Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.16 KB, 49 trang )

Phần II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 1990-2004
I. Khái quát về quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
1990-2004
Sau gần 2 thập niên qua kể từ khi áp dụng những chính sách kinh tế toàn diện
chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có mức tăng trưởng khá. Đặc
biệt trong giai đoạn 1991- 2004, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên
7%, giảm tỷ lệ lạm phát từ 3 con số xuống còn 1 con số, tổng đầu tư xã hội tăng
lên 35,9%/GDP. So với các nước trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam hiện nay là khá cao, đứng thứ hai ở châu Á sau Trung Quốc. Từ chỗ tất
cả hàng hoá đều khan hiếm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước được đánh
giá là có nền kinh tế phát triển nhanh, sản xuất trong nước đã đáp ứng được phần
lớn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, xuất khẩu ngày một tăng, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Từ năm 1992, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc với tốc độ
tăng trưởng 8,7% và đạt mức cao nhất từ trước tới thời điểm bấy giờ và đạt mức
9,5% vào năm 1995. Sáu năm liên tục (1991-1995), Việt Nam đạt mức tăng
trưởng trên 8%, chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn
đúng đắn. Nhưng sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sớm bộc lộ hạn chế bên
trong. Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực
năm 1997, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có dấu hiệu giảm sút chỉ còn 5,8%
năm 1998 và 4,8% năm 1999. Từ năm 2000 trở lại đây, nền kinh tế đã có sự phục
hồi đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng tăng đều qua các năm. Nhưng ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng khu vực đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự phụ
thuộc của nền kinh tế Việt Nam đối với các yếu tố bên ngoài. Một vấn đề mới
được đặt ra trong quá trình phát triển, đó là phải kết hợp đồng thời giữa tăng
trưởng cao với việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và của các ngành
Đơn vị: %


Năm
Tốc độ tăng
GDP
Tốc độ
tăng của NN
Tốc độ tăng của
CN
Tốc độ tăng của
DV
1991 5.8 2.2 7.7 7.4
1992 8.7 6.9 12.8 7.6
1993 8.1 3.3 12.6 8.6
1994 8.8 3.4 13.4 9.6
1995 9.5 4.8 13.6 9.8
1996 9.3 4.4 14.5 8.8
1997 8.2 4.3 12.6 7.1
1998 5.8 3.5 8.3 5.1
1999 4.8 5.2 7.7 2.3
2000 6.8 4.6 10.1 5.3
2001 6.9 3.0 10.4 6.1
2002 7.1 4.2 9.5 6.5
2003 7.3 3.6 10.4 6.5
2004 7.7 3.5 10.3 7.5
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 2: So sánh quốc tế về tăng trưởng kinh tế
Tên nước
Tăng trưởng
kinh tế bình
quân
Trong đó, tốc độ tăng bình quân các

ngành
NN CN DV
Việt Nam 7.2 3.7 10.1 6.4 6.1
Trung Quốc 8.5 3.4 10.3 8.1 8.4
Philippine 4.5 3.8 3.7 5.5 2.5
Inđônêxia 4.6 3.1 4.0 5.6 2.8
Malaixia 5.0 2.1 6.0 4.4 3.2
Thái Lan 5.0 2.2 6.2 4.3 6.1
Hàn Quốc 5.5 -2.9 7.0 5.3 2.4
Xingapo 4.10 -0.7 2.7 5.0 -1.0
Nguồn: Số liệu ESCAP
II. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian
qua
Trong phần này, phân tích chất lượng tăng trưởng được trình bày trên ba khía cạnh
chính: (1) phân tích khía cạnh các yếu tố tạo nên tăng trưởng; (2) phân tích khía
cạnh đầu ra của tăng trưởng; và (3) phân tích khía cạnh năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế.
1. Phân tích khía cạnh các yếu tố tạo nên tăng trưởng
1.1. Phân tích cơ cấu tăng trưởng theo các yếu tố
Tăng trưởng của Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa vào những nhân tố theo
chiều rộng, chưa đi mạnh vào chất lượng sản phẩm với phát triển công nghệ cao
mặc dù đã có quan tâm đến. So với những năm trước, chất lượng tăng trưởng đã
được cải thiện thể hiện qua sự tăng lên của năng suất các yếu tố tổng hợp vào tăng
trưởng GDP hàng năm, từ 14,28% thời kỳ 1992-1997 lên 25,37% thời kỳ 1998-
2004. Tuy nhiên phần đóng góp của vốn và lao động còn cao, trong khi đó phần
đóng góp của yếu tố tiến bộ khoa học- công nghệ còn quá ít. Tức là, năng suất tổng
hợp của toàn bộ yếu tố sản xuất TFP rất thấp. Tăng trưởng do yếu tố vốn chiếm
60,20% và do yếu tố lao động chiếm 25,37%; tức cả hai yếu tố này còn chiếm trên
3/4 tổng cả ba yếu tố tác động đến tăng trưởng. So sánh với các nước trong khu vực
thì tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng hàng năm của Việt Nam còn thấp hơn

rất nhiều, tỷ lệ này của Thái Lan là 35%, của Philippin là 41%, của Indonesia là
43%.
Có thể thấy rằng nền kinh tế nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên, trong khi thế giới đã bước sâu vào nền kinh tế tri thức.
Thực ra trong giai đoạn 1998-2004, tổng đầu tư của toàn xã hội vào phát triển
tăng nhanh, và năm 2004 đạt tới mức 258,7 ngàn tỷ đồng, chiếm tới 36,3% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP); như vậy là, tư bản thì vẫn không ngừng gia tăng nhưng mức
đóng góp vào tăng trưởng chung lại giảm sút (giảm 8,68% từ 68,78 giai đoạn 1992-
1997 xuống còn 60,20% giai đoạn 1998-2004). Nguyên nhân của thực trạng này là
do: i/ sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn theo chiều rộng trên cơ sở
khai thác các nguồn lực tự nhiên và sức lao động; ii/ hiệu quả đầu tư thấp, lượng
vốn bỏ ra lớn nhưng thất thoát vốn còn nhiều, lợi nhuận thu được từ vốn còn hạn
chế.
Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 1992-1997 2002-2004
Đóng góp của vốn vào tăng trưởng GDP 68.78 60.2
Đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP 16.94 25.37
TFP 14.28 14.43
Nguồn: Tổng cục thống kê

Vì vậy để đảm bảo chất lượng tăng trưởng trong tương lai phải nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, thất thoát và lãng phí vốn như
hiện nay. Quan trọng hơn là phải đưa năng suất tổng hợp của toàn bộ các yếu tố sản
xuất TFP trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng của nền kinh tế.
1.2. Phân tích cơ cấu tăng trưởng theo ngành kinh tế
Qua bảng số liệu dưới đây cho thấy, trong giai đoạn 1990- 2004, tổng sản phẩm
của các ngành kinh tế cũng như của toàn nền kinh tế tăng lên với những dấu hiệu
đáng mừng, giá trị sản xuất của ngành nông ngiệp năm 2004 tăng gần gấp đôi năm
1990, trong khi công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh hơn, dich vụ tăng gần 3 lần, còn

công nghiệp tăng gần 5 lần. Tốc độ tăng trưởng riêng của từng ngành cũng như của
cả nền kinh tế có nhiều tích cực. Tốc độ tăng của cả ba khu vực này nhìn chung
tăng lên trong những năm gần đây. Đặc biệt trong năm 1995, tăng trưởng kinh tế
đạt mức cao nhất trong lịch sử, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng đạt vào
loại cao tính cho đến nay.
Bảng 4. Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng, theo giá so sánh 1994
Năm GDP Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1990 131.968 42.003 33.221 56.744
1991 139.634 42.917 35.783 60.934
1992 151.782 45.869 40.395 65.554
1993 164.043 47.373 45.454 71.216
1994 178.534 48.968 51.540 78.026
1995 195.567 51.319 58.550 85.698
1996 213.833 53.577 67.016 93.240
1997 231.264 55.895 75.474 99.895
1998 244.596 57.866 81.764 104.966
1999 256.272 60.895 88.047 107.330
2000 273.666 63.717 96.913 113.036
2001 292.535 65.618 106.986 119.931
2002 313.247 68.352 117.126 127.769
2003 336.242 70.827 129.399 136.016
2004 362.092 73.309 142.601 146.182
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1990-2004 đã biến đổi một cách tích cực.
Nhìn chung, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp vào tăng trưởng chung của nền
kinh tế giảm đi qua các năm, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ đều
tăng lên. Điều này là hợp với xu thế chung, khi mà các chính sách phát triển của
Việt Nam đều hướng tới làm giảm tỷ trọng của nông nghiệp và tăng tỷ trọng của
công nghiệp và dịch vụ trong GDP thì việc đóng góp của 3 ngành này vào tốc độ

tăng trưởng cũng phải đồng nhất với xu thế đó. Đặc biệt ở năm Việt Nam có tăng
trưởng cao nhất (năm 1995 - 9,5%), đóng góp của dịch vụ là lớn nhất, chiếm
44,99% trong tăng trưởng kinh tế, điều này có nghĩa là trong 9,5% tăng trưởng
của nền kinh tế thì 4,3% trong đó là do ngành dịch vụ mang lại (chiếm 13,85%
giá trị tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế). Tương tự cũng trong năm này, công
nghiệp mang lại cho nền kinh tế 3,7% tăng trưởng (chiếm 41,16%) và 1,3% tăng
trưởng còn lại là do nông nghiệp (chiếm 13,85%).
Bảng 5. Đóng góp của các ngành vào tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đơn vị: %
Năm
Tốc độ
tăng
trưởng
Tăng
trưởng
do NN
Tăng
trưởng do
CN
Tăng
trưởng do
DV
Tỷ lệ
đóng góp
của NN
trong
GDP
Tỷ lệ
đóng
góp của

CN
trong
GDP
Tỷ lệ
đóng góp
của DV
trong
GDP
1991 5.8 0.7 1.9 3.2 11.92 33.42 54.66
1992 8.7 2.1 3.3 3.3 24.30 37.97 38.03
1993 8.1 1.0 3.3 3.7 12.27 41.26 46.18
1994 8.8 1.0 3.7 4.2 11.01 42.00 46.99
1995 9.5 1.3 3.9 4.3 13.85 41.16 44.99
1996 9.3 1.2 4.3 3.9 12.36 46.35 41.29
1997 8.2 1.1 4.0 3.1 13.30 48.52 38.18
1998 5.8 0.9 2.7 2.2 14.78 47.18 38.04
1999 4.8 1.2 2.6 1.0 25.94 53.81 20.25
2000 6.8 1.1 3.5 2.2 16.22 50.97 32.80
2001 6.9 0.7 3.7 2.5 10.07 53.38 36.54
2002 7.1 0.9 3.5 2.7 13.20 48.96 37.84
2003 7.3 0.8 3.9 2.6 10.76 53.37 35.86
2004 7.7 0.7 3.9 3.0 9.60 51.07 39.33
Nguồn : Tổng cục thống kê
Nhận xét từng thời kỳ, cơ cấu tăng trưởng có sự khác nhau. Trong giai đoạn từ
1991- 1995, dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng nhiều nhất, thứ đến là công nghiệp,
cuối cùng là nông nghiệp. Điều này có thể được giải thích rằng đầu tư vào dịch vụ
trong giai đoạn này là khá hiệu quả do chủ yếu đầu tư vào những dịch vụ truyền
thống như thương mại, vận tải, du lịch, nhà hàng khách sạn…, là những lĩnh vực
mang lại lợi nhuận cao trong thời điểm đất nước bắt đầu có sự chuyển mình. Giai
đoạn 1995-1999 có sự thay đổi trong cơ cấu tăng trưởng, tỷ lệ đóng góp của công

nghiệp vươn lên đứng thứ nhất, tiếp theo là đóng góp của nông nghiệp, dịch vụ từ
chỗ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng giai đoạn trước nay lại đóng góp ít nhất. Sự
thay đổi này là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, và đến
năm 1998 Việt Nam mới thực sự bị ảnh hưởng, ngành dịch vụ vì vậy mà giảm sút
nghiêm trọng và nhường chỗ cho công nghiệp. Đến thời điểm này những đầu tư vào
công nghiệp trong giai đoạn trước mới phát huy tác dụng, công nghiệp bắt đầu trở
thành thành phần cơ bản trong tăng trưởng kinh tế (chiếm trên 50% trong tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 1999). Trong thời kỳ 2000-2004, nền kinh tế bắt đầu phục
hồi, đóng góp của dịch vụ vào tăng trưởng tăng lên và đứng thứ hai, công nghiệp
vẫn khẳng định vai trò quan trọng của mình trong giai đoạn này với tỷ trọng trong
tăng trưởng trên 50%. Tuy nhiên phải thấy rằng dịch vụ trong giai đoạn này vẫn
chưa thực sự đạt yêu cầu. Phải nhớ rằng xu hướng phát triển của nền kinh tế đó là
dịch vụ phải chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế. Vậy thì với sự đóng góp của
dịch vụ vào tăng trưởng như hiện nay thì rất khó để đảm bảo rằng trong tương lai
dịch vụ sẽ phát huy được vai trò của mình. Vấn đề là ở chỗ, mặc dù dịch vụ đã phục
hồi qua thời kỳ khủng hoảng nhưng phải thấy rằng hiện nay, khi mà đời sống của
người dân được nâng lên rõ rệt, chúng ta lại chỉ tập trung vào các ngành dịch vụ
truyền thống mà thiếu quan tâm tới những ngành dịch vụ cao cấp như tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn pháp lý…những ngành đem lại nhiều giá trị gia tăng
cho nền kinh tế. Những ngành này không chỉ chiếm tỷ trọng thấp mà đang có xu
hướng giảm dần: tài chính ngân hàng năm 1995 chiếm 2,01% thì đến năm 2003 lại
chỉ còn 1,79%, khoa học công nghệ 1995 chiếm 0,61% nhưng đến năm 2002 chỉ
còn 0,56%, đến năm 2004 mới đạt 0,61% - bằng mức cách đây 10 năm. Nguyên
nhân thứ hai cho sự sút giảm của ngành dịch vụ có thể kể đến là do trong toàn bộ
khu vực dịch vụ, kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 55,4%), tiếp
đến là kinh tế cá thể (29,6%), còn kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ (kinh tế tư nhân 11,1%, đầu tư nước ngoài 2,3%). Tóm lại,
ngành dịch vụ thực sự chưa được phát huy hết tiềm năng.
Nhìn lại cả giai đoạn 1991-2004 thấy rằng để kinh tế Việt Nam tăng trưởng
nhanh và có chất lượng không thể dựa vào ngành nông nghiệp mà phải tác động vào

công nghiệp và dịch vụ, trong đó cần quan tâm khai thác phát triển các ngành dịch
vụ cấp cao. Muốn vậy phải có những giải pháp cụ thể nhằm chuyển dịch lại cơ cấu
ngành dịch vụ, khiến ngành này trở thành phần đóng góp cơ bản trong tăng trưởng
kinh tế.
1.3. Phân tích so sánh chất lượng tăng trưởng của Việt Nam
Bảng 6: So sánh quốc tế về chất lượng nền kinh tế

Tên nước
% Tổng
mức tạo vốn
so với GDP
% Tăng TB
hàng năm của
chỉ số giảm
Tốc độ tăng
năng suất nông
nghiệp 2000-
Mức độ tự do kinh tế
năm 2005
Xếp thứ
(tổng số 161
quốc gia)
Điểm
số
Việt Nam
32.0
11.6 25.2 137
3.83
Trung Quốc
42.0

4.9 48.9 112
3.46
Philippine
19.0
7.7 7.7 90
3.25
Inđônêxia
16.0
15.3 11.0 121
3.54
Malaixia
22.0
3.4 21.7 70
2.96
Thái Lan
23.0
3.4 12.4 71
2.98
Hàn Quốc
29.0
4.8 - -
-
Xingapo
13.0
0.6 58.0 2
1.60
Nguồn: Báo cáo phát triển Thế giới năm 2005 của Ngân hàng Thế giới
- Chỉ số tự do kinh tế được xây dựng trên cơ sở 50 biến số kinh tế độc lập và chia theo 10 nhóm. Điểm
số 1,99 trở xuống là nền kinh tế tự do hoàn toàn, gần như tự do nếu điểm số từ 2,0 đến 2,99. Gần như
có tự do nếu số điểm từ 3,0 đến 3,99…


Như vậy, sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta
đã có mức tăng trưởng khá. Từ chỗ kinh tế hầu như không có tăng trưởng
trong giai đoạn 1976 – 1985, sang giai đoạn 1986 – 1990 nền kinh tế có dấu
hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Tổng sản phẩm xã hội trong 5
năm 1986 – 1990 tăng 26,4%, bình quân mỗi năm tăng 4,8%, thu nhập quốc
dân tăng 21%, bình quân mỗi năm tăng 3,9%. Trong giai đoạn 1991 – 2003 đạt
mức tăng trưởng trung bình trên 7%/ năm. So với các nước trên thế giới, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khá cao. Ở các nước đã phát triển, tăng
trưởng kinh tế năm cao nhất (2000) chỉ đạt 3,5% và năm thấp nhất (1998) là
2,2%; các nước đang chuyển đổi năm cao nhất và thấp nhất đạt tương ứng là
5,3% và - 0,7%; còn ở các nước đang phát triển năm cao nhất đạt 5,6% và năm
thấp nhất là 1,6%. Tuy nhiên có thể nhận xét chất lượng tăng trưởng kinh tế
Việt Nam còn rất thấp, biểu hiện trên những tiêu thức cơ bản sau đây:
- Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định: Thời kỳ 1976 – 1980 chỉ đạt bình quân
0,4%/ năm, tăng lên 6,4% ở thời kỳ 1981 – 1985, giảm xuống 3,9% (1986 –
1996) và đạt cao nhất ở thời kỳ 1991 – 1995 với mức 8,2%, sau đó lại giảm
xuống 6,7% (1996 – 2000). Bình quân 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001
– 2005 tăng lên ở mức 7,1%. Xu hướng không ổn định về tăng trưởng kinh
tế chứng tỏ tiềm lực nền kinh tế chưa được phát huy một cách đầy đủ, nền
kinh tế còn dễ bị tổn thương bởi những biến động của môi trường tự nhiên
trong nước cũng như môi trường khu vực và thế giới.
- Hiệu quả tăng trưởng kinh tế thấp:
o Năng suất lao động xã hội thấp, năm 2002 mới chỉ đạt 8,2 triệu đồng
(giá cố định 1994) tương đương khoảng 750USD/người/năm. Trong
khi đó Trung Quốc là nước có năng suất lao động thấp trong khu vực
cũng đạt khoảng 1500$/1lao động, gấp hai lần nước ta; Thái Lan gấp
4,5 lần; Malaysia gấp 12 lần và Hàn Quốc gấp 23,5 lần.
o Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp. Đầu tư cho một chỗ làm việc cao so
với hiệu quả mang lại. Theo tính toán, để tạo ra một chỗ làm việc mới

cần đầu tư khoảng 1000 $, trong khi đó năng suất lao động chỉ đạt 750
$/lao động. Hiệu quả vốn đầu tư thấp còn được biểu hiện rõ qua sự
tăng lên quá nhanh của hệ số ICOR. Hệ số ICOR đã tăng từ khoảng
3,9/1 ở thời kỳ 1996 – 2000 lên khoảng 5,1/1 cho những năm đầu của
kế hoạch 5 năm 2001 – 2005.
o Tiêu hao năng lượng, nhiên liệu nguyên liệu trong các ngành công
nghiệp rất cao. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới, tiêu hao năng
lượng (kg OE) trên 1 đơn vị GDP (USD – giá 1995) của Mỹ là 0,29;
Nhật là 0,10; Hồng Kông là 0,58; Singapor là 0,26; Ôxtrâylia là 0,27;
Trung quốc là 1,43 và Việt Nam là 1,43. Tính riêng một số ngành như
ngành xi măng, tiêu hao năng lượng cao hơn 1,3 – 1,4 lần; ngành thép
chi phí điện năng cao hơn 1,5 – 1,7 lần so với các nước tiên tiến. Chi
phí nhiên liệu cũng ở mức cao như dầu FO của các nhà máy thép do
Tổng công ty thép quản lý cao hơn khoảng 1,25 – 1,5 lần so với các xí
nghiệp liên doanh với nước ngoài.
o Tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất còn thấp, và tốc độ tăng
cũng thấp hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất. Bởi lẽ giá trị gia tăng của
GDP là giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian, mà chi phí trung gian
trong những năm qua đều tăng cao trong hầu hết các nhóm ngành. Đối
với ngành công nghiệp, tỉ lệ giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất
chỉ đạt 38%-40%. Chi phí trung gian trong ngành công nghiệp cao là
do hai nguyên nhân: Một mặt, chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán
không tăng, mặt khác qui mô của một số xí nghiệp tăng, đặc biệt là các
cơ sở sản xuất thiết bị phụ trợ, làm cho giá trị sản xuất lớn nhưng lại
không thể tiêu thụi được sản phẩm. Trong nông nghiệp, chi phí trung
gian cao do phải mua giống cây, con vật nuôi trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu hoặc chi phí chống lũ lụt, hạn hán, thiên tai cao. Trong
ngành dịch vụ, giá trị gia tăng thấp do chất lượng các dịch vụ chưa
được cải thiện.
- Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Điều này sẽ được phân tích kỹ

trong phần 3 dưới đây.
- Tăng trưởng kinh tế của Việt nam vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng
trưởng theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, còn phụ thuộc nhiều vào đầu
tư và bảo hộ của nhà nước, số lao động thiếu việc làm còn lớn, kết cấu hạ
tầng còn kém so với yêu cầu phát triển. Đóng góp của xuất khẩu vào tăng
trưởng khá cao, song tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô còn chiếm từ 60 –
70%. Trong nông nghiệp, các phương thức canh tác tiên tiến chậm được
đưa vào nông thôn trên diện rộng. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm và
chưa vững chắc. Chưa áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học, công nghệ sau
thu hoạch, giống cây trồng, vật nuôi mới trong sản xuất. Theo đánh giá của
các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 1991 – 2000, đóng góp của tổng
năng suất các yếu tố (tăng trưởng chiều sâu) mới chỉ trên30%, là mức trung
bình của các nước đang phát triển.
Bảng 7. So sánh quốc tế về năng suất và sản lượng công nghiệp
Tên nước
Chỉ số sản xuất lương thực
(1999-2001=100)
Chỉ số sản xuất thực
phẩm
(1999-2001=100)
Chỉ số sản xuất thú nuôi
(1999-2001=100)
Năng suất nông nghiệp (giá trị gia
tăng nông nghiệp trên 1 lao động 2000
$)
1992-1994 2002-04 1992-94 2002-2004 1992-1994 2002-2004 1992-1994 2002-2004
Việt Nam 67.2
114.
9

70.
3
116.
0
64.
7 120.2 212.0 290.0
Trung Quốc 75.0
110.
8 68.4
113.
1
61.
2 115.2 242.0 357.0
Philippine 87.2
107.
6 81.5
111.
6
67.
4 121.5 910.0 1,013.0
Inđônêxia 87.7 109.5
89.
1
111.
5 99.4 125.4 479.0 538.0
Malaixia 78.1
112.
7 78.7 112.2 98.8
111.
9 3,694.0 4,571.0

Thái Lan 85.7 105.4 88.7
104.
7 98.9
103.
7 493.0 582.0
Hàn Quốc 89.1 92.0
84.
3 94.0
80.
3
100.
3 5,312.0 9,888.0
Xingapo - - - - - - - -

Nguồn: Các chỉ số phát triển thế giới năm 2005 của Ngân hàng Thế giới
- Cơ cấu tăng trưởng còn bất hợp lý, lạc hậu: Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam vẫn tập trung chủ yếu vào một số ngành, sản phẩm truyền thống
nhưng công nghệ không cao như dệt may, thuỷ sản, nông sản chưa chế
biến. Đóng góp của các ngành sử dụng công nghệ cao như điện tử, cơ
khí chính xác… còn rất thấp. Theo cơ cấu vùng thì đóng góp của 3
vùng kinh tế trọng điểm vào khoảng 60% sản lượng của cả nước.
Bảng 8. So sánh cơ cấu kinh tế Việt nam với các nước
Tên nớc Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Việt Nam 22.0 40.0 38.0
Trung Quốc 15.0 51.0 35.0
Philippine 14.0 32.0 54.0
Inđônêxia 17.0 46.0 38.0
Malaixia 10.0 48.0 42.0
Thái Lan 10.0 44.0 46.0

Hàn Quốc 3.0 35.0 62.0
Xingapo 0.0 35.0 65.0
Tóm lại, nếu căn cứ vào các tiêu thức đánh giá chất lượng tăng trưởng
có thể thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta cho đến nay còn rất
thấp so với các nước trong khu vực. Nếu tính đến sự tụt hậu về các chỉ
tiêu đánh giá sử dụng “tri thức” cho phát triển, càng cho phép chúng ta
tiên liệu tình hình yếu kém về chất lượng tăng trưởng hơn cho thời kỳ dài
hạn. Qủa thật, đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với quá
trình phát triển trong thời gian tới. Điều đó đòi hỏi phải có những giải
pháp hữu hiệu nhằm sớm cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế đối với
tất cả các ngành, lĩnh vực cũng như toàn bộ nền kinh tế.Giải pháp bao
trùm nhất là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế mà
nhiệm vụ cấp bách trước mắt là phải tạo ra được một cơ chế phù hợp
nhằm đẩy nhanh năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, áp dụng có
hiệu quả cao công nghệ tiên tiến trên thế giới.
2. Phân tích khía cạnh đầu ra của tăng trưởng
2.1. Phân tích cơ cấu tăng trưởng theo yếu tố đầu ra
Xét về đóng góp cho tốc độ tăng trưởng GDP theo ba yếu tố đầu ra: tiêu
dùng cuối cùng, đầu tư và xuất khẩu ròng, thì trong thời gian qua có các
nét đặc trưng chính như sau:
- Thứ nhất, phần đóng góp (kể cả về tốc độ và tỉ lệ) của các yếu
tố tích lũy - đầu tư, tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu ròng có sự thay
đổi đáng kể. Nếu năm 1999, phần đóng góp cho tốc độ tăng trưởng
GDP của tiêu dùng cuối cùng và đầu tư còn thấp thì trong các năm
2000-2003 đã vượt lên khá cao, và trở thành những yếu tố quyết định
tăng trưởng GDP
- Con số đóng góp “âm” của xuất khẩu ròng chủ yếu do nhập
siêu gia tăng với qui mô lớn và trở thành vấn đề cần đặc biệt quan tâm
Bảng 9. Tỉ lệ đóng góp của ba yếu tố đầu ra vào tăng trưởng GDP
Đơn vị tính: %

1999 2000 2001 2002 2003
Tích lũy - đầu tư 29,36 36,31 49,62 70,79 70
Tiêu dùng cuối
cùng
7,70 44,07 47,65 47,42 50
Xuất khẩu ròng 63,16 17,66 -8,53 -26,25 -20
Sai số thống kê -0,21 1,96 11,26 8,04
Nguồn: Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2003-2004, Thời báo Kinh tế Việt Nam
a. Tích lũy tài sản và đầu tư
Tích lũy tài sản vừa là kết quả (đầu ra) của tăng trưởng kinh tế, vừa là tiền
đề của đầu tư - yếu tố đầu vào của tăng trưởng. Diễn biến của các yếu tố
này và tăng trưởng kinh tế trong những năm qua cho thấy một số kết quả
tích cực:
Thứ nhất, tốc độ tăng tích lũy và đầu tư đã cao gấp trên 1,5 lần tốc độ tăng
GDP, tính theo giá so sánh. Thí dụ, bình quân năm thời kỳ 2000-2003,
nếu GDP tăng 6,99% thì tích lũy tăng 10,5% và vốn đầu tư phát triển tăng
12,8%. Điều này cũng giải thích vì sao yếu tố tích lũy - đầu tư chiếm tỉ
trọng nagỳ càng cao trong tăng trưởng GDP.
Thứ hai, tỉ lệ tích lũy đã tăng lên qua các năm, trung bình đạt khoảng 31-
32%. Năm 2002, tỉ lệ tích lũy so với GDP của Việt Nam đạt mức cao nhất
so với các nước trong khu vực (Malaysia 24,4%; Thái Lan 23,8%;
Campuchia 21,8%; Singapore 20,6%; Philipin 19,3%, Inđônêxia
14,3% ).
Thứ ba, đóng góp lớn nhất cho tổng tích lũy tài sản là ngành xây
dựngchiếm trên 65%, tiếp đến là ngành công nghiệp và thấp nhất là ngành
nông nghiệp.
Thứ tư, tích lũy tài sản là kết quả của các dạng đầu tư vào TSCĐ, TSLĐ
và tài sản quí hiếm. Tỉ lệ tích lũy tài sản cũng đã tăng dần qua các năm,
thể hiện kết quả tích cực của chính sách khuyến khích đầu tư của nhà
nước.

Thứ năm, tổng vốn đầu tư phát triển tăng khá nhanh và chiếm tỉ trọng
ngày cang cao trong GDP. Đây cũng là tỉ lệ đạt cao nhất so với các nước
trong khu vực. (Năm 2002, tỉ lệ của Việt Nam là 34,3%). Cơ cấu tổng vốn
đầu tư phát triển cũng đã chuyển dịch theo hướng gia tăng nội lực, một
yếu tốthể hiện chất lượng tăng trưởng đã vững chắc hơn.
Bảng 10. So sánh quốc tế về tiết kiệm nội địa và đầu tư so với GDP (2000-2004)
Tên nước Năm 2000 Năm 2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP (%)
Việt Nam 27.1 28.8 28.7 27.4 28.3
Trung Quốc 38.9 39.4 40.7 42.7 44.8
Philippine 17.5 18.1 19.5 20.1 20.4
Inđônêxia 26.2 26.4 24.7 23.5 22.4
Malaixia 47.1 42.3 41.9 42.9 45.0
Thái Lan 33.1 32.2 32.8 33.1 31.6
Hàn Quốc 32.6 31.9 31.4 32.8 35.0
Xingapo 47.9 44.0 43.9 46.7 47.4

Tỷ lệ đầu tư so với GDP (%)
Việt Nam 29.6 31.2 33.2 33.8 35.5
Trung Quốc 36.3 38.5 40.3 44.4 45.7
Philippine 21.5 20.6 19.3 18.7 19.6
Inđônêxia 21.0 21.5 20.2 19.8 19.5
Malaixia 27.1 24.0 23.6 21.8 22.5
Thái Lan 22.7 24.1 23.9 25.2 27.8

Hàn Quốc 28.2 29.3 29.1 29.4 29.3
Xingapo 32.0 24.9 21.2 13.4 15.3
Nguồn: ESCAP
Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng về tích lũy và đầu tư vẫn còn
một số hạn chế, bất cập. Qui mô tuyệt đối về tích lũy còn nhỏ so với yêu
cầu đầu tư. Có một lượng vốn không nhỏ còn tồn đọng trong dân mà chưa
được huy động vào đầu tư tăng trưởng; nguồn vốn nhà rỗi này đã được
dùng để đầu cơ bất động sản, mua vàng hay dự trữ đôla… Đầu tư nước
ngoài mới chỉ bước đầu có dấu hiệu hồi phục nhưng chưa vững chắc, tỉ
trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển bị sụt giảm. Cơ cấu đầu tư còn hạn
chế, như đầu tư cho nông lâm nghiệp, thủy sản đã hạn hẹp lại dàn trải ra
nhiều chương trình, ở nhiều vùng miền nên nhiều chương trình đầu tư bị
bỏ dở, kéo dài, kém hiệu quả; đầu tư cho công nghiệp – xây dựng chưa
tập trung để thúc đẩy các ngành công nghiệp then chốt như công nghiệp
cơ khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp kỹ thuật cao; đầu tư cho khu
vực dịch vụ chưa thoả đáng, với tỉ trọng bị sụt giảm. Công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng còn nhiều yếu kém; tình trạng thất thoát vốn đầu tư, rút
ruột công trình, chất lượng và hiệu quả đầu tư thấp, nợ đọng lớn còn là
hiện tượng phổ biến. Việc thực hiện quy chế đầu tư, công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng… còn nhiều bất cập. Tất cả những điều này khiến vốn
đầu tư vốn đã hạn hẹp so với nhu cầu đầu tư, lại được sử dụng lãng phí
nên càng gây lo ngại lớn cho chất lượng tăng trưởng trong tương lai, nếu
những bất cập đó không được kịp thời xử lý.
b. Tiêu cùng cuối cùng
Tiêu dùng cuối cùng đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực, thể hiện
như sau:
Bảng 11. Tiêu dùng cuối cùng qua một số năm chọn lọc
Tiêu dùng cuối cùng Đơn vị tính 2000 2001 2002
1. Tính theo giá thực
tế

Nghìn tỉ đồng 321,8 342,6 381,5
Tỉ lệ so với GDP % 72,9 71,2 71,2
2. Tính theo giá so
sánh
Nghìn tỉ đồng 200,7 209,9 224,5
Tốc độ tăng % 3,3 74,6 7,0
- Tiêu dùng cuối cùng đã tăng với tốc độ khá, vượt xa tốc độ tăng dân số
(năm 2000 tăng 1,36%, năm 2001 tăng 1,35%, năm 2002 tăng 1,32%, năm
2003 tăng 1,18%). Điều này chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người đã
tăng lên và cùng với đó là mức sống dân cư đã tăng.
- Tỉ lệ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam hiện nay cũng thuộc
loại cao so với các nước trong khu vực (năm 2002, tỉ lệ này của Việt Nam
là 71,2%, còn của Singapore là 55,9%, Thái Lan 67,7%). Đây cũng chính
là tiền đề quan trọng để gia tăng tiêu thụ trong nước - mộtt hị trường có
dung lượng tiềm tàng cần được củng cố để cạnh tranh giành thị phần với
hàng nhập khẩu.
- Tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng thấp hơn tốc độ tăng GDP nên tỉ lệ tiêu
dùng cuối cùng so với GDP đã giảm xuống qua các năm. Đây cũng là điểm
tích cực, vì phần để tích lũy - đầu tư sẽ tăng cao hơn nhằm tăng trưởng
kinh tế để có mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
- Trong tổng tiêu dùng cuối cùng, tỉ trọng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia
đình đã tăng từ 91,1% năm 2001 lên 91,3% năm 2002, còn tiêu dùng của
nhà nưcớ giảm tương ứng từ 8,9% xuống còn 8,7%. Tỉ lệ tiêu dùng của nhà
nước của Việt Nam cũng thuộc loại thấp trong khu vực và trên thế giới.
- Đại bộ phận tiêu dùng từ thu nhập của hộ gia đình đều được thực hiện qua
thị trường. Tỉ lệ giữa tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so
với tổng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình tăng từ 75,1% năm 2000 lên
ước 79% năm 2004. Tính hàng hoá của nền kinh tế tăng cũng đã góp phần
làm giảm tỉ lệ tự cấp tự túc.
- Cơ cấu sử dụng sản phẩm theo ngành trong tiêu dùng cuối cùng cũng có

chuyển biến theo hướng tích cực. Trong tiêu dùng cuối cùng của hộ gia
đình, tiêu dùng các sản phẩm từ khu vực nông-lâm-thủy sản chỉ còn chiếm
19,1%, từ khu vực công nghiệp – xây dựng đã tăng lên chiếm 53,6% và từ
khu vực dịch vụ là 27,3%.
Tuy nhiên, về tiêu dùng cuối cùng cũng còn những hạn chế đáng kể. Qui
mô tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người thấp, mới đạt 6.238 triệu
đồng/năm. Đây là hạn chế lớn nhất của dung lượng thị trường, trong khi
dân số nước ta thuộc loại lớn so với thế giới. Nếu xét theo khu vực, vùng,
tầng lớp thì tiêu dùng cuối cùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
nhóm nghèo còn thấp hơn nữa. Trong khi khoảng cách thu nhập gia tăng
và thu nhập của bộ phận giàu chưa tích cực đầu tư tăng trưởng mà còn
dùng để đầu cơ đất đai hoặc tichs lũy tài sản quý.
c. Xuất khẩu ròng
Bảng 12. Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỉ lệ nhập siêu qua các
năm
Năm Xuất
(triệu $)
Tốc độ
tăng
(%)
NK
(triệu $)
Tốc độ
tăng
(%)
Nhập siêu
(triệu $)
Tỉ lệ
nhập siêu
(%)

1992 2.580,7 23,7 2.540,7 8,7 -40,0
1993 2.985,2 15,7 3.924,0 54,4 938,8 31,4
1994 4.054,3 35,8 5.825,8 48,5 1.771,5 43,7
1995 5.448,9 34,4 8.155,4 40,0 2.706,5 49,7
1996 7.255,9 33,2 11.143,6 36,6 3.887,7 53,6
1997 9.185,0 26,6 11.592,3 4,0 2.407,3 26,2
1998 9.360,3 1,9 11.499,6 -0,8 2.139,3 22,9
1999 11.541,4 23,3 11.472,1 2,1 200,7 1,7
2000 14.482,7 25,5 15.636,5 33,2 1.153,8 8,0
2001 15.027,0 3,8 16.162,0 3,4 1.135,0 7,9
2002 16.705,8 11,2 19.733,0 21,8 3.027,2 18,2
2003 20.176,0 20,8 25.226,9 27,8 5.050,9 25,0
2004 6.003 28,9 31.516,0 24,9 5.513,0 21,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Về xuất khẩu, tỉ lệ so với GDP khá cao và thuộc loại cao so với cac snước
trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nếu so về giá trị sản xuất thì tỉ lệ
này chỉ đạt khoảng 27-30%. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chưa cân đối, chủ
yếu vẫn là các nhóm hàng truyền thống như dầu thô, thủy sản, nông sản, thủ
công mỹ nghệ. Tỉ trọng xuất khẩu gia công lớn, tập trung ở các mặt hàng may
mặc, da giày, hàng lắp ráp điện tử, ô tô, xe máy… Hàng xuất khẩu tập trung ở
một số thành phố lớn.
Kim ngạch nhập khẩu gia tăng qua các năm. Trong tổng kim ngạch nhập
khẩu, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng chiếm tỉ trọng lớn (95%).
Thị trường nhập khẩu chủ yếu là từ các nước châu Á với công nghệ trung
gian, chưa tiếp cận được với công nghệ nguồn, công nghệ cao từ các thị
trường Âu, Mỹ. Nhiều doanh nghiệp do thiếu vốn đã nhập máy móc, thiết bị
có công nghệ kỹ thuật không cao, công nghệ thế hệ cũ, thậm chí đã qua sử
dụng làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Nhập siêu đã gia tăng mạnh trong một vài năm gần đây, đặc biệt là trong hai
năm 2003-2004. Nhập siêu cao trong điều kiện cắt giảm thuế quan là điều

đáng quan tâm, bởi mở cửa hội nhập vừa mở ra thời cơ, vừa phải chấp nhận
thách thức. Nhập siêu chứng tỏ doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu chưa tận
dụng được thời cơ, còn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu thụ trong nước lại coi
nhẹ thách thức, dẫn đến nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Đặc biệt, trong khu
vực kinh tế trong nước lại nhập siêu lớn, còn khu vực FDI lại xuất siêu cũng là
vấn đề đáng quan tâm.
II.2. Tăng trưởng với vấn đề môi trường và sử dụng tài nguyên
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái mới là
tăng trưởng bền vững, tức là một hình thái tăng trưởng không làm cạn kiệt tài
nguyên, không gây ô nhiễm môi trường hoặc tham gia vào việc chống xuống
cấp của môi trường, hạn chế tác động xấu của tiên tai.
- Tỉ lệ diện tích đất có rừng che phủ đã tăng lên. Trong 15 năm qua, diện
tích đất có rừng che phủ ở Việt Nam tăng liên tục, chủ yếu nhờ các
chính sách hỗ trợ trồng rừng và Chương trình phủ xanh đất trống đồi
trọc. Tỉ lệ diện tích đất có rừng che phủ từ 27,2% năm 1990 lên 33,2%
năm 2000 và 37% năm 2004. Mặc dù cũng trong khoảng thời gian đó,
hàng chục nghìn hecta rừng bị cháy và bị chặt phá bừa bãi (năm 2002 bị
cháy hơn 12 nghìn ha và hơn 5 nghìn ha khác bị chặt phá) nhưng trung
bình mỗi năm vẫn có thêm 0,6% diện tích đất được phủ rừng. Để nâng
cao chất lượng rừng, nhà nước đã ban hành chính sách đóng cửa rừng,
ngừng việc khai thác rừng tự nhiên từ năm 1996.
Tuy tỉ lệ rừng trồng so với tổng diện tích rừng là cao (năm 2003 là hơn
17%) và còn tiếp tục tăng nhưng chất lượng rừng chưa đạt yêu cầu.
Rừng ở các khu vực nhạy cảm như cửa sông, ven biển, đất ngập nước…
bị suy giảm và có nguy cơ tiếp tục suy giảm. Nạn chặt phá rừng, săn bắt
động vật rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên rừng chưa được ngăn chặn.
Việc quản lý rừng còn nhiều bất cập.
Bảng 13. Diện tích rừng các loại (nghìn ha)
1990 1995 2000 2003
Diện tích rừng cả nước 10.912 11.975

Trong đó, rừng tự nhiên 9.444 9.874
Diện tích rừng trồng tập trung 100,3 209,6 196,4 192
Diện tích rừng được khoanh bảo
tồn
2.542
Diện tích rừng bị cháy 7,5 1,1 4,2
Diện tích rừng bị chặt phá 17,4 18,9 3,5 2,4
Nguồn: Niên giám Thống kê từ năm 1990-2003, Tổng cục Thống kê
- Đa dạng sinh học. Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã
đạt những tiến bộ rõ rệt: các vườn quốc gia và khu bảo tồn (rừng tự
nhiên có chất lượng vào loại tốt nhất) tăng nhanh về số lượng và diện
tích. Đến nay, diện tích được bảo tồn đã đạt yêu cầu cần thiết mà các tổ
chức môi trường quốc tế kêu gọi cần được khoanh lại để duy trì đa dạng
sinh học (khoảng 8% tổng diện tích đất so với khuyến nghị 6-10%).
Trong số 126 khu bảo tồn thiên nhiên (kể cả 28 vườn quốc gia), nhiều
khu đã được công nhận là di sản tự nhiên của thế giới, hoặc khu dự trữ
sinh quyển quốc tế (Cát Bà, Cần Giờ,…) và di sản tự nhiên của
ASEAN. Ngoài ra, còn có 17 khu bảo tồn biển đang được chính phủ
xem xét phê duyệt.
- Tỉ lệ người dân được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh
môi trường ngày một tốt hơn. Hiện nay, cả nước có khoảng trên
700.000 công trình cấp nước, trong đó có trên 4.600 hệ thống cấp nước
tập trung. Nếu năm 1996, tỉ lệ người dân nông thôn đướcử dụng nước
sạch là 28% thì đến năm 2003, con số này đã là 54%. Ước tính đến năm
2004, con số này là 58%.
Năm 2003, khoảng 5 triệu hộ gia đình ở nông thôn (41%) đã có nhà vệ
sinh hợp qui cách. Tỉ lệ này tăng chậm trong thời gian gần đây, nhưng
quan trọng là người nông dân đã ý thức hơn trong việc giữ gìn môi
trường và đang từng bước thay đổi tập quán sử dụng nhà tiêu không
hợp vệ sinh.

- Việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Trung bình mỗi năm, cả nước có
hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong
đó có 80% là chất thải sinh hoạt và gần 20% là chất thải công nghiệp.
Chất thải ở khu vực đô thị chiếm tới gần 50% tổng lượng chất thải sinh
hoạt. Nếu dân số thành thị của Việt Nam tăng lên gấp đôi trong những
năm tới thì số rác thải trên toàn quốc cũng tăng lên tương ứng khoảng
22 triệu tấn mỗi năm.
Tỉ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị đã có những tiến bộ đáng kể, trung
bình đạt khoảng 71% và đang tăng dần. Các phương thức xử lý chất
thải đang được cải tiến, nhưng vẫn còn là mối hiểm họa môi trường.
Trong số gần 100 bãi thải trong cả nước thì chỉ có 20% bãi chôn lấp
hợp vệ sinh, còn lại phần lớn đều gây ô nhiễm môi trường và tác động
xấu đến sức khoả con người. Các hệ thống xử lý chất thải nguy hại còn
rất thiếu nên chất thải nguy hại thường bị đổ bỏ hoặc tiêu hủy cùng với
chất thải thông thường. Năng lực xử lý chất thải y tế đang được tăng
cường. Hiện nay đã có 32 tỉnh thành trong cả nước có dự án đầu tư xây
dựng bãi chôn lấp rác thải rắn hợp vệ sinh.
Việc tái chế chất thải khá phổ biến, chủ yếu do tư nhân thực hiện một
cách tự phát. Tỉ lệ thành phần hữu cơ cao của chất thải sinh hoạt ở Việt
Nam tương đối thích hợp cho việc chế biến phân hữu cơ tổng hợp. Mặc
dù đã có nhiều điển hình tốt nhưng hoạt động này vẫn chưa được nhân
rộng.
- Ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở khu vực đô thị và
các khu công nghiệp,thể hiện ở những đặc trưng như sau:
o Môi trường không khí ở hầu hết các khu đô thị và khu công nghiệp
đều bị ô nhiễm nặng về bụi và khí thải độc hại. Nồng độ bụi trong
không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,3 đến 3 lần, cá
biệt có chỗ v]tj 10-20 lần. Nồng độ khí SO
2
trong khu vực xung

quanh một số nhà máy, xí nghiệp vượt quá TCCP từ 1,1 đến 2,7 lần.
Hiện tượng mưa axit đã xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng
Đông Nam bộ. Nguồn gây ô nhiễm chính là các chất thải từ hoạt
động giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng. Tuy nhiên, nồng độ
chì trong không khí trên các tuyến giao thông trong năm 2002 đã
giảm đi khoảng 40-45% so với năm trước. Mặt khác, chất lượng
không khí tại các khu vực nông thôn và miền núi, trừ các làng nghề,
nhìn chung vẫn tốt.
o Lượng khí thải cacbonic. Hiện nay, lượng phát thải khí nhà kính ở
Việt Nam không lớn, nhưng đang có chiều hướng tăng và sẽ tăng
nhanh vào cuối thập kỷ này nếu không có các biện pháp xử lý, hạn
chế hữu hiệu. Tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 1994 ước tính
khoảng 103,8 triệu tấn CO
2
tương đương, trong đó lượng phát thải
lớn nhất (52,4 triệu tấn) từ các nguồn phát thải nông nghiệp với chăn
nuôi, trồng lúa, đốt phế thải trên đồng ruộng…; ngành năng lượng
(25,6 triệu tấn); lâm nghiệp (19,4 triệu tấn), công nghiệp (6,4 triệu
tấn). Các khí nhà kính chính là CO
2
(4,3 triệu tấn), CH
4
(52,5 triệu
tấn CO
2
tương đương), NO
2
(12,4 triệu tấn CO
2
tương đương). Trong

thời gian tới, dự báo các ngành có lượng phát thải khí nhà kính lớn
là năng lượng, nông lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất. Dự tính
tổng lượng phát thải khí nhà kính của Việt nam năm 2010 sẽ là trên
140 triệu tấn và năm 2020 là trên 233 triệu tấn.
Bảng 14: Dự báo lượng phát thải khí nhà kính
Đơn vị tính:triệu tấn CO
2
Lĩnh vực 1994 2000 2010 2020
1. Tổng số
- Năng lượng
- Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất
- Nông nghiệp
97,47
25,64
19,38
52,45
102,6
45,92
4,20
52,50
140,67
105,17
-21,70
57,20
233,28
196,98
-28,40
64,70
2. Lượng phát thải khí nhà kính tính trên
1 triệu dân

1,38 1,24 1,48 2,33
Nguồn: Thông báo quốc gia của Việt Nam cho UNFCCC, 2005.
o Môi trường nước: chất lượng nước tại các điểm gần đô thị và khu
công nghiệp của một số sông chính ở miền Bắc (sông Cầu, sông
Hồng, sông Thái Bình và sông Cấm) và các sông ở miền Nam (sông
Đồng Nai và sông Sài Gòn) đều không đạt tiêu chuẩn nguồn cấp
nước sinh hoạt, nhưng vẫn đủ tiêu chẩun nguồn nước sử dụng cho
mục đĩch khác như nuôi trồng thủy sản, bơi lội. Các sông ở miền
Trung (sông Hàn và sông Hương) nhìn chung có chất lượng tương
đối ổn định, đảm bảo làm nguồn nước sinh hoạt. Hầu hết các sông
nhỏ, hồ, kênh, mương nội thành của các thành phố Hà Nội, Đà
Nẵng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh… đều bị ô nhiễm ở mức báo
dộng: các chỉ tiêu đều vượt so với TCCP từ 4-5 lần, có điểm đến 70
lần. Nguyên nhân chủ yếu do hầu hết các nguồn nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp được xả trực tiếp vào hệ thống sông suối,
kênh mương không qua xử lý.
Hiện tượng nước ngầm bị xâm nhập mặn khá phổ biến ở các vùng
ven biển. Hàm lượng BOD
2
và COD của nước ngầm hiện nay còn
thấp hơn TCCP, nhưng hàm lượng các hợp chất nitơ, phốt phát ở
một số khu vực lân cận các khu công nghiệp, hàm lượng các chất
kim loại nặng có biểu hiện tăng theo thời gian. Mực nưcớ ngầm ở
một số thành phố có xu hướng hạ nhanh và ở Hà Nội còn kéo theo
lún đất.
Nhìn chung, bên cạnh một số thành tựu đạt được, phải công nhận rằng môi
trường đang bị hủy hoại, nhiều mặt xuống cấp nghieê trọng. Sự xuống cấp này
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, chất lưnợg tăng trưởng kinh tế và môi
trường sống. Hơn thế nữa, nó sẽ buộc Việt Nam phải bỏ ra số tiền lớn để
phòng, chống, khắc phục sự xuống cấp đó. Đây là lĩnh vực mà trong thời gian

tới, nhà nước cần đầu tư thoả đáng và có những giải pháp quyết liệt hơn để
bảo vệ môi trường.
Bảng 15. So sánh quốc tế về các chỉ tiêu môi trường
Tên nước
Chỉ số bền vững môi trường năm
2005
Lợng khí thải cacbon điôxit năm
2000
Điểm ESI
Xếp thứ trong
AESAN (*)
triệu tấn tấn/ngời
Việt Nam 42.3 8.0 57.5 0.7
Trung Quốc - - 2,790.5 2.2
Philippine 42.3 7.0 77.5 1.0
Inđônêxia 48.8 6.0 269.6 1.3
Malaixia 54.0 1.0 144.4 6.3
Thái Lan 49.7 5.0 198.6 3.3
Hàn Quốc - - 427.0 9.2
Xingapo - - 59.0 14.8
(*) Việt Nam đứng sau cả Mianma (xếp thứ 2), Lào (3) và Campuchia (4)

- Chỉ số ESI đánh giá khả năng bảo vệ môi trường bằng tổng hợp 76 bộ số liệu liên quan
2.3. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xã hội
Đây là một lĩnh vực rộng mà trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
đi sâu đánh giá về công tác xoá đói giảm nghèo (XĐGN) và đảm bảo công
bằng xã hội.
a. Thành tựu XĐGN
- Tỉ lệ nghèo đã được giảm mạnh. Tỉ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế
đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 24,1% năm 2004, tương đương

với 60% hộ nghèo, Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo thời kỳ từ 1998 đến
2004 đã chậm lại, tỉ lệ giảm nghèo trung bình hàng năm trong hai năm
cuối chỉ đạt 2,4 điểm phần trăm. Như vậy, Việt Nam đã hoàn thành
vượt mức giảm một nửa số hộ nghèo và một nửa số dân bị đói của Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Bảng 16. Tỉ lệ nghèo của Việt Nam 1993-2004 (%)
1993 1998 2002 2004
Tỉ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 24,1
- Thành thị
- Nông thôn
25,1
66,4
9,2
45,5
6,6
35,6
10,8
27,5
Tỉ lệ nghèo lương thực 24,9 13,3 9,9 7,8
- Thành thị
- Nông thôn
7,9
29,1
4,6
15,9
3,9
11,9
3,5
8,9
Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam, 2003 và Tổng cục Thống kê

- Khoảng nghèo. Số liệu về khoảng nghèo cho thấy mức độ trầm trọng
của đói nghèo Việt Nam đang giảm, nhưng với tốc độ chậm dần, từ
18,5% năm 1993 xuống 9,5% năm 1998 và 6,9% năm 2002. Chi tiêu
thực tế của hộ gia đình thời kỳ 2003-2004 đã tăng 12,1%; cao hơn mức
7,4% một năm thời kỳ 1993-1998 và 4% một năm thời kỳ 1998-2002.
Tuy mức tiêu dùng của người dân nói chung và người nghèo nói riêng
đều tăng, nhưng chênh lệch về thu nhập và phân hoá giàu nghèo trong
dân cư thời kỳ 2003-2004 cũng tiếp tục gia tăng so với các năm trước.
So sánh 20% số hộ giàu nhất với 20% số hộ nghèo nhất thì hệ số chênh

×