Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề tài công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ ở ủy ban nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.36 KB, 27 trang )

Đề tài: Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ ở Ủy ban nhân dân
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
1.1. Lời mở đầu
Quy hoạch cán bộ là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ nhằm chủ
độn tạo ra nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài làm cơ sở cho việc đào
tạo, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị bảo đảm
về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý cũng như có sự chuyển tiếp vững vàng
giữa các thế hệ. Quy hoạch một cách hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, kinh phí
cho việc đào tạo và hơn hết là sử dụng được tối đa năng lực của cán bộ được đưa
vào quy hoạch. Cùng với đó là công tác đào tạo, chính công tác đào tạo sẽ tác
động trở lại công tác quy hoạch xem những cán bộ được đưa vào quy hoạch họ
có phát huy được năng lực vào thực tiễn công việc hay chỉ là đào tạo rồi để đấy.
Trên thực tế một số nơi hiện nay vẫn chưa thực sự chú trọng công tác
quy hoạch cán bộ, hoặc có xây dựng quy hoạch nhưng lại mang tính hình thức,
đem lại ít tác dụng, khó khăn nhất vẫn là quy hoạch theo kiểu thân quen, dòng
họ, khép kín trong từng cơ quan đơn vị. Do đó tình trạng “ thắp đuốc” đi tìm cán
bộ trong mỗi lần đại hội hoặc bầu cử vào các chức danh cán bộ Đảng, cơ quan
Nhà nước, đoàn thể chính trị- xã hội vẫn chậm được khắc phục. Rõ ràng những
yêu tố khách quan hay chủ quan đều ảnh hưởng đến quy hoạch cán bộ, chất
lượng đội ngũ cán bộ. Bản thân em cũng nhận thấy rằng khi nghiên cứu đề tài này
gặp rất nhiều khó khăn bởi lẽ công tác quy hoạch liên quan đến nguyên tắc Đảng
lãnh đạo, đặc biệt lại là quy hoạch đối với cán bộ. Nhưng công tác quy hoạch và
đạo tạo cán bộ hiện nay đang được Nhà nước hết sức quan tâm và làmột khâu
trọng yếu góp phần xây dựng Đảng vững mạnh. Đặc biệt là ở huyện Phú Bình,
công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ gắn liền với mục tiêu phát triển của huyện
và là một khâu đột phá để huyện sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Trên


tế cho thấy việc đề ra các chủ trương, chính sách hoạt động, đặc biệt là công tác
2
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
quy hoạch cán bộ đã được cấp ủy huyện quan tâm. Phòng Nội vụ huyện Phủ
Bình là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các chủ trương, chính sách đó. Cụ
thể hơn đó là khi Huyện ủy có chủ trương về công tác quy hoạch cán bộ thì
phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ có trách nhiệm
giúp cấp ủy và lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện trong công tác quy hoạch, chuẩn
bị đầy đủ các thông tin về cán bộ và có đề xuất cơ quan có thẩm quyền thảo luận
và quyết định quy hoạch cán bộ.
Vì vậy khi được tiếp nhận về phòng Nội vụ huyện Phú Bình thực tập em đã lựa chọn đề
tài “ Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ ở ủy ban nhân dân huyện Phủ Bình-
tỉnh Thái Nguyên; Thực trạng và giải pháp”.
1.2. Những công việc đã làm trong thời gian thực tập
ST
T
TUẦN NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1 Tuần 1
Từ ngày 2/3/2015
đến ngày 8/3/2015
-Nắm bắt các thông tin và hướng dẫn của giảng viên phụ
trách.
-Giao lưu, hòa nhập, nói chuyện với các cán bộ công chức
của phòng Nội vụ.
-Tìm hiểu sơ bộ về những công việc của phòng Nội vụ.
2 Tuần 2
Từ ngày 9/3/2015
đến ngày 15/3/2015
- Tìm hiểu làm quen với các công việc của cán bộ,

công chức ở phòng.
- Đánh văn bản thông thường như công văn, báo cáo,
sắp xếp hồ sơ, tài liệu vào các phong bì thư gửi tới các cơ
quan liên quan.
3 Tuần 3
Từ ngày 16/3/2015
đến ngày 22/3/2015
- Lựa chọn đề tài làm báo cáo thực tập.
- Thu thập tài liệu lập đề cương và gửi đề cương cho giảng
viên hướng dẫn.
4 Tuần 4
Từ ngày 23/3/2015
đến ngày 29/3/2015
- Làm các công việc được giao theo sự hướng dẫn của cán
bộ phụ trách.
- Điều chỉnh đề cương theo sự hướng dẫn của giảng viên
3
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
phụ trách và hoàn thiện đề cương.
5 Tuần 5
Từ ngày 30/3/2015
đến ngày 5/4/2015
- Thu thập xin tài liệu của cơ quan liên quan đến nội dung
viết báo cáo thực tập.
- Tiếp tục thực hiện các công việc được giao.
6 Tuần 6
Từ ngày 6/4/2015
đến ngày 12/4/2015
- Tìm hiểu mối quan hệ của phòng với các cơ quan khác

trong UBNN huyện.
- Tìm hiểu quy trình các công việc chuyên môn của phòng.
7 Tuần 7
Từ ngày 13/4/2015
đến ngày 19/4/2015
- Sàng lọc tài liệu thu thập được để viết báo cáo thực tập.
- Tham khảo ý kiến của cán bộ công chức hướng dẫn trực
tiếp tại nơi thực tập và viết báo cáo thực tập.
- Gửi bản thảo báo cáo thực tập lần một cho giảng viên
hướng dẫn.
8 Tuần 8
Từ ngày 20/4/2015
đến ngày 28/4/2015
- Chỉnh sửa, bổ sung bóa cáo thực tập theo sự hướng dẫn
của giảng viên hướng dẫn và nộp bản báo cáo hoàn chỉnh
cho giảng viên hướng dẫn.
- Xin ý kiến nhận xét của cơ quan thực tập.
- Tổ chức chia tay với cơ quan thực tập – KT thực tập.
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Giới thiệu tổng quan về cơ quan thực tập
1. Vị trí, chức năng
 Vị trí
Phòng Nội vụ huyện Phú Bình là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân
huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ
của Sở Nội vụ.
 Chức năng
4
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2

Phòng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tồ chức, biên chế các cơ quan hành
chính, sự nghiệp nhà nước: cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa
giới hành chính; cán bộ công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp
xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn
giáo; thi đua, khen thưởng.
Phòng Nội vụ huyện Phú Bình có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản mở tại kho bạc nhà nước huyện Phú Bình; Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
 Nhiệm vụ
2.1 Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác
nội vụ trên địa bàn và tổ chức thực hiện theo quy định.
2.2 Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2.3 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt: thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
2.4 Tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân huyện về các công tác như: Tổ
chức, bộ máy; quản lý và sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp; công tác xây
dựng chính quyền; Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong vệc hướng dẫn, kiểm tratổng
hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với cơ quan hành
5
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
chính, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Tham mưu và thực hiện
công tác về cán bộ, công chức, viên chức; công tác cải cách hành chính; côngtác
tôn giáo; côngtác thi đua, khen thưởng và công tác văn thư, lưu trữ.
2.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo và xử lý các vi phạm

về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
2.6 Quản lý tổ chức biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dường chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán
bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý cùa Phòng Nội vụ theo quy
định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
2.7 Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy bannhân
dân huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên
địa bàn.
2.8 Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của Ủy ban nhân dân
huyện.
 Quyền hạn
Trưởng phòng Nội vụ có quyền hạn như sau:
1. Được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn báo cáo cung cấp số liệu
có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội
vụ;
2. Được mời các ngành đơn vị, xã, thị trấn để hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ;
phổ biến các quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác do phòng
phụ trách;
3. Được kiểm tra hoặc tổ chức phối hợp kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị, xã,
thị trấn về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng;
6
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
4. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân cấp hoặc ủy quyền để thực hiện
một số công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện (bằng các quyết
định cụ thể);
5. Được tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đề bạt,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định. Giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý cán bộ huyện.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Nội vụ huyện Phú Bình

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Nội vụ huyện Phú Bình
Qua sơ đồ có thể thấy rằng phòng Nộ vụ huyện Phú Bình làm việc theo
chế độ thủ trưởng, phát huy vai trò lãnh đạo, trách nhiệm cá nhân của Trưởng
phòng, Phó phòng và của từng cán bộ, công chức, đồng thời coi trọng nguyên tắc
tập trung, dân chủ. Trong đó:
- Trưởng phòng: Là người đứng đầu, phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Ủy
ban nhân dân huyện và cấp trên về toàn bộ các hoạt động của phòng theo quy
định của pháp luật.
- Phó Trưởng phòng thay mặt Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng khi
Trưởng phòng đi vắng, giúp Trựởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác
7
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG
Bộ phận
thi đua,
khen
thưởng
Bộ phận
tôn giáo,
tiền lương
Bộ phận
bảo hiểm
xã hội
Bộ phận
chính
quyền địa
phương

Bộ phận
tổ chức,
cán bộ
của phòng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ủy ban nhân dân huyện và lãnh đạo
phòng về linh vực công tác được phân công.
- Các bộ phận đảm nhiệm các lĩnh vực công tác của phòng, các cán bộ, công chức
làm việc trong các bộ phận thực hiện công việc mà mình phụ trách, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo phòng về lĩnh vực công tác được phân công.
Sau khi tách ra từ phòng Nội vụ- Lao động - Thương binh và Xã hội
(5/2008) phòng Nội vụ lúc đó gồm có 6 người trong đó có 05 cán bộ, công chức
và 01 lao độnghợp đồng. Hiện nay phòng đã bổ sung được thêm 02 nhân sự nâng
tổng cán bộ, công chức và lao động hợp đồng lên 08 người. Qua bảng sổ liệu sau
sẽ thể hiện cụ thể hơn về đội ngũ nhân sự:
8
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
ST
T
Họ và tên Vị trí công tác Công việc
Trình độ
học vấn
01 Kiều Thị Thao Trưởng phòng
- Chỉ đạo chung
- Phụ trách chỉ đạo công
tác tôn giáo, tiền lương;
công tác tổ chức, cán bộ
và công tác thi đua, khen
thưởng.
Đại học
02

Dương Thị
Hồng
Phó trưởng
phòng
Chỉ đạo công tác chính
quyền địa phương và
BHXH.
Đại học
03 Trần Văn Quế Chuyên viên
Phụ trách công tác khen
thưởng.
Đại học
04 Đặng Văn Tuấn Chuyên viên
Phụ trách công tác tôn
giáo, tiền lương.
Đại học
05
Nguyễn Văn
Đông
Chuyên viên
Phụ trách công tác tổ
chức, cán bộ.
Đại học
06
Nguyễn Thiện
Thuận
Lao động hợp
đồng
Phụ trách công tác thi đua Đại học
07

Nguyễn Trọng
Thành
Lao động hợp
đồng
Phụ trách công tác chính
quyền, địa phương
Đại học
08
Nguyễn Thị
Tiệp
Lao động hợp
đồng
Phụ trách công tác BHXH
kiêm văn thư lưu trữ
Đại học
II. Công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ ở UBND huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ trong UBND huyện hiện nay
Những năm vừa qua đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn huyện nói chung
đặc biệt là cán bộ ởỦy ban nhân dân huyện Phú Bình nói riêng ngày càng nâng
cao về chất lượng cùng như từng bước kiện toàn bộ máy nhà nước và nâng cao năng lực
quản lý nhà nước. Hiện nay có 13 phòng, ban và 05 đơn vị sự nghiệp thuộc ủy
ban nhân dân huyện quản lý. Qua báo cáo cùa phòng Nội vụ, tính đến ngày
9
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
30/3/2014 số lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong khối quản lý nhà nước
thuộc ủy ban nhân dân huyện có tống số 69 người (không bao gồm lao động hợp
đồng theo nghị định 68/CP và lao động hợp đồng theo Kết luận 17/TU). Trong đó:
 Trình độ chuyên môn đào tạo như sau:

Bằng cấp Số lượng Tỷ lệ %
Đại học 58 84%
Cao đẳng 2 2,9%
Trung cấp 9 13,1%
 Trình độ lý luận chính trị:
- Trình độ lý luận cao cấp: 14 người
- Trình độ lý luận trung cấp: 27 người
Số cán bộ, công chức còn lại chưa qua đào tạo lý luận chính trị.
- Số lượng cán bộ, công chức, lao động làm việc trong từng cơ quan chuyên môn
của Ủy ban nhân dân huuyện như sau:
STT Cơ quan chuyên môn Số lượng (người)
1
- Phòng Tài nguyên & Môi trường
7
2
- Phòng NN & PTNT
5
3
- Phòng Kinh tế và Hạ tầng
7
4
- Phòng Y tế
4
5
- Phòng LĐ – TB & XH
7
6
- Phòng Tư pháp
4
7

- Phòng Tài chính – Kế hoạch
9
8
- Phòng Văn hóa và Thông tin
5
9
- Phòng Nội vụ
9
10
- Phòng Giáo dục và Đào tạo
12
11
- Phòng Dân tộc
2
12
- Thanh tra huyện
5
13
- Văn phòng HĐNN & UBNN
15
Tổng số 91
10
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
Qua thống kê có thể thấy rằng chất lượng nhân lực trong Ủy ban nhân
dânhuyện là khá cao. Mặc dù mỗi phòng, ban có cả lao động hợp đồng nhưng chỉ tiêu
biên chế của tỉnh giao đãđược quy định, số lao động hợp đồng phần lớn là những
người trẻ tuổi có trình độ Đại học. Đây cũng là một trong những nguồnphục vụ
cho công tác quy hoạch cán bộ. Bởi lẽ những người ở thời điểm đưa vào quy
hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ kiện vàtiêu chuẩn của chức danh quy

hoạch, mà còn gồm cảnhững người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh quy
hoạch, có triển vọng phát triền và cần được tiếp tục rèn luyện,thử thách trong thực
tiễn hoặc đào tạo, bồi dưỡng. Còn các tiêu chuẩn về kinh tế qua thực tiễn lãnh
đạo, quản lý ở cấp dưới, về độ tuổi, về trình độ đào tạo quy định không phải là
tiêu chuẩn để đưa cán bộ vào quy hoạch mà là tiêu chuẩn cần có khi bổ nhiệm,
giới thiệu cán bộ ứng cử vào chức danh quy hoạch.
Tuy nhiên hiện nay một số cán bộ, công chức và lao động vẫn đang còn
năng về tin học văn phòng, khả năng cập nhật thông tin còn chậm, công việc hiện
tại còn chưa phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
2. Thực trạng công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ UBND huyện Phú Bình
2.1Thực trạng công tác quy hoạch cán bộ
Thực hiện chủ trương của Đảng về công tác quy hoạch cán bộ, trong những
năm gần đây công tác quy hoạch cán bộ ở Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình đã
từng bước được quan tâm và dần đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ, góp phần thống nhất nhận thức về quy
hoạch cán bộ.
Để làm được công tác quy hoạch cán bộ những người làm công tác quy
hoạch cán bộ đã nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa quy hoạch cán bộ và bố trí
nhân sự, phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm tức là bổ trí nhản sự là sự
11
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
ỉựa chọn người có thể đảm đương ngay vị trí bị khuyết khi có nhu cầu; còn quy hoạch cán bộ
là tạo nguồn để chuân bị chủ động cán bộ cho chức danh quy hoạch. Quy hoạch cán bộ ở
huyện đã cơ bản gắn với nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển cụ thể của địa
phương, gắn quy hoạch cán bộ với các khâu khác trong công tác cán bộ như đánh
giá, đào tạo
Trong công tác cán bộ hiện nay, có thể xác định: đánh giá cán bộ là khâu tiền đề,
quy hoạch cán bộ là khâu nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào tạo
bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu cầu trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Vì vậy công

tác quy hoạch cán bộ ở ủy ban nhân dân huyện năm 2013 đã rà soát, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch trong năm, năm 2014 là bước bước chuẩn bị quy hoạch cho giai
đoạn 2015 – 2020.Công việc mà phòng Nội vụ đã tiến hành làm trong công tác quy hoạch
cán bộ là:
- Năm 2010: Yêu cầu các phòng, ban rà soát quy hoạch giai đoạn 2007– 2010.
- Năm 2011: Sau khi kết thúc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Phú Bình
khóa XVII, nhiệm kỳ 2011-2016 ngày 22/5/2011 yêu cầu các phòng, ban:
+ Lấyphiếu giớithiệu, tínnhiệm các cán bộ quy hoạch nhiệm kỳ mới thông quan cấp ủy
của chi bộ trực thuộc (ở đây là chi bộ các phòng, ban chuyên môn);
+ Tổng hợp phiếu tín nhiệm;
+ Lập danh sách quy hoạch sau đó trình Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt quy
hoạch.
Phòng Nội vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện rà soát
13 đơn vị phòng ban chuyên môn có 32 cán bộ, công chức được trong diện quy
hoạchcán bộ. Đề xuất quy hoạch đảm bảo mỗi chức danh quy hoạch 2-3
người,mỗi người quy hoạch vào 3-4 chức danh.
Ví dụ: Với chức danh Trưởng phòng Nội vụ huyện, cán bộ được quy hoạch
12
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
vào chức danh đó là:
STT
Họ và tên Chức vụ hiện tại
Chức danh quy
hoạch
01 Kiều Thị Thao
Trưởng phòng nội
vụ
Trưởng phòng
nội vụ

02 Dương Thị Hồng Phó phòng nội vụ
Trưởng phòng
nội vụ
03 Nguyễn Đăng Phương
Phó phòng LĐ –
TB&XH
Trưởng phòng
nội vụ
Và 01 người quy hoạch vào nhiều chức danh như:
Ông Lê Xuân Bẩy chức vụ hiện tại Phó Văn phòng HĐND-UBNN huyện
được quy hoạch vào các chức danh sau:
+ Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiềm tra;
+ Chánh Văn phòng Huvện ủy;
+ Chánh Văn phòng UBND;
Chức danh được rà soát quy hoạch khối Quản lý Nhà nướctrong Ủy ban nhân
dân huyện là chức danh Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân, Chủ tịch (Phó
Chủ tịch) Hội đồng nhân dân và Trưởng (phó) các phòng ban. Như vậy cán bộ,
công chức dự bị quy hoạch vào các chức danh trên là đối tượng để tiến hành rà
soát kể cả cán bộ đương nhiệm nằm trong diện quy hoạch.
Quá trình rà soát cho thấy số cán bộ được đưa vào quy hoạch đã kết hợp
được giữa 3 thế hệ: đương nhiệm, kế cận và dự bị, từ đó có sự kế thừa trong quy
hoạch. Quy hoạch cán bộ đã thực hiện phương châm “động” và “mở”
Các cán bộ trong quy hoạch đều thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương,
chính sách của nhà nước, có năng lực điều hành, thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao, chủ động, sáng tạo trong công việc.
13
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
Có cơ cấu như sau:
- Dưới 35 tuổi: 2 người chiếm tỷ lệ 6%

- Từ >35 tuổi đến <45 tuổi: 16 người chiếm tỷ lệ 50%
- Từ >45 tuổi: 14 người chiếm tỷ lệ 44%
2.2 Thực trạng công tác đào tạo cán bộ
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó chất lượng đội ngũ ngày càng được
nâng cao.
Nhận thức rõ vai trò đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao năng lực trình
độ trong những năm qua công tác đào tạo ở Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình
luôn được quan tâm và chỉđạo cấp ủy thực hiện tương đối tốt mang lại kết quả
đáng khích lệ. Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huyện đã chủ động phối
hợp với Trường Đại học Nông lâm, Đại học Kinh tế và Quân trị Kinh doanh Thái
Nguyên mở lớp Đại học tại chức và Trung cấp Quản lý Kinh tế tại chức cho cán
bộ có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn.
Căn cứ vào chương trình kế hoạch đào tạo hàng năm và nhu cầu đào tạo,
bồi dưỡng của các đơn vị, phòng ban năm 2010 Ủy ban nhân dân huyện đã có 04
cán bộ hoàn thành lớp chuyên viên chính tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên,
có 07 đồng chí đã học xong chương trình trung cấp chính trị tại trung tâm chính
trị huyện. Hiện nay có 02 cán bộ đang theo học lớp cao cấp lý luận chính trị tại
Học viện Hành chính khu vực I (Hà Nội). Đối với cán bộ, công chức trẻ có triển
vọng trong diện quy hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ đi đào tạo các lớp tập trung.
Các lớp đào tạohệ tạichức đã linh động giải quyết cho các đồng chí trong quy
hoạch do tuổi đời cao (trên 45 tuổi), các đồng chí cán bộ nữ từ 36 tuổi trở lên và
14
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt không thể đi học được.
Một trong những mục tiêu của khối Quản lý Nhà nước thuộc Ủy ban nhân
dân huyện đang phấn đấu đến năm 2015 nói chung những cán bộ chủ chốt dưới
44 tuổi ít nhất phảicó trình độ đại học về chuyên môn, có trình độ cao cấp về lý

luận chính trị được đào tạo bồi dưỡng trước khi đề bạt, bổ nhiệm.
Ngoài ra cấp ủy còn thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ cán
hộ theo học các lớp cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, đại học chuyên môn trong
và ngoài tỉnh bằng cách sắp xếp công việc, thời gian làm việc hợp lý để các cán
bộ không những vẫn hoàn thành công việc được giao mà còn yên tâm học tập đáp
ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ trong thời kỳ mới. Hơn nữa chế độ kinh phí đào tạo
cán bộ được giải quyết kịp thời và đúng quy định của Nhà nước.
3. Nhận xét , đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn tồn tại cần giải quyết
của cơ quan thực tập.
3.1 Nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác quy hoạch cán bộ
Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ đã có kết quả bước đầu, có sự kế thừa, đồng
thời có bước phát triền. Tuy nhiên công tácquy hoạch cán bộ ở Ủy ban nhân
dânhuyện còn rất nhiều thiếu sót, khuyết điểm, những thiếu sót đó làm cho công
tác quy hoạch cán bộ còn mờ nhạt.
Thứ nhất, quy hoạch cán bộ vẫn còn tính chất khép kín, nội bộ vì phần lớn
vẫn còn quan niệm công tác quy hoạch là bí mật nội bộ, chỉ có những cán bộ làm
công tác quy hoạch, những cán bộ lành đạo cơ quan, phòng, ban cũng như cá nhân
được đưa vào diện quy hoạch mới biết được những ai được đưa vào quy hoạch.
Còn đối với các cán bộ, công chức trong cơ quan khi được hỏi về quy hoạch cán
bộ thì họ không biết gì về quy hoạch cán bộ, thậm chí không biết những chức
15
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
danh nào được quy hoạch và chức danh nào thì cần đạt những tiêu chuẩn quy
hoạch, do vậy không phát huy được tinh thần phấn đấu vươn lên của cá nhân.
Các phòng, ban chưa có vàn bản nào cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh phù
hợp với đơn vị mình, các cán bộ, công chức thì không hiểu rõ với vị trí quy hoạch
nào thì cần đạt được những tiêu chuẩn gì nên không phát huy được tinh thần phấn
đấu vươn lên của mỗi cá nhân và hạn chế việc tự ứng cử vào các chức danh quy
hoạch.

Thứ hai,hiện nay chủ yếu quy hoạch cán bộ theo nhu cầu của từng phòng
ban việc quy hoạch chỉ mới dừng lại ở việc sắp xếp, bố trí số lượng cán bộ đương
chức trước mắt.
Thứ ba, thiếu đầu tư tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác quy hoạch, các
phòng ban thì quá nhấn mạnh khó khăn của công tác quy hoạch dẫn đến tư tưởng
do dự, không chủ động trong công tác quy hoạch của đơn vị mình.
Thứ tư, thực tế nguồn quy hoạch của huyện còn hạn chế, số cán bộ có trình
độnăng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao được đào tạo cơ bản còn ít, khôngđáp ứng được
theo tinh thần Nghị quyết TƯ 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một số cán bộ trẻ chưa thực sự tự giác tu dưỡng, rèn
luyện, chưa phát huy được trình độ, năng lực, còn thiếu kinh nghiệm trong công
tác vì vậy chưa đủ điều kiện đê tạo nguồn quy hoạch.
Thứ năm, tồn tại bất cập nhất hiện nay là tình trạng quy hoạch “treo”, quy
hoạch để có, mang tính hình thức. Tức là các đơn vị, phòng ban khi có kế hoạch
quy hoạch cán bộ cứ có những cá nhân nội trội lại đưa vào quy hoạch nhưng sau
khi đưa vào quy hoạch lại ít có cơ hội được đề bạt, bổ nhiệm hoặc cứ đưa vào quy
hoạch hết đợt quy hoạch này đến quy hoạch khác khi sử dụng đến cán bộ đó thi
tuổi đời lại không đủ nhiệm kỳ. Mặt khác số cán bộ đã được quy hoạch đa số có
16
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
tuổi đời cao, khi rà soát để bổ nhiệm lại không cập chuẩn về độ tuổi theo quy định.
3.2 Nhận xét đánh giá về thực trạng công tác đào tạo cán bộ
Có thể nói công tác đào tạo cán bộ ở Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình
trong những năm qua đã có thành tựu đáng kể, trình độ của các cán bộ không
ngừng được nâng cao cả về chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị góp
phần giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu sự rườm
rà trong các thủ tục hành chính. Tuy nhiên hiện nay công tác này còn tồn tại
những hạn chế cần quan tâm:
Thứ nhất, các phòng (ban) không chủ động đăng ký các chương trình đào tạo

mà chủ yếu khi có công văn từ cấp trên hoặc khi các trường, các trung tâm đào tạo
bồi dưỡng có thông báo gửi đến, căn cứ vào đó các phòng (ban) mới cử cán bộ đi
học theo chỉ tiêu và lập danh sách đăng ký học. Việc cử cản bộ đi học chủ yếu dựa
vào thâm niên công tác, bậc lương hoặc những cán bộ trong diện quy hoạch. Khi
tham gia học các lớp này đa số các học viên mang tính đối phóhoặc có chăng học lấy
bằng cấp, lấy chứng chỉ để hợp thức hóa trình độ, đáp ứngnhững tiêu chuẩn về các loại
văn bằng, chứng chỉ cần thiết đuợc bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn mà chưa thực
sự chútrọng nâng cao năng lực chuyên môn.
Thư hai, tổ chức không xác định các tiêu chí để đánh giá đúng thực chấttrình độ và
năng lực chuyên môn của cán bộ trong hoạt động thực tiễn để có kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng
chuyên sâu hoặc nâng cao những kiến thức mà họ được đào tạo trongnhà trường. Vấn đề đào
tạo cán bộ mang tính chất chungchưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu của người học, từ
sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng thực hiện công việc, đặc biệt kiến thức về tin học
với các thao tác trongWord và Excel, khoa học công nghệ.
Thứ ba, chính sách sử dụng cán bộ còn nhiều bất hợp lý vì sau khi cán bộ được đào tạo
thì ít phòng, ban có các hình thức biểu gương, ghi nhận kết quả đào tạo, đặc biệt đối với
17
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
các khóa đào ngắn hạn do vậy những đợt đào tạo tiếp theo đà không thu hút được các đối
tượng học viên tham gia.
Chính vì những bất cập trong công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ cho nên việc
mỗi cá nhân, tổ chức cần đưa ra những góp ý nhằm nâng caohiệu quảcho bộ máy quản lý nhà
nước không cồng kênh và nhiều thủ tục.
18
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
III. Một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quy hoạch và đào tạo
cán bộ ở UBND huyện Phú Bình
1. Giải pháp trong công tác quy hoạch cán bộ

1.1Việc tạo nguồn quy hoạch cán bộ
Trong quá trình thực tập em được biết hiện nay tại các Ủy ban nhân dân các
xã có rất nhiều cán bộ có trình độ Đại học chính quy, họ là những người trẻ tuổi
nhạy béntrong công việc.Ủy ban nhân dân huyện nên mạnh dạn quy hoạch cán bộ
vượt cấp song phải có những định hướng trong sự phát triển của cánhân họ. tránh
tình trạng quy hoạch khép kín chỉ các cán bộ trong khối ủy ban như hiện nay.
Đồng thời với chỉ tiêu biên chế hàng năm Ủy ban nhân dân cần thông báo chỉ tiêu
cụ thể về từng chính quyền địa phương để tạo cơ hội cho những sinh viên tốt
nghiệp loại Khá, Giỏi có thể làm hồ sơ đăng ký nhưng huyện phải có văn bản trả lời về
việc có hoặc không đạt hồ sơ.
Độ tuổi của cán bộ quy hoạch còn cao, huyện nên tăng cường tuyển các cán
bộ trẻ có trình độ đại học vào công tác để tạo nguồn cán bộ lâu dài và nguồn quy hoạch dài
hạn, có định hướng cho các cán bộ trẻ vào các chức danh chủ chốt đẻ họ đặt ra
được mục tiêu phát triển của bản thân.
Để có nguồn quy hoạch cho mỗi chức danh Nhà nước cần thành lập trường
chuyên đào tạo các chức danh chủ chốt ví dụ như đào tạo bí thư, đào tạo chủ tịch đó
sẽ là nguồn dự bị rất vững chắc cho các địa phương.
1.2 Đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch
Có ýkiến cho rằng, đánh giá cán bộ vẫn là khâu khó nhất hiện nay, nhưng
theo em nếu người đứng đầu cấp ủy thực sự công tâm và sâu sát thì sẽ đánh giá đúng năng lực
các cán bộ khi đưa vào quy hoach. Việc phân biệt cán bộ tốt với xấu, cán bộ cơ hội với
không có cơ hội đã khó, chưa nói đến việc đánh giá tài năng của họ trong thực tế
19
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
do vậy chỉ đánh giá trong nội bộ cơ quan thì đánh giá đó còn mang tính phiến diện.
Việc đánh giá cán bộ trong mỗi phòng, ban phải đượcđánh giá trên cả phương diện họ đã
làm được những gì cho nhân dân và đểlại những dấu ấn gì trong lòng quần chúng.
Các cán bộ trẻ trong diện quy hoạch cần được đưa xuống các địa bàn cơ sở
để cọ xát trong một thời gian khi đó đánh giá cán bộ qua hiệu quả công việc cũng

như đánh giá của nhân dân là cơ sở để cấp ủy sau khi rà soát có quyết định tiếp
tục đưa vào quy hoạch hay đưa ra khỏi quy hoạch.
Ví dụ cho hai giải pháp trên đó là khi đưa cán bộ vào quy hoạch với chức
danh Trưởng phòng (phó phòng) Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện thì
việc đánh giá cán bộ qua nhân dân và hiệu quả thực sự là giải pháp có tính khả thi.
Vì khi xuống cơ sở họ đã có những công việc nào làm tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi bằng cách hướng dẫn người dân đưa giống mới vào áp dụng qua những
thí nghiệm cụ thể, họ có tạo dựng được lòng tin trong nhân dân. Và khi đánh giá
cán bộ người dân mới là người hiểu rõ nhất, qua đó nhân tài mới được phát hiện
một cách đích thực. Nếu cán bộ Nông nghiệp mà chỉ ngồi trên bàn giấy và báo
cáo công việc thì đánh giá cán bộ chưa thỏa đáng.
1.3 Nâng cao chất lượng của các đơn vị tham mưu làm công tác quy hoạch
Chất lượng của công tác quy hoạch phụ thuộc vào nhiều phẩm chất, năng
lực, động cơ và mục đích của những người làm công tác quy hoạch. Cơ quan tham mưu quy
hoạch cán bộ cho Ủy ban nhân dân huyện huyện chính là Phòng Nội vụ huyện.
Trong quá trình này, vai trò của cơ quan tham mưu,giúp việc cho cho cơ quan
thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch là hết sức quan trọng. Cơ quan tham
mưu phải cỏ đủ năng lực và điều kiện cần thiết để theo dõi quá trình công tác của
đối tượng dự nguồn, tổng hợp kết quả nhận xét, đánh giá vềmỗi cán bộ để cung
cấp đầy đủ cho cấp có thẩm quyền quyết định.
20
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
1.4 Tăng cường tính dân chủ, công bằng, công khai trong công tác quy
hoạch, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng
Nguyên tắc công khai trong quy hoạch cán bộ đã được Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị
đưa vào áp dụng. Nguyên tắc này ở Ủy ban nhân dân huyện chưa được rõ nét, cấp
ủy cần công khai quy hoạch điều này sẽ động viên tinh thần và tạo cơ sở cótính
pháp lý để cán bộ, công chức trong cơ quan cố gắng phấn đấu, trưởng thành. Tạo
điều kiện và cơ hội cho cán bộ, công chức thăng tiến bằngcách thi tuyển cạnh

tranh ở một số chức danh lãnh đạo tạo sự công bằng trong tuyển chọn nhân tài.
Ngoài ra cần quy hoạch cán bộ căn cứ vào thực tế tránh tình trạng quyhoạch
treo, định kỳ tiến hành quy hoạch phù hợp với nhiệm kỳ của Quốc hội, Hội đông
nhân dân, Ủy ban nhân dân và Đại hội Đảng các cấp, đảm bảo sự lãnhđạo trực
tiếp, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, đặc biệt người dứng đầu cơ quan phải
đích thân chỉ đạo và chịu trách nhiệm về quy hoạch cán bộ. Các cấpủy phải có tư
duy chiến lược, có tầm nhìn xa trong lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành quy hoạch.
2. Giải pháp trong công tác đào tạo cán bộ
2.1 Đối với các phòng ban
Các phòng ban hàng năm phải rà soát mức độ hoàn thành công việc
đượcgiao để thấy được cán bộ còn thiếu hụt những kỹ năng nào để có phương hướng đào tạo
tránh tình trạng cử họ đi học nhưng lại không căn cứ vào nhu cầu cần đào tạo của
họ.Sau đó chủ động lập danh sách đăng ký đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ để cơ quan có sự chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo. Huyện ủy, ủy
ban nhân dân cần có sự quan tâm hơn nữa từ phía tổ chức, đoàn thể đặc biệt là tạo
điều kiện về tài chính để khuyến khích học viên. Khi cơ quan có dự kiến về đào tạo cán bộ thì
cơ quan tham mưu cần xem xét các vấn đề về mặt chiến lược. Các cán bộ làm công tác đào tạo,
bồi dưỡng nên có một chương trình đào tạo gồm các bước sau:
- Xác định nhu cầu đào tạo.
21
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
- Xác định mục tiêu đào tạo.
- Lựa chọn đối tượng đào tạo.
- Xác định chương trình đào tạo,
- Dư tính kinh phí đào tạo.
- Đánh giá chương trình đào tạo.
Các đợn vị nên tổ chức mô hình làm việc tiên tiến, đó cũng là một hình thức
để cho các cán bộ học hỏi kinh nghiệm. Quá trình sau đào tạo cần phải xem xét
cán bộ đó có phát triển kỹ năng nghề nghiệp hay sự thay đổi thái độ, trách nhiệm

đối với công việc và các vấn đề của cuộc sống một cách tích cực hay tiêu cực.Mỗi cán bộ,
phòng, ban nên phân biệt rõ đào tạo theo quy hoạch và bổnhiệm cán bộ với đào tạo lý
luận chính trị, quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn công chức, phân hiệt giữa đào tạo dài hạn với
đào tạo chuyển đổi.
Cấp ủy và cơ quan tham mưu làm tốt công tác quy hoạch cán bộ tránh sự
trùng lặp trong quá trình đào tạo. Trong quá trình tuyển chọn cán bộ cần quan tâm
lựu chọn cán bộ phải vì nhiệm vụ của tổ chức, vì công việc, có phẩm chất nặng
lực thực sự. Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ để cán bộ được rèn luyện,
đào tạo qua thứ thách.
2.2 Đối với các đơn vị tổ chức đào tạo
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, các trường và trung tâm tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng phải thiết kế chương trình cho từng nhóm đối tượng, đào tạo theo
chức danh, xuất phát từ yêu cầu về nhiệm vụ công tác mà họ đảm nhiệm. Ví dụ
như chương trình đào tạo đối với cán bộ quản lý, kiến thức chung có nội dung về
tư duy và tầm nhìn chiến lược về lãnh đạo, quản lý văn phòng, lập kế hoạch, vận
động quần chúng.
Đội ngũ giảng dạy phải chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, có sự nghiên cứu
thực tiễn. Trong quá trình giảng dạy cần giảm bớt khối lượng lý thuyết nhưngthay
đổinội dung, găn lý luận với thực tiễn. Giáo viên nên có sự địnhhướng nội dung học
tập, nghiên cứu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện
22
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
kỹ phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Đồng thời nên
khuyên khích các học viên nêu tình huống của địa phương mình để cùng nhau giải
quyết. Sau mỗi bài học nên cho học viên đi tham quan mô hình để khảo sát thực tế
học tập kinh nghiệm.
Các trường và các trung tâm đào tạo cán bộ cần đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị học tập tạo hứng thú trong quá trình học tập.
2.3 Đối với cá nhân

Mỗi cán bộ thường xuyên tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng,
chủ động trong quá trình học hỏi kinh nghiệm, cập nhật những văn bản hành
chính nhà nước để có thẻ vận dụng vào quá trình giải quyết công việc. Trong quá
trình học tập phát huy tinh thần tự giác, không chỉ học cho bản thân mà bản thân
người học phải nhận thức rằng học tập là mang lại hiệu quả công việc cho cơ
quan và góp phần phát triển xã hội.
23
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn xác định cán bộ là nhân
tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng của
đất nước. Qua 25 năm cùng với sự đổi mới về kinh tế thì công tác cán bộ cũng
đượcđổi mới một sốnội dung trong đó công tác quy hoạch cán bộ đã có bước
chuyển biến rõ nét, đạt được kết quả thiết thực. Trên cơ sở đó đã coi trọng công
tác đào tạo làm cho đội ngũ cán hộ từng bước được nâng cao trình độ cũng như
khả năng ứngbiến vời các tình huống trong công việc. Để xây dựng được đề án
giải quy hoạch và đào tạo cán bộ còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên
cơ bản hai công tác này đã thực hiện đúng theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo. Việc
thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo cán bộkhông phải địaphương nàocũng thực
hiện được. Tùy vào nguồn cán bộ cũng như tình hình kinh tế của mỗi địa phương
mà có kế hoạch thực hiện cho phù hợp, sao cho có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai
công tác này.
Cuối cùng em xin càm ơn Qúy các thầy, cô trong khoa Quản lý nhân lực
Trường cao đẳng Nội vụ Hà Nội; các cô, các chú và các anh chị Phòng Nội vụ cùng các
phòng(ban) thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình đẫ tận tình giúp đỡ em hoàn
thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn!
24
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th S Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình quản trị
nhân sự, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007.
2. Nghị quyết 42-NG/TW ngày 30/11/2014 của Bội Chính trị về công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
3. Luật cán bộ, công chức (2008).
4. Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chỉnh Phủ về đào tạo, bồ dưỡng
cán bộ, công chức.
5. Thông tư 04/2008/TT-BNV ngày 04/06/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
6. Một số tài liệu thuộc phòng Nội vụ và Huyện Ủy Phú Bình.
7. Website; tapchicongsan.org.vn
25
Đào Thị Huế
Lớp: KH12 – HCH2

×