Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nâng cao năng lực của nhân viên tuyển dụng tại công ty cổ phần xây lắp và bảo dưỡng cơ điện VNK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.78 KB, 66 trang )


Chuyờn thc tp tt nghip
trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA KINH Tế Và QUảN Lý NGUồN NHÂN LựC

CHUYÊN Đề THựC TậP TốT NGHIệP
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LựC CủA NHÂN VIÊN
TUYểN DụNG TạI CÔNG TY Cổ PHầN XÂY
LắP Và BảO DƯỡNG CƠ ĐIệN VNK
Giáo viên hớng dẫn : PGS.TS. TRầN XUÂN CầU
Sinh viên thực hiện : TRầN NGọC ANH
Mã sinh viên : cq520215
Lớp : KINH Tế LAO ĐộNG 52B
Hệ : CHíNH QUY
SV: Trn Ngc Anh Lp:Kinh t lao ng 52B
Hà Nội - 2014
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên sinh viên: Trần Ngọc Anh
Mã sinh viên: CQ520215
Khoa: Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực
Lớp: Kinh tế lao động 52B
Trường: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Em xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập này là do em tìm hiểu,nghiên cứu
và xây dựng nên dựa theo các số liệu được cung cấp bởi Phòng Nhân sự Công ty Cổ
phần Xây lắp và Bảo dưỡng Cơ điện VNK và tham khảo các nguồn khác như giáo
trình, sách báo, vì vậy các kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Nếu có sai sót
em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn và kính mong quý thầy cô nhận xét và chỉ bảo để
chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.


Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Trần Ngọc Anh
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
LỜI CAM ĐOAN 2
Trần Ngọc Anh 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH 5
Hiện tại, các bài viết nghiên cứu, đánh giá về năng lực trong tổ chức chưa được
triển khai nhiều, nhất là trong khối ngành kinh tế 5
Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực quản lý của Cán bộ lãnh đạo các cơ sở sản
xuất kinh doanh ngành xây dựng” của tiến sĩ Nguyễn Văn Thục đã phân tích
được trình độ về kiến thức, chỉ ra tỉ lệ cơ cấu về kiến thức cần thiết đối với
từng loại cán bộ lãnh đạo, phân tích tình hình thực trạng chung vể trình độ
kiến thức của cán bộ lãnh đạo ngành Xây dựng. Tác giả đã có cái nhìn bao
quát về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình nhân sự cùng cơ cấu trình độ
lãnh đạo. Tuy đã phân tích về các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất kinh
doanh, bài luận án mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá về ngành xây dựng, mang
tính chất bao quát là chính, không đi sâu vào phân tích nguyên nhân, vì sao lại
có những biến động, thiếu ổn định trong phát triển ngành và các mặt hàng
trong ngành (trừ ngành xi măng). Về thực trạng nhân sự, tác giả đã có những
nhận xét đi sâu về trình độ chuyên môn của các cấp lãnh đạo trong khiu các
yếu tố về ý thức, trách nhiệm,… chưa được xem xét.Ngoài ra, tác giả cũng có
những nhận xét chung về tình hình đào tạo, phân tích dữ liệu đã có về tình
hình đào tạo qua các thời kì, hiệu quả từ công tác đào tạo chuyên môn, sự ảnh
hưởng của các nhân tố về công nghê, thay đổi tư duy kinh tế từ kinh tế bao cấp
sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và những ảnh hưởng mà

các yếu tố đó mang lại. Nhận xét chung về bài viết, ta nhận thấy tác giả đã quá
tập trung vào vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, còn các vấn đề
liên quan đến trình độ quản lý, thái độ làm việc,… mới chỉ dừng ở mức nêu
vấn đề, chưa phân tích và đi sâu tìm hiểu 5
Luận án “Nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra viên lao động trong giai đoạn
hiện nay” của Thạc sĩ Lê Hữu Long có những đánh giá về năng lực của đội ngũ
thanh gia viên lao động. Tác giả chỉ ra vai trò quan trọng của đội ngũ thanh
tra viên lao động trong thời kì hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra các yêu
tố cần thiết cấu thành năng lực cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực.
Theo đó, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực bao gồm: Quy định của
pháp luật hiện hành, chất lượng của đội ngũ thanh tra, quy mô đội ngũ thanh
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tra cũng như phương tiện thi hành việc thanh, kiểm tra của đội ngũ thanh tra
viên lao động. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ mang tính chất chung, phân tích
tổng thể nguồn nhân lực đội ngũ thanh tra viên lo động, trong thực tế, mỗi cá
nhân đều có các đặc điểm riêng liên quanđến tính cách, đến năng lực bẩm sinh,
… cũng như các kĩ năng học hỏi được là khác nhau mà bài viết vẫn chưa thể
tìm hiểu được 5
Đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý tại phường 8 – Thành phố Vĩnh
Long” mới chỉ tập trung đi sâu khai thác về thực trạng của đội ngũ Cán bộ,
nhân viên tại tổ chức. Các bài nghiên cứu cũng mới chỉ ra đươc ảnh hưởng của
các yếu tốt rất dễ dàng đo lường và nhìn thấy như: độ tuổi, trình độ, giới tính,
… đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của nhân tố đó đến hoạt động trong tổ chức. Bài
viết “Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý tại phường 8 – Thành phố Vĩnh
Long” cũng đưa ra những tình huống cụ thể, có trong thực tế nhằm phân tích
sự hiểu quả trong sử dụng nguồn nhân lực cũng như ảnh hưởng của năng lực
cán bộ công nhân viên trong tổ chức đến công việc được giao 6
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG:
LỜI CAM ĐOAN 2
Trần Ngọc Anh 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH 5
Hiện tại, các bài viết nghiên cứu, đánh giá về năng lực trong tổ chức chưa được
triển khai nhiều, nhất là trong khối ngành kinh tế 5
Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực quản lý của Cán bộ lãnh đạo các cơ sở sản
xuất kinh doanh ngành xây dựng” của tiến sĩ Nguyễn Văn Thục đã phân tích
được trình độ về kiến thức, chỉ ra tỉ lệ cơ cấu về kiến thức cần thiết đối với
từng loại cán bộ lãnh đạo, phân tích tình hình thực trạng chung vể trình độ
kiến thức của cán bộ lãnh đạo ngành Xây dựng. Tác giả đã có cái nhìn bao
quát về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình nhân sự cùng cơ cấu trình độ
lãnh đạo. Tuy đã phân tích về các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất kinh
doanh, bài luận án mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá về ngành xây dựng, mang
tính chất bao quát là chính, không đi sâu vào phân tích nguyên nhân, vì sao lại
có những biến động, thiếu ổn định trong phát triển ngành và các mặt hàng
trong ngành (trừ ngành xi măng). Về thực trạng nhân sự, tác giả đã có những
nhận xét đi sâu về trình độ chuyên môn của các cấp lãnh đạo trong khiu các
yếu tố về ý thức, trách nhiệm,… chưa được xem xét.Ngoài ra, tác giả cũng có
những nhận xét chung về tình hình đào tạo, phân tích dữ liệu đã có về tình
hình đào tạo qua các thời kì, hiệu quả từ công tác đào tạo chuyên môn, sự ảnh
hưởng của các nhân tố về công nghê, thay đổi tư duy kinh tế từ kinh tế bao cấp
sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và những ảnh hưởng mà
các yếu tố đó mang lại. Nhận xét chung về bài viết, ta nhận thấy tác giả đã quá
tập trung vào vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, còn các vấn đề
liên quan đến trình độ quản lý, thái độ làm việc,… mới chỉ dừng ở mức nêu
vấn đề, chưa phân tích và đi sâu tìm hiểu 5
Luận án “Nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra viên lao động trong giai đoạn

hiện nay” của Thạc sĩ Lê Hữu Long có những đánh giá về năng lực của đội ngũ
thanh gia viên lao động. Tác giả chỉ ra vai trò quan trọng của đội ngũ thanh
tra viên lao động trong thời kì hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra các yêu
tố cần thiết cấu thành năng lực cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực.
Theo đó, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực bao gồm: Quy định của
pháp luật hiện hành, chất lượng của đội ngũ thanh tra, quy mô đội ngũ thanh
tra cũng như phương tiện thi hành việc thanh, kiểm tra của đội ngũ thanh tra
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
viên lao động. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ mang tính chất chung, phân tích
tổng thể nguồn nhân lực đội ngũ thanh tra viên lo động, trong thực tế, mỗi cá
nhân đều có các đặc điểm riêng liên quanđến tính cách, đến năng lực bẩm sinh,
… cũng như các kĩ năng học hỏi được là khác nhau mà bài viết vẫn chưa thể
tìm hiểu được 5
Đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý tại phường 8 – Thành phố Vĩnh
Long” mới chỉ tập trung đi sâu khai thác về thực trạng của đội ngũ Cán bộ,
nhân viên tại tổ chức. Các bài nghiên cứu cũng mới chỉ ra đươc ảnh hưởng của
các yếu tốt rất dễ dàng đo lường và nhìn thấy như: độ tuổi, trình độ, giới tính,
… đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của nhân tố đó đến hoạt động trong tổ chức. Bài
viết “Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý tại phường 8 – Thành phố Vĩnh
Long” cũng đưa ra những tình huống cụ thể, có trong thực tế nhằm phân tích
sự hiểu quả trong sử dụng nguồn nhân lực cũng như ảnh hưởng của năng lực
cán bộ công nhân viên trong tổ chức đến công việc được giao 6
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn nhân lực là nguồn lực vô cùng quan trọng quyết định đến tự thành
bại của một tổ chức. Trong mọi thời điểm, các tổ chức luôn cần có nguồn nhân
lực chất lượng và có thể thấy trong thực tế, các công ty có nguồn nhân lực chất
lượng cao luôn có lợi thế cạch tranh lớn trên thị trường, giúp doanh nghiệp phát

triển bền vững.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay còn gặp khá nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm và sử dụng nguồn lực đặc biết này. Do đó, để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, giảm thiểu các chi phí, rủi ro trong qua trình làm việc, các tổ chức
rần phải quan tâm đến quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào cho công ty.
Tuyển dụng là khâu đầu tiên trong quản trị nguồn nhân lực, có ảnh hưởng to lớn
đến việc lập kế hoạch và quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức cũng như sự phát
triển của công ty. Vai trò của nhân viên tuyển dụng trong quá trình là vô cùng quan
trọng, nhân viên tuyển dụng là người lập kế hoạch, tổ chức tuyển dụng, chọn ra
những ứng viên phù hợp nhất với công ty đồng thời tạo nguồn ứng viên chất lượng,
đảm bảo nguồn cung đầu vào nhân lực cho công ty tại mọi vị trí. Vì vậy, năng lực
của nhân viên tuyển dụng phải phù hợp tại vị trí làm việc, đảm bảo hoàn thành hiệu
quả các nhiệm vụ được giao.
Là một công ty có uy tín trong lĩnh vực Cơ điện tại Hà Nội và các tỉnh Miền
Bắc, công ty Cổ phần Xây lắp và Bảo dưỡng Cơ điện VNK luôn chú trọng đến quá
trình tuyển dụng, đảm bảo chất lượng nhân viên tại công ty. Vì thế, công tác tuyển
dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Nhân viên tuyển dụng của công ty cũng thương
xuyên được quan tâm về năng lực làm việc nhằm đảm bảo tuyển các ứng viên phù
hợp với công ty.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cố phần Xây lắ và Bảo dưỡng Cơ điện
VNK, tìm hiểu về năng lực của nhân viên tuyển dụng, em thấy năng lực cả nhân
viên còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Xuất phát từ những lý do trên đây, em xin
được chọn đề tài “ Nâng cao năng lực của nhân viên tuyển dụng tại công ty cổ
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phần xây lắp và bảo dưỡng cơ điện VNK” làm đề tài khóa luận của em. Với mục
đích chính của khóa luận là đánh giá năng lực của nhân viên tuyển dụng, từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhân viên tuyển dụng tại công ty Cổ
phần xây lắp và Bảo dưỡng cơ điện VNK.

Kết cấu đề tài:
Phần 1: Tổng quan phương pháp nghiên cứu năng lực của nhân viên tuyển dụng
Phần 2: Đánh giá năng lực của nhân viên tuyển dụng tại công ty Cổ phần
Xây lắp và Bảo dưỡng Cơ điện VNK
Phần 3: Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực của cán bộ tuyển dụng tại
Công ty Cổ phần xây lắp và bảo dưỡng cơ điện VNK
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN TUYỂN DỤNG
1.1. Khái niệm về năng lực và sự cần thiết phải nâng cao năng lực
1.1.1. Khái niệm về năng lực
Theo “ Giáo trình tâm lý học lao động” (Ths Lương Văn Úc, Nhà xuất bản
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2011) định nghĩa năng lực như sau:“Năng lực là tổng
thể những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với nhu cầu đặc trưng của một
hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoàn thành kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động
đó. Năng lực nghề nghiệp là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và đặc tính tâm lý của
một cá nhân phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và đảm bảo cho người đó thực hiện
các hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao”
1
. Vậy, năng lực là tổng hợp đặc điểm
và các thuộc tính tâm lý cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động nhất
định để đảm bảo viêc đạt hiểu quả cao của hoạt động đó.
1.1.2. Các biểu hiện của năng lực
Theo “ Giáo trình tâm lý học lao động” (Ths Lương Văn Úc, Nhà xuất bản
Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2011), Các nhà tâm lý học phân loại năng lực thành các
nhóm sau
2
:

- Nhóm Năng lực chung là dạng năng lực cần thiết cho các hoạt động khác
nhau, được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
- Nhóm Năng lực riêng biệt/ đặc thù là các kiến thức, kĩ năng cần thiết trong
các công việc chuyên môn, hoặc những năng lực đặc thù mà cá nhân cần có để phù
hợp với yêu cầu của vị trí công việc đó.
- Nhóm Năng lực quản lý là những yêu cầu đối với các công việc có tính
chất quản lý như năng lực lãnh đạo, lăng lực hoạch định, …. Tùy vào mỗi vị trí
quản lý khác nhau mà mức độ quản lý cũng khác nhau, đồng thời năng lực quản lý

Giáo trình tâm lý học lao động,  !"#$%
$
&'$()*+,-)./.+012.(3)3)"4+5.+012Giáo
trình tâm lý học lao động,  !"#$%
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đòi hỏi cũng thay đổi.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hướng đến năng lực
Có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến lăng lực chung của một cá
nhân, có thể là khách quan từ di truyền hoặc chủ quan từ môi trường sống, … Tuy
nhiên, có 3 nhân tố chính sau ảnh hướng đến năng lực của cá nhân:
- Kiến thức: là những thông tin, thủ tục, quy định… mà người lao động cần
phải biết để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong công việc.
- Kỹ năng: là những thao tác được thực hiện một cách thuần thục và nhuần
nhuyễn trên cơ sở rèn luyện, thói quen từ công việc hay vận dụng các kiến thức
nhằm hoàn thành các công việc được giao.
- Khả năng: là những nhân tố phụ thuộc vào phẩm chất, tố chất của cá nhân
người lao động có thể có được từ rèn luyện hoặc bẩm sinh. Những phẩm chất và tố
chất cá nhân này Đáp ứng được các yêu cầu của vị trí công việc được giao.
1.1.4. Yêu cầu về năng lực của cán bộ tuyển dụng

Năng lực cán bộ tuyển dụng là những năng lực phù hợp với yêu cầu cho
công tác tuyển dụng tại tổ chức hoặc doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho công tác
tuyển dụng luôn đạt hiệu quả.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ tuyển dụng:
Về kiến thức:
- Kiến thức về pháp luật liên quan đến vấn đề tuyển dụng của doanh nghiệp
như: luật lao động, luật doanh nghiệp,…
- Kiến thức về tuyển dụng: Các lý thuyết về tuyển dụng, quy trình tuyển dụng,…
- Các kiến thức khác
Về kĩ năng:
- Kĩ năng tuyển mộ: xây dựng bài đăng tuyển dụng, chọn nguồn tuyển dụng,
- Kĩ năng xử lý thông tin trong hồ sơ ứng viên…
- Kĩ năng phỏng vấn, kĩ năng đàm phán…
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Về khả năng:
- Khả năng lập kế hoạch, khả năng sấp xếp thời gian, khả năng lắng nghe và
chia sẻ….
1.2. Tổng quan các đánh giá về nâng cao năng lực trong tổ chức
Hiện tại, các bài viết nghiên cứu, đánh giá về năng lực trong tổ chức chưa
được triển khai nhiều, nhất là trong khối ngành kinh tế.
Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực quản lý của Cán bộ lãnh đạo các cơ sở
sản xuất kinh doanh ngành xây dựng”
3
của tiến sĩ Nguyễn Văn Thục đã phân tích
được trình độ về kiến thức, chỉ ra tỉ lệ cơ cấu về kiến thức cần thiết đối với từng loại
cán bộ lãnh đạo, phân tích tình hình thực trạng chung vể trình độ kiến thức của cán
bộ lãnh đạo ngành Xây dựng. Tác giả đã có cái nhìn bao quát về tình hình sản xuất
kinh doanh, tình hình nhân sự cùng cơ cấu trình độ lãnh đạo. Tuy đã phân tích về

các vấn đề liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh, bài luận án mới chỉ dừng lại
ở việc đánh giá về ngành xây dựng, mang tính chất bao quát là chính, không đi sâu
vào phân tích nguyên nhân, vì sao lại có những biến động, thiếu ổn định trong phát
triển ngành và các mặt hàng trong ngành (trừ ngành xi măng). Về thực trạng nhân
sự, tác giả đã có những nhận xét đi sâu về trình độ chuyên môn của các cấp lãnh
đạo trong khiu các yếu tố về ý thức, trách nhiệm,… chưa được xem xét.Ngoài ra,
tác giả cũng có những nhận xét chung về tình hình đào tạo, phân tích dữ liệu đã có
về tình hình đào tạo qua các thời kì, hiệu quả từ công tác đào tạo chuyên môn, sự
ảnh hưởng của các nhân tố về công nghê, thay đổi tư duy kinh tế từ kinh tế bao cấp
sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và những ảnh hưởng mà các
yếu tố đó mang lại. Nhận xét chung về bài viết, ta nhận thấy tác giả đã quá tập trung
vào vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, còn các vấn đề liên quan đến
trình độ quản lý, thái độ làm việc,… mới chỉ dừng ở mức nêu vấn đề, chưa phân
tích và đi sâu tìm hiểu.
Luận án “Nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra viên lao động trong giai

6*789“Nâng cao năng lực quản lý của Cán bộ lãnh đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành
xây dựng”9:;< !"
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đoạn hiện nay”
4
của Thạc sĩ Lê Hữu Long có những đánh giá về năng lực của đội
ngũ thanh gia viên lao động. Tác giả chỉ ra vai trò quan trọng của đội ngũ thanh tra
viên lao động trong thời kì hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra các yêu tố cần
thiết cấu thành năng lực cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực. Theo đó, các
yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực bao gồm: Quy định của pháp luật hiện hành,
chất lượng của đội ngũ thanh tra, quy mô đội ngũ thanh tra cũng như phương tiện
thi hành việc thanh, kiểm tra của đội ngũ thanh tra viên lao động. Tuy nhiên, bài

viết mới chỉ mang tính chất chung, phân tích tổng thể nguồn nhân lực đội ngũ thanh
tra viên lo động, trong thực tế, mỗi cá nhân đều có các đặc điểm riêng liên quanđến
tính cách, đến năng lực bẩm sinh,… cũng như các kĩ năng học hỏi được là khác
nhau mà bài viết vẫn chưa thể tìm hiểu được.
Đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý tại phường 8 – Thành phố Vĩnh
Long”
5
mới chỉ tập trung đi sâu khai thác về thực trạng của đội ngũ Cán bộ, nhân
viên tại tổ chức. Các bài nghiên cứu cũng mới chỉ ra đươc ảnh hưởng của các yếu
tốt rất dễ dàng đo lường và nhìn thấy như: độ tuổi, trình độ, giới tính,… đồng thời
chỉ ra ảnh hưởng của nhân tố đó đến hoạt động trong tổ chức. Bài viết “Nâng cao
năng lực đội ngũ quản lý tại phường 8 – Thành phố Vĩnh Long” cũng đưa ra những
tình huống cụ thể, có trong thực tế nhằm phân tích sự hiểu quả trong sử dụng
nguồn nhân lực cũng như ảnh hưởng của năng lực cán bộ công nhân viên trong tổ
chức đến công việc được giao.
Trong bài báo cáo “ NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN TUYỂN
DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ BẢO DƯỠNG CƠ ĐIỆN
VNK”, em sẽ đi sâu nghiên cứu vào một đối tượng cụ thể là Nhân viên tuyển
dụng của công ty, phân tích kĩ về chuyên môn, các kĩ năng trong công việc
cũng như thái độ làm việc của nhân viên tuyển dụng. Từ đó rút ra được điểm
mạnh, điểm yếu trong năng lực của nhân viên và đề xuất các biện pháp nhằm
=
6>)9“Nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra viên lao động trong giai đoạn hiện nay” )9
8?@0 !"$%%A

6>)9“Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý tại phường 8 – Thành phố Vĩnh Long”)9
:;?B !"$%
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nâng cao năng lực nhân viên tuyển dụng tại công ty. Điểm mới trong bài nghiên
cứu này chính là việc đi sâu phân tích một đối tượng cụ thể, không đi chung
chung vào toàn bộ tập thể trong tổ chức, như vậy sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về
con người làm việc tại vị trí này.
1.3. Phương pháp nghiên cứu về năng lực cán bộ
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phân tích và đưa ra các kết
luận phù hợp, chuyên đề tốt nghiệp của em tập trung đi sâu khai thác khía cạnh
con người, nghiên cứu năng lực cán bộ quản lý thông qua các thông tin thu thập
về cán bộ quản lý đương chức tại công ty cũng như các yêu cầu cần thiết cho vị
trí cán bộ tuyển dụng, đi sâu tìm hiểu về năng lực của cán bộ, có các biện pháp
nhằm nâng cao năng lực, đưa ra các kết luận giúp ích cho công ty và áp dụng
được trong thực tế.
Đối tượng điều tra: có 3 đối tượng chính và được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp đối tượng điều tra và số mẫu điều tra
Nhân viên tuyển dụng Trưởng phòng nhân
sự
Đồng nghiệp
Số phiếu
phát ra
1 1 9
Số phiếu
thu về
1 1 9
Đặc điểm Là đối tượng được
nghiên cứu trực tiếp
trong bài nghiên cứu,
hiểu rõ chính năng lực
của mình
Là người quản lý trực
tiếp nhân viên tuyển

dụng, có cái nhìn
khách quan và chính
xác nhất về năng lực
của nhân viên
Những người tiếp
xúc, làm việc thường
ngày cùng nhân viên
tuyển dụng. Trong
đó có 03 bạn được
tuyển dụng vào qua
các đợt tuyển dụng
do công ty tổ chức.
Kết quả khảo sát cuối cùng sẽ được tổng hợp lại qua bảng biểu cũng như các
phân tích trong bài nghiên cứu nhằm đưa ra các số liệu chính xác và đúng với thực
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tế tại công ty nhất.
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ TUYỂN DỤNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ BẢO DƯỠNG CƠ ĐIỆN VNK
2.1. Cơ cấu tổ chức phòng ban, vai trò của cán bộ tuyển dụng tại công ty
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty, cơ cấu tổ chức phòng ban trong công ty
2.1.1.1. Giới thiệu về công ty
Theo “Sổ tay nhân viên VNK”
6
Công ty hoạt động trong các ngành nghề
chính:

- Thiết kế, thi công-lắp đăt, cung cấp thiết bị, bảo trì-bảo dưỡng các công
trình cơ điện dân dụng, công nghiệp, cầu đường
- Tư vấn và môi giới thương mại trong lĩnh vực Cơ điện
- Cho thuê, mua, bán các thiết bị công trình công nghiệp
2.1.1.2. Tổng quan về phòng nhân sự công ty
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức phòng nhân sự
Nhiệm vụ
Theo cuốn “Sổ tay nhân viên VNK” 2012, phòng nhân sự là phòng có chức
năng tham mưu, hỗ trợ ban Giám đốc trong các vấn đề liên quan đến quản lý và sử
dụng nguồn nhân lực, quản trị nhân lực. Các nhiệm vụ chính của phòng Nhân sự
như sau:
- Lập ngân sách và kế hoạch nhân sự cũng như quỹ tiền lương hàng năm
- Thực hiện việc lấp kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực định kì theo năm, quý, tháng. Xây dựng, đề xuất các chính sách thăng tiến và
C
Sổ tay nhân viên công ty VNK, &D",EB)*FG$%$#
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
9
Trưởng phòng nhân sự
Chuyên viên tuyển dụng Chuyên viên đào tạo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thay thế nhân sự
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho kế hoạch sản xuất
kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty
- Xây dựng và thực hiện quy chế lương hưởng, các biện pháp khuyến
khích, các chế độ phúc lợi, kích thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ
cho người lao động
- Nghiên cứu, soạn thảo, đề xuất các quy định áp dụng trong công ty, xây
dựng cơ cấu tổ chức của công ty- các bộ phận và tổ chức thực hiện. Xây dựng các
hệ thống quy chế, quy trình, quy định, các bộ tiêu chuẩn cho công ty và giám sát

việc chấp hành nội quy, quy chuẩn đó
- Tổ chức, xây dựng các chương trình định hướng, phát triển nghề nghiệp
cho CBCNV
- Hỗ trợ, cố vấn cho các phòng ban, bộ phận khác trong việc quản ký nhân
sự và là cầu nối giữa Giám đốc và Người lao động trong công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quy trình công việc về thanh quyết toán lương,
thưởng, các chế độ liên quan đến chế độ phúc lợi cho người lao động: các chế độ
thai sản, ốm đau, hiếu hỉ, các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm con người
- Thực hiện các công việc liên quan đến truyền thông nội bộ trong công ty
Vai trò, tầm quan trọng
Phòng nhân sự có trách nhiệm chính là trợ giúp cho ban giám đốc cũng như
các phòng ban khác trong công ty thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý
nhân sự trong bộ phận phòng ban cũng như toàn công ty với mục đích giúp hiệu quả
làm việc, năng suất của người lao động đạt cao nhất nhằm đạt được các mục tiêu
kinh doanh của công ty.
Phòng nhân sự có vai trò tìm hiểu, thu thập thông tin, phân tích những nguồn
thông tin, tìm ra vấn đề nhằm có biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh liên
quan đến nguồn nhân lực trong tổ chức.
Phòng nhân sự có vai trò thực hiện các nhiệm vụ tổ chức các hoạt động liên
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quan đến nguồn nhân lực và con người. Thường xuyên có các báo cáo, ghi chép
tình hình nhân sự tại công ty cũng như là người đại diện cho phía công ty thực hiện
các nghĩ vụ liên quan đến pháp luật đói với người lao động tại công ty.
Phòng nhân sự là phòng ban có vai trò kiểm tra các chính sách, quy định liên
quan đến toàn thể người lao động trong công ty, giám sát việc thực hiện các quy
định tại công ty. Ngài ra, phòng nhân sự có chức năng theo dõi, giám sát, điều chỉnh
hành vi, quản lý người lao động nhằm giúp người lao động không làm trái với

những quy định của công ty và pháp luật, đánh giá hiệu quả làm việc, đo lường
năng suất làm việc của các cá nhân trong tổ chức nhằm giúp đề xuất các chính sách,
kế hoạch về con người trong công ty.
Với những vai trò liên quan đến con người, phòng nhân sự có tầm quan trọng
sánh ngang với các phòng ban chuyên môn trong công ty, giúp công ty giái quyết
các vấn đề liên quan đến người lao động, tạo môi trường làm việc tốt cho mọi cá
nhân trong tổ chức, giúp công ty có chính sách về con người phù hợp với sự phát
triển trong kinh doanh của công ty.
2.1.2. Giới thiệu về vị trí Nhân viên tuyển dụng tại công ty
2.1.2.1. Nhiệm vụ của nhân viên tuyển dụng
Theo cuốn “Sổ tay nhân viên công ty VNK”
7
- Xây dựng, thực hiện tìm kiếm nhân sự theo kế hoạch năm, quý hoặc theo
yêu cầu đột xuất của đơn vị
- Tham gia xây dựng quy chế chính sách liên quan đến công tác tuyển
dụng;
Tham gia tư vấn cho cấp trên về việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn, tuyển dụng nhân
sự cho công ty
- Tạo nguồn dữ liệu ứng viên tiềm năng, đảm bảo nguồn ứng viên kịp thời,
đáp ứng nhu cầu
- Kiểm soát, thực hiện đánh giá chất lượng tuyển dụng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên phân công
A
$%H'IJ)KHD",Sổ tay nhân viên công ty VNK, &D",EB)*
FG$%$#
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua phần nhiệm vụ dánh cho nhân viên tuyển dụng của công ty, ta nhận thấy công
ty đã phân định rõ các nhiệm vụ mà một nhân viên tuyển dụng phải thực hiện bắt

đầu từ vấn đề quan trọng nhất là Tuyển dụng. Các nhiệm vụ nêu ra đã xác định rõ
trách nhiệm từ việc tạo nguồn, tuyển dụng, xây dựng chính sách liên quan đến tuyển
dụng … của nhân viên tuyển dụng.
2.1.2.2. Vai trò và tầm quan trọng của Nhân viên tuyển dụng
Nhân viên tuyển dụng là người chủ động tạo nguồn tuyển dụng nhân lực cho
công ty. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả tuyển dụng của
nhân viên tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng có ý nghĩa quan trọng đối với kế hoạch
phát triển cùng chiến lược của công ty do tuyển dụng sẽ giúp công ty tìm được
những con người có các kĩ năng, phẩm chất phù hợp với sự phát triển của công ty
trong tương lai. Đồng thời, tuyển dụng hiệu quả sẽ giúp công ty giảm thiểu các chi
phí về tuyển dụng, đào tạo,… cũng như tránh được những rủi ro từ phía con người
trong quá trình thực hiện công việc.
Để việc tuyển dụng đạt được hiệu quả cao, nhân viên tuyển dụng phải là
người có các kiến thức chuyên môn về quản trị nhân sự, con người vững chắc, đồng
thời kĩ năng trong công việc cùng thái độ làm việc tốt sẽ giúp nhân viên tuyển dụng
hoàn thành tốt các công việc được giao.
2.2. Đánh giá năng lực của cán bộ tuyển dụng tại công ty
2.2.1. Các quy định, văn bản ban hành liên quan đến việc đánh giá, yêu cầu về
năng lực cán bộ tuyển dụng
2.2.1.1. Các văn bản pháp luật ban hành liên quan đến tuyển dụng
Văn bản luật quan trọng nhất mà nhân viên tuyển dụng phải nắm được là Bộ
luật lao động. Nhân viên tuyển dụng cần tìm hiểu kĩ các vấn đề về việc làm, các
công việc hợp pháp, các tỏ chức giới thiệu việc làm,…. Ngoài ra, cần tìm hiểu thêm
về thỏa ước lao động, các chính sách về chế độ đãi ngộ, lương thưởng. Nhân viên
tuyển dụng phải thường xuyên cập nhật mức lương tối thiểu chung, mức lương tối
thiểu vùng của doanh nghiệp, tìm hiểu kĩ về mức lương thị trường của các vị trí
tuyển dụng, tìm hiểu các văn quản, nghị định, thông tư dưới luật liên quan đến cac
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

vấn đề trong tuyển dụng để không làm trái với quy định của pháp luật, hiểu rõ các
thuật ngữ cùng nội dung liên quan sẽ giúp nhân viên tuyển dụng đối thoại tốt hơn
với ứng viên.
Do đặc điểm công ty thường xuyên làm việc với các đối tác Nhật Bản, thuê
chuyên gia cũng như các công nhân lành nghề nước ngoài nên chủ ý đến Nghị định
số 34/2008/NĐ-CP “Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài tại Việt
Nam”. Các nội dung cần biết cụ thể như: các điều kiện để người nước ngoài làm
việc, điều khoản được ghi trong hợp đồng, các thủ tục cần thiết giúp người lao động
nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam,…
Nghị định 03/2014/NĐ - CP “quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
Luật Lao động về việc làm” trong đó chương 3 nêu rõ về Tuyển, quản lý lao động.
Một số điểm cần lưu ý như việc phải thông báo tin tuyển dụng hoặc thông báo kết
quả tuyển dụng ít nhất 05 ngày. Người sử dụng lao động phải hoàn trả lại đầy đủ hồ
sơ cho người lao động trong trường hợp ứng viên không trúng tuyển, báo cáo tình
hình lao động cho Sở lao động thương binh vã xã hội định kì,… Đây là những điều
khoản mà nhân viên tuyển dụng phải nắm rõ để có kế hoạch tuyển người theo đúng
quy định, tạo nguồn tuyển dụng bằng các phương pháp khác nhau mà không cần lưu
trữ hồ sơ ứng viên, có kế hoạch báo cáo định kì lên cơ quan quản lý.
2.2.1.2. Các văn bản, quy định ban hành trong công ty liên quan đến cán bộ tuyển dụng
Bản mô tả công việc dành cho vị trí: Nhân viên tuyển dụng
8
Bản mô tả công việc được sử dụng nhằm giải thích những nhiệm vụ mà vị trí
đảm nhận cũng như trách nhiệm, điều kiện và những vấn đề khác liên quan đến vị
trí làm việc cụ thể.
- Xây dựng, thực hiện tìm kiếm nhân sự theo kế hoạch năm, quý hoặc theo
yêu cầu đột xuất của đơn vị
- Tham gia xây dựng quy chế chính sách liên quan đến công tác tuyển
dụng; Tham gia tư vấn cho cấp trên về việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn, tuyển
dụng nhân sự cho công ty
F

Bản mô tả công việc vị trí nhân viên tuyển dụng, &D",EB)*%G$%
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tạo nguồn dữ liệu ứng viên tiềm năng, đảm bảo nguồn ứng viên kịp thời,
đáp ứng nhu cầu
- Kiểm soát, thực hiện đánh giá chất lượng tuyển dụng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên phân công
Trong bản mô tả công việc dành cho vị trí nhân viên tuyển dụng đã ghi rõ
tiêu chuẩn dành cho nhân viên tuyển dụng như sau
Bảng 2.1 Bảng mô tả công việc dành cho vị trí nhân viên tuyển dụng
Tiêu chuẩn Chi tiết
Trình độ đào tạo Tốt nghiệp đại học
Ngành nghề ưu tiên Quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh
Kiến thức cần có

Am hiểu luật lao động, luật doanh nghiệp, luật bảo
hiểm, luật công đoàn …
Kinh nghiệm 2 năm tại vị trí chuyên viên tuyển dụng
Ngoại ngữ Giao tiếp tiếng Anh tốt
Tin học Thành thạo tin học văn phòng
Kỹ năng Giao tiếp, đàm phán và thuyết phục
Phẩm chất

Tinh thần trách nhiệm, trung thực, cầu tiến và chủ
động
Ngoại hình Khá
Sức khỏe và môi trường
làm việc
Tốt, có khả năng làm việc dưới áp lực cao

Các lưu ý khác

Được cấp máy tính cá nhân làm việc, đồng phục và
các phương tiện làm việc khác
Nguồn: bản mô tả công việc vị trí nhân viên tuyển dụng, phòng nhân sự ban
hành, tháng 10/2013
Nếu dựa vào bản mô tả công việc cho nhân viên tuyển dụng của công ty, ta
có thể thấy:
Với nhiệm vụ lên kế hoạch tuyển dụng, tạo nguồn tuyển dụng, nhân viên làm
việc trong vị trí này phải có trình đào tạo từ đại học trở lên nhằm giúp có cái nhìn
tòan diện, có sự tổ chức chuyên nghiệp cũng như năng lực phù hợp với công việc
được giao
Ngoài ra, do đặc thù công việc liên quan đến con người, công ty chú trọng
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tuyển người được đào tạo từ chuyên ngành về nhân lực hoặc quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên, với những nhiệm vụ liên quan đến mảng tuyển dụng, các nhân viên có
kiến thức tổng quan về nhân lực sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với các bạn học
chuyên ngành khác. Những nhân viên được đào tạo về chuyên ngành về kinh tế lao
động, quản trị nhân lực được đào tạo bài bàn vể kiến thức liên quan đến nguồn nhân
lực như: kế hoạch hóa nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản
lý nguồn nhân lực hay về tâm lý học của người lao động… Với những nền tảng
chuyên môn có được trong quá trình đào tạo, nhân viên phòng nhân sự dễ dàng làm
việc với người lao động, làm việc hiệu quả.
Bảng 2.2 Bản đánh giá thực hiện công việc cho nhân viên tuyển dụng
Nội dung
Số điểm
cao nhất
Đánh giá Ghi chú

Đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng về thời gian
5
Đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng nv về số lượng
5
Đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng về chất lượng
5
Hợp tác với các phòng ban
khác trong công việc
2
Báo cáo đúng kế hoạch
2
Chấp hành nội quy công ty
1
Tổng
10
Nguồn: Bản đánh giá thưc hiện công việc công ty VNK, phòng nhân sự ban
hành, tháng 11/2013
Bảng Đánh giá thực hiện công việc sử dụng phương pháp thang đó đánh giá
đồ họa. Đây là phương áp được áp dụng rộng rãi hiện nay, dễ dàng đánh giá, tuy
nhiên vẫn có những nhược điểm cẩn phải thay đổi:
Các yếu tố trong bảng đánh giá chưa đầy đủ đối với vị trí nhân viên tuyển
dụng, ví dụ như: số hồ sơ có được trong mối đợt tuyển dụng (tỷ lệ tuyển chọn
cao hay thấp?), đánh giá về chi phí cho mỗi đợt tuyển dụng, đánh giá về việc
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đảm bảo tính trung thực trong quá trình tuyển dụng, …. Những yếu tố trong bản

đánh giá mới chỉ xem xét về kết quả cũng như thái độ làm việc của nhân viên
tuyển dụng, trong khi quá trình thực hiện chưa được đánh giá kĩ, điều này khiến
việc đánh giá không chính xác, dễ nảy sinh tiêu cực trong quá trình làm việc của
nhân viên tuyển dụng.
Bản đánh giá mới đánh giá chung chung, chưa thật sự chi tiết, việc cho điểm
dựa trên ý kiến chủ quan rất dễ gây hiểu lầm, mâu thuẫn trong việc cho điểm và
đánh giá. Thường xảy ra tình trạng thắc mắc của người lao động khi được cho điểm
mà không vừa ý. Sử dụng bản đánh giá này dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều lỗi như”
thành kiến, thiên vị, … dẫn đến đo lường không chính xác
Sử dụng phương pháp thang đo đánh giá đồ họa trong quá trình đánh giá,
phương pháp này thường được sử dụng do dễ cho điểm, dễ thực hiện. Tuy nhiên,
việc đánh giá dựa trên chủ quan của người đánh giá khiến chất lượng bản đánh giá
dễ bị sai lệch so với thực tế, ngoài ra, người đánh giá cần là người công tâm trong
quá trình đánh gái nhân viên cũng như có hiểu biết rõ về công việc của vị trí được
đánh giá, như vậy mới khiến việc đánh giá đúng với thực tế công việc.
2.2.2. Đánh giá năng lực thực tế của cán bộ tuyển dụng
2.2.2.1. Về kiến thức
Bảng sau tổng hợp các thông tin về kiến thức của Cán bộ tuyển dụng công ty
Cổ phần Xây lắp và báo dưỡng Cơ điện VNK.
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của nhân viên hành chính nhân sự
Nội dung Đánh giá
Trình độ Cao đẳng
Trường đào tạo Đại học công đoàn
Chuyên ngành đào tạo Kế toán
Xếp loại khi tốt nghiệp Khá (tổng kết 7,5)
Trình độ tiếng Anh Xếp loại B
Trình độ tin học Xếp loại khá

Các bằng cấp khác liên quan Chứng chỉ kế toán thực hành
Các khóa học khác đã tham gia Khóa học về marketing online
Số năm kinh nghiệm 01 năm
Nguồn: tổng hợp từ hồ sơ nhân viên tuyển dụng công ty VNK, tháng 5 năm 2014
Dựa vào bảng tồng hợp trên cùng bản mô tả công việc của công ty, ta có thể
rút ra một số nhận xét về nhân viên tuyển dụng như sau:
Trình độ đào tạo của nhân viên tuyển dụng chưa đáp ứng được so với tiêu
chuẩn của bản mô tả. Với nhân viên tuyển dụng, trình độ cao đẳng hiện tại là thấp
hơn tiêu chuẩn, như vậy sẽ gây khó khăn trong công việc, ảnh hưởng đến quá trình
làm việc cũng như thực hiện công việc tại công ty do những công việc được xây
dựng cho vị trí này dựa trên năng lực của nhân viên có trình độ từ đại học trở lên.
Về chuyên ngành đào tạo, nhân viên tuyển dụng hiện tại được đào tạo từ
chuyên ngành kế toán. Nếu so sánh với bản mô tả công việc, ta nhận thấy chuyên
ngành kế toán không nằm trong chuyên ngành ưu tiên là Quản trị kinh doanh và
quản trị nhân sự. Việc làm việc trái với ngành nghề đào tạo gây ảnh hưởng đến quá
trình làm việc, tăng thời gian học việc, chi phí đào tạo đối với nhân viên tuyển
dụng. Đào tạo một nhân viên với đầy đủ năng lực, kiến thức cần thiết theo đúng bản
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mô tả công việc mất tương đương 04 năm học đại học với khối lượng kiến thức
chuyên ngành lớn, trong khi nhân viên tuyển dụng học trái ngành nghề khiến hổng
khiến thức căn bản về quản trị con người, do đó phải bắt đầu học lại từ cơ bản, tốn
thêm thời gian cho việc trau dồi kiến thức, kĩ năng. Với nhân viên tuyển dụng hiện
nay, việc thiếu kiến thức cơ bản về chuyên ngành mình làm việc là nhược điểm cần
phải bù đắp để tránh tình trạng hổng kiến thức nền tảng khi làm việc.
Ta nhận thấy, các khóa học hay chứng chỉ nhân viên tuyển dụng học chưa
tập trung vào ngành nghề theo làm mà mới bổ sung cho ngành nghề được đào tạo
tại trường là kế toán. Thiếu kiến thức về nhân sự cộng với thiếu sự bồi dưỡng về
kiến thức trong quá trình làm việc sẽ là ký do khiến nhân viên tuyển dụng gặp khó

khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Điển hình như việc phỏng vấn tuyển
dụng, việc có kiến thức lý thuyết về Tâm ý học lao động, quản trị nguồn nhân lực sẽ
giúp nhân viên tuyển dụng lập kế hoạch rõ ràng và chủ động tìm kiếm ứng viên có
chất lượng tốt. Trong vấn đề này, bằng cấp về kế toán không hữu hiệu để tuyển
dụng các công việc không liên quan đến chuyên ngành kế toán, điều khó khiến nhan
viên tuyển dụng gặp khó khăn trong đánh giá con người phù hợp với công việc, với
tổ chức cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả tuyển dụng. Không định hướng đúng
nguồn tuyển dụng làm chất lượng ứng viên không cao, tăng chi phí và thời gian
phỏng vấn do mất thời gian với các ứng viên không đủ điều kiện, ngoài ra, rủi ro
khi tuyển người không phù hợp với vị trí cũng khá cao nếu không hiểu về công việc
và quy trình tuyển dụng.
Nhận xét chung, mặc dù đã có một năm kinh nghiệm tại vị trí nhân viên
tuyển dụng nhưng các kiến thức căn bản về nhân sự của nhân viên tuyển dụng chưa
được đáp ứng theo đúng bản mô tả công việc do công ty đề ra. Ngoài ra, việc thiếu
định hướng trong đào tạo khi làm việc, không thường xuyên trau dồi các kiến thức
là những khó khăn mà nhân viên tuyển dụng đang gặp phải.
Việc thực hiện khảo sát và phỏng vấn đối với các đối tượng: nhân viên tuyển
dụng, trưởng phòng nhân sự và những nhân viên tại công ty cho kết quả như sau:
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhân viên tuyển dụng tự đánh giá
Nội dung
Mức độ
Yếu
Trung
bình
Khá Tốt Rất tốt
Kiến thức về luật lao động, luật
doanh nghiệp, luật BHXH,…

X
Kiến thức về quy trình tuyển mộ X
Kiến thức về quy trình tuyển chọn X
Kiến thức chuyên ngành về Cơ điện X
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năng lực nhân viên tuyển dụng
Nhân viên tuyển dụng tự đánh giá kiến thức về ngành của mình ở mức khá
tức nắm vững các thông tin, quy định của nhà nước liên quan đến lao động. Với
kiến thức chuyên về tuyển dụng, nhân viên tuyển dụng tự nhận xét có thể nắm
được và sử dụng cơ bản các quy trình về tuyển mộ, tuyển chọn trong công việc.
Phần đánh giá này dựa và tính chủ quan của nhân viên tuyển dụng khi chưa hiểu
rõ những vấn đề nội tại của chính cá nhân mình gặp phải. Với việc mởi chỉ tuyển
dụng 03 vị trí trong công ty, chưa có nhiều kinh nghiệm thì những đánh giá trên
chưa thể hiện đúng năng lực của nhân viên tuyển dụng. Để hiểu rõ về trình độ
chuyên môn mà nhân viên tuyển dụng đạt được, ta cần phân tích kĩ phiếu đánh
giá của trường phòng tuyển dụng, người quản lý và đánh giá hiểu quả làm việc của
nhân viên tuyển dụng
SV: Trần Ngọc Anh Lớp:Kinh tế lao động 52B
19

×