU NGHA ở lớp 5.

Ngời báo cáo : Nguyễn Thị Mĩ Hoàn
Tổ 4-5.
Theo SGK Ting Vit 5: T nhiu ngha l t cú mt ngha gc v mt hay mt s
ngha chuyn .Cỏc ngha ca t nhiu ngha bao gi cũng cú mi liờn h vi nhau.
Theo cỏch phõn chia ny ngha ca t c chia lm hai loi: ngha gc v ngha
chuyn. Ngha gc l cỏi ngha ch vt, khỏi nim m nhng ngi trong mt cng ng
ngụn ng thng hiu i với mt t no ú khi nú ng mt mỡnh, ớt b ph thuc vo
nhng t i trc hoc sau nú. Ngha chuyn l ngha chuyn c suy ra t ngha
gc .Vớ d: i vi t chõn ngha chi di ca ng vt, i vi t nh ngha cụng
trỡnh kin trỳc , i vi t chy ngha :di ch bng chõn vi tc cao, i
vi chớn ngha ch trng thỏi ca qu cõy l ngha gc thỡ cỏc ngha cũn li ca mi t
u l ngha chuyn.
Mt khỏc cỏc t trong cựng mt phm vi biu vt thng chuyn ngha theo mt
hng nờn ngha gc v ngha chuyn cú tớnh cht ging nhau.
Vớ d: Nu xem ngha b phn c th ngi, ng vt l ngha gc ca t tay
thỡ ú cng l ngha gc ca t: u, mt, c, chõn, cỏnh, lng, bng.v cỏc ngha ca
cỏc t trờn trong cỏc t hp sau õy l ngha chuyn ca chỳng: tay gh, tay ỏo, u bỳt,
u súng, mt bn, tai m, tai chộn, c ỏo, c chai, cỏnh qut lng ỏo, lng qun, lng
gh, chõn bn, chõn mõy, rut bỳt, rut mỏy
T cú th chuyn ngha da trờn s ging nhau v v trớ hoc hỡnh thc ca cỏc s
vt nh: lũng sụng, u lng, ngn nỳi. T cng cú th chuyn ngha da trờn s ging
nhau v chc nng ca s vt nh: bn trong bn xe, bn tu in ging vi bn ũ, bn
sụng vỡ cựng ch chc nng u mi giao thụng.
Cú khi ngi ta dựng tờn gi ca nhng giỏc quan ny gi tờn nhng cm giỏc
ca nhng giỏc quan khỏc hay nhng cm giỏc trớ tu, tỡnh cm nh: chua, nht,
mn, chỏt l nhng cm giỏc v giỏc c dựng gi tờn cỏc cm giỏc thớnh giỏc :
núi chua loột, li núi ngt ngo, pha trũ nht quỏ, núi cay quỏ
Cng cú nhiu khi t chuyn ngha bng cỏch ly tờn gi b phn c th thay cho


c c th, cho c ngi hay c ton th . Vớ d: chõn, tay, ming l tờn gi b phn c th
nhng trong cỏc tp hp sau: cú chõn trong i búng ỏ, mt tay c xut sc, gia
ỡnh by tỏm ming n chỳng ch c ngi hay c c th trn vn.
Cng cú khi ly tờn gi ca n v thi gian nh gi tờn n v thi gian. Vớ d xuõn l
tờn gi mt mựa nhng nú cú th ch nm by mi xuõn.
Trong Ting Vit li cú hin tng ng õm, ú l nhng t ging nhau v õm
nhng khỏc hn nhau v ngha. Vớ d t chớn trong lỳa chớn v trong suy ngh chớn
chn l t nhiu ngha v nú ng õm vi chớn trong s chớn.
Nh vy dy hc t nhiu ngha tiu hc rt phc tp. L giỏo viờn ging dy lp
5 giỏo viờn cn phi nm vng kin thc v t nhiu ngha, cỏc cỏch thc chuyn ngha
ca t t ú cú th la chn phng phỏp hng dn hc sinh hc tp phự hp.
1
Đối với học sinh lớp 5, chúng ta không thể yêu cầu học sinh nắm vững các thành
phần ý nghĩa của từ, cách thức chuyển nghĩa của từ song yêu cầu học sinh phải giải nghĩa
một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa
chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự
chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
Néi dung chuyªn ®Ò: KHI d¹y c¸c bµi vÒ tõ nhiÒu nghÜa
1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về từ nhiều nghĩa:
Phương pháp dạy học mới không cho phép giáo viên cung cấp kiến thức cho học
sinh theo kiểu truyền thụ một chiều song lại yêu cầu giáo viên phải nắm vững kiến thức
sâu sắc để hướng dẫn, làm trọng tài khoa học cho học sinh. Đối với các tiết luyện từ và
câu về từ nhiều nghĩa vốn kiến thức của giáo viên lại đặc biệt quan trọng. Muốn có điều
này giáo viên phải bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu kĩ, đặc biệt phải nắm rõ các nghĩa của
từ một cách chính xác.
VD: Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa” SGK đưa ra hai nghĩa của từ: tai, răng, mũi thì giáo
viên còn phải nắm thêm một số nét nghĩa nữa.
Ví dụ : Từ “ mũi” có một số nét nghĩa sau:
1. Bộ phận của cơ quan hô hấp.
2. Phần trước của tàu thuyền.

3. Bộ phận nhọn của vũ khí: mũi dao, mũi súng.
4. Phần đất nhô ra ngoài biển: mũi đất, mũi cà Mau.
5. Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có mũi thính.
6. Đơn vị quân đội : mũi quân bên trái.
2. Thiết kế hệ thống bài tập:
Phiếu học tập cho nhóm hoặc cá nhân là một trong những hình thức học tập rất hữu
hiệu giúp học sinh có thể tích cực, chủ động trong học tập. Mặt khác nó còn giúp giáo
viên nắm được kết quả ngược từ học sinh một cách chính xác, từ đó giáo viên có thể linh
hoạt trong việc giảng dạy, học sinh nắm vững nội dung bài học. Phiếu học tập cần được
thiết kế bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan như: nối, đúng- sai, nhiều lựa
chọn…
3. Cần sử dụng các phương pháp dạy học mới:
Để dạy tốt các tiết học về từ nhiều nghĩa giáo viên cần đưa các phương pháp dạy học
mới như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương
pháp trò chơi…
-Phương pháp thảo luận nhóm: Nhằm giúp học sinh tham gia tính cực chủ động
vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để cùng giải quyết
một vấn đề khó khăn nào đó.
-Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Nhằm mục đích đưa học sinh và tình
huống có vấn đề, từ đó kích thích sự hứng thú học tập của học sinh vào việc giải quyết
vấn đề đưa ra.
VD: Bài “ Luyện tập về từ nhiều nghĩa” trang 73.
? Đặt một câu có từ chạy .
- Học sinh đặt câu.
? Từ chạy trong câu trên có nghĩa là gì?
2
- Học sinh không giải thích được. Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 SGK
4. Cần chuẩn bị tốt tâm thế học tập cho học sinh
Giáo viên cần phải giao nhiệm vụ cho học sinh rõ ràng, kích thích hứng thú học tập
của các em bằng các hình thức thi đua, khen thưởng. ngoài ra giáo viên cần kiểm tra bài

vở học sinh kể cả học sinh yếu lẫn học sinh khá, giỏi để tất cả các em cùng học tập, tránh
tình trạng vì kiến thức quá khó nên một vài học sinh không học tập hoặc học tập không
hiệu quả.
5. Khi dạy bài “Từ nhiều nghĩa”:
Mục tiêu của bài học này là giúp học sinh nắm ®îc khái niệm về từ nhiều nghĩa,
phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển
của từ nhiều nghĩa. Tìm được nghĩa chuyển của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người ,
động vật.
Để giúp học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, giáo viên hướng dẫn học sinh từ
nhận xét 1, học sinh có thể nêu ra một số ví dụ về nghĩa của từ đó. Ví dụ: răng em bé,
răng sữa, răng mèo…Để đến nhận xét 2, học sinh tìm thêm được từ chứa tiếng mới: răng
cào, từ đó giúp học sinh hiểu được răng của chiếc cào không nhai được như răng người
hay động vật nhưng vẫn gọi là răng vì chúng chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
Sau đó yêu cầu học sinh tìm thêm các từ chứa tiếng răng có nghĩa như răng cào: răng
lược, răng bừa…Tiếp theo đó yêu cầu học sinh nhận xét được từ răng qua nhận xét 1 và 2
có 2 nghĩa:
- Nghĩa ở nhận xét 1 là nghĩa gốc.
- Nghĩa ở nhận xét 2 là nghĩa chuyển.
Hai nghĩa này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Sau khi học sinh nắm vững nhận xét 1 và 2 cần đặt câu hỏi vấn đáp để giúp học
sinh nhớ khái niệm từ nhiều nghĩa, yêu cầu học sinh lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa. Giáo
viên cùng học sinh phân tích từ vừa tím được. Nếu học sinh còn lúng túng, giáo viên có
thể lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa trong các kết hợp từ khác nhau.
Ví dụ: Đi
- Nó chạy còn tôi đi.
- Chân nó không đi giày.
- Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
Đối với ví dụ này giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét được từ đi trong câu 1 có
nghĩa là di chuyển từ nơi này sang này sang nơi khác bằng những bước chân. Từ đi trong
câu thứ 2 có nghĩa là mang hay đeo vào. Từ đi trong câu thứ 3 có nghĩa là chuyển động

của các phương tiện giao thông. Để rút ra kết luận đi trong câu 1 là nghĩa gốc vì nó chỉ
hoạt động của cơ thể người, từ đi trong câu 2, câu 3 là nghĩa chuyển vì nghĩa của nó được
suy ra từ nghĩa gốc và nó có mối liên hệ về nghĩa với từ đi trong câu 1.
-Với bài tập có dạng tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong các câu văn giáo
viên nên cho học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến của mình sau khi học sinh đã rút ra
được kết quả đúng. Giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm thêm một số câu hay từ chứa
tiếng đó mang nghĩa chuyển.
Ví dụ với từ: - Mắt: mắt kính, mắt tre, mắt lưới,mắt xích…
- Chân: chân bàn, chân lưới, chân núi, chân mây…
3
- Đầu: chải đầu, đầu tàu hỏa, đầu đũa, đầu người( thành viên trong
một gia đình)…
- Với bài tập 2 của phần luyện tập của tiết học yêu cầu học sinh tìm sự chuyển
nghĩa của từ cổ, tay, lưng, lưỡi, miệng. Giáo viên giúp học sinh ghi nhớ được nhận xét
các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật là những từ nhiều nghĩa và nó luôn là nghĩa
gốc của từ.
6. Khi dạy các tiết “Luyện tập về từ nhiều nghĩa”:
Trong SGK Tiếng Việt 5, sau khi học bài khái niệm từ nhiều nghĩa có 3 tiết dành
để luyện tập về từ nhiều nghĩa. Ở các tiết luyện tập này giáo viên cần củng cố cho học
sinh về khái niệm về từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển. mối liên hệ về nghĩa của
từ nhiều nghĩa.
* Để tránh sự nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh, đối với các bài tập tìm nghĩa
ở cột A ứng với nghĩa ở cột B giáo viên nên tổ chức các trò chơi học tập như trò chơi:
“Nhà giải nghĩa giỏi”, “ Ai nhanh hơn”, “Ai giỏi hơn”. Đồng thời sau khi học sinh chơi
phải yêu cầu học sinh nêu lí do vì sao em làm như vậy.
* Đối với các bài tập yêu cầu học sinh đặt câu để phân biệt từ nhiều nghĩa là động
từ hay tính từ, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tìm từ ứng với từng nghĩa rồi đặt câu với
những từ vừa tìm được. Nên khuyến khích học sinh tìm được nhiều từ, có khi đó là
những từ có nghĩa khác với yêu cầu nhưng như vậy cũng tốt vì như thế học sinh sẽ nắm
vững nghĩa hơn sau khi được giải thích từ giáo viên .

Ví dụ : Đi Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng hai chân: đi bộ, tập đi
Nghĩa 2: Mang, xỏ vào chân hoặc tay để che, giữ.
Học sinh có thể đặt câu: Nghĩa 1: Em đi bộ đến trường.
Bé Na đang tập đi.
Nghĩa 2: Em đi dép quai hậu đến trường
Mùa đông phải đi tất để giữ ấm đôi chân.
Nhận xét: Đi nghĩa 1 mang nghĩa gốc vì nó chỉ hoạt động di chuyển bằng hai chân
của con người. Còn đi nghĩa 2 là nghĩa chuyển, mặc dù nó không chỉ hoạt động di chuyển
bằng hai chân của con người nhưng đều chỉ hoạt động mang, xỏ cái gì đó vào chân, tay.
Song song với biện pháp trên đối với dạng bài tập này để giúp học sinh phân biệt
nghĩa gốc và nghĩa chuyển, giáo viên nên sử dụng một số câu hỏi để giúp học sinh hình
dung ra nghĩa ban đầu của nó.
Ví dụ:
? Nhắc đến ngọt ta có cảm giác thế nào? (ngọt của đường, mật)
? Từ ăn gợi cho ta hoạt động gì của bộ phận nào? (hoạt động đưa thức ăn vào
miệng)
? Từ đi gợi cho ta hoạt ®ộng của cái gì? (sự di chuyển của hai chân)
Nhờ thế học sinh sẽ dễ dàng nhận ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong dạng
bài tập này và cũng nhờ thế nên chắc chắn học sinh sẽ dễ dàng đặt câu theo yêu cầu bài
tập hơn rất nhiều.
* Dạng bài tập yêu cầu phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa là một dạng bài
tập khó đối với học sinh vì học sinh rất khó khăn trong việc gọi ra nét nghĩa của từng từ
trong các kết hợp khác nhau. So sánh nó với các kết hợp bên cạnh để xác đÞnh nó là đồng
âm hay nhiều nghĩa.
4
Trước khi làm bài tập giáo viên phải yêu cầu học sinh nêu khái niệm về từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa. Mối quan hệ về ý nghĩa của từ đồng âm (khác nhau hoàn toàn),
nghĩa của từ nhiều nghĩa ( bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau).
Để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập này giáo viên nên sử dụng phiếu học tập cho
nhóm, cá nhân hoặc cả lớp để học sinh tìm nghĩa của nó cho phù hợp rồi nêu nhân xét đó

là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: a) Chín
Câu có từ chín Nghĩa của từ chín trong câu
- Lúa ngoài đồng chín
vàng.
1. Suy nghĩ kĩ càng.
- Tổ em có chín học sinh. 2. Hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch
được.
- Nghĩ cho chín rồi hãy
nói.
3. Số 9.
Chín…. với chín … là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín….
b) Đường
Câu có từ đường Nghĩa của từ đường trong
câu
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. 1. Chất kết tinh vị ngọt.
-Các chú công nhân đang chữa đường dây
điện thoại.
2. Vật nối liền hai đầu.
- Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn
nhịp.
3.Chỉ lối đi lại.
Đường ….. với đường ….. là từ nhiều nghĩa, đồng âm với đường …
* Sau mỗi tiết luyện tập để củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể đưa ra
thêm một số dạng bài tập mới. Mục đích của các bài tập này là củng cố, mở rộng kiến
thức từ nhiều nghĩa.
Dạng bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong các câu
văn.
Ví dụ : Tìm từ có thể thay thế từ ăn trong câu sau:
- Cả nhà ăn tối chưa? (dùng bữa)

- Loại ô tô này ăn xăng lắm. (tốn, hao)
- Tàu ăn hàng ở cảng. (tiếp nhận)
- Bà Đào ăn lương rất cao (hưởng)
- Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm. (chịu)
- Da cậu ăn nắng quá. (bắt)
- Hồ dán không ăn. (dính)
- Hai màu này rất ăn với nhau. (hợp)
- Rễ tre ăn ra tới ruộng. (lan)
Dạng bài tập 2: Cho từ trong các kết hợp từ, tìm nghĩa của nó tương ứng.
Ví dụ: Trong thành ngữ: “ Chạy thầy chạy thuốc” dòng nào dưới đây nêu đúng nét
nghĩa của từ chạy? Chọn câu trả lời đúng:
a) Di chuyển nhanh bằng chân.
5

×