Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHƯ THẾ NÀO LÀ CÓ HIỆU QUẢ ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.02 KB, 11 trang )

SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NHƯ THẾ NÀO LÀ CÓ HIỆU QUẢ
ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mục tiêu đào tạo của tiểu học là giúp trẻ phát triển toàn diện,
giúp trẻ hình thành những phẩm chất cơ bản của con người với những vốn
hiểu biết kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội để các em lên các lớp trên học
một cách dễ dàng hơn. Theo xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp
dạy học là làm sao cho giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà
còn là người tổ chức đònh hướng cho học sinh hoạt động để học sinh tự phát
huy năng lực bản thân để chiếm lónh tri thức. Xuất phát từ yêu cầu đó mà vấn
đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học phục vụ phương pháp dạy học
được nhiều giáo viên quan tâm. Bởi vì nhận thức của học sinh tiểu học
là:”Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn khách quan”. Mặt khác trong quá trình dạy học trên lớp, chúng tôi
đã thấy tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong một tiết dạy. Nếu ta sử
dụng có hiệu quả thì tiết dạy trở nên sinh động hơn, học sinh tiếp thu bài
nhanh hơn.
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh khối 4-5 nói riêng, khả năng tư
duy trừu tượng kém. Đa số các em tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật,
tranh,… vì vậy trong dạy học việc sử dụng đồ dùng không thể thiếu được. Đồ
dùng dạy học không chỉ là mô hình tranh ảnh, vật thật mà còn là những phiếu
học tập được sử dụng dưới nhiều hình thức: trao đổi nhóm, phiếu cá nhân,
kiểm tra, ôn tập,… Ở các môn học, ngoài phiếu ra thì còn có bảng phụ để ghi
các nội dung các bài tập để đảm bảo thời gian giờ học, giảm sự làm việc của
giáo viên.
Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp, linh động trong quá trình dạy học có tác
dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của giáo viên do đó
góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
II-TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỔ 4-5:
Qua một thời gian thực hiện phương pháp dạy học, chúng tôi nhận thấy
thực trạng của việc sử dụng đồ dùng dạy học có những ưu, khuyết điểm như


sau:
 Ưu điểm:
- Mỗi lớp đều có một tủ đồ dùng và phần lớn thiết bò được cấp sẵn.
- Đồ dùng dạy học được sự dụng nhiều và tương đối có hiệu quả qua các
tiết học và các giờ thao giảng.
- Đồ dùng dạy học được chuẩn bò kó về cả nội dung và hình thức.
 Hạn chế:
- Đồ dùng dạy học còn mang tính hình thức (phiếu học tâpï còn nặng nề
về sao chép, chưa phát huy hết tính tích cực của học sinh, tranh ảnh
đẹp nhưng chưa khai thác hết nội dung).
- Chưa được đồng bộ ở các môn học (không phải bài nào, môn nào cũng
đều sử dụng đồ dùng dạy học).
- Việc thảo luận phiếu học tập theo nhóm còn chưa rõ nét, chỉ tập trung
vào một vài em, còn những em khác chỉ biết nghe theo chứ không có ý
kiến gì.
- Kiểm tra theo phiếu học tập được làm bài nhiều, lượng kiến thức
phong phú. Song, hạn chế ở chỗ học sinh không tự rèn chữ và cách
trình bày.
- Sử dụng đồ dùng dạy học đòi hỏi giáo viên phải dành thời gian nghiên
cứu nhiều, sử dụng lúc nào để đạt hiệu quả nhất. Điều này có một số
giáo viên chưa làm được vì ít thời gian đầu tư, phần lớn là chỉ dùng khi
giới thiệu bài.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A-Công việc chuẩn bò:
Để sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả, giáo viên tổ 4-5 của
chúng tôi đã tiến hành thực hiện một số vấn đề sau:
*Đầu năm học chúng tôi tiến hành liệt kê đồ dùng dạy học, bài nào có
tranh ảnh , đồ dùng phòng cấp về thì đánh dấu cho từng bài học, sau đó
làm một quyển sổ sử dụng đồ dùng dạy học cá nhân để ghi vào cột có
tranh ảnh , được phòng cấp về môn, bài mấy, trang mấy để tiện theo dõi.

Những bài nào còn thiếu đồ dùng, chúng tôi ghi bổ sung để hoàn chỉnh.
Môn
học
Bài,
tiết
Trang Tên
bài
dạy
Đ.D.D.
H
Đã có
Đ.D.D.
H
Tự làm
Đ.D.D.
H
Sưu tầm
Đ.chỉnh
B.Sung
*Đồ dùng dạy học đã có:
1. Thống kê các thiết bò đã được cấp phát :
@ Lớp 5:
a) Tranh ảnh:
- Bộ tranh môn tập đọc: Gồm 31 tờ 62 tranh phục vụ cho các bài tập đọc.
- Bộ tranh môn Khoa học: Tranh về những việc nên làm và không nên
làm để đảm bảo an toàn về điện, tranh cơ quan sinh sản của thực vật
có hoa.
- Tranh môn Lòch sử:
+ 3 tranh: Cách mạng tháng 8 năm 1945 (ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn).
+ 1 lược đồ

- Tranh phân môn đòa lý: 5 bản đồ, lược đồ, 4 ảnh chụp.
- Bộ tranh kể chuyện: 10 tranh phục vụ 10 câu chuyện.
b) Mô hình vật mẫu:
- Môn kó thuật: Bộ lắp ráp, bộ dụng cụ vật liệu cắt, khâu, thêu.
- Môn Khoa học: Mô hình bánh xe nước.
- Môn toán: Bộ hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ hình cầu, ê-
ke, com-pa, bộ hình tròn hình vuông, hình thang và hình tam giác.
c) Băng đóa: Các đóa CD để minh hoạ một số tiết dạy.
d) Bảng phụ: Gồm 1 bảng lớn và 3 bảng nhỏ.
@Lớp 4 : Cũng tiến hành liệt kê như thế
2. Rà soát chương trình và làm thêm các đồ dùng dạy học
Sau khi thống kê, phân loại các đồ dùng đã được cấp phát, chúng tôi
tiến hành rà lại chương trình của năm học, đánh dấu những nội dung đã có
thiết bò cấp phát. Từ đó tiến hành lập ra danh sách những thiết bò cần có
để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Các thiết bò cần phục vụ cho năm học gồm:
a) Tranh ảnh:
- Vẽ thêm một số lược đồ lòch sử.
+ Lược đồ chiến thắng Việt Bắc – Thu đông 1947.
+ Lược đồ chiến dòch Biên Giới – Thu Đông 1950.
- Vẽ phóng to một số lượt đồ, biểu đồ có ở trong sách giáo khoa như:
+ Lược đồ tự nhiên châu Á.
+ Lược đồ tự nhiên châu u.
+ Lược đồ tự nhiên châu Phi.
+ Lược đồ tự nhiên châu Mó.
+ Lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương.
+ Lược đồ tự nhiên các đại dương trên thế giới.
- Vẽ tranh về các cấp gió.
b) Mô hình vật thật:
- 1 cái trống con, 1 cái dùi, lon sữa,… phụ vụ bài dạy “Sự lan truyền âm

thanh”
- Pin, dây điện, bóng đèn để dạy bài “Lắp mạnh điện đơn giản”.
c) Bảng phụ – phiếu học tập:
- Banngr phụ để hoạt động nhóm đôi (Mỗi học sinh chuẩn bò một bảng
ngay từ đầu năm học).
- Phiếu học tập: Tuỳ vào nội dung bài, hình thức tổ chức hoạt động của
giáo viên để chuẩn bò.
- Tuỳ từng bài giáo viên chuẩn bò bảng phụ để phục vụ, đảm bảo nội
dung.
 Các đồ dùng tự làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tranh ảnh rõ ràng, dễ quan sát, đảm bảo nội dung dạy.
- Kích cỡ tranh vừa đủ cho học sinh quan sát.
- Đối với một số lược đồ phóng to, phải tô màu và đảm bảo tính chính
xác so với bảng gốc SGK.
- Bảng phụ vừa dễ viết cho học sinh và giáo viên.
- Đồ dùng dạy học được sử dụng nhiều năm.
B. Cách sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả:
a) Cách sử dụng tranh ảnh, lược đồ:
- Tranh ảnh là dùng để minh hoạ nội dung giúp học sinh có cơ sở để hiểu
bài, khắc sâu lời giảng của giáo viên, kích thích sự hứng thú học tập của
học sinh.
Trong khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên thường mắc phải một số sai lầm
sau:
+ Đưa tranh một cách tuỳ tiện.
+ Chưa phát huy hết tác dụng của tranh.
- Chính vì vậy khi sử dụng tranh chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:
+ Trước khi sử dụng tranh giáo viên cần đọc kó mục đích, yêu cầu của bài
dạy, quan sát kó tranh minh hoạ, chuẩn bò hướng khai thác tranh cho phát
huy hết tác dụng của nó, như đặt câu hỏi gợi ý.
+ Thời gian cho học sinh quan sát tranh vừa phải, không quá lâu và cũng

không quá nhanh.
+ Tuỳ theo nội dung bài có thể đưa tranh rồi mới cho học sinh khai thác
nội dung hoặc dùng tranh để minh hoạ cho lời giảng của giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tiến vào dinh độc lập” (phân môn lòch sử), chúng
ta sử dụng bức tranh “Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn tháng 4 năm
1975” như sau: Khi tường thuật chiến dòch Hồ Chí Minh, giới thiệu 5 cánh
quân của ta đồng loạt nổ súng vào các vò trí quan trọng của đòch trong
thành phố, giáo viên sử dụng bức tranh “Đánh chiếm sân bay Tân Sơn
Nhất” để minh hoạ cho học sinh. Cần phân tích cho học sinh thấy rõ rằng:
sân bay Tân Sơn Nhất chiếm vò trí chiến lược quan trọng (là nơi chi viện
bằng đường không của đòch, đánh chiếm vò trí này ta sẽ chặn được con
đường tiếp tế và rút chạy của đòch).
Bức ảnh 2: Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn tháng 4 năm 1975 được sử
dụng khi tường thuật giờ phút tiến vào Dinh Độc Lập của lữ đoàn xe tăng
203. Để cho bài tường thuật sinh động, giáo viên nên bổ sung tư liệu về
các chiến só xe tăng.
- Đối với lược đồ:
Phần lớn lược đồ ở lớp 4-5 dạy phân môn lòch sử và đòa lý, bên cạnh phần
chú ý như sử dụng tranh ảnh giáo viên cần chú ý các bước sau:
+ Giới thiệu nội dung lược đồ, bản đồ.
+ Giải thích các kí hiệu quy ước.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác lược đồ, bản đồ bằng việc yêu
cầu học sinh quan sát theo hệ thống câu hỏi gợi ý.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu nhận xét của mình, các học sinh
khác nhận xét bổ sung (Lưu ý học sinh cách chỉ bản đồ, lược đồ).
+ Giáo viên phân tích nội dung.
Muốn phát huy hết tác dụng của tranh ảnh, lược đồ, bản đồ trong việc
đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần phải nghiên cứu đầy đủ
thông tin cần thiết về tranh ảnh, lược đồ, bản đồ,… Đồng thời phải nắm
chắc mục tiêu, nội dung bài học (điều này là rất quan trọng vì nó có thể là

một bức tranh, ảnh tự nhiên, ảnh tư liệu, nhưng tuỳ thuộc vào nội dung cụ
thể của mỗi bài học mà khai thác nội dung bức tranh, ảnh đó ở những khía
cạnh khác nhau).
b) Các sử dụng mô hình, vật thật:
Khi sử dụng mô hình, vật thật trong các thí nghiệm, cần chú ý những
điểm sau:
Giúp học sinh tự lực phát hiện ra kiến thức mới dưới sự dẫn dắt hướng
dẫn của giáo viên., tránh việc để học sinh tự làm theo ý của mình, gây
mất trật tự trong quá trình thí nghiệm, thực hành. Phát triển các kó năng
quan sát, thí nghiệm, thực hành để hình thành các biểu tượng khoa học. Ví
dụ: Khi dạy bài “Sử dụng năng lượng của gió và năng lượng nước chảy”
(môn Khoa học lớp 5), giáo viên sử dụng mô hình bánh xe nước như sau:
- Hoạt động lớp:
+ Giáo viên giới thiệu những bộ phận chính của mô hình cho học sinh
quan sát.
+ Yêu câu một số học sinh kể các bộ phận chính của mô hình.
- Hoạt động nhóm:
Giáo viên chia mỗi nhóm 4 em để thực hành.
Trước khi thực hành giáo viên cần căn dặn các em trước:
 Quan sát bóng đèn trước khi đổ nước và trong khi đổ nước, nhận xét
xem có hiện tượng gì xảy ra và giải thích.
 Cần đổ nước thật mạnh mới có kết quả (đổ nước yếu đèn không
sáng hoặc ánh sáng yếu không nhìn thấy rõ).
 Kết thúc thực hành, giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và
rút ra nhận xét về vai trò của năng lượng nước chảy.
Chú ý: khi thực hiện thí nghiệm, giáo viên phải thực hiện nháp để
tránh trường hợp thí nghiệm không thành công.
c) Sử dụng bảng phụ và phiếu học tập:
 Đối với bảng phụ dùng cho giáo viên:
Giáo viên cần ghi đầy đủ các nội dung, tránh sai sót và tránh trường

hợp nhờ học sinh chuẩn bò hộ.
 Đối với bảng phụ thảo luận nhóm đôi:
Giáo viên chú ý kể chữ ghi trong bảng của học sinh phải vừa,
phải để giáo viên dễ kiểm tra. Ngoài ra cần thống nhất cách trình
bày trong bảng, cách giơ bảng khi giáo viên kiểm tra.
 Đối với phiếu học tập:
Việc sử dụng phiếu học tập được sử dụng ở nhiều tiết học, đặc
biệt là các tiết ôn tập, kiểm tra. Khi chuẩn bò phiếu học tập giáo
viên cần chú ý:
- Hệ thống câu hỏi rõ ràng, đảm bảo phù hợp với các đối tượng học sinh.
-Cho theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
III-KẾT LUẬN:
Trong quá trình giảng dạy , chúng tôi có gắng sử dụng đồ dùng dạy
học sao cho có hiệu quả nhất và đã thu được một số kết quả rất khả quan .
-Các giờ học trở nên sinh động hơn, thay đổi nếp học nhàm chán thầy nói,
trò nghe.
-Sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học còn rèn được trí thông minh,
sáng tạo, giúp HS ôn luyện, củng cố khắc sâu kiến thức đã học một cách
chủ động, tự giác.
-Thực hiện đổi mới đồ dùng dạy học trong các giờ dạy tạo cho GV tự
khẳng đònh mình thông qua việc nghiên cứu phương pháp dạy học và sử
dụng đồ dùng hợp lí để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi qua thực tế giảng dạy.
Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều nhưng đề tài của chúng tôi chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót . Rất mong được Ban giám hiệu và
các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn sử dụng thiết bò dạy học tối thiểu lớp 4.
2. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp4 T1,T2
3. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp4 T1,T2

4. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp5T1,T2
5. Thiết bò dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học
Trần Quốc Đắc và Đàm Quỳnh Hồng
6.Bộ SGK 4-5

×