Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp luyện đọc khi dạy Tập đọc ở lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.03 KB, 10 trang )

A. phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Môn Tiếng Việt trong chương trình học tập ở bậc Tiểu học nói
chung và lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động
ngôn ngữ cho học sinh, trong đó phân môn Tập đọc lớp 2 có tầm quan
trọng đặc biệt trong chương trình môn Tiếng Việt, đọc trở thành một đòi
hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm
lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập.Việc dạy học sẽ
giúp các em hiểu bài hơn,bồi dưỡng các em biết yêu cái thiện,cái đẹp,
tránh xa cái ác đồng thời dạy cho các em biết suy nghĩ lôgic cũng như
biết tư duy hình ảnh. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ phát triển năng lực
trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của người học sinh, rèn luyện tư duy
giáo dục thẩm mỹ và giáo dục các em lòng yêu quý giữ gìn Tiếng
Việt,trên cơ sở đó tạo điều kiện để các em học tập các môn học khác để
phát triển toàn diện.Việc giảng dạy Tập đọc với mong muốn giúp học
sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực, giúp các em phát triển
vốn từ, đọc hiểu và tiến tới đọc hay. Học sinh yêu quý Tiếng Việt được
biểu hiện trong hành động cụ thể về khả năng nói đúng, viết đúng Tiếng
Việt, giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
Qua thực tế giảng dạy năm học trước tôi nhận thấy trong giảng
dạy, giáo viên đều lấy sách giáo khoa làm gốc. Điều này đúng vì sách
giáo khoa là văn bản pháp lệnh của Nhà nước, nhưng chuyển tải nội
dung sách giáo khoa như thế nào để học sinh hiểu và vận dụng được
kiến thức sách giáo khoa thì lại là một vấn đề về cách dạy, cách học. Đa
số giáo viên chỉ làm theo hướng dẫn giảng dạy hoặc bài soạn để dạy,
sách hướng dẫn nói gì thì giáo viên làm theo như thế. Chúng ta đều biết
sách hướng dẫn giảng dạy đều là tài liệu tham khảo phục vụ chung cho
cả nước nên nhiều phần nói chung chung chưa phù hợp với học sinh của
từng vùng, từng đối tượng.Vì vậy hiệu quả học tập của học sinh không
cao.
Xuất phát từ những lí do trên, thấy rõ được tầm quan trọng của dạy


đọc nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp luyện đọc khi dạy
Tập đọc ở lớp 2 ”.Với mong muốn phần nào sẽ giúp các em hoàn thiện
về học tập, góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thông qua sự
hoàn thiện về nghe – nói - đọc – viết Tiếng Việt một cách thành thạo.
2. mục đích của đề tài :
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc trong
phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2G trường Tiểu học Bình Yên đồng
thời bồi dưỡng cho học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước,
gia đình, nhà trường và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
2
3. đối tượng, phạm vi áp dụng và thời gianthực hiện đề tài :
a. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
Đề tài được thực hiện trong các giờ Tập đọc vơí 30 học sinh ở lớp
2G, trường Tiểu học Bình Yên-Thạch Thất-Hà Nội, Năm học 2008-
2009. Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các lớp của khối 2.
b. Thời gian thực hiện đề tài :
Đề tài này được áp dụng trong các giờ học Tập đọc ở lớp 2G,
trong thời gian một năm học, tại trường Tiểu học Bình Yên-Thạch Thất
–Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng đầu năm học:Tháng 9/2008.
- ứng dụng: Từ tháng 10/ 2008 đến tháng 4/ 2009.
- Nghiệm thu: Tháng 4/2009.

4. Cơ sở nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến dạy và học Tập
đọc của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng.

- Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.

3
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
-Phương pháp thực nghiệm khoa học, giáo dục.
b. nội dung của đề tài
I/- khảo sát thực trạng học tập đọc ở các lớp :
Đầu năm học 2008-2009, tôi đã tiến hành kiểm tra Tập đọc bài
“Bím tóc đuôi sam” của 30 học sinh lớp 2G, trường Tiểu học Bình Yên,
kết quả thu được như sau:
Sĩ số
Đọc rõ ràng, mạch
lạc, ngắt nghỉ đúng.
Đọc to, đôi chỗ
ngắt nghỉ chưa
đúng
Đọc nhỏ, chưa
biết ngắt nghỉ
30
em
3 em = 10% 6 em = 20% 21 em = 70%
Nhìn chung kết quả về kiến thức kỹ năng học sinh đạt được còn
thấp so với yêu cầu. Điều đó tất yếu dẫn đến kết quả học tập bộ môn
chưa cao.
-Tồn tại:
4
* Học sinh đọc còn ê, a, kéo dài giọng.
* Chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm dấu phẩy .
* Đặc biệt, không có học sinh đọc hay.

II/- biện pháp thực hiện:


1. Quan điểm đổi mới cách dạy Tập đọc ở lớp 2:
Từ thực tế về chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh, người
giáo viên phải có quan điểm đổi mới cách dạy các môn học nói chung và
đặc biệt là đổi mới cách dạy Tập đọc.
Loại B: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng nhưng đồng thanh chưa
đều, (bạn đọc to, bạn đọc nhỏ ).
Loại C: Chưa thật thuộc bài (có bạn không đọc hoặc đọc sai), đồng
thanh chưa đều, cả nhóm phối hợp với nhau chưa tốt.
* Các nhóm thi đọc đồng thanh theo từng bài.Tổ trọng tài cho điểm
theo tiêu chuẩn đã nêu, giáo viên ghi bảng.
VD: Đọc bài “Lượm”:
5
Nhóm điểm
Sơn Ca : A ,B, A, A, A.
Hoạ Mi : A, B, B, B, B.
Hoàng Yến : A, A, A, A, A.
Cuối cuộc thi, giáo viên cùng tổ trọng tài tổng hợp kết quả của các
nhóm, so sánh và xếp loại nhóm nhất, nhì, ba…, để động viên khen
thưởng.
Với các biện pháp trên, chất lượng đọc của lớp tôi được nâng lên rõ
rệt, học sinh yêu thích giờ tập đọc hơn, nhiều em đọc đã thể hiện được
lời nhân vật và tình cảm của bài văn.
6
III/- kết quả thực hiện đề tài :
Qua một năm học áp dụng và thực hiện một số biện pháp trên vào
thực nghiệm giảng dạy ở lớp 2G, trường Tiểu học Bình Yên, so với một
tiết dạy bình thường, học sinh đã nắm bắt được các yêu cầu cần đạt, đọc
trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng nhịp, bước đầu biết đọc
phân vai, thể hiện được lời nhân vật. Một số học sinh đã biết đọc hay thể
hiện được tình cảm của bài văn, bài thơ.

Với việc phối hợp nhiều phương pháp, tổ chức các trò chơi đã kích
thích hứng thú học tập và sự tập trung cao độ trong học tập của học sinh.
Cuối năm học 2008-2009, tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát 30 học
sinh lớp 2G, trường Tiểu học Bình Yên qua bài đọc:“Cây và hoa bên
lăng Bác”
Kết quả thu được như sau:
7
Sĩ số
Đọc rõ ràng, mạch
lạc, ngắt nghỉ đúng.
Đọc to, đôi chỗ
ngắt nghỉ chưa
đúng
Đọc nhỏ, chưa
biết ngắt nghỉ
30
em
12 em = 40% 13 em = 43% 5 em = 17%
Qua so sánh, đối chiếu, tổng hợp cho thấy: Sử dụng nhiều biện
pháp trong luyện đọc, sẽ giúp các em thêm hứng thú học tập, đem lại
kết quả tốt.

8
c. kết luận.
i/.Bài học kinh nghiệm:
1/ Đối với giáo viên:
- Đọc là một trong bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Việt, mỗi giáo
viên cần phải có trình độ hiểu biết sâu rộng, có tri thức khoa học, có
năng lực sư phạm thực sự cùng với lòng say mê nghề nghiệp, với khẩu
hiệu: “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

- Đọc mẫu là một bước quan trọng, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo
cho bước này. Giáo viên không được phép phát âm sai. Nếu đọc hay,
giáo viên sẽ thu hút được học sinh hứng thú ngay từ bước này.
-Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học, khuyến khích động
viên những cố gắng nhỏ bé của học sinh để các em tự tin hơn khi đọc
bài.
- Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh (đặc biệt là học sinh nhút
nhát và học sinh yếu).
2/ Đối với học sinh:
- Có đủ sách giáo khoa Tiếng Việt.
- Chuẩn bị chu đáo bài đọc ở nhà.
9
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong nhiệm vụ “trồng
người”, tôi luôn cố gắng thực hiện tốt công tác giảng dạy, tạo điều kiện
cho các em tiếp thu và nắm vững nội dung học tập bằng nhiều
cách….Điều đó sẽ kích thích sự hăng say của các em đối với giờ học,
phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy rằng đó chỉ là những
suy nghĩ của riêng tôi, song tôi tin rằng sẽ đón nhận được những ý kiến
giúp đỡ, bổ sung của các đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học các cấp
góp ý, nhận xét để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và áp
dụng rộng rãi.

II/.một số kiến nghị :
Đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo cung cấp thêm đồ dùng dạy học
phục vụ cho phân môn Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Bình Yên, ngày 20 tháng 4 năm 2009
Người viết
Nguyễn Thị Hương
10

×