Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.35 KB, 65 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường, em đã dược sự dạy dỗ tận
tình của quý thầy cô, là khoảng thời gian em được học tập, bồi dưỡng những kỹ
năng, kiến thức và nâng cao trình độ về chuyên ngành em theo học.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám
Hiệu, Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế quốc dân, người đã chỉ dẫn truyền đạt
kinh nghiệm từ lý thuyết đến mô phỏng thực tiễn cho em làm nền tảng để em có thể
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn
Vĩnh Giang đã nhiệt tình chỉ dẫn em suốt thời gian qua giúp em hoàn thành chuyên
đề một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám Đốc Đài và các anh chị làm việc tại
phòng Tổ chức – Đào tạo Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đặc biệt là chị Phan
Cẩm Châu là trưởng phòng Tổ chức – Đào tạocủa Đài Truyền hình Kỹ thuật số
VTC đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện
chuyên đề này.
Qua thời gian thực tập, em nhận thấy có vài điểm khác biệt giữa lý thuyết đã
học và thực tế. Mặc dù đã cố gắng nhưng do khả năng và thời gian thực tập có hạn
nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng với các anh chị Đài Truyền hình Kỹ thuật số
VTC để em có thể hiểu rõ hơn về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài Truyền
hình Kỹ thuật số VTC.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực tập
Phạm Thị Huê
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là Phạm Thị Huê, sinh viên lớp Kinh tế lao động 52B, khoa Kinh tế


và quản lý nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Em xin cam đoan
chuyên đề thực tập cuối khóa “Đào tạo nguồn nhân lực tại Đài Truyền hình Kỹ
thuật số VTC” được thực hiện dưới sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân em, dưới
sự hướng dẫn của giảng viên – PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang và sự giúp đỡ của các
anh chị phòng Tổ chức – Đào tạo Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Em xin cam
đoan các số liệu trong chuyên đề là trung thực, không sao chép các bài luận văn tốt
nghiệp của các tác giả khác. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm với nhà trường và khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, trường Đại
học Kinh tế quốc dân.

Sinh viên
Phạm Thị Huê
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỔ, BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTV Biên tập viên
CBCNV Cán bộ công nhân viên
ĐH Đại học
HDTV High Definition TeleVision
(Truyền hình độ nét cao)
HĐLĐ Hợp đồng lao động
MC Master of Ceremonies
PV Phóng viên
TH Truyền hình
THKTS VTC Truyền hình kỹ thuật số VTC
TV Television
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy
trì và phát triển các doanh nghiệp. Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố
hàng đầu quyết định sự tồn tại và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực có năng lực và trình độ cao sẽ góp phần tích cực trong việc nâng
cao chất lượng, sức cạnh tranh, sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nhận thức
được tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao, Đài Truyền hình kỹ thuật
số VTC – một trong hai Đài Truyền hình quốc gia của cả nước, đơn vị hành chính –
sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông đã đẩy mạnh hoạt động đào tạo
để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý cho cán bộ và người lao
động của Đài. Thông qua quá trình đào tạo, Đài THKTS VTC giúp cho các cán bộ
và người lao động có cơ hội làm quen, tiếp thu và sử dụng thành thạo những công
nghệ mới trong lĩnh vực truyền hình và công tác quản lý, từ đó tạo điều kiện cho
Đài THKTS VTC áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất
các chương trình truyền hình cũng như nâng cao trình độ quản lý cho ban lãnh đạo,
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho CBCVN, BTV, MC, phóng viên,…. đưa Đài
THKTS VTC phát triển ngày càng lớn mạnh, sánh ngang với các Đài Truyền hình
trong khu vực và trên thế giới. Thông qua hoạt động đào tạo, bên cạnh những thành
tích đạt được vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động đào tạo
ngày càng hoàn thiện hơn nữa, đáp ứng đúng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ công nhân viên, người lao động tại Đài THKTS VTC sau khóa đào tạo. Với
những lý do kể trên, em đã chọn đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS
VTC” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC
 Khách thể nghiên cứu là toàn bộ CBCNV, PV, MC, người lao động tại
Đài THKTS VTC
 Khách thể điều tra là những người gửi phiếu điều tra tại các phòng, ban
của Đài THKTS VTS, phỏng vấn sâu một số giáo viên.
 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: chuyên đề tập trung nghiên cứu tại Đài THKTS VTC
- Về thời gian: Nguồn dữ liệu thứ cấp và phần thực trạng đào tạo nguồn nhân
lực tại Đài THKTS VTC tập trung phân tích, đánh giá trong 3 năm 2011 – 2013.
Nguồn dữ liệu sơ cấp về đào tạo đối với những người tham gia khóa đào tạo trong

SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
năm 2013 được khảo sát và tổng hợp bằng bảng hỏi trong 10 ngày từ 18/3/2014 –
28/3/2014.
- Về nội dung: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về thực trạng đào tạo nguồn
nhân lực tại Đài THKTS VTC bao gồm: các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và quy
trình đào tạo tại Đài VTC.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Thông qua việc nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ đưa
ra những giải pháp cơ bản nhất để cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài
VTC.
- Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu tổng quát đã đặt ra, chuyên đề sẽ đi sâu phân
tích những đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
tại Đài VTC, quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC bao gồm xác định nhu
cầu, đối tượng, chương trình, phương pháp, …đào tạo. Thông qua những phân tích
trên sẽ chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt
động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến
hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC.
4. Cấu trúc chuyên đề
Nội dung của chuyên đề gồm 4 phần:
- Lời mở đầu
- Phần 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Phần 2: Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC
- Phần 3: Một số giải pháp nhằm cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
tại Đài THKTS VTC
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
PHẦN 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan nghiên cứu
Đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại
và đi lên trong cạnh tranh. Tại các tổ chức, hoạt động đào tạo được đề cập đến qua
những khía cạnh và mục đích khác nhau. Có rất nhiều nghiên cứu về đào tạo trong
đó có thể kể đến một số công trình như:
Công trình nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên khoa Kinh tế và quản lý
nguồn nhân lực, trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2013 với đề tài: “Đào tạo lực
lượng lao động tại chỗ tại làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam”.
Đề tài đã đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng đào tạo nghề cho người
lao động tại làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Hiện nay, vấn
đề đào tạo nghề tại các làng nghề truyền thống nói chung và tại làng nghề bánh đa
nem Nguyên Lý nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy những
người lao động ở làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý do không được đào tạo bài bản
và khoa học nên sản phẩm làm ra không đảm bảo về chất lượng, không đạt yêu cầu
để xuất khẩu dẫn đến thu nhập thấp và sinh ra tâm lý chán nản, muốn bỏ nghề đặc
biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy việc đào tạo cho người lao động tại làng nghề là vô cùng
cần thiết. Đề tài đã cho thấy thực trạng đào tạo lực lượng lao động tại chỗ của làng
nghề bao gồm các hoạt động đào tạo nghề truyền thống, đào tạo sử dụng máy móc,
đào tạo phòng chống cháy nổ đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm làm
cho hoạt động đào tạo được thực hiện một cách định kỳ, bài bản, phù hợp và hiệu
quả nhất với làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam.
Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho
người khuyết tật trên địa bàn TP Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thanh Tâm. Đề tài đã
nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích chất lượng đào tạo nghề, kiểm định thang
đo mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo nghề của người khuyết tật thông qua 6
yếu tố: giảng dạy tốt, phát triển kỹ năng, khối lượng đào tạo, công tác tổ chức khóa
học và sự hài lòng của người khuyết tật về chất lượng đào tạo nghề. Nghiên cứu cho
thấy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn TP Đà

Nẵng cần phải tác động vào những nhân tố trọng tâm, nắm được ảnh hưởng và tác
động của từng nhân tố đó trong việc cải thiện chất lượng đào tạo nghề cho người
khuyết tật nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề đáp ứng nhu cầu và mức độ
hài lòng của học viên, thu hút việc tham gia đào tạo nhiều hơn cho nhóm người yếu
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
thế trong xã hội. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến nhân tố tài chính và chương trình
đào tạo có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật.
Đây là hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đào tạo nghề cho người
khuyết tật. Vì vậy, đề tài cần bổ sung số liệu về ngân sách cho đào tạo đối với người
khuyết tật và chương trình đào tạo cụ thể để hoàn thiện công tác đào tạo cho người
khuyết tật trên địa bàn thành phố.
Luận án “Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt
may Hà Nội” của Th.S Nguyễn Vân Thùy Anh. Tác giả đã nghiên cứu những tác
động của các yếu tố đến kết quả đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các
doanh nghiệp dệt may Hà Nội. Luận án chỉ ra rằng công nhân kỹ thuật sau khi được
đào tạo và phát triển có kỹ năng và thái độ lao động đạt yêu cầu nhưng kiến thức và
khả năng nghề nghiệp còn rất hạn chế do một số nguyên nhân như: kiến thức
chuyên môn và năng lực sư phạm của các giáo viên dạy nghề còn yếu, các chính
sách đào tạo và đãi ngộ còn ít tác dụng khuyến khích về vật chất và tinh thần đối
với người lao động, làm giảm động lực học của họ, các phương pháp đào tạo đang
áp dụng chủ yếu là đào tạo trong công việc, kém tính bài bản và hệ thống, doanh
nghiệp không muốn đầu tư vào đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật do e ngại
công nhân thành thạo tay nghề có thể bỏ việc và không thu hồi được chi phí đào tạo.
Từ những phân tích và đánh giá đó, luận án đề xuất các doanh nghiệp dệt may Hà
Nội cần nhìn nhận đào tạo công nhân kỹ thuật vừa là giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững, vừa là công cụ kích thích tinh thần đối với
người lao động. Tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các cơ

quan quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và phát
triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội.
Đề tài “Nâng cao chương trình đào tạo và phát triển tại công ty Bitis Việt
Nam” của tác giả Phạm Đỗ Dũng. Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nguồn
nhân lực tại công ty Bitis Việt Nam, tác giả đã đưa ra những điểm hạn chế trong
chương trình đào tạo và phát triển tại các khóa đào tạo, đó là: kế hoạch đào tạo,
phương pháp đào tạo, chất lượng các khóa đào tạo, phương pháp đánh giá chất
lượng đào tạo, thời gian đào tạo, cung cấp thông tin phản hồi tới người lao động sau
mỗi khóa đào tạo, mức độ cam kết giữa người lao động và công ty sau các khóa đào
tạo. Luận án cũng đã đề xuất những điểm mới nhằm cải thiện chương trình đào tạo
và phát triển tại công ty Bitis Việt Nam bằng cách thiết lập lại chính sách đào tạo tại
công ty, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động nhằm mục tiêu phát triển
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
bền vững.
Đề tài “Đào tạo báo chí truyền thông tại Việt Nam – Cơ hội và thách thức
trong bối cảnh hiện đại hóa ngành công nghiệp truyền thông” của T.S Đặng Thị Thu
Hương, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Báo chí là một nghề đòi hỏi
kỹ năng tác nghiệp và mang tính thực hành cao. Đào tạo và nghiên cứu báo chí
truyền thông là một lĩnh vực đặc biệt, không chỉ thu hút sự quan tâm của giới học
thuật mà của cả ngành công nghiệp truyền thông đại chúng với nhiều ý kiến đan xen
trái ngược nhau. Đề tài phân tích những thời cơ và thách thức trong việc đào tạo
báo chí, truyền thông ở Việt Nam. Thời cơ từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành
công nghiệp truyền thông, từ mô hình đào tạo tín chỉ và khả năng đa dạng hóa sản
phẩm đào tạo, từ cơ sở vật chất cho ngành báo chí truyền thông đang từng bước
được đầu tư và hoàn thiện. Những thách thức đến từ đội ngũ cán bộ, cơ chế chính
sách của Đàng và Nhà nước, chương trình đào tạo, sự phối hợp giữa các cơ quan sử
dụng lao động,… Đề tài đã cho thấy những bất cập trong đào tạo báo chí, truyền

thông hiện nay ở Việt Nam. Thực tế cho thấy đào tạo báo chí, truyền thông tại các
cơ sở trong nước phần lớn vẫn được thực hiện một cách “tầng bậc” trên giảng
đường, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ, nặng về lý thuyết. Phần lớn các cơ sở đào tạo
báo chí truyền thông ở Việt Nam vẫn được thiết kế theo kiểu đơn ngành, tạo ra
‘đơn’ sản phẩm đầu ra. Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH và NV) 20 năm
qua vẫn đào tạo một ngành chung duy nhất, Học viện Báo chí và tuyên truyền có
chia chuyên ngành thì các chuyên ngành lại độc lập với nhau một cách cứng nhắc vì
chưa áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ. Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả
cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho
ngành báo chí truyền thông ở Việt Nam. Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, đội
ngũ giảng viên cũng như cải tiến chương trình đào tạo trong những năm tới. Tuy
nhiên, các giải pháp tác giả đưa ra mới chỉ dừng lại ở mặt lý luận, chưa xây dựng
một chương trình đào tạo cụ thể đối với các cơ sở đào tạo do đó tính ứng dụng của
đề tài chưa cao.
Nhìn chung các nghiên cứu kể trên đã nêu ra được những khía cạnh khác nhau
trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức. Xét trên
lĩnh vực báo chí, truyền hình, số lượng các nghiên cứu về đào tạo còn khá han chế.
Với việc phân tích “Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài truyền hình kỹ thuật
số VTC” sẽ cho thấy một cách nhìn nhận ở một góc độ nhất định về đào tạo nguồn
nhân lực tại Đài VTC. Đề tài đã tiếp thu những ưu điểm và rút ra một số mặt hạn
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
chế của các đề tài trước đó trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực để có thể góp
phần cải tiến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của Đài THKTS VTC.
2. Phương pháp tiếp cận
Việc nghiên cứu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC được
tiếp cận thông qua đọc giáo trình và các tài liệu để xác định khung lý thuyết làm cơ
sở nghiên cứu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC. Trên cơ sở các tài

liệu đó kết hợp nghiên cứu các thông tin, số liệu đã có trước đó của Đài VTC và
tiến hành khảo sát thực tiễn bằng bảng hỏi để đánh giá mức độ hiệu quả các nội
dung của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Phương pháp định tính:
+ Phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận để xác định những nhân tố ảnh hưởng và
nội dung đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC.
+ So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để rút ra những nhận xét, nhận định,
kết luận về những nội dung của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC.
- Phương pháp định lượng: Thống kê, tổng hợp các ý kiến khảo sát thông
qua tỷ lệ % các ý kiến của các học viên tham gia đào tạo để rút ra những kết quả
phân tích và đánh giá hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC
4. Phương pháp thu thập thông tin
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thông qua việc phát phiếu điều tra để nghiên cứu
nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC và mức độ hài lòng của cán
bộ, công nhân viên đối với chương trình đào tạo. Việc thực hiện việc điều tra bằng
bảng hỏi tại Đài THKTS VTC diễn ra từ ngày 15/3/2014 đến ngày 17/3/2014. Số
phiếu phát ra là 80 phiếu, số phiếu thu về là 77 phiếu, số phiếu hợp lệ là 75 phiếu.
(Nội dung của phiếu điều tra tham khảo phụ lục 1). Số phiếu dùng cho nghiên
cứu là 75 phiếu trên tổng số 712 lao động của Đài THKTS VTC. Số mẫu này đảm
bảo được tính đại diện cho những phân tích của chuyên đề.
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: được lấy từ số liệu báo cáo tổng hợp của phòng Tổ
chức – Đào tạo và một số phòng, ban khác tại Đài THKTS VTC, qua báo chí,
internet, các website,…. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn sâu
một số giáo viên tham gia giảng dạy tại một số khóa học của Đài VTC.
Để hoàn thành chuyên đề, việc nghiên cứu được tiến hành theo trình tự các
bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng nghiên cứu. Hoạt động quản trị nhân lực của một
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động

52B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
tổ , chức bao gồm nhiều vấn đề như tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực, đào tạo, phát
triển, phân tích công việc, tiền lương, an toàn và vệ sinh lao động… Việc lựa chọn
đối tượng nghiên cứu tùy thuộc vào tình hình sản xuất, kinh doanh và hoạt động của
tổ chức . Qua tìm hiểu thực tế tại Đài THKTS VTC, hoạt động đào tạo là vấn đề cần
được quan tâm hơn nữa với những phương hướng và giải pháp cụ thể.
Bước 2: Đọc tài liệu và lập đề cương sơ bộ. Cần nghiên cứu kỹ giáo trình để
có khung lý thuyết làm cơ sở lập đề cương sơ bộ. Sau khi cần lập đề cương sơ bộ sẽ
tiến hành thu thập thông tin và số liệu để lập đề cương chi tiết cho đề tài.
Bước 3: Tiến hành lập bảng hỏi. Dựa vào đề cương chi tiết đã xây dựng, cần
xác định những thông tin nào cần cho chuyên đề. Đó là nguồn thông tin thứ cấp cho
những phân tích của chuyên đề. Bên cạnh đó việc quan trọng cần làm là xác định
những nội dung mà nguồn thông tin thứ cấp không có và những nội dung cần lấy ý
kiến của người lao động. Từ đó lập phiếu khảo sát dựa vào những nội dung của
chuyên đề nghiên cứu. Xác định khách thể nghiên cứu để gửi bảng hỏi sau đó thu
bảng hỏi về để thực hiện việc tập hợp số liệu.
Bước 4: Tập hợp, phân tích số liệu thu được từ bảng hỏi, các báo cáo và số
liệu thu thập được từ các phòng, ban của Đài VTC để thấy được thực trạng đào tạo
nguồn nhân lực của Đài.
Bước 5: Viết bản thảo. Bản thảo trình bày cụ thể những nội dung của đề cương
chi tiết, phân tích các tài liệu, số liệu thu thập được để đánh giá những ưu điểm mà
Đài VTC đạt được trong hoạt động đào tạo, hạn chế còn tồn tại, chỉ ra nguyên nhân
và giải pháp để làm cho hoạt động ngày càng hoàn thiện hơn.
Bước 6: Viết chuyên đề hoàn chỉnh. Đây là bước cuối cùng để hoàn thành đề
tài. Chuyên đề hoàn chỉnh phải đảm bảo tính liên kết, mạch lạc trong nội dung của
từng phần. Tiếp đó, kiểm tra và sửa chữa tất cả những sai sót về hình thức như lỗi
chính tả, dấu câu, căn chỉnh,…để hoàn thiện chuyên đề.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

ĐÀI THKTS VTC
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
2.1. Tổng quan về Đài THKTS VTC
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Đài THKTS VTC
Đài THKTS VTC là một trong hai Đài truyền hình quốc gia có phạm vi phủ
sóng toàn quốc, thực hiện những nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền quốc gia, có
nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành truyền hình của Việt Nam.
Ngày thành lập: 19/8/2004
Địa chỉ: 65 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Điện Thoại: 043.636.6425
Fax:043.636.6413
Website:
Giám đốc Đài THKTS VTC: Ông Nguyễn Thanh Lâm
Tiền thân của Đài THKTS VTC là Ban Biên tập Truyền hình Kỹ thuật số, trực
thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam (nay là Tổng
Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC) được thành lập theo Quyết định số
34/2004/QĐ-BBCVT ngày 19 tháng 8 năm 2004 của Bộ Bưu chính viễn thông (nay
là Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Ngày 14 tháng 10 năm 2005, Công ty đầu tư và Phát triển công nghệ truyền
hình Việt Nam (VTC) được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp Giấy phép hoạt động
truyền hình số mặt đất số 135/GP-BVHTT. Trong đó, quy định Ban Biên tập
Truyền hình Kỹ thuật số sản xuất 05 kênh chương trình gồm: VTC1, VTC2, VTC3,
VTC4 và VTC5.
- Ngày 21 tháng 7 năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành quyết định
675/QĐ-BBCVT về việc đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức của Đài Truyền hình VTC thuộc Tổng Công ty VTC.
- Ngày 01 tháng 8 năm 2007, Bộ Văn hóa – Thông tin cấp Giấy phép hoạt

động truyền hình kỹ thuật số mặt đất số 72/GP-BVHTT cho Đài Truyền hình VTC.
- Ngày 23 tháng 5 năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại Giấy
phép hoạt động truyền hình số 873/GP-BTTTT cho Đài Truyền hình VTC.
- Nghị định 132/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/10/2013 chuyển Đài
THKTS VTC thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông,
theo đó ngày 24/12/2013 Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành quyết định
1819/QĐ-BTTTT quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Đài THKTS VTC.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Đài THKTS VTC đã trải qua nhiều
biến động, thăng trầm, từng bước khẳng định và ghi tên thương hiệu Truyền hình kỹ
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
thuật số VTC trên bản đồ truyền hình quốc gia. Đài THKTS VTC đã góp phần đem
đến cho khán giả cả nước những lựa chọn mới, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các đơn vị sản xuất truyền hình, từ đó chất lượng nội dung đươc nâng cao, mang lại
đời sống tinh thần tươi mới cho cộng đồng và lợi ích cho xã hội.
2.1.2. Vị trí, chức năng của Đài THKTS VTC
Đài THKTS VTC là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ,
thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân
trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Đài
THKTS VTC chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo
chí và tần số phát sóng.
2.1.3. Kết quả hoạt động của Đài THKTS VTC
Sự ra đời và phát triển vượt bậc của Đài THKTS VTC trong những năm qua
đã tạo ra bước phát triển mới cho ngành truyền hình Việt Nam và một số đài truyền
hình địa phương trong cả nước. Nếu như trước đây khán giả chỉ có thể xem một số
kênh truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam và một số đài truyền hình địa

phương thì giờ đây khán giả có thể thưởng thức nhiều kênh truyền hình có nội dung
phong phú, đa dạng và đặc sắc. Có thể khẳng định các kênh truyền hình của Đài
THKTS VTC đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với khán giả trên
mọi miền Tổ quốc và các kiều bào ở nước ngoài. Sau 9 năm hoạt động, Đài Truyền
hình VTC đã phát triển nhanh chóng về quy mô. Hiện nay, Đài đang sản xuất, phát
sóng 15 Kênh chương trình SD và 5 Kênh chương trình HD, trong đó có 4 Kênh
truyền hình thiết yếu quốc gia gồm Kênh VTC1 - Thời sự, chính trị, tổng hợp;
VTC10 - Văn hóa Việt; VTC14 - Phòng chống thiên tai, phục vụ cộng đồng;
VTC16 - Nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Nội dung các chương trình của Đài
ngày càng phong phú phục vụ nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, đưa chủ trương,
định hướng của Đảng, công tác điều hành của Chính phủ và hoạt động của Quốc hội
đến với nhân dân. Mỗi ngày trên kênh VTC1 sản xuất, phát sóng 5 chương trình
thời sự và nhiều chuyên đề chính luận, đặc biệt là chương trình “Diễn đàn lập
pháp”, chương trình “Vietnam online” đi sâu, phản ánh kịp thời, trung thực, đúng
định hướng công tác điều hành của Chính phủ và hoạt động của Quốc hội. Kênh
VTC10, VTC14, VTC16 sản xuất theo kế hoạch đặt hàng của Nhà nước, mỗi ngày
phát mới 720 phút chương trình, đưa thông tin, tri thức, văn hóa đến với đồng bào
xa tổ quốc, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi, giúp bà con
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
kinh nghiệm trong sản xuất, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại. Các kênh
truyền hình trả tiền hợp tác, liên kết với đối tác truyền thông để sản xuất chương
trình, trong từng giai đoạn cụ thể có kênh gặp khó khăn do thiếu sự ổn định trong tổ
chức và quản lý, đối tác không đáp ứng được yêu cầu về nội dung và tài chính buộc
Đài phải ngừng hợp tác: Kênh VTC5, VTC8. Một số kênh phát triển tốt được công
chúng đón nhận như: Kênh VTC3 là kênh chuyên về thể thao, kênh VTC4 là kênh
chuyên về thời trang, VTC7 là kênh chuyên về phim truyện,… Ngoài ra, Đài VTC
còn là cơ quan chủ quản của 2 cơ quan báo chí khác, là báo điện tử VTC News và

báo giấy Thể thao 24h.
Đài THKTS VTC cũng là nơi để các nghiên cứu về công nghệ mới trong lĩnh
vực phát thanh truyền hình được đưa vào ứng dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí
ngày càng cao của người dân.Năm 2009, Đài THKTS VTC là đơn vị đầu tiên cung
cấp dịch vụ truyền hình HDTV tại Việt Nam. Công nghệ truyền hình 3D – là công
nghệ truyền hình tiên tiến nhất hiện nay cũng đã được Đài nghiên cứu và phát sóng
thử nghiệm thành công. Với ưu thế vượt trội về công nghệ, nội dung phong phú, đặc
sắc, dịch vụ truyền hình của Đài THKTS VTC đã bước đầu khẳng định được sự
thành công, chiếm thị phần lớn, đặc biệt là dịch vụ truyền hình qua vệ tinh (DTH),
là nền tảng quan trọng để hướng tới có 1 triệu thuê bao vào năm 2015.
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
2.1.4. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Đài THKTS VTC
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn của Đài THKTS
VTC năm 2013

Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng Tổ chức – Đào tạo
Xét theo trình độ chuyên môn, trong tổng số 712 lao động của Đài THKTS
VTC, số lao động có trình độ ĐH là 538 người (chiếm tỷ lệ cao nhất 76%), số lao
động có trình độ cao đẳng là 58 người (chiếm 8%), trình độ trung cấp là 51 người
(chiếm 7%), số lao động có chứng chỉ nghề là 41 người (chiếm 6%) và số lao động
có trình độ văn hóa 12/12 là 4 người (chiếm tỷ lệ 1%). Do đặc thù công việc, Đài
THKTS VTC đòi hỏi những lao động có trình độ chuyên môn nhất định đã qua đào
tạo để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp cho khán giả những dịch
vụ truyền hình có chất lượng. Số ít lao động có chứng chỉ nghề và lao động có trình
độ văn hóa 12/12 chủ yếu bao gồm các bảo vệ, lái xe, tạp vụ,…Có thể thấy lao động
tại Đài VTC phần lớn là những người có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, một
vấn đề không chỉ của riêng Đài VTC mà của hầu hết các Đài truyền hình trong cả

nước hiện nay đó là nhân lực ngành truyền hình mặc dù tốt nghiệp đại học những
không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công việc. Những năm qua, dư luận
xã hội thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nhân lực
ngành truyền hình trong các trường đại học ở Việt Nam. Trên các tờ báo trung ương
và địa phương, trên báo giấy và báo mạng, đã có hàng chục bài viết về vấn đề này.
Hầu hết các bài báo đều tập trung phản ánh thực trạng thiếu hụt kỹ năng thực hành,
tác nghiệp của sinh viên ngành truyền hình, thể hiện nguyện vọng, nhu cầu của cơ
quan tuyển dụng ‘cần sinh viên học truyền hình ra sản xuất sản phẩm truyền hình
chứ không cần cử nhân lý luận ngành truyền hình” và thể hiện sự bức xúc của xã
hội khi ‘chỉ có khoảng 20% sinh viên ra trường làm đúng ngành mình đã học’, số
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
còn lại không tự thu hẹp được khoảng cách giữa kiến thức lý luận nặng tính hàn lâm
được học trong trường với môi trường làm công tác truyền hình đòi hỏi kỹ năng
nghiệp vụ cao, nên đành phải chuyển qua làm các công việc khác. Đây cũng là một
trong những bất cập của Đài VTC trong những năm gần đây. Một vấn đề khác đặt
ra đối với Đài VTC đó là với quy mô là một trong hai Đài truyền hình quốc gia của
cả nước, hiện tại số CBCNV, PV, BTV,…của Đài VTC vẫn còn hạn chế. Sự thiếu
hụt nhân lực dẫn đến tình trạng sử dụng chắp vá những người không có năng lực tác
nghiệp các chương trình truyền thông; vận động những người đã về hưu, đã quá
nhiều tuổi đến ký hợp đồng, hay mời những cán bộ nhân viên đang làm việc ổn định
ở các cơ quan truyền thông báo giấy, báo điện tử đến làm thêm từng việc trong
chuỗi sản xuất các chương trình truyền hình. Không những thế, có những trường
hợp các đơn vị truyền hình mới thành lập dùng tài chính lôi kéo nhiều nhân viên cốt
cán của những cơ quan truyền thông nhà nước về làm việc hẳn cho mình. Mặt khác,
tình trạng tranh chấp nhân sự một cách không bình thường giữa các đơn vị truyền
thông khác nhau cũng diễn ra khá phổ biến. Điều đó đặt ra vấn đề phải nâng công
tác xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực truyền hình lên một cấp độ chiến lược

toàn diện và có hệ thống của Đài VTC.
Bảng 1.1. Lao động đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của Đài THKTS
VTC giai đoạn 2011 – 2013
Vị trí
Số lượng (người)
Tỷ lệ đã qua đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ (%)
2011 2012 2013 2011 2012 2013
Lãnh đạo, quản lý 100 102 104 73,4 80,2 85,6
MC 42 47 50 60,5 67,6 70,3
Biên tập viên 183 198 221 65,3 75,2 87,9
Nhân viên kỹ thuật 98 112 116 60,4 68,9 79,1
Đạo diễn, quay phim 30 42 53 70,1 78,3 88,4
Nhân viên bản quyền 15 26 30 56,5 73.9 80,2
Nhân viên tổ chức
nhân sự
7 8 9 77,8 80 82,1
Nhân viên chiến lược 8 11 12 63,3 70,7 78,6
Một số vị trí khác
(nhân viên kế toán,
quản trị, tổng hợp,…)
60 75 87 70,5 80,1 85,5
Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng Tổ chức – Đào tạo
Từ bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo về chuyên môn
nghiệp vụ tại Đài VTC khá cao và tăng dần qua các năm. Trong năm 2011, tỷ lệ
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
lãnh đạo, quản lý đã qua các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ là 73,4% tổng

số cán bộ, lãnh đạo của Đài. Năm 2013, tỷ lệ này tăng thêm 12,2%, nâng tỷ lệ lãnh
đạo, quản lý đã qua đào tạo lên 85,6%. Các chức danh khác cũng có tỷ lệ lao động
đã qua đào tạo khá cao. Từ năm 2011 – 2013, tỷ lệ MC đã qua đào tạo tăng 9,8%, tỷ
lệ biên tập viên đã qua đào tạo tăng 22,6%, tỷ lệ nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo
tăng 8,7%,… Mặc dù nhân viên bản quyền có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất
toàn Đài tuy nhiên số lượng nhân viên bản quyền lại khá khiêm tốn. Năm 2011 là 8
người, năm 2013 là 12 người đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn
chung, việc đào tạo nguồn nhân lực của Đài VTC đã được tiến hành đồng bộ và
toàn diện ở hầu hết các phòng, ban, các chức danh. Có thể coi đây là một thành tựu
to lớn mà Đài đã đạt được trong những năm qua và cần tiếp tục phát huy trong
những năm tới.
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS
VTC
2.2.1. Nhân tố khách quan
2.2.1.1. Nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và mang tính quyết định
trong việc lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực của doanh
nghiệp. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế thường bao gồm:
- Tỷ lệ lãi suất: quyết định mức chi phí về vốn, tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp, do đó quyết định mức đầu tư cho hoạt động đào tạo của doanh
nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm tăng hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp, tạo khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu về
đầu tư mở rộng quy mô đào tạo.
Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương vừa công
bố ngày 7/10 của Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đang
rơi vào thời kỳ tăng trưởng chậm dài nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào thập niên
1980 tới nay. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức xếp hạng tín nhiệm
hàng đầu thế giới (Fitch) dự báo về tăng trưởng GDP năm 2014 là 5,5%. Những
khó khăn chung về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động đào tạo nguồn nhân

lực của Đài THKTS VTC. Năm 2013, tất cả các Đài TH ở Việt Nam đều sụt giảm
doanh thu so với giai đoạn 2010 – 2011. Vì vậy, những nguồn lực và chi phí đầu tư cho
hoạt động đào tạo không đáp ứng đầy đủ nhu cầu được đào tạo cho CBCNV của Đài.
2.2.1.2. Nhân tố chính trị, xã hội
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Nhân tố chính trị bao gồm luật pháp và hệ thống chính sách của Nhà nước.
Việc ban hành hệ thống luật pháp và chính sách hợp lý, kịp thời sẽ giúp cho doanh
nghiệp thực hiện đúng quy chế tuyển dụng và đào tạo lao động. Nước ta là quốc gia
đã được thế giới công nhận là nước có nền chính trị ổn định, môi trường sống lành
mạnh. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, các
doanh nghiệp làm ăn phát đạt sẽ có điều kiện hơn để phát triển hoạt động đào tạo
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày càng
sâu rộng như hiện nay, cơ chế pháp luật thông thoáng, Đài VTC tiến hành mở rộng
quy mô ngày càng lớn vì thế sự cạnh tranh với các Đài truyền hình trong nước và
nước ngoài ngày càng gay gắt hơn. Điều đó đòi hỏi Đài VTC ngày càng phải có
chiến lược cạnh tranh trong đó con người là nhân tố quyết định. Vì vậy, việc đào tạo
để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc rất cần thiết ở tất cả các doanh
nghiệp bao gồm cả Đài THKTS VTC.
2.2.2. Nhân tố chủ quan
2.2.2.1. Nguồn kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực
Trước đây với tư cách là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty VTC,
nguồn kinh phí hoạt động của Đài VTC do Tổng công ty VTC cấp duyệt. Sau khi
Thực hiện Quyết định 1819/QĐ-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Đài THKTS VTC, theo đó Đài sẽ hoạt động là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Về quy định đào tạo đối với đơn vị sự nghiệp
công lập theo hướng dẫn quy định tại Điều 34 Luật viên chức và các văn bản hướng

dẫn về trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng viên chức thì đơn vị sự nghiệp công lập có
trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức,
đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức được tham gia
đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức, nguồn tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm. Kinh phí cho đào
tạo sẽ quyết định trực tiếp đến việc thực hiện quy mô và loại hình đào tạo. Vì vậy,
việc đảm bảo nguồn kinh phí cho đào tạo là vô cùng quan trọng cần được ban lãnh
đào Đài đầu tư và quan tâm đúng mức để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng
cho các khóa học.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong quá trình hình thành và phát triển, Đài Truyền hình VTC được Tổng
công ty VTC đầu tư một số trang thiết bị sản xuất tiền kỳ, hậu kỳ và truyền dẫn,
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
phát sóng. Tuy nhiên, hệ thống thiết bị được đầu tư mua sắm với qui mô nhỏ, thiếu
đâu mua đấy nên dẫn đến thiếu đồng bộ. Từ năm 2008 đến năm 2011, Tổng công ty
thực hiện một số dự án đầu tư lớn cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho Đài.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, quá trình thực hiện dự án chậm tiến độ. Hiện
tại, Đài Truyền hình VTC đang trong giai đoạn chờ các dự án hoàn chỉnh đầu tư, vì
vậy hầu hết các trang thiết bị sử dụng từ giai đoạn cách đây 7 đến 9 năm đều đã cũ,
lạc hậu và hư hỏng. Toàn bộ hạ tầng cơ sở thiết bị công nghệ thông tin áp dụng cho
khối quản lý cũng được mua sắm tạm bợ, chỉ bổ sung khi có nhu cầu cấp thiết nên
hiện tại không thể ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý hoạt động của toàn
Đài. Do đó trong thời kỳ đầu thực hiện đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết
bị phục vụ cho hoạt động đào tạo còn nghèo nàn.
Với mục tiêu phát triển Đài THKTS VTC thành Đài truyền hình quốc gia số 2
(sau Đài VTV), việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Đài luôn được
ưu tiên hàng đầu. Thay vì tự tổ chức các lớp đào tạo tại Đài trong thời gian đầu đi

vào hoạt động, hiện nay Đài đã tổ chức các khóa đào tạo ở bên ngoài Đài tại các
khu nghỉ dưỡng, resort,…ở các thành phố Vinh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,
…Tại đây, với cơ sở vật chất hiện đại, không gian yên tĩnh giúp cho các học viên có
một tinh thần sảng khoái để có thể tiếp thu bài giảng một cách hiệu quả nhất. Bên
cạnh đó, Đài còn tổ chức một số khóa đào tạo khác ở nước ngoài như Hà Lan, Hàn
Quốc, Mỹ, để đảm bảo một cách tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng
công nghệ hiện đại…cho các học viên tham gia đào tạo.
2.2.2.3. Giáo viên
Đội ngũ cán bộ, giảng viên chính là người trực tiếp giảng dạy lý thuyết, hoặc
hướng dẫn thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành. Giáo viên là người
giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giảng dạy. Do đó chất lượng của đội ngũ giáo
viên bao gồm cả trình độ chuyên môn lẫn phảm chất đạo đức là nhân tố quan trọng
quyết định đến chất lượng hoạt động đào tạo. Ngoài ra các cán bộ làm công tác
quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo. Đây sẽ là nhân tố
làm nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
tại Đài VTC đồng thời sẽ là người tham vấn để ban giam đốc có thể đưa ra các
chính sách đào tạo hợp lý.
Hiện tại, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy cho CBCNV tại Đài THKTS
VTC đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền hình và công tác quản
lý. Đó là các giáo sư tại các trường đại học danh tiếng trong cả nước như Đại học
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Kinh tế quốc dân, Học viện Báo chí và tuyên truyền,…. và các chuyên gia người
Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất các chương trình truyền hình đến từ Đài truyền
hình MBC. Với bề dày kinh nghiệm và sự hướng dẫn nhiệt hình, tâm huyết, đã giúp
cho CBCNV tại Đài THKTS VTC tiếp thu bài học và thích ứng được với công việc
một cách nhanh chóng, hiệu quả.
2.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC

2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Việc xác định nhu cầu đào tạo là vô cùng cần thiết đối với mọi tổ chức, mọi
doanh nghiệp. Tại Đài VTC, việc xác định nhu cầu đào tạo dựa trên tình hình thực
tế cần phải đào tạo cán bộ, người lao động, PV, BTV, MC,…của Đài và nguyện
vọng của người lao động muốn được đào tạo để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên
môn. Trong những năm qua, Đài VTC tiến hành xác định nhu cầu đào tạo thông qua
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý của các
phòng ban nhận thấy cần nâng cao trình độ cũng như kỹ năng làm việc của nhân
viên trong phòng, ban sẽ tiến hành đề xuất với cấp trên để cử người lao động đi đào
tạo ngay cả khi bản thân người lao động không có nhu cầu được đào tạo. Theo
thống kê của phòng Tổ chức – Đào tạo, hiện nay trong Đài VTC có khoảng hơn 200
người có nhu cầu qua “đào tạo tiền công vụ”. Đào tạo “tiền công vụ” bao gồm các
nội dung về nghiệp vụ báo chí, truyền hình, văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức,
cơ chế, chính sách của Đài VTC,… Bên cạnh nhiệm vụ “đào tạo tiền công vụ”, Đài
cũng đã và đang tiếp tục nghiên cứu đề án “đào tạo chuyên gia” theo nguyện vọng
của CBCNV và ban lãnh đạo Đài để tăng tiết kiệm tài chính lâu dài cho Đài VTC.
Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi thì trong năm 2013, có 62/75 (tương ứng với
83,7%) người lao động được điều tra nhận thấy cần được đào tạo để nâng cao năng
lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Kết quả khảo sát tại các phòng, ban biên
tập cho thấy nhu cầu đào tạo đối với một số lĩnh vực truyền hình và mức độ “cần”
đối với từng lĩnh vực thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số 300 mẫu khảo sát
của Đài VTC như sau:
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Bảng 1.2. Nhu cầu đào tạo đối với một số khóa học tại Đài VTC năm 2013
Khóa học Số lao động có nhu
cầu được đào tạo
(người)

Tỷ lệ
(%)
Tổ chức sản xuất chương trình theo chủ đề 43 14,6
Đạo diễn chương trình 26 8,8
Sản xuất tin, phóng sự 23 7,8
Sản xuất phim tài liệu, ký sự 20 6,8
Công nghệ truyền hình 18 6,0
Ngoại ngữ 16 5,2
Dựng hình 15 4,9
Đồ họa 14 4,8
Kỹ năng mềm 13 4,5
Nghiệp vụ báo chí 12 4,3
Quản lý 11 3,7
Truyền dẫn phát sóng 8 2,6
Dẫn chương trình 7 2,3
Công nghệ thông tin 7 2,3
Quay phim 5 1,8
Âm thanh 4 1,5
Ánh sáng 3 0,9
Thiết kế sân khấu 3 0,9
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra của phòng Tổ chức – Đào tạo
Đài đã thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạo theo đúng trình tự của quy
trình đào tạo nguồn nhân lực. Việc xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của Đài VTC
không chỉ đáp ứng được nguyện vọng chính đáng được đào tạo nâng cao năng lực
chuyên môn của người lao động mà còn thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo các
phòng, ban tới sự phát triển chung của Đài về lâu dài. Tuy nhiên, nội dung các câu
hỏi trong bảng hỏi còn khá sơ sài, chưa thể hiện rõ được cụ thể lý do cần đào tạo và
kết quả mà người lao động đạt được sau khóa đào tạo (Nội dung phiếu điều tra Đài
VTC thực hiện tham khảo phụ lục 1, 2, 3).
2.3.2. Mục tiêu khi đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định đến sự thành công
của quá trình sản xuất các sản phẩm truyền hình. Quá trình sản xuất chỉ đạt hiệu quả
cao khi đào tạo được lực lượng lao động có chất lượng. Vì vậy, cần đặt hoạt động
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát
triển Đài VTC. Nhiệm vụ này có mục tiêu trước mắt là nâng cao số lượng cũng như
chất lượng CBCNV, PV, MC, BTV,… thỏa mãn nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp, kích thích học viên thực hiện công việc hiệu quả, làm ra những sản phẩm
truyền hình có chất lượng, thu hút người xem, nâng cao kỹ năng, tay nghề, thay đổi
tác phong làm việc theo hướng công nghiệp của người lao động tại Đài. Về lâu dài,
mục tiêu của hoạt động đào tạo nhằm mở rộng quy mô của Đài VTC, cùng với Đài
Truyền hình Việt Nam trở thành một trong hai Đài Truyền hình quốc gia của cả
nước. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC đặt ra những yêu cầu của
công tác đào tạo như sau:
Thứ nhất, đối với các lao động mới được tuyển dụng vào Đài VTC làm việc,
yêu cầu người lao động nắm rõ quy trình công việc cần phải làm, nội quy và văn
hóa ứng xử của Đài VTC để nâng cao tinh thần làm việc.
Thứ hai, đối với các lao động đang làm việc tại Đài VTC được tham gia các
khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, sau khóa đào tạo, người lao động sẽ nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp thu những công nghệ mới, cải thiện tác
phong làm việc và phối hợp làm việc theo ekip từ đạo diễn, quay phim đến BTV,
MC, PV,… một cách hiệu quả.
Thứ ba, đối với lãnh đạo, quản lý, sau khóa đào tạo, các cán bộ quản lý sẽ nắm
bắt được phương pháp quản lý mới, hoạch định chiến lược và hướng phát triển cho
Đài VTC trong thời gian tới phù hợp với những thay đổi về quy trình công nghệ và
môi trường làm việc tại Đài VTC.
2.3.3. Đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo là cán bộ, công chức, người lao động đang công tác và làm
việc tại Đài VTC bao gồm lãnh đạo, quản lý, BTV, PV, dẫn chương trình, nhân viên
kỹ thuật, nhân viên bản quyền, chuyên viên tổ chức nhân sự,… Nhằm đáp ứng đòi
hỏi ngày càng cao về cung cấp kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ viên chức khi
tham gia các khóa đào tạo, việc tích lũy kinh nghiệm của bản thân người lao động
trong môi trường Đài VTC là chưa đủ mà CBCNV, người lao động, PV, MC, BTV,
… cần được đào tạo nâng cao hơn nữa cả về nghiệp vụ chuyên môn cũng như
nghiệp vụ sư phạm tại các tổ chức đào tạo truyền hình nước ngoài. Đây cũng chính
là những đối tượng chính của dự án đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia mà Đài VTC đã
và đang xây dựng.
Bảng 1.3. Số lượng CBCNV tham gia đào tạo giai đoạn 2011 – 2013
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
Đơn vị: người
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Khối lãnh đạo 40 40 40
Khối kỹ thuật 135 153 159
Khối tham mưu chức năng và kinh
doanh dịch vụ
20 32 40
Khối sản xuất và quản lý 144 153 163
Tổng số
339 378 402
Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng Tổ chức – Đào tạo
Nhìn chung, số lượng cán bộ, công chức, người lao động được đào tạo có xu
hướng tăng qua các năm. Năm 2011, tổng số người được đào tạo là 339 người. Năm
2012, con số này đã tăng lên thành 378 người (tăng 11,5% so với năm 2011) và đến
năm 2013, số người được đào tạo lên đến 402 người (tăng 6,3% so với năm 2012).

Mặt khác có thể thấy số lượng cán bộ, công chức, người lao động tham gia đào tạo
không đồng đều giữa các đơn vị. Năm 2013 số lượng cán bộ, công chức, người lao
động tham gia đào tạo của khối sản xuất và quản lý lớn nhất với 163 người, chiếm
40,5% tổng số lao động được đào tạo. Nguyên nhân do đây là khối tập trung các
kênh truyền hình của Đài, kèm theo đó là ban quản lý các kênh truyền hình do đó
cần một số lượng lớn nhân sự bao gồm các MC, biên tập viên, bình luận viên, quay
phim, cộng tác viên,….Vì vậy số lượng lao động được đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. Ban
lãnh đạo của Đài THKTS VTC qua 3 năm không có sự biến động về số lượng người
tham gia các khóa đào tạo. Số lao động thuộc khối tham mưu chức năng và kinh
doanh dịch vụ (gồm văn phòng Đài, phòng Tổ chức – Đào tạo, phòng kế hoạch – tài
chính và văn phòng đại diện ở một số tỉnh thành) chiếm tỷ lệ thấp nhất khoảng 10%
tổng số lao động được đào tạo (tương ứng với 40 người). Nguyên nhân là do khối
này ít có sự biến động về nhân sự đồng thời sự thay đổi trong công việc và nghiệp
vụ chuyên môn không nhiều.
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang
2.3.4. Chương trình đào tạo và các phương pháp áp dụng đối với hoạt động
đào tạo nguồn nhân lực tại Đài THKTS VTC
Việc xây dựng chương trình đào tạo vào lựa chọn phương pháp đào tạo có ý
nghĩa quan trọng trong việc đào tạo cho CBCNV, người lao động tại Đài THKTS
VTC. Chương trình đào tạo do cán bộ chủ chốt của Đài VTC, phòng Tổ chức – Đào
tạo và các giáo viên tham gia giảng dạy phối hợp với nhau cùng thực hiện. Các nội
dung thực hiện bao gồm:
- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Chuẩn bị lớp học, bàn ghế, dụng cụ và trang thiết
bị cần thiết cho quá trình học tập như máy chiếu, tài liệu, thiết bị máy móc…
- Ấn định lịch học và thời gian đào tạo.
- Gửi thông báo nội dung khóa học, thời gian lớp học, địa chỉ tổ chức lớp
học, giáo viên hướng dẫn, mục tiêu đào tạo, danh sách CBCNV, BTV, PV,… tham

gia khóa học và các thông tin khác liên quan tới chương trình học đến từng học viên
để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Tiến hành đào tạo: Chương trình đào tạo được chạy theo nội dung và
phương pháp đào tạo đã lên theo kế hoạch như tổ chức lớp học, kiểm tra. Đối với
một số khóa học dành cho quay phim, đạo diễn sẽ tiến hành thi và chấm thi, sau đó
thông báo kết quả thi và cấp chứng chỉ cho các học viên đạt yêu cầu của khóa đào
tạo.
Thực tế hiện nay cho thấy việc đào tạo nhân lực tại Đài VTC đang đặt ra nhiều
vấn đề cần nghiên cứu, phân tích cho thấu đáo, trên cơ sở đó xác lập các chương
trình đạo tạo xứng tầm đòi hỏi của thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển của các cơ
quan báo chí, truyền hình, truyền thông. Đào tạo truyền hình tại Đài VTC hiện nay
cho thấy việc đào tạo được định hướng theo tính chất truyền nghề, đáp ứng ngay
yêu cầu công việc. Có thể thấy, phần lớn các lớp học được tổ chức ngắn ngày, giáo
viên truyền tải những kỹ năng cụ thể cho các học viên. Đây vừa là ưu điểm nhưng
cũng đồng thời là nhược điểm trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại Đài VTC.
Ưu điểm lớn nhất khi tiến hành đào tạo ngắn ngày đó là tiết kiệm thời gian và chi
phí giảng dạy. Tuy nhiên, khi đào tạo trong một thời gian quá ngắn như vậy, các
học viên sẽ khó có thể tiếp thu toàn bộ những kiến thức mà giáo viên truyền tải.
Như vậy, việc đào tạo theo đó cũng không đạt được những hiệu quả như mong
muốn của người lao động và lãnh đạo, quản lý.
Dựa trên thực tế đào tạo trong những năm qua tại Đài VTC và kết quả nghiên
cứu, khảo sát tại các phòng, ban cùng những định hướng phát triển của Đài THKTS
SV: Phạm Thị Huê Lớp: Kinh tế lao động
52B
20

×