Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.29 KB, 4 trang )

Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Phần I : Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ phong trào thi đua: "Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích
cực" do Bộ giáo dục và đào tạo phát động tới các cấp học trong toàn ngành giáo
dục. Từ đặc điểm của bậc học mầm non là dạy trẻ thông qua hình thức "Học bằng
chơi, chơi mà học", tôi luôn mong muốn tìm cho mình cách dạy học làm sao khơi
gợi đợc khả năng ham học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ, phát huy đợc tính tích
cực, sự sáng tạo của trẻ trong tất cả các hoạt động giáo dục.
Trong quá trình phát triển của xã hội, công nghệ thông tin đóng vai trò quan
trọng, những lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại cho cuộc sống con ngời là rất
lớn. Chúng ta có thể khai thác nguồn tài nguyên kiến thức trên mạng, các hình ảnh
sinh động, chi tiết, đầy đủ ở mọi lĩnh vực. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn ứng dụng
công nghệ thông tin (CNTT) vào trong các tiết dạy của mình, để làm cho các tiết
dạy sinh động hơn, trẻ học tập hứng thú hơn.

Phần 2 : Giải pháp thực hiện

T duy của trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu vẫn là t duy trực quan hình tợng, vì vậy trong tất
cả các hoạt động giáo dục trẻ, khi muốn giảng dạy cho trẻ biết một khái niệm hay
một sự vật hiện tợng nào đó cô phải có đồ dùng trực quan. Yêu cầu của đồ dùng
trực quan phải đẹp, sinh động và có tính giáo dục cao thì mới lôi cuốn đợc trẻ.
Thay vì sử dụng các bức tranh tĩnh, tôi đã khai thác trên mạng những hình ảnh
động, diễn tả đợc hết quá trình chuyển động của sự vật hiện tợng, các cháu đã
hứng thú, say xa học hơn khi đợc quan sát các hình ảnh động qua màn hình máy
chiếu.
VD 1: Trong tiết dạy môi trờng xung quanh về 1 số con vật sống dới nớc
thay vì dùng tranh vẽ hình con cá heo, tôi đã cho trẻ quan sát 1 đoạn phim về con
cá heo với các hoạt động: bơi, đớp mồi... trong nớc. Khi đó trẻ đã đợc quan sát đầy
đủ các hoạt động của cá, cô giáo đóng vai trò là ngời cung cấp từ cho các hoạt
động đó một cách chính xác. Hầu hết các trẻ đều thích đợc xem hình ảnh động


1
hơn là xem qua tranh, giúp trẻ nhớ một cách có chủ định nắm bắt kiến thức rễ ràng
rất phù hợp với nhận thức của trẻ.
Để tìm đợc những hình ảnh, tài liệu mà bạn cần cho tiết dạy bạn nên vào các
trang Wed: mamnon.edu.vn; google.com ....
Khi muốn trẻ quan sát kỹ hơn một bộ phận nào đó của con cá heo tôi đã cho
dừng hình lại ở bộ phận đó, rồi lại tiếp tục quan sát tiếp.
Trong phần so sánh hai đối tợng tôi cho hai đoạn phim chạy song song để trẻ có
thể so sánh 1 cách toàn diện.
Trong phần mở rộng, tôi không dùng tranh mà cho chạy các hình ảnh thật sống
động để mở rộng thêm kiến thức cho trẻ về các con vật sống dới nớc.
Nhờ ứng dụng đợc công nghệ thông tin mà tôi đã dạy trẻ những con vật sống ở
đại dơng, khi mà vật thật thì khó tìm, còn tranh thì chỉ là hình tĩnh. Hay trong khi
dạy trẻ về hoa, trẻ đợc tri giác cả quá trình bông hoa từ nụ đến khi hoa nở trong
một đoạn phim, những ứng dụng này thì chỉ có thể đạt kết quả cao khi chúng ta áp
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Chúng ta cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kể bài giảng điện
tử:
VD 2: Trong tiết dạy cho trẻ làm quen với chữ viết: khi cho trẻ lên chọn các chữ
cái đã học, ngoài việc dùng các thẻ chữ để trẻ ghép chữ ở ngoài bảng, cô có thể
cho trẻ lên thao tác với chuột để chọn các chữ cái đã học. Nếu trẻ tìm đúng chữ, ấn
chuột trái vào chữ cái đó thì chữ cái đó biến mất, nếu sai thì chữ cái đó không biến
mất (thay đổi hình thức trẻ lên rút các chữ cái đã học). Nh vậy rất thuận lợi cô và
trẻ có thể thấy đợc ngay kết quả lựa chọn của trẻ, nếu cha chính xác trẻ có thể tự
biết để tìm chữ cái khác đúng hơn.
+ Trong phần cho trẻ làm quen qua cấu tạo của chữ: tôi đã cho từng nét chữ xuất
hiện, dừng lại phân tích, rồi các nét chữ ghép lại với nhau tạo thành chữ cái hoàn
chỉnh, giúp cho trẻ tri giác đợc rõ hơn từng nét chữ.
+Trong phần trò chơi củng cố, tôi đã chọn trò chơi tìm các chữ cái vừa học trong
tên các bài thơ, hoặc các hình ảnh phù hợp với chủ đề, trẻ lên tìm chữ cái đã học,

nếu tìm đúng thì chữ cái đó sẽ chuyển màu (ví dụ chuyển từ màu xanh sang màu
đỏ); điều này khiến cho trẻ vô cùng thích thú và ngạc nhiên
2
+Trẻ đợc thao tác với kỹ năng đơn giản nh: ấn chuột, di chuột, để tìm những chữ
cái đã học và quan sát hiệu ứng.
Không cần các hỗ trợ nh đàn, đài, đầu đĩa...chỉ với 1 chiếc máy vi tính tôi có thể
lồng nhạc vào bài dạy, cho trẻ đợc xem những đoạn phim trong phần trò
chuyện .
- Để có thể đạt đợc kết quả cao khi ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy,
hàng ngày thông qua trò chơi kidsmart trong các giờ hoạt động góc, giờ đón trả
trẻ, tôi đã cho trẻ lớp tôi làm quen với các thao tác với chuột nên khi vào bài dạy
trẻ đã sử dụng chuột 1 cách thành thạo.
- Ngoài ra tôi trang trí lớp, tạo môi trờng cho trẻ đợc hoạt động ví dụ tôi cắt những
chữ cái to treo xung quanh lớp để trẻ đợc tri giác thờng xuyên. ở góc tạo hình tôi
đã làm 1 bảng lớn để trng bày các sản phẩm tạo hình của trẻ.
Trên tờng lớp tôi tạo một góc mở cho trẻ đợc làm quen với văn học và chữ viết,
trẻ có thể dùng ngôn ngữ của mình để kể lại câu chuyện và tìm chữ cái đã học
trong lời thoại của nhân vật
Phần 3 : Kết quả
Từ những kinh nghiệm và việc làm cụ thể để ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy tôi đã đạt đợc những kết quả sau
- 99% trẻ chú ý say mê học tập.
- Phát huy đợc tính tích cực, ham học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ.
-Trẻ khắc sâu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn thông qua các hoạt động "học mà chơi,
chơi mà học" đã phát triển t duy của trẻ, trẻ mạnh dạn hơn, nhanh nhẹn hơn nói
năng lu loát hơn, ngôn ngữ của trẻ đợc phát triển. Trẻ hiểu biết về các sự vật hiện
tợng 1 cách đầy đủ, chi tiết, hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh đợc phong
phú, đa dạng. Tạo tiền đề tốt cho trẻ bớc vào lớp 1.
- Trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi sử dụng máy tính. phụ huynh rất
phấn khởi hài lòng, tin tởng vào khả năng dạy học của giáo viên.

3
Phần 4 :Bài học kinh nghiệm
- Để có thể thiết kế đợc các bài giảng điện tử đòi hỏi giáo viên phải nắm vững
chuyên môn mầm non, tự trau dồi cho mình kiến thức về công nghệ thông tin. Th-
ờng xuyên tìm kiếm, trao đổi các thông tin trên mạng internet.
- Cô giáo cần thờng xuyên cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính, phối hợp với phụ
huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác giáo dục trẻ để phát huy tính tích cực của trẻ. Tôi rất mong sự
đóng góp ý kiến của các đồng chí trong ngành học và bạn bè đồng nghiệp giúp đỡ
để năm học tiếp theo để nhà trờng và bản thân tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong
việc ứng dụng công nghhệ thông tin vào công tác giáo dục trẻ để phát huy tính tích
cực của trẻ.

Ngời viết
Nguyễn Phơng Thúy
4

×