Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.01 KB, 41 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
Mục lục
Danh mục BIểu bản, sơ đồ 2
Bản cam đoan 3
Lời mở đầu 4
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1: Tên đề tài và nội dung, mục đích cơ bản của vấn đề nghiên cứu 5
1.2 : Lý do nghiên cứu đề tài 5
1.3 : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
1.4 : Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN II : THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HÀ TRUNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 7
2.1: Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Hà
Trung 7
2.1.1: Chuẩn nghèo giai đoan 2011-2015 7
2.1.2 : Thực trạng đói nghèo của huyện Hà Trung 7
2,1,2,1 : Thực trạng nghèo 7
2.1.2.2 : Phân bố đói nghèo 15
2.1.2.3 : Mức độ đói nghèo 16
2.1.3 : Nguyên nhân đói nghèo 16
2.1.3.1: Nguyên nhân chung 16
2.1.3.2 : Nguyên nhân đặc thù của địa phương 17
2.2. Công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung 19
2.2.1: Các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ và địa
phương đang triển khai 19
2.2.2 : Những thành tựu đạt được 27 2.2.3 :
Những hạn chế 28
PHẦN III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN HÀ TRUNG 30 3.1. Mục
tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm tới 30
3.2. Kiến nghị các giải pháp xóa đói giảm nghèo 30


3.2.1 : Các giải pháp về phất triển kinh tế 30 3.2.2 :
Các giải pháp về đầu tư cho xóa đói giảm nghèo 32
3.2.3 : Các giải pháp về xã hội 34
3.2.4: Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện 34
KẾT LUẬN 36
PHỤ LỤC 37
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 39
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
DANH MỤC, BIỂU, BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Biêu 2.1 : Thực trạng nghèo đói của huyện Hà Trung giai đoạn 2011-2013 8
Biểu 2.2 : Thống kê hộ nghèo theo đặc điểm chủ hộ 9
Biểu 2.3 : Tỷ lệ hộ nghèo vào giai đoạn đàu áp dụng chuẩn nghèo năm 2011 11
Biểu đồ 1 : Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2011-2013 12
Biểu đồ 2: Số hộ nghèo và số khẩu nghèo bình quân các xã
giai đoạn 2011-2013 13
Biểu 2.4 : Phân bố tỷ lệ hộ nghèo theo địa lý và thành phân kinh tế 15
Biểu 2.5: Thu nhập BQ khẩu nghèo và cận nghèo theo khu vực 16
Biểu 2.6: Thống kê thực trạng sử dụng đất của huyên 17
Biểu 2.7 : Số nhà xây dựng cho hộ nghèo 20
Biểu 2.8: Số lao động nông thôn được đào tạo nghề đến năm 2013 21
Biểu 2.9 : Kết quả cho vay của ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung 23
Biểu 2.10: Cho vay của các tổ chức khác 24
Biểu 2.11: Trợ cấp xã hội cho hộ nghèo 25
Biểu đồ 3: Tốc độ giảm nghèo của các xã trong Huyện Hà Trung
giai đoạn 2011-2013 27
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
BẢN CAM ĐOAN
Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của tôi, các số liệu, phân tích, đánh

giá, kiến nghị đều trung thực, không sao chép từ bất kì chuyên đề, luận văn, khóa
luận hay bất cứ một tài liệu nào khác mà hoàn toàn dựa trên những nỗ lực, cố
gắng của bản thân tôi, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng LĐTBXH
huyện Hà Trung và thầy giáo hướng dẫn Th.s Lương Văn Úc để hoàn thành
chuyên dề thực tập này.
Tôi xin cam đoan những điều nói ở trên đều là sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực và Hội đồng
kỷ luật của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

Sinh viên
Mai Huy Thắng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
LỜI MỞ ĐẦU
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam
mà nhiều quốc gia trên thế giới đều đặt việc xóa đói giảm nghèo lên làm mục tiêu
hàng đầu của quốc gia. Tại Việt Nam những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều chương trình, chính sách tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp
cho tình trạng nghèo ở Việt Nam được cải thiện một cách đáng kể, nâng cao dần
đời sống của nhân dân
Hà Trung là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, trong giai
đoan 2006-2010 huyện đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xóa đói giảm
nghèo. Bước sang giai đoạn mới 2011 – 2015 chính sách đói nghèo có nhiều thay
đổi, do thực trạng đói nghèo trong huyện cũng có nhiều thay đổ, tỷ kệ hộ nghèo
của huyện vẫn còn cao ( 9,2% năm 2013), mức sống của người dân còn nhiều khó
khăn. Công tác xóa đói giảm nghèo còn có hạn chế, thiếu sót. Vì vậy em thực hiện
đề tài này là để mong góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện nhà
và cũng là để học hỏi thêm kỹ năng , kiến thức phục vụ cho công việc sáu này.
Bài viết còn nhiều thiếu sót do năng lực, trình độ còn hạn chế nên em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, những người quan tâm để
bài viết được tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn !
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1: Tên đề tài và nội dung, mục đích cơ bản của vấn đề nghiên cứu
Tên đề tài : Hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung trong
những năm gần đây. Tên đề tài đã thể hiện rõ đối tượng, nội dung, mục đích cảu
vấn đề nghiên cứu và đề tài này nhằm đề ra giải pháp hoàn thiện hơn nữa các
chương trình , chính sách xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung, góp phần vào
công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình nghèo đói của
huyện Hà Trung trong những năm gần đây, các chính sách xóa đói giảm nghèo đã
và đang được thực hiện, triển khai, đánh giá hiệu quả của các chương trình chính
sách và chỉ ra các hạn chế, thiếu sót
Mục đích nghiên cứu: Khái quát được thực trạng đói nghèo của huyện Hà
Trung ,chỉ ra những đặc điểm của tình hình đói nghèo ở huyện Hà Trung, đánh
giá các chương trình xóa đói giảm nghèo đã thực hiên, tìm ra các nguyên nhân
của thực trạng đói nghèo trong huyện, từ đó đưa ra kiến nghị những giải pháp
giúp hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung.
1.2 : Lý do nghiên cứu đề tài
Nghèo đói hiện nay là một vấn đề vô cùng bức xúc đối với toàn xã hội, là sự
thách thức, cản trở sự phát triển đối với quốc gia Ở Việt Nam xóa đói giảm
nghèo được coi là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình phát triển
Kinh tế xã hội, chính vì vậy nó đã được đưa vào mục tiêu. Chiến lược phát triển
kinh tế xã hôi quốc gia tới năm 2020.
Hà Trung là một trong những huyện nghèo của Tỉnh Thanh Hóa, trong giai
đoan 2006-2013 huyện đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xóa đói giảm
nghèo . Tuy nhiên tỷ kệ hộ nghèo của huyện vẫn còn cao, còn nhiều khó khăn hạn
chế trong công tác xóa đói giảm nghề. Vì vậy cần phải nghiên cứu để tìm ra
những nguyên nhân, hạn chế để tìm cách khắc phục, góp phần hoàn thiện công
tác xóa đói giảm nghèo của huyện.

1.3 : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu là thực trang đói nghèo ở
huyện Hà Trung và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Hà Trung. Các giải pháp
thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung
Phạm vi nghiên cứu: Đề tại tập trung nghiên cứu, khảo sát trong phạm vi đọa
giới hành chính và dân cư huyện Hà Trung. Tất cả các số liệu thống kê, khảo sát,
đánh giá đều chỉ liên quan đến tình hình, thực trạng nghèo đói trong phạm vi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
huyện Hà Trung
Thời gian nghiên cứu : Đê tài chủ yếu nghiên cứu các số liệu từ năm 2011 trở
về đây và một số tài liệu tham khảo nhưng năm trước đó. Do một số khó khăn
nên nhiều số liệu có thể không có đủ các năm hoặc không có được số liệu mới
nhất nên trong một vài số liệu thống kê trong bài viết chỉ có một năm hoặc của
các năm cũ hơn
1.3 : Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp khảo sát số liệu
Để phục vụ cho quá trình viết và hoàn thiện đề tại, các số liệu của đề tài được
thu thập và tìm tòi qua nhiều nguồn khác nhau
- Từ các sách, các nghiên cứu, báo cáo khoa học về công tác xóa đói giảm nghèo
đã được thực hiện trong huyện trước đó. Chọn lọc ra các thông tin, tư liệu cần
thiết để phục vụ cho bài viết chuyên đề của mình
- Từ các báo cáo tổng kết cuối năm của UBND huyện, các số liệu thống kê của
phòng LĐTBXH, phòng thóng kê, ban giảm nghèo của huyệ Hà Trung để có số liệu
thực tiễn về tình hình nghèo đói của huyện và các chương trình, chính sách,
phương hướng xóa đói giảm nghèo của huyện
- Học hỏi, tìm hiểu trực tiếp các cán bộ, chuyên viên chuyên trách đang làm việc
tại phòng LĐTBXH huyện Hà Trung đê có thêm những thông tin thực tế, kinh
nghiệm làm việc
- Từ những tìm hiểu, quan sát của bản thân khi thực tập thực tế để có thêm các
thông tin do chính mình tìm hiểu, bổ sung vào bài viết

1.3.2: Phương pháp phân tích dữ liệu
Dựa trên những tài liệu thu thập được như Báo cáo tông rhợp, số liệu thống kê,
số liệu điều tra, các số liệu được tổng hợp lạo sau đó phân chia theo các tiêu thức,
tiêu chí nghiên cứu khác nhau để tiến hành phân tích các tư liệu, số liệu, làm rõ ý
nghĩa của chúng theo các tiêu thức, tiêu chí đã phân chia. Đồng thời sử dụng các
công cụ như excell để tính toán, lập bảng số liệu, vẽ biểu đồ
Từ các số liệu đã được thống kê, phân chia, xử lý ở trên tiến hành so sánh các số
liệu nghiên cứu theo các tiêu chí so sánh như so sánh giữa các thời kì với nhau, so
sánh giữa huyện và cả nước, so sánh các đơn vị trong huyện với nhau nhằm tìm
ra những sự chênh lệch và khác biệt.
Căn cứ vào các tư liệu, số liêu đã phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét
về thực trạng đói nghèo của huyện Hà Trung, các nghuyên nhân chính gây nên
thực trạng nghèo đói, đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo đã được thực hiên,
chỉ ra các mặt mạnh mặt yếu, đưa ra những nhận xét, két luận của bản thân về
tình hình nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo của huyện trong những năm
qua.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
PHẦN II : THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TẠI HUYỆN HÀ TRUNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Hà
Trung
2.1.1 : Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015
Chuẩn nghèo này là chuẩn nghèo của Việt Nam, nó phù hợp với tình hình kinh
tế xã hội thực tiễn của Việt Nam. Đây là phương pháp dựa trên thu nhập của hộ
gia đình, các hộ gia đŠnh được xếp vào diện nghèo, diện cận nghèo nếu mức thu
nhập bŠnh quân đầu người của họ dưới mức chuẩn xác định, mức này được qui
định khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi hải đảo. Chương trình mục
tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo sử dụng chuẩn nghèo theo phương pháp này.
Chuẩn nghèo được xác định cho từng giai đoạn cụ thể và được điều chỉnh tương

ứng với quá trình biến đổi tình hình kinh tế xã hội của đất nước.Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này chỉ quan tâm tới chuẩn nghèo của giai đoạn 2011-
2015.
Theo đó Giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng
Chính phủ : Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011 – 2015).
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng
đến 520.000 đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
Vì huyện Hà Trung nằm ở khu vực nông thôn nên khi thực hiện điều tr rà soát
hộ nghèo chỉ áp dụng mức tiêu chuẩn dành cho hộ nghèo và hộ cận nghèo tại khu
vực nông thôn.
2.1.2 : Thực trạng nghèo của huyện Hà Trung
2.1.2.1 : Thực trạng nghèo
a) Tình hình chung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều thay đổi,
các chính sách về đói nghèo cũng thay đổi theo nhằm bắt kịp với tình hình phát
triển của đất nước, bước sang giai đoạn 2011 – 2015 chính sách về đói nghèo đã
có sự thay đổi về tiêu chuẩn xấ định hộ nghèo. Do đó tình hình nghèo của huyện
cũng có những thay đổi so với những năm trước đây. Thông qua những phân tích
dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về thực trạng này
Biêu 2.1 : Thực trạng nghèo đói của huyện Hà Trung giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm

2011 2012 2013
Hộ nghèo Hộ 5380 4501 3001
Khẩu nghèo Người 16 248 11 779 8 518
Tỷ lệ hộ ngèo % 17 13,2 9,2
Hộ cận nghèo Hộ 3147 2975 2689
Số khẩu cận nghèo Người 18 470 12 179 10 395
Tỷ lệ hộ cận nghèo % 10,2 9,2 8,5
( Nguồn: Số liệu điều tra – Phòng LĐTBXH Hà Trung )
Thông qua bảng số liệu điều tra có thể thấy huyện Hà rung có tỷ lệ hộ nghèo là
khá cao. Năm 2011 áp dụng mức chuẩn nghèo mới nên tỷ lệ nghèo của huyện Hà
Trung tăng từ 9,53% lên so với các năm trước đó lên 17%, trong khi tỷ lệ hộ
nghèo của cả nước vẫn giảm từ 14,2% xuống 11,76%, năm 2013 là 9,2% cao hơn
bình quân cả nước là 7,76%, như vậy tỷ lệ hỗ nghèo có giảm nhưng vẫn ở mức
cao hơn so với bình quân của cả nước. Điều đó cho thấy công tác giảm nghèo
những năm qua tuy có thực hiện tốt nhưng mức sống của các hộ nghèo vẫn chưa
được nâng cao hẳn lên. Điều này cũng phán ánh đúng thực tế ở huyện vì theo tiêu
chí mới thì chuẩn nghèo đã tăn gấp đôi so với cũ là 200 ngàn đồng trong khi tình
hình kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thu
nhập của người dân chưa thực sự cao và ổn định, các hộ thoát nghèo trước đó
mới chỉ vượt qua ngưỡng nghèo được một chút nên khi chuẩn nghèo mới tăng
lên như vậy thì các hộ này từ diện thoát nghèo lại trở về diện nghèo, do đó làm
cho tỷ lệ hộ nghèo tăng cao.
Tiêu chuẩn nghèo mới còn quy định thêm cả chuẩn của hộ cận nghèo.Căn cứ
vào bảng số liêu có thể thấy tỷ lệ hộ cận nghèo của huyện cũng khá cao, năm
2011 là 10,2% với 3147 hộ, năm 2013 là 8,5% với 2689 hộ. Như vậy thì nếu tính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
cả hộ ngèo và hộ cận nghèo thì tới năm 2013 toàn huyện có gần 18% hộ thuộc
diện. Số hộ cận nghèo cao là nguy cơ tiềm ẩn cho sự tăng tỷ lệ nghèo khi xảy ra
biến động, gây khó khăn cho công tác giảm nghèo, giả sử nếu như trong năm tới
chuẩn nghèo được điều chỉnh tăng thêm 120 ngàn đồng thì có nghĩa số hộ ngèo

của huyện Hà Trung sẽ lại tăng lên mức 18%, trở lại vạch xuất phát ban đầu của
năm 2011. Điều đó cho thấy công tác giảm nghèo chưa thực sự triệt để, thu nhập
của các hộ thoát nghèo, chưa thực sự tăng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo còn phụ
thuộc nhiều vào mức chuẩn nghèo, dễ bị tác động khi chuản nghèo tăng lên, và
trên thực tế so với tình hình Kinh tế Xã hôi hiện nay thì chuẩn nghèo này vẫn
đang còn là quá thấp, số hộ nghèo thực tế có thể sẽ còn cao hơn.
Việc xóa đói giảm nghèo không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp trên mà
còn phụ thuộc vào sự vận động, cố gắng của địa phương. Nhưng qua số liệu về
tình hình nghèo của huyện Hà Trung thì việc huy động nguồn lực địa phương
trong công tác giảm nghèo là rất khó khăn. Số hộ nghèo lớn, số khẩu nghèo và
cận nghèo cao , năm 2013 là khoản 18 900 người, chiếm tới % dân số toàn huyện.
Như vậy khi thực hiện các chính sách giảm nghèo tại địa phương sẽ gặp nhiều
khó khăn do số đối tượng cần hỗ trợ quá lớn, trong khi nguồn lực luôn hạn chế,
nếu thực hiện đông đều thì sẽ giảm hiệu quả do không tập trung được nguồn lực,
nếu thực hiện chọn lọc thì lại gây ra tranh chấp, mất cân bằng. Số hộ, khẩu
nghèo, cận nghèo cao cũng làm giảm sự đóng góp vào sự phát triển chung của
nền kinh tế huyện, qua đó cũng làm giảm đi nguồn lực đầu tư lại cho xóa đói
giảm nghèo.
Biểu 2.2 : Thống kê hộ nghèo theo đặc điểm chủ hộ
Tiêu chí Đơn vị 2011 2012 2013
Tổng số hộ nghèo Hộ 5380 4501 3001
Hộ nghèo chủ hộ là nữ Hộ 731 442 306
Tỷ lệ trên tổng số hộ nghèo % 13,6 9,8 10,2
Hộ nghèo chủ hộ là người có
công Hộ 285 166 105
Tỷ lệ trên tổng số hộ nghèo % 5,3 3,6 3,5
Hộ nghèo chủ hộ là đối tượng
bảo trợ xã hội Hộ 2324 1819 1131
Tỷ lệ trên tổng số hộ nghèo % 43,2 40,4 37,7
( Nguồn: Số liệu điều tra – Phòng LĐTBXH Hà Trung )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10
Từ bảng trên có thể thấy đặc điểm của các hộ nghèo trong huyện đa phần là
các đối tượng yếu thế, như phụ nứ , gia đình thương binh, liệt sỹ, đặc biệt là các
đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng này chiếm trên 50% tổng số hộ nghèo của
toàn huyện. Đây vừa là đặc điểm vừa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo
trong huyện. Các hộ nghèo có chủ hộ là nữ ( năm 2013 chiếm 10,2% ) thường
góa chồng, hoặc có con đang đi học con, sức khỏe yếu thiếu vắng đi lao động trụ
cột trong gia đình, họ thường sống ở nông thô, sức khỏe yếu không có việc làm ổn
định. Các chủ hộ là người có công thường là các gia đình thương binh, các gia
đình có người bị nhiễm chất độc da cam có con tàn tât, các hộ này được trợ cấp
của nhà nước hàng tháng và được nhiều ưu đãi nên số hộ nghèo cũng không lớn
( năm 2013 là 3,5% ) nhưng nhiều hộ có tình trạng quá khó khăn như nhiều
người bị tàn tật, ốm đau lao động sức khỏe yếu nên. rơi vào cảnh nghèo đói .
Trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện là sẽ ưu tiên các hộ gia đình có
công và sẽ tiến tới đưa tất cả các hộ gia đình có công ra khỏi diện nghèo . Đáng kể
nhất là những hộ thuộc đối tượng bảo trợ xã hội ( năm 2013 chiếm 37,7 % tổng
số hộ nghèo toàn huyện ) , đây đều là các hộ có hoàn cảnh hết sức khó khăn như
tàn tật, tâm thần, mồ côi, người già neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn, người bị
bệnh hiểm nghèo Họ bị thua thiệt hơn so với người khác về nhiều mặt do đó khó
có thể lao động, làm việc bình thương để tạo ra thu nhập, số tiền trợ cấp xã hội
hàng tháng chỉ đủ để họ sống tối thiểu trong khi những đối tượng này thường
phải chi rất nhiều cho thuốc men, chữa bệnh. Công tác xóa đói giảm nghèo với
những đối tượng này khó khăn hơn rất nhiều so với các đối tượng khác và phải
có các chương trình phù hợp với từng đối tượng,có sự đầu tư dài hạn, kiên trì
mới có thể đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên thì số lượng hộ nghèo thuộc diện đối
tượng bảo trợ xã hội của huyện Hà Trung đến nay vẫn còn rất cao.
Việc thực hiện các chế độ đối với các đối tượng này cũng gắp nhiều khó khăn
do sự chồng chéo , trùng lặp các chính sách với các đối tượng. Theo thống kê sơ
bộ thì mỗi năm cũng có hàng trăm vụ khiếu nại của người dân về các việc liên
quan đến thực hiện chính sách Một đối tượng có thể được hưởng những chính

sách nào hay một chính sách có thể áp dụng cho những đối tượng nào luôn là
một công việc khó khi thực hiện các chương trình. Ví dụ như một hộ gia đình
người tàn tật nghèo được xét công nhận bảo trợ xã hội, nhưng khi đó số tiền hỗ
trợ họ sẽ không nằm trong diện hộ nghèo nữa, nếu giải thích không thuyêt phục
thì sẽ lại gây ra khiếu kiện. Việc gặp khó khăn khi thực hiện các công tác cũng là
do nguyên nhân từ hai phía. Về phía người làm chính sách thì một số cán bộ,
nhất là các cán bộ ở địa phương có trình độ chưa cao, chậm cập nhật các thông
tin về chế độ chính sách, hiểu không rõ về cấc quy định của các chế độ, chính sách
nên khi thực hiện gây ra nhiều sai sót, về phần người dân, cũng do thông tin hạn
chế, không nắm rõ hết được các quyền lợi của mình nên cũng tìm cách khiếu nại.
Do đó việc quan trọng nhất là phải làm cho cả cán bộ và người dân hiểu được các
nội dung, quy định về chính sách được ban hành.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
Việc phân chia hộ nghèo theo đặc điểm chủ hộ để có thể thấy huyện đã phân
chia, sắp xếp các đối tượng nghèo theo các tiêu chí để tìm ra nguyên nhân, đặc
điểm của từng hộ nghèo để xây dựng các chính sách hỗ trợ một cách hiêu quả,
phù hợp với các đối tượng, bên cạnh đó việc phân chia cũng giúp cho công tác
thực hiện các chương trình, chính sách dễ dàng, ít sai sót hơn.
b) Tình hình cụ thể tai các đơn vị thuộc huyện
Cũng giống như thực trạng chung của huyện, sau khi áp dụng chuẩn nghèo
mới được ban hành thì tỷ lệ hộ nghèo của các xã đều tăng lên đột biến, mức độ
tăng của các xã có khác nhau nhưng đều tăng từ khoảng 8% - 10%, cá biệt có xã
tỷ lệ hộ nghèo tăng trên 15% lần ( năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo bình quân của huyện
là 9,53%)
Biểu 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo vào giai đoạn đàu áp dụng chuẩn nghèo năm
2011
Đơn vị : %
STT Đơn vị Tỷ lệ STT Đơn vị Tỷ lệ
1 Hà Tiến 26,1 14 Hà Phú 18
2 Hà Hải 22,1 15 Hà Ninh 17,1

3 Hà Giang 20,9 16 Hà Châu 17,1
4 Hà Sơn 20,6 17 Hà Đông 16,5
5 Hà Bắc 20,5 18 Hà Ngọc 16
6 Hà Vinh 20,4 19 Hà Long 14,9
7 Hà Dương 19,7 20 Hà Lai 14,6
8 Hà Thanh 19,5 21 Hà Toại 14,3
9 Hà Bình 19,1 22 Hà yên 13,1
10 Hà Thái 19 23 Hà Lĩnh 12,3
11 Hà Yên 18,9 24 Hà Tân 12,1
12 Hà Phong 18,3 25 Thị Trấn 3,9
13 Hà Lâm 18,3
( Nguồn: Số liệu điều tra – Phòng LĐTBXH Hà Trung )
Từ bảng số liệu có thể thấy vào giai đoạn đầu các xã đều có tỷ lệ hộ nghèo khá
cao, ngoại trừ thị trấn có tỷ lệ nghèo thấp nhất là 3,9% thì tất cả các xã đều có tỷ
lệ nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước khi đó ( 11,76% ).Tất cả các xã thị
trấn đều có tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, đặc biệt có xã Hà Tiến tỷ lệ hộ nghèo năm
2011 tăng lên 26,1% và trở thành xã nghèo duy nhất của huyện ( Xã nghèo là xã
có tỷ lệ hộ nghèo > 25% ). Đây là một xã miền núi phía tây của huyện, xa trung
tâm, địa hình khó khăn, đất đai chủ yếu là các núi đá vôi nên rất khó phát triển
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12
kinh tế đặc biệt là nông nghiệp, tuy nhiên thì tới năm 2013 tỷ lệ hộ ngèo của xã
đã giảm hơn một nửa, điều này thể hiện sự cố gắng rất lớn trong công tác giảm
nghèo của xã. Ngoài ra thì còn có 5 xẫ khác có sô hộ nghèo năm 2011 tăng lên
trên 20% là Hà Bắc, Hà Hải, Hà Giang, Hà Sơn, Hà Vinh, trong đó có 3 xã miền núi
là Hà Bắc, Hà Sơn, Hà Giang. Như vậy huyện có 6 xã miền núi thì đã có 4 xã có tỷ
lệ hộ nghèo tăng lên cao nhất, trong đó có 1 xã nghèo. Điều đó cho thấy các xã
miền núi có nhiều khó khăn trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo thường dễ
bị tăng nhanh trở lại khi thay đổi chuẩn nghèo, thậm chí có xã từ tỷ lệ nghèo thấp
trở thành xã nghèo như xã Hà Tiến. Trong khi đó thị trấn , những xã quanh thị
trấn và ven quốc lộ 1 như Hà Lai, Hà Châu, Hà Lĩnh, Hà Yên lại có tỷ lệ hộ nghèo

tuy cóa tăng lên nhưng thấp hơn hẳn, đều dưới 15%, đặc biệt Thị trấn chỉ có
3,9% rất thấp. Những xã này đều thuộc khu vực đồng bằng trung du, đất canh
tác rộng hơn, gần trung tâm, có đường giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tâng tốt
hơn nên có những ưu thế trong phát triển kinh tế, đời sống nhân dân cũng vì thế
mà cao hơn nên bị tác động ít hơn các xã miền núi. Điều đó thể hiện cho thấy
thực trạng nghèo ở các xã,các khu vực trong huyện là rất khác nhau, hiệu quả
của công tác Xóa đói giảm nghèo của các xã những năm trước cũng khác nhau và
phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở từng xã. Những xã
thuộc khu vực miền núi, xã xa trung tâm thường có mức sống dân cư thấp hơn
các xã trung tâm, đồng bằng, mức độ gia tăng tỷ lệ nghèo cũng cao hơn khi có
những biến động nói chung và thay đổi chuẩn nghèo nói riêng.
Biểu đồ 1 : Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2011-2013
( Nguồn: Số liệu điều tra – Phòng LĐTBXH Hà Trung )
Để phân tích đươc thực trạng nghèo của các xã trong giai đoạn 2011 – 2013 .
Thông qua biểu đồ về tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các xã có thể thấy tỷ lệ hộ
nghèo của các xã có sự thay đổi từ cao xuống thấp. Trong đó cao nhất là xã miền
núi Hà Tiến và thấp nhất vẫn là Thị Trấn với mức chênh lệch nhau tới 14,6%,
mức chênh lêch khá cao giữa các xã trong một huyện. Tuy nhiên nhìn chung mức
độ chênh lêch của các xã trong huyện theo thứ tự là không lớn, trên biểu đồ có
thể thấy các xã liền kề nhau có mức chênh lệch chỉ khoảng 1%. Để thực hiện cho
việc đánh giá thực trạng nghèo tại các đơn vị trong huyện nhằm mục đích xây
dựng kế hoạch giảm nghèo, phát triển kinh tế cụ thể hơn, các xã được phân chia
thành các các nhóm với các mức độ khác nhau để tiện cho việc đánh giá, so sánh.
- Nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, từ 15% trở lên gồm có 9 xã, từ Hà Tiến đến
Hà Vinh.theo biểu đồ.
- Nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo trung bình từ 10 – 15% có 12 xã từ xã Hà Phú đến
Hà Lai theo biểu đồ.
- Nhóm xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp dưới 10% bao gồm 4 xã, thị trấn còn lại.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13
Qua đó có thể thấy trong huyện còn nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong 9 xã có

tỷ lệ nghèo cao theo thì có 4 xã miền núi, 3 xã xa trung tâm, các xã này đều có đặc
điểm chung là địa hình khó khăn, hạ tầng kém, đất đai canh tác ít trong khi
người dân chủ yếu là nông nghiệp. Nhóm các xã có tỷ lệ nghèo trung bình chiếm
đa sô, đây cũng là thực trạng chung trong huyện đối với các xã có điều kiện bình
thường, tỷ lệ nghèo của các xã này dao động quanh tỷ lệ ngèo trung bình của cả
huyện là 13,1%. Nhóm có tỷ lệ hộ nghèo thấp chiếm rất ít, chỉ có 4 xã, ngoài việc
có những điều kiện tốt để phát triển kinh tế thì còn có sự cố gắng rất lớn cảu
chính quyền và nhân dân xã, điển hình là xã Hà Tân là một xã miền núi nhưng có
tỷ lệ hộ nghèo khá thấp so với bình quân toàn huyện, chỉ 9,9%. Có thể thấy rằng
huyện Hà Trung còn rất nhiều các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã có tỷ lệ nghèo
thấp có rất ít, mức độ nghèo của mỗi xã bị ảnh hưởng của các đặc trưng về điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của mỗi xã.
Nếu so sánh thực trạng tỷ lệ nghèo của các xã trong huyện thì có 15/25 xã có
tỷ lệ nghèo bình quân cao hơn mức trung bình của toàn huyện là 13,1% , chiếm
60% tổng số xã trong huyện, còn nếu so sánh với tỷ lệ nghèo bình quân cảu cả
nước thì có 22/25 xã có tỷ lệ nghèo bình quân cao hơn mức trung bình của cả
nước giai đoạn 2011-2013 là 9.8% chiếm 88% tổng số xã. Như vậy có thể thấy
thực trạng nghèo trong huyện là khá sâu và rộng, so với trung bình của huyện
hay trung bình của cả nước thì tỷ lệ số xã vượt cao hơn đều rất lớn. Đây là khó
khăn rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo của huyện trong những năm tới.
Biểu đồ 2: Số hộ nghèo và số khẩu nghèo bình quân các xã
giai đoạn 2011-2013
( Nguồn: Số liệu điều tra – Phòng LĐTBXH Hà Trung )
Một đặc điểm nữa về thực trạng nghèo của huyện Hà Trung. Từ biểu đồ 2 có sự
không đồng đều về số hộ nghèo số khẩu nghèo ở từng xã, số hộ nghèo bình quân
mỗi xã được sắp xếp từ trên xuống dưới theo mức độ giảm dần nhưng số khẩu
nghèo bình quân ở các xã lại không đông đếu, không tỷ lệ thuận với số hộ nghèo
ở mỗi xã. Đặc biệt có những xã xó số hộ nghèo không cao nhưng số khẩu nghèo
trong xã lại cao hơn cả những xã khác có số hộ nghèo cao hơn như Hà Vinh, Hà
Sơn, Hà Thái. Theo tính toán cho thấy có tới 15/25 xã có số khẩu nghèo bình

quân trên một hộ là từ 2-3 người/hộ, còn lại là trên 3 người/hộ trong khi số
khẩu bình quân trên hộ của huyện là khoảng 3,8 khẩu/hộ. Điều này cho thấy các
số lượng hộ nghèo và khẩu nghèo ở các xã không đồng nhất, có xã có số hộ nghèo
thấp, tỷ lệ nghèo thấp nhưng chưa chắc số khẩu nghèo đã thấp mà thậm chí còn
cao hơn cả những xã có số hộ nghèo cao, và ngược lại. Điều đó nói lên rằng khi
đánh giá thực trạng nghèo tại địa phương thì không chỉ nên căn cứ vào tỷ lệ hộ
nghèo để đánh giá mà còn phải căn cứ vào nhiều số liệu khác mới nói lên hết thực
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14
trạng của địa phương và từ đó mới có thể thực hiện các chính sách xóa đói giảm
nghèo hợp lý, toàn diện.
Các hộ nghèo thường có số khẩu thấp, điều đó có thể có lợi khi thực hiện chính
sách giảm nghèo nhưng đồng nghĩa với việc các hộ sẽ có ít lao động chính , thiếu
lao động sẽ làm giảm thu nhập và gây khó khăn trong thực hiện lao động sản
xuất phát triển kinh tế làm cho việc thoát nghèo càng khó hơn, Mất cân đối hoặc
thiếu lực lượng lao động cũng là nguyên nhân của tình trạng nghèo ở các xã,
Ngoài ra một nguyên nhân khiến cho số khẩu bình quân trên hộ thấp là do nhiều
hộ nghèo người già, người neo đơn, mồ côi chỉ có từ 1 đến 2 người mỗi hộ hay
do một số hộ có thể tách hộ gia đình ra thành nhiều hộ khác.
c) Đánh giá chung về thực trạng đói nghèo của huyện Hà Trung
Dựa trên những số liệu và phân tích ở trên, có thể đánh giá thực trạng nghèo
của huyện Hà Trung như sau.
Huyện Hà Trung có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong huyện còn khá cao, số
khẩu nghèo, cận nghèo rất lớn , so mức với trung bình cả nước thì tỷ lệ hộ nghèo
của huyện luôn cao hơn mặc dù đã giảm qua từng năm. Mức sống của người dân
trong huyện, nhất là hộ nghèo và hộ cận nghèo còn chưa cao nên dễ có nguy cơ
tăng tỷ lệ nghèo trở lại khi có những biến động, cụ thể là năm 2011 mức chuẩn
nghèo thay đổi đã làm tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 17 % , tăng gần 8% so với trước
đó. Huyện có số hộ nghèo có chủ hộ là nữ, các đối tượng chính sách, các đối tượng
bảo trợ xã hội cũng rất lớn, thường chiếm quá nửa các hộ nghèo, gây nhiều khó
khăn vướng mắc trong thực hiện công tác giảm nghèo, đòi hỏi phải có nhiều sự

đầu tư , kiên trì và dài hạn mới có thể đạt được hiệu quả.
Phạm vi nghèo rộng tập trung trên khắp các địa bàn huyện, 25 xã, thị trấn cảu
huyện đều có hộ nghèo. Tuy thực trạng nghèo tại mỗi xã, thị trấn khác nhau
nhưng nhìn chung là đều có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt vào giai đoạn đầu của
chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ hộ nghèo của một số xã tăng rất cao, có xã đã trở thành
xã nghèo. Thực trạng nghèo của mỗi xã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các điều kiện
tự nhiên, vị trí địa lý, tình hình kinh tế mỗi xã, ngoài ra còn do sự nỗ lực của chính
quyền và nhân dân mỗi xã, nhưng theo phân tích thì các xã miền núi, các xã xa
trung tâm thường có tỷ lệ nghèo cao hơn so với các Thị trấn, xã ven trung tâm,
gần đườn quốc lộ 1. Trên tổng thể cả giai đoạn 2011 – 2013 thì các xã có tỷ lệ hộ
nghèo bình quân được coi là thấp trong huyện ( dưới 10% ) chỉ có 4 xã, còn lại
đều có tỷ lệ hộ nghèo cao , có nhiều xã cao trên 15%. Điều đó cho thấy trong
những năm tới công tác giảm nghèo của huyện sẽ còn khó khăn và còn nhiều việc
phải làm.
Trong phân tích thực trạng nghèo nhận thấy các hộ nghèo trong huyện thường
có ít người, do đó ít có lao động tham gia vào sản xuất . Tỷ lệ hộ nghèo, số hộ
nghèo, số khẩu nghèo của các xã không tỷ lệ với nhau. Do đó khi đánh giá thực
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15
trạng nghèo tại mỗi địa phương không chỉ căn cứ vào tỷ lệ hộ nghèo để xác định
xã đó có mức độ nghèo cao hay thấp mà còn phải căn cứ vào số khẩu nghèo tại
mỗi xã, đây mới là đối tượng cụ thể phải quan tâm khi thực hiện chính sách giảm
nghèo, đặc biệt là các chính sách về lao động, việc làm.
2.1.2.2 : Phân bố đói nghèo
Biểu 2.4 : Phân bố tỷ lệ hộ nghèo theo địa lý và thành phân kinh tế
Đơn vị : %
Năm
Theo địa lý Theo thành phần kinh tế
Miền núi
đồng bằng,
trung du Nông nghiệp

Phi nông
nghiệp
2011 29,2 60,8 95,5 4,5
2012 30,5 59,5 93,7 6,3
2013 30,8 59,2 95,1 4,9
( Nguồn: Số liệu điều tra – Phòng LĐTBXH Hà Trung )
Theo bảng trên có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo thuốc khu vực miền núi và đồng bằng
trung du qua các năm không có thay đổi. Toàn huyên có 6/25 xã được công nhận
là xã miền núi, với dân số chiêm 20% toàn huyện nhưng chiếm tới 30% tổng số
hộ nghèo của cả huyện cho thấy các xã miền núi còn rất nhiều khó khăn. Như đã
phân tích ở trên miền núi bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn hơn khu vực đông
bằng do địa hình tự nhiên hiểm trở, giao thông khó khăn, đất đai canh tác ít ,Các
xã miền núi thường có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn các xã khác. Do vậy để rút ngắn sự
chênh lệch về mức độ nghèo giữa các xã trong huyện thì cần phải quan tâm hơn
tới các xã miền núi.
Về phân loại hộ nghèo theo thành phần kinh tế thì hộ nghèo đa phần là tập
trung trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tới hơn 90% tổng số hộ nghèo của toàn
huyện. Điều này cũng phù hợp với thực trạng của huyện vì huyện thuộc khu vực
nông thôn, cơ sở hạ tâng còn hạn chế, chưa có nhiều máy, xí nghiệp lớn để thu
hút lao động, thương mại dịch vụ mới chỉ phát triển quanh khu vực thị trấn và
quốc lộ 1, người dân chủ yếu là làm nông nghiệp, tuy nhiên thu nhập từ nông
nghiệp lại thấp và đất đai sản xuất không nhiều nên số hộ nghèo chủ yếu tại khu
vực nông thôn là các hộ thuần nông, không có nghề khác. Một số hộ khác cũng
làm nghề nông nhưng có lao động đang làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch
vụ hoặc có nghề thủ công thì rất ít và hầu như không có hộ thuộc diện nghèo.
Những hộ nghèo không làm nông nghiệp thương là các gia đình neo đơn, người
già, lao động tự do.
2.1.2.3 : Mức độ đói nghèo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16
Theo số liệu mới nhất năm 2013 toàn huyện có 218 hộ nghèo cần trợ cấp gạo

trong 1 tháng ( 15kg/người/ tháng ) , 87 hộ không có bất cứ nguồn thu nhập nào
ngoài trợ câp xã hội, còn lại các hộ nghèo có mức nghèo tương đương nhau,
không có chênh lệch lớn. Trong những năm qua toàn huyện không có hộ thiếu đói
thường xuyên, không có hỗ bị đứt bữa, có một số hộ gặp khó khăn trong những
tháng cuối năm đều được trợ cấp bổ sung kịp thời.
Biểu 2.5: thu nhập bình quân khẩu nghèo và cận nghèo theo khu vực
Chỉ tiêu Đồng bằng,
trung du
Miền núi
Thu nhập bình quân khẩu nghèo ( đồng/tháng) 334 000 308 000
Thu nhập bình quân khẩu cận nghèo
( đồng/tháng)
467 000 452 000
( Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2012 – Phòng thống kê Hà Trung )
Có thể thấy mức thu nhập bình quân của hộ nghèo của khu vực miền núi tuy có
thấp hơn khu vực đồng bằng nhưng chênh lêch nhau không lớn, thu nhập bình
quân của các hộ nghèo băng khoản 74% mức chuẩn nghèo, thu nhập bình quân
của khẩu cận nghèo bằng khoảng 89% mức chuẩn cân nghèo. Mức độ nghèo
trong huyện tuy chưa đến mức trầm trọng nhưng vẫn còn khoảng cách lớn so với
mức tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc điều tra thu nhập của các hộ nghèo, hộ cận nghèo
chỉ dựa trên số liệu do các hộ cung cấp là chính nên trên thực tế thì thu nhập của
các hộ thường cao hơn một chút vì số liệu thu nhập chỉ dưa trên các khoản thu
nhập thường xuyên, điều tra được. Còn các khoản thu nhập không thường xuyên
khác như làm thuê, buôn bán thì không thống kê được.
2.1.3.: Nguyên nhân đói nghèo
2.1.3.1: Nguyên nhân chung
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế Việt
Nam nói chung và của Huyện Hà Trung nói riêng, dẫn đến tình hình trong nước
khó khăn, giá cả tăng cao, nhiều công ty, doanh nghiệp phá sản nhiều người bị
thất nghiệp, thiếu việc làm, hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương cũng

gặp nhiều khó khăn hơn, dẫn đến giảm thu nhập, gây ra đói nghèo.
Do trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, Nhiều nơi người dân chưa quan tấm đến
nhiều đến giáo dục. trong khi nguồn kinh phí dành cho giáo dục còn hạn chế,
chưa đủ để hỗ trợ cho những hộ gia đình nghèo tạo điều kiện cho con em mình đi
học đấy đủ. Người dân còn ít tiếp thu các kiến thức, kinh nghiêm mới, vẫn quen
với lối làm ăn cũ, lạc hậu nên đã hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức vận dụng
vào lao động sản xuất, nắm bắt các cơ hội làm ăn, khiến cho họ rơi vào vòng luẩn
quẩn đói nghèo, thất học mà không dứt ra được.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17
Nguồn lực của địa phương và trung ương còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội; Điều kiện tự nhiên- xã hội khó khăn, Người nghèo khó
tiếp cận được với nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất do chính sách còn
phức tạp. Bên cạnh đó khủng hoang kinh tế cũng đã tác động không nhỏ, khiến
cho công việc làm ăn rở nên khó khăn, nhiều người thất nghiệp hoặc thiếu việc
làm, làm giảm thu nhập và lâm vào cảnh nghèo.
2.1.3.2 : nguyên nhân đặc thù cua địa phương
Với đa số người nghèo là làm nông nghiệp thế nhưng huyện Hà Trung cũng
không có nhiều thế mạnh trong nông nghiệp
Biểu 2.6: Thống kê thực trạng sử dụng đất của huyên.
Diện tích
( ha)
Dất nông nghiêp
- Đất 2 vụ
- Đất 1 vụ
- Đất trông màu
- Đất vườn tạp
- Đất chăn nuôi
- Đất mặt nước, đầm lầy
10 607,48
5455,35

1979,47
708,82
1479,98
308,63
615,23
Đất lâm nghiệp
- Đất rừng sản xuất
- Rừng tự nhiên, rừng phòng hộ
- Đất rưng đang trồng mới
7573,52
556,9
4733.67
2282.95
( Nguồn: Số liệu điều tra 2012 – Phòng thống kê Hà Trung )
Hà Trung là một huyện có dân số đông, trên 120 ngàn người, bình quân 501
người/km2, mật độ dân số cao hơn nhiều so với cả nước . Người dân đa phần là
làm nông nghiệp, theo thống kê toàn huyện có 28816 lao động làm nông nghiệp,
chiếm gần 50% lực lượng lao động cả huyện, theo bản thống kê trên thì tổng diên
tích đất nông nghiệp của huyện là 10 607 ha, như vậy bình quân mỗi lao động
nông nghiệp chỉ có 0,37 ha đất canh tác, tức là chỉ hơn một sào bắc bộ đất nông
nghiệp. Về chất lượng đất thì chỉ có hơn một nửa là đất có thể cấy 2 vụ/năm, còn
đất cấy 1 vụ, đất tạp, đất trồng màu năng suất không cao, canh tác khó , đất có
mặt nước, đầm lầy, thường nhỏ lẻ , muốn canh tác nuối trồng thủy hải sản cần
phải cải tạo rất nhiều. Những bất lợi đó làm cho thu nhập từ nông nghiệp không
cao, người nông dân khó đáp ứng được nhu cầu cuộc sống nếu chỉ dựa vào nong
nghiệp thuần túy. Hà Trung có nhiều đối núi nhứng nhiều đồi trọc, núi đá vôi, đá
phấn. Diên tích đất lâm nghiệp có 7573,52 ha, tuy nhiên chỉ có 556,9 ha là đất
rừng sản xuất, còn lại là đất rừng tự nhiên, đất rừng đặc dụng không được phép
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18
khai thác, đất rừng trồng mới của lâm trường. Hơn nữa muốn đật được lợi ích từ

trồng rừng thì cần phải đầu tư nhiều và thời gian chờ đợi phải từ 5 – 10 năm,
không giải quyết được như cầu trước mắt nên chưa nhiều nông dân tham gia vào
sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh đó hạn hán, thiên tại, bệnh dịch cũng gây ảnh
hương đến nông nghiệp của huyện, như năm 2010 nhiều huyện khác được mùa
trong khi huyện Hà Trung bị mất mùa do dịch rầy nâu, mặc dù đã có nhiều biện
pháp phòng tránh, Sau nhiều đợt dịch cú gia cầm, dịch tai xanh, nhiều đàn gia
súc, gia cầm đã bị tiêu hủy gây thiệt hại lớn cho các hộ chăn nuôi, nhiều hộ rơi
vào cảnh nợ nần, cho đến nay nhiều hộ không thể tái đàn được hoặc không muốn
tái đàn.
Huyện có số đối tượng chính sách, đối tượng trong diện bảo xã hội đông, toàn
huyên có 2327 gia đình liệt sỹ, 1224 gia đình thương binh , 468 gia đình bị nhiêm
chất độc hóa học , số đối tượng cần bảo trợ xã hội hơn 17000 người., như số liêu
ở trên các hộ nghèo thuộc đối tượng này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ
nghèo trong huyện Các đối tượng trên đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, sức
khỏe yếu, nhiều bệnh tật, rủi ro , thiệt thòi hơn người bình thương về nhiều mặt.
Do đó giảm khả năng lao động, đảm bảo thu nhập ổn định cuộc sống.
Lực lượng lao động của huyện nói chung và trong hộ nghèo nói riêng thường
có trình độ thấp thường ít, có sức khỏe yếu, nhiều hộ nghèo chỉ có một lao động
chính phải nuôi nhiêu người trong nhà, lao động vẫn chủ yếu làm trong lĩnh vực
nông nghiệp tại địa phương nên có thu nhập thấp, gần 70% người lao động chưa
qua đào tạo hoặc đào tạo chưa hợp lý nên rất khó kiếm được các việc làm khác
ổn định, trong khi các hộ nghèo có nhiều gai đình có người tàn tật, ốm đau thì
việc tìm việc làm còn khó hơn, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như
hiện nay. Tuy tỷ lệ thất nghiệp trong huyện chỉ khoảng 3% nhưng số thất nghiệp
trá hình còn rất nhiều. Thất nghiệp, thiếu việc làm trong khi giá cả ngày một cao
sẽ dân đến cảnh nghèo.
Công tác điều tra rà soát và bình xét hộ nghèo trong huyện còn nhiều tiêu cực
và thiếu sót, một số cán bộ địa phương còn chưa nắm vững công tác điều tra rà
soát hộ nghèo dẫn đến có những sai lệch về thực trạng nghèo của địa phương,
đây là nguyên nhân do lỗi chủ quan thực hiện. Nhiều hộ nghèo còn có tâm lý

trông chờ ỷ lại, không có ý chí vươn lên thoát nghèo.
* Đánh giá nguyên nhân nghèo của huyện
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng nghèo ở huyện Hà Trung,
có nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân chung, nguyên
nhân đặc thù. Trong số các nguyên nhân nêu trên thì nguyên nhân chủ yếu nhất
gây nên thực trạng nghèo như hiện nay tạo địa phương vẫn là các nguyên nhân
thuộc về đặc thù của địa phương, nguyên nhân từ bản thân các hộ gia đình vì đây
chính là những nguyên nhân cụ thể nhất, đã và đang tác động trực tiếp hàng
ngày và có thể dễ dang nhận thấy thông qua các phân tích thống kê ở trên. Từ
các nguyên nhân này cho thấy lý do gây nên thực trạng nghèo chủ yếu vẫn là do
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19
điều kiện tự nhiên khó khăn sự thiếu vốn, năng lực sản xuất, phát triển kinh tế, sự
thiệt thòi cảu những đối tượng yếu thế trong xã hội , năng lực trình độ của lực
lượng lao động địa phương còn thấp, chưa tạo ra được thu nhập ổn đinh Vì vậy
để thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo cần phải tập trung vào việc khắc
phục triệt để các nguyên nhân này, đay là cơ sở cho việc xây dựng, triển khai các
chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo có hiệu quả tại địa phương.
2.2. Công tác Xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung
2.2.1: Các chương trình,chính sách Xóa đói giảm nghèo của Chính phủ và
Địa phương đang triển khai
Xóa đói giảm nghèo luôn được coi là một trong những công tác hàng đầu,
chính vì vậy trong nhiều năm qua chính phủ đã ban hành rất nhiều chủ
trương,chính sách ,chương trình Xóa đói giảm nghèo lớn. Điển hình như chương
trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010 ), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30ª/2008/NQ-CP:, Quyết định
167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở . ngày 03/08/2012 UBND huyện ban hành hành đề án “
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 , định hướng
đến năm 2020” nhằm đẩy mạnh các nỗ lực giảm nghèo của huyện trong các năm
tới. Các chương trình được phê duyệt trên chính là tiền đề cho việc thực hiện cụ

thể hóa một loạt các biện pháp Xóa đói giảm nghèo do huyện đề ra.
a) Công tác điều tra , rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
Để thực hiện tốt các chính sách , chương trình xóa đói giảm nghèo thì trước
tiên phải nắm rõ tình hình hộ nghèo , cận nghèo trong huyện, do đó công tác điều
tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được thực hiện đầu tiên và thường
xuyên. UBND huyện đã thành lập một ban chỉ đạo giảm nghèo do đồng chí phó
chủ tịch huyện là trưởng ban, và thành viên là các đại diện các tổ chức, ban
ngành có liên quan trong huyện, phòng LĐTB và XH là cơ quan thường trực ban
chỉ đạo. Mỗi thành viên ban chỉ đạo được phân công phụ trách một hoặc một
nhóm xã với nhiệm vụ hướng dẫn các xã, thị trấn trong công tác điều tra rà soát
hộ nghèo, tham mưu xây dựng các kế hoạch giảm nghèo của từng đơn vị, kiểm
tra, giám sát công tác điều tra và công tác thực hiện các chương trình giảm
nghèo.
Công tác điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đuợc tiến hành trực tiếp từng hộ của
thôn, thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn đảm bảo công bằng, minh bạch,
đảm bảo công bằng minh bạch. Tổ chức họp dân bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo
theo hình thức lấy ý kiến biểu quyết đối vơi từng hộ bằng hình thức bỏ phiếu kín
và đảm bảo có trên 50% số người dự họp. Sau khi có kết quả sẽ được niêm yết
công khai và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau đó mới tổ
chức họp thôn bình xét hộ nghèo hộ cận nghèo. Thông thường công tác điều tra
sẽ được thực hiện vào cuối quý IV trên tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20
nhằm phục vụ cho các kế hoạch năm sau. Tuy nhiên vì việc điều tra được tiến
hành thường niên, trong khi dân số trong huyện đông, địa bàn rộng, đỗi ngũ cán
bộ điều tra thiếu và trình độ hạn chế nên không tránh khỏi các thiếu sót, mặt
khác do nhận thức của người dân về công tác điều tra hộ nghèo hạn chế nên cũng
gây ra nhiều sai sót , không đúng với thực tế về hộ nghèo, có thể nói nguyên nhân
sai sót đến từ cả người điều tra và người được điều tra.
- Đối với cán bộ điều tra, do thiếu kinh nghiệm hoặc chưa hiểu rõ các quy đinh,
kỹ thuật điều tra, nội dung biểu bảng điều tra nên khi tiến hành thu thập thông

tin có nhiều sai sót, không đúng với thực tế, mặt khác có nhiều người còn tư
tưởng quan liêu, bệnh thành tích nên đã có những tác động chủ quan lên công
tác điều tra, là cho thông tin điều tra bị sai lệch, ảnh hương tới kết quả điều tra.
- Đối với người dân, nhiều người chưa nhận thức rõ được mục đích, ý nghĩa cảu
công tác điều tra nên còn tỏ ra quan liêu, thờ ơ, trong công tác bình xét còn có tư
tưởng cục bộ, nể nang, chiếu cố dẫn đến công tác bình xét chưa thật công bằng,
hay nhiều người tìm cahcs làm si thông tin để thành hộ nghèo được hương chính
sách ưu đãi của hộ nghèo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện triển khai công tác rà soát hộ nghèo, một sô
xã, thị trấn như: Hà Lâm, Hà Bắc,Hà Thái, Hà Tiến còn sai lệch về thông tin hộ
nghèo, hộ cận nghèo, khẩu nghèo một số đơn vị còn đơn thư khiếu nại như Hà
Lâm, Hà Bác. Một số đơn vị còn báo cáo chậm thời gian quy định như Hà Lĩn, HÀ
Phú, Hà Giang gây khó khăn cho công tác tổng hợp số liêu điều tra.
b) Hỗ trợ về nhà ở:
Để người nghèo yên tâm làm ăn lâu dài và uủn đinh cuộc sống, Huyện đã tiếp tục
thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi
để cải thiện nhà ở, ưu tiên cho người nghèo là người cao tuổi, người khuyết tật,
gia đình chính sách. Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008
của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Công tác vận
động xây dựng nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 167 được các đơn vị thực hiện
tốt, đến hết năm 2013 toàn huyện đã xây dựng được 875/875 (đạt 100% KH)
nhà ở cho hộ nghèo. Trong đó giai đoan 2011- 2013 xây được 552 nhà
Biểu 2.7 : Số nhà xây dựng cho hộ nghèo
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 tổng
số nhà được xây 192 181 179 552
kinh phí hỗ trợ ( triệu
đồng) 1450,8 1368,3 1351,4 2860,5
( Nguồn : Số liệu điều tra – Phòng LĐTBXH huyện Hà Trung )

Do số hộ nghèo cần xây dựng nhà lớn trong khi ngân sách của huyện không kịp

đáp ứng đủ nên huyện đã tổ chức động viên huy động nguồn lực trong nhân dân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21
nhân dân cung tham gia . Nguồn lực hỗ trợ cho công tác xây dựng nhà cho người
nghèo được huy đông từ nhiều nguồn như các tổ chức, cá nhân, dòng họ, doanh
nghiệp đóng trên địa bàn với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng. Mỗi hộ nghèo
được xây mới hoặc sửa mới nhà trung bình được hỗ trợ từ 10 – 20 triệu đồng . do
đó đến năm 2012 huyện đã thực hiện hoàn thành 100% kế hoạch xây dựng nhà
cho người nghèo. Góp phần gips người nghèo an tâm ổn định cuộc sống, yên tâm
lao động sản xuất. Có thể nói đây là một chính sách được huyện thực hiện khá tốt.
c) Đào tạo nghề , tạo việc làm cho người nghèo:
Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng
nghèo của huyên là do lực lượng lao động củ huyện có năng lực, trình độ yếu,
người lao động khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Để tăng thu nhập và giảm
nghèo bền vững thì nhất thiết phải tạo ra việc làm ổn đinh cho người lao động.
Trong những năm qua, thực hiện đề án “ Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho
Thanh niên nông thôn “ của UBND huyện phê duyệt năm 2010.huyện đã có nhứng
hoạt động đào tạo nghề và giới thiêu việc làm để nâng cao trình độ cho lao động
nông thôn, đặc biệt là lao động hộ nghèo.
Biểu 2.8: số lao động nông thôn được đào tạo nghề đến năm 2013
STT Nghề đào tạo Số lớp Số người
1 Nghề cho lĩnh vực nông nghiệp 45 1366
2 Nghề cho lĩnh vực công nghiệp và
TTCN
32 845
3 Nghề cho lĩnh vực dịch vụ 2 114
Tổng 79 2325
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp cuối năm 2013- Phòng LĐTBXH huyện Hà Trung )
Huyện chỉ đạo cho các cơ quan , đơn vị liên quan như Hội nông dân, phòng
nông nghiệp, trạm khuyến nông, trạm thú y, trung tâm giáo dục thường xuyên và
dạy nghề, các công ty trên địa bàn tổ chức các lớp đào tạo nghề và chuyển giao

công nghệ cho các lao động nông thôn dưới hình thức dạy nghề tập trung ngắn
hạn, số lượng các ngành nghề tùy thuộc vào khả năng của huyện và nhu cầu của
người học
Các lớp học đều được sự hỗ trợ của ngân sách, các đối tượng nghèo, chính sách
đều được miễn học phí. Tổng ngân sách hỗ trợ là 680 triệu động, trong đó ngân
sách địa phương là 280. triệu đồng. Các nghề được triển khai đào tạo chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia
cầm, nuôi trồng thủy hải sản, nuôi con giống, các ngành ngê công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp như may, lái xe, điện dân dụng, các lớp nghề: mạ khay, chiếu tre,
làm chổi. Đây đều là những ngành nghề mà năng lực của huyện có thể đáp ứng
được, đội ngũ giảng viên là các cán bộ của các phòng nghiệp vụ trong huyện hoặc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22
của các công ty, xí nghiệp được mời đến. Từ năm 2010 đến nay đã có 2325 người
lao động được đào tạo.
Song song với công tác đào tạo nghề là công tác giới thiệu và tạo việc làm,
trung bình mỗi năm huyện tạo mới trên 2000 việc làm. Đối với các đối tượng học
nghề, những lao động học nghề nông nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tự phát triển
kinh tế gia đình, hoặc sẽ được giới thiệu làm việc tại các trang trại nông nghiệp,
nông trường của huyện, khu kinh tế trang trại Đông – Phong – Ngọc tại 3 xã Hà
Đông, Hà Phong, Hà Ngọc . số lao động học các nghề công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp được giới thiệu làm việc tại nhà máy may bao bì cho công ty xi măng Bỉm
Sơn, hợp tác xã vận tải Trung Nghĩa, các cơ sở làng nghề tại các xã Hà Tiến, Hà
Lĩnh , Hà Phong. tổ chức khôi phục lại các làng nghề truyền thống như nghề thêu
ren xã Hà Châu, nghề đan cói xã Hà Hải, cụm công nghiệp làng nghề xã Hà
Phong nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngay tại địa phương,
đến nay đã cơ 197 người đang làm việc tại những cơ sở trong huyện với mức thu
nhập ổn định 2 – 3 triệu đông/ tháng và hàng trăm lao đông gia công thời vụ
khác.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại mà tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
chưa thực hiện được, hiệu quả chưa cao số lao động chưa qua đào tạo nghề vẫn

còn gần 70%, số lao động được đào tạo thì thiếu về kinh nghiệm và yếu về kỹ
năng. Số lao động tìm được việc làm chưa cao. Có thể đua ra các nguyên nhân
sau.
Một là : thời gian đào tạo ngắn, không chính quy, chỉ mang tính chất bồi dưỡng
kiến thức , cầm tay chỉ việc, không được cấp bằng cấp cụ thể. Trong khi hiện nay
các phần lớn công ty, doanh nghiệp đều yêu cầu những người có trình độ trung
cấp trở lên, có khả năng làm được việc ngay.
Hai là: Công tác đạo tạo với công tác giới thiệu tạo việc làm còn chưa đồng đều,
các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trong huyện thì nhu cầu lao động có hạn,
huyện cũng chưa liên hệ được với các doanh nghiệp ngoài huyện khác trong khi
số lao động cần việc rất lớn nên người học xong vẫn khó tìm được việc làm, số lao
động học nghề nông nghiệp vẫn chủ yếu làm việc tại địa phương, hộ gia đình, số
lao động học các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì số có việc làm ổn
định chỉ khoảng 20%, còn phần đông người lao động học xong vẫn phải tự tìm
kiếm việc làm hoặc đi những nơi khác làm việc.
Ba là : khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều doang nghiệp phá sản, thu hẹp quy
mô, khiến cho việc tìm việc làm ngày càng khó khăn, nhất là đối với lao động có
trình độ thấp.
Như vậy có thể thấy công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm hiệu quả chưa
cao, còn nhiều hạn chế thiếu sót cần phải khắc phục.
d) Hộ trợ người nghèo về vốn sản xuất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23
Một trong những chính sách mang lại hiệu quả tích cực đến công tác giảm nghèo
là tín dụng. Để người nghèo có thể phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo ổn
định cuộc sống thì cần phải hôc trợ họ các nguồn lực ban đầu để đầu tư cào sản
xuất kinh doanh. Do đó chính sách về tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo là một yếu tố
quan trọng mang lại kết quả giảm nghèo nhanh, bền vững.
Biểu 2.9 : Kết quả cho vay của ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà
Trung
Năm 2011 2012 2013

tổng dư nợ cho vay 19 997 14 035 15 168
số hộ nghèo được vay 2185 2047 2293
( Nguồn: báo cáo của ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Hà Trung )
Thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo về vốn sản xuất, trong những năm
qua ngân hàng chính sách huyện đã thực hiện việc cho vay ưu đãi với người
nghèo, trong 3 năm tổng số vốn đã giả ngân là 49,2 tỷ đồng, giải quyết nhu cầu
về vốn cho 7125 hộ nghèo. Giúp cho hàng trăm hộ thoát nghèo mỗi năm.
Ngân hàng luôn cố gắng đáp ứng đủ tiền cho người nghèo vay. Theo quy định
mỗi hộ nghèo có thể được vay tối đa 30 triệu đồng với lãi suất chỉ bằng một nửa
với lã suất hiện hành, nhưng thực tế mức cho vay mỗi hộ những năm trở lại đây
chỉ từ 8 – 10 triệu đồng, số hộ nghèo vay cũng chỉ chiếm 50 – 70% tổng số hộ
nghèo. Điều này trái ngược với những giai đoạn trước đây số hộ nghèo vay rất
nhiều, thậm chí không có đủ vốn để cho vay. Từ bảng số liệu cho thấy tổng số tiền
cho vay có xu hướng giảm dần qua các năm do đó công tác cho vay cũng dễ dàng
hơn do không còn áp lực về vốn. Nguyên nhân của thực trạng này là như sau.
Một là : Qua các năm số hộ nghèo giảm dần nên số đối tượng cho vay cũng
giảm dần theo các năm.
Hai là : Chính sách vay vốn đã được thực hiện từ lâu, có nhiều hộ nghèo đã thực
hiện vay vốn của những năm trước đó nên năm sau không được phép vay nữa
nếu chưa thực hiện hoàn vốn cho dù hộ đó vãn là hộ nghèo, và ngoài NHCSXH ra
thì hộ nghèo còn có thể vay vốn từ các tổ chức khác như hội nông dân, hội phụ
nữ nên nhu cầu về vốn vay cũng không còn cao.
Ba là : Tình hình kinh tế những năm qua khó, tâm lý các hộ nghèo cũng không
dám vay vốn lớn, sợ mất khả năng chi trả. Các hộ chỉ vay bình từ 5 – 10 triệu
đồng là chủ yếu, hơn nữa tuy là vay ưu đãi nhưng vẫn có lãi suất, nếu một hộ
nghèo vay với mức tối đa thì với mức lãi suất ưu đãi bình quân các năm qua là
0,5%/tháng thì mỗi tháng họ cũng phải trả khoảng 150 ngàn đồng tiền lãi, như
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24
vậy là quá lớn đối với thu nhập của hộ nghèo, trong khi khả năng đầu tư sinh lời
còn chưa rõ nên có ít các hộ nghèo vay vốn lớn.

Có thể nói việc các hộ nghèo vay vốn không còn là điều quá khó khăn vào thời
điểm hiện nay, tuy nhiên không vì thế mà các hộ nghèo có thể được vay vốn thoải
mái, tuy nguồn vốn có đủ nhưng các hộ nghèo vẫn chỉ được phép vay tối đa 30
triệu đồng, dẫn đến có nhiều hộ cần có thêm vốn cũng không thể vay ưu đãi được,
phải chấp nhận vay với mức lãi suất hiện hành. Với số tiền 30 triệu đồng hiện nay
thì rất khó để có thể dầu tư sản xuất, trước dây với 30 triệu người có thể mua
một cặp bò giống cùng với xây chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ thì nay không
thể làm được việc đó. Nguyên nhân là do vướng mắc bởi quy định ở trên và do
ngân hàng sợ sẽ phát sinh nợ xấu.
Các tổ chức chính trị xã hội như Hội nông dân huyên, hội phụ nữ huyện, đoàn
thanh niên cũng là nòng cốt trong công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện. Cùng vói
ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức này cũng có những chương trình hỗ trợ
vốn sản xuất cho các hộ nghèo.
Biểu 2.10 : Cho vay của các tổ chức khác
Tổ chức Đơn vị 2011 2012 2013 Tổng
Hội nông dân
Triệu
đồng 3 428 2682 2547 8657
hộ 768 573 529 1870
Hội phụ nữ
Triệu
đồng 1740 1327 1425 4429
hộ 396 277 304 977
Đoàn thanh
niên
Triệu
đồng 1285 1310 1232 3827
hộ 307 282 264 853
( Nguồn: Báo cáo của ban chỉ đạo giảm nghèo huyện Hà Trung )
Bằng nguồn vốn lấy từ đóng góp của quỹ hội và sự hỗ trợ từ trên, trong nhứng

năm qua, các tổ chức này đã tạo điều kiện cho hơn 3700 lượt hộ nghèo được vay
vốn với số tiền dải ngân là trên 16 tỷ đồng, ưu tiên các hộ nghèo là thành viên
của hội. Ngoài việc cho vay vốn các tổ chức này còn giúp đỡ người vay cách sử
dụng đông vốn có hiệu quả bằng cách lồng ghép các chương trình như : Phụ nữ
giúp nhau là giàu, nông dân giúp nhau làm giàu hiệu quả, thanh niên làm kinh tế
giỏi, qua đó hỗ trợ các thành viên của hội cách sử dụng vốn vay đũng mục dích,
hiệu quả. Hầu như các hộ nghèo đều có người là thành viên của ít nhất một trong
các tổ chức trên nên hộ nghèo càng có nhiều nguồn để tiếp cận vốn và càng được
quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn trong việc sử dụng vốn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25
Tuy nhiên hiệu quả việc sử dụng vốn vay của các hộ nghèo còn nhiều tồn tại
Công tác thẩm tra việc sử dụng vốn của hộ nghèo chủ yếu tin tưởng vào sự cam
kết của hộ nghèo và xác nhân của địa phương nên có nhiều hạn chế trong sử
dụng vốn, hiệu quả và mục đích sử dụng vốn cũng khó kiểm chứng được. Nhiều
hộ nghèo sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như mua sắm, chi tiêu, không
dầu tư vào sản xuất, dẫn đến mất khả năng chi trả, nhiều hộ lợi dụng hoặc bị lợi
dụng vay vốn cho người khác sử dụng nhằm được hưởng ưu đãi về lãi suất. Điều
này làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của công tác hỗ trợ vốn vay cho các hộ nghèo,
các hộ nghèo cũng tự mất đi quyền lợi của mình.
e) Hỗ trợ về y tế, trợ cấp xã hội
Hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội là các chính sách
ưu đãi của nhà nước dành cho người nghèo , trong đó có các hỗ trợ chính về bảo
hiểm y tế cá nhân, hỗ trợ tiền điện, nước sinh hoạt hàng tháng và hỗ trợ các gia
đình chính sách nghèo có con đi học. Trong những năm qua huyện đã thực hiên
đầy đủ các chính sách này, huyện đã thực hiện cấp thẻ BHYT cho hàng chục ngàn
đối tượng hộ nghèo , thực hiện hoàn trả tiền hỗ trợ tiền điện, nước sinh hoạt
hàng tháng đúng thời hạn cho các hộ nghèo với tổng số tiền gần 3,5 tỷ đồng.
Thực hiên hoàn trả tiền trợ cấp học phí cho các hộ nghèo khó khăn có con từ 16-
22 tuổi đang là học sinh, sinh viên đầy đủ.
Biểu 2.11: Trợ cấp xã hội cho hộ nghèo

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013
Số thẻ BHYT cấp cho hộ nghèo Số thẻ 15 476 10 874 8 314
Trợ cấp tiền điện nước sinh hoạt Số tiền(tr.đ) 1927 1556 1069
Trợ cấp cho hộ nghèo có con đang
đi học
Số tiền( tr.đ) 1292 836 766
Số đối tượng 1958 1267 1161
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp cuối năm của Phòng LĐTBXH huyện Hà Trung )
Nói chung công tác thực hiện các chế độ chính sách dối với hộ nghèo được thực
hiện khá dây đủ , tuy nhiên trong công tác cấp thẻ BHYT còn có nhiều sai sót tồn
tại, rất nhiều thẻ BHYT của người nghèo bị sai mã số, sai ngày thnags năm sinh,
sai họ tên , nhiều thẻ bị cấp trùng, gây khó khăn cho người dân khi ốm đau, cần
phải đi khám tại các cơ sở y tế cần được hưởng chế độ Bảo hiểm. Công tác khắc
phục nhữn sai sót trên thẻ vẫn chưa được xử lý kịp thời, có khi gần hết thời hạn
người dân mới nhận được thẻ mới. Liên tiếp nhiều năm xảy ra tình trạng sai sót
trên thẻ BHYT , cách khắc phục tuy không khó nhưng vẫn còn chậm. Điều này gây

×