Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.13 KB, 6 trang )

Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
3.1.1 Quan điểm của Đảng về thu hút và sử dụng vốn ODA
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc huy động vốn nước ngoài bao
gồm vốn vay ODA được thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trong báo cáo tổng quan về tình hình quản lý và thực hiện các dự án ODA tại Hội
nghị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn ODA
riêng cho đầu tư cơ bản là rất đáng kể.
Từ đường lối chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội
đã hình thành nên một hệ thống các quan điểm trong công tác thu hút, tiếp nhận, quản
lý và sử dụng ODA. Các quan điểm này đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước về vốn
ODA phát huy tốt hiệu quả của nguồn vốn này. Các quan điểm bao gồm:
Quan điểm 1: Tranh thủ vốn ODA không gắn với các ràng buộc chính trị; phù
hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại của
Việt Nam
Nhà nước ta hoan nghênh các nhà tài trợ cam kết giúp Việt Nam nhưng không chấp
nhận bất kỳ một yêu sách nào làm tổn hại tới độc lập chủ quyền, an ninh, và toàn vẹn
lãnh thổ của quốc gia, xâm phạm tới lợi ích của nhân dân.
Nhà nước ta có chính sách quan tâm đến lợi ích của nhà tài trợ khi họ mở rộng quan
hệ đầu tư, thương mại với nước ta, cải thiện môi trường kinh tế trong nước, hình
thành các danh mục dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội. Đồng thời có sách lược đối thoại với từng nhà tài trợ khác nhau nhằm tạo ra
sự quan tâm cao của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta. Theo đó đa dạng hóa và đa phương hóa là chủ trương nhất quán
trong kinh tế đối ngoại nói chung cũng như trong khai thác và sử dụng ODA nói
riêng.
Quan điểm 2: Sử dụng vốn ODA cần phối hợp với các nguồn vốn khác
Mỗi nguồn vốn đều có những đặc điểm và thế mạnh riêng, không thể thay thế cho
nhau. Vốn ODA cũng như vốn nước ngoài là quan trọng nhưng không thể thay được
tính chất quyết định của nguồn vốn trong nước. Vốn ODA chỉ là chất xúc tác giúp
chúng ta khai thác các tiềm năng sẵn có để phát triển, tức là chỉ gián tiếp tác động đến


phát triển sức mạnh kinh tế của quốc gia.
Thế mạnh của mỗi nguồn vốn chỉ phát huy được khi có sự phối hợp với các nguồn
vốn khác, nhằm tạo nên một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, cần phối hợp sử dụng vốn ODA với vốn FDI, vốn đầu tư tư nhân và hộ gia
đình, vốn của các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn vốn ngân sách khác.
Trong nguyên tắc cơ bản về quản lý và sử dụng vốn ODA của Nghị định 17/NĐ-CP
cũng nêu ra: ODA là một nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Một phần
nguồn vốn này được tiêu dùng thường xuyên như viện trợ khẩn cấp về lương thực ,
thuốc men Còn đại bộ phận được sử dụng cho đầu tư phát triển. Vốn ODA thường
được đầu tư và các lĩnh vực, các địa bàn mà vốn tư nhân, vốn FDI không đầu tư vào.
Vốn ODA cũng được dùng để cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình, tư nhân vay lại
để kết hợp với các nguồn vốn khác phát huy tác dụng. Chẳng hạn chư các dự án
thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn, thuộc các ngành được ưu đãi đầu tư như
trồng cây lâu năm trên đất chưa sử dụng, đồi núi trọc, nghiên cứu khoa học công
nghệ
Quan điểm 3: Sử dụng vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội có trọng
tâm, trọng điểm.
Một mục tiêu chung nhất của các nhà tài trợ là sử dụng ODA để tạo môi trường, tạo
điều kiện ban đầu cho nước nhận tài trợ khai thác các nguồn lực khác nhau trong
nước. Đại bộ phận ODA được sử dụng để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội,
phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế.
Phát triển theo trung tâm và lan tỏa dần là vấn đề có tính quy luật trong phát triển
kinh tế theo không gian. Chính vì vậy, tập trung vốn ODA xây dựng một tổ hợp hạ
tầng kinh tế - xã hội ở các vùng trọng điểm trong một thời gian ngắn, tạo ra một vùng
kinh tế phát triển là phương án tối ưu. Một tổ hợp cơ sở hạ tầng ở đây có nghĩa là
phải đảm bảo cho một vùng kinh tế trọng điểm có cảng, sân bay hiện đại, liên lạc
viễn thông tốt, đường xá và cầu cống thuận tiện, kho tàng và bốc dỡ tốt, việc cung
cấp điện nước được đảm bảo, việc chăm sóc sức khoẻ cho những người làm việc
trong vùng phải được lo liệu chu đáo Tóm lại, không nên phân rải vốn ODA phân
tán, mỗi nơi một ít, nơi này có cái cầu, nơi kia có con đường, nơi khác có cái cảng

mà nên tập trung chúng vào một vùng trọng điểm trong một thời gian, sau đó lại tập
trung xây dựng các tổ hợp cơ sở hạ tầng ở những nơi khác.
Mục tiêu trong kế hoạch 1996-2000 là dùng nguồn vốn ODA đầu tư trọng điểm hệ
thống giao thông huyết mạch xuyên suốt đất nước, và nối với các vùng trong nước,
hệ thống bưu chính viễn thông cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng
bộ ở cả ba địa bàn kinh tế trọng điểm. Trong thời kỳ 2000 - 2005 và tiếp theo cho tới
năm 2010, một trong những trọng tâm sử dụng vốn ODA là xoá đói giảm nghèo.
Quan điểm 4: ODA là khoản vay nợ nước ngoài
Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án
trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ
nần không trả được. Đồng thời, khi sử dụng vốn vay của nước ngoài ta phải tính toán
tới khả năng trả nợ trong nước. ODA được coi là khoản nợ quan trọng nhất của Chính
phủ đứng ra vay.
Đối với nước ta, cần phải xem xét hai loại nợ, đó là nợ quốc gia và nợ Chính
phủ:
Nợ quốc gia là các khoản vay nợ nước ngoài cho các hoạt động của Việt Nam do tất
cả các bên (Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân trong và ngoài nước) vay các
loại đối tác nước ngoài. Nợ quốc gia có xuất xứ từ tất cả các nguồn vay như ODA,
vay đối ứng FDI, vay thương mại và một số khoản vay khác, kể cả vay theo cơ chế
mua trả chậm.
Nợ Chính phủ bao gồm các khoản Chính phủ vay trực tiếp của nước ngoài (ODA)
hoặc Chính phủ bảo lãnh vay, gánh nặng nợ nần sẽ do ngân sách nhà nước gánh chịu.
Tất cả các khoản nợ này cuối cùng cũng phải trả cả gốc và lãi theo những lịch trình
khác nhau (vay ngắn hạn một hai năm, trung hạn 5-10 năm và dài hạn 10-20 năm),
chính vì vậy quá trình vay trả nợ nước ngoài không được quản lý chặt chẽ thì có thể
gây mất cân đối cho các cân thanh toán quốc tế của đất nước, làm ảnh hưởng đến ổn
định kinh tế vĩ mô.
Nợ chính phủ hiện đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số nợ quốc gia. Kinh nghiệm
quốc tế đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá về việc lựa chọn phương thức và mức
độ vay vốn nước ngoài. Tuy nhiên, mỗi nước đều có những điều kiện phát triển đặc

thù, hơn nữa tình hình thế giới lại không ngừng biến đổi. Vì vậy, Việt Nam cần phải
có một chính sách về vốn và nợ nước ngoài riêng của mình. Có thể phác hoạ một số
nét chủ yếu của chính sách đó như sau:
- Thứ nhất, chính sách đó phải là một yếu tố cấu trúc của chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội tổng thể. Để chính sách này thực sự là một chính sách có hiệu quả thì điều
trước tiên cần đạt được là phải lựa chọn một chiến lược, mô hình phát triển tổng thể
đúng đắn. Mô hình và chiến lược đó không thể chỉ dừng lại ở những nét đại cương
mà phải chứa đựng các luận cứ cụ thể và có cơ sở khoa học thực tiễn vững vàng. Chỉ
trên cơ sở đó, việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp về vốn và nợ nước ngoài mới
có khả năng trở thành những giải pháp khả thi.
Thứ hai, để tránh bùng nổ hiểm họa ẩn chứa trong nợ nước ngoài, phương châm tích
cực nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải có
quan điểm xử lý nợ rõ ràng ngay từ khâu vay vốn và thực hiện các dự án đầu tư. Vốn
vay phải được đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp với quá trình công nghiệp hoá của đất
nước. Đồng thời, cần phải có các quy chế rõ ràng đòi hỏi dự án vay vốn chỉ được
chấp thuận khi nó luận chứng đầy đủ khả năng trả nợ.
- Thứ ba, tạo lập và duy trì một môi trường vĩ mô lành mạnh và ổn định để làm cơ sở
huy động và sử dụng vốn nước ngoài có hiệu quả. Nhiệm vụ này bao gồm hàng loạt
các vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là cải cách cơ cấu tài chính - tiền tệ và tạo dựng
một khung luật pháp phù hợp.
- Thứ tư, nợ nước ngoài chỉ trở thành gánh nặng và thảm hoạ khi việc vay vốn không
gắn với nỗ lực xuất khẩu. Tuy nhiên, với trạng thái phát triển của nền kinh tế nước ta
hiện nay, cần phải tính đến tương quan hợp lý giữa xuất khẩu và nhập khẩu, giữa tăng
trưởng xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu. Đây là điểm khác biệt lớn giữa
chiến lược công nghiệp hoá hiện nay của nước ta với chiến lược tăng trưởng xuất
khẩu mà nhiều nước Đông á đã từng áp dụng rất thành công trong những thập niên
qua. Một phép tính nhầm hay sai lệch ở đây đều có thể trở thành nguồn gốc của
những hậu quả nặng đến mức khó lường trong quan hệ nợ nước ngoài.
3.1. 2 Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời kỳ 2006-2010
Với mục tiêu không để Việt Nam tụt hậu so với các nước láng giềng vào năm 2020

thì theo phương án thấp nhất, GDP bình quân đầu người của Việt Nam phải đạt được
mức 3.934 USD vào cuối năm 2010. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, để thực hiện
thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho giai đoạn 2000-2010 với mục
tiêu phát triển kinh tế đề ra, Việt Nam có thể cần một lượng vốn dành cho đầu tư gấp
4 lần giai đoạn 1996-2000.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ 5 năm 2006 - 2010,
Chính phủ tiếp tục chủ trương huy động mọi nguồn vốn, trong đó nguồn vốn trong
nước có tính chất quyết định, nguồn vốn ODA tiếp tục góp vị trí quan trọng, tổng
nguồn vốn ODA thực hiện dự kiến khoảng 11- 12 tỷ USD trong 5 năm 2006 - 2010,
chiếm khoảng 80 % tổng ODA cam kết.
Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cả bề rộng lẫn
chiều sâu quan hệ đối tác với các nhà tài trợ.
Việc sử dụng ODA theo hướng lựa chọn giữa các nguồn lực, đặt trọng tâm vào tính
hợp lý và hiệu quả của viện trợ.
Việc sử dụng ODA sẽ định hướng vào các ưu tiên sau:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo góp phần thực
hiện chương trình tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) và các
chương trình xoá đói, giảm nghèo khác.
Trong lĩnh vực này, cần ưu tiên ODA cho các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề để tăng thu nhập cho người nông
dân; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (hệ thống thủy lợi, lưới điện nông thôn, thông
tin liên lạc, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm xá ) để hỗ
trợ sản xuất ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; tranh thủ nguồn vốn ODA để
trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần
cải thiện môi trường sinh thái và giảm nhẹ hậu quả thiên tai.
- Đối với hạ tầng kinh tế, cần ưu tiên sử dụng ODA cho giao thông vận tải, cải thiện
điều kiện cấp và thoát nước và vệ sinh môi trường tại các khu đô thị và khu công
nghiệp, phát triển các hệ thống thủy lợi và hệ thống phân phối điện, nhất là khu vực
nông thôn, miền núi.
Trong 5 năm tới, cần tranh thủ ODA để hoàn thiện hệ thống các đường quốc lộ huyết

mạch, các cầu đường bộ trong cả nước, phát triển các tuyến đường trong khuôn khổ
hợp tác tiểu vùng Mêkông mở rộng; hỗ trợ ngành đường sắt để nâng cao năng lực
chạy tàu, tăng cường an toàn và cải tiến chất lượng dịch vụ; đầu tư cải tạo và xây
dựng mới một số sân bay quốc tế; cải thiện vận tải đường sông trên một số tuyến
chính; phát triển một số cảng biển nước sâu, nhất là ở phía Nam.
Sử dụng ODA để phát triển hệ thống thủy lợi ở ba miền, xây dựng đê điều, kể cả đê
biển góp phần phát triển sản xuất, giảm nhẹ thiên tai.
Trong lĩnh vực năng lượng, vốn ODA sử dụng để hỗ trợ phát triển hệ thống đường
dây, trạm biến thế, lưới điện phân phối, chú trọng lưới điện nông thôn, miền núi,
vùng đồng bào dân tộc coi trọng nguồn năng lượng sạch (gió, mặt trời, địa nhiệt) để
hỗ trợ năng lượng cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Đối với hạ tầng xã hội, ngoài việc sử dụng ODA để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, cần sử dụng ODA,
kể cả ODA vốn vay để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ một số trường đại học
tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Ưu tiên kêu gọi nguồn ODA để tăng cường trang
thiết bị cho các bệnh viện tuyến tỉnh, hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia như
tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống sốt rét, chương trình phòng chống
HIV/AIDS, chương trình dân số và phát triển.
Định hướng ODA hỗ trợ thực hiện chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững,
nhất là các dự án góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường bức xúc như xử lý
rác thải tại các đô thị, cấp thoát nước và xử lý nước thải
- Tranh thủ nguồn vốn ODA để tăng cường năng lực con người, chú trọng ở cấp cơ
sở; tập trung vốn ODA để nâng cao năng lực các trường dạy nghề, qua đó cải thiện
chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật cung cấp cho khu vực kinh tế tư nhân. Đẩy
mạnh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, phát triển thể chế, nhất là cải
cách hành chính; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó ưu tiên giáo
dục và thực thi pháp luật.
- Có thể sử dụng ODA cho một số chương trình dự án phát triển công nghiệp có khả
năng hoàn trả vốn vay, tạo ra công ăn, việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tuy
nhiên, cần phải được cân nhắc kỹ nếu sử dụng ODA cho các dự án sản xuất kinh

doanh, do quy định và thủ tục ODA thường kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư. Hơn nữa,
nhiều nhà tài trợ cung cấp ODA có ràng buộc làm cho giá công trình cao, ảnh hưởng
tới hiệu quả dự án và khả năng trả nợ vốn vay.
Trung tâm TTKT – Viện Kinh tế TPHCM
Bảng: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tổng vốn cho đầu tư cơ bản


Chuyên ngành
Dự kiến vốn đầu tư cơ bản giai đoạn
2001-2010 (tỷ đồng)
ODA dự kiến
(2001-2010)
Tổng
cộng
% theo
ngành
2001-2005 2006-1010 Tỷ đồng % trong
tổng số
vốn
Giao
thông
Đường bộ 121.420 59,2 79.583 41.837 67.998 56,0
Hàng hải 18.357 8,9 8.210 10.147 5.050 27,5
Đường sắt 11.080 5,4 6.144 4.936 2.602 28,5
Đường thuỷ
nội địa
3.819 1,9 1.820 1.999 2.340 61,3
Hàng không 9.744 4,7 8.568 1.176
Tổng cộng 164.420 80,1 104325
2

60.095 77930
3
50,4
1
Giao thông đô thị 25.492 12,4 15.055 10.437 17.542 68,8
Giao thông nông thôn 15.315 7,5 9.275 5.940 3.430 22,4
Tổng cộng 205.227 100,0 128.755 76.472 98.962 50,6
Chi thường xuyên 35.000 - - - - -
(1) Không tính phần hàng không
(2) Bao gồm cả 44.800 tỷ đồng Việt Nam cho các dự án đang tiến hành
(3) 1 USD = 16.000 Vnđ
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

×