Tải bản đầy đủ (.doc) (244 trang)

Tài liệu chuyên khảo kinh tế phát triển khối cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 244 trang )

TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
DÀNH CHO CAO HỌC KINH TẾ



1
LỜI GIỚI THIỆU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở với quy mô và chất lượng ngày càng
cao, vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi quốc gia là cần phải có sự lựa chọn thích hợp
cho đường lối phát triển kinh tế của mình. Để hoạch định đường lối phát triển kinh tế
đúng đắn cần phải biết sự kết hợp những nguyên lý cơ bản của sự phát triển kinh tế
với những vấn được thực tiễn đặt ra trong thực tiễn của đất nước. Môn kinh tế phát
triển với nội dung nghiên cứu chủ yếu là các vấn đề nói trên đã trở thành một môn
học bắt buộc cho sinh viên hệ cử nhân và cao học các chuyên ngành kinh tế
Bộ môn Kinh tế phát triển đã có hệ thống giáo trình môn học Kinh tế phát triển cho
hệ đào tạo cử nhân hệ kinh tế được biên soạn từ những năm 1995 và cho đến nay đã
Giáo trình Kinh tế phát triển đã được biên soạn một cách khá hoàn chỉnh, bảo đảm
nhu cầu cơ bản – hiện đại –Việt Nam từ năm 2005 và hiện đang được sử dụng là giáo
trình chính cho nhiều trường Kinh tế. Tiếp theo cuốn giáo trình này, Bộ môn Kinh tế
phát triển tiếp tục cho ra mắt sách chuyên khảo chuyên phục vụ cho việc giảng dạy
và nghiên cứu, học tập của sinh viên hệ cao học các chuyên ngành kinh tế của nhà
trường. Mục tiêu của cuốn sách nhằm trang bị hệ thống kiến thức mang tính chất
tổng hợp về kinh tế học phát triển. Vì đối tượng học là sinh viên hệ cao học, đã được
học Kinh tế phát triển ở bậc đại học, nên các kiến thức đề cập trong giáo trình này
không nhắc lại những khái niệm và nguyên lý cơ bản mà được trình bày theo hệ
thống vấn đề mang tính tổng hợp cao hơn, có nhấn mạnh vào một số nội dung mang
tính bức thiết hiện nay của các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng
trong quá trình lựa chọn đường lối phát triển kinh tế của mình. Một số vấn đề trong
giáo trình được nêu ra mang tính chất gợi mở, cùng với những bài tập tình hướng và
hệ thống các câu hỏi ôn tập tổng hợp nhằm củng cố kiến thức và hướng dẫn nghiên


cứu cho sinh viên.
Cuốn tài liẹu chuyên khảo được kết cấu theo ba phần ứng với các vấn đề mang tính
tổng hợp sau đây:
Phần I. Những vấn đề lý luận về phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế.
Phần này đi vào phân tích và giới thiệu các quan điểm, các mô hình nghiên cứu vấn
đề về phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế, đưa ra phương pháp luận để đánh
2
giá và phân tích nội hàm của phát triển kinh tế theo quan điểm hiện đại cũng như mối
quan hệ của các yếu tố này.
Phần II. Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế. Vấn đề trình
bày trong phần này là hệ thống hoá vai trò của các yếu tố nguồn lựuc trong tăng
trưởng kinh tế theo góc độ các mô hình tăng trưởng xuất hiện theo trình tự thời gian.
Một nội dung mà tài liệu nhấn mạnh người đọc là xem xét sự vận dụng quan điểm
của các mô hình trong hoạch định chính sách của các nước đang phát triển với mục
tiêu đuổi kịp các nước phát triển. Tiếp theo đó tài liệu sẽ phân tích các mô hình kết
hợp các yếu tố nguồn lực để đạt được tăng trưởng hiệu quả cao nhất và từ đó đặt vấn
đề phân tích sự lựa chọn chiến lược áp dụng công nghệ hợp lý ở các nước đang phát
triển.
Phần III. Quan hệ kinh tế quố tế với phát triển kinh tế ở các nứoc đang phát t
riển. Nội dung phần này đề cập đến ba nội dung lớn, đó là: chính sách phát triển
ngoại thương ở các nước đang phát triển, chính sách tài chính quốc tế áp dụng trong
các nước đang phát triển và những mô hình liên kết kinh tế quốc tế với tư cách là điều
kiện để các nước đang phát triển có khả năng gia nhập và tận dụng lợi thế đi sau của
mình trong các tổ chức này.
Giáo trình do PGS, TS Ngô Thắng Lợi, Trưởng Bộ môn Kinh tế phát triển làm chủ
biên và trực tiếp biên soạn các phần phần I và phần II; TS Phan Thị Nhiệm, tham gia
biên soạn phần thứ III.
Đây là tài liệu chhuyên khảo lần đầu tiên biên soạn cho đối tượng học ở bậc cao học
nên cắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, tập thể tác giả mong nhận được sự đóng góp kịp
thời từ phía bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.

BỘ MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
KHOA KẾ HỌACH VÀ PHÁT TRIỂN

PHẦN THỨ NHẤT
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3
NỀN KINH TẾ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NỀN KINH TẾ
I. Phát triển kinh tế
1. Bản chất
Phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của đại đa số các quốc gia trên thế giới. Khi
nói về một xã hội phát triển, chúng ta thường hình dung ra một xã hội, ở đó mọi
người được ăn ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài
sản vật chất, có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, được sống trong một
môi trường trong sạch và lành mạnh. Chúng ta cũng nghĩ tới một xã hội không có sự
phân biệt đối xử, với các mức độ công bằng cần thiết. Một yêu cầu tối thiểu của một
quốc gia phát triển đó là chất lượng cuộc sống vật chất của quốc gia đó phải cao và
được phân phối một cách đồng đều thay vì chỉ giới hạn một cách bất hợp lý cho một
bộ phận tối thiểu giầu có trong xã hội. Cao hơn yêu cầu tối thiểu đó, một quốc gia
phát triển còn đề cập đến các quyền và sự tự do của con người về mặt chính trị, sự
phát triển về văn hoá và tri thức, sự bền vững của gia đìnhv.v Những phân tích trên
đây cho chúng ta đi đến một khái niệm tổng quát nhất về phát triển nền kinh tế, đó là
quá trình tăng tiến, toàn diện và về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc
gia. Bản chất của phát triển kinh tế cần được hiểu theo những khía cạnh khác nhau:
Theo góc độ nội dung, phát triển kinh tế là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình
hoàn thiện hai vấn đề kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Sự phát triển về mặt kinh tế
được thể hiện sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế, mức gia tăng thu nhập
bình quân trên một đầu người (sự tăng trưởng kinh tế) và sự biến đổi cơ cấu ngành

kinh tế theo xu hướng ngày càng hiện đại. Sự phát triển xã hội thể hiện khả năng mở
rộng năng lực phát triển toàn diện cho con người và việc sử dụng năng lực đó để khai
thác các cơ hội của cuộc sống.
Theo logic biện chứng của quá trình phát triển, phát triển kinh tế được xem như là
quá trình biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Mặt lượng của sự phát triển
bao hàm nghĩa sự gia tăng về quy mô thu nhập và tiềm lực của nền kinh tế còn sự
thay đổi về chất bao gồm quá trình thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế
(chuyển dịch cơ cấu kinh tế) và sự tiến bộ xã hội.
Đến đây chúng ta có thể phác hoạ ra công thức phát triển kinh tế:
PTKT = Tăng trưởng Kinh tế + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Tiến bộ xã hội
4
Mỗi bộ phận trong công thức trên chính là những mục tiêu của quá trình phát triển
và có vai trò khác nhau trong quá trình thực hiện sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế là
tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để
nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của
phát triển. Tuy vậy một quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh chưa chắc đã có sự
tiến bộ xã hội. Điều đó có nghĩa là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng không
đủ để có sự phát triển. Trình độ của cơ cấu ngành kinh tế thể hiện bản chất của sự
phát triển, là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển kinh tế. Để phân biệt các
giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với
nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia
đạt được. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải
là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sự tiến bộ xã hội cho con người,
cụ thể là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả
năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục của
quảng đại quần chúng nhân dân, v.v Hoàn thiện sự tiến bộ xã hội là mục tiêu cuối
cùng của sự phát triển.
Phát triển với bản chất nêu trên phải là một quá trình lâu dài, diễn ra theo các nấc
thang tuần tự và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Trong cuốn "Các
giai đoạn phát triển kinh tế" (the stages of Economic Growth) (1961) của Walter W.

Rostow, một nhà lịch sử kinh tế nổi tiếng, đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử
về những bước (giai đoạn) tuần tự mà mỗi quốc gia phải trải qua trong quá trình phát
triển. Theo ông, quá trình phát triển kinh tế trải qua 5 giai đoạn. Mỗi giai đoạn được
đặc trưng bởi cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lê tích luỹ, những đặc trưng của sự phát triển
các ngành và lĩnh vực kinh tế, xã hội. Người đọc có thể tham khảo nội dung cụ thể
của 5 giai đoạn phát triển này trong cuốn giáo trình Kinh tế phát triển của Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội xuất bản năm 2005 (nxb Lao động – xã hội). Ở đây,
chúng ta nhấn mạnh đến sự vận dụng lý thuyết này trên một số khía cạnh như sau:
(1) Trong các giai đoạn phát triển, giai đoạn cất cánh được Rostow coi là giai đoạn
then chốt. Điều kiện để giai đoạn cất cánh xuất hiện là: Tỷ lệ đầu tư chiếm trong tổng
thu nhập quốc dân thuần tuý là 20%; phải có ngành công nghiệp mũi nhọn tạo nên tác
động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác; phải có thể chế chính trị -
xã hội phù hợp đảm bảo thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế hiện đại, mở rộng kinh
tế đối ngoại và huy động mạnh mẽ nguồn vốn trong nước. Các điều kiện của giai
đoạn cất cánh có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định chính sách của các nước đang
5
phát triển như: tăng tỷ lệ đầu tư, hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn và cải
cách hệ thống thể chế.
(2) Các quốc gia đang phát triển phải tuần tự thực hiện các giai đoạn của sự phát
triển, phải qua giai đoạn chuẩn bị cất cánh mới có thể chuyển sang giai đoạn cất cánh,
bởi vì ở các nước đang phát triển, những điều kiện để chuyển ngay sang giai đoạn cất
cánh là thực sự khó khăn, đó là: sự hạn chế về nguồn vốn tích luỹ nội bộ và khả năng
tiếp nhận, chuyển giao nguồn vốn nước ngoài; năng lực bộ máy quản lý kinh tế còn
yếu kém và sự tồn tại khá phổ biến tệ nạn tham những, quan liêu và trình độ chuyên
môn cũng như văn hoá rất thấp.
(3) Trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ hơn, các nước đang phát triển
có thể rút ngắn thời gian thực hiện mỗi giai đoạn phát triển thông qua việc sử dụng
sự liên kết kinh tế với các nước phát triển và sử dụng nguồn lực kinh tế sẵn có của
các nước này trong quá trình trao đổi thương mại và hợp tác quốc tế.
2. Những lựa chọn khác nhau của các nước đang phát triển và hậu quả của quá

trình phát triển.
Quan niệm về bản chất của phát triển kinh tế, theo thời gian đã được hoàn thiện như
trình bày ở trên. Tuy vậy, việc thực hiện trên thực tế lại muôn hình muôn vẻ và thực
sự khó khăn. Mỗi nước đang phát triển đều lựa chọn cho mình những con đường đi
riêng có tuỳ thuộc vào điều kiện về địa lý, kinh tế, xã hội cũng như quan điểm của các
nhà lãnh đạo chính trị. Chương trình Kinh tế phát triển ở bậc đại học đã mô tả chi tiết
3 hướng đặc trưng các nước đang phát triển thường lựa chọn, đó là mô hình nhấn
mạnh tăng trưởng nhanh (mô hình đoàn tầu đẩy) được thể hiện rõ rệt nhất ở các nước
Nam Mỹ; mô hình nhấn mạnh từ đầu vấn đề công bằng xã hội (Mô hình đoàn tầu
kéo) của các nước đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa trước đây và mô hình phát
triển toàn diện ( của các nước NIC Đông Á). Tuy vậy, lịch sử phát triển kinh tế của
các nước cho thấy, trong một khoảng thời gian dài, nhất là từ thập niên 50-60 của thế
kỷ 20 người ta đã đặt mục tiêu kinh tế lên quá cao so với các mục tiêu khác. Thậm
chí, còn xem sự tăng trưởng kinh tế gần như là thước đo duy nhất của sự phát triển.
Cái giá phải trả cho thiên hướng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn:
Thứ nhất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đã phải trả giá bằng việc sử dụng
quá mức nguồn tàì nguyên, môi trường sinh thái và môi trường sống của con người.
Sau những sự phát triển mạnh mẽ những năm 50-60 thế kỷ XX, loài người phải
đương đầu với cuộc khủng hoảng năng lượng đầu tiên trên quy mô toàn cầu đầu
những năm 1970. Đồng thời, cùng với các vấn đề về an toàn lương thực, con người
cũng phải đối mặt với các vấn đề ngoài kinh tế như thoái hoá đất, tình trạng nước
6
sạch và vệ sinh môi trường, nạn chặt phá rừng, chất thải, tiếng ồn, bụi. Chẳng hạn,
nhờ sử dụng phân bón, năng suất cây trồng đã tăng lên. Nhưng lạm dụng phân bón đã
gây tác hại, làm cho 38% đất nông nghiệp trên thế giới bị thoái hoá. Đất nông nghiệp
được tưới tiêu đã làm tăng năng suất cây trồng, nhưng cũng gây ra tình trạng khan
hiếm nguồn nước vì sử dụng nước có cường độ khác nhau: Theo thống kê của Ngân
hàng thế giới, trong khi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được tưới tiêu trên 36%
đất trồng trọt thì tại Châu Phi chỉ là 4%. Thêm vào đó, nạn phá rừng (mõi năm thế
giới mất một diện tích rừng tương đương diện tích nước Bồ Đào Nha), đã gây ra

nhiều vấn đề cho xã hội và môi trường như phá huỷ đa dạng sinh học, làm thay đổi
khí hậu và không gian tồn tại của nhiều dân tộc. Ngày nay thế giới đã thống kê dược
gần một vạn loài chim, nhưng có đến 12% tổng số loài được coi là đang bị đe doạ.
Thứ hai, sự tăng trưởng nhanh chỉ đem lợi cho một bộ phận nhỏ dân cư trong xã
hội ở các nước đang phát triển. Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng trong nhiều chục
năm qua, nổi bật lên ở các nước đang phát triển vẫn là tình trạng nghèo đói, một phần
lớn dân cư vẫn nằm trong tình trạng thu nhập thấp; phân hoá giầu nghèo giữa các
giai tầng, các nước trên thế giới vẫn ngày càng lớn. Đẩy nhanh tăng trưởng và phát
triển nhưng lại chỉ tập trung ở vùng đô thị, trong khi đó khu vực nông thôn, vùng núi
mênh mông lại bị bỏ qua. Mức sống, sự hưởng thụ vật chất, tinh thần, chăm sóc sức
khoẻ, cơ hội việc làm quá chênh lệch giữa vùng nông thôn với thành thị, giữa các
cộng đồng dân cư với nhau. Điều đó có thể trở thành mầm mống dẫn đến sự đối xử
không công bằng, dẫn đến sự biểu tình, gây xáo trộn nền kinh tế, khủng hoảng về
chính trị.
Thứ ba, chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh đã dẫn đến xu hướng vi phạm
các khía cạnh về quyền con người và những yếu tố văn hoá truyền thống. Để thực
hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều nghiên cứu và phát minh khoa học
mang dấu hiệu vi phạm quyền con người, biến người thành công cụ như máy móc, sự
phát triển cao của hiện tượng này là những manh nha vận dụng kết quả nghiên cứu về
nhân bản vào xã hội loài người. Một góc độ khác, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế đã dẫn đến làm mai một truyền thống văn hoá văn hoá tốt đẹp của dân tộc,
thay vào đó là lối sống thực dụng, tôn vinh quá thái sức mạnh của đồng tiền, của lợi
nhuận, thiếu quan tâm đến lợi ích cộng đồng, chuẩn mực đạo đức xã hội, lối sống
thay đổi, các hiện tượng tội phạm, ly hôn v.v ngày càng cao hơn.
Như vậy là, sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới
vào các năm 50 - 80 của thế kỷ trước, loài người nhận thức được rằng: chỉ riêng
thước đo kinh tế không thể phản ánh được đầy đủ quan niệm về phát triển. Do vậy,
7
phải xem xét lại và đánh giá đúng đắn các mối quan hệ: con người - trái đất, phát
triển kinh tế - xã hội, văn hoá - bảo vệ tài nguyên, môi trường và cả các vấn đề về xây

dựng thể chế trong đó con người phải đóng vai trò trung tâm của sự phát triển. Tài
nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý
mình; cần thiết phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng, của các thế hệ tương
lai và các chi phí môi trường cho sự phát triển Hiểu được tất cả các yêu cầu trên
chính là hiểu được điều cốt yếu của vấn đề về “Phát triển bền vững” mà chúng ta sẽ
đề cập trong mục tiếp sau
II. Phát triển bền vững nền kinh tế.
1. Quá trình hoàn thiện quan điểm phát triển bền vững trên thế giới.
Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế và những hậu quả của quá trình phát triển
gây ra, quan điểm phát triển bền vững đã được từng bước tìm kiếm từ thập niên 70
của thế kỷ trước.
Năm 1972, thế giới đối mặt với tình trạng khan hiếm năng lượng và ô nhiễm môi
trường nặng nề. Ngay cả với “thần kỳ kinh tế Nhật Bản” cũng nhận thức thấy ô nhiễm
môi trường đô thị đã gây tác hại như thế nào đến chất lượng cuộc sống và phát triển
đất nước. Trước thực tế đó và dưới sức ép của các nhà khoa học, Liên hợp quốc đã tổ
chức Hội nghị quốc tế về môi trường ở Stockholm (Thụy Điển). Hội nghị ra tuyên bố
xác nhận hiện trạng môi trường toàn thế giới đang xấu đi nghiêm trọng và kêu gọi
nhân loại hãy cứu lấy trái đất, cái nôi của sự sống. Hội nghị đã thúc đẩy vấn đề môi
trường ở các quốc gia. Hội nghị là cơ sở để thành lập Chương trình môi trường của
Liên hợp quốc UNEP và công ước quốc tế về buôn bán động vật quý hiếm CITES.
Trên phạm vi toàn cầu, nhằm tìm cách đối phó với tình trạng cuộc sống ngày càng
xấu đi do sự gia tăng của nghèo đói, bệnh tật, thất học, do sự cách biệt ngày càng sâu
sắc giữa giàu và nghèo, và đặc biệt do sự xuống cấp không ngừng của môi trường.
Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc đã thành lập Hội đồng thế giới về môi trường và
phát triển vào năm 1983.
Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về môi trường và
phát triển (WCED) ấn hành năm 1987 đã chính thức đưa ra quan điểm của Liên hiệp
quốc về Phát triển bền vững, theo bào cáo này phát triển bền vững được hiểu là “sự
phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Quan điểm này đã tác động mạnh mẽ

tới cộng đồng thế giới bằng lời cảnh tỉnh loài người phải thay đổi cơ bản và ngay lập
tức lối sống và cách hành động của mình, nếu không sẽ phải đối mặt với tình hình
8
không thể chịu đựng được và môi trường sẽ bị phá huỷ tới mức thảm họa. Như vậy có
thể thấy rằng, quan điểm ban đầu về phát triển bền vững chủ yếu nhấn mạnh đến việc
giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa mục tiêu về kinh tế với mục tiêu bảo vệ tại
nguyên và môi trường sống của con người.
Bước ngoặt quan trọng nhất trong quan điểm về phát triển bền vững được thể
hiện ở Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển họp ở Rio de Janero
(Braxin) năm 1992. Đây là cuộc gặp gỡ lớn chưa từng thấy của các nhà lãnh đạo các
quốc gia trên thế giới. Thành công lớn hơn cả của Hội nghị thượng đỉnh này là đã
thông qua Chương trình nghị sự 21. Đây là khuôn khổ hành động cấp quốc gia và
quốc tế, lần đầu tiên được các nước cùng thừa nhận.
Hộp 1: Chương trình nghị sự 21 (đưa vào hộp)
Chương trình hành động 21 là văn kiện đồ sộ gồm 40 chương nêu lên các công
việc cần phải làm, các biện pháp cần thực hiện và kinh phí cần phải có cho các công
việc đó. Đây là văn kiện quan trọng giúp các quốc gia soạn thảo và hiệu đính chiến
lược phát triển của mình và định hướng hợp tác toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường
trên trái đất.
Mười năm sau, Hội nghị thượng đỉnh trái đất về phát triển bền vững (WSSD) họp
tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã tiếp tục khẳng định việc lựa chọn con
đường phát triển bền vững được xác định 10 năm trước tại Rio. Chương trình nghị sự
21 đã đưa ra quan điểm phát triển bền vững không chỉ nhấn mạnh vấn đề môi trường,
tài nguyên thiên nhiên mà còn nhấn mạnh nhiều hơn đến yếu tố xã hội, yếu tố con
người trong quá trình phát triển của các quốc gia.
Quan niệm đầy đủ về phát triển bền vững được Liên hiệp quốc đưa ra là: bảo
đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và
công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao
chất lượng môi trường sống.
2. Nội dung phát triển bền vững

Quan điểm của Liên hiệp quốc nêu trên đã thể hiện rõ nội dung của phát triển
bền vững hiện nay. Có thể mô tả khái quát nội dung này qua các hình dưới đây:
9
M ô c t i ª u
k i n h t Õ
P T B V
M ô c t i ª u
X · h é i
M ô c t i ª u
M « i t r  ê n g
hàng Thế giới
K i n h t Õ
X · h é i
M « i T r  ê n g
P T B V

Phát triển bền vững phải được thể hiện ở vùng phối hợp được cả 3 mục tiêu kinh
tế, xã hội, môi trường ( hình bên phải). Nó mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá Mục tiêu của
phát triển ngày nay phải là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài
người, tạo nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Để đạt được
mục tiêu ấy, trong quá trình phát triển, các quốc gia phải xác định được một cách hợp
lý các mục tiêu cụ thể của 3 nội dung phát riển này để tạo nên 3 đỉnh của tam giác
phát triển bền vững (hình bền trái), trong đó mục tiêu bền vững kinh tế là lựa chọn
một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả
nhất. Bền vững về xã hội tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến
bộ xã hội và phát triển con người. Bền vững về môi trường bao gồm khai thác hợp lý
tài nguyên; bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; thực hiện tốt quá trình tái sinh tài
nguyên môi trường.
3. Việt Nam nhập cuộc hành trình phát triển bền vững

Thời kỳ trước đổi mới, mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam là mô hình nhấn
mạnh vào công bằng xã hội. Kết quả là chúng ta đã tạo ra được những thành tựu nhất
định về bảo đảm những yêu cầu cơ bản về phát triển con người, quyền bình đẳng
trong xã hội được coi trọng. Tuy vậy, mô hình này đã dẫn đến sự phát triển rất thấp
kém về mặt kinh tế. Sự bình đẳng và công bằng xã hội được xây dựng trên cơ sở mức
sống thực sự thấp kém, nền kinh tế nói chung và đời sống kinh tế của quảng đại dân
chúng rất khó khăn. Bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng ta bước vào
thời kỳ cải tổ kinh tế, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với quan điểm gắn kết đồng thời cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong toàn
tiến trình phát triển. Tuy vậy, trong những năm qua, phát triển kinh tế của Việt nam
vẫn còn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp;
công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và
chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo
dục còn rất bất cập. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng
lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm
trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và công cụ pháp
luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giũa 3 mặt của sự phát triển
10
bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Nắm bắt được tính hình đó, Chính phủ
Việt nam đã có những bước tiếp cận ngày càng đầy đủ đến hành trình phát triển bền
vững nền kinh tế đất nước. Cụ thể:
Ngày 12/6/1991, tại Quyết định số 187-CT, Chính phủ thông qua “Kế hoạch quốc
gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 – 2000” một trong những kế
hoạch quốc gia đầu tiên được xây dựng theo quan điểm phát triển bền vững vừa được
quốc tế chính thức công bố.
Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW “về việc tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”
nêu lên quan điểm “Bảo vệ môi trường phải gắn liền và là cơ sở quan trọng bảo đảm
phát triển bền vững đất nước”. Tiếp đó, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định con
đường phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và

bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo
vệ môi trường”. “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên,
giữ gìn đa dạng sinh học”.
Ngày 17 tháng 8 năm 2004, trong Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường.
Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung,
bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các
tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo
đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng nêu lên những thách
thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ
pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện. Định hướng không
thay thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để xây
dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa
phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất
nước.
11
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
(Tiếp cận từ góc độ phát triển bền vững)
Từ công thức phát triển nêu ở chương 1, theo quan điểm phát triển bền vững, việc
phân tích và đánh giá phát triển kinh tế bao gồm bốn khía cạnh: tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến bộ xã hội và vấn đề môi trường. Nội dung của mỗi
khía cạnh sẽ được xem xét thông quá các tiêu chí đánh giá và xu thế biến đổi của nó
trong quá trình phát triển.
I. Tăng trưởng kinh tế

1. Khái niệm và ý nghĩa
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời
gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ.
Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được
sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa
các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị.
Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế
Những nguyên tắc chính phát triển bền vững ở Việt Nam
Nguyên tắc 1: Con người là trung tâm của phát triển bền vững
Nguyên tắc 2: Phát triển kinh tế là trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là một yếu tố không thể tách
rời của quá trình phát triển.
Nguyên tắc 4: Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu
của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
Nguyên tắc 5: Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.
Nguyên tắc 6: Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền,
các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng
đồng dân cư và mọi người dân.
Nguyên tắc 7: Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, để phát triển bền vững đất nước.
Nguyên tắc 8: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
12
hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh
sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
Như trên đã phân tích, trong quá trình phát triển kinh tế, sự tiến bộ và công bằng
xã hội chính là mục tiêu cuối cùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi
về chất của nền kinh tế, còn tăng trưởng là điều kiện cần của sự phát triển. Các nước
đang phát triển không thể thực hiện được mục tiêu phát triển nền kinh tế nếu không

có một khả năng tích luỹ vốn cao, và mục tiêu phấn đấu của xã hội không phải là cho
một sự công bằng trong đó ai cùng nghèo như ai. Một xã hội lành mạnh phải dựa trên
cơ sở của một nền kinh tế vững chắc về vật chất.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật
chất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cho sự thay đổi các mục
tiêu xã hội.
2. Tính chất hai mặt của tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù là tiêu thức phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế nhưng bản thân
sự tăng trưởng kinh tế cũng chứa đựng hai thuộc tính, hay nói cách khác, nó cũng có
tính hai mặt, đó là: mặt lượng và mặt chất. Trong quá trình phát triển, các quốc gia
phải quan tâm đồng thời đến cả hai mặt của tăng trưởng kinh tế và xu hướng vận
động tích cực của nó.
2.1 Mặt lượng của tăng trưởng.
Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó
thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng như đã nói ở trên và được phản ánh
thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập. Đứng trên
góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị: có thể là
tổng giá trị thu nhập, hoặc có thể là thu nhập bình quân trên đầu người. Các chỉ tiêu
giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm: tổng
giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc dân (GNI);
thu nhập quốc dân (NI); thu nhập được quyền chi (GDI).
Trong phân tích, đánh giá mặt lượng của tăng trưởng, một điều quan trọng hơn cả
nội dung kinh tế, phương pháp tính toán các chỉ tiêu nói trên (đã được giới thiệu trong
chương trình Kinh tế phát triển cho bậc đại học) là ở chỗ, hiểu được các chỉ tiêu này
được sử dụng như thế nào? Cách phân tích và xu thế vận động hợp lý của nó trong
quá trình phát triển là gì? Vì vậy, cần lưu ý đến những điểm nhấn mạnh sau đây:
(1) Trong số các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu thường hay sử dụng nhất và phản ánh
chính xác hơn cả là GDP và GDP trên đầu người. GDP có ưu điểm hơn GO ở chỗ
loại trừ trong tính toán phần giá trị trung gian của hàng hoá và lại đáng tin cậy hơn
các chỉ tiêu khác vì nó phản ánh toàn bộ giá trị gia tăng hay giá trị sản phẩm hàng hoá
13

và dịch vụ cuối cùng tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia.
Vì vậy, khi đánh giá tăng trưởng kinh tế, chúng ta thường sử dụng chỉ tiêu mức và tốc
độ tăng GDP và GDP/đầu người. Mặt khác, xét đến cùng về mục tiêu tăng trưởng, thì
tốc độ tăng trưởng dân số cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Nếu tốc độ tăng trưởng
tổng thu nhập lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số thì điều đó có nghĩa là không có
sự gia tăng về mặt lượng của tăng trưởng nếu xét theo mục tiêu cuối cùng. Vì vậy,
quan điểm tăng trưởng hiện đại thường quan tâm nhiều hơn đến chỉ tiêu mức và tốc
độ tăng thu nhập bình quân đầu người khi xét đến mặt lượng của quá trình này, nó
chính là dấu hiệu thể hiện kết quả rượt đuổi cuộc chạy đua về kinh tế giữa các nước
với nhau, nhất là giữa các nước đang phát triển với các nước phát. Chúng ta có thể
xem xét vấn đề này qua một ví dụ cụ thể trong khối APEC. Khối APEC bao gồm có
21 nước, trong đó 11 nền kinh tế có mức thu nhập cao còn lại là các nền kinh tế đang
phát triển. Theo báo Cáo kinh tế APEC năm 2006 (APEC economic report 2006) từ
khi thành lập đến này ( từ 1990) các nền kinh tế đang phát triển của khối có tốc độ
tăng trưởng GDP trung bình cao hơn so với các nước phát triển khoảng 1,3 lần,
nhưng tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của các nền kinh tế đang phát triển lại
cao hơn các nền kinh tế phát triển là 1,65 lần. Kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người của các nước đang phát triển trong thời gian qua không đáng kể.
Khoảng cách thu nhập và mức sống dân cư giữa các nền kinh tế phát triển và đang
phát triển ttrong khối APEC tuy có giảm đi nhưng không đáng kể. Nếu so sánh 5 nền
kinh tế giầu nhất với 5 nến kinh tế nghèo nhất của APEC, thì GĐP/người chênh lệch
22 lần năm 1970, 25 lần năm 1975, năm 1989 là 36 lần, năm 1995 là 34 lần và năm
2004 vẫn là 34 lần. Hoa kỳ và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, chiếm
16% dân số, nhưng chiếm tới 71% GDP khu vực, so với 84% dân số còn lại với 29%
GDP khu vực.Chính vì vậy, thứ hạng của các nước đang phát triển trong khối APEC,
trong vòng 20 năn trở lại đây vẫn chưa có sự thay đổi tích cực (xem bảng dưới)

Bảng: XẾP LOẠI CÁC NỀN KINH TẾ APEC
Xếp
hạng

Năm 1992 Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004 GDP/người
2004(USD)
1 Nhật Bản Nhật Bản Nhật Bản Hoa kỳ 39.650
2 Hoa kỳ Hoa kỳ Hoa kỳ Nhật Bản 36.501
3 Canada Singapore Hồng Kông Australia 31.598
4 Australia Hồng Kông Canada Canada 31.031
5 Hồng Kông Australia Singapore Singapore 25.002
6 Singapore Canada Australia New Zealand 24.499
7 Brunei Brunei Đài Loan Hồng Kông 23.641
14
8 NewZealand NewZealand NewZealand Brunei 14.454
9 Đài Loan Đài Loan Brunei Hàn Quốc 14.266
10 Hàn Quốc Hàn Quốc Hàn Quốc Đài Loan 13.516
11 Mexico Chi lê Mexico Mexico 6397
12 Chi lê Malaysia Chi lê Chi lê 5838
13 NGa Mexico Malaysia Malaysia 4731
14 Malaysia Thái Lan Peru Nga 4047
15 Thái Lan Nga Thái Lan Thái Lan 2519
16 Peru Peru Nga Peru 2439
17 Papua New
Guinea
Philippines Philippines Trung Quốc 1283
18 Philippines Indonesia Trung Quốc Philippines 1059
19 Indonesia Papua New
Guinea
Papua New
Guinea
Indonesia 1022
20 Trung Quốc Trung Quốc Indonesia Papua New
Guinea

824
21 Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam 551
Nguồn:cơ sở dữ liệu của UNCTAD
(2) Các nước đang phát triển có nhu cầu và khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng
GDP cao hơn các nước phát triển. Về mặt nhu cầu, đó là mong muốn đuổi kịp các
nước phát triển về mặt kinh tế. Các nước đang phát triển sẽ ngày càng tụt hậu so với
các nước phát triển nếu không tạo cho mình một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn
các nước phát triển. Việt Nam muốn vươn lên để trở thành nước NIC, hay Trung
Quốc muốn nhanh chóng trở thành nước công nghiệpv.v thì phải tạo cho mình một
tiềm lực kinh tế vững chắc thông qua việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt
khác, nếu xét về mặt khả năng, ở các nước đang phát triển hiện còn tồn tại một khối
lượng nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng khá lớn, sản lượng thực tế đạt được
còn rất xa so với mức sản lượng tiềm năng, do đó nếu biết tìm ra được lực đẩy mạnh
mẽ, sẽ dễ dàng đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn. Trước kia, trong quá trình
chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh, các nước đang phát triển gặp phải những rào
cản lớn, đó là sự hạn chế về những nguồn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế như: vốn,
lao động có tay nghề cao, hay công nghệ kỹ thuật, thị trường hàng hoá v.v Trong
nền kinh tế mở cửa hiện đại như hiện nay, những rào cản trên gần như đã được tháo
gỡ thông qua cơ chế trao đổi thương mại, hợp tác quốc tế với sự di chuyển vốn và
nguồn lực vật chất khác từ các nước phát triển vào một cách có hiệu quả theo cơ chế
cùng có lợi. Các số liệu thực chứng trong thời gian qua cũng cho chúng ta thấy kết
luận nêu trên là hoàn toàn đúng. Số liệu thống kê của WB (bảng dưới) cho thấy, tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân năm của các nước có mức thu nhập thấp lại có xu
15
hướng cao hơn cả. Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới,
một số nước thuộc khối Đông Nam Á trong những năm gần đây vẫn duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao.
(3) Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị.
Giá trị GDP có thể tính theo đơn vị tiền tệ trong nước, hoặc tính theo đơn vị quy đổi
ngoại tệ trực tiếp (theo USD). Chính phủ các nước đang phát triển có thể sử dụng

chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh
của mình khi quy đổi theo đơn vị ngoại tệ trực tiếp. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong
thời kỳ công nghiệp hoá là sử dụng công cụ “lạm phát” và “tỷ giá” phù hợp. Nếu tính
theo giá so sánh của đồng Won, trong ba mươi năm 1965-1995, kinh tế nước này chỉ
tăng trưởng khoảng 9%. Nhưng nếu tính theo USD thì trong ba mươi năm ấy kinh tế
nước này tính bình quân đầu người tăng đến 16,6%/năm hay là GDP theo đồng đôla
Mỹ đã tăng bình quân khoảng 18%/năm. Hệ quả là từ mức thu nhập 80USD/người đã
tăng lên 8000USD/người. Chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng chính sách tương tự
như Hàn Quốc mười năm gần đây. Theo đồng Việt Nam, giá so sánh Việt nam có tốc
độ tăng trưởng chỉ khoảng hơn 7%/năm, nhưng năm 2005, nếu tính theo USD mức
tăng trưởng lên tới 15%/năm (mức tăng GDP theo giá hiện hành là 17%/năm, nhưng
tỷ giá chỉ giao động khoảng 2%/năm, tức là đã tăng trưởng theo USD đến 15%/năm.
Đây là tốc độ có thể đảm bảo tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người sau 5 năm).
Chính đây là căn cứ để dự báo GDP bình quân năm 2005 là 640USD có thể tăng lên
1050-1100USD vào năm 2010.
Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so sánh, giá hiện
hành và giá sức mua tương đương. Giá so sánh (giá cố định) là giá được xác định
theo mặt bằng của một năm gốc. Năm được chọn làm năm gốc là năm mà nền kinh tế
của quốc gia ít có những biến động lớn, và khoảng cách của năm gốc không nên qúa
xa so với năm hiện hành. Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm
tính toán. Gía sức mua tương đương (PPP- Purchansing power parity) do nhà thống
kê học người Mỹ có tên là R.C.Geary đề xuất, theo đó giá được xác định theo mặt
bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ. Mỗi loại giá phản
ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng
tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử dụng để tính tốc độ tăng
trưởng kinh tế giữa các thời kỳ và có ý nghĩa so sánh theo thời gian. Nếu tính theo giá
hiện hành, kết quả nhận được là thu nhập danh nghĩa, thu nhập đạt được theo mặt
bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụng trong việc xác định các chỉ
tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thương mại v.v
16

Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại, cần sử dụng thông tin
về chỉ số giảm phát GDP (deflater GDP). Các chỉ tiêu tính theo Giá PPP phản ánh thu
nhập được điều chỉnh theo mặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không gian.
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thường dùng
để so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tổ chức
quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện, thời hạn được vay đối với các nước
khác nhau và xác định mức đóng góp của các nước thành viên trong các tổ chức quốc
tế.
Bảng: Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
của một số nước năm 2005
tên nước GDP
tỷ đôla % tăng
trung bình
hàng năm
2005 2001-05

GNI
Tỷđôla đô la
Trên đầu
người

GNI theo PPP
tỷ đôla
đôla trên đầu
người

1.Theo nhóm nước
- Toàn thế giới
- thu nhập cao
- thu nhập trung bình

- thu nhập thấp
2 một số nước tiêu
biểu:
- Mỹ
- Nhật
- Anh
- Pháp
- Trung Quốc
- Ấn độ
3. Một số nước đông
nam á:
- Singapore
- Hồng Kông
- Hàn quốc
44.384 2,8
34.466 2,2
8.535 5,1
1.391 6,0
12.455 2,8
4.505 1,3
2.192 2,3
2.110 1,5
2.228 9,6
785 6,9
91 6,3
177 4,3
787 4,6
44.983 6987
35.528. 35.131
8.113 2.640

1363 580
12.969 43.740
4.988 38.980
2263 37.600
2.177 34.810
2263 1740
793 720
119 27490
192 27.670
764 15830
60.644 9420
32.893 32.524
22.115 7.195
5.849 2.486
12.438 41.950
4019 31.410
1.968 32.690
1.855 30.540
8.610 6.600
3787 3460
130 29780
241 34.670
1055 21.850
17
- Thái lan
- Indonesia
- Malaysia
- Philipin
- Việt Nam
176 5,4

287 4,7
130 4,8
98 4,5
52 7,5
176 2750
282 1280
125 4960
108 1300
51 620
542 8400
820 3720
262 10.320
440 5300
250 3010
Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới, 2007
Qua bảng số liệu trên, nếu theo phương pháp PPP, tỷ trọng tổng thu nhập và thu
nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển trong tổng thu nhập thế giới
cao hơn nhiều so với thu nhập tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp. Năm
2005, tỷ trọng thu nhập tính theo GNI ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình
trong tổng thu nhập thế giới chỉ chiếm 23% nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại
tệ trực tiếp nhưng con số này đã lên đến xấp xỉ 47% nếu tính theo PPP; Theo phương
pháp này, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, gấp đôi Nhật
Bản, Ấn Độ đứng thứ 4. Việt Nam nếu tính theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực
tiếp thì mức GNI/người năm 2005 là 620$, nhưng tính theo PPP thì mức này là 3101$
( gấp khoảng 5 lần).
2.2 Mặt chất lượng tăng trưởng.
Các nước đang phát triển đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng
nhanh, có năm cao gấp 2-3 lần các nền kinh tế phát triển và cao hơn mức chung toàn
cầu khoảng 2 điểm phần trăm hàng năm trong nhiều năm gần đây (theo WB). Tuy
vậy, nếu theo dõi qua bảng số liệu dưới đây:

Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân
các nước trong dài hạn
Nước 2006-2010 2011-2020
Toàn cầu 4.0% 3.3%
Trung Quốc 7.8% 5.1%
Việt Nam 7.0% 4.6%
Ấn §é 6.6% 5.5%
Indonesia 5.6% 5.0%
Malaysia 5.3% 4.8%
Philipin 5.2% 4.7%
Thái Lan 4.5% 4.7%
Xingapo 4.5% 4.0%
Hàn Quốc 4.0% 3.9%
Nguồn: Economist Intellingence Unit (EIU). Foresight 2020. Economic, industry
and corporate trends. Hong Kong, 2006
18
Chúng ta thấy, đã xuất hiện những dự báo không tích cực của các chuyên gia kinh
tế về khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước đang phát triển vào
thập niên 20 của thế kỷ 21 nếu không có sự điều chỉnh trong cấu trúc của sự tăng
trưởng hay nói đầy đủ hơn là sự thay đổi về chất của sự tăng trưởng.Vì vậy, nghiên
cứu chất lượng tăng trưởng trở thành một vấn đề bức xúc hiện nay ở các nước đang
phát triển. Nó trở thành điều kiện sống còn trong hiện tại và nhất là tương lai, trong
cuộc chạy đua cải thiện mức thu nhập một cách lâu dài với các nước phát triển.
Có nhiều góc độ đề cập đến quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế và nội
dung cấu thành nó. Ở đây, chúng ta sẽ đưa ra quan điểm về vấn đề này theo nghĩa hẹp
và nghĩa rộng. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên
trong của quá trình tăng trưởng kinh tế (còn số lượng tăng trưởng là biểu hiện bên
ngoài của sự tăng trưởng), thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt
số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn. Như vậy, nếu xét mặt
lượng của tăng trưởng, người ta thường quan tâm đến câu hỏi: tăng trưởng được bao

nhiêu? nhiều hay ít? nhanh hay chậm? thì những câu hỏi liên quan đến chất lượng
tăng trưởng theo nghĩa hẹp lại là: (1) khả năng duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng như thế
nào? (2) cái giá phải trả cho việc đạt được các chỉ tiêu là bao nhiêu? (3) yếu tố nào
cấu thành chủ yếu cho sự tăng trưởng?. Còn nếu hiểu chất lượng tăng trưởng theo
nghĩa rộng, chúng ta có thể hướng sự suy nghĩ theo khía cạnh tăng trưởng kinh tế gắn
với phát triển bền vững. Theo hướng này, chất lượng tăng trưởng còn được xem xét
thêm tác động lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các đối tượng chịu ảnh hưởng, đó
là: ảnh hưởng của tăng trưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; tác động của sự
gia tăng thu nhập đến sự cải thiện tình trạng nghèo đói, bình đẳng, công bằng xã hội
và cuối cùng là kết quả của tăng trưởng ảnh hưởng đến bền vững tài nguyên, môi
trường. Như vậy, nếu theo nghĩa rộng, chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử
dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng
và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi
trường. Chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp chính là nội dung chủ yếu nhất trong
phân tích tăng trưởng kinh tế, còn các khía cạnh ảnh hưởng lan toả của nó đến các
lĩnh vực của phát triển bền vững sẽ được đề cập khi phân tích và đánh giá mối quan
hệ của các yếu tố cấu thành phát triển kinh tế.
Đi đôi với quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh, các nước, nhất là các
nước đang phát triển phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tăng trưởng và đặt mục
tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Có thể hệ thống hoá nội
dung đánh giá chất lượng tăng trưởng (theo nghĩa hẹp) theo hai nhóm tiêu chí, đó là
19
tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng (gọi tắt là hiệu
quả tăng trưởng) và tiêu chí đánh giá khả năng duy trì tính bền vững của quá trình
tăng trưởng hiệu quả (gọi tắt là tính bền vững của tăng trưởng). Các tiêu chí mang
tính lượng hoá này sẽ giúp cho mỗi nước, mỗi ngành, mỗi địa phương xác định được
thực trạng về chất lượng tăng trưởng của mình, để có mục tiêu phấn đấu cho việc cải
thiện các chỉ tiêu đó.
Đánh giá hiệu quả tăng trưởng.
Hiệu quả của tăng trưởng là một khái niệm phức tạp, nó thể hiện ở: (i) sự so

sánh giữa kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng (thu nhập) với chi phí bỏ ra (chi
phí tổng hợp và các chi phí riêng biệt như lao động, vốn đầu tư, chi phí sản xuất); (ii)
sự so sánh giữa kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng với các chỉ tiêu thể hiện
mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế, đó là tăng thu nhập thực sự cho quốc gia
(giá trị gia tăng) và nâng cao mức sống bình quân cho người dân (thu nhập bình quân
đầu người). Đánh giá hiệu quả của tăng trưởng, chúng ta thường quan tâm đến các
tiêu chí: so sánh tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất (GO) và tốc độ tăng giá trị tăng
thêm(VA); tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (GDP/người); năng suất
lao động; suất đầu tư tăng trưởng (ICOR).
Trong bốn tiêu chí đánh giá hiệu quả của tăng trưởng kinh tế, tiêu chí thứ nhất
phản ánh sự so sánh giữa tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất (GO) của nền kinh
tế với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA - GDP). Tốc độ tăng trưởng GO cao hơn
tốc độ tăng trưởng GDP phản ánh một nền kinh tế “tăng trưởng nhờ gia công”, sự
sống còn của nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn hàng hoá trung gian phải nhập khẩu từ
bên ngoài. Điều đó, một mặt phản ánh tính bị động và nguy cơ tắc nghẽn của nền
kinh tế trong nước xét theo nghĩa nó là một dòng sông đang bị “lụt” ở phía hạ nguồn
và “khô” ở trên thượng nguồn. Mặt khác tốc độ tăng của GO cao hơn GDP chứng tỏ
sự gia tăng ngày càng cao của chi phí trung gian, làm cho tỷ trọng chi phí trung gian
(IC) trong GO ngày càng cao và kết quả là phần giá trị gia tăng (VA) trong GO giảm
đi, hiệu quả tăng trưởng thấp. Xét về mặt hiệu quả, trong chuỗi dây chuyền giá trị,
phần “giá trị gia công” thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng nhỏ theo xu
hướng phát triển của khoa học công nghệ, một quốc gia sẽ không thể làm giầu được,
và lại càng không thể bền vững được nếu sống bằng “gia công”. Một thực tế, các
nước đang phát triển, do hạn chế từ nhiều khía cạnh, để thực hiện mục tiêu tăng
trưởng của mình đã phải thực hiện theo mô hình “nhờ vào gia công” và vì vậy luôn bị
20
thua thiệt trong phân công hợp tác quốc tế và dành phần hiệu quả thấp, không ổn định
trong chuỗi dây chuyền giá trị toàn cầu. Chúng ta có thể theo dõi điều này qua số liệu
(sơ đồ dưới, thay sơ đồ 2007) phản ánh động thái tăng trưởng GO và GDP của Việt
Nam thời gian qua từ 2001đến 2006. Rõ ràng là, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu

quả của tăng trưởng Việt Nam cần phải rút ngắn biên độ khoảng cách khá lớn hiện
nay giữa tốc độ tăng trưởng GO và tốc độ tăng trưởng GDP.
Nguồn: Tính toán từ Niên gián thống kê Việt Nam 2006
Tiêu chí thứ hai, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự so
sánh giữa hai yếu tố tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng dân số. Tính hiệu quả của
tăng trưởng thể hiện sự vượt trội của sự gia tăng GDP so với tăng trưởng dân số để
làm cho tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng ngày một tăng lên.
Một thực tế hiện nay cho thấy, các nước phát triển vừa có thu nhập cao, lại là những
nước có mật độ dân số thấp và tốc độ tăng dân số tự nhiện hàng năm thường dưới 1%
(Nhật Bản:0,14%; Hoa Kỳ:0,63%) trong khi đó các nước đang phát triển, thì ngược
lại, mật độ dân số đông, lại có tốc dộ tăng dân số rất cao, nhiều nước trên 2%/năm. Vì
vậy, để thực hiện được mục tiêu rượt đuổi các nước phát triển, các nước đang phát
triển, cùng với chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phải nghiêm khắc
21
thực hiện chiến lược ổn định dân số thông qua chương trình kế hoạch hoá sinh đẻ,
kiểm soát tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên
Chỉ tiêu thứ ba và bốn thể hiện sự so sánh cụ thể kết quả thu nhập nhận được với
các yếu tố nguồn lực bỏ ra là lao động (đo bằng năng suất lao động) và vốn (đo bằng
suất đầu tư tăng trưởng). Năng suất lao động xã hội tính bằng GDP theo giá thực tế
chia cho tổng số lao động đang làm việc, phản ánh hiệu quả của tăng trưởng ở góc độ
sử dụng lao dộng sống. Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm, thì chẳng những
tác động không tốt đến tăng trưởng GDP, mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra
thấp, ảnh hưởng đến tích luỹ, tái đầu tư để mở rộng cũng như nâng cao mức sống.
Hiện nay, năng suất lao động của các nước đang phát triển còn rất thấp so với các
nước phát triển (xem bảng số liệu dưới)
So sánh Năng suất lao động nông nghiệp của một số nước khối APEC
(thời kỳ 2002-05)
Tên nước NSLĐ(USD/LĐ) So sánh với nước thấp nhất
(lần)
Hoa Kỳ 36.863 125

Canada 29.378 100
Australia 27.058 92
New Zealand 27.666 94,1
Philippine 1.021 3,5
Indonesia 564 1,9
Trung Quốc 373 1,26
Việt Nam 294 1
Nguồn: WB, báo cáo phát triển thế giới, 2007
Qua bảng cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của các nươc đang phát triển,
nhưng năng suất lao động thấp hơn các nước phát triển rất lớn (xấp xỉ 100 lần). Năng
suất lao động ở các nước đang phát triển rất thấp, một mặt là do chất lượng lao động,
trình độ công nghệ kỹ thật thấp; mặt khác còn do ở đây tình trạng thất nghiệp, bao
gồm cả hữu hình và trá hình rất cao. Vì vậy, cả hai yêu cầu, vừa nâng cao chất lượng
lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động, vừa phải quan tâm đến các
chương trình giải quyết việc làm cho người lao động đều là mục tiêu phấn đấu của
các nước đang phát triển trong quá trình nâng cao hiệu qủa và chất lượng tăng trưởng
kinh tế.
22
Hiệu quả của sử dụng vốn phản ánh tổng hợp nhất thông qua chỉ tiêu suất đầu tư
tăng trưởng thể hiện bằng hệ số giữa tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng
trưởng GDP (Hệ số ICOR). Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ phí phí về vốn cho tăng
trưởng cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Tuy vậy, khi dùng chỉ tiêu này để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn cần phải xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ của nó với trình độ
công nghệ kỹ thuật của nền kinh tế. Xu hướng chung của quá trình phát triển là các
nước sẽ áp dụng công nghệ hiện đại, đòi hỏi vốn cao hơn, sản phẩm sản xuất ra được
cấu thành bởi vốn ngày càng nhiều hơn cấu thành bởi lao động, vì vậy suất đầu tư
tăng trưởng tăng lên là một xu hướng đúng. Do đó dùng chỉ tiêu suất đầu tư tăng
trưởng để đánh giá và so sánh hiệu quả đầu tư giữa các giai đoạn hay giữa các nước
với nhau, cần phải xem xét đến sự đồng nhất về trình độ công nghệ đầu tư. Suất đầu
tư tăng trưởng của Nhật bản khoảng 9; Mỹ là 8,1; của các nước phát triển khoảng 7,3;

trong khi đó các con số này của các nước đang phát triển chỉ là 3,5; của Trung Quốc
là 4; của Việt Nam khoảng 5 (nguồn: IMF, 2005), điều đó không có nghĩa là hiệu quả
sử dụng vốn của các nước phát triển thấp hơn so với các nước đang phát triển, mà là
Nhật bản, Mỹ hay các nước phát triển thường đầu tư vào công nghệ đòi hỏi nhiều vốn
hơn ở các nước đang phát triển. Một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
được đánh giá là suất đầu tư tăng trưởng cao hơn so với mức độ đáng có của nó do
hiệu quả sử dụng vốn thấp, đầu tư quá dàn trải và còn nhiều hiện tương tiêu cực trong
sử dụng vốn đầu tư. Chúng ta có thể thấy điều đó qua số liệu sau đây:
Suất đầu tư tăng trưởng của VN và các nước thời kỳ tăng trưởng nhanh.
Thời kỳ tăng
trưởng nhanh
Tỷ lệ đầu tư
(%GDP)
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
SĐTTT
Việt Nam 2001-2005
2006
37,7
40%
7,5
8,17
5,0
5,01
Trung Quốc 1991-2003 39,1 9,5 4,1
Nhật Bản 1961-1970 32,6 10,2 3,2
Hàn Quốc 1981-1990 29,6 9,2 3,2
Đài Loan 1981-1990 21,9 8,0 2,7
Nguồn : Chi Hung KWAN, Why China’s Investment Efficiency is Low, China
in Transition, June 18, 2004.

Bảng trên cho thấy, vào thập niên 60,70 của thế kỷ trước (đối với Nhật Bản) và
những năm 80,90 (đối với Hàn Quốc, Đài Loan), các nước này đã đạt được tốc độ
tăng trưởng liên tục khoảng 8 đến 10% nhưng chỉ cần huy động một tỷ lệ tích luỹ
23
trong GDP khoảng 20-30%. Trong khi đó Việt Nam và Trung Quốc đã phải huy động
xấp xỉ 40% tích luỹ trong GDP để đổi lấy tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều. Điều đó
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam và trung Quốc hiện nay thấp hơn nhiều
so với Nhật Bản và các nước NIC ở nhiều thập niên trước.
Phân tích và đánh giá cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế xét về phương diện nguồn gốc, tức là xem xét các yếu tố tác
động đến tăng trưởng kinh tế có thể chia thành hai loại là tăng trưởng theo chiều rộng
và tăng trưởng theo chiều sâu. Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là tăng trưởng chủ
yếu dựa vào tăng vốn (K), tăng số lượng lao động (L) và tăng cường khai thác tài
nguyên (R). Tăng trưởng theo chiều sâu là tăng trưởng do năng suất lao động, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, tức là nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp(TFP). TFP
là một yếu tố tổng hợp phản ánh tác động của yếu tố khoa học công nghệ, vốn nhân
lực, các khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận, nghiên cứu và vận
hành khoa học công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất và dịch vụ trong
nền kinh tế. Theo xu hướng chung của quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, cần
phải xét đến vai trò của yếu tố TFP. Đánh giá vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh
tế dựa vào: (i) Tỷ trọng đóng góp của yếu tố này trong kết quả tăng trưởng; (ii) Các
điều kiện cần thiết cho vận hành yếu tố công nghệ mới vào hoạt động kinh tế như:
trình độ công nghệ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, quy mô đầu tư vốn cho các
hoạt động nghiên cứu và phát triển, sự phát triển hoạt động giáo dục đào tạo và kết
quả là sự gia tăng quy mô của nguồn vốn nhân lực, thể chế chính sách phù hợp để tạo
ra các nhân tố cần thiết cho quá trình tích tụ công nghệ; năng lực cạnh tranh công
nghệ của nền kinh tế nói riêng và năng lực cạnh tranh tăng trưởng nói chung. Các
nước phát triển, các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức tối đa, thậm chí nhiều
yếu tố có xu hướng giảm dần và trở nên ngày một khan hiếm như lao động, tài
nguyên thiên nhiên, trong khi đó các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu khá phát triển

như trình độ nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, thì thường thực hiện lựa
chọn mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng
chiếm tỷ trọng cao. Đối với các nước đang phát triển, nơi mà các yếu tố tăng trưởng
theo chiều rộng vẫn còn khá rối rào, nhất là số lượng lao động đông đảo, giá công
nhân rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang nằm trong quá trình khám phá, trong khi
đó chất lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ còn thấp thì cần thiết
phải coi trọng các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, số điểm phần trăm tăng trưởng
ở các nước đang phát triển thường được tạo nên chủ yếu bởi vốn và lao động . Tuy
24
vậy, xét theo xu thế phát triển, các nước đang phát triển cần phải có chiến lược
chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu, đây vừa là yếu tố bảo đảm hiệu quả của
tăng trưởng, vừa duy trì khả năng tăng trưởng trong dài hạn. Những số liệu thực
chứng của một số nước thuộc khối Đông Nam Á dưới đây cho thấy: nhìn chung, các
nước có mức thu nhập thấp thì tỷ trọng công nghệ trình độ thấp sưửdụng trong hoạt
động kinh tế càng cao.
So sánh trình độ công nghệ của một số nước Đông nam Á (năm 2005)
VN : Việt Nam; PHI : Philipines; THA : Thái Lan; IND : Indonesia; MAL :
Malaysia; SIN : Singapore, ( nguồn: IPS, kế hoạch tổng thể bảo vệ môi trường ngành
công nghiệp)
Trình độ công nghệ thấp kém của các nước đang phát triển còn thể hiện rõ hơn khi
so sánh với các nước công nghiệp phát triển về tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá mang
tính công nghệ cao. Trong khi tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu có trình độ công nghệ
cao của Mỹ, Hàn quốc từ 36-38%; Nhật Bản là 28-29%, thì con số này của Việt Nam
chỉ là 4,47%; Thái Lan là 11%( số liệu 2003, nguồn: cơ sở dữ liệu của UNCTAD).
Chính vì thế mà đóng góp của yếu tố công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của các nước
đang phát triển còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển (xem số liệu bảng dưới)
Nguồn tăng trưởng ở Châu Âu và Nhật Bản
25

×