Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NĂNG LƯỢNG tái tạo ở VIỆT NAM TIỀM NĂNG và TRIỂN VỌNG phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.44 KB, 12 trang )

Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
- TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:(contestable)
Trong hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học-chính sách và công
nghệ” tháng 10 năm 2008 do Cơ quan đại diện phía nam của Bộ KHCN và
KITECH tổ chức, chúng tôi đã có dịp trình bày báo cáo “ Kết quả nghiên cứu
thực nghiệm công nghệ không bả thải trong sản xuất biodiesel từ dầu thực vật
Việt nam”[1].
On “VICO’SEMINAR on bioenergy-technology & policy” in HCMC october
2008 we have ocassion to reported special suject on the theme “Some results of
applied research non-waste technology on biodiesel production from Vietnamese
vegetable oils.”[1]
Từ đó đến nay, nhiều vấn đề có liên quan đến năng lượng tái tạo cũng đã
được nghiên cứu, khảo sát để định hình một chiến lược phát triển ở tầm cao hơn,
đáp ứng nhu cầu phát triển về năng lượng cho Việt nam, cũng như trên toàn thế
giới.
Since that time today, many thinhs concerned regenerating energy are
studying, suveying to bevorehanding hight deverlopment strategy to satisfying
energy not only for Vietnam, but also for the world.
Ngoài nhiên liệu có nguồn gốc sinh học như: cồn (Bioetanol), dầu diesel
(Bio diesel), khí ủ chất thải (Biogas), còn có các dạng năng lượng tái tạo từ gió (
Wind Power), năng lượng mặt trời (Solar Power), năng lượng sóng (Wave
Power), năng lượng địa nhiệt (Geothermoelectric) và năng lượng từ nước
(Hydroelectric).
Besides biofuel like bioethanol, biodiesel and biogas, regenerate energy
has being other, like wind power, solar power, wave power, geothermoelectric
and hydroelectric energy.
Đây là những nguồn năng lượng mà Việt nam được thiên nhiên ban tặng
một cách hào phóng. Biến tiềm năng của nguồn năng lượng này thành hiện thực,


không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học mà còn là trách nhiệm của các cơ
quan đề ra chủ trương và chính sách của Nhà nước, của các cơ quan quản lý Nhà
nước, của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng .
There is freebie from nature to Vietnam. To realyze those potential into
energy is task belongs not only scientitsts, but also government agency and
company working in the field of energy.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC LĨNH VỰC
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
The present posture of study and application regenerate energy in the world
and in Vietnam
The forecast of scientists, in the time of 2050 year, keynote energy are solar
power, wind power and geothermoelectric energy, take 43%. Meanwhile energy
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
of fossil take 25%, nuclear energy take 15%, energy of biomas take 12% and
energy of hydroeletric take 5%.
Theo dự báo của
các nhà khoa học [2], b€t
đầu từ 2050, nguồn năng
lượng chủ yếu s• là mặt
trời, gió và địa nhiệt,
chiếm trên 43%. Trong
khi đó, năng lượng đi từ
nguyên liệu hóa thạch
chỉ còn khoảng 25%,
năng lượng hạt nhân
chiếm 15%, năng lượng
từ biomass 12%, năng
lượng từ thủy điện 5%.
Hình 1: Cơ cấu năng lượng trong tương lai.

Source PB& IEA
Phân tích cơ cấu năng lượng trên đây, cho phƒp chúng ta lý giải và tìm cơ sở
thực tế cho công tác qui hoạch nghiên cứu sản xuất năng lượng xanh.
Analyse those frame of energy thereibefore, allowed we explaning and
studying database for work to planing study, produczing green energy.
Hội nghị năng lượng toàn cầu tổ chức ở Bonn – Đức (năm 2004) đã thống
nhất đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt 20% tổng sản lượng điện toàn cầu
bằng năng lượng tái tạo. Các nguồn tái tạo được chính là năng lượng mặt trời, thế
năng của nước, động năng của gió, sinh thể (biomass) v.v… Các dạng năng
lượng này đã được sử dụng từ buổi sơ khai của nền văn minh, trước khi các
nguồn năng lượng hóa thạch được khai thác. Tuy nhiên mối quan tâm đến môi
trường gần đây mới đẩy mạnh các ứng dụng có hiệu quả của chúng. Các dạng
năng lượng tái tạo điển hình bao gồm[3]:
II.1. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời với cường độ lớn nhất vào khoảng 1 kW/m
2
là một
nguồn năng lượng sạch, không có sự phát xạ. Vì năng lượng mặt trời chỉ hiện hữu
vào ban ngày dưới những điều kiện thời tiết thuận lợi, việc tích trữ năng lượng là
cần thiết để sử dụng liên tục. Vì nó có mật độ năng lượng bƒ nên việc thu nhận
cần phải có một vùng diện tích lớn. Việc sử dụng nó có thể chia làm 2 phương
pháp: (1) Sử dụng trực tiếp nhiệt năng bức xạ và (2) Tạo ra điện năng thông qua
các pin quang điện.
II.1.1. Sử dụng trực tiếp nhiệt năng bức xạ
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
Các hệ thống thu nhận nhiệt năng mặt trời được sử dụng rộng rãi để đun
nước trong gia đình. Chúng có cấu trúc phẳng và thường l€p trên các mái các bộ
tạo nước nóng cho nhu cầu gia đình. Các dạng ống chân không và mặt cong phản
xạ được sử dụng để tạo ra các dòng nhiệt cao cho việc phát điện. Hiện nay, các

sản phẩm dạng này đã được một số doanh nghiệp sản xuất và bán khá nhiều trên
thị trường.
Các thiết bị chưng cất dùng năng lượng mặt trời ở quy mô nhỏ được sử dụng
cho mục đích khử muối ở một vài vùng không có nguồn nước ngọt. Các máy sấy
dùng năng lượng mặt trời ở nhiều dạng khác nhau được sử dụng trong nông
nghiệp ở quá trình thu hoạch. Việc phát điện nhiệt mặt trời đang hoạt động ở một
vài dự án về hoa tiêu, sử dụng tính tập trung của bề lõm parabol, máy phát dạng
đĩa hoặc thiết bị định nhật để tạo dòng nhiệt cao phục vụ việc chạy turbin máy
phát điện, bếp mặt trời được sử dụng giới hạn ở một vài ứng dụng trong vùng biệt
lập như khi leo núi.
II.1.2.Hiệu ứng quang điện
Việc phát điện bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện của các vật liệu
bán dẫn được phát triển khởi điểm để cung cấp điện cho những vùng hẻo lánh
cũng như cho các con tàu vũ trụ. Do tính chất sạch với tự nhiên của nó với môi
trường, việc sản xuất và ứng dụng của pin mặt trời đã được mở rộng một cách rõ
ràng trong những năm gần đây. Ứng dụng phổ biến nhất là hệ thống nhà mặt trời
(SHS) với những tấm pin mặt trời được đặt trên mái, tiếp theo là việc l€p đặt các
phương tiện công cộng như tín hiệu chỉ đường và thông tin khẩn cấp.Một số quốc
gia đã có những chương trình lớn về điện mặt trời, như Mỹ có chương trình một
triệu mái nhà mặt trời, Nhật có chương trình 150.000 mái nhà mặt trời, Châu Âu
có chương trình 600.000 mái nhà mặt trời.
Việt nam cũng đã có nhiều mô hình về ngôi nhà sinh thái, làng sinh
thái… Điện mặt trời đã có mặt ở Hải đảo, vùng sâu, xa kh€p cả nước. Việt Nam
có nguồn năng lượng mặt trời khá dồi dào, đặc biệt ở khu vực phía Nam. Mức độ
bức xạ nhiệt ở khu vực này dao động từ khoảng 3-4,5 kWh/m
2
/ngày vào mùa
đông, tới 4,5-6,5 kWh/m
2
/ngày vào mùa hè. Năng lượng mặt trời được coi là có

tiềm năng lớn trong việc cung cấp điện cho những khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi
chưa có lưới điện quốc gia. Theo con số thống kê chưa đầy đủ hiện có khoảng
3.000 hệ thống pin mặt trời, với công suất từ 500Wp đến 1.500Wp (Wp – công
suất tối đa của một đơn vị pin mặt trời vào thời điểm buổi trưa của ngày n€ng) đã
được l€p đặt tại các bệnh viện, trường học, các trạm phát điện phục vụ cho đường
dây cáp quang và các hộ gia đình (tổng lượng pin mặt trời đã triển khai chưa vượt
quá 1 MWp). Phần lớn các trạm phát điện này nằm trong các dự án do các tổ chức
quốc tế hỗ trợ (SELF, Quỹ Rockeffeler, tổ chức CASE của Australia, bang North
Rhine Westphalia của Đức ).Chương trình nghiên cứu phát điện bằng nhiệt mặt
trời cũng đã được Bộ KHCN Việt nam phê duyệt và cấp kinh phí.
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
II.2. Năng lượng nước
Sản xuất điện từ thế năng của nước (thủy điện) chiếm khoảng 7% lượng
điện sản xuất trên thế giới. Chi phí xây dựng một nhà máy thủy điện và cơ sở hạ
tầng liên quan là khá lớn, tuy nhiên, chi phí chung có thể giảm xuống nhờ vào
thời gian phục vụ lâu dài của nó.
Thủy điện đã có ở Việt nam từ khá lâu và hiện nay, rất nhiều nhà máy thủy
điện vừa và nhỏ đã và đang được xây dựng. Tuy nhiên, việc xây dựng các đập
thủy điện lớn cũng như việc xây dựng nhiều trạm thủy điện đã gây ra những sự
thay đổi về môi trường, gây ra nạn lụt cục bộ nhiều nơi, tàn phá rừng và thu hẹp
môi trường tự nhiên. Ủy ban sông Mê công của các nước thành viên cũng đã
khuyến cáo việc xây dựng các đập thủy điện lớn s• gây tác động cho khu vực hạ
nguồn.
Sản xuất thủy điện quy mô nhỏ thường có lợi ở những vùng nông thôn để
cung cấp cho mạng điện địa phương. Ở các nước phát triển, việc thực hiện các
phương tiện này thường có sự trợ cấp của chính phủ (hoặc các hỗ trợ tài chính và
kỹ thuật quốc tế). Để cung cấp lưu lượng ổn định và cột áp hiệu quả, người ta
cung cấp các cấu trúc hạ tầng như đập chứa và ống dẫn để phân phối nước có thế
năng lớn đi vào các turbin. Thủy điện nhỏ là dạng trạm thủy điện có công suất từ

200 W đến 10.000 KW.
Với một hệ thống sông suối nhỏ dày đặc, Việt Nam thực sự rất có tiềm năng
về dạng năng lượng này. Hiện nay đã có khoảng 120.000 trạm thủy điện nhỏ, chủ
yếu do tư nhân đầu tư, với tổng công suất ước tính khoảng 20MW, cung cấp 65 -
120 triệu kWh điện hàng năm cho hơn 130.000 hộ gia đình ở các khu vực miền
núi và vùng cao tại Việt Nam.
II.3. Năng lượng gió
Lịch sử của việc sử dụng năng lượng gió đã có cách đây nhiều thế kỷ. Nhiều
loại cối xay gió khác nhau đã được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng nông
nghiệp. Nâng nước bằng bơm dẫn động bằng các cối xay gió tốc độ thấp vẫn còn
hữu dụng ở các vùng xa, nơi mà việc sử dụng nguồn điện là không thực tế. Để đối
phó với các vấn đề môi trường, các công nghệ sản xuất điện bằng turbin gió đã
được nghiên cứu kỹ lưỡng trong 2 thập kỷ qua. Do điện năng sinh ra bởi cối xay
gió tỉ lệ với lập phương vận tốc gió nên ta chỉ sử dụng phương pháp này ở những
nơi có vận tốc gió trung bình hàng năm không nhỏ hơn 5m/s. Giá thành của một
thiết bị sản xuất điện khá lý tưởng khi vận tốc gió lớn hơn 6m/s. Nếu sử dụng các
turbin hiện đại, ta thường chọn các loại 2 hay 3 cánh để có tính năng vận hành
cao. Do điện năng tỉ lệ với bình phương chiều dài lưỡi nên turbin có đường kính
càng lớn, chi phí sản xuất càng nhỏ. Trong năm 2005, đã có 58.982 MW công
suất tổng các quạt gió được l€p đặt trên toàn thế giới. Hiệp Hội năng lượng gió
thế giới dự tính năm 2010 s• có 120.000 MW được l€p đặt trên toàn thế giới.
Hiện tại năng lượng gió mới đóng góp 1% trong tổng sản lượng điện trên toàn thế
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
giới, nhưng với một số nước và một số khu vực thì năng lượng gió đã chiếm tới
20% hoặc hơn thế nữa trong tổng sản lượng điện quốc gia. Với những nước này
thì trong tương lai không xa năng lượng gió s• trở thành “trụ cột” trong hệ thống
điện quốc gia.
Theo các số liệu khảo sát ban đầu, tiềm năng của năng lượng gió đo
được tại các khu vực khác nhau của Việt Nam như sau: tại hải đảo là 860 - 1.410

kWh/m
2
/năm; khu vực duyên hải (Kỳ Anh, Cửa Tùng, Bình Định, Tuy Hòa, Cam
Ranh, Vũng Tàu): 800 - 1.000 kWh/m
2
/năm; một số khu vực trong nội địa: 500 -
800 kWh/m
2
/năm. Vừa qua đã có một trạm phát điện bằng năng lượng gió được
xây dựng ở đảo Bạch Long Vĩ (từ nguồn ODA của Tây Ban Nha). Tại Bình Định
hiện cũng đang tiến hành xây dựng một nhà máy điện chạy bằng sức gió. Dự kiến
giai đoạn đầu của dự án s• hoàn thành vào cuối năm nay với công suất 15 MW.
Giai đoạn hai của dự án s• nâng công suất lên 35 MW và giai đoạn ba là 50 MW.
Đây được coi là dự án về điện chạy bằng sức gió lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, mặt trái của năng lượng gió cũng cần phải tính đến. Tại Châu
Âu, nhiều cánh đồng hoa quả tươi tốt, sau khi được biến thành cánh đồng điện
gió, cây cỏ trở nên xơ xác, hoang tàn. Sự thay đổi này do sự hoạt động của các
turbin gây ra. Ở Việt nam, khu vực miền Trung và duyên hải thường có bão lớn,
mỗi năm khoảng 10-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, gây nhiều thiệt hại cho nền
kinh tế. Vì vậy, cần phải tính toán các trạm điện gió sao cho an toàn và hiệu quả,
không nên chạy theo phong trào. Những vùng trồng lúa hay hoa màu bạt ngàn của
đồng bằng B€c bộ hay Nam bộ, mới nhìn có vẻ rất có ưu thế cho điện gió, nhưng
cái giá phải trả vài năm sau đó s• là vô cùng to lớn.
II.4.Năng lượng từ các nguồn sinh khối( biomas)
Đây là nguồn năng lượng rất truyền thống. Từ cổ xưa những nguồn sinh thể
được sử dụng đốt trực tiếp nhưng ngày nay các sinh thể thực vật, động vật được
thực hiện chuyển hoá hoá học, chuyển hoá sinh học để tạo ra các nhiên liệu như:
biodiesel, bioethanol, biogas, trong nhóm nguồn năng lượng từ biomas nhiều
quốc gia đang tập trung vào các hướng: tái tạo hiệu quả cao biomas, tận thu tối đa
biomas phế thải (nhằm tạo nguồn nguyên liệu rẻ tiền), nghiên cứu và phát triển

công nghệ phù hợp để chuyển hoá biomas thành nhiên liệu.
Nếu trong những năm trước 2004, người ta thống kê được khoảng 50 nước
và vùng lãnh thổ đã b€t đầu sử dụng biodiesel, thì từ đó đến nay, theo báo cáo
thống kê của IFQC’s “Global Biofuels Center” [4] số nước và vùng lãnh thổ đang
sử dụng, đang có các chương trình đã chiếm gần hết bản đồ thế giới. Riêng Nga,
một số nước trung đông, châu Phi là chưa có thông tin. Điều đó chứng tỏ rằng
Biodiesel đang từ từ xâm nhập vào đời sống xã hội loài người và s• là một trong
những những dạng nhiên liệu quan trong trong thế kỷ 21.
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
Hình 2: Tình hình sử dụng biodiesel trên thế giới
Nếu chúng ta tham khảo tình hình nghiên cứu biodiesel qua các patent
được cấp giấy chứng nhận, chúng ta s• không ngạc nhiên và hoài nghi về nhận
định trên đây[5]. Bảng thông kê số lượng patent trong các năm từ 2002 đến 2007
cho thấy:
Năm Số lượng patent
2002
2003
2004
2005
2006
2007
147
271
302
391
640
1.045
Bảng 1: Thống kê số lượng patent trong những năm gần đây.
Nếu so sánh số lượng patent trong lĩnh vực biodiesel so với các lĩnh vực

năng lượng mới khác, chúng ta cũng s• thấy bức tranh tương tự :
Biofuel 1045 [56%]
Solar Power 555 [29%]
Wind Power 282 [15%]
Song song với công tác nghiên cứu, nhu cầu thực tế của Biodiesel trên thị
trường cũng tăng lên đáng kể [6]:
Không có thông tin
Khu vực đang sử dụng
biodiesel
Pilot hoặc proiect
Source: IFQC’s Global Biofuels Center,November 2006
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
Hình 3: Nhu cầu Biodiesel trong những năm gần đây.
Nếu thị trường Mỹ trong năm 2004 chỉ cần 24 triệu gallon/năm, thì đến
2007 đã tăng lên 450 triệu gallon. Châu Âu dự kiến đưa mức độ sữ dụng biodiesel
trong giai đoạn trước 5,7 % lên 6% trong năm 2010. Các nước khác cũng tương
tự.
Năng lượng có nguồn gốc sinh học của Việt nam hiện đang tồn tại ở bốn
dạng khác nhau:
1. Sử dụng trực tiếp: Than, củi, rơm, rạ dùng làm chất đốt ở vùng nông thôn,
vùng sâu xa.
2. Rơm, rạ, chất thải chăn nuôi được chôn ủ để hình thành khí biogas( chủ
yếu các hộ nông dân ở nông thôn, các trang trại và khu dân cư tập trung)
3. Bioetanol đi từ s€n, mía, ngô
4. Biodiesel đi từ hạt có dầu, mỡ cá, mỡ động vật.
Trong các dạng trên thì dạng 1 phổ biến. Hàng năm, một số lượng lớn gỗ
được sử dụng cho sản xuất than; rơm rạ cành nhánh, gỗ nhỏ làm chất đốt.
Bioetanol đã được sản xuất công nghiệp và đang thử nghiệm loại E5 tại một số
nơi. Biodiesel chưa trở thành công nghiệp và đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử

nghiệm là chính.
Mặc dù đề án Nhiên liệu sinh học của Chính phủ đã ra đời, nhưng cho đến
nay, năng lượng đi từ sinh khối vẫn chưa góp phần đáng kể vào tiến trình bảo
đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của một số đơn vị [7] thì nguồn sinh khối của Việt nam
không phải là nhỏ.Các bảng thống kê sau chỉ rõ điều đó:
Nguồn cung cấp Tiềm năng
(triệu tấn)
Dầu tương đương
(triệu toe)
Tỷ lệ (%)
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
Rừng tự nhiên 6,842 2,390 27,2
Rừng trồng 3,718 1,300 14,8
Đất không rừng 3,850 1,350 15,4
Cây trồng phân tán 6,050 2,120 24,1
Cây công nghiệp & ăn quả 2,400 0,840 9,6
Phế liệu gỗ 1,649 0,580 6,6
TỔNG 25,090 8,780 100,0
Bảng2. Sinh khối từ gỗ
Nguồn cung cấp Tiềm năng
(triệu tấn)
Dầu tương đương
(triệu toe)
Tỷ lệ (%)
Rơm rạ 32,52 7,30 60,4
Trấu 6,50 2,16 17,9
Bã mía 4,45 0,82 6,8
Các loại khác 9,00 1,80 14,9

TỔNG 53,43 12,08 100,0
Bảng3. Sinh khối từ nông nghiệp
III. TƯƠNG LAI CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO.
Nếu xem năm 1990 là mốc cho sự phát triển mạnh mẻ của năng lượng tái
tạo, thì chúng ta có thể thấy rằng, gần 20 năm qua, cơ cấu năng lượng chung của
thế giới vẫn dựa trên nguyên liệu hóa thạch là chính.
Nếu cho rằng các dự báo của PB&IEA nêu trên vẫn có giá trị thì đến năm
2050, năng lượng hóa thạch vẫn chiếm đến 25%, năng lượng hạt nhân và thủy
điện chiếm 25%, phần còn lại là năng lượng tái tạo từ biomas, gió, mặt trời đến
địa nhiệt. Những hạn chế của năng lượng địa nhiệt, gió, mặt trời và cả của
biomas, không cho phƒp con người vươn tới các hệ mặt trời khác. Chỉ quanh quẫn
trong quĩ đạo của trái đất để rồi một ngày nào đó bị diệt vong là điều mà loài
người không cam chịu.
Năng lượng nào có thể giúp con người đi tìm những miền đất mới trong vũ
trụ? Đó là năng lượng của các hạt cơ bản và năng lượng hydro. Để có năng lượng
của các hạt cơ bản cần phải xây dựng những cỗ máy gia tốc lớn với khoản kinh
phí khổng lồ mà những nước như Việt nam khó lòng có được. Còn với năng
lượng hydro, có vẻ như thiên nhiên đã chuẩn bị sẵn cho loài người ưu đãi này, để
đến một lúc nào đó, con người có thể sử dụng hydro cho những chuyến đi xa của
mình.
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
Trên thế giới đã b€t đầu có những ứng dụng dân sự trên cơ sở hydro,
nhưng điều đó cũng chỉ mới là những thử nghiệm mang tính đột phá, vì giá thành
của nó còn quá cao. Sản xuất hydro, lưu giữ và phân phối hydro dạng lỏng và
dạng khí vẫn còn là những thách đố lớn với khoa học và công nghệ.
Hiện nay, các nghiên cứu về năng lượng hydro đang được đầu tư mạnh mẻ.
Viễn cảnh của một nền kinh tế hydro đang b€t đầu hình thành. Đây là một nền
kinh tế mà ô nhiễm bằng không và sản phẩm thải của việc tạo ra năng lượng lại là
nước- nguồn tạo nên hydro- nguồn sống trên hành tinh chúng ta.

Nhưng trước khi hình thành nền kinh tế hydro, loài người cần phải trải qua
một giai đoạn quá độ chuyển từ nền kinh tế dầu mỏ sang nền kinh tế cacbon thấp.
Giai đoạn quá độ này là cần thiết và b€t buộc vì để có một nền kinh tế dầu mỏ
phồn thịnh và phát triển, trái đất đã phải trải qua gần 70 triệu năm chuẩn bị nguồn
nguyên liệu này. Nền kinh tế hydro chỉ có thể trở thành hiện thực trong thế kỷ 22.
Từ nay đến đó, để giảm ô nhiễm môi trường, để đối phó với khủng hoảng
năng lượng, năng lượng tái tạo đi từ biomas s• là một bộ phận quan trọng trong
bức tranh năng lượng toàn cầu. Tỷ lệ của nó bao nhiêu, phụ thuộc và kết quả sáng
tạo của khoa học và công nghệ.
IV. VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU ỨNG DỤNG (IAMS) THUỘC VIỆN
KH&CN VIỆT NAM(VAST) VÀ NHỮNG KẾT QUẢ TRONG
NGHIÊN CỨU NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TỪ BIOMAS .
IV.1.Biomas và nền kinh tế cacbon thấp.
Khái niệm “nền kinh tế tốn ít cacbon” hay còn gọi là “nền kinh tế cacbon
thấp” được các nhà khoa học đưa ra trong vòng vài năm trở lại đây, đang trở
thành một đề tài nghiên cứu trong các Viện, Trường của nhiều quốc gia có nền
khoa học công nghệ tiên tiến.
Vấn đề đặt ra là tại sao ta không thể sản xuất nhiên liệu, vật liệu từ nguồn
gốc thực vật- tiền thân của than đá và dầu mỏ- khi chúng còn đang sống và có thể
tái tạo dễ dàng? Nghĩa là một nền kinh tế mà trong đó, nguyên liệu, nhiên liệu
xuất phát từ các thành phần cacbon thấp hơn. Có thể nữa đầu thế kỷ 21, nền kinh
tế này chỉ chiếm vài chục phần trăm, nhưng đến nữa sau của thế kỷ 21, khi nước
biển dâng lên thêm vài trăm cm, lúc đó việc khai thác dầu mỏ không còn dễ dàng
nữa, nền kinh tế cacbon thấp s• phát huy vai trò của mình.
Sản xuất nguyên vật liệu và nhiên liệu trong nền kinh tế cacbon thấp có
một đặc điểm khá thú vị là:
- Nguyên liệu không mất đi, mà có thể tái tạo.
- Không tốn nhiều năng lượng và ít phác thải làm ô nhiễm môi trường.
- Giá thành thấp so với nguyên liệu đi từ dầu mỏ.
- Sản xuất nguyên liệu không chỉ bảo vệ môi trường mà còn góp phần tăng

trưởng kinh tế một cách bền vững.
IV.2. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của biomas tại Viện
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
KHVLUD- Viện KH&CN Việt nam:
Nhiều năm qua, Viện khoa học vật liệu ứng dụng đã đầu tư nghiên cứu
trong lĩnh vực sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc
biệt là tài nguyên thực vật[8-15].
Sơ đồ tổng thể của các nghiên cứu trên được thể hiện trong hình sau:

Hình 4: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của tài nguyên thực vật.
Các kết quả cụ thể của công nghệ không bả thải trong sản xuất biodiesel đã
được công bố trong báo cáo trước diễn đàn của hội nghị này năm 2008. Từ đó đến
nay, chúng tôi đã tạo thêm nhiều sản phẩm mới trên cơ sở nguồn nguyên liệu tái
tạo là biomas. Cụ thể:
1. Chuyển hóa rơm, rạ, mùn cưa, cành nhánh thành hydrocacbon cho mục
đích nhiên liệu và hóa chất.
2. Tổng hợp nhiều phụ gia (additive) nhằm nâng cao chỉ số octan, xetan,
chống oxi hóa cho nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu sinh học.
3. Xúc tác có cấu trúc nano và công nghệ cho phản ứng tách hydro từ nước.
4. Vật liệu tổ hợp cho quá trình tích trữ hydro.
HẠT

DẦU
GLYXERIN
PHẾ THẢI
PHÂN BÓN SH
BIODIESEL&
MỠ SINH HỌC
THỨC ĂN

GIA SÚC
KINH TẾ, XÃ HÔI
VÙNG SÂU, XA
DÂY CHUYỀN
SẢN XUẤT
ETANOL &
HYDROCACBON
VẬT LIỆU
COMPOSITE
POLYME PHSH
THỰC
VẬT
HOA
RAU,CỦ
QỦA
CHI PHÍ XỬ LÝ = CHI
PHÍ SẢN XUẤT
THUỐC TRỪ SÂU
SINH HỌC
PHỤ GIA SH
(BIO- ADDITIVE)
TINH DẦU
TỪ HOA
TINH DẦU
TỪ GỖ, CỎ
XĂNG THẾ HỆ MỚI
SỢI TỔNG HỢP
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
V. KẾT LUẬN:

1. Năng lượng tái tạo ở Việt nam không chỉ có tiềm năng rất lớn, mà còn
đang ở dạng sơ khai, nên cần thiết phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công
nghệ của Việt nam để có thể phản biện cho công nghệ nhập khẩu.
2. Năng lượng từ biomas, không chỉ là etanol sinh học, diesel sinh học, khí
sinh học mà còn là các loại xăng dầu thế hệ mới được gọi là “sunfuel” cũng cần
thiết phải nghiên cứu để sản xuất. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu-mà
khả năng một phần diện tích đất của Việt nam bị ngập nước-thì các loại thực vật
vùng ngập mặn s• đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho
sản xuất hóa chất và nhiên liệu.
3. Các dạng năng lượng tái tạo khác như điện mặt trời, điện gió, thủy điện
vừa và nhỏ cần được phát triển đồng bộ và xứng tầm của nó. Tuy nhiên, đây là
dạng năng lượng phụ thuộc hoàn toàn vào khí hậu nên cần cân nh€c mức độ đầu
tư, tránh việc đầu tư theo phong trào hay dự án để giảm thiểu tối đa sự lãng phí và
thiệt hại.
4. Ngay từ bây giờ, cần phải chuẩn bị lực lượng cho nền kinh tế hydro
trong tương lai. Đó là con đường tất yếu mà nhân loại phải hướng tới - trong đó
có Việt nam.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Hồ Sơn Lâm. Some results of applied research non-waste technology on
biodiesel production from Vietnamese vegetable oils. VIKO’SEMINAR ON
BIOENERGY-TECHNOLOGY & POLICY HCMC- Oct.2008
[2] John F. Bookout. (President of Shell USA) ,“Two Centuries of Fossil Fuel
Energy” International Geological Congress, Washington DC; July 10,1985.
Episodes, vol. 12, 257-262 (1989).
[3] Dụ án năng lượng tái tạo của ĐHQG TPHCM.(2008)
[4] Global Biofuels Center
[5] www.bakerdaniels.com
[6] BIODIESEL 2020: Global Market Survey, Feedstock Trends and Forecasts
www.bakerdaniels.com
[7] Nguyển Quang Khải. Trung tâm năng lượng & Môi trường Hà nội.(5/2010)

[8] Hồ Sơn Lâm: Bàn về dự thảo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt
nam Tham luận tại Hội thảo KH của HĐCSKH&CNQG, Hà nội 26/10/2007
[9] Hồ Sơn Lâm.Nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học:Tạp chí Hoạt động
khoa học Bộ KH&CN số 586, trang 28, 2008
[10] Hồ Sơn Lâm và các cộng sự. Hoàn thiện công nghệ sản xuất biodiesel từ
dầu thực vật Việt nam trên qui mô pilot 100kg/mẻ. Báo cáo tổng kết đề tài
cấp Viện KH&CN VN năm 2007-2008.
[11] Beatriz Zeifert et al. Raney-Nickel catalysts produced by Mechanical
alloying. Rev.Adv.Mater.Sci 18,632-638 (2008)
[12] Hồ Sơn Long, và các tác giả khác: Hỗn hợp Nickel Chloride dihydrat &
Công nghệ xanh cho tương lai -Green technology for next generation
Regenerating Energy in Việt nam - Potentiality and prospects.
Nickel-Nhôm oxit-Xúc tác hydro mới. Hội nghị KH kỷ niệm 35 năm thành
lập Viện KH&CN VN-Tiểu ban KHVL-2010.
[13] Hồ Sơn Lâm. Xây dựng nền kinh tế cacbon thấp ở Tây nguyên. Hội nghị
Khoa học g€n với Thực tiễn do Viện KH&CN VN và UBND các tỉnh Tây
nguyên tổ chức tại DALAT, tháng 8/2010.
[14] Hồ Sơn Lâm- Nhựa phân hủy sinh học trong đời sống: Quá khứ, hiện tại
và tương lai. Báo cáo tại Hội nghị KH&CN ngành nhựa,TPHCM 2010.
[15] Hồ Sơn Lâm và các cộng sự: Tổng hợp phụ gia tăng chỉ số cetan của dầu
diesel từ hợp chất tự nhiên. Hội nghị KH kỷ niệm 35 năm thành lập Viện
KH&CN VN-Tiểu ban NL&MT-2010

×