Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.09 KB, 77 trang )


trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lực

chuyên đề
thực tập tốt nghiệp
Đề tài:
Hoàn thiện công tác tạo động lực cho ngời lao động tại
công ty TNHH Dây và cáp điện Trờng Thịnh
Giáo viên hớng dẫn : Th.S Mai Quốc Bảo
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hờng
Mã sinh viên : CQ521791
Lớp : Kinh tế lao động 52B
Hà nội, 05/2014
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
LỜI CAM ĐOAN
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Dây và cáp điện Trường
Thịnh từ ngày 06/02/2014 đến ngày 23/05/2014, em đã có cơ hội thực tập để
nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập “Hoàn thiện công tác tạo động
lực cho người lao động tại công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh”.
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là do bản thân em thực hiện nghiên
cứu và xay dựng dựa trên các số liệu được cung cấp bởi phòng Hành chính
Nhân sự và tham khảo một số nguồn khác, tuyệt đối không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác trong quá trình viết chuyên đề. Các thông tin
và số liệu trình bày trong chuyên đề có tính chính xác, có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của
chuyên đề thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn và kính mong quý thầy cô nhận xét và góp ý
sửa đổi để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hường


SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
ĐGTHCV Đánh giá thực hiện công việc
NSLĐ Năng suất lao động
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU MẪU
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất dây và cáp điện tại công ty TNHH Dây và
cáp điện Trường Thịnh Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Dây và Cáp điện Trường ThịnhError:
Reference source not found
Biểu mẫu 2.1. Bản liệt kê chi tiết nhiệm vụ của công nhân kĩ thuật Error: Reference
source not found
Biểu mẫu 2.2: Phiếu đề nghị đào tạo lao động tại công ty TNHH dây và cáp điện
Trường Thịnh Error: Reference source not found
Biểu mẫu 3.1. Bản mô tả nhiệm vụ của Nhân viên kế toán Error: Reference source
not found
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
DANH MỤC BẢNG
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển của mọi tổ chức, mọi công ty bất kể hoạt động
trong lĩnh vực nào. Do đó, hoạt động quản lý nguồn nhân lực luôn là một trong
những hoạt động then chốt và được chú trọng thực hiện ngay từ khi tổ chức, công ty
bắt đầu đi vào hoạt động. Thực hiện tốt hoạt động quản lý nguồn nhân lực sẽ giúp
cho công ty giảm được chi phí, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lí nguồn nhân
lực, từ đó giảm được giá thành và tăng lợi nhuận từ các sản phẩm của công ty.
Trong số các hoạt động quản lí nguồn nhân lực trong công ty, hoạt động tạo
động lực là một hoạt động thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.
Khi người lao động được quan tâm đáp ứng những nhu cầu phù hợp với nguyện
vọng, được hưởng những lợi ích mang tính kích thích đối với bản thân thì họ sẽ làm
việc tốt hơn và đạt hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu người lao động phải làm việc trong
một môi trường không có sự khuyến khích, kích thích hay không có yếu tố nào tác
động đến tâm lí và các nhu cầu của họ thì họ sẽ làm việc không đạt hiệu quả như
mong muốn.
Qua quá trình thực tập tại Phòng Hành chính- Nhân sự - Công ty TNHH Dây
và cáp điện Trường Thịnh, em nhận thấy rằng công tác tạo động lực cho người lao
động ở công ty tuy đã được thực hiện và đạt một số kết quả nhất định nhưng vẫn
còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục, vì vậy, em xin chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường
Thịnh” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tạo động lực cho người lao động
tại công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh. Đề tài sẽ tập trung vào việc đánh
giá công tác tạo động lực cho người lao động trong phạm vi công ty TNHH Dây và
cáp điện Trường Thịnh trong giai đoạn 2011-2013.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đưa ra một cách tiếp cận trực tiếp và rõ ràng đối với công tác tạo

động lực cho người lao động tại công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh, làm
rõ sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
tại Công TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh giai đoạn 2011-2013, tìm ra những
nguyên nhân làm hạn chế động lực của người lao động tại Công ty TNHH Dây và
cáp điện Trường Thịnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh
trong giai đoạn 2014-2018.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham
khảo thì nội dung chính được chia thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về công tác tạo động lực cho người lao
động và phương pháp nghiên cứu tạo động lực cho người lao động tại công ty
TNHH Dây và Cáp điện Trường Thịnh
Chương 2. Đánh giá công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty
TNHH Dây và Cáp điện Trường Thịnh giai đoạn 2011- 2013
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại
Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh trong giai đoạn 2014-2018
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC
TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN TRƯỜNG THỊNH
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về công tác tạo động lực cho người lao động
1.1.1. Các nghiên cứu đã được thực hiện tại công ty TNHH Dây và Cáp

điện Trường Thịnh
Do công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh mới thành lập từ năm
2010 nên chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện tại công ty. Đây là
nghiên cứu đầu tiên về công tác tạo động lực cho người lao động và đang được tiến
hành song song với một nghiên cứu khác về đề tài “Hoàn thiện quy trình tuyển
dụng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh giai đoạn
2011-2013” do Nguyễn Thành Nam, sinh viên lớp Kinh tế lao động 52B, khoa Kinh
té và quản lí nguồn nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam đi sâu vào phân tích quy trình
tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh,
đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong quy trình tuyển dụng của công ty và
đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình này.
1.1.2. Các nghiên cứu về công tác tạo động lực cho người lao động tại
những tổ chức, công ty tương đương
Công tác tạo động lực cho người lao động giữ vai trò quan trọng trong hệ
thống quản lí nguồn nhân lực, vì vậy đề tài này đã được nhiều tác giả tiến hành
nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Dưới đây là một số luận văn, chuyên
đề nghiên cứu về đề tài tạo động lực cho người lao động ở một số công ty có đặc
điểm tương đồng về quy mô hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh do các tác giả khác
nghiên cứu mà em đã tìm hiểu và tham khảo để hoàn thiện hơn chuyên đề của mình:
 Đề án tạo động lực làm việc của Tiến sĩ Phan Quốc Việt thuộc Tâm Việt
Group.
Trong đề án này, tiến sĩ Phan Quốc Việt đã nghiên cứu về các biện pháp tạo
động lực làm việc trong môi trường tập thể dựa trên quan điểm và tầm nhìn của
người lãnh đạo và quản lí, đồng thời cũng đã đề ra được các biện pháp tạo động lực
cho người lao động. Tuy vậy, hạn chế của đề án này là vẫn nặng về lí luận, mang
tính chất khái quát mà chưa đi sát với tình hình thực tế với nhiều tình huống khó
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo

lường trước. Các biện pháp được đưa ra cần áp dụng dưa trên tình hình thực tế của
mỗi doanh nghiệp.
 Luận văn cao học “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động
tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam” – Tác giả: Ths. Mai Quốc Bảo, Luận văn
Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2009.
Ở chương 1 của luận văn, tác giả đã nêu cơ sở lý luận về công tác tạo động
lực cho người lao động trong doanh nghiệp, bao gồm: các khái niệm cơ bản về động
lực và tạo động lực cho người lao động, sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao
động nói chung và cho người lao động tại Tổng công ty xi măng Việt Nam nói
riêng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực, học thuyết hệ thống nhu cầu
của Maslow và học thuyết công bằng của J. Stacy Adams, nội dung công tác tạo
động lực, kinh nghiệm học hỏi được từ công tác tạo động lực của một số doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Chương 2 của luận văn đã đánh giá sâu về thực trạng
của công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam
qua các khía cạnh như: công tác tiền lương, tiền công; công tác khen thưởng và
phúc lợi; công tác phân tích công việc và thiết kế lại công việc; công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực; đánh giá thực hiện công việc; môi trường và điều kiện
làm việc. Luận văn cũng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của công tác tạo động lực
cho người lao động tại Tổng công ty xi măng Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân
và đề xuất biện pháp khắc phục và hoàn thiện. Trong chương 3, tác giả đã nêu ra
quan điểm và giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Xi măng
Việt Nam. Các giải pháp đưa ra được sắp xếp theo từng khía cạnh, đi sâu vào các
mặt của công tác tạo động lực.
Về ưu điểm, phạm vi nghiên cứu của luận văn này là công tác tạo động lực
của Tổng công ty xi măng Việt Nam, với việc nghiên cứu và khảo sát ở 3 công ty
được chọn làm đại diện, tác giả Mai Quốc Bảo đã điều tra khảo sát nhu cầu của
người lao động tại Tổng công ty Xi măng Việt Nam và chỉ ra được mức độ ưu tiên
của các nhu cầu của người lao động tại Tổng công ty xi măng việt Nam, đưa ra các
biện pháp tạo động lực trên cơ sở thỏa mãn các nhu cầu của người lao động và phù
hợp với các mức độ ưu tiên đó. Đây là một phương pháp có tính thực tiễn cao vì

dựa vào thực tế tình hình tại công ty.
Một số khuyết điểm nhỏ là trong quá trình nghiên cứu để xây dưng luận văn,
tác giả chỉ đưa ra một ví dụ về các nghiên cứu về đề tài tạo động lực cho người lao
động, nên chưa có sự so sánh giữa các đề tài nghiên cứu với nhau.
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
 Luận văn cao học “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động
tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” -
Tác giả: Lê Thu Giang - Học viên lớp : CH19H- Khoá: 19- Chuyên ngành : Quản trị
kinh doanh tổng hợp – Khoa Quản trị kinh doanh - Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Trong chương 1, tác giả đã nêu tổng quan về các công trình nghiên cứu có
liên quan đến công cụ tạo động lực cho người lao động, đồng thời, phạm vị nghiên
cứu của luận văn là một bộ phận trực thuộc của một trường đại học, đây là một
điểm mới của luận văn này so với nhiều luận văn khác. Những cơ sở lí luận về tạo
động lực cho người lao động trong doanh nghiệp được trình bày ở chương 2,
chương này không chỉ đề cập đến những lý thuyết về tạo động lực mà con khái quát
những kinh nghiệm về thực hiện công tác tạo động lực cho người laoi động tại các
doanh nghiệp lớn như Tập đoàn FPT, công ty Hewlett-Packark (HP) và các công ty
của Trung Quốc. Chương 3 của luận văn đã đánh giá thực trạng công tác tạo động
lực cho người lao động tại Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, trường đại
học Bách Khoa Hà Nội, tập trung vào các hoạt động: xác định nhiệm vụ,
xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc, các khuến khích tài chính và
khuyến khích về mặt tinh thần. Ở chương 4, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại cơ sở nghiên cứu dựa trên
các phân tích về hạn chế và nguyên nhân ở chương 3 cũng như định hướng và mục
tiêu phát triển của cơ sở nghiên cứu trong thời gian tới. Các giải pháp được đề xuất
thực hiện qua những hoạt động mà tác giả đã đưa ra phân tích ở chương 3, đồng
thời kiến nghị một số vấn đề với Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, trường
đại học Bách Khoa Hà Nội để nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện những giải pháp

cụ thể trên.
Ưu điểm của luận văn là đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tạo động
lực cho người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời phân tích thực trạng tạo động
lực cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, từ đó tìm ra
những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế đó, dựa trên các
nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực
cho người lao động tại Viện công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Tuy nhiên, luận văn cũng mắc phải một số khuyết điểm như đi sâu vào lý
thuyết và phân tích theo lối mòn của các đề tài trước. Hơn nữa, tác giả mới chỉ đanh
giá được một số khía cạnh và hoạt động của công tác tạo động lực cho người lao
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
động nên các giải pháp đưa ra cũng bị giới hạn, chưa đi sâu vào tất cả các hoạt động
mà công tác tạo động lực cần phải thực hiện.
 Luận văn cao học: “Các giải pháp nhằm tạo động lực cho nguồn nhân
lực chất lượng cao của Tổng công ty Hàng không Việt Nam” – Tác giả: Trần Thị
Thùy Linh, trường ĐH Kinh tế quốc dân, 2008.
Trong nghiên cứu này, tác giả Trần Thị Thùy Linh đã chỉ rõ khái niệm và
tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa ra sự cần thiết phải tạo động
lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác giả cũng đã nêu những học thuyết tạo
động lực cho người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo động lực cho
nguồn lao động chất lượng cao cũng như ý nghĩa của việc thu hút, duy trì nguồn lao
động này. Đồng thời, tác giả đã đánh giá thực trạng tạo động lực cho nguồn lao
động chất lượng cao tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam và chủ yếu tập trung
vào các biện pháp kích thích về vật chất và tinh thần chứ chưa nhắc đến các hoạt
động tạo động lực qua những khía cạnh thuộc về chuyên môn nghiệp vụ.
Ưu điểm của luận văn này đó là đối tượng nghiên cứu hướng đến khá mới,
chỉ nghiên cứu công tác tạo động lực cho nguồn lao động chất lượng cao tại tổng

công ty Hàng không Việt Nam.
Tuy nhiên, hạn chế của luận văn này là chưa nêu rõ được sự khác biệt giữa
tạo động lực cho nguồn lao động chất lượng cao và tạo động lực cho người lao động
nói chung, chưa đưa ra được các công cụ tạo động lực cho người lao động chất
lượng cao mà chỉ nêu chung chung về các phương pháp và đồng nhất với các
phương pháp tạo động lực cho người lao động. Các giải pháp mà tác giả đưa ra
chưa gắn kết với thực trạng đã phân tích nên tính thực tiễn chưa cao. Bên cạnh đó,
đề tài mới chỉ hướng đến nguồn lao động chất lượng cao mà chưa nghiên cứu về
những nguồn lao động khác nên chưa có cái nhìn đa chiều.
 Luận văn: “Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty
đầu tư và phát triển nhà Hà Nội” - Tác giả: Phạm Thị Thu Trang - Luận văn thạc sĩ
kinh tế, ngành Quản trị kinh doanh, trường ĐH Kinh tế- ĐH Quốc gia Hà Nội,
2010.
Ở luận văn này, tác giả đã đưa ra khá đầy đủ và chi tiết về cơ sở lý luận về
công tác tạo động lực lao động trong doanh nghiệp. Cũng giống như những luận
văn trước đó, luận văn của tác giả Phạm Thị Thu Trang đã đưa ra được khái niệm,
quá trình tạo động lực và sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động trong
doanh nghiệp, các học thuyết tạo động lực làm việc, kinh nghiệm về tạo động lực ở
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
các công ty trong và ngoài nước, từ đó đưa ra các biện pháp áp dụng cho Tổng
công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.
Ưu điểm của đề tài này là đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm
hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động áp dụng riêng cho Tổng công
ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Thông qua đó giúp củng cố đội ngũ nhân sự, tạo
thế mạnh trong công cuộc đổi mới và phát triển của Tổng công ty. Mặt khác, đề tài
cũng góp phần khẳng định lại vai trò của công tác tạo động lực trong lao động nói
chung, và tạo động lực cho người lao động tại công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà
Nội nói riêng, cũng có thể áp dụng một phần trong công tác tạo động lực cho người

lao động trong ngành xây dựng cơ bản của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhược điểm của đề tài nghiên cứu này là tác giả mới chỉ đưa ra
các chính sách, chế độ đang thực hiện tại công ty mà chưa đi sâu phân tích xem
những chính sách đó có tạo động lực cho người lao động hay không, dẫn đến việc
đánh giá thực trạng về công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty
đầu tư và phát triển nhà Hà Nội chưa chính xác và chưa sâu sắc. Vì việc đánh giá
thực trạng chưa sâu sắc nên các giải pháp mà tác giả đề xuất cũng chung chung,
không đi vào từng khía cạnh của công tác tạo động lực.
 Chuyên đề tốt nghiêp: “Tạo động lực cho người lao động tại Công ty Tư
vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng”- Tác giả: Nguyễn Thị Mai, Lớp
Quản trị nhân lực 42B, khoa Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lwujc, Đại học Kinh tế
quốc dân, 2004
Chuyên đề của tác giả Nguyễn Thị Mai gồm 3 phần chính: Phần I: Những lý
luận cơ bản về tạo động lực cho người lao động. Trong phần này, tác giả đã nêu
được những khái niệm về động lực lao động và các yếu tố tạo nên động lực lao
động và môi quan hệ giữa nhu cầu và động lực, giữa lợi ích và động lực, đây là cơ
sở để giải quyết vấn đề tạo động lực cho người lao động tại công ty. Thuyết nhu cầu
của Maslow, thuyết hai nhân tố của Herzberg và học thuyết kì vọng của Victor
Vroom được đưa ra làm cơ sở nghiên cứu.
Trong phần II: Phân tích thực trạng tạo động lực cho người lao động ở Công
ty trong thời gian qua, tác giả đã lần lượt nêu lên những yếu tố trong công ty ảnh
hưởng đến công tác tạo động lực cho người lao động và phân tích các hoạt động của
như: quy chế lương thưởng, phúc lợi, đào tạo bồi dưỡng người lao động, đánh giá
thực hiện công việc, môi trường và điều kiện làm việc và ảnh hưởng của những hoạt
động này đến động lực làm việc của người lao động. Phần III: Một số giải pháp
nhằm tăng cường động lực cho người lao động. Tác giả dựa trên những phân tích và
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
đánh giá về hạn chế, nguyên nhân ở phần II để đưa ra những giải pháp cho vấn đề

tạo độg lực, các giải pháp đầy đủ và rõ ràng, có cả đề xuất phương án thự chiện của
tác giả.
Ưu điểm của đề tài này đó là tác giả đã phân tích khá sâu về thực trạng và
đưa ra những giải pháp rất cụ thể. Việc sử dụng kết quả điều tra và và phỏng vấn
giúp làm rõ những điểm khiến người lao động chưa hài lòng để tìm ra những gaiir
pháp thiết thực đối với người lao động.
Nhược điểm của đề tài đó là: mặc dù đã nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầ và
động lực, giữa lợi ích và động lực nhưng tác giả đã không vận dụng nó vào trong đề
tài nghiên cứu của mình. Hơn nữa tác giả không điều tra xem nhu cầu hiện tại của
người lao động là gì, thứ tự mong muốn ưu tiên của người lao động đối với những
nhu cầu đó ra sao nên sẽ tạo ra khó khăn trong quá trình thực hiện các giải pháp, bởi
vì không thể giải quyết được tất cả các nhu cầu của người lao động cùng lúc được.
 Dựa trên cơ sở học hỏi và chắt lọc những tài liệu đã tham khảo trên cùng
với quá trình thức tập tại phòng Hành chính – Nhân sự, công ty TNHH dây và cáp
điện Trường Thịnh, em đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiện công
tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường
Thịnh”. Chuyên đề của em có những điểm mới so với các tài liệu đã phân tích ở
trên, cụ thể như sau:
- Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại một công ty TNHH được thành lập
chưa lâu và chưa có ai khác nghiên cứu về đề tài tạo động lực cho người lao động ở
công ty này.
- Phạm vi nghiên cứu là một công ty có cả lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp, do đó, để xây dựng các giải pháp và chính sách phù hợp thì đề tài cũng
tập trung vào những đặc điểm khác nhau của 2 loại lao động này.
- Không đi sâu và phần lý thuyết về động lực và tạo động lực mà tập trung
nghiên cứu tình hình thực tế của công tác tạo động lực tại công ty TNHH dây và cáp
điện Trường Thịnh, tham khảo và rút kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu của
các tác giả khác cùng ghiên cứu về đề tài này.
- Dựa trên điều tra và xem xét tình hình doanh nghiệp để đề xuất giải pháp.
Các giải pháp đưa ra rõ ràng và có một số hướng dẫn về phương pháp thực hiện để

mang lại tính khả thi và hiệu quả cao hơn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu tạo động lực cho người lao động tại công ty
TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh
1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và bằng các phương pháp
khác nhau. Phương pháp đầu tiên là sử dụng số liệu thứ cấp từ hồ sơ của công ty,
bao gồm các số liệu, văn bản, quy chế, nội quy của công ty.
Phương pháp tiếp theo là điều tra qua bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế rõ
ràng và dễ hiểu, không quá dài ( xem Phụ lục 4: Phiếu điều tra ), thông tin về tên
của người được hỏi sẽ hoàn toàn bí mật. Vì quy mô công ty không lớn nên mẫu
được lựa chọn sẽ toàn toàn bộ số lao động của công ty ở thời điểm hiện tại là 79
người. Tổng số phiếu điều tra được phát ra là 79 phiếu, trong đó 79 phiếu hợp lệ, 0
phiếu không hợp lệ; có 12 lao động gián tiếp và 67 lao động trực tiếp; 74 nam và 4
nữ. Sau khi thu lại số phiếu điều tra và tổng hợp lại thì sẽ có được những số liệu sơ
cấp cần thiết.
1.2.2. Phương pháp xử lí thông tin
Sau khi thu lại các phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp thông tin bằng Excel,
sử dụng công cụ này để lọc dữ liệu và vẽ các bảng biểu cần thiết. Các thông tin và
số liệu thu được trong quá trình này sẽ được đánh giá và phân tích một cách khái
quát nhất.
1.2.3. Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ được đánh giá, phân tích và tổng hợp dưới dạng biểu
đồ và bảng số liệu vào bản kết quả điều tra ( Phụ lục 5: Tổng hợp kết quả điểu tra),
dựa vào những phương pháp như quy nạp hay diễn giải mà công tác tạo động lực
cho người lao động ở công ty THNN Dây và cáp điện Trường Thịnh cũng sẽ được
phân tích kĩ lưỡng, đưa ra các mặt tích cực cũng như hạn chế, tìm ra nguyên nhân
và đề xuất giải pháp để cải thiện công tác này.

SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP
ĐIỆN TRƯỜNG THỊNH GIAI ĐOẠN 2011- 2013
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dây và cáp
điện Trường Thịnh
Tiền thân của công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh là một xưởng
sản xuất gia công dây và cáp được mở từ năm 2007 với số lượng nhân viên ban đầu
của xưởng là 19 người, chuyên nhận thầu và đơn đăt hàng của các công ty lớn có
nhu cầu về dây cáp điện. Qua thời gian hoạt động, nắm bắt được cơ hội mở rộng và
phát triển trên thị trường dây và cáp điện cùng với những mối quan hệ hơp tác và
nguồn vốn cũng như cơ sở vật chất đã tạo dựng được, đến năm 2010, chủ cơ sở sản
xuất là anh Nguyễn Việt Thắng đã mạnh dạn thuê thêm lao động, thành lập công ty
TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh với số vốn ban đầu là 4 tỉ đồng và được cấp
phép chính thức vào ngày 30/09/2010
Công ty TNHH Dây và Cáp Trường Thịnh là đơn vị sản xuất và cung cấp
các loại dây, cáp điện lực hạ thế, cáp điện vặn xoắn cách điện bằng XLPE; cáp
đồng, cáp nhôm, nhôm trần lõi thép dùng cho đường dây tải điện trên không.
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên dày dặn về kinh nghiệm và chuyên sâu
về kỹ thuật, các sản phẩm dây cáp điện được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công
nghệ hiện đại, Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh đã và đang đáp ứng
mục tiêu “Uy tín, chất lượng, hiệu quả” và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn chú trọng đầu tư
chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm với những dây chuyền
thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Sản phẩm của công ty đã có mặt rộng rãi trên
thị trường và đưa thương hiệu Trường Thịnh trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy
của nhiều công ty điện lực, các công ty xây lắp điện và nhiều tổ chức thuộc các

ngành công nghiệp kinh tế quốc dân trong cả nước.
Công ty cũng đã đạt được nhiều giải thưởng, bằng khen của các bộ ngành
nhà nước, các tổ chức về uy tín và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm của Công ty
được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001:2008, được Tổng cục
tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn phù hợp tiêu chuẩn
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
Việt Nam (TCVN 5933-1995, TCVN 5934-1995, TCVN 5935-1995, TVCN 5064-
1994).
Tên chính thức : Công Ty TNHH Dây Và Cáp Điện Trường Thịnh
Tên giao dịch : TRUONG THINH CABLE CO. LTD
Mã số Thuế : 0105548153
Ngày cấp : 5/10/2010
Địa chỉ nhà xưởng: KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
Địa chỉ trụ sở : Đội 13, thôn Vĩnh Ninh, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
Fax: (84-4) 33716660
Điện thoại :(84-4) 3371 6660
Số TK: 21310000253434 tại BIDV, CN Nam Hà Nội.
Website: www.truongthinhcable.vn
Email:
Người dại diện: Nguyễn Việt Thắng (Chức vụ: Giám đốc)
2.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Dây và Cáp Trường Thịnh là đơn vị sản xuất và cung cấp
các loại dây, cáp điện lực hạ thế, cáp điện vặn xoắn cách điện bằng XLPE; cáp
đồng, cáp nhôm, nhôm trần lõi thép dùng cho đường dây tải điện trên không. Đây là
lĩnh vực sản xuất kinh doanh công nghiệp, lao động chủ yếu là lao động trực tiếp
cho nên lao động nam có sức khỏe ở độ tuổi thanh niên và trung niên chiếm phần
lớn, ngoài yêu cầu về sức khỏe thì lĩnh vực này cũng đòi hỏi người công nhân phải
có trình độ tay nghề nhất định vì thường xuyên làm việc với máy móc kĩ thuật. Hoạt

động sản xuất kinh doanh diễn ra quanh năm và theo hợp đồng, do đó, cần sự ổn
định về nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trực tiếp để đảm bảo cho quá trình sản
xuất không doanh không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, dây và cáp điện không phải là lĩnh vực mới mŠ, vì thế sự cạnh
tranh trên thị trường rất lớn, nhất là cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực có tay
nghề. Với một công ty mà bề dày phát triển chưa lâu như Trường Thịnh, điều quan
trọng nhất mà công ty đang tập trung thực hiện là mở rộng thương hiệu, tạo sự uy
tín rộng rãi với người tiêu dùng và để thực hiện được điều đó thì nguồn nhân lực là
một yếu tố vô cùng quan trọng.
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dây và
cáp điện Trường Thịnh giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và
Cáp điện Trường Thịnh giai đoạn 2011- 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2011 2012 2013
Lượng
tuyệt
đối
Tốc độ
tăng so
với
năm
trước
(lần)
Lượng
tuyệt
đối

Tốc độ
tăng so
với năm
trước
(lần)
Lượng
tuyệt
đối
Tốc dộ
tăng so
với năm
trước
(lần)
Doanh thu
Triệu
đồng/năm
6.023 - 7.842 1,302 9.311 1,187
Lợi nhuận
Triệu
đồng/năm
1.205 - 1.873 1,554 2.291 1,223
Số lao động Người 53 - 68 1,283 79 1,161
NSLĐ bình
quân
Triệu đồng/
người/thán
g
9,470 - 9,610 1,015 9,821 1,022
Tiền lương bình
quân

Triệu đồng/
người/thán
g
4.150 - 4,170 1,007 4,250 1,019
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh
năm 2011, 2012, 2013)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dây và cáp điện Trường
Thịnh giai đoạn 2011 - 2013 đã đạt được những kết quả khá tốt. Ưu điểm của công
ty là cùng với việc tăng số lượng người lao động thì năng suất lao động bình quân
cũng tăng lên, đó là nhờ quá trình đào tạo nguồn nhân lực hằng năm cũng như đầu
tư thêm máy móc và ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm cho quá
trình sản xuất 1 đơn vị sản phẩm diễn ra nhanh hơn. Dù tốc độ tăng doanh thu và lợi
nhuận giảm nhưng công ty vẫn duy trì việc tăng lương cho người lao động, điều này
thể hiện qua việc tốc độ tăng tiền lương có xu hướng tăng dần. Tốc độ tăng tiền
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
lương nhỏ hơn tốc độ tăng NSLĐ,điều này phù hợp với nguyên tắc tổ chức tiền
lương trong doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dây và cáp điện Trường
Thịnh trong 3 năm vừa qua đã có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tích đáng
ghi nhận. Doanh thu hằng năm và lợi nhuận đều tăng về số lượng, đó là kết quả của
việc công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm lao động, quy mô
sản xuất tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận giảm một phần do nền
kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế nên doanh thu chưa thể
tăng nhanh hơn. Hơn nữa, việc thuê thêm lao động và đầu tư máy móc cũng như
tiền lương qua các năm khiến cho chi phí sản xuất tăng lên, khiến cho tốc độ tăng
của lợi nhuận giảm dần.
2.1.4. Các đặc điểm của Công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh
ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động

2.1.4.1. Đặc điểm về vốn
Công ty TNHH dây và cáp điện Trường Thịnh có nguồn vốn đầu tư ban đầu
là 4 tỉ đồng nhưng phần lớn số vốn này đã được đầu tư vào nhà xưởng, máy móc
thiết bị vì hoạt động sản xuất được thực hiện chủ yếu trên máy móc cho nên quỹ
dành cho các hoạt động khác sẽ hạn chế. Công tác tạo động lực cho người lao động
đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động, việc
có nguồn tài chính lớn cho công tác này sẽ đa dạng hóa và giúp người lãnh lạo có
thể klinh hoạt hơn đối với các chính sách kích thích lao động bằng vật chất. Trong
tình hình của công ty TNHH dây và cáp điện Trường Thịnh, việc tập trung quỹ cho
đầu tư máy móc khến nguồn quỹ chi cho tạo động lực ít đi, khiến các chính sách tạo
động lực đưa ra bị giới hạn tài chính bởi nguồn quỹ eo hẹp.
2.1.4.2. Đặc điểm về lao động.
Về quy mô lao đông, vì được thành lập chưa lâu, cũng như tiền thân là một
xưởng sản xuất nên công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh có quy mô tương
đối nhỏ với số lượng người lao động là 53 người năm 2011, tăng lên thành 68 người
năm 2012 và đến năm 2013 có 79 người lao động. Tuy số lượng lao động chưa lớn
nhưng đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời, số lượng
người lao động tăng lên hằng năm cho thấy công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô và
phát triển ngày càng sâu rộng hơn. Quy mô lao động có sự tăng lên qua các năm và
trong giai đoạn 2011-2013 không có người lao động nào xin nghỉ việc, cho thấy
môi trường làm việc cũng như các chính sánh về nhân sự của công ty đã phát huy
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
được tác dụng trong việc giữ chân người lao động ở lại làm việc và gắn bó lâu dài
với công ty.
Cơ cấu lao động của công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh
giai đoạn 2011- 2013

(Đơn vị: người)
Cơ cấu lao động
2011 2012 2013
Số
lượng
% so với
tổng số
lao động
(%)
Số
lượng
% so
với
tổng số
lao
động
(%)
Số
lượng
% so
với
tổng
số lao
động
(%)
1. Tổng số lao động 53 68 79
2. Theo phòng ban
2.1. Phòng Hành chính Nhân sự
2.2. Phòng Kế toán-Tài chính
2.3. Phòng Kinh doanh

2.4. Phòng sản xuất
2.5. Phòng Kỹ thuật
2
1
1
47
2
3,77
1,89
1,89
88,68
3,77
3
1
2
60
2
4,41
1,47
2,94
88,24
2,94
3
2
2
69
3
3,79
2,53
2,53

87,36
3,79
3. Theo giới tính
3.1. Nam
3.2. Nữ
51
2
96,23
3,77
64
4
94,12
5,88
75
4
94,94
5,06
4. Theo trình độ
4.1. Đại học/ Sau Đại học
4.2. Cao đẳng/ Cao đẳng nghề
4.3. Trung cấp/ Trung cấp nghề
4.4. Sơ cấp/ THPT
7
9
36
1
13,21
16,98
67,92
1,89

9
10
48
1
13,24
14,71
70,58
1,47
10
11
57
1
12,66
13,92
71,72
1,27
5. Theo độ tuổi
5.1. 18-35 tuổi
5.2. 36-45 tuổi
5.3. > 45 tuổi
39
12
2
75,59
22,64
3,77
47
16
5
69,12

23,53
7,35
55
18
6
69,63
22,78
7,59
6. Theo chức năng
6.1. Lao động trực tiếp
6.2. Lao động gián tiếp
45
8
84,91
15,09
58
10
85,29
14,71
67
12
82,09
17,91
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
(Nguồn: Hồ sơ nguồn phòng Hành chính Nhân sự công ty TNHH Dây và
Cáp điện Trường Thịnh năm 2011, 2012, 2013)
Lao động chủ yếu của công ty là lao động nam, độ tuổi phổ biến là từ 18-35
và đa số là lao động trực tiếp. Cơ cấu này phù hợp với hoạt động sản xuất kinh

doanh dây và cáp điện, là hoạt động cần nhiều lao động trực tiếp có sức khỏe và
tuổi đời còn trŠ. Phòng sản xuất có số lượng người lao động nhiều hơn hẳn bởi
phòng này bao gồm cả lực lượng lao động trực tiếp và có quan hệ mật thiết nhất với
những hoạt động sản xuất của công ty.
Ngoài ra, lao động của công ty phần lớn là lao động có trình độ Trung cấp
hoặc Trung cấp nghề, số lượng lao động có trình độ Đại học trở lên khá ít và chủ
yếu là các lao động gián tiếp hay lao động quản lí. Trong số các lao động trực tiếp
cũng có những người có trình độ cao hơn, cụ thể là trình độ Cao đẳng nghề, những
lao động trực tiếp này thường được bố trí để đảm nhận vai trò trưởng bộ phận hay
có nhiệm vụ khó hơn những lao động khác. Sở dĩ lao động trực tiếp của công ty có
trình độ tương đối tốt như vậy là bởi công ty đã đặt ra yêu cầu cụ thể trong quá trình
tuyển dụng, do công ty đã đầu tư thêm máy móc và thiết bị kĩ thuật cũng như để
đảm bảo chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian đào tạo. Công ty chỉ có 1 người
là lao động có trình độ thấp, lao động này là bảo vệ của công ty và đã được xác
minh rõ ràng về đạo đức cũng như khả năng phục vụ.
Cơ cấu lao động của công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh là phù
hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như đã cơ bản đáp ứng
được nhu cầu về nguồn nhân lực đủ cũng ứng cho hoạt động sản xuất.
2.1.4.3. Đặc điểm về qui trình công nghệ.
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất dây và cáp điện tại công ty TNHH
Dây và cáp điện Trường Thịnh
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
(Nguồn: truongthinhcable.com)
Quy trình công nghệ được chia ra khá rõ ràng qua các bước khác nhau theo
trình tự, vì thế cũng có các bộ phận sản xuất tương đương với các giai đoạn đó. Quy
trình sản xuất có các công đoạn tiếp xúc với máy móc vật liệu, dễ gây tai nạn lao
động, do đó đặc biệt lưu ý về vấn đề vệ sinh an toàn lao động và chế độ làm việc
nghỉ ngơi hợp lí, tránh gây căng thẳng mệt mỏi cho người lao động.

2.1.4.4. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Dây và Cáp điện
Trường Thịnh
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
16
GIÁM ĐỐC
ĐẠI DIỆN LÃNH
ĐẠO VỀ CHẤT
LƯỢNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
Phòng Hành
chính Nhân
sự
Phòng Kế
toán- Tài
chính
Phòng sản
xuất
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Kinh
doanh
Bộ phận
HC-TC-
Đào tạo
BP Dự
án

Mark-
eting
Bộ phận
tài chính
- Quỹ
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Xuất
nhập
khẩu
Bộ phận
kéo rút
BP Vặn
xoắn,
đóng
gói
Bộ phận
bọc
Bộ phận
bện
BP Bảo
trì- Phát
triển
Kho
Bộ phận
KCS
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
Ghi chú: HC-TC : Hành chính- Tổ chức
KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm

 Phòng Kinh doanh: ( 2 Nhân viên)
Phòng kinh doanh thực hiện quá trình kinh doanh của Công ty bao gồm: mua
vật tư, nguyên vật liệu, gia công và tiêu thụ sản phẩm; hoạch định và thực hiện kế
hoạch phát triển thị trường, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, quản lý hoạt
động vận hành, hỗ trợ, phân tích, đưa ra các quyết định bán hàng,
Bộ phận trực thuộc: Bộ phận Xuất nhập khẩu, Bộ phận Dự án- Marketing
 Phòng Sản xuất: ( 2 Nhân viên văn phòng và 67 lao động trực tiếp)
Phòng sản xuất là bộ phận điều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo hệ thống
quản lý chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả; cân đối kế
hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu, điều độ, ra lệnh sản xuất và theo
dõi việc đáp ứng.
Bộ phận trực thuộc: Bộ phận kéo rút, Bộ phận bện, Bộ phận bọc, Bộ phận
vặn xoắn- đóng gói; Nhà kho ( gồm 67 lao động trực tiếp).
 Phòng Kỹ thuật: ( 3 Nhân viên)
Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện bảo trì, sửa chữa
thiết bị trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, sự an toàn cho con người và
thiết bị; đảm bảo việc lắp đặt thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật, lập hồ sơ thiết bị, thông
số công nghệ, hướng dẫn vận hành và đào tạo công nhân vận hành; điều hành hệ
thống quản lý chất lượng, đảm bảo các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, thực hiện
việc đo lường, hiệu chuẩn, quản lý thiết bị, dụng cụ đo tại phòng thử nghiệm, đề ra
phương án cải tiến thích hợp.Đây cũng là bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới, nghiên cứu cải tiến các sản phẩm đang sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ mới
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, biên soạn tài liệu và thực hiện
đào tạo về sản phẩm mới và về các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến sản phẩm.
Bộ phận trực thuộc: Bộ phận Bảo trì- Phát triển, Bộ phận KCS( Kiểm tra
chất lượng sản phẩm)
 Phòng Kế toán – Tài chính: ( 2 Nhân viên)

Phòng Kế toán- Tài chính quản lý các vấn đề thu chi trong mọi hoạt động
của Công ty, đáp ứng các nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như
thu mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị sản xuất, trả công lao động và các chi phí
cho hoạt động hỗ trợ khác, đảm bảo tính minh bạch nhất quán, phù hợp với pháp
luật và quy định của Việt Nam.
Bộ phận trực thuộc: Bộ phận Kế toán, Bộ phận Tài chính-Quỹ
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
 Phòng Hành chính Nhân sự: ( 3 Nhân viên)
Là một trong những bộ phận chủ chốt của công ty, phòng Hành chính Nhân
sự (HCNS) có chức năng
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ. Thực hiện
chế độ chính sách đối với người lao động; công tác hành chính, văn thư lưu trữ, lễ
tân.
- Lập kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu
phát triển của Công ty, xây dựng, áp dụng thang bậc lương, định mức lao động,
thực hiện việc tính lương hợp lý, đánh giá năng lực nhân viên, đề bạt khen
thưởng/kỷ luật.
- Sắp xếp, tổ chức bộ máy công ty; nghiên cứu, soạn thảo các Nội quy, Quy
chế về tổ chức lao động trong nội bộ công ty;
- Quản lý và đảm bảo môi trường làm việc thích hợp, an toàn lao động, vệ
sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
Cơ cấu tổ chức Bộ máy Công ty TNHH Dây và Cáp điện Trường Thịnh
thuộc kiểu Cơ cấu Trực tuyến- Chức năng. Đây là cơ cấu phù hợp với một công ty
sản xuất có quy mô vừa nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất được diễn ra xuyên
suốt và đúng như kế hoạch.
2.2. Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty
TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh giai đoạn 2011- 2013
2.2.1. Nhu cầu đối với công việc của người lao động tại Công ty TNHH

Dây và cáp điện Trường Thịnh
Bảng 2.3: Nhu cầu của người lao động tại công ty TNHH Dây và cáp điện
Trường Thịnh
Chỉ tiêu Số điểm trung bình Thứ tự ưu tiên về nhu cầu
Tiền lương 5,13/6 1
Thưởng và phúc lợi 4,81/6 2
Điều kiện và môi trường làm việc 4,05/6 3
Đào tạo 3,10/6 4
Đánh giá thực hiện công việc 1,86/6 5
Bố trí sắp xếp công việc 1,13/6 6
( Nguồn: Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả điều tra nhu cầu của người lao động
tại công ty TNHH Dây và cáp điện Trường Thịnh)
Theo kết quả điều tra thu được ở bảng 2.3, nhu cầu của người lao động tại
công ty TNHH dây và cáp điện Trường thịnh hiện nay được sắp xếp theo thứ tự ưu
SV: Nguyễn Thị Hường Lớp: Kinh tế lao động 52B
19

×