Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ KINH TẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.68 KB, 14 trang )

ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ
KINH TẾ - XÃ HỘI

Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức
Khoa Địa lý, ĐHSP HN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề nghiên cứu địa lý theo hướng định lượng đã nhiều thập kỷ nay là
địa hạt đầy khích lệ, đầy kịch tính của địa lý học. Trong lịch sử của địa lý
học, các phương pháp định lượng đ
ã được đặt nền móng từ thế kỷ 19, với
những nhà địa lý vĩ đại của thế kỷ đó như Humbolt, Ritter, Tunen,
Xememov-Tiansanxki Trong những năm 30 của thế kỷ này, những mô
hình không gian toán học nổi tiếng của Christaller (lý thuyết vị trí trung
tâm), của Lösch (cảnh quan kinh tế) đã khích lệ rất nhiều nhà địa lý ở các
nước phương Tây phát triển các mô hình này (Xauskin, 1976).
Sự xuất hiện của máy tính điệ
n tử từ giữa thế kỷ 20 đã mở ra trào lưu
"toán học hoá địa lý", đặc biệt là ở các nước phương Tây. ? Mỹ, các nhà
địa lý tiên phong trong việc xây dựng hướng địa lý định lượng Brian
J.L.Berry, William Bunge và Richard Morill trong thập kỷ 60 đã lập ra
trường phái Chicago về địa lý lý thuyết. Đến thập kỷ 80, ở Mỹ đã hình
thành 4 trường phái về địa lý định lượng là Chicago, Washington,
Wisconsin và Iowa (Holt-Jensen, Fullerton, 1988). Những nhà địa lý
thuộc thế hệ
trẻ của châu Âu cũng đi tiên phong trong hướng định lượng.
Peter Haggett khi nổi danh mới ngoài 30 tuổi. Một loạt các công trình
nghiên cứu của ông và Chorley đã được đánh giá cao trên thế giới và đã
nhanh chóng được dịch ra tiếng Nga, giới thiệu với các nhà địa lý xô viết.
Đặc biệt, công trình của ông "Địa lý học: sự tổng hợp hiện đại" (1972,
1975, 1983) đã được đánh giá như là "cuốn sách của thế kỷ".Cuốn sách
nổ


i tiếng của David Harvey "Giải thích khoa học trong địa lý" đề cập đến
vấn đề hóc búa là cơ sở triết học, cơ sở phương pháp luận của giải thích
khoa học trong địa lý, từ đó ta có thể hiểu được thấu đáo hơn mối quan hệ
giữa định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lý.
Việc khẳng định nghiên cứu theo hướng định lượng trong địa lý học gặp
không ít quanh co. Sự cực đoan hoá, sùng bái các công cụ định lượng có
thể dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực chứng mới, và nếu
không thận trọng, thì người đọc, thậm chí người nghiên cứu có thể bị
đánh lừa vì bản chất không khoa học lại được che đậy bằng cái vỏ có vẻ
rất khoa học, hiện đại. Một điều còn có thể thấy trong kinh nghiệm củ
a
thế giới là trong khi các nhà địa lý trẻ đón nhận phương hướng định

2
lượng rất nhiệt tình thì các nhà địa lý lão thành tỏ ra rất thận trọng. Sự can
thiệp của các công cụ định lượng không chỉ là cuộc cách mạng trong
phương pháp nghiên cứu, mà còn làm lay chuyển cả nền tảng phương
pháp luận của khoa học địa lý, và đương nhiên là không dễ gì khi chúng
ta phải thay đổi, thậm chí phải loại bỏ khỏi kho tàng tri thức của khoa học
địa lý những điều gần như đã được m
ặc nhiên thừa nhận
1
. Vì vậy, chúng
tôi cho rằng, ít ra là ở thực tiễn Việt Nam, việc tạo ra sự phát triển kế tiếp
giữa các phương pháp định tính và định lượng, đồng thời từng bước làm
giàu thêm cả về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thông qua
các thử nghiệm áp dụng định lượng sẽ đem lại kết quả tốt.
2. QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH
LƯỢNG TRONG NGHIÊN C
ỨU ĐỊA LỲ

Mối quan hệ này có cơ sở trước hết từ bản chất của quá trình nhận thức:
từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và trở lại thực tiễn. "Trực
quan sinh động" bao hàm những nội dung của trực giác khoa học, của
những nghiên cứu định tính ban đầu, nó có tính chất phát hiện, có tác
dụng định hướng cho các nghiên cứu sâu, định lượng trong quá trình trừu
tượ
ng hoá và để trở lại với thực tiễn. Sau khi đã tước bỏ đi những cái dấu
hiệu cụ thể không bản chất, để lại những đặc tính bản chất, cốt lõi, những
mối quan hệ bản chất, lặp đi lặp lại, quá trình nhận thức đang trở về với
định tính. Khi mà địa lý học càng đi gần tới thực tiễn, thâm nhập vào
cuộ
c sống, thì càng cần có các sản phẩm định tính có chất lượng cao nhờ
đã đúc kết từ nhiều quá trình xử lý định lượng khách quan, trên cơ sở cắt
nghĩa các mô hình định lượng. Và như vậy, có thể nói rằng "định tính"
không đồng nghĩa với cái gì đó thiếu cơ sở khoa học hay là kết quả của
phương pháp nghiên cứu cổ truyền, và "định lượng" không phải là mục
tiêu cuối cùng của các nghiên c
ứu địa lý.
Đối với địa lý học, một khoa học nghiên cứu các địa tổng thể tự nhiên hay
các hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội và sự tương tác giữa các hệ thống
lãnh thổ này, thì các phương pháp định lượng có ý nghĩa lớn. ? đây có các
hình thức vận động khác nhau của vật chất từ vận động cơ học, vật lý,
hoá học, sinh học cho đến vận động xã hội. Các chỉ
tiêu để đo các quá
trình tự nhiên và kinh tế - xã hội diễn ra trên lãnh thổ thường có bản chất
khác nhau và không thông ước với nhau. Phải nhờ có các công cụ toán
thích hợp mới có thể tiến hành nghiên cứu tổng hợp thực sự. Với sự phát


1

Ch?ng h?n, vi?c nghiờn c?u c?nh quan s? d?ng ?nh vi?n thỏm v?i vi?c phõn ra cỏc "land-
units" khụng gi?ng nhu vi?c nghiờn c?u c?nh quan theo phuong phỏp truy?n th?ng. Vi?c
ti?n hành phõn lo?i, phân vị bằng máy tính điện tử dựa trên sự tương đồng và khác biệt của
các đơn vị lãnh thổ (taxons) theo một bộ chỉ tiêu được chọn không giống như việc tiến hành
phân vị truyền thống mà ở bậc phân vị cao thì sử dụng các chỉ tiêu khái quát, và ở các bậc
phân vị thấp hơn thì đưa vào thêm các chỉ tiêu chi tiết.

3
triển nhanh chóng của công nghệ GIS, thì những bài toán phân tích không
gian được tiến hành dễ dàng hơn nhiều, và tính phương án của các nghiên
cứu, các giải pháp địa lý được thực hiện có kết quả.
3. KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU RÚT RA TỪ MỘT SỐ THỬ NGHIỆM
NGHIÊN CỨU ĐỊA LỲ KINH TẾ - XÃ HỘI
Trong phần này, chúng tôi muốn tổng kết một số kinh nghiệm rút ra từ
thử nghiệm của chúng tôi trong những năm qua về áp d
ụng quan điểm và
phương pháp nghiên cứu định lượng. Những kinh nghiệm bước đầu này
có thể trình bày ở những điểm sau:
- việc lựa chọn các chỉ tiêu;
- bài toán về phân tích tương quan;
- bài toán về hồi quy;
- bài toán về phân loại.
1. Việc lựa chọn các chỉ tiêu
Việc lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích, đưa vào các mô hình định lượng
có ý nghĩa quyết định
đầu tiên. Trong nghiên cứu địa lý tự nhiên, ta hay
nói đến phương pháp chỉ thị, dùng một thông số nào đó làm chỉ thị chính
xác cho hiện tượng hay quá trình cần nghiên cứu. Trong nghiên cứu địa lý
kinh tế - xã hội cách áp dụng này cũng rất có hiệu quả.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu về đô thị hoá, ta có định nghĩa về đô thị hoá

như là quá trình tăng tỉ lệ dân số đô thị trong toàn bộ dân số của một
nước, một vùng và như là quá trình thay đổi lối sống của dân cư, phổ biến
lối sống đô thị trong dân cư. Trong thống kê, người ta thường dùng chỉ
tiêu về tỉ lệ phần trăm dân số đô thị trong toàn bộ dân số để phản ánh
trình độ đô thị hoá. Tuy nhiên, chỉ tiêu này khá khái quát và không phản
ánh mau lẹ sự đô thị hoá. Cần dùng thêm các chỉ tiêu khác.
Có thể sử dụng chỉ tiêu về hiệ
n trạng sử dụng đất để phản ánh sự đô thị
hoá, vì ở khu vực đô thị hoá đang tiến triển, thì tỉ lệ đất chuyên dùng +
thổ cư tăng lên, và trong thực tiễn ở nước ta, thì đồng thời là một phần đất
nông nghiệp bị mất đi do chuyển mục đích sử dụng. Vậy thì thay cho chỉ
tiêu tỉ lệ (đất chuyên dùng + thổ cư)/tổ
ng diện tích tự nhiên, ta nên dùng
chỉ tiêu (đất chuyên dùng + thổ cư)/diện tích đất nông nghiệp vì với sự
tăng lên của tử số là sự giảm đi của mẫu số; các khác biệt theo lãnh thổ
được thấy rõ hơn. Trong khi phân biệt các kiểu quần cư nông thôn Hà
Nội (Đức, 1985) đây là chỉ tiêu đặc biệt để tìm ảnh hưởng của đô thị hoá,
phát hiện các khu vực có kiểu quần cư
hỗn hợp ngoại thành. Chính trong
nghiên cứu trên (Đức, 1985) có thể thấy sự kết hợp giữa hệ thống chỉ tiêu

4
định tính với các chỉ tiêu định lượng để phân kiểu quần cư nông thôn Hà
Nội:
- Phân loại theo vị trí địa lí (định tính);
- Phân loại dựa trên hình thái (định tính);
- Phân loại theo hoạt động kinh tế của dân cư (định lượng), trong đó sử
dụng các số liệu thống kê về: a/ dân cư; b/ hiện trạng sử dụng đất;
c/ hiện trạng sản xuất.
Kết quả là thành l

ập được bản đồ "Hà Nội, các dạng quần cư nông thôn"
với bảng chú giải trình bày dưới hình thức ma trận thể hiện sự đan cắt của
các chỉ tiêu đưa vào phân tích.
?nh hưởng của đô thị hoá ở Hà Nội tới quần cư nông thôn vùng ngoại
thành huyện Từ Liêm và Thanh Trì lại được phân tích ở nghiên cứu (Đức,
1992). ? đây các chỉ tiêu được sử dụng là:
- Sự phân bố dân số
theo quy mô hộ gia đình ở các xã (1989). Chỉ tiêu
này dựa trên quan điểm cho rằng cùng với đô thị hoá là sự thay đổi
trong cách thức tổ chức cuộc sống gia đình, giảm đi các loại hộ quy
mô lớn, nhiều thế hệ sang các loại gia đình kiểu hạt nhân chỉ có hai thế
hệ (bố mẹ vàcon cái), quy mô nhỏ. Trong trường hợp ngoại thành Hà
Nội, quy luật không gian của sự chuyển từ cơ cấ
u hộ gia đình lớn sang
hộ gia đình nhỏ thể hiện thật rõ ở huyện Từ Liêm, nhưng còn mờ nhạt
ở huyện Thanh Trì. Quá trình tách hộ để nâng rất cao tỷ lệ hộ nhỏ diẽn
ra mạnh nhất ở các xã: 1/ Có bình quân đất thổ cư trên đầu người
quáthấp, xin tách hộ để được cấp thêm đất ở; 2/ Gần nội thành, có các
đường giao thông đi vào thành phố hay đường bao nội thành, có các tụ
đ
iểm buôn bán mới xuất hiện hoặc nằm trong dự kiến quy hoạch thành
các khu dân cư đô thị trong tương lai. Tách hộ để bám lấy mặt đường
làm dịch vụ, buôn bán và để giành quyền sử dụng những mảnh đất có
giá trị sẽ tăng lên rất nhanh trong thời gian tới.
Cũng trong nghiên cứu trên (Đức, 1992) còn phân tích sự thay đổi tương
quan tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng + thổ cư so với diện tích đấ
t nông
nghiệp trong thời gian từ 1978 đến 1990 và chỉ tiêu bình quân diện tích
đất nông nghiệp trên một đầu lao động nông nghiệp trong độ tuổi (năm
1990), từ đó đi đến kết luận rằng ở một số xã ven đô sự chuyển dịch lao

động sang phi nông nghiệp còn mạnh hơn và nhanh hơn sự chuyển đất
nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác.

5
Hình 1 - Sự phân phối dân cư theo quy mô hộ gia đình ở các xã (1989)

Trong nghiên cứu (Đức, 1997) các chỉ tiêu về hiện trạng sử dụng đất lại
một lần nữa được đưa vào. ? đây, thông qua việc nghiên cứu sự biến động
của sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà
Bình mà phân tích tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội
vùng lòng hồ do việc lập hồ thuỷ điện Hoà Bình, vì các biến độ
ng của
môi trường tự nhiên đều được phản ánh ở sự thích ứng của cộng đồng các
dân tộc trong việc khai thác tài nguyên. Và sức ép của đói nghèo và của
dân số lên tài nguyên cũng được thấy rõ. Trong nghiên cứu này, nét đặc
trưng về phương pháp không chỉ ở việc dùng hiện trạng sử dụng đất lâm
nghiệp như là một "tấm gương phản chiếu", mà còn ở việc kết hợp các
phương pháp nghiên c
ứu khảo sát điền dã, nghiên cứu có sự tham dự của
cộng đồng với việc sử dụng công cụ GIS bằng phần mềm MapInfo và
Excel.
2. Bài toán phân tích tương quan
Có nhiều bài toán tính hệ số tương quan (Chương, 1996; V.T.Jukov,
X.N.Xerbeniuk, V.X.Tikunov, 1980). Trong trường hợp của chúng ta, giả
định rằng ta tìm được một bộ chỉ tiêu phản ánh một đặc điểm nào đó của
các đối tượng địa lý cần nghiên cứu. Ta sẽ
tính hệ số tương quan giữa các
đơn vị lãnh thổ theo bộ chỉ tiêu đó, từ đó có thể thấy sự tương đồng và
khác biệt của các cấu trúc lãnh thổ theo bộ chỉ tiêu đã chọn. Điều đáng
chú ý là khi chọn thông tin gốc để tính tương quan, độ chính xác của việc

phân tích giảm khi đưa vào các chỉ tiêu phụ thuộc và khi sử dụng các
chuỗi nhỏ.

6
Việc tính hệ số tương quan cặp hiện nay đã trở nên dễ dàng nhờ sự trợ
giúp của các phần mềm xử lý bảng tính như Excel (sử dụng hàm
CORREL). Các kết quả tính toán có thể trình bày dưới dạng bản đồ hệ số
tương quan (V.T.Jukov, X.N.Xerbeniuk, V.X.Tikunov, 1980), hoặc dưới
dạng ma trận tương quan (Thịnh, 1987).
Hình 2 - Ma trận hệ số tương quan cặp giữa các APK của vùng kinh tế
Đông Nam Bungari về các đi
ều kiện sinh thái nông nghiệp
27
26
25
24
23
22
21
20
19
18
17
16
13
14
15
12
11
9

10
8
7
5
4
6
34
33
35
32
31
30
29
28
3
2
1
1
333231
34 35
30
29
28
26 27
23
2221
2019
24
25
16 17

18
1514
13
12
2
311
910
8
7
6
54
HÖ sè t−¬ng quan cÆp
d−íi 0,60
0,60 - 0,69
0,70 - 0,79
0,80 - 0,89
0,90 - 0,95
trªn 0,95
1,00


Trong nghiên cứu (Thịnh, 1987) chúng tôi đã trình bày dưới dạng ma trận
các hệ số tương quan cặp giữa các APK của vùng kinh tế Đông Nam
Bungari về các điều kiện sinh thái nông nghiệp (thông tin đầu vào là
bảng đánh giá phân hạng đất nông nghiệp phân theo APK, tính theo giá
trị trung bình gia quyền, của 31 APK, của chung các tỉnh Xliven,
Yambol, Burgas và vùng kinh tế Đông Nam Bungari). Tương tự là các
ma trận tương quan về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (trung bình thời
kỳ 1982-1984), cơ
cấu tổng sản phẩm nông nghiệp (1982-84) và cơ cấu

sản phẩm nông nghiệp hàng hoá (1982-84). Sự sắp xếp thứ tự của các
APK là theo một trật tự địa lý nhất định. Các mô hình này có giá trị
không kém cả loạt bản đồ về các chỉ tiêu đã tính toán. Nó cho phép nhìn
thấy sự tương đồng và tương phản giữa các APK, các nhóm APK và các
vùng lãnh thổ về các phương diện nêu ở trên, đồng thời còn cho phép
đánh giá ảnh hưởng c
ủa các yếu tố sinh thái nông nghiệp đối với việc sử
dụng đất và phương hướng sản xuất, được phản ánh ở cơ cấu giá trị tổng
sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp hàng hoá (khi chồng xếp
các ma trận này).

7
3. Phân tích hồi quy
Có các mô hình hồi quy một chiều và hồi quy không gian (V.T.Jukov,
X.N.Xerbeniuk, V.X.Tikunov, 1980). Hồi quy một chiều chỉ ra sự phụ
thuộc của một hiện tượng này vào một hiện tượng khác, là nguyên nhân
quan trọng nhất của sự phổ biến và sự phát triển của nó. Nó được dùng để
giải các bài toán nội suy và ngoại suy.
Hồi quy không gian lại phân tích sự phụ thuộc của hiện tượng địa lý vào
các toạ độ không gian. Nó là phương pháp hữ
u hiệu để mô hình hoá và vẽ
các bản đồ trường địa lý. Các bản đồ trường địa lý được tách ra thành:
- Bản đồ bề mặt phông (bản đồ trend) chỉ ra sự phân bố không gian của
nhân tố chủ đạo, xu hướng tổng quát trong sự phân bố của hiện tượng.
- Bản đồ bề mặt phần dư (phần sót) thể hiện các độ lệch ngẫu nhiên
giữa các trị
số đo thực tế và trị số phần trend. Nói khác đi, bản đồ này
phản ánh các dị thường vùng, được cắt nghĩa bằng các nguyên nhân
địa lý thứ yếu.
Trong nghiên cứu (Thịnh, 1990) chúng tôi đã lập phương trình hồi quy

phản ánh quan hệ tương quan giữa đánh giá kinh tế đất và năng suất trung
bình và mức lãi. Việc ứng dụng phương pháp này vào hoàn cảnh Việt
Nam, lập các phương trình hồi quy như vậy có thể
làm cơ sở để xác định
các định mức về năng suất và mức lãi, để điều chỉnh hạng mức thuế nông
nghiệp theo hạng kinh tế đất.

Hình 3- Quan hệ giữa tỉ lệ hộ nông nghiệp và đất nông nghiệp tính bình
quân trên một hộ nông thôn
y = -1E-05x
2
+ 0.0718x - 1.2175
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
70.00
80.00
90.00
100.00
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
B×nh qu©n diÖn tÝch ®Êt n«ng nghiÖp trªn mét hé (m2)
TØ lÖ hé n«ng nghiÖp


8
Trong nghiên cứu (Bình, 1996) trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ

hộ nông nghiệp và đất nông nghiệp tính bình quân trên một hộ nông thôn
đã xác định đường hồi qui và phương trình hồi qui và cho phép rút ra kết
luận rằng: dân số nông thôn Đồng bằng Sông Hồng gây sức ép lên đất
đai. Sự hạn chế trong việc bảo đảm tài nguyên lại trở thành sức ép, buộc
người nông dân phải thay đổi cơ cấu hoạt động kinh tế sang các hoạ
t
đông phi nông nghiệp.
Trong nghiên cứu (Đức , 1991) chúng tôi đã dùng phương pháp phân tích
trend để thành lập các bản đồ bề mặt phông và bề mặt phần dư bậc sáu
của bề mặt thống kê mật độ dân số các năm 1980 và 1989 của các phường
nội thành Hà Nội. Các bản đồ được lập ra đã phản ánh những đặc điểm
mang tính quy luật trong xu hướng phân bố dân cư nội thành Hà Nội. Đặc
biệt, vi
ệc phân tích các bề mặt phần dư (các dị thường dương và các dị
thường âm) cho phép rút ra rằng ngay trong thời gian nghiên cứu (1980-
89) các khu vực chợ có sức thu hút dân cư đặc biệt mạnh do ở đây người
ta dễ dàng kiếm được thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ,
thương mại. Trong khi đó, khả năng kiếm được chỗ ở chưa phải là nhân
tố có sức hút ghê gớm tập trung dân c
ư.
Hình 4 - Phân tích trend phân bố dân cư nộithành Hà Nội
4. Mô hình phân loại
Trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội hay trong kinh tế vùng nhiều khi
phải tiến hành phân loại, gộp nhóm các đối tượng nghiên cứu muôn vẻ
vào các lớp nhất định để nhận dạng chúng và đánh giá, xem xét sự phân

9
bố của chúng cũng như quan hệ của chúng trong không gian. Việc phân
loại còn là một bước quan trọng để đi tới tổng hợp, khái quát hoá các kết
quả nghiên cứu. Nó cho phép phân tích ở trình độ cao cấu trúc ngang của

lãnh thổ, quy luật phân hoá lãnh thổ. Có nhiều cách phân loại (V.T.Jukov,
X.N.Xerbeniuk, V.X.Tikunov, 1980, chương 4; SPSS Professional
Statistics 6.1, 1993, Chapter 3 - Cluster Analysis). ? khoa địa lý ĐHSP
HN 1 trong những năm 80 đã có một số thử nghiệm của PGS Đỗ Hưng
Thành và cộng sự trong việc dùng mô hình phân loại Vroxlav tương
đối
đơn giản để phân chia ranh giới vùng trung du
Trong nghiên cứu (Thịnh, 1987a, 1987b) cũng dùng mô hình phân loại
Vroxlav, với sự trợ giúp của máy vi tính tính ra các khoảng cách phân
loại (khoảng cách D) theo bộ chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh thái nông
nghiệp (các chỉ tiêu phân hạng đất theo mức độ thích hợp cho 17 nhóm
cây trồng khác nhau) của 163 đơn vị lãnh thổ. Và sau đó, các đơn vị lãnh
thổ (các taxon) được nối với nhau theo phương pháp thủ công, tạo thành
sơ đồ hình cây (dendrit) và trên c
ơ sở đó thành lập bản đồ . Và kết quả là
chúng tôi đã đưa ra bản đồ Phân loại phân kiểu lãnh thổ của các điều kiện
sinh thái nông nghiệp để phát triển ngành trồng trọt. Các đơn vị phân loại
(taxon) không chỉ được đánh giá chung theo mức độ thuận lợi cho trồng
trọt, mà còn được đánh giá cụ thể cho từng nhóm trong 12 nhóm cây
trồng chính. Nét độc đáo trong cách tiếp cận ở nghiên cứu này là: thông
tin đầu vào không phải là các chỉ tiêu phản ánh một đặc điểm tự nhiên
nào đó của môi trường tự nhiên (như các chỉ tiêu về địa hình, khí hậu, đất,
nước ) mà là những chỉ tiêu đã mang tính tổng hợp (phân hạng đất).
Trên cơ sở đó mà tổng hợp một lần nữa thành các sơ đồ phân loại.
Trong nghiên cứu (Thịnh, Bình, 1997), chúng tôi dùng kĩ thuật phân tích
sự co cụm (Cluster Analysis). Mỗi một đố
i tượng địa lí được đặc trưng
bởi n chỉ tiêu nhất định, hay nói cách khác, mỗi trường hợp đưa vào phân
tích là một vectơ-hàng n chiều X= ⏐x
1

, x
2
, , x
n
⏐. Trong phân tích này,
mỗi huyện được đặc trưng bởi 9 chỉ tiêu: tỉ lệ % nhà kiên cố, tỉ lệ % nhà
bán kiên cố, tỉ lệ % nhà đơn sơ, tỉ lệ % số hộ dùng điện, tỉ lệ % số hộ
dùng nước máy, tỉ lệ % số hộ dùng nước giếng, số xe máy bình quân trên
100 hộ, số tivi bình quân trên 100 hộ, số máy truyền thanh bình quân trên
100 hộ. Như vậy, mỗi huyện là một vectơ 9 chi
ều. Ma trận phân tích
gồm 83 hàng (83 huyện, thị xã) và 9 cột chỉ tiêu.
Trong không gian n chiều, mỗi đối tượng gộp nhóm được trình bày như
một điểm. Mức độ tương tự của một huyện X (đối tượng gộp nhóm) theo
bộ chỉ tiêu đã chọn đối với một trong các huyện còn lại Y được trình bày
dưới dạng khoảng cách phân loại (X,Y). Có nhiều công thức tính toán
khoảng cách này, mà thông thường người ta sử dụ
ng khoảng cách bình
phương Ơclit (trong không gian n chiều) theo công thức:

10
Khoảng cách (X,Y) =


i
ii
YX
2
)(
Các kết quả phân loại được trình bày thành ma trận, sơ đồ hình cây

(dendrogram) và các quan hệ gộp nhóm (cluster membership) có thể
được ghi lại (với số lượng nhóm tuỳ chọn).
Trong nghiên cứu này, nét đặc sắc là ở chỗ sử dụng uyển chuyển các
phần mềm MapInfo và SPSS. Thông tin gốc được lưu trữ dưới dạng file
số liệu MapInfo và file số liệu SPSS. Sau khi xử lí xong ở phần mềm
SPSS, thì nh
ờ thủ tục SQL select trong MapInfo, các thông tin được
chuyển vào file MapInfo và từ đó, việc vẽ tự động bản đồ chuyên đề Phân
nhóm các huyện đồng bằng sông Hồng theo các chỉ tiêu diều kiện sống
của hộ nông thôn đã trở nên dễ dàng. Thông qua việc thay đổi số lượng
cụm (cluster), ta có thể tháy rõ hơn những cung bậc tinh tế nhất trong sự
phân hoá không gian điều kiện sống cuả dân cư nông thôn
đồng bằng
sông Hồng.
Hình 5- Bản đồ phân nhóm các huyện đồng bằng sông Hồng theo các chỉ
tiêu về điều kiện sống của hộ nông thôn

Khi chia thành 18 nhóm, các huyện ngoại thành Hà Nội được phân biệt rõ
qua hai bờ tả và hữu ngạn sông Hồng, còn khi chia thành 13 nhóm, với sự
khái quát hoá cao hơn, thì hai nhóm này được gộp làm một. Đồng bằng
sông Hồng được "phân khu rõ": bao bọc lấy các kiểu 12 và 13 (ngoại
thành Hà Nội) là các huyện thuộc kiểu 11. Các thị xã t
ạo ra các kiểu vùng
nông thôn "nội thị" với các đặc trưng khác biệt với vùng nông thôn rộng
lớn xung quanh (nhóm 6: TX Hải Dương, nhóm 3: TP Nam Định và TX
Kiến An, nhóm 9: TP Hạ Long, nhóm 18: TX Đồ Sơn ). Ở các vùng
0
12 5
25
11

16
14
5
14
11
3
7
18
17
17
10
10
9
5
1
1
4
4
1
6
14
1
1
11
11
13
11
8
11
12

13
11
11
12
11
11
11
4
5
11
11
16
16
16
2
2
14
16
16
7
3
11
1
2
1
4
11
12
11
11

16
16
2
12
15
4
11
2
4
1
1
17
11
5
1
Ph©n nhãm tù ®éng
1 (10)
2 (5)
3 (2)
4 (6)
5 (4)
6 (1)
7 (2)
8 (1)
9 (1)
10 (2)
11 (25)
12 (5)
13 (2)
14 (4)

15 (1)
16 (8)
17 (3)
18 (1)

11
ven thành phố Nam Định, thị xã Hải Dương, Hải Phòng, ta cũng thấy sự
lan toả ảnh hưởng của các đô thị này phản ánh ở các "vành đai" kiểu điều
kiện sống của dân cư. Tuy nhiên, cho đến nay, ảnh hưởng này cũng chưa
lớn lắm.
Những kết quả phân loại tổng hợp với sự hỗ trợ của máy tính và các phần
mềm chuyên biệt (MapInfo, SPSS ) mở ra nh
ững triển vọng mới trong
nghiên cứu tổng hợp các đơn vị lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Những
cuộc điều tra toàn diện nông thôn nông nghiệp, với những kết quả đã
được công bố cho phép các nhà địa lí có thể tiến hành phân loại các
huyện theo một tập hợp các chỉ tiêu được lựa chọn có luận chứng cẩn
thận. Và kết quả là chúng ta có thể tiến hành phân loại các huyện, phân
kiểu các huyện và phân vùng nông thôn nông nghiệp theo quan điểm mới,
trong đó những vấn đề của nông nghiệp, nông dân và nông thôn hoà
quyện với nhau trong một thể thống nhất hữu cơ.

KẾT LUẬN
Những nghiên cứu thành công bước đầu cho phép chúng ta vững tin ở
việc áp dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu địa lý kinh tế
- xã hội. Khi nắm vững quan điểm phương pháp luận nghiên cứu của địa
lý kinh t
ế - xã hội, có định hướng nghiên cứu đúng, biết cách phát hiện
ván đề, thì nhà địa lý có thể vận dụng đúng các phương pháp và phương
tiện nghiên cứu hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng nghiên cứu

của mình. Đây cũng là nguồn động viên cho các nhà địa lý trẻ có thể
vững bước trên con đường khám phá mà không sợ lạc hướng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antoine Bailly, Hubert Beguin (1996) - Introduction à la géographie
humaine. Armand Colin, 6e édition.
2. Lê Thanh Bình (1996) - Phân tích sự chuyển bi
ến không gian kinh tế -
xã hội nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Luận án PTS Địa lý.
Hà Nội.
3. Chorley R., Haggett P. (ed.) (1967) - Models in geography. London
(bản tiếng Nga, Nxb "Tiến Bộ, M., 1971).
4. Nguyễn Kim Chương (1996) - Hướng định lượng trong nghiên cứu địa
lý. TBKH, ĐHSP-ĐHQG HN, số 4, tr.1-4.
5. Đỗ Thị Minh Đức (1985) - Một số kết quả bước đầu nghiên cứu đặc
điểm quần cư và các kiểu quần cư nông thôn Hà Nộ
i. Tạp chí Kinh tế
vùng - số 4, tr. 23-28.

12
6. Đỗ Thị Minh Đức (1991) - Phân tích nguồn gia tăng đô thị và sự phân
bố dân cư khu vực nội thành Hà Nội. TBKH - ĐHSP HN 1, số 5,
tr.23-29.
7. Đỗ Thị Minh Đức (1992) - Những yếu tố chính tạo nên sự biến đổi của
quần cư vùng ngoại thành Hà Nội thuộc hai huyện Từ Liêm và Thanh
Trì. TBKH của các trường Đại học, Địa lý - Khí tượng thuỷ văn, số 2,
tr.19-27.
8. Đỗ Thị Minh
Đức (1997) - Nghiên cứu sự biến động của sử dụng đất
lâm nghiệp xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. TBKH -

ĐHSP - ĐHQG HN, số 2, tr.73-82.
9. Haggett P. (1975) - Geography: a modern synthesis. 2nd edition,
Harper International, New York, London. (Bản tiếng Nga 1979).
10. Harvey D. (1969) - Explanation in geography. London (Bản tiếng
Nga, 1971).
11. Holt-Jensen A., Fullerton B. (1988) - Geography: History and
concepts. A student's guide. 2nd Edition. Paul Chapman, London.
12. Jukov V.T, Xerbeniuk X.N. , Tikunov V.X. (1980) - Mô hình hoá toán -
bản đồ trong địa lý. K.A.Xalisev hiệu đính. Nxb "Tư tưởng", Maxcơva
(tiếng Nga)
13. Peet R., Thrift N. (ed.) (1989) - New models in geography. Volume
One. Unwin Hyman Ltd, London.
14. Shaw G
., Wheeler D. (1994) - Statistical techniques in geographical
analysis. David Fulton, London,.
15. Silk J. (1979, 1981) - Statistical concepts in geography. George Allen
& Unwin, London.
16. Nguyen Viet Thinh (1987a) - Economic-geographical estimation of the
natural conditions and resources for the development of agriculture in
the South-East Economic Region of Bulgaria. Bulletin of the
Bulgarian geographical society, Book XXV (XXXV), pp. 129-142.
17. Nguyễn Viết Thịnh (1987b) - Phân tích địa lý kinh tế tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp ở vùng kinh tế Đông Nam Bungari. Luận án PTS Địa lý,
Sofia, (tiếng Bungari).
18. Nguyễn Viết Thịnh (1990) - Đánh giá hiệu quả kinh tế của sự phân bố
sản xuất trong ngành trồng trọt trên cơ sở phương pháp đánh giá kinh
t
ế đất (lấy thí dụ ở vùng kinh tế Đông Nam Bungari), TBKH - ĐHSP
HN 1, số 1, tr. 96-103.


13
19. Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thanh Bình (1997)- Phân loại tự động các
huyện đồng bằng sông Hồng theo điều kiện sống của hộ nông thôn.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 234, tháng 11, tr.37-41.
20. Yu.G.Xauskin (1976) - Lịch sử và phương pháp luận của khoa học địa
lý. Nxb ĐHTH Maxcơva, (tiếng Nga).


Nguồn: Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh - Định lượng và định
tính trong nghiên cứu
địa lí kinh tế - xã hội. TBKH ĐHSP-ĐHQG HN,
số 5-1998, tr. 136-146.

14
SUMMARY
QUANTITATIVE AND QUALITATIVE RESEARCH IN SOCIO-
ECONOMIC GEOGRAPHY
Nguyen Viet Thinh, Do Thi Minh Duc

The geographical synthesis can not reach a high quality without
quantitative methods. In this article, the authors summed up their
experience in application of quantitative methods in socio-economic
geography during the last more than 10 years. This experience includes:
- Selection of indictors;
- Correlation analysis;
- Regression analysis;
- Hierarchical classification.



×