Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Quỳnh Hương, sinh viên lớp Kinh tế lao động 52B, khoa
Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực. Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập này là do
chính tôi thực hiện. Tôi không sao chép từ bất cứ tài liệu nào.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm nếu sai phạm quy định của nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quỳnh Hương
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
MỤC LỤC
BẢN THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG 5
CỦA CÔNG TY HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT ( FPT IS) 5
Lập Trình Viên Erp - Sap 5
Ngành nghề : IT phần mềm 5
Nơi làm việc: Hà Nội 5
Mức lương: Thương lượng 5
Mô tả công việc 5
Yêu cầu công việc 5
Hạn nộp hồ sơ 6
Xếp loại 7
2. Phổ thông trung học (PTTH) 7
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Hệ thống thông tin FPT Error: Reference source
not found
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng nhân sự tại công ty FPT ISError: Reference source
not found
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực công ty FPT IS phân theo độ tuổiError: Reference
source not found


Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực công ty FPT IS phân theo phòng ban Error:
Reference source not found
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty FPT IS qua các năm Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Kết quả tuyển chọn nhân sự tại FPT IS qua các năm Error: Reference
source not found
Bảng 2.5: Kết quả tuyển chọn nhân sự tại FPT IS năm 2012.Error: Reference source
not found
BẢN THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG 5
CỦA CÔNG TY HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT ( FPT IS) 5
Lập Trình Viên Erp - Sap 5
Ngành nghề : IT phần mềm 5
Nơi làm việc: Hà Nội 5
Mức lương: Thương lượng 5
Mô tả công việc 5
Yêu cầu công việc 5
Hạn nộp hồ sơ 6
THÔNG TIN CÁ NHÂN 7
ĐÀO TẠO 7
Xếp loại 7
2. Phổ thông trung học (PTTH) 7
KỸ NĂNG 8
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN 8
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ (Dành cho ứng viên khối công nghệ thông tin) 8
KINH NGHIỆM CÔNG TÁC (công việc gần nhất liệt kê trước) 8
CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA (Dành cho ứng viên khối công nghệ thông tin, tư vấn, QA dự
án. Liệt kê tất cả các dự án tham gia, mỗi dự án một bảng riêng biệt với những thông tin
như sau.) 9

Chi tiết 9
THÔNG TIN BỔ SUNG 9
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân lực là chìa khóa thành công của mỗi doanh nghiệp, chú trọng xây dựng
nguồn nhân lực là vấn đề then chốt, cốt lõi để tăng hiệu quả kinh doanh. Một nguồn
nhân lực cao và được duy trì bởi lực lượng kế cận sẽ giúp công ty tăng trưởng
nhanh, bền vững. Do đó, vấn đề tuyển chọn và thu hút được nguồn nhân lực có chất
lượng tốt, đáp ứng nhu cầu công việc là vấn đề cấp thiết.
Đặc biệt với Công ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS), một công ty có bề
dày hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công ty đứng hàng đầu Việt Nam
về tích hợp hệ thống và cung cấp những giải pháp công nghệ, điều này lại càng trở
nên quan trọng hơn. Công nghệ thông tin là ngành đòi hỏi nhiều chất xám, kinh
doanh theo dự án đòi hỏi nhiều thời gian, việc xây dựng một đội ngũ nhân viên trẻ,
giàu sức cống hiến, sáng tạo và nhiệt tình là điều không thể thiếu. Đã có khá nhiều
đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực tại công ty trong các mảng như công tác đào
tạo, tạo động lực cho người lao động…tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu
về công tác tuyển dụng tại FPT IS.
Tuyển dụng có ý nghĩa quan trọng, là hoạt động thường niên, không thể
thiếu, quá trình tuyển dụng ( tuyển mộ, tuyển chọn) tốt sẽ giúp công ty chọn được
những nhân viên có tố chất, đủ khả năng làm việc, phát huy tối đa tiềm năng, hiệu
quả hoạt động của mình. Ngược lại, khi quá trình tuyển dụng không được coi trọng,
quan tâm đúng mức, công ty sẽ chịu những gánh nặng tài chính bởi chi phí đào tạo
không đáng có, hoạt động kém hiệu quả. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, hoàn
thiện công tác tuyển dụng còn giúp công ty nâng cao uy tín, vị thế trên thị trường,
tạo dựng hình ảnh với tác phong chuyên nghiệp.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công
ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS) ” nhằm đánh giá lại công tác tuyển dụng hiện

tại, góp phần xây dựng cơ chế tuyển dụng chặt chẽ hơn, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại công ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công tác tuyển dụng tại Công ty Hệ thống thông tin FPT giai đoạn 2009-
2012
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa, đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty Hệ thống
thông tin FPT trong giai đoạn 2009-2012, tìm ra những điểm còn tồn tại, nguyên
nhân, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng nhằm rút ra một
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết
cấu đề tài của tôi gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan công tác tuyển dụng và phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty Hệ thống thông
tin FPT ( FPT IS) trong giai đoạn 2009-2012
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty
Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS)
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
PHẦN 1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan công tác tuyển dụng
1.1.1. Các nghiên cứu về công tác tuyển dụng tại Công ty Hệ thống thông
tin FPT
Công ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS) là một công ty về tích hợp hệ

thống hàng đầu Việt Nam, yếu tố con người được coi là trung tâm, nền tảng, giá trị
cốt lõi, do đó, đã có không ít đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực tại công ty.
Tuyển dụng là công tác quan trọng, là hoạt động giúp bổ sung, duy trì lực lượng cán
bộ, nhân lực cho công ty. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về công tác
tuyển dụng tại FPT IS. Nhận thấy đây là một hoạt động cần thiết và đáng quan tâm,
tôi đã chọn tuyển dụng làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.1.2. Các nghiên cứu về công tác tuyển dụng tại các công ty khác
Công tác tuyển dụng là hoạt động thường niên, không thể thiếu trong mỗi
doanh nghiệp. Chính vì vậy, đã có nhiều người nghiên cứu nội dung này, trong đó
phải kể đến một số đề tài như:
 Luận văn thạc sỹ : “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại trung
tâm thông tin di động KVI – Thông tin di động ( VMS MOBIFONE )” của Nguyễn
Thị Hương Linh ( năm 2013), chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp. Công ty
VMS MOBIFONE đã thực hiện được các bước cơ bản trong quá trình tuyển dụng,
phòng tuyển dụng xây dựng chiến lược tuyển mộ thông qua việc lên kế hoạch, xác
định rõ nguồn và phương pháp tuyển mộ, địa điểm, thời gian tuyển dụng phù hợp.
Tuy vậy, việc phân chia trách nhiệm trong quá trình tuyển dụng còn chưa rõ ràng,
nhà tuyển dụng mới chỉ dựa vào nội dung hồ sơ mà chưa có bước thẩm tra chắc
chắn, việc đánh giá năng lực hồ sơ chưa thực sự chặt chẽ, khai thác hết tiềm năng
ứng viên.
 Luận văn thạc sỹ : “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực cho công ty
TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam” của Trần Thị Bích Hằng ( năm 2010), chuyên
ngành Quản trị nhân lực. Công ty có điểm mạnh là một tập đoàn lớn, có uy tín, thương
hiệu trên thế giới với vốn đầu tư cao và tốc độ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên công tác
tuyển dụng của công ty còn nhiều hạn chế do việc kế hoạch hóa nguồn nhân lực còn
chưa được chú trọng, cần hoàn thiện công tác phân tích công việc, xây dựng các
bảng mô tả công việc đầy đủ, chi tiết hơn để tuyển dụng đạt hiệu quả.
 Luận văn thạc sỹ : “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
công nghệ Vĩnh Hưng ” của Nguyễn Thị Sinh ( năm 2011), chuyên ngành Quản trị
nhân lực.
Hiện tại, Công ty không có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác
tuyển dụng. Hai nhân viên phòng hành chính vừa làm công việc thuộc phòng ban
của mình vừa kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm thực hiện công tác tuyển dụng. Tác
giả đã đề xuất một số giải pháp khả thi như : Xây dựng kế hoạch nhân sự, tiêu
chuẩn hóa các tiêu chí tuyển dụng cho từng vị trí công việc, đồng thời nâng cao chất
lượng quảng cáo tuyển dụng…
 Luận văn thạc sỹ : “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty
dược phẩm Việt Nam ” của Nguyễn Mai Anh ( năm 2013), chuyên ngành Quản trị
nhân lực. Tại công ty dược phẩm Việt Nam- một doanh nghiệp nhà nước, những
người làm công tác nhân sự hầu hết đều trái ngành đào tạo, cần xây dựng cơ chế
tuyển dụng công khai, minh bạch hơn, cẩn trọng trong việc thẩm tra bằng cấp, năng
lực của các chuyên viên nghiên cứu.
 Chuyên đề tốt nghiệp : “ Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam ” của Nguyễn Đức Nhân ( năm 2012), chuyên ngành
Quản trị nhân lực. Với mục tiêu phát triển trở thành một trong ba ngân hàng Thương
mại cổ phần hàng đầu Việt Nam, công ty cần phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng
công tác tuyển dụng, hoàn thiện và bổ sung các bài thi trắc nghiệm, xác định tiêu thức
tuyển chọn và cho điểm rõ ràng. Việc đào tạo cán bộ tuyển dụng chuyên sâu, nâng cao
chất lượng phỏng vấn, thu hút ứng viên cũng cần được chú trọng.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề, trong bài này, tôi sử dụng phương pháp xử lý tài liệu
thống kê từ các phòng ban chức năng tại công ty, tìm hiểu thông tin đăng tải trên
trang web công ty, các báo cáo tài chính hằng năm và tổng hợp, phân tích dữ liệu.
Tôi sử dụng bảng hỏi ( Phụ lục 4 ): Điều tra 300 người được lựa chọn từ các
phòng ban, trong đó :
- Theo cơ cấu giới tính : Nam ( 240 người), Nữ (60 người)
- Theo cơ cấu chức năng : Cán bộ quản lí ( 5 người), cán bộ Back office

(44 người), cán bộ Middle Office (12 người), cán bộkinh doanh (32 người), cán bộ
tư vấn (54 người), cán bộ phần cứng (14 người), cán bộ phần mềm( 95 người), cán
bộ phần dịch vụ (45 người).
Tôi lựa chọn như vậy để phù hợp với cơ cấu giới tính- chức năng tại công ty
và tiến hành phân tích kết quả thu được bằng excel, mô hình hóa bằng biểu đồ…
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI
CÔNG TY HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT ( FPT IS) TRONG
GIAI ĐOẠN 2009-2012
2.1. Khái quát về Công ty Hệ thống Thông tin FPT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần FPT thành lập ngày 13/09/1988, đến nay trải qua gần 22
năm, FPT đã liên tục phát triển và trở thành tập đoàn công nghệ thông tin và viễn
thông hàng đầu Việt Nam với số lượng nhân viên đạt tới con số 12.300 tính đến
ngày 31/12/2010. Không chỉ mở rộng phát triển trong nước, FPT còn đẩy mạnh
dịch vụ ra nước ngoài.
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System – FPT
IS) là công ty thành viên của Tập đoàn FPT, tiền thân là Trung tâm Hệ thống Thông
tin FPT với 16 thành viên ban đầu (12/1994). Công ty Hệ thống Thông tin FPT
(FPT IS) được thành lập từ tháng 6/2003 trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Hệ thống
Thông tin FPT, Trung tâm Tích hợp Hệ thống FPT, Trung tâm Dịch vụ FPT và một
số trung tâm khác. Bằng những nỗ lực không ngừng của mình, đến nay công ty FPT
IS đã trưởng thành, phát triển và khẳng định vị trí số một của mình trong lĩnh vực
cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và tích hợp hệ thống tại Việt Nam.
Trụ sở chính của FPT IS đặt tại tầng 22, Keangnam Landmark Tower, E6
Phạm Hùng, Hà Nội.
FPT IS mong muốn mang lại cho mỗi thành viên của mình một cuộc sống
đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, mang lại thành công chung cho khách

hàng, đối tác và toàn bộ các thành viên của mình.
Môi trường làm việc tại FPT IS luôn hướng tới sự khuyến khích và tạo điều
kiện để mỗi nhân viên có thể phát triển tối đa khả năng của bản thân và gắn bó lâu
dài với tổ chức; đồng thời phát triển văn hóa doanh nghiệp FPT, phát huy và gìn giữ
sự trẻ trung, năng động, coi trọng sáng tạo và học hỏi. Bên cạnh đó, việc gìn giữ và
thực hiện các cam kết với khách hàng là một ưu tiên hàng đầu trong các chính sách
của FPT IS.
Trong gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FPT IS đã
thành công trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng cho các ngành:
Tài chính; Ngân hàng; Viễn thông; Dịch vụ công; An ninh - Quốc phòng; Giáo dục;
Y tế…Nhiều năm liền, FPT IS giữ vai trò là nhà tích hợp hệ thống và phát triển
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
phần mềm dẫn đầu Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: Phát triển
phần mềm ứng dụng; Tích hợp hệ thống; Dịch vụ ERP;Dịch vụ BPO, dịch vụ điện
tử; Dịch vụ công nghệ thông tin và cung cấp thiết bị công nghệ thông tin.
2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại công ty
Công nghệ thông tin là ngành đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, do vậy yếu tố
hàng đầu của FPT IS là vấn đề nhân lực. Khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hiện nay vẫn đang là vấn đề được
chính phủ và các doanh nghiệp quan tâm. Việc đa dạng hóa trong lĩnh vực kinh
doanh cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng của Công ty dẫn đến những nhu cầu
cao hơn trong công tác quản trị, điều hành đặc biệt là việc tìm kiếm nguồn nhân lực
cấp cao.
Cùng với sự gia tăng về quy mô và lĩnh vực hoạt động, nhân sự của FPT IS
cũng gia tăng một cách đáng kể. Năm 2010 chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng
về số lượng cán bộ nhân viên của FPT IS, đạt 2354 nhân viên, tăng 15,8% so với
năm 2009. Số lượng nhân sự tại FPT IS đạt con số kỷ lục vào năm 2011 với 2432
nhân viên, tăng nhẹ 3,3% so với năm 2010, trước khi có sự cắt giảm còn 2353 nhân

viên tính tới 31/12/2012.
Biểu đồ 2.1. Quy mô nguồn nhân lực tại công ty FPT IS giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết nhân sự FPT IS qua các năm
Tính đến tháng 2/2013, FPT IS có 2700 kỹ sư. Trên 1000 người trực tiếp
phát triển các phần mềm ứng dụng hướng tới chuẩn quốc tế và chuyên sâu theo
nghiệp vụ mỗi ngành. Các kỹ sư FPT IS được đào tạo tại Việt Nam, Anh, Mỹ, Pháp,
Đức, Úc, Singapore, Nga, Hungary, Bungary và Việt Nam. Đội ngũ FPT IS sở hữu
trên 1650 chứng chỉ công nghệ quốc tế của các nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ
dẫn đầu thế giới. Hiện FPT IS đang có 9 chuyên gia CCIE (Cisco Certified
Internetwork Experts) – gấp hơn 2 lần tiêu chuẩn đối tác Vàng của Cisco. Các
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
chuyên gia tư vấn của FPT IS đã thực hiện hàng trăm dự án.
Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính:
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực tại công ty FPT IS phân theo giới tính
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết nhân sự FPT- IS năm 2012
Tại FPT IS, công ty chuyên về mảng công nghệ thông tin, lao động nam giới
chiếm tỷ trọng phổ biến. Đây là ngành nghề đòi hỏi nhiều chất xám và chuyên môn
công việc đặc thù, căng thẳng, áp lực và đòi hỏi trình độ chuyên môn nhất định.
Phần lớn các nhân viên thuộc phần kỹ thuật, phần cứng, phần mềm máy tính, cung
cấp các dịch vụ giải pháp đều là nam giới. Nữ giới chiếm tỷ lệ thấp,thường làm ở bộ
phận Back Office, làm công việc văn phòng, lễ tân…
Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ:
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực tại công ty FPT IS phân theo trình độ
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết nhân sự FPT IS năm 2012
Do một số lĩnh vực của công ty có tính tác nghiệp và thao tác cao nên số lao
động có trình độ đại học cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 62%). Tỷ lệ lao động
dưới đại học chiếm tỷ trọng ít hơn, chủ yếu ở bộ phận lễ tân, dịch vụ. Tại FPT IS, ở
rất nhiều vị trí bạn không cần chứng mình bằng bằng cấp, cũng như học vấn mà

SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
chứng minh bằng kỹ năng, khả năng làm việc…điều này vừa giúp cho công ty
tuyển dụng được những nhân viên có tay nghề giỏi lại giúp tiết kiệm chi phí.
Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo độ tuổi:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực tại công ty FPT IS phân theo độ tuổi
Độ tuổi Số người Tỷ lệ %
<25 541 22,9
25- 35 1247 52,9
35- 45 305 13,0
45- 55 211 9,0
>55 47 2,2
Tổng 2353 100
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết nhân sự FPT IS năm 2012
FPT IS là công ty có đội ngũ nhân viên rất trẻ.Độ tuổi bình quân của lao
động FPT IS là 26,53 tuổi. Phần lớn nhân viên trong độ tuổi 25-35, độ tuổi tràn đầy
nhiệt huyết và sức cống hiến, có thể làm việc với áp lực lớn
Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo phòng ban:
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực tại công ty FPT IS phân theo phòng ban
Khối Số người Tỷ lệ %
Manager 37 1,6
Back Office 344 14,6
Middle Office 95 4,0
Front office 1877 79,8
Kinh doanh 249 13,2
Tư vấn 422 22,5
Phần cứng 111 5,9
Phần mềm 744 39,4
Dịch vụ 351 19,0

Tổng 2353 100
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết nhân sự FPT IS năm 2012
Như vậy, số người trong khối Front Office chiếm tỷ lệ lớn nhất (79,8%). Đây
chính là lực lượng chính, nguồn lực cần đầu tư để giành thắng lợi trong ký kết và
hoàn thiện dự án của công ty. Trong đó, cán bộ phần mềm và tư vấn chiếm số lượng
lớn nhất. Cán bộ phầm mềm, lập trình viên được coi là key- person của công ty-
Người trực tiếp triển khai sản phẩm công nghệ. Cán bộ tư vấn chính là cầu nối trung
gian để thực hiện công tác tư vấn, kết nối giữa cán bộ kinh doanh và cán bộ kỹ thuật
phần cứng, phần mềm để thực hiện các giải pháp dự án. Cán bộ tư vấn phải là người
am hiểu về kỹ thuật, có kinh nghiệm trong thực hiện các giải pháp, để có thể tư vấn,
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
8
Chủ tịch công ty
Ban giám đốc
Ban kiểm
toán nội bộ
Ban chức năng
Trung
tâm
Chi nhánh và văn
phòng đại diện
Tài
chính
- Kế
toán
Nhân
sự
Truyền
thông
Kế

hoạch
Kinh
doanh
Văn
phòng
Hồ sơ
thầu
Đảm
bảo
chất
lượng
Đoàn
thể
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
giải đáp cho cán bộ kinh doanh các thông tin về các thông số kỹ thuật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại Công ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Hệ thống thông tin FPT
(Nguồn: Tổng hợp từ trang web )
Đây là mô hình trực tuyến- chức năng, với mô hình tổ chức này, công ty có
thể thống nhất sự chỉ đạo từ trên xuống dưới, làm việc có tính hệ thống, nhất quán.
Đồng thời, có sự phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm phòng ban cụ thể trong những
mảng công việc chuyên môn đặc thù, tránh chồng chéo, trùng lặp. Với quá trình
chuyên môn hóa như vậy, công việc sẽ đảm bảo được thực hiện bởi những người có
hiểu biết, kinh nghiệm trong từng lĩnh vực, nâng cao hiệu quả làm việc.
Theo chủ tịch công ty FPT IS- Ông Đỗ Cao Bảo: “ Mô hình tổ chức của FPT
IS được xây dựng trên cơ sở học tập mô hình tổ chức của quân đội, vừa đảm bảo
tính độc lập tác chiến của mỗi đơn vị thành viên, vừa đảm bảo tính hợp đồng tác
chiến phối hợp lực lượng khi cần thiết ”.
Hiện tại FPT IS gồm 10 công ty thành viên và 1 liên doanh với Nhật Bản,

với 13 chi nhánh và văn phòng có mặt tại 6 Quốc gia.Cụ thể như sau:
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
9
Trưởng phòng nhân sự
Phó phòng
Phó phòng
Tuyển dụng Đào tạo Quản lý cán bộ
Nhân viên
(4 người)
Nhân viên
( 3 người)
Nhân viên
( 2 người)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
 Công ty Dịch vụ tin học FPT (FPT Services)
 Công ty TNHH Hệ thống Thông tin Ngân hàng - Tài chính FPT (FPT IS
Bank)
 Công ty TNHH Hệ thống Thông tin Viễn thông và Dịch vụ công FPT
(FPT IS TES)
 Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FSE FPT (FPT IS FSE)
 Công ty TNHH Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS Services)
 Công ty TNHH Giải pháp Tài chính công FPT (FPT IS PFS)
 Công ty TNHH Phát triển Phần mềm FPT (FPT IS Soft)
 Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT Miền nam (FPT IS South)
 Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT Cambodia
 Công ty TNHH Hệ thống Thông tin Singapore
 Liên doanh TELEHOUSE Vietnam : công ty liên doanh giữa FPT IS, tập
đoàn KDDI và ITX của Nhật Bản.
Ngoài ra, FPT IS còn có 4 trung tâm hỗ trợ:
 Trung tâm phát triển Thương mại Toàn cầu

 Trung tâm Hạ tầng Công nghệ Thông tin
 Trung tâm Dịch vụ BPO
 Trung tâm Đào tạo Tư vấn Quốc tế FPT
Để đảm bảo hoạt động cho các công ty thành viên và trung tâm, Công ty đã
tổ chức 8 ban chức năng phụ trách các mảng công việc: Tài chính- kế toán, Nhân
sự, Kế hoạch kinh doanh, Truyền thông, Hồ sơ Thầu, Văn phòng, Đoàn thể, Đảm
bảo chất lượng
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức phòng nhân sự tại Công ty Hệ thống thông tin
FPT( FPT IS)
Mỗi công ty thành viên đều có một bộ phận nhân sự riêng và hoạt động độc
lập trong quản lý nguồn nhân lực tại công ty mình nhưng vẫn đảm bảo báo cáo
thường niên lên phòng nhân sự FPT IS.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức phòng nhân sự tại công ty FPT IS
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Phòng nhân sự ở FPT IS gồm 12 người, trong đó có 1 trưởng phòng chịu
trách nhiệm chung trong công tác định hướng các hoạt động quản trị nhân lực, báo
cáo cho lãnh đạo cấp cao của công ty, 2 phó phòng phân công phụ trách những
mảng công việc chuyên biệt: Mảng tuyển dụng- đào tạo, mảng quản lý cán bộ.
Chuyên viên phụ trách bộ phận tuyển dụng có trách nhiệm trong việc đăng
thông tin tuyển dụng và tạo nguồn, lọc CV ứng viên, tổ chức những cuộc thi test,
phỏng vấn tuyển dụng
Chuyên viên đào tạo chịu trách nhiệm trong phân tích nhu cầu và lên kế
hoạch đào tạo, thực hiện các công việc có liên quan để tổ chức đào tạo, chuẩn bị cơ
sở vật chất phù hợp cho việc đào tạo, liên hệ với người trực tiếp tham gia.
Chuyên viên quản lý cán bộ có trách nhiệm quản lý lưu thông tin nhân viên
công ty, xây dựng hệ thống chế độ- chính sách, tổ chức, tổ chức đánh giá thực hiện
công việc, giải quyết những vấn đề về lương, thưởng, quan hệ lao động…

Tất cả nhân viên phụ trách nhân sự tại FPT IS đều có trình độ đại học, 50%
theo đúng chuyên ngành quản trị nhân lực. Với cơ cấu như trên,mỗi một mảng
chuyên biệt trong hoạt động quản trị nhân lực sẽ được đảm nhiệm bởi các chuyên
viên trong từng lĩnh vực, các chuyên viên này sẽ báo cáo công việc của mình cho
cán bộ quản lý trực tiếp, Trưởng phòng nhân sự là người có trách nhiệm quản lý cao
nhất ,từ đó đảm bảo tính chuyên nghiệp,thống nhất và hệ thống trong toàn bộ các
khâu tổ chức nhân sự.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009- 2012
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty FPT IS qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu (Đv: Tỷ đồng) 2994,354 3244,134 4234,986 4046,414
Chi phí KD (Đv: Tỷ đồng) 2680,135 2790,451 3961,463 3298,153
Chi phí nhân công ( Đv: Tỷ đồng) - - 397,827 358,245
Lợi nhuận sau thuế (Đv: Tỷ đồng) 339,864 397,256 473,862 384,724
Số nhân viên ( Người) 2032 2354 2432 2353
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
( Đv: Tỷ đồng)
34,615 33,824 32,264 30,517
Năng suất lao động ( Triệu/ năm) 1473,412 1378,361 1740,913 1719,523
Tiền lươngbình quân ( Triệu/ năm) - - 163,242 152,114
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, 2012
Về tình hình tài chính, FPT IS trong giai đoạn 2009 - 2012 đã đạt kết quả
kinh doanh tương đối khả quan, với sự tăng trưởng của hầu hết các chỉ số tài chính.
Doanh số của FPT IS tăng trưởng đều đặn từ các khách hàng tại Mỹ, Châu Âu, Úc,
Nhật Bản, Trung Đông, ASEAN và Việt Nam. Doanh thu thuần năm 2011 đạt mức
đỉnh điểm là 4234,986 tỷ đồng, tăng 30,52% so với năm 2010. Tuy nhiên, năm
2012 là năm đặc biệt khó khăn của thị trường, nhưng nhờ sự tin tưởng của hệ thống

khách hàng đã hợp tác lâu năm, FPT IS vẫn đạt doanh số hơn 4.000 tỷ đồng, giảm
nhẹ 4,4% so với năm 2011.
Chi phí kinh doanh năm 2012 giảm 16,74% so với năm 2011 do cắt giảm chi
phí nhân công. Năm 2012, chi phí nhân công chiếm khoảng 358,245 tỷ đồng (giảm
9,82% so với năm 2011) và số lượng nhân lực cắt giảm 79 người (tương đương
3,25% so với năm 2011).
Lợi nhuận sau thuế của FPT IS cao nhất đạt 473,862 tỷ đồng ( năm 2011),
tình hình kinh tế khó khăn làm lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh 18,82%
trong năm 2012, chỉ còn 384,724 tỷ đồng. Quỹ khen thưởng, phúc lợi có xu hướng
giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn ( gần 8% lợi nhuận sau thuế năm 2012),
điều này cho thấy công ty FPT IS rất quan tâm đến vấn đề khuyến khích, tạo động
lực cho nhân viên.
Số lượng lao động giai đoạn 2009- 2012 có xu hướng tăng, số lượng lao
động năm 2012 tăng 15,8% so với năm 2009 do công ty mở rộng thị trường, đặc
biệt hướng ra thị trường nước ngoài, với các thị trường tiềm năng như Nhật Bản,
Singapore, Mianma, tuy nhiên, gần đây số lao động lại có xu hướng giảm, thanh
lọc bộ máy nhân sự do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, đầy biến động. Năm
2011 được coi là thời kỳ vàng (2432 lao động).
Năng suất lao động năm 2012 tăng 16,7% so với năm 2009 và có xu hướng
giảm nhẹ. Tiền lương bình quân có xu hướng giảm. Tuy vậy, tốc độ giảm năng suất
lao động vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm tiền lương bình quân, đảm bảo nguyên tắc trong
chi trả lương của doanh nghiệp.
2.2. Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng tại Công ty Hệ thống thông tin
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
FPT ( FPT IS) trong giai đoạn 2009-2012
2.2.1. Kết quả tuyển dụng của Công ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS)
trong giai đoạn 2009-2012
Bảng 2.4: Kết quả tuyển chọn nhân sự tại FPT IS qua các năm

Tiêu chí
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế
Số người 223 220 265 250 230 230
Trình độ
100%
Đại học
100%
Đại học
100%
Đại học
100%
Đại học
100%
Đại học
100%
Đại học
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo tổng kết nhân sự tại FPT IS qua các năm)
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy từ năm 2010-2012, công ty FPT IS hầu như
đều tuyển dụng thực tế ít hơn so với kế hoạch đề ra, duy chỉ có năm 2012 tuyển
chọn được vừa đủ với kế hoạch và 100% nhân viên tuyển dụng qua các năm đều có
trình độ đại học. Điều này phản ánh quá trình thu hút ứng viên và tuyển chọn tại
công ty FPT IS đã có nhiều điểm tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng
được nâng cao, cải thiện.
Bảng 2.5: Kết quả tuyển chọn nhân sự tại FPT IS năm 2012
Chỉ tiêu Số lượng ( Người) Tỷ trọng (%)
Tổng số người được tuyển chọn 230 100
Giới tính
Nam 157 68,26
Nữ 73 31,74

Nguồn được tuyển
Nguồn bên trong 9 3,91
Nguồn bên ngoài 221 96,09
Tỷ lệ tuyển chọn 1: 6
( Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo tổng kết nhân sự tại FPT IS năm 2012)
Như vậy, trong năm 2012, công ty FPT IS tuyển dụng nguồn nhân viên chủ
yếu từ bên ngoài ( chiếm đến hơn 96% ) với tỉ lệ tuyển chọn ở mức khá cao ( 6
người ứng tuyển lấy 1 người ). Nam giới vẫn chiếm tỉ trọng cao do đặc thù công ty
chuyên về công nghệ thông tin , tuy nhiên nữ giới ở công ty đang có xu thế tuyển
dụng nhiều hơn nhằm tránh mất cân đối giới tính nghiêm trọng trong công ty. Nữ
giới được tuyển vào công ty một số vị trí tuyển chọn cả ngoại hình, xây dựng hình
ảnh công ty được đánh giá cao tại FPT IS. Nhân viên nữ thường làm ở khối văn
phòng, Back office, lễ tân, nhân sự Nhân viên sales nữ tại một số thị trường nước
ngoài như Singapore, Nhật Bản…có xu hướng ngày càng gia tăng.
2.2.2. Phân tích quy trình tuyển dụng tại Công ty Hệ thống thông tin
FPT ( FPT IS) trong giai đoạn 2009-2012
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
Hoạt động tuyển dụng tại FPT IS gồm các công tác chính : Lập kế hoạch
nhân sự, xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ, thu hút ứng viên, tổ chức thi
tuyển và phỏng vấn, tiếp nhận nhân viên mới và đánh giá thử việc, lưu hồ sơ ( Trình
bày cụ thể trong phụ lục 1)
2.2.2.1. Quy trình tuyển mộ tại Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS)
trong giai đoạn 2009-2012
 Lập kế hoạch nhân sự : Hoạt động lập kế hoạch tuyển dụng thường
được tiến hành định kỳ hàng năm. Các đơn vị lập kế hoạch nhân sự vào đầu kì và
bảo vệ kế hoạch nhân sự của đơn vị trước hội đồng nhân sự của công ty và ban
giám đốc. Kế hoạch nhân sự sẽ được hiệu chỉnh lại sau khi bảo vệ và phê duyệt rồi
gửi lại cho đơn vị nhân sự cấp trên.

Kế hoạch nhân sự sẽ được sửa đổi bổ sung theo kế hoạch định kỳ hoặc đột
xuất. Tại FPT IS, kế hoạch tuyển dụng phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh, đặc biệt
công ty đang trong giai đoạn hướng đến toàn cầu hóa, nhu cầu nhân lực tại các chi
nhánh nước ngoài là thiết yếu.
 Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ:
Công ty sử dụng cả hình thức tuyển dụng bên trong và tuyển dụng bên ngoài.
Tuy nhiên, tuyển dụng từ nguồn bên ngoài vẫn chiếm tỷ trọng phổ biến. Ở FPT nói
chung và FPT IS nói riêng, hiện tượng “ Chim lại tổ” vẫn diễn ra, có nghĩa là một
số nhân viên sau khi đã rời công ty, vẫn tiếp tục quay lại và đầu quân cho FPT.
Hình thức tuyển dụng bên ngoài giúp FPT IS có thể duy trì một lực lượng cán bộ
trẻ, sáng tạo, giàu nhiệt huyết và sức cống hiến, nguồn tuyển đa dạng, phong phú.
Tuy nhiên, công ty sẽ phải đào tạo để nhân viên mới đáp ứng được nhu cầu tổ
chức.Theo nghiên cứu khảo sát : Khoảng 82% số người vào công ty đều phải đào
tạo lại thì mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Ngoài ra, nhân viên còn được tham
gia nhiều khóa đào tạo kỹ năng khác để bổ sung, hoàn thiện công việc, bản thân như
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch…
Với những vị trí cao cấp như lãnh đạo, trưởng bộ phận tại công ty thì lại có
xu hướng tuyển từ nguồn bên trong. Điểm này hợp lý do họ có kinh nghiệm, năng
lực chuyên môn mà những người bên ngoài khó có thể hiểu những dự án công nghệ
đặc thù tại FPT IS , họ am hiểu về cơ cấu tổ chức, văn hóa công ty, dễ được lòng
mọi người. Các lãnh đạo cấp cao trong công ty cũng có nhiệm kỳ luân phiên giữ
chức vụ mới. Điều này làm đội ngũ cán bộ trong công ty có khuynh hướng cảm
thấy mình được trọng dụng, có cơ hội phát triển cao, trải nghiệm mình với vị trí
mới, trau dồi thêm các kỹ năng mới. Cán bộ kinh doanh tại công ty thường không
phải tuyển từ nguồn bên ngoài, mà từ các cán bộ kỹ thuật đi lên. Kinh doanh tại
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
FPT IS là kinh doanh dự án đặc thù, dựa nhiều vào mối quan hệ. Khi cán bộ kinh
doanh biết về kỹ thuật sẽ dễ dàng giải quyết những nhu cầu phát sinh với khách

hàng, hiểu về sản phẩm phần mềm, giải pháp tốt hơn.
Khi tuyển dụng từ nguồn bên trong, tuyển lại trong hệ thống, cán bộ phòng
nhân sự tại FPT IS lập phương án triển khai tuyển dụng, thông báo tuyển dụng được
gửi tới toàn thể cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống thông qua thư điện tử ( email của
công ty), đăng tin trên trang web nội bộ ( như trang website chungta.com ,
fis.com.vn…) về vị trí cần tuyển. Thông tin ứng viên là cán bộ nhân viên ứng tuyển sẽ
được gửi về, sau đó dựa vào mức độ phù hợp của cán bộ nhân viên với vị trí mới, sẽ
được xem xét và lựa chọn. Một số vị trí đặc thù sẽ được đề bạt trực tiếp và phê duyệt.
Tại FPT IS còn thuyên chuyển nhân viên làm nhiệm vụ mới. Cán bộ quản lý
trực tiếp cùng phòng nhân sự sẽ xem xét và phân tích lại nguồn nhân lực tại các bộ
phận,các công ty thành viên và lập kế hoạch thuyên chuyển, thông báo cho bộ
phận, công ty thành viên.
 Tìm kiếm, thu hút ứng viên
Cán bộ tuyển dụng FPT IS tìm kiếm ứng viên từ nguồn dữ liệu dự trữ. Mỗi
đợt đăng tuyển các vị trí, nhiều CV khác nhau được gửi về. Những CV này sẽ được
lưu lại trên hệ thống, kể cả những CV chưa đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại
đăng tuyển. Khi có vị trí mới phù hợp, cán bộ tuyển dụng sẽ liên lạc với ứng viên
đủ tiêu chuẩn để tham gia vòng tuyển chọn. Đồng thời, thông báo tuyển dụng sẽ
được đăng tải trên các kênh tuyển dụng, mạng xã hội, mạng nội bộ… FPT IS cũng
ưu tiên giới thiệu ứng viên qua những người làm việc trong công ty.
Biểu đồ 2.4 : Các kênh tuyển dụng tại FPT IS
Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, kênh tuyển dụng tại FPT IS thông qua
các trang web tuyển dụng hoạt động khá hiệu quả, khoảng 57% số người được phỏng
vấn biết được thông tin đăng tuyển việc làm qua các website này. Giới thiệu việc làm
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
qua bạn bè, người thân làm việc trong công ty chiếm tỷ lệ khá lớn ( trên 30%). Số người
tìm thấy cơ hội việc làm qua website công ty chiếm tỷ lệ khá thấp (gần 11%).

Mẫu thông báo tuyển dụng của FPT IS ( phụ lục 2 ) được thiết kế bao gồm
các thông tin cơ bản như tên chức danh cần tuyển, số lượng, mô tả nhiệm vụ chính,
địa điểm làm việc, yêu cầu đối với ứng viên, yêu cầu nội dung hồ sơ dự tuyển, địa
chỉ, thời hạn nộp hồ sơ… Thí sinh đáp ứng yêu cầu của tin đăng tuyển và chuẩn bị
đủ hồ sơ yêu cầu được coi là hợp lệ.
Đánh giá thông báo tuyển dụng tại FPT IS bởi người lao động qua phiếu điều
tra thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.5: Đánh giá thông báo tuyển dụng tại FPT IS
Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Như vậy, có thể thấy phần lớn các thông báo tuyển dụng tại FPT IS được
đánh giá khá đầy đủ thông tin ( gần 44% ) nhưng tính lôi cuốn, thu hút thí sinh còn
hạn chế. Có đến hơn 23 % cho rằng thông tin đăng tuyển FPT IS đưa ra còn chưa
thực sự hấp dẫn. Với thị trường cạnh tranh cao, nền kinh tế khó khăn, việc thu hút
ứng viên ngày càng trở nên khó khăn, tạo hình ảnh đẹp, uy tín cho công ty là hoạt
động quan trọng, đáng lưu tâm.
2.2.2.2. Quy trình tuyển chọn tại Công ty Hệ thống thông tin FPT ( FPT IS)
trong giai đoạn 2009-2012
 Sàng lọc qua CV, đơn xin việc
Vòng lựa chọn hồ sơ rất quan trọng, nhằm xem xét tính phù hợp của các hồ
sơ ứng viên so với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. CV có thể tự thiết kế ( tùy
từng vị trí) hoặc theo mẫu sẵn của công ty ( phụ lục 3 ). Mẫu CV của công ty yêu
cầu kê khai khá chi tiết và đầy đủ các thông tin liên quan đến ứng viên: Thông tin cá
nhân, trình độ học vấn, tính cách, năng lực, các khóa học/ đào tạo tham gia, lịch sử
làm việc tại các công ty…
Hồ sơ dự tuyển bắt buộc có đầy đủ ít nhất các giấy tờ sau:
- Đơn xin việc (ghi rõ vị trí dự tuyển và địa điểm mong muốn làm việc)
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
- Phiếu Thông tin ứng viên : Theo mẫu download trên website

(điền đầy đủ thông tin, có kèm ảnh)
Tất cả các ứng viên có hồ sơ được lựa chọn sẽ được thông báo lịch thi trắc
nghiệm.
Biểu đồ 2.6: Phương tiện thông báo lịch thi tuyển tại FPT IS
Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Theo kết quả khảo sát, phần lớn ứng viên sẽ được liên lạc tham gia các vòng
thi tuyển, phỏng vấn bằng email ( chiếm đến hơn 50% ). Trừ những trường hợp số
lượng nhỏ và cần thông báo cấp thiết, cán bộ nhân sự sẽ gọi điện thoại trực tiếp cho
ứng viên, có hơn 30% số người tham gia khảo sát nhận lịch thông báo thi tuyển,
phỏng vấn qua điện thoại. Hình thức nhắn tin hạn chế được sử dụng ( chỉ chiếm
khoảng 5 % )
 Tiếp đón ban đầu và trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn : IQ +
GMAT + ENGLISH
Ban nhân sự sẽ thông báo tiếp nhận và tổ chức thi, hướng dẫn chuẩn bị các
thủ tục cho thí sinh dự tuyển. Thí sinh tham gia thi tuyển phải mang theo chứng
minh thư nhân dân và đến quầy lễ tân nhận thẻ khách.
Cán bộ phòng nhân sự giới thiệu về công ty,truyền đạt các nội quy,quy định
và kiểm tra các thông tin bắt buộc.
Kết quả đánh giá tình hình đón tiếp tuyển dụng tại FPT IS qua bảng hỏi cho
thấy, Công tác tuyển dụng, đón tiếp bước đầu với ứng viên được đánh giá rất chu đáo
( chiếm đến hơn 53 %), như vậy có đến gần 96% những người tham gia tuyển dụng cảm
thấy hài lòng với việc tiếp đón, gặp mặt ứng viên và làm thủ tục ở FPT IS.
Biểu đồ 2.7 : Đánh giá đón tiếp khi tuyển dụng tại FPT IS
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Các môn thi chung: áp dụng cho tất cả các vị trí, bao gồm:
 IQ : Kiểm tra tư duy logic
 GMAT: Kiểm tra khả năng tính toán trong thời gian ngắn

 Tiếng Anh : Các thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế : TOEIC( từ
750 trở lên), TOEFL IBT (78 điểm trở lên), IELTS (Từ 6.5 trở lên) được miễn trừ
thi Tiếng anh (Ứng viên trong diện miễn trừ nộp bản photo chứng chỉ kèm điểm số
vào ngày tham gia thi tuyển cho cán bộ trông thi)
Ngoài ra còn có thể có các bài thi chuyên môn (Tương ứng với vị trí dự
tuyển đặc thù).
Biểu đồ 2.8 : Mức độ bài trắc nghiệm tuyển dụng tại FPT IS
Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Kết quả điểu tra bảng hỏi cho thấy, đa số nhân viên cho rằng trắc nghiệm
tuyển dụng tại FPT IS ở mức độ khó ( hơn 53%), đặc biệt có đến hơn 10% thấy đề
trắc nghiệm này rất khó với họ, gần 31% nhân viên thấy hình thức trắc nghiệm này
vừa sức, ở mức trung bình, chỉ có 3% nhận thấy các bài thi trắc nghiệm ở mức độ
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
dễ. Nhiều nhân viên còn đưa ra nhận xét, đề GMAT không quá khó, đòi hỏi khả
năng suy luận, giải toán nhanh, tuy nhiên phần IQ thường có hóc búa, chủ yếu là
logic số, khó đưa ra được đáp án trong thời gian hạn chế.
Biểu đồ 2.9: Đánh giá độ phù hợp bài thi trắc nghiệm tại FPT IS
với vị trí ứng tuyển
Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Theo kết quả đánh giá thu được, khâu tổ chức thi tuyển diễn ra khá chuyên
nghiệp, nghiêm túc và trước khi tham dự thi tuyển, thí sinh dự tuyển đều được cán
bộ coi thi phổ biến nội quy, cách thức nộp bài. Với hình thức thi test trắc nghiệm
IQ, GMAT, Tiếng anh, có đến gần 36% nhân viên cho rằng hình thức trắc nghiệm
như vậy không phù hợp với vị trí ứng tuyển của họ. Phần lớn, họ làm trong bộ phận
Back Office, chỉ có hơn 64 % nhân viên tham gia khảo sát thấy rằng vị trí ứng tuyển
của họ phù hợp với trắc nghiệm tại công ty.
Cán bộ tuyển dụng sẽ nhập dữ liệu kết quả và thông báo kết quả đến các thí
sinh . Những thí sinh qua vòng này sẽ tiếp tục tham gia vòng phỏng vấn tuyển chọn.

 Phỏng vấn tuyển chọn
Danh sách phỏng vấn sẽ được lập ra và in sẵn hồ sơ từng ứng ứng viên thành
bảncứng. Hội đồng phỏng vấn được thành lập gồm cán bộ quản lí trực tiếp và cán
bộ phụ trách tuyển dụng
Công Ty FPT IS thường chỉ có 1 vòng phỏng vấn đối với những vị trí thông
thường. Tuy nhiên,tùy từng ứng viên, vị trí ứng tuyển, mức độ quan trọng mà có thể
có nhiều hơn một buổi phỏng vấn. Trong trường hợp này, ban đầu sẽ là phỏng vấn
sơ bộ. Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa ứng viên và Công ty, cuộc phỏng
vấn mang không khí khá thoải mái, như một cuộc nói chuyện, trao đổi. Thông qua
buổi phỏng vấn này, Công ty sẽ có thêm các thông tin để đánh giá xem ứng viên có
thực sự phú hợp với yêu cầu của công việc hay cần tuyển hay không.
Một số vấn đề chính Công ty FPT IS thường xem xét khi phỏng vấn sơ bộ
như: Khả năng giao tiếp, khả năng làm việc (độc lập hay theo nhóm), khả năng tổ
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
chức công việc, lập kế hoạch, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, kiểm tra lại một
số thông tin trong hồ sơ (Quá trình học tập, kinh nghiệm, kỹ năng ). Trong buổi
phỏng vấn này, các ứng viên cũng có thể hỏi Công ty các vấn đề liên quan đến vị trí
ứng tuyển và điều kiện làm việc.
Cuộc phỏng vấn chuyên sâu diễn ra căng thẳng hơn, cán bộ quản lí trực tiếp
sẽ là người tham gia đặt những câu hỏi, tình huống thực tế, đòi hỏi người tham gia
thi tuyển phải giải quyết, đánh giá độ tư duy nhạy bén của ứng viên. Trong khi đó,
cán bộ tuyển dụng là người sắp xếp lịch hẹn và ghi chép tổng quan. Ứng viên được
lựa chọn sẽ dựa trên quyết định của người lãnh đạo trực tiếp và độ tương thích với
công việc theo kết quả đánh giá.
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Mai Quốc Bảo
Biểu đồ 2.10: Thời gian đợi phỏng vấn tại FPT IS

Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Như vậy, chỉ có khoảng 30,7% ứng viên được phỏng vấn đúng như thời gian
đã thông báo, hầu hết thí sinh đợi từ 5-15 phút so với thời gian đã thông báo trước
(chiếm hơn 60% ), tuy nhiên cá biệt vẫn có đến hơn 3% thí sinh đợi lượt phỏng vấn
đến trên 30 phút.
Biểu đồ 2.11: Độ phù hợp của câu hỏi phỏng vấn tại FPT IS
Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
Theo kết quả khảo sát thu được, các câu hỏi phỏng vấn hầu hết đều khá sát
với tình hình thực tế công việc (chiếm đến hơn 82%), các câu hỏi phỏng vấn thường
liên quan đến những kinh nghiệm đạt được, một số khó khăn đã trải qua và cách
giải quyết…đòi hỏi ứng viên khả năng linh hoạt, ứng biến, đồng thời chọn lọc
những thí sinh có chuyên môn, phù hợp nhất với công việc đăng tuyển.
 Ra quyết định tuyển chọn
Cán bộ tuyển dụng sẽ nhập dữ liệu kết quả và thông báo cho các thí sinh
được chọn, gửi thư cảm ơn đến những thí sinh chưa đáp ứng được yêu cầu.
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Hương Lớp: Kinh tế lao động 52B
21

×