Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hoàn thiện chính sách ưu đãi cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn Huyện Lập Thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.04 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO THƯƠNG BINH,
NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH TẠI
HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. VŨ THỊ MAI
Sinh viên thực hiện : Hà Thảo Vân
MSSV : CQ524236
Lớp : Kinh tế lao động 52B
Hà Nội,2014
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thị Mai người tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình viết chuyên đề thực tập, cùng toàn thể các thầy cô
trong khoa Kinh tế và quản lý Nguồn nhân lực là những người giảng dạy tôi suốt
bốn năm đại học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Trần Văn Kiên – Trưởng phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội huyện Lập Thạch đã tạo điều kiện cho tôi khi đến
thực tập tại phòng.
Đồng thời,tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Đăng Thiệu – phó trưởng
phòng – người trực tiếp hướng dẫn tôi, cùng toàn thể các anh chị phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội đã gợi ý, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian từ ngày 06/02/2014 đến ngày 21/05/2014 em đã có cơ hội
được thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc để nghiên cứu và thưc hiện chuyên đề thực tập “Hoàn thiện chính sách


ưu đãi cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trện đại bàn
huyện Lập Thạch”.Em xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập này là do em tìm
hiểu,nghiên cứu và xây dựng nên dựa theo các số liệu được cung cấp bởi Phòng Lao
động – Thương binh xà Xã hội và tham khảo các nguồn khác như giáo trình,sách
báo và internet vì vậy các kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Nếu có sai sót
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn và kính mong quý thầy cô nhận xét và chỉ bảo để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hà Thảo Vân
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
Mục Lục
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
Mục Lục 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu 9
1.1.1 Thương binh 9
1.1.3. Thương binh loại B 10
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh tại huyện Lập Thạch 15
2.1.2.1 Thực trạng về kinh tế gia đình 15
2.1.2.2 Thực trạng về học vấn, văn hóa 16
2.1.2.3 Thực trạng về sức khỏe 17
2.1.2.4 Thực trạng về việc làm 17
Bảng số 2: Cơ cấu thương binh, người hưởng chính sách như thương binh làm
việc chia theo lĩnh vực 18
2.1.2.5 Thực trạng về hoàn cảnh sống và nhà ở 18
Bảng số 3. Tình trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính sách như

thương binh từ năm 2012 đến nay 19
Bảng số 4: Bảng tỷ lệ thực trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh từ năm 2012 đến nay 20
2.3.1.2. Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2012 22
2.3.1.3 Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2013 22
Bảng số 5: Tình hình chi trả trợ cấp cho thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh tháng 4/2014 23
Bảng số 6: Bảng trợ cấp cho người phục vụ thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh 24
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
1
Bảng số 7: Trợ cấp cho người phục vụ trong tháng 4/2014 25
2.3.2 Chế độ mai táng phí, phụ cấp 25
Bảng số 8: Danh sách chi trả tiền tuất cho thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh tháng 4/2014 26
2.3.3 Chế độ chăm sóc sức khỏe 27
2.3.4 Về chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo 28
2.3.5 Về chế độ ưu đãi việc làm 28
2.3.6 Về các chế độ ưu đãi khác 29
Bảng số 11: Tình hình thăm hỏi và tặng quà Tết Nguyên Đán của Trung ương,
tỉnh Vĩnh Phúc 30
Bảng số 12: Bảng thống kê kết quả sửa chữa, xây mới nhà ở cho thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh từ năm 2012 đến nay 32
2.4.2. Chương trình ổn định đời sống thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 32
2.4.3. Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa 33
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh 34
KẾT LUẬN 38
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
2

Danh mục bảng, biểu
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
Mục Lục 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu 9
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh tại huyện Lập Thạch 15
Bảng số 2: Cơ cấu thương binh, người hưởng chính sách như thương binh làm
việc chia theo lĩnh vực 18
Bảng số 3. Tình trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh từ năm 2012 đến nay 19
Bảng số 4: Bảng tỷ lệ thực trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh từ năm 2012 đến nay 20
Bảng số 5: Tình hình chi trả trợ cấp cho thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh tháng 4/2014 23
Bảng số 6: Bảng trợ cấp cho người phục vụ thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh 24
Bảng số 7: Trợ cấp cho người phục vụ trong tháng 4/2014 25
Bảng số 8: Danh sách chi trả tiền tuất cho thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh tháng 4/2014 26
Bảng số 11: Tình hình thăm hỏi và tặng quà Tết Nguyên Đán của Trung ương,
tỉnh Vĩnh Phúc 30
Bảng số 12: Bảng thống kê kết quả sửa chữa, xây mới nhà ở cho thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh từ năm 2012 đến nay 32
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh 34
KẾT LUẬN 38
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
3

LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
Mục Lục 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu 9
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh tại huyện Lập Thạch 15
Bảng số 2: Cơ cấu thương binh, người hưởng chính sách như thương binh làm
việc chia theo lĩnh vực 18
Bảng số 3. Tình trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh từ năm 2012 đến nay 19
Bảng số 4: Bảng tỷ lệ thực trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh từ năm 2012 đến nay 20
Bảng số 5: Tình hình chi trả trợ cấp cho thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh tháng 4/2014 23
Bảng số 6: Bảng trợ cấp cho người phục vụ thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh 24
Bảng số 7: Trợ cấp cho người phục vụ trong tháng 4/2014 25
Bảng số 8: Danh sách chi trả tiền tuất cho thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh tháng 4/2014 26
Bảng số 11: Tình hình thăm hỏi và tặng quà Tết Nguyên Đán của Trung ương,
tỉnh Vĩnh Phúc 30
Bảng số 12: Bảng thống kê kết quả sửa chữa, xây mới nhà ở cho thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh từ năm 2012 đến nay 32
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh 34
KẾT LUẬN 38
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
4
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Việt
Nam có tinh thần thượng võ giàu lòng yêu nước, kiên quyết đấu tranh giữ nước, xây
dựng nên truyền thống gắn bó lâu đời, có bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng,
đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, gian khổ cùng với quân dân cả nước viết nên
những bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu
là các thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc.
Trên con đường đấu tranh cách mạng để giành độc lập, tư do dân tộc, biết
bao người con ưu tú của quê hương Lập Thạch đã lập nhiều chiến công xuất sắc,
anh dũng hy sinh và bao nhiêu chiến sỹ đã trở thành những anh hùng, tướng lĩnh
cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Và còn rất nhiều chiến sỹ trở
về mang trên mình vết thương của chiến tranh. Họ là thương binh và những người
được hưởng chính sách như thương binh mà không phải ai cũng biết đến họ.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã cống hiến tuổi
thanh xuân, một phần xương máu của mình cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc. Họ lên đường theo tiếng gọi của đất nước với lòng nhiệt huyết và tinh thân yêu
nước nồng nàn. Khi trở về họ mang trên mình những thương tật và theo đó là sự suy
giảm khả năng lao động, khiến cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Họ xứng
đáng được hưởng những chính sách ưu đãi tốt đẹp nhất của xã hội vì những đóng
góp vì những hy sinh họ đã giành cho đất nước.
Để bày tỏ lòng biết ơn đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công
với nước, tháng 6/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị chọn ngày 27/7 hàng năm
làm Ngày Thương binh toàn quốc (sau đổi thành Ngày Thương binh liệt sĩ). Từ đó,
ngày 27/7 hàng năm trở thành một trong những ngày truyền thống tốt đẹp thực hiện
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của lực lượng vũ
trang và nhân dân cả nước.
Với đạo lý và truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam, trong thư gửi Ban
Tổ chức Trung ương ngày 27/7/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Thương binh
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
5

là những người đã hy sinh xương máu để BVTQ, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của
Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó đã ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào
phải biết ơn và giúp đỡ những người anh dũng ấy” Bác nói: “Máu đào của các liệt sĩ
đã làm lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn
bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công
ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ
để vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà
các liệt sĩ truyền lại cho chúng ta”. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta ở thời kỳ cam go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên
nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải thực hiện tốt hơn nữa chính sách
đối với thương binh. Người căn dặn: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh
một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung
phong …), Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn chốn
ở, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ dần dần tự
lực cánh sinh. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao
động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ có công việc làm
ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét”.
Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 66 năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ về thương binh. Pháp
lệnh ưu đãi đối với những người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách
mạng được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/8/1994. Số người hưởng
chính sách ưu đãi được mở rộng, đúng đối tượng, đúng chính sách, các nội dung ưu
đãi được luật pháp quy định, trở thành một hệ thống chính sách xã hội có tác dụng
động viên, khích lệ tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Các cấp chính quyền tiến hành thực hiện đầy đủ, chu đáo các chế độ chính
sách đối với các đối tượng được hưởng, tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện
các chính sách đối với thương bình, người hưởng chính sách như thương binh.
Nhiều phong trào được phát động trong quần chúng nhân dân và thu được kết quả
tốt đẹp như phong trào “ Đón thương binh về làng”, “ Chăm sóc thương binh nặng

tại nhà”, và tiêu biểu là phong trào “ Vận động chị em phụ nữ xây dựng gia đình với
thương binh trở về từ chiến trường. Nhiều chị em phụ nữ đã xây dựng gia đình với
những thương binh, gắn bó chăm sóc họ suốt đời, tạo dựng mái ấm gia đình cùng
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
6
họ. Đây là phong trào rất có ý nghĩa, thể hiện sự hy sinh lớn lao của người phụ nữa
Việt Nam. Vì vậy em lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện chính sách ưu đãi cho thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh trên địa bàn Huyện Lập Thạch”
nhằm nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi trên địa bàn Huyện từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi giúp cho đời sống của
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được tốt hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh, thương binh loại B.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Trên địa bàn huyện Lập Thạch
- Thời gian: từ năm 2012 đến nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp
- Điều tra phỏng vấn:
• Điều tra :
 Kết hợp với kế hoạch phối hợp giữa Ủy ban nhân dân huyện Lập
Thạch và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Lập Thạch về
tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
với cách mạng trên đại bàn huyện Lập Thạch. Dựa vào phiếu rà soát
mẫu 03-a rà soát thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi. ( Phụ Lục 1)
 Phát bảng hỏi kèm phiếu rà soát ( Phụ lục 2) . 200 phiếu điều tra đến
200 đối tượng của 20 xã, thị trấn trên địa bàn Huyện thu về 200 phiếu
hợp lệ

- Phỏng vấn trực tiếp.
- Phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Thu thập số liệu
4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
7
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh tại huyện Lập Thạch.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh.
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
8
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là những người cần
có sự ưu đãi của nhà nước, sự giúp đỡ chia sẻ của toàn cộng đồng. Hơn thế là những
người xứng đáng được hưởng những gì tốt đẹp nhất của xã hội vì những đóng góp
hy sinh cho tổ quốc. Thực hiện ưu đã đối với thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh là điều cần thiết theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng quan điểm
của Đảng và Nhà nước, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện tốt
chính sách ưu đãi này là động lực thúc đẩy tinh thần yêu nước của thế hệ đã cống
hiến hy sinh một phần xương máu của mình cho Tổ quốc, tiếp tục phát huy trong
công cuộc xây dựng đất nước.
1.1 Khái niệm
1.1.1 Thương binh.
Trong thời kỳ kháng chiến khái niệm thương binh được hiểu đơn giản là
những người thuộc lực lượng vũ trang và bị thương trong khi làm nhiệm vụ.
Đến khi giải phóng, hòa bình trên khắp đất nước, khái niệm về thương binh
đã được quy định cụ thể và mở rộng hơn về đối tượng. Pháp lệnh số 26/2005/ PL

UBTVQH11 ra đời thay thế cho pháp lệnh năm 1994 ngày 29 tháng 8 về chính sách
ưu đãi cho người có công với cách mạng đã có quy định thống nhất, rõ ràng về khái
niệm thương binh tại khoản 1 Điều 19. Khái niệm thương binh theo quy định này đã
khá hoàn thiện và thống nhất về nội dung. Thương binh là quân nhân, công an nhân
dân do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa
vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh chống thực dân Pháp, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc
biệt khó khăn, nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, suy
giảm khả năng lao động từ 21% trở lên và được cơ quan có thẩm quyền cấp “giấy
chứng nhận thương binh”, tặng “ huy chương thương binh”
1.1.2 Người hưởng chính sách như thương binh
Ngoài những người thuộc lực lượng vũ trang bị thương trong khi làm nhiệm
vụ còn có trường hợp người không thuộc lực lượng vũ trang bị thương trong trường
hợp tương tự làm suy giảm khả năng lao động. Họ cũng xứng đáng được hưởng
những ưu đãi của Nhà nước và của toàn xã hội. Họ là những người công dân gương
mẫu. Cũng tại Khoản 1 Điều 19 Pháp lễnh đã đưa ra khái niệm người hưởng chính
sách như thương binh:
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
9
“ Người hưởng chính sách như thương binh là những người không thuộc lực
lượng vũ trang dân nhân nhưng có hành động dũng cảm, bị thương trong những
trường hợp quy định đối với thương binh, suy giảm khả năng lao động từ 21% trở
lên, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy “ Chứng nhận người hưởng chính sách
như thương binh”.
1.1.3. Thương binh loại B
Ngoài những người bị thương trong khi làm nhiệm vụ còn có những người bị
thương trong quá trình tập luyện, công tác cũng được xem xét hưởng chế độ ưu đãi.
Họ được coi là thương binh loại B và cũng được quy định trong Khoản 1 Điều 19
Pháp Lệnh năm 2005: “ Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị
thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên khi tập luyện, công tác được
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 01/01/1993. Sau đó pháp luật

đã quy định không xác nhận thương binh loại B mà đưa hộ về diện hưởng chế độ
do Bảo hiệm xã hội chi trả đối với quân nhân bị tai nạn lao động. Tuy nhiên những
người được xác nhận trước đó vẫn tiếp tục được hưởng theo chế độ cũ.
1.2 Tổng quan nghiên cứu.
Có nhiều bài nghiên cứu về chính sách cho người có công nói chung và
chính sách cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nói riêng.
Trong bài báo cáo về việc “Thực hiện chính sách ngươi có công với cách
mạng ở phường Yên Phụ hiện nay, nguyên nhân và giải pháp” của sinh viên Phạm
Thị Trang đã chỉ ra những thành tựu, khó khăn, nguyên nhân và đã đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần tích cực trong việc tháo gỡ những khó khăn. Tại đây đã
thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ đối với các đối tượng chính sách trên địa bàn,
không để xảy ra khiểu nại, đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, có kinh nghiệm .
Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn bất cập trong cuộc sống của gia đình thuộc diện
chính sách. Theo thực tế khảo sát, trong đối tượng gia đình chính sách thuộc diện
nghèo, cận nghèo, nhiều người được hưởng chính sách cao hơn nhiều so với chuẩn
nghèo của tình tuy nhiên do vợ/ chồng không có nghề nghiệp ổn định, có nhiều con
và phải nuôi con ăn học nên thu nhập bình quân của họ giảm xuống sát hoặc dưới
mức mức nghèo. Còn một thực tế tuy không phổ biến nhưng đã xảy ra, là một số
đối tượng dựa vào một số quy định chưa chặt chẽ của pháp luật để tính toán quyền
lời cho mình. Thẩm quyền giải quyết công việc còn chồng chéo gây khó khăn cho
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
10
việc tiếp cận chính sách của các đối tượng. Một khó khăn nữa là công tác đào tạo
cán bộ công chức hiện nay ở nước ta còn nhiều khó khăn, chưa thực sự phù hợp với
tình hình thực tế đang có nhiều biến đổi. Bản báo cáo cũng đưa ra một số giải pháp
như hoàn thiện hệ thống chính sách, xây dựng những chương trình đào tạo cần thiết,
trang bị cho cán bộ những kiến thức cơ bản quản lý lĩnh vực xã hội có hiệu quả cao
nhất. công tác giáo dục và tuyên truyền giáo dục pháp luật tới đời sống nhân dân là
cần thiết và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức thực hiện
nhiệm vụ và tăng trợ cấp cho người hưởng chế độ ưu đãi.

Hay sinh viên Nguyễn Văn Trung của trường Lao động – Xã hội với bài báo
cáo về “ Thực trạng chính sách đối với người có công tại Phòng Lao động, Thương
binh và Xã hội quận Hồng Bàng – Hải Phòng”. Bản báo cáo đã phản ảnh được thực
trạng đời sống, kinh tế, văn hóa, sức khỏe, việc làm, hoàn cảnh sống của những
người có công với cách mạng và đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc
thực hiện chính sách tại phòng Lao động quận Hồng Bàng.
Tại đây các giai đoạn trong quá trình tổ chức thực thi chính sách được thực
hiện đầy đủ và đạt nhiều thành tích nổi bật như: thực hiện giải quyết các chế độ trợ
cấp, phụ cấp theo đúng quy định của Nhà nước, thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời
không để xảy ra nhầm lẫn, sai sót, tiêu cực, đảm bảo chi trả tận tay các đối tượng,
không để tồn đọng và hiện tượng mong chờ. Tổ chức cho người có công đi điều
dưỡng, điều dưỡng tại nhà, giải quyết các chế độ kịp thời đầy đủ cho các đối tượng
được hưởng chính sách. Hàng năm, quận tích cực tuyên truyền vận động, quên góp,
ủng hộ quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, nhận chăm sóc phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh
hùng, con liệt sỹ, chăm sóc nghĩa trang…Bên cạnh những thành tựu đạt được quận
còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn. Các công văn ban hành nhiều
lúc còn chồng chéo, không đồng bộ, các kế hoạch, phương pháp thực hiện có lúc, có
nơi chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên, chưa huy động được triệt để
những nguồn lực tại cộng đồng đại phương. Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn
thể chưa được thường xuyên, chặt chẽ.
Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “ Hoàn thiện công tác quản lý người có
công huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” của sinh viên Trình Văn Đệ, K44- Lớp
Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân đã nghiên cứu về thực trạng, phương
hướng và giải pháp đổi mới công tác quản lý người có công trên địa bàn.
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
11
Trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tình hình thực hiện ưu đãi người có công với
cách mạng được thực hiện tương đối hiệu quả. Công chức của phòng không chỉ đơn
thuần là người thực hiện, quản lý Người có công mà phải thực sự là cán bộ tuyên
truyền, giải thích… đến đối tượng đồng thời qua đó thu tập thông tin, xử lý hoặc

phản ánh cho cấp trên kịp thời, nhằm kiến nghị, điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Thanh tra chính sách Người có công với cách mạng là một trong những nội dung
quan trọng nhằm phát hiện. chấn chỉnh kịp thời những nhầm lẫn đảm bảo thực hiện
đúng quy định. Kết quả thực hiện chính sách đã phản ánh khá rõ nét về trách nhiệm
của Đảng và nhà nước và cả xã hội với người có công với cách mạng đặc biệt từ
năm 1995 khi thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, Liệt sỹ và gia
đình liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt
động kháng chiến… thì đối tượng được tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần của
họ và gia đình được cải thiện. Pháp lệnh ngày 29 tháng 8 năm 1994 đã đáp ứng
được những đòi hỏi cấp thiết cuộc cuộc sống lúc bấy giờ. Đã góp phần vào việc ổn
định chính trị đất nước, góp phần phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội…Tuy nhiên
Pháp lệnh còn một số vấn đề không phù hợp khi đất nước chuyển sang kinh tế thị
trường. Bài báo cáo đã đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới công tác quản lý
người có công với cách mạng trên địa bàn là: đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ
quản lý. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần kết hợp phong phú, đa dạng để khắc
phục bớt khó khăn, bị động. Công tác phối kết hợp với các cơ quan cấp ủy, chính
quyền của địa phương. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền pháp luật ưu
đãi người có công với cách mạng. đổi mới nội quy, quy trình xét duyệt cho các đối
tượng. Trong sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước ta hiện nay, công tác quản lý
người có công với cách mạng luôn có ý nghĩa quan trọng để ổn định chính trị, phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Một trong những đối tượng của Người có công với cách mạng là thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh. Với mong muốn góp phần nghiên
cứu rõ pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, trên
cơ sở tìm hiểu thực tiễn mà mong muốn góp phần nhỏ bé khắc phục những hạn chế
còn tồn tại của chế độ ưu đãi, bạn Phan Chí Công – Đại học Luật Hà Nội đã có đề
tài nghiên cứu “ Pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh”. Bài báo cáo nhằm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về pháp
luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh với các nội dung;
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai

12
khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, ý nghĩa, quy định trong một số nước, lịch sử hình
thành và phát triển . Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của
pháp luật hiện hành, bảo báo cáo đã đưa ra một số ý kiến cụ thể nhằm hoàn thiện
hơn nữa pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Bài báo cáo đã chỉ ra, pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh có ý nghĩa trên mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và pháp lý.
Về mặt chính trị: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là
những người đã cống hiến, hy sinh một phần xương máu của mình cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Do đó việc quy định chế độ ưu đãi với họ mang ý nghĩa chính
trị sâu sắc. Để xây dựng đất nước giàu mạng, một trong những yếu tố quan trọng là
lòng tin của người dân vào thể chế lãnh đạo đất nước mà trước hết là lòng tin từ
những người đã hy sinh cống hiến một phần xương máu của mình vì tổ quốc. Lòng
tin của họ sẽ được củng cố khi sự hy sinh của họ được nhà nước và nhân dân ghi
nhận, đền đáp xứng đáng, tạo điều kiện chăm sóc mọi mặt cho đời sống của bản
thân và gia đình họ. Đồng thời nó cũng tạo động lực cho mọi tầng lớp nhân dân
trong xã hội sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của đất nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Về mặt kinh tế: trở về với những thương tật làm suy giảm khả năng lao động,
vì vậy các chế độ ưu đãi có ý nghĩa vô cùng quan trọng với họ và gia đình, đặc biệt
là chế độ ưu đã trợ cấp, chế độ ưu đã về sức khỏe, giáo dục, học nghề, nhà ở, việc
làm…đã tạo điều kiện để họ học tập, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề giúp họ ổn
định cuộc sống và làm giàu.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã hy sinh một phần
xương máu của mình vì tổ quốc. Ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn trách nhiệm
của toàn xã hội. Để thực hiện ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh có hiệu quả cần có nguồn kinh phí ổn định, nguồn kinh phí này chủ
yếu từ ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt công tác này sẽ phát huy sức mạnh vật
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
13

chất cũng như tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong công tác chăm sóc thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh.
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
14
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh tại huyện Lập Thạch.
2.1 Đặc điểm chung về thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh.
2.1.1 Quy mô, cơ cấu thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh thuộc phòng Lao động-Thương binh và xã hội huyện Lập
Thạch.
Bảng số 1: Số thương binh còn sống trên đại bàn huyện qua 3 năm
(Nguồn : Theo kết quả điều tra, thống kê đối tượng thương binh trên địa bàn
huyện hàng năm)
2.1.2 Thực trạng đời sống, kinh tế của thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh trong huyện.
Theo kết quả điều tra đa số thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh hiện nay tuổirđã cao, sức đã yếu và bị thương tật, bệnh tật nên cuộc
sống hàng ngày của họ gặp nhiều khó khăn. Phần nhiều họ rơi vàoihoàn cảnh
nghèo, thiếu thốn về vật chất.
2.1.2.1 Thực trạng về kinh tế gia đình
Những thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hiện tại đa số
đều là những người cao tuổi, sức khỏe yếu, giảm sút, cộng thêm những thương tật,
di chứng của chiến trang để lại vì thế sức lao động kém nên cũng ảnh hưởng đến thu
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
Năm
Số thương binh
(người)
2012 924
2013 862

2014 → nay 774
15
nhập của họ. Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn vì vậy nguồn thu nhập chủ yếu
của họ thường là khoản trợ cấp ưu đãi của Nhà nước.
Biểu đồ 1: Thể hiện thực trạng sống của thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh.
( từ năm 2012 đến nay)
Từ năm 2012 đến nay đời sống của những gia đình thương binh đã được cải
thiện. Số gia đình ở hoàn cảnh khó khăn đã giảm như trên biểu số liệu.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống của đại bộ phận nhân dân
nói chung và bộ phận người thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
trong huyện nói riêng đã từng bước được nâng cao.
2.1.2.2 Thực trạng về học vấn, văn hóa
Công tác giáo dục cũng được nhà nước đẩy mạnh, đặc biệt làfđối tượng
thuộc diện gia đình thương binh được chú trọng quan tâm. Các trung tâm cơ sở giáo
dục trên địa bàn huyện đã thựcyhiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc theo quy định, nội
dung của ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là con em các gia đìnhfthương binh, có
nhiều hình thức giúp đỡ, động viên các em trong học tập tốt hơn. Chính vì vậy mà
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
16
trình độ học vấn của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và con
em họ đã được nâng cao.
2.1.2.3 Thực trạng về sức khỏe
Theo điều tra tình trạng sức khỏe của thương binh, người hưởng chính sách
như thương binh hiện nay như sau:
 Sức khỏe tốt chiếm khoảng 16%
 Sức khỏe trung bình, khá chiếm khoảng 53%
 Sức khỏe yếu khoảng 31% trên tổng số thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh.
Tuy nhiên do hậu quả của chiến tranh để lại nên thương binh, người hưởng

chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động hay đau yếu, bệnh cũ
hay tái phát khi trở về sinh sống cùng gia đình, nên nhu cầu của thương binh rất cần
khám và chữa bệnh nhiều hơn. Đặc biệt là số đối tượng có sức khỏe yếu.
2.1.2.4 Thực trạng về việc làm.
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để làm ăn trong cơ chế thị trường hiện
nay, nên đa số gia đình thương binh, ngườifhưởng chính sách như thương binh lâm
vào hoàn cảnh khó khăn, rất khó khăn.
Họ nghèo vì cuộc đời gắn bó với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và
bảo vệ tổ quốc. Khi trở về họ thường thiếu kinh nghiệmjsản xuất, thiếu vốn, thiếu
sức…Những công việc của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
trong huyện là làmfnông nghiệp trồng lúa nước, hoa màu và làm tiểu thủ công
nghiệp đan lát, hầu hết đều là những công việc đơn giản, lao động thủ công, những
công việc mang tính thời vụ và không ổnrđịnh về thời gian. Vì vậy, chính quyền
nhân dân huyện cần quan tâm hơn nữa cho người có công có việc làm phù hợp để
họ tiếp tục cống hiến những công sức của mìnhfcho quê hương theo lời dạy của Bác
Hồ vĩ đại “ Thương binh tàn nhưng không phế”
Để có việc làm có hiệu quả thì khả năng hoàn thành công việcjcủa người lao
động và những thông tin về việc làm rất quan trọng. Nhận thứcsđược điều này chính
quyền các cơ quan chức năng địa phương như Trung tâm dạy nghệ, hỗ trợ việc làm,
trung tâm giới thiệu việc làm đã dạy nghề, hỗ trợ việc làmfcho nhiều người dân
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
17
trong huyện, đặc biệt là những thương binh, ngườifhưởng chính sách như thương
binh. Trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết, đề tìm công việc phù hợp và làm
vệc có hiệu quả.
Theo điều tra, có 168 thương binh đang tham gia vào lực lượng lao động trên
tổng số 200 đối tượng được điều tra,
Bảng số 2: Cơ cấu thương binh, người hưởng chính sách như thương binh làm
việc chia theo lĩnh vực.
Đơn vị: %

Hành chính sự nghiệp. 6,2%
Tiểu thủ công nghiệp. 36,8%
Làm thuê, nông
nghiệp.
28,9%
Buôn bán dịch vụ. 10,5%
Các nghề khác. 17,6%
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh làm việc trong lĩnh
vực hành chính chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, mà chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực
tiểu thủ công nghiệp, làm thuê, nông nghiệp,… những công việc lao động chân tay.
Đó là điều bất cập đối với thương binh, cũng là vấn đề cần xem xét, cân nhắc của
các cấp, ngành làm sao giải quyết tốt vấn đề việc làm, phát huy khả năng của
thương binh, tạo điều kiện cho họ thể hiện khả năng của mình, và góp phần giảm
bớt những khó khăn trong cuộc sống.
2.1.2.5 Thực trạng về hoàn cảnh sống và nhà ở
Hiện nay, gần 60% số hộ gia đình là thương binh, người hưởngrchính sách
như thương binh có mức sống bằngfhoặc cao hơn mức sống trung bình của toàn dân
trên địa bàn. Nhưng vẫn còn hơn 30% rơi vào tình trạngjnghèo đói trên tổng số hộ
nghèo của toàn huyện.
Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước nhằmfđấu tranh thực hiện tốt
công tác nâng cao đời sốngscủa thương binh, không để thương binh phải chịu cảnh
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
18
đói nghèo. Các đối tượng là thương binh, người hưởngrchính sách như thương binh
chủ yếu là sống và sinh hoạt cùng gia đình, chỉ còn một số ít đối tượng sống cô đơn.
Về nhà ở: Phần lớn thương binh có đời sống còn rất khó khăn.gHọ không có
điều kiện xây dựng nhà cửa, vẫn phải sốngstrong những ngôi nhà tồi tàn, xuống
cấp. Huyện đã chămưlo đến việc sửa chữa, hỗ trợ, cải thiện nhà ở cho thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh. Nhữngưnăm gần đây đời sống thương
binh, người hưởng chính sáchsnhư thương binh trên địa bàn huyện đã được cải

thiện đáng kể. Đa số các hộ gia đình thương binh cóscuộc sống ổn định với mức
sống trung bình so với mức sống của toàn huyện. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ
phận gặp khó khăn tron cuộc sống.
Bảng số 3. Tình trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh từ năm 2012 đến nay
Đơn vị: nhà
Năm
2012 2013 2014
Nhà tranh tre, nứa lá.
16 10 3
Nhà hư hỏng, dột nát.
134 112 109
Nhà cấp 4 kiên cố.
367 387 362
Nhà mái bằng 1 tầng.
262 199 177
Nhà mái bằng nhiều tầng. 145 156 123
Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
19
Bảng số 4: Bảng tỷ lệ thực trạng nhà ở của thương binh, người hưởng chính
sách như thương binh từ năm 2012 đến nay
Đơn vị: %
Năm
2012 2013 2014
Nhà tranh tre, nứa lá.
1.73 1.16 0.39
Nhà hư hỏng, dột nát.
14.51 12.96 14.08
Nhà cấp 4 kiên cố.

39.72 44.79 46.77
Nhà mái bằng 1 tầng.
28.35 23.03 22.87
Nhà mái bằng nhiều tầng. 15.69 18.06 15.89
Đa số thương binh, người hướng chính sách như thương binh có nhà ở ổn
định. Bên cạnh đó, lượng nhà ở hỏng hóc, dột nát, nhà tạm vẫn còn ở mức khá cao.
Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã cố gắng xóa nhà tạm, nhà hư hỏng,
dột nát để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho thương binh. Tuy nhiên đến nay vẫn
còn 3 căn nhà tranh, nữa là chiếm 0,39% trên tổng số hộ gia đình là thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh.
Những năm qua, số nhà hư hỏng, dột nát, số nhà tranh tre, nữa lá vẫn còn
khá nhiều. Nhưng đã giảm đáng kể qua 3 năm. Cơ sở vật chất cho người có công
đang dần được hoàn thiện.
2.2 Quy định về ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 04/2012/PL-
UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng thì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-
CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
20
ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày
04/9/2013 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách
mạng, đồng thời Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số
05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ
sơ, thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân
Bên cạnh đó, Bộ Lao động, Thương binh Xã hội và Bộ Quốc phòng cũng
ban hành Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013
hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
trong chiến tranh không còn giấy tờ. Căn cứ vào các quy định trên, sau đây là điều

kiện, hồ sơ trình tự thủ tục để xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh đến nay chưa được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Các trường hợp được xem xét xác nhận là thương binh được quy định cụ thể
tại khoản 12, Điều 1 Pháp lệnh số 04/2012 ( Phụ lục 3)
Điều kiện xác nhận thương binh được quy định tại Điều 27, Nghị định số
31/2013. ( Phụ lục 4)
Hồ sơ xác nhận Thương binh được quy định tại Điều 16 Thông tư số 05/2013
( phụ lục 5)
2.3 Chế độ ưu đãi với thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh.
2.3.1 Về chế độ ưu đãi trợ cấp
Là chế độ ưu đãi quan trọng nhất trong hệ thống các chế độ ưu đãi hiện nay
đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Ở nước ta, ưu đãi
trợ cấp không chỉ là khoản tiền để giúp thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh ổn định mức sống mà còn thể hiện lòng biết ơn, trách nhiệm, tình cảm
của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đối với họ.
Từ năm 2012 đến nay nhà nước ta đã có 3 lần sửa đổi, bổ sung mức trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Được quy định cụ thể qua
Nghị định 52/2011/NĐ-CP, Nghị định số 47/2012/NĐ-CP, Nghị định số
101/2013/NĐ-CP. Các văn bản này quy định căn cứ hưởng ưu đãi trợ cấp, thời điểm
hưởng cũng như các mức ưu đãi trợ cấp đốisvới từng đối tượng cụ thể.Tùy vào loại
đối tượng và mức độ suy giảmrkhả năng lao động tương ứng sẽ quy định mức trợ
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
21
cấp mà họ được hưởng. Thời điểm hưởng trợ cấpstính từ ngày Hội đồng giám định
y khoa có thẩm quyền kết luậnjtỷ lệ mất sức lao động do thương tât. Nếu kết luận
suy giảm khả năng lao động đoythương tật từ 21% trở lên thì thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh sẽ nhận đượcjtrợ cấp hàng tháng, còn kết luận từ
5% đến 20% sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Để cósthể dễ dàng thực hiện
các mức trợ cấp vớisthương binh, người hưởng chínhssách như thương binh nhà

nước đã ban hành các nghị định quy định cụ thể về mứ chuẩn tính trợ cấp ưu đãi,
mức trợ cấp ưu đãi cụjthể đối với từng đối tượng ứng với tỷ lệ từng tỷ lệ suy giảm
khả năngwlao động.
2.3.1.1 Theo Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011
Nghị định số 52/2011/NĐ-Cp đã có những quy định cụ thể về mức chuẩn
tính trợ cấp ưu đãi tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh. Theo đó, mức chuẩn để xác định
các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đã là 876.000 đồng/ tháng. ( phụ lục 6)
Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh và thương binh loại B theo tỷ lệ thương tật được nhà nước được quy
định cụ thể như sau:
2.3.1.2. Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2012
Ngày 28/5/2012 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối
với người có công với cách mạng. Nghị định này thay thế Nghị định số
52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định mức trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Các khoản trợ cấp, phụ cấp
ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012
Theo Nghị định này, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B
theo quy định tại Nghị định này là 1.110.000 đồng trên tháng, và được quy định cụ
thể. ( Phụ lục 7)
2.3.1.3 Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2013
Nghị định này thay thế Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm
2012 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công
SV: Hà Thảo Vân GVHD: PGS.TS Vũ Thị Mai
22

×