Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiểu luận Biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.67 KB, 10 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT
CÔNG NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH
KHOA : NÔNG - LÂM - NGƯ
BÀI BÁO CÁO
VỀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỀ TÀI :TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH CHĂN
NUÔI
BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG
CHĂN NUÔI
NHÓM 5 : VÕ VĂN HUẤN
ĐẶNG THỊ MINH LÝ
ĐẶNG THỊ KIỀU ANH
NGÔ ĐÌNH ĐẠT
LÊ MINH THÀNH
QUẢNG BÌNH
NGÀY 19 THÁNG 2 NĂM 2014
Mở đầu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề nóng hổi được quan tâm không những chỉ bởi
các nhà khoa học mà cả các chính trị gia và toàn bộ cộng đồng. hội nghị thế giới
gần đây do liên hợp quốc tổ chức gần đây là một ví dụ về sự nóng hổi này. Biến
đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ các mặt của đời sống con người, trong đó có
chăn nuôi. Biến đổi khí hậu là sự mất cân bằng lâu dài của các yếu tốthời tiết như:
nhiệt độ, gió, mưa của một vùng trên một hành tinh. Thay đổi khí hậu là một
trong những thách thức lớn nhất của loài người phải đối mặt, khí hậu trái đất đã
nóng lên bình quân 0,7
0
C trong một trăm năm qua và thập kỷ 1990 – 2000 là thời
kỳ nóng nhất mưa đã thay đổi theo cả không gian và thời gian, mực nước biển
dâng cao 25 cm , băng vùng cực đang tan (Watson, 2008). Nhiệt độ của trái đất
tăng lên vì tăng nồng độ khí nhà kính do các hoạt động của con người chủ yếu là
bốc thoát CO


2
do đốt các nhiên liệu hóa thạch, đốt rừng ở nhiệt đới và CO
2
,NH
4
,
NO
3
… từ nông nghiệp và chăn nuôi. Người ta dự tính do tăng nồng độ khí nhà
kính nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ tăng từ 1,1 đến 6,4 từ năm 1990 đến 2100, đất
liền nóng lên nhiều hơn các đại dương và vùng vĩ độ cao nóng lên nhiều hơn
vùng nhiệt đới (Watson, 2008). Mưa toàn cầu tăng lên nhưng một số vùng mưa
tăng một số cùng mưa giảm, mực nước biển sẽ tăng cao 0,5m từ 1990 đến 2100
chưa tính băng tan ở vùng cực và sẽ có nhiều ngày nóng nhiều lụt lội và khô hạn.
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG,
GIẢM NHẸ TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành chăn nuôi:
 Các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lụt lội đang tăng lên cũng là mối đe
dọa cho chăn nuôi. Các thảm họa này làm cho chúng ta mất đi một lượng lớn gia
súc quý hiếm, giảm đa dạng sinh học. trái đất nóng lên cũng tăng stress nhiệt ở
gia súc, gia cầm. Ví dụ như cơn bão số 11 năm 2013 gây thiệt hại nghiêm trọng
về gia cầm 22,766 con, trâu, bò, lợn bị cuốn trôi chết: 1,785 con …
Lũ lụt làm gà,heo chết hàng loạt
 Biến đổi khí hậu làm giảm năng suất kể cả vấn đề sinh sản làm các hệ sinh
thái thay đổi như thức ăn, nguồn nước, đất đai, nguồn nước, thức ăn, đồng cỏ hệ
động thực vật, vi sinh vật. Chăn nuôi sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bởi
nhiều cách trong đó tăng tỷ lệ bệnh tật ở gia súc, làm tăng chi phí thuốc thú y.
Đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, mới ngày càng tăng như bệnh lỡ mồm long
móng, cúm gà h5n1 và đặc biệt mới đây có bệnh cúm H7N9 mới xuất hiện. Trong
hoàn cảnh đó mới chỉ có những kiểu gen kháng bệnh hoặc ít mẫn cảm với bệnh

mới tồn tại và phát triển. Ngoài rat hay đổi từ đồng cỏ C3 ôn đới sang đồng cỏ
C4 nhiệt đới và tăng diện tích các cây bụi trên đồng cỏ sẽ làm giảm đi chất lượng
cỏ….
Bệnh lỡ mồm lông móng
 Biến đổi khí hậu làm giảm lượng thức ăn ăn vào khi trời nóng ảnh hưởng
đến ngoại hình và khả năng sinh sản của gia súc gia cầm.
 Trái đất nóng lên làm tăng vốn chi phí năng lượng và duy trì cho hệ thống
thông gió, làm mát
 Giá thức ăn gia súc, gia cầm cũng có thể bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu.
 Biến đổi khí hậu cũng làm cho các loại sản phẩm và máy móc dành cho
chăn nuôi cũng có thể bị ảnh hưởng.
 Sóng nhiệt dự kiến sẽ tăng dưới sự biến đổi khí hậu có thể đe dọa trực tiếp
đến chăn nuôi. Một số báo cáo có thể tổn thất hơn 5000 loài động vật chỉ vì một
làn sóng nhiệt. Ứng suất nhiệt có thể làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
các loài động vật. Theo thời gian ứng suất nhiệt có thể tăng nguy cơ bị bệnh, làm
giảm khả năng sinh sản và làm giảm sản xuất sữa.
 Biến đổi khí hậu có thể làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng
đến hoạt động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể
cho phép một số ký sinh trùng và các mầm bệnh để tồn tại một cách dễ dàng hơn.
Trong khu vực có lượng mưa tăng, độ ẩm - tác nhân gây bệnh phụ thuộc có thể
phát triển mạnh
2. Các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chăn
nuôi:
A. Biện pháp thích ứng:
 Lựa chọn cỏ hay cây trồng khác nhau có thể chịu được những biến đổi khí
hậu.
 Phát triển năng lực nhân giống, bảo vệ, duy trì các giống gia súc, gia cầm
có khả năng chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt.
 Tăng cường giám sát và dự báo dịch bệnh.
 Thiết kế hệ thống kiểm soát quạt thông gió để kiểm soát điều kiện khí hậu

biến đổi.
Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát
 Tăng cường cách ly các khu chuồng trại để kiểm soát nhiệt độ bên trong có
hiệu quả hơn và giảm phí năng lượng.
 Cân bằng khí thải nhà kính của đồng cỏ
 Sử dụng hộp xung quanh trong chuồng sinh sản để điều chỉnh môi trường
cho gia súc gia cầm.
 Đầu tư vào dự trữ nước như các hồ, trang trại.
B. Các biện pháp giảm nhẹ:
 Giảm thiểu khí thải metan từ gia súc nhai lại thông qua dinh dưỡng.
 Cải thiện, thiết kế chỗ râm mát, chỗ tắm cho gia súc gia cầm.
 Dùng ít kỹ thuật chăn nuôi tập trung như nuôi ngoài trời.
 Xử lý các chất thải trong chăn nuôi như xây dựng hệ thống bình bioga… vì
đó là thủ phạm gây biến đổi hiệu ứng nhà kính do các loại khí CO
2
, NH
4
có trong
phân và nước tiểu phát tán vào bầu khí quyển.
 Xây dựng hệ thống thủy lợi để xử lý chất thải trong chăn nuôi.
 Tăng cường trồng cây xanh tăng lượng O
2
giảm lượng CO
2
.
 Tuyên truyền vận động các địa phương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp
biến đổi khí hậu.
 Nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi.
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát phòng chống dịch bệnh trong
chăn nuôi.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1. Biện pháp cụ thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở tỉnh ta trong ngành
chăn nuôi:
 Xử lý các chất thải trong chăn nuôi bởi vì đó là thủ phạm gây biến đổi hiệu
ứng nhà do các loại khí thải CO
2
,NH
4
có trong phân và nước tiểu phát tán vào
bầu khí quyển.
 Xây dựng hệ thống thủy lợi để xử lý chất thải trong chăn nuôi một cách hợp
lý.
 Tăng cường trồng cây xanh để tăng lượng O
2
và giảm khí CO
2
.
 Tuyên truyền vận động từng địa phương chuyển đổi cơ cấu nuôi phù hợp
với biến đổi khi hậu.
 Nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi.
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát phòng chống dịch bệnh trong
chăn nuôi.
 Cải tạo nâng cấp ,tu bổ, xây dựng mới các công trình chăn nuôi phù hợp khi
biến đổi khí hậu xảy ra
2. Biến đổi khí hậu có tác động tích cực đến ngành chăn nuôi nước
ta:
 Giảm được chi phí thức ăn bằng cách sử dụng sản phẩm phụ từ thức ăn và
sản phẩm lên men sinh học.
 Dự tính khẩu phần ăn để tăng năng suất giảm lãng phí và mất mát.
 Tăng them cơ hội chăn nuôi ngoài trời sẽ giảm được việc xây dựng trang

thiết bị cố định và chi phí năng lượng.
 Có thể giảm lượng nước từ các nhà cung cấp hay người ở trang trại hay một
số vùng.
 Cung cấp một lượng lớn thị và sữa cho người dân.
3. Làm thế nào phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta trong khí hậu
khắc nghiệt:
Vì nước ta là một nước có khí hậu khắc nghiệt nên ngành chăn nuôi cũng khó
phát triển. Chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để phát triển ngành chăn
nuôi như:
 Quy mô chuồng trại phải hợp lý mùa hè không nóng quá và mùa đông đủ
ấm cho gia súc, gia cầm.
 Tìm nơi trú ẩn cho gia súc gia cầm khi mùa lũ xảy ra
 Thức ăn đủ dinh dưỡng phù hợp với thời tiết.
 Đầu tư trang bị hệ thống kỹ thuật phù hợp với chuồng trại.
 Xây dựng hệ thống xử lý chất thải.
 Nghiên cứu và chọn những con giống thích nghi với mọi thời tiết.
 Giao lưu, tìm hiểu các phương pháp chăn nuôi ở nước ngoài và phổ biến
cho người dân.
4. Ngành chăn nuôi có tác động như thế nào đối với nước ta:
 Là nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân và xuất khẩu ra nước ngoài
như thịt, sữa ….
 Là một trong những ngành kinh tế quan trọng của việt nam.
 Giúp cho những người dân tăng thu nhập.
 Giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động.
 Giúp con người có một lượng lớn nguyên liệu làm phân bón cho nông
nghiệp.
5. Nhà nước ta đã quan tâm ngành chăn nuôi như thế nào?
Để ngành chăn nuôi Việt Nam tạo ra được bước đột phá thực sự trong sản
xuất nông nghiệp, cần có những tư duy mới, bước đi mạnh dạn hơn trong việc cơ
cấu lại và tổ chức ngành:

 Mở rộng đào tạo kỹ thuật chăn nuôi trang trại từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn,
tính cụ thể đến hiệu quả kinh tế để người dân biết, nắm vững, làm theo.
 Cần tập trung xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển sản phẩm hằng
năm thật phù hợp, trên cơ sở những giải pháp đã có để chỉ đạo sát sao theo từng
giai đoạn phát triển. Có như vậy, ngành chăn nuôi mới điều tiết được lượng sản
phẩm làm ra, tránh hiện tượng “no dồn đói góp”.
 Từ điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết, khí hậu và kinh nghiệm
thực tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại ngành chăn nuôi. Cụ thể là cần quan tâm đến
các yếu tố: quy hoạch vùng nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi; xác định vùng
chăn nuôi trọng điểm để kêu gọi đầu tư; đầu tư thủy lợi theo giai đoạn phát triển
để lấy nước trồng màu (ngô, khoai, sắn, đậu nành ), đồng cỏ cho 2 nhóm vật
nuôi ở những vùng có tiềm năng phát triển gia súc có sừng và sản xuất nguyên
liệu thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi lợn, gà; về lợi thế chăn nuôi cần đề cập
đến nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ phù hợp, độ ẩm thấp giúp vật nuôi phát triển
nhanh dẫn đến chi phí thức ăn giảm, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
 Cần sớm có một chiến lược phát triển chăn nuôi và dịch vụ chăn nuôi, như
sản xuất thức ăn, phát triển trồng cỏ có thủy lợi, sản xuất thuốc thú y, sản xuất
dụng cụ chăn nuôi, chế biến thịt sữa ở vùng Tây Nguyên. Đường Hồ Chí Minh
sẽ là trục chính cho các cụm phát triển chăn nuôi ở Tây Nguyên nhằm tận dụng
lợi thế khí hậu, đất đai, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn và nhất là tiết kiệm
được thức ăn, tăng năng suất vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế, tạo nguồn phân bón
hữu cơ cho các loại cây công nghiệp khác ở đây.
Phát huy mạnh mẽ nội lực, cộng với sự hợp tác đa dạng hơn với thế giới để
trao đổi kinh nghiệm và học hỏi bạn bè trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập sâu
rộng chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong
một tương lai không xa./.
6. Lũ lụt hạn hán ảnh hưởng như thế nào đến chăn nuôi nước ta:
 Lũ lụt hạn hán làm cho ngành chăn nuôi mất đi một lượng lớn các giống gia
súc quý hiếm.

 Làm thay đổi nguồn thức ăn, đồng cỏ, đất đai, nguồn nước.
 Hạn hán làm gia súc thiếu nước, thiếu thức ăn, hạn chế sự phát triển của gia
súc, gia cầm.
 Lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi gây ra các dịc
bệnh, tăng tỷ lệ bệnh tật ở vật nuôi.
 Ảnh hưởng và thay đổi giá thức ăn của vật nuôi, nước dành cho chăn nuôi
bị ô nhiễm và ngày càng khan hiếm.
7. Biến đổi khí hậu gây nên những dịch bệnh gì cho chăn nuôi?
 Cúm gà H
5
N
1
 Dịch cúm H
7
N
9
 Bệnh lỡ mồm lông móng ở trâu bò,heo
 Bệnh heo tai xanh.

×