Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nghiên cứu chuyển hóa các sản phẩm phụ của cây dừa nước thành nhiên liệu mới (sunfuel) và vật liệu mới(green composite)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 8 trang )

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THUỘC SỞ KHCN TPHCM NĂM 2012.
(tham gia sơ tuyển năm 2012)
Mẫu phiếu đăng ký (trình bày không quá 15 trang đánh vi tính, khổ giấy A4)
1. Tên đề tài, dự án: (cần rõ ràng và ngắn gọn):
Nghiên cứu chuyển hóa các sản phẩm phụ của cây dừa nước thành nhiên liệu
mới (sunfuel) và vật liệu mới(Green composite)
2. Tên và địa chỉ liên lạc của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm: (gồm học vị, chức
danh khoa học và chức vụ nếu có, địa chỉ, điện thoại, E-mail để thuận tiện khi liên lạc)
- Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Hồ Sơn Lâm- NCVCC.
- Địa chỉ cơ quan: Viện Khoa học vật liệu ứng dụng-viện KH&CN VN, số 1-
Mạc Đĩnh Chi, Quận 1-TPHCM
- Địa chỉ nhà riêng: 86A Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò vấp, TPHCM
- Điện thoại: 0918 385 733
- Email:
3. Thuộc chương trình: (ghi rõ tên chương trình)
- Chương trình số 3:Vật liệu mới & Công nghệ dược (Nội dung 4: vật liệu cao
phân tử, mục 1)
- Chương trình số 12: Khoa học và Công nghệ năng lượng(Nội dung 3, mục 2)
- Chương trình số 5:Môi trường, tài nguyên và Biến đổi khí hậu( Nội dung 3:
tài
nguyên thiên nhiên, mục 1)
- Chương trìnhsố 8:Công nghệ công nghiệp và tự động hóa.(Nội dung 3, mục 6)
4. Cơ quan chủ trì: (tên cơ quan, địa chỉ, điện thoại):
- Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng-Viện KH&CN QG
- Địa chỉ: Số 1, Mạc Đĩnh Chi,Quận 1,TPHCM.
- Điện thoại: 08-38243507
- Website: www.iams.ac.vn
5. Cơ quan và cán bộ phối hợp chính:
5.1. Cơ quan phối hợp chính (nêu rõ phối hợp giải quyết vấn đề cụ thể)
- Phòng thí nghiệm trọng điểm polyme-Composite: Phân tích và xác định tính


chất vật liệu.
- Trung tâm 3: Phân tích và xác định chỉ tiêu nhiên liệu.
5.2. Cán bộ phối hợp chính
TT Họ và tên
(Học vị và chức danh KH)
Chuyên ngành Cơ quan
công tác
Chữ ký xác
nhận tham gia
đề tài
1 Th.S. NCS.
Nguyễn Thị Thu Thảo
Tổng hợp HC
Polyme PHSH
Viện KHVLUD
2 Th.S.Phạm Hòa Sơn Hóa lý-phân tích Viện KHVLUD
3 KS. Huỳnh Thành Công Hóa dầu Viện KHVLUD
4 KS.Trương Thanh Ngọc CNHH Viện KHVLUD
5 KS Đoàn Ngọc Giang THHC Viện KHVLUD
6 Th.S Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Hóa lý-Phân tích Viện KHVLUD
7 Th.S. Võ Đỗ Minh Hoàng CNHH Viện KHVLUD
8 TS. Cù Thành Sơn Hóa lý-Phân tích Viện KHVLUD
9 TS. Nguyễn Quốc Thiết CNHH Viện KHVLUD
10 TS. Nguyễn Quang Trung CNHH Viện KHVLUD
6. Tên các đơn vị đặt hàng hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu: (kèm văn bản xác
nhận)
- Golden Lotus- Consultan Design Construction Comp. 35/2 D5 Str. Ward 25
Binh thanh Distr.HCM-City. Tư vấn cho công ty FirstFlower (malaixia) đầu tư

trồng cây đừa nước để sản xuất nhiên liệu sinh học tại Viêt nam.
7. Tính cấp thiết của đề tài, dự án: (nêu rõ lý do thực hiện đề tài, dự án; ý nghĩa lý
luận và thực tiễn của đề tài, dự án)
7.1. Lý do thực hiện đề tài:
7.1.1: Lý do thứ nhất: Đề tài “Nghiên cứu chuyển hóa các sản phẩm phụ của cây dừa
nước thành nhiên liệu mới (sunfuel) và vật liệu mới(Green composite)” được đặt ra
trong bối cảnh sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ trái đất
của chúng ta.
Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu tác động chủ yếu làm nước biển dâng
gây ngập lụt, nhiệt độ tăng cao, thời tiết diễn biến bất thường (mưa, bão, lũ lụt, hạn
hán nhiều biến động), suy giảm nguồn tài nguyên nước Riêng tại khu vực ĐBSCL,
biến đổi khí hậu càng có nhiều tác động xấu do việc ngập lụt, xâm nhập mặn, thiếu
nước tác động đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh thái rừng ngập
mặn… Nước biển dâng sẽ làm tăng ngập lụt ở phần lớn diện tích vùng châu thổ sông
Cửu Long, trong đó có nhiều vùng thấp ven biển (khoảng 15.000-20.000km
2
) bị ngập
hoàn toàn. Trong đó nếu theo kịch bản mực nước biển dâng 1m tại Nam bộ thì các tỉnh
có tỷ lệ ngập cao từ 45-50% gồm: Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Vĩnh Long.
Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học kêu gọi Nhà
nước, các địa phương ĐBSCL phải lập kế hoạch và hành động ngay từ bây giờ để
giảm thiểu tác hại và tìm cách thích ứng dần để sống chung với biến đổi khí hậu.
Các giải pháp cụ thể được đề xuất như xây dựng đê bao kiên cố khu vực ven
biển, quy hoạch khu vực hồ chứa nước ngọt trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô,
nghiên cứu phát triển các giống cây, mô hình nuôi thủy sản phù hợp trong vùng ngập
mặn, cải tạo hệ thống thủy lợi thoát lũ, tiêu úng, nghiên cứu các vật liệu nhẹ, bền để
làm nhà, khu dân cư trong môi trường nước lợ, mặn… đã được các nhà khoa học thảo
luận để tìm ra giải pháp thích hợp nhất.
Việt nam là một trong năm nước được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, cũng

vì vậy, Chính phủ, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương đang nổ lực tìm kiếm
các giải pháp để hạn chế và sống chung với tình trạng ngập lụt trên diện rộng. Một
trong các biện pháp đó là việc trồng các loại cây có khả năng giữ đất vùng ven biển.
Trong chương trình của Ủy ban quốc gia về khắc phục biến đổi khí hậu, có dự án trồng
300.000 ha rừng loại này, trong đó có cây dừa nước.
Cây dừa nước ở Việt nam đã có hàng ngàn năm nay và góp phần vào việc bảo
vệ đất ở những nơi có kênh rạch và vùng giáp biển. Giá trị sử dụng của cây dừa nước
cho đến nay vẫn đang ở tình trạng tự phát và chưa cao. Ngoài các việc lấy quả để
uống, lấy lá lợp nhà lấy thân lá làm củi, người ta chưa thấy hết giá trị kinh tế của nó.
Vì vậy, để người dân tích cực trồng dừa nước, ngoài việc phải giúp đỡ về giống
và phương thức trồng, cần thiết phải tạo ra các loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn
từ nó để người dân có thể yên tâm sống, bảo vệ, chăm bón nó như là nguồn thu nhập
chính của mình.
7.1.2: Lý do thứ hai: Trong các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu, người ta quên
mất vấn đề năng lượng. Khi biến đổi khí hậu xẩy ra, các nguồn năng lượng tái tạo như
điện mặt trời, điện gió và ngay cả điện hạt nhân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn
đề năng lượng sẽ trở nên bức xúc nếu như giá dầu mỏ tiếp tục tăng cao, khả năng cung
ứng nhiên liệu giảm xuống, làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.
Giải pháp tốt nhất trong tình huống này vẫn sẽ là các máy phát điện có công
suất vừa và nhỏ cho các cụm dân cư sử dụng nhiên liệu lỏng. Ngoài ra, loại nhiên liệu
này còn là giải pháp tốt nhất cho người dân, khi phương tiện đi lại chủ yếu là các loại
xuồng máy, ghe, thuyền. Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu lỏng từ biomass sẽ góp phần
giải quyết nạn khan hiếm dầu mỏ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì nó
không phải qua khâu chế biến từ dầu mỏ.
7.2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các thành phần phụ của cây dừa nước-
một trong những loại cây có trong chương trình chống biến đổi khí hậu.
Sản phẩm của nó là vật liệu cao phân tử, được gọi là composite xanh và nhiên
liệu đi từ biomass gọi là sunfuel.
7.2.1: Vài nét về cây dừa nước:

Dừa nước, một loại cây họ cau sống trong bùn. Thân cây mọc ngang dưới lòng
đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên.
Hình 1: Cây dừa nước
Hình 2:Quả của cây dừa nước
Hình 3: Rừng dừa nước ven sông
Hình 4: Các phần của thân lá, quả.
Thân cây mọc nổi trên mặt nước, hay mọc trên cạn, nếu mọc ở dưới nước thì
trên mỗi đốt nổi trên mặt nước, thường bén rễ ở các mấu, và có phao nổi xốp hình
trứng, nếu mọc ở trên cạn thì thân cây đứng, cao độ 30-50cm. Lá đơn tính, mọc đối,
hình trứng ngược, hoặc dạng hình tròn dài, đến phần cuống hơi hẹp lại, đầu tù hay hơi
tròn, dài độ 1,5-4cm.
Hoa mọc đơn ở nách lá, màu trắng hay màu đỏ, cuống dài độ 1 cm. Đài hoa có
5 răng, nhụy 10, bầu hạ 5 ô. Quả nang hình trụ hoặc hình trứng tròn, gốc hẹp, dài 2-
3cm, đường kính độ 3mm, trên mặt có lông, hạt nhỏ nhiều. Hoa cái nở rộ thành chùm
ở đầu cụm hoa, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau.
Khi hoa thụ phấn, những trái dừa ép vào nhau lớn lên trên mỗi đầu cuống. Hạt dừa
nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thủy triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi
trên nước.
Tên việt nam: Cây dừa nước hay còn gọi là cây dừa cạn, gồm hai loại, một loại
hoa trắng và một loại hoa đỏ. Tên khoa học: Jussiaea - Repens. Linn. Họ: thuộc họ cau
- Arecaceae
- Cuống hoa dừa nước (quài dừa) chưa nở hoa có thể được trích lỗ hứng nhựa
ngọt làm một thứ rượu mà người Philippines gọi là tuba. Họ cũng để nhựa ấy tự
lên men thành một loại dấm nguyên chất, đặc sản của tỉnh Paombong, Bulacan.
Mầm dừa non ăn được, cũng như những cánh hoa nở có thể dùng như trà (chè).
Cái (thịt) dừa non thì dược dùng vào các món giải khát khác nhau,
- Mật nhựa dừa nước có nồng độ đường rất cao. Khi để lên men thành cồn có thể
sản xuất được nhiên liệu xanh.
- Trái dừa nước dùng làm thực phẩm: làm mứt, nấu chè, ăn trực tiếp…
- Lá dừa nước được dùng để lợp mái nhà.

- Thân dừa được chẻ và phơi khô để làm xương cho sản xuất hương.
Trong đề tài này, phần sử dụng mật dừa để làm cồn sinh học không được đề cập
đến vì đã có một số dự án của nước ngoài liên quan đến việc trồng dừa nước để lấy
mật dừa. Chúng tôi chỉ giới hạn phần thân, lá và vỏ quả- là những phần ít có hiệu quả
kinh tế, hoặc đang được sử dụng( như giới thiệu ở trên) với hiệu quả kinh tế thấp.
7.2.2: Ý nghĩa lý luận và cơ sở khoa học:
Thành phần hóa học chủ yếu của phần thân lá, vỏ quả của cây dừa nước là
xenlulose. Việc nghiên cứu sản xuất xenlulose từ thực vật đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu và đã tạo thành sản phẩm khoa học bán trên thị trường thế giới. Tuy nhiên,
những khái niệm về vật liệu composit xanh chỉ mới xuất hiện gần đây do vấn đề khủng
hoảng dầu mỏ và ô nhiễm môi trường. Xu hướng sử dụng sợi thiên nhiên và biến tính
chúng để tạo nên những vật liệu mới với pha nền là các polyme đi từ dầu thực vật và
pha gia cường đi từ sợi thiên nhiên đã và đang được nghiên cứu không chỉ trên thế giới
mà còn ở Việt nam. Các đề tài cấp nhà nước KC-02 về sử dụng sợi tre nứa hay sợi cây
dứa dại làm vật liệu composit xanh đã được nghiệm thu và đang từng bước đi vào ứng
dụng trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Trong lĩnh vực nhiên liệu, nhiều đề tài nghiên cứu chuyển hóa biomass thành
etanol bằng công nghệ sinh học đã và đang được tiến hành ở trên thế giới và ở Việt
nam. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này đang trở nên khó khăn vì sự tiêu hao năng
lượng, trong đó, năng lượng cho quá trình phân cắt xenlulose, năng lượng chuyển đổi
dung dịch etanol 10% thành etanol thương phẩm (96%) là rất lớn. Các nhà khoa học
trên thế giới tính rằng, tỷ lệ năng lượng để hình thành một lít etanol 96% và năng
lượng do một lít etanol tạo ra là 1,2-1,5/1. Điều này đang được tiếp tục nghiên cứu để
hạ thấp năng lượng tiêu tốn xuống, trong đó có việc nghiên cứu xúc tác enzym và công
nghệ sao cho hiệu suất dung dịch etanol tăng lên trên 30%.
Người ta cũng tiến hành nghiên cứu nhiệt phân biomass thành khí sinh học để
tổng hợp xăng (tốn năng lượng).
Các nghiên cứu chuyển hóa xenlulose thành nhiên liệu lỏng gặp trở ngại vì
xenlulose không hòa tan vào các dung môi rẻ tiền mà chỉ hòa tan đến 70% trong dung
dịch ion ( khá đắt tiền).

Như vậy, nghiên cứu chuyển hóa biomass thành vật liệu mới (composite xanh)
và nhiên liệu lỏng (sunfuel) không phải là những vấn đề quá mới so với thế giới, nhưng
cũng không phải là quá củ, bởi vì cho đến nay, chưa có công trình nào được áp dụng
cho sản xuất nhiên liệu, ngoại trừ phương pháp đốt để chạy tuabin hơi nước. Tính khoa
học của những nghiên cứu này vẫn là những vấn đề nóng hổi và hấp dẫn đang đặt ra
trong lĩnh vực biomaterial và bioenergy của cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới.
7.2.3:Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Như trong phần lý do thực hiện đề tài đã được đề
cập, các sản phẩm như vật liệu composit xanh và nhiên liệu sunfuel từ cây dừa nước có
ý nghĩa thực tiễn rất lớn:
- Góp phần tăng nhanh diện tích cây ngập mặn để chống biến đổi khí hậu.
- Giải quyết công ăn việc làm cho vùng bị ngập mặn.
- Tạo ra các sản phẩm vật liệu thân thiện môi trường, không ô nhiễm
- Giải quyết vấn đề năng lượng
- Thực hiện chủ trương sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
■ Đối với thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Cần giờ, quận 2, quận 4, quận 7 ,quận
9, Thủ đức…là những khu vực có thể phải trồng cây dừa nước để chống xói lở đất ven
kênh rạch, ven biển. Kết quả của đề tài sẽ mang lại nguồn thu nhập cho nhân dân vùng
này.
■ Như phần 3( Đề tài này thuộc chương trình nào), chúng tôi đã giới thiệu, chủ yếu
nằm trong :
- Chương trình số 3:Vật liệu mới & Công nghệ dược (Nội dung 4: vật liệu cao
phân tử, mục 1)
- Chương trình số 12: Khoa học và Công nghệ năng lượng( Nội dung 3, mục 2)
Ngoài ra, đề tài cùng lúc có thể đáp ứng các chương trình của Thành phố:
- Chương trình số 5:Môi trường, tài nguyên và Biến đổi khí hậu( Nội dung 3:
tài nguyên thiên nhiên, mục 1)
- Chương trình số 8: Công nghệ công nghiệp và tự động hóa.Nội dung 3, mục 6.
■ Điều đó cũng nói lên ý nghĩa thực tiễn to lớn của đề tài mà chúng tôi xin đăng ký.
8. Mục tiêu của đề tài, dự án:
Đề tài có hai mục tiêu chính:

- Sử dụng những phần chính của thân lá cây dừa nước để sản xuất sợi và vật liệu
composit.
- Sử dụng phần thải bỏ của công đoạn trên(từ thân, lá, phần vỏ quả…)để sản xuất
nhiên liệu thế hệ mới(sunfuel).
9. Nội dung của đề tài, dự án:
Nội dung của đề tài này gồm:
9.1. Nghiên cứu sơ bộ về cấu tạo chất của cây dừa nước:
- Hàm lượng nước, xenlulose thô, hemixenlulose thô, lignin trong thân
lá, lá và vỏ quả
9.2. Nghiên cứu sử dụng cấu trúc sợi tự nhiên của thân lá cây dừa nước:
-Nghiên cứu hàm lượng nước trong thân lá, cấu trúc sợi và lỗ xốp, tỷ
trọng và các tính chất cơ học của sợi.
-Nghiên cứu trao đổi chất trong cấu trúc thân lá (thay nước bằng các
polyme phân hủy sinh học)
-Nghiên cứu chế tạo tấm ghép từ thân lá (phần có diện tích lớn)
-Nghiên cứu chế tạo Vật liệu giả gỗ từ thân lá (phần có diện tích lớn)
9.3. Nghiên cứu biến tính sợi để sản xuất vật liệu composit xanh
-Nghiên cứu qui trình công nghệ tách các chất trong cây dừa nước như
xenlulose thô, hemixenlulose thô, lignin và một số chất khác.
- Nghiên cứu qui trình công nghệ biến tính sợi, chất độn và polyme nền
phù hợp để sản xuất Tấm lợp ,Vách ngăn dạng coposite.
9.4. Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa phần biomass phế thải từ mục 9.3
thành hydrocarbon lỏng làm nhiên liệu.
- Chuyển hóa toàn bộ biomass phế thải trong các giai đoạn trên thành
xenlulose thô theo công nghệ ở phần 9.3.
- Hoàn thiện qui trình tổng hợp xúc tác raney-nikel và oxit kim loại màu
có cấu trúc nano làm xúc tác cho phản ứng chuyển hóa xenlulose thành
hydrocacbon.
- Hoàn thiện công nghệ và thiết bị chuyển hóa biomass trong phòng thí
nghiệm.

9.5. Phân tích và kiểm nghiệm các sản phẩm :
- Tính chất cơ lý của vật liệu giả gổ.
- Tính chất cơ lý của tấm lợp và vách ngăn.
- Thành phần hóa học và tính chất hóa lý của sản phẩm lỏng.
9.6. Đánh giá tác động môi trường, hiệu quả năng lượng và kinh tế của đề
tài
làm cơ sở cho bước II( hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm ở
qui mô pilot).
- Đánh giá thành phần hóa học các phác thải trong quá trình.
- Đánh giá hiệu suất năng lượng tiêu tốn và năng lượng tạo thành.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và triển vọng ở bước tiếp theo.
10. Phương pháp tiến hành:
Để thực hiện đề tài nói trên, chúng tôi sẽ áp dụng các phương pháp sau đây:
10.1. Thu gom và phân loại mẫu của cây dừa nước:
- Thân lá: phần có đường kính ≥ 20mm.
- Thân lá còn lại.
- Lá
- Vỏ quả và các phần liên quan
Phần này được tiến hành bằng phương pháp thủ công.
10.2. Nghiên cứu công nghệ sấy khô bằng tia hồng ngoại.
- Sấy mẫu có kích thước và diện tích lớn.
- Sấy mẫu đã xay thành bột.
- Các chế độ công nghệ như công suất tia hồng ngoại, mức độ tổn
thương của vi mạch và sợi, nhiệt độ, thời gian sấy với khối lượng mẫu.
Phần này được tiến hành trên thiết bị tạo tia hồng ngoại có công suất 1000 W (1KW).
10.3. Nghiên cứu cấu trúc sợi tự nhiên sau khi sấy bằng kính hiển vi soi nổi
OLYMPUS và SEM
10.4. Nghiên cứu phương pháp tẩm và biến tính hệ vi mạch bằng các
polyme từ dầu thực vật , chất độn để tạo nên vật liệu giả gỗ, vật liệu
composit.

- Tổng hợp nhựa nhiệt dẻo từ dầu thực vật.
- Tổng hợp (hoặc sử dụng) các chất khâu mạch sau khi đã tẩm.
- Phân tích tính chất của vật liệu được phân tích trên thiết bị
UNIVERSAL TESTING MACHINE và tiêu chuẩn VN về vật liệu tại
phòng Thí nghiệm trọng điểm về vật liệu polyme và Composite.
10.5. Tổng hợp xúc tác Hydroxy- Raney-Nikel, Raney-Nikel và oxit kim loại
màu có cấu trúc nano( đã nghiên cứu công nghệ từ trước, tiếp tục hoàn
thiện và sản xuất nhiều hơn)
- Phương pháp tổng hợp Hydroxi-Raney-Nikel mới do chúng tôi đề xuất
- Phương pháp tẩm nitrat-kim loại màu và thiêu kết trong dòng oxy.
- Các số liệu của xúc tác được xác định bằng IR, X-ray, SEM.
10.6. Chuyển hóa xenlulose thành hydrocacrbon lỏng trong autoclap có áp
suất 2 at, nhiệt độ 190
0
C.
- Phương pháp tổng hợp trong pha lỏng có áp suất và nhiệt độ trên hệ
xúc tác mới Hydroxi-Raney-Nikel
10.7. Chuyển hóa xenlulose thành etanol (96%) trong pha khí.
- Phương pháp Cracing trong dòng oxi với xúc tác là oxit kim loại màu
có cấu truc nano.
10.8. Sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại để xác định thành phần hóa
học của sản phẩm như GCMS.
11. Sản phẩm của đề tài, dự án:
11.1: Sản phẩm hữu hình:
- Vật liệu giả gỗ từ thân lá.( Tiêu chuẩn chất lượng tương đương
Plaswood nhập khẩu: 0,2 m
3
-dùng làm mẫu cho phân tích, thử nghiệm
và trình diễn)
- Qui trình công nghệ sản xuất trong phòng thí nghiệm, kèm theo các

chứng minh về chất lượng sản phẩm
- Vật liệu composite xanh( Tấm lợp dạng viên ngói: 1,0 m
2
dùng làm
mẫu cho phân tích, thử nghiệm và trình diễn)
- Qui trình công nghệ sản xuất trong phòng thí nghiệm kèm theo kèm
theo các chứng minh về chất lượng sản phẩm
- Nhiên liệu sunfuel:5lit (Tiêu chuẩn và chất lượng xăng A-92 VN dùng
làm mẫu cho phân tích, thử nghiệm và trình diễn)
- Qui trình công nghệ sản xuất trong phòng thí nghiệm kèm theo các
chứng minh về chất lượng sản phẩm
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, hiệu quả năng lượng và kinh tế
của đề tài làm cơ sở cho bước II( hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử
nghiệm ở qui mô pilot).
11.2: Sản phẩm trí tuệ:
- 02 luận văn Đại học.
- 01 luận văn Th.S.
- 02 bài báo có phản biện của Tạp chí trong nước.
- 01 Bài báo quốc tế(hoặc 1-2 giải pháp hữu ich hay Phát minh sáng chế)

12. Phương thức phổ biến hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu - triển khai:
- Đăng ký tiếp thành dự án SXTN có sự tài trợ của doanh nghiệp với qui mô lớn
Hơn ( dự kiến 1 tấn nguyên liệu thô/ngày).
- Làm thủ tục chuyển giao cho doanh nghiệp theo qui định của Sở KHCN
TPHCM.
13. Thời gian thực hiện: 20 tháng. (tối đa không quá 24 tháng, riêng các đề tài
nghiên cứu giống cây, giống con và nghiên cứu liên quan đến cơ thể con người có thể
lâu hơn nhưng không quá 36 tháng)
- Thời gian bắt đầu tính từ khi được ký hợp đồng.
- Thời gian nghiệm thu cấp cơ sở: sau 20 tháng kể từ ngày ký HĐ.

- Thời gian nghiệm thu cấp Thành phố: do sở KHCN TPHCM quyết định.
14. Kinh phí dự kiến: (tổng kinh phí, trong đó cụ thể nguồn ngân sách thành phố,
nguồn khác nếu có)
- Kinh phí do sở KHCN Thành phố cấp từ nguồn ngân sách : 495 triệu VNĐ
( Bốn trăm chín mươi lăm triệu Việt nam đồng)
Cơ quan chủ trì Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài
(Ký tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên, học vị)

×