Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề và đáp án thi HSG Địa Lí cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.88 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
ĐỨC PHỔ MÔN : ĐỊA LÍ - Năm học 2008-2009
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm) Thời gian 30 phút.
(Thí sinh làm bài vào đề thi không được sửa chữa hoặc tẩy xóa đáp án đã chọn).
I/ Thí sinh ghi chữ Đ ( đúng ) hoặc S (sai) vào mỗi ô trống đầu mỗi câu sau đây:
a) Trên Trái Đất giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây.
b) Ngày Thu phân ở Nửa cầu Nam là ngày 23 tháng 9.
c) Một năm Thiên văn có 365 ngày.
d) Gió Tín phong ở Nửa Cầu Bắc thường xuyên thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
II/ Thí sinh nối ý ở cột A đúng với cột B trong bảng sau:
A: Kiểu môi
trường
B: Đặc điểm khí hậu
Kết
quả
1.Ôn đới hải dương a) Mùa hạ nóng khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông. 1 →
2.Địa Trung Hải b) Nóng ẩm quanh năm, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng rất nhỏ. 2 →
3. Xích đạo ẩm c) Ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. 3 →
4. Nhiệt đới d) Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió thời tiết diễn biến thất thường. 4 →
e) Nóng ẩm quanh năm, có một thời kỳ khô hạn, mưa tập trung theo mùa.
III/ Thí sinh chọn ý đúng nhất trong mỗi câu sau rồi khoanh tròn chữ cái đầu câu:
Câu 1: Trên bản đồ tỉ lệ 1:750.000 một đoạn thẳng AB trên bản đồ là 6cm tương ứng trên thực địa một khoảng
cách:
a. 40 km; b.4,5 km; c. 45 km; d. Tất cả đều sai.
Câu 2: Khi ở Luân Đôn ( nước Anh) là 7 giờ thì ở Việt Nam là:
a. 13 giờ ; b. 14 giờ ; c. 0 giờ ; d. 22 giờ.
Câu 3: Theo dương lịch, ở Nửa Cầu Nam mùa hạ bắt đầu từ ngày:
a. 21/03 đến 22/06; b. 22/06 đến 23/09; c. 23/09 đến 22/12; d. 22/12 đến 21/03.
Câu 4: Một ngọn núi có độ cao tương đối là 3000m nhiệt độ ở vùng chân núi là 25
0
C. Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi


này là:
a.23
0
C; b. 7
0
C; c. 17
0
C; d. Tất cả đều sai.
Câu 5: Khí hậu Nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc trưng của khu vực:
a. Tây Á và Tây Nam Á; b. Bắc Á và Đông Bắc Á; c. Nam Á và Đông Nam Á; d. Cả 3 đều đúng.
Câu 6: Đới Ôn hòa nằm trong khu vực hoạt động của:
a. Gió Mậu dịch; b. Gió Mùa; c. Gió Tây ôn đới; d. Gió Đông cực.
Câu 7: Việc tập trung trồng trọt một loại cây hay chăn nuôi một loại súc vật trên một vùng rộng lớn gọi là:
a. Luân canh; b. Chuyên canh; c. Thâm canh; d. Quản canh.
Câu 8: Các hoang mạc trên thế giới thường xuất hiện ở:
a. Dọc theo hai bên đường chí tuyến; b. Sâu trong lục địa;
c. Gần các dòng biển lạnh; d. Tất cả đêu đúng.
Câu 9: Trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta, cơ cấu GDP có sự chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu sử dụng
lao động:
a. Đúng ; b. Sai.
Câu 10: Độ cao và hướng núi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ảnh hưởng nhiều đến:
a. Phân bố dân cư; b. Phân bố mạng lưới giao thông;
c. Thời tiết và khí hậu; d. Cả b và c đúng.
Câu 11: Loại đất có diện tích lớn nhất nước ta là:
a. Đất phù sa; b. Đất feralít; c. Đất phèn, đất mặn; d. Đất xám.
Câu 12: Cơ cấu giá trị sản xuât ngành trồng trọt nước ta thay đổi theo hướng:
a. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây trồng khác tăng tỉ trọng cây lương thực.
b. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây trồng khác giảm tỉ trọng cây lương thực.
c. Giảm tỉ trọng cây lương thực, cây trồng khác tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
d. Giảm tỉ trọng lương thực tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây trồng khác.

Câu 13: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng:
a. Tây Nguyên; b. Trung du và miền núi Bắc Bộ;
c. Nam Trung Bộ; d. Đông Nam Bộ.
Câu 14: Rừng phòng hộ ở nước ta là các khu rừng:
a. Rừng đầu nguồn các con sông; b. Rừng chắn cát bay ven biển;
c. Rừng ngập mặn ven biển; d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 15: Sản phẩm của ngành công nghiệp nào sau đây là một trong những mặt hàng chủ lực đã được xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới:
a. Cơ khí; b. Dệt may;
c. Chế biến sản phẩm chăn nuôi; d. Vật liệu xây dựng.
Câu 16: Ở nước ta hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở vùng:
a. Đông Nam Bộ; b. Bắc Trung Bộ;
c. Đồng bằng sông Hồng; d. Tây Nguyên.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
ĐỨC PHỔ MÔN : ĐỊA LÍ - Năm học 2008-2009
B / PHẦN TỰ LUẬN: ( 14 điểm) Thời gian 120 phút.
Câu1: ( 5 điểm) Dựa vào bảng “ Lượng mưa ( mm) và lưu lượng ( m
3
/s) theo các tháng trong năm của lưu vực
sông Hồng (tại trạm Sơn Tây) sau đây:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng
mưa(mm)
19,5 25,6 34,5 104,2 222,0 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17,8
Lưu
lượng
(m
3
/s)
131

8
1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa ( hình cột) và lưu lượng (đường) của lưu vực sông Hồng.
b/ Xác định các tháng mùa mưa và các tháng mùa lũ?
c/ Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ:
- Các tháng nào của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa?
- Các tháng nào của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa?
- Chế độ mưa và chế độ nước của sông có quan hệ như thế nào?
d/ Để hạn chế lũ lên đột ngột cần phải có biện pháp gì?
Câu 2: ( 5 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Diện tích tự
nhiên ( km
2
)
Dân số
(triệu người)
Diện tích đất nông
nghiệp (nghìn ha)
Tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên (%)
Cả nước
329.427 79,7 9406,8 1,4
Đồng bằng
sông Hồng
14.806 17,5 855,2 1,1
a/ Tính mật độ dân số, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Hồng.
b/ Em có nhận xét gì về mật độ dân số, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người và tỉ lệ tăng dân số tự
nhiên của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước? (cao, thấp hơn bao nhiêu lần).
c/ Về tự nhiên Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi gì cho ngành trồng trọt phát triển? Nêu kết quả đạt
được của ngành trồng trọt?

d/ Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng như thế nào?
Câu 3: ( 4 điểm) Dựa vào bảng giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc trung Bộ ( tỉ đồng):
Năm 1995 1998 2000 2002
Giá trị
(tỉ đồng)
3.705,2 4852,5 7.158,3 9883,2
a/ Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
b/ Theo em ngành công nghiệp nào quan trọng nhất ở Bắc Trung Bộ ? Vì sao?
c/ Những ngành công nghiệp nào phát triển ở hầu hết ở các địa phương?
d/ Kể tên các trung tâm kinh tế quan trọng ở bắc Trung Bộ?


ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
A/PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 6 điểm) mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1 Câu 2
a b c d
Đ S S Đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án c b d b c c b d a d b c d d b a
B / PHẦN TỰ LUẬN: ( 14 điểm)
Câu 1: (5 điểm )
a/Vẽ biểu đồ đúng, đẹp, ghi chú đầy đủ 2 điểm
b/ Xác định:
- Các tháng mùa mưa : 5,6,7,8,9 0,5
- Các tháng mùa lũ : 6,7,8,9,10 0,5
c/ Nhận xét:
- Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: 6,7,8,9 0,5
- Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: 5,10 0,5
- Chế độ mưa và chế độ nước của sông có quan hệ chặt chẻ với nhau nhưng mùa lũ không hoàn toàn
trùng với mùa mưa. 0,5

d/ Để hạn chế lũ lên đột ngột cần tăng độ che phủ rừng đầu nguồn, xây dựng đập thủy điện, hồ chứa nước…
0,5
Câu 2: (5 điểm )
a/ Mật độ dân số: cả nước: 242 người/ km
2
; ĐBSH : 1182 người/ km
2
0,5
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước :0,12ha; ĐBSH : 0,05ha 0,5
b/ Mật độ dân số ĐBSH cao gấp 4,88 lần so với cả nước. 0,5
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người cả nước cao gấp 2,4 lần so với ĐBSH 0,5
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ĐBSH thấp hơn cả nước 0,5
c/ * Thuận lợi về mặt tự nhiên:
- Đất phù sa sông Hồng có diện tích lớn. 0,5
- Điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thân canh trong nông nghiệp. 0,5
- Thời tiết mùa Đông rất thích hợp cho một số cây ưa lạnh. 0,5
* Kết quả đạt được:
- Năng suất lúa cao nhất nước. 0,25
- Diện tích, sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long 0,25
- Vụ đông phát triển một số cây ưa lạnh có hiệu quả kinh tế lớn như ngô đông, khoai tây, su hào,…
0,25
d/ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số đã góp phần làm cho bình quân lương thực đầu người tăng nhanh hơn . 0,25
Câu 3: (4 điểm)
a/ Vẽ biểu đồ đúng, đẹp, ghi chú đầy đủ. 1,00
Nhận xét: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục từ 1995 đến 2002. 0,5
Càng về sau càng tăng nhanh 0,5
b/ Ngành công nghiệp quan trọng nhất ở BTB là: khai khoáng, vật liệu xây dựng. 0,5
Vì có nguồn khoáng sản đặt biệt là đá vôi. 0,5
c/ Những ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các địa phương là: chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế
biến thực phẩm. 0,5

d/ Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Trung Bộ là: Thanh Hóa, Vinh, Huế 0,5

×