Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

♦ đề tài phân tích điều kiện phát triển du lịch tại quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.7 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA DU LỊCH
BÀI TIỂU LUẬN
♦ Đề tài: Phân tích điều kiện phát triển du lịch tại Quảng Bình
A.Lời mở đầu:
Đà Nẵng, 2014
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
u lịch từ lâu vẫn được hiểu là nghỉ ngơi, tham quan giải trí.Nhưng trên thực tế,
du lịch có một hình ảnh năng động hơn, hình ảnh một ngành kinh doanh mới, có
hiệu quả và ngày càng phát triển trên mỗi quốc gia. Bước sang thế kỷ 21, thế kỷ
của dịch vụ, tin học và nền kinh tế tri thức, thì du lịch ngày càng trở nên quan trọng và
góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Du lịch được coi là một ngành “ công
nghiệp không khói”, “ xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu vô hình” để thu về nguồn ngoại tệ.
Hoạt động du lịch đã trở thành hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế và đang phát triển
nhanh với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá. Hoà chung với sự phát triển của du lịch
thế giới. Ngành Du lịch Việt Nam cũng đã có những bước chuyển biến rõ rệt nhờ vào
chính sách “ mở cửa ” của Đảng và Nhà nư. Ngành du lịch Việt Nam trước những thách
thức và cơ hội mới còn nhiều việc phải làm để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên cơ sở
giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và
an ninh, quốc phòng của đất nước. Trong bối cảnh chung của du lịch cả nước, du lịch
Quảng Bình cũng bắt đầu có những bước chuyển biến và phát triển rõ rệt.
D
Quảng Bình được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước lựa chon để đi du
lịch. Đây là 1 điểm hấp dẫn để khám phá và trải nghiệm, tìm về nơi cội nguồn cầu an
lành. Đến với Quảnh Bình,bạn sẽ đi tham quan ở những đâu,nên ăn món gì, ? Để hiểu
hơn về điều đó xin mời các bạn hãy đi theo bước chân của đoàn du lịch nhóm 8 mang tên
“ Eight Tour “ đến với vùng đất xa xôi Quảng Bình, cùng nhau tận hưởng những giây
phút thư giản, trải nghiệm những sản phẩm du lịch đặc sắc nhất ở nơi đây.
Tổng Quan Du Lịch Page 2
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
B. Nội dung:


I/ Giới thiệu về Quảng Bình:
1.Lịch sử:
Vùng đất Quảng Bình nguyên xưa thuộc xứ Việt Thường. Theo Đại Nam nhất thống
chí, Thuỷ kinh chú và một số thư tịch cũ, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước công
nguyên, Việt Thường tồn tại như một tổ chức hành chính tự quản gọi là Việt Thường
Thị.Vào năm 2353 trước công nguyên, người xứ Việt Thường Thị đã từng dâng chim trĩ
trắng, rùa vàng thông hiếu với Trung Quốc. Dưới thời Hùng Vương, đất nước Văn Lang
được chia thành 15 bộ. Vùng đất Quảng Bình ngày nay thuộc về bộ Việt Thường. Từ năm
192 vùng đất Quảng Bình thuộc địa vực của quốc gia Lâm Ấp (sau đổi thành Hoàn
Vương, Chiêm Thành). Từ đây trên vùng đất Quảng Bình cổ có sự dung hợp giữa văn
hoá bản địa có nguồn gốc Việt - Mường với một nền văn hoá mới là văn hoá
Chămpa.Năm 1069, vua Lý Thánh Tông - niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng thứ hai, cử
Lý Thường Kiệt đưa quân nam chinh, đánh bại quân Chiêm, bắt được vua Chiêm là Chế
Củ. Chế Củ đã phải dâng trả 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Vùng đất Quảng Bình
(tương ứng 2 châu Bố Chính, Địa Lý) trở về với quốc gia Đại Việt. Năm 1075, vua Lý
Nhân Tông cho đổi tên châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, vùng đất Quảng Bình xưa bắt
đầu mang danh xưng "Bình" kể từ thời điểm ấy. Năm 1361, vua Trần Duệ Tông cải châu
Lâm Bình thành phủ Lâm Bình. Năm 1375, vua Trần Duệ Tông lại cải phủ Lâm Bình
thành phủ Tân Bình rồi lộ Tân Bình. Năm 1397, Hồ Quý Ly đổi lộ Tân Bình thành trấn
Tây Bình.Thời thuộc Minh (1407 - 1427), lại đổi thành phủ Tân Bình, đem 2 châu Bố
Chính và Minh Linh nhập vào phủ Tân Bình. Dưới thời Lê Thánh Tông, vùng đất này
tiếp tục được định danh trong bản đồ quốc gia nhà Lê (1469) là phủ Tân Bình. Năm 1601,
phủ Tân Bình lại được nhà hậu Lê đổi thành phủ Tiên Bình.Năm 1604, Thái tổ Gia dũ
Hoàng đế Nguyễn Hoàng khởi nghiệp Đàng Trong đã đổi phủ Tiên Bình thành phủ
Quảng Bình, sau đổi thành dinh Quảng Bình. "Quảng Bình" được định danh từ thời điểm
ấy.Dưới thời các chúa Nguyễn và thời Hoàng đế Quang Trung, địa vực Quảng Bình nhiều
lần được định danh lại với những danh xưng như châu Bắc Bố Chính (ngoại châu Bố
Chính), Nam Bố Chính (nội châu Bố chính), châu Thuận Chính (trên cơ sở sát nhập 2
châu Bắc và Nam Bố Chính). Địa vực Quảng Bình dưới thời châu Thuận Chính phù hợp
với địa gíơi hành chính ngày nay. Năm 1802, dưới triều Gia Long, châu Thuận Chính lại

bị chia tách thành Bố Chính ngoại và Bố Chính nội như trước. Riêng 2 huyện Khương
Lộc (sau đổi là Phong Lộc) và Lệ Thuỷ (Nha Nghi) đặt thành một đơn vị hành chính lấy
tên là dinh Quảng Bình.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trong hệ thống hoạch định cương vực lãnh thổ và tổng
cải cách hành chính quốc gia, triều Nguyễn chính thức định danh tỉnh Quảng Bình. Sau
nhiêù lần cải tổ và điều chỉnh, đến năm 1875 tỉnh Quảng Bình có 2 phủ gồm 7 huyện là
phủ Quảng Trạch (có 4 huyện: Minh Chính, Bình Chính, Tuyên Hoá, Bố Trạch), phủ
Tổng Quan Du Lịch Page 3
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
Quảng Ninh (gồm 3 huyện Phong Lộc, Phong Phú và Lệ Thuỷ).Dưới thời Pháp thuộc,
chính quyền thực dân và triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã thiết lập lại hệ thống phủ,
huyện trong cùng một cấp hành chính. Quảng Bình có 2 phủ, 3 huyện là phủ Quảng
Trạch, phủ Quảng Ninh, huyện Lệ Thuỷ, huyện Bố Trạch và huyện Tuyên Hoá. Đến năm
1939 thành lập thêm cơ quan Bang Tá trực thuộc tỉnh với 4 phường mới là Đồng Hải,
Đồng Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ, có vai trò như là trung tâm lỵ sở của tỉnh Quảng Bình.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới thời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, tỉnh Quảng Bình được thành lập, bao gồm thị xã tỉnh lỵ Đồng Hới và 5 huyện là Lệ
Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá.Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước thắng lợi, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Nhà nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập tỉnh Bình Trị Thiên trên cơ sở sáp nhập ba tỉnh
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh. Quảng Bình trở thành địa
vực phía Bắc của tỉnh Bình Trị Thiên mới thành lập. Trên địa vực này có thị xã Đồng Hới
và các huyện Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và Tuyên Hoá. Năm 1989, để phù hợp với
xu thế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ
mới, Trung ương Đảng và Nhà nước đã cho chia tách Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Tại thời điểm mới tái thiết lập, tỉnh Quảng Bình
bao gồm thị xã Đồng Hới và các huyện Lệ Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá. Để
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, Nhà nước đã cho
chia tách huyện Lệ Ninh thành 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, huyện Tuyên Hoá thành
2 huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá. Hiện nay tỉnh Quảng Bình bao gồm thành phố Đồng

Hới và các huyện: Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá,
với 159 xã, phường, thị trấn.
2. Kinh tế - dân số:
2.1.Kinh tế:
Năm 2012, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.840 tỷ đồng, so
với810 tỷ đồng năm 2008
.
GDP đầu người năm 2012 đạt 1000 USD. Thu ngân sách toàn
tỉnh năm 2011 đạt 1792 tỷ đồng. Giai đoạn năm 2006-2010, tỉnh này đạt tốc độ tăng
trưởng GDP từ 11-12% mỗi năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20 –21%/
năm, giá trị khu vực dịch vụ tăng 11 – 12%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
tăng 4 – 4,5%/năm và đặt ra mục tiêu cơ cấu kinh tế vào năm 2010: ngành nông, lâm,
ngư nghiệp là 20%, ngành công nghiệp – xây dựng là 40%, ngành dịch vụ 40%. Kim
ngạch xuất khẩu trong thời kỳ này tăng 14 – 15%/năm, thu ngân sách trên địa bàn tăng
bình quân 16 –17%/năm. Tỉnh Quảng Bình có dự án cảng Hòn La và khu công nghiệp
Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh này.
Cảng Hòn Là được xây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu
tấn/năm. Tổng mức đầu tư là 1300 tỷ đồng. Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn
La, Nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện có tổng
mức đầu tư hơn 1 tỷ USD có công suất 1.200 MW.
Tổng Quan Du Lịch Page 4
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
Tỉnh Quảng Bình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La
[14]
và Khu
Kinh tế cửa khẩu Cha Lo và 6 khu công nghiệp khác
2.2.Dân số:
Dân số Quảng Bình năm 2013 có 854.918 người. Trên địa bàn tỉnh có 24 dân
tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai
nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng,

Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa
và Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố
không đều, 84,80% sống ở vùng nông thôn và 15,20% sống ở thành thị.
Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm khoảng
49,28% dân số. Về chất lượng lao động cho đến năm 2013: hơn 25.000 người có trình độ
đại hoc, cao đẳng, hơn 600 thạc sĩ, gần 50 phó giáo sư và tiến sĩ. Lực lượng lao động đã
qua đào tạo gần 105.000 người,chiếm 25% số lao động
3.Vị trí – địa lý
*Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Bình ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam, Diện tích tự nhiên 8.037,6 km
2
Phần đất liền của Quảng Bình nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ bắc và từ 105°37’ đến
107°00’ kinh đông
Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:
- Điểm cực Bắc: 18
0
05
,
12
,,
vĩ độ Bắc
- Điểm cực Nam: 17
0
05
,
02
,,
vĩ độ Bắc
- Điểm cực Đông: 106
0

59
,
37
,,
kinh độ Đông
- Điểm cực Tây: 105
0
36
,
55
,,
kinh độ Đông
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87
km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa giới 136,5 km, phía Nam
giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8km.
Tên địa bàn Quảng Bình có Quốc lộ IA và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam,
quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số
cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
*Địa hình:
Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất (vĩ độ tại Đồng Hới)
theo chiều Đông - Tây chỉ xấp xỉ 50 km, dốc dần không đều từ phía Tây sang phía Đông
nhưng sự phân bậc Tây - Đông không mang tính giảm dần. Vùng đồng bằng, vùng cửa
Tổng Quan Du Lịch Page 5
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
sông có khi chỉ cao hơn mặt nước biển 2 - 3m , trong khi đó dải cồn cát ven biển lại cao
hơn, thậm chí cao tới 40 - 50m
Cùng với sự phân hoá địa hình theo hướng Tây - Đông, địa hình theo hướng Tây -
Nam cũng phân dị rõ rệt. Các dạng địa hình thấp dần đi từ Bắc xuống Nam có hướng á vĩ
tuyến. Bắc Quảng Bình là dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang, vùng núi Minh Hoá cao 2000m,
xuống đến Quảng Ninh núi cao nhất chỉ có 1.257m. Sông Gianh là hệ quả đặc trưng của

đứt gẩy Rào Nậy tạo nên bồn thu nước lớn nhất.
Sự phân hoá địa hình Quảng Bình theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam, nhất là sự
phân hoá theo độ cao và hướng núi á vĩ tuyến đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố vật
chất và năng lượng , ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ khí hậu (nhiệt ẩm), sự phân hoá lớp
thực bì, tạo nên sự đa dạng sinh thái đặc sắc của Quảng Bình.
Về cấu trúc, 85% tổng diện tích tự nhiên Quảng Bình là vùng rừng núi và gò đồi,
còn lại là vùng gò đồi và đồng bằng. Địa hình Quảng Bình được chia thành 4 vùng rõ rệt :
- Vùng núi: có tổng diện tích 5.236,16 km
2
chiếm 65% diện tích tự nhiên,
được chia thành 3 loại: vùng núi cao, vùng núi trung bình và vùng núi thấp.
- Vùng đồi gò đồi , có diện tích 1.677,95km
2
, chiếm 19,7% tổng diện tích đất
tự nhiên.
Vùng gò đồi có độ cao từ 50m đến 250 mét, độ dốc trung bình từ 3
0
trở lên. Vùng
gò đồi Quảng Bình nằm trong địa giới 87 xã kéo dài theo chiều dọc của tỉnh. Địa hình
vùng gò đồi hẹp và dốc, dòng chảy các sông đều chạy theo hướng cắt ngang địa hình,
nhiều dãy núi vươn ra tận bờ biển nên địa hình vùng gò đồi phức tạp và bị chia cắt tương
đối mạnh. Do dặc điểm bị chia cắt nên vùng gò đồi Quảng Bình tuy có kết dải nhưng
không thuần nhất. Trong từng tiểu vùng đồng thời tồn tại cả khu vực bồi tích và bào mòn.
Các tính chất hoá lý của đất chênh lệch nhau rất xa.
-Vùng đồng bằng có tổng diện tích 866,90 km
2
chiếm 10,95% diện tích đất tự
nhiên.
Nhìn chung dải đồng bằng Quảng Bình hẹp, nơi rộng nhất 26 km bề ngang, nơi
hẹp nhất khoảng 10 km. Các đồng bằng liền dải chủ yếu là: đồng bằng Lệ Thuỷ, Quảng

Ninh 248 km
2
, đồng bằng Quảng Trạch 161 km
2
.
- Vùng ven biển chủ yếu là dải cát nội đồng hình lưỡi liềm hay hình rẽ quạt có
tổng diện tích 358,40 km
2
chiếm 4% tổng diện tích đất tự nhiên, độ cao từ 3 - 4 mét đến
50 mét, phân phối suốt chiều dài bờ biển của tỉnh.
Tổng Quan Du Lịch Page 6
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
Vùng cát ven biển có chiều rộng và chiều cao tăng dần từ Bắc vào Nam, ở phía
Bắc dải cát hẹp và thấp, có chiều rộng từ 300 đến 400m độ cao từ +5 đến +10m, càng về
phía Nam dải cát càng mở rộng (từ 1 - 6km), có độ cao 17 - 20m, có đỉnh đạt đến độ cao
50m. Địa hình mặt dải cát rất phức tạp
*Khí hậu:
Đặc điểm chung của khí hậu Quảng Bình là nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới như dải hội tụ nhiệt đới , áp cao cận nhiệt đới,
vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, một mùa chịu dăc
trưng nhiệt đới phía Nam và một mùa chịu dặc trưng rét đậm phía Bắc.
Do địa hình hẹp, bị chia cắt mạnh, núi gần sát với biển và ở vĩ độ thấp nên diễn biến
khí hậu phức tạp, vừa có tính lục địa, vừa ảnh hưởng của khí hậu biển, phản ánh sự giao
tranh của khí hậu cả hai chiều Nam - Bắc, Đông - Tây. Các yếu tố khí hậu mang tính phân
cực lớn. Mỗi năm khí hậu chia làm 2 kỳ rõ rệt: mùa mắng nóng và mùa mưa rét, đối lập với
một chu kỳ hạn hán gay gắt là một chu kỳ ẩm độ rất cao. Mùa mưa đi kèm với rét và bão,
lụt. Mùa nắng đi liền với gió tây khô nóng (gió Lào) và hạn hán.
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24

o
C - 25
o
C. Ba
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
*Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha, trong đó sông suối là
16.803 ha, chiếm 2,09% ; Núi đá 617.706 ha , chiếm 76,72% tổng diện tích đất tự nhiên.
Căn cứ vào tiêu chí phân loại đất của FAO - UNESCO, đất Quảng Bình được chia
thành 10 nhóm đất -23 đơn vị đất - 56 đơn vị đất phụ. Tài nguyên đất ở nơi đây chia
thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15
loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó
nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây,
đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
*Tài nguyên động, thực vật:
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ
thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa
dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
+ Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài
cá có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam
đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ
Tổng Quan Du Lịch Page 7
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
+ Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự
nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích
không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401
chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh,
thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có
trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m
3

.
*Tài nguyên biển và ven biển:
Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông
lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4
km
2
, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn
Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có
diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với
cảng biển nước sâu.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích
đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn
và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú,
mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng
chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái
của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có
khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt
nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất
thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho
việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.
*Tài nguyên nước:
Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km
2
. Có năm
sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có
khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m
3
.
*Tài nguyên khoáng sản:

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm và một
số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit
Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi
măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105
o
C. Trữ lượng
vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.
Tổng Quan Du Lịch Page 8
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh

Đồng bào Vân Kiều chăm sóc lạc
Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều
cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật
Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận
là Di sản Thiên nhiên thế giới.
4. Văn hóa:
Là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá, Quảng Bình ngày nay hội
đủ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ.
Bơi trãi trên sông
Nhật Lệ
Bên cạch đó, mảnh đất này cũng còn lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng riêng thể
hiện qua các lễ hội như Hội bơi trải truyền thống 2/9 dương lịch (Lệ Thuỷ), Cầu mùa
(Bảo Ninh), Cầu ngư (Cảnh Dương), Lễ hội Rằm tháng Ba (Minh Hoá) và các truyền
thuyết và truyện cổ dân gian.
Quảng Bình vẫn còn lưu giữ những làn điệu dân ca như hò khoan Lệ Thuỷ, hát
Kiều Quảng Kim, hát “sim” của người Bru-Vân Kiều và những nhạc cụ khèn bè, đàn ống
(troi ban), sáo (pi), trống chiêng
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền
văn hóa Hòa Bình,Đông Sơn và Sa Huỳnh, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan,
Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, Thành Khu Túc-Chămpa, thành quách của thời

Tổng Quan Du Lịch Page 9
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của
dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ
Chí Minh v.v Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và
được truyền tụng từ đời này sang đời khác như "Bát danh hương": "Sơn- Hà- Cảnh - Thổ-
Văn- Võ- Cổ - Kim". Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay
trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Lễ Thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh, Tuy Lộc hầu Đặng Đại Lược, lãnh Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn
Đăng Tuân, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Thanh Đạt,
Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt - Chămpa, thể hiện ở những di
chỉ có niên đại 5 nghìn năm đã khai quật được ở Bàu Tró, phía bắc Đồng Hới.
II/ Phân tích thực trạng về các điều kiện phát triển du lịch tại Quảng Bình
1.Điều kiện an ninh – chính trị - xã hội:
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên trên địa bàn tỉnh và hai tuyến
biên giới tiếp tục được giữ vững và cơ bản ổn định, các ngành chức năng đã tăng cường
chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm trấn áp mạnh các loại tội phạm; chỉ đạo
các lực lượng đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến, địa bàn trọng điểm,
kịp thời phát hiện, xử lý các vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất
lượng
An toàn giao thông: Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, từ ngày 16/9-
15/10/2014, toàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, làm 8 người chết, 18 người bị
thương, giảm 10 vụ, giảm 11 người bị thương so với cùng kỳ. Trong đó: đường bộ 16 vụ,
đường sắt và đường thuỷ không xảy ra tai nạn.
Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có
công thực hiện tốt theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trong tháng 10 đã tiến hành
thẩm định hồ sơ giải quyết các chế độ trợ cấp hàng tháng cho 67 trường hợp và các chế
độ trợ cấp 01 lần cho 773 trường hợp. Công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có
công với cách mạng được đặc biệt quan tâm. Trong tháng, thực hiện điều dưỡng tập trung
cho 573 đối tượng người có công.

Tổ chức Hội nghị hướng dẫn các địa phương triển khai công tác điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo năm 2014. Xây dựng Kế hoạch hành động Vì trẻ em tỉnh Quảng
Bình bị ảnh hướng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 và Kế hoạch xây dựng xã
phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, đặc biệt là phòng
chống các loại dịch bệnh. Các bệnh viện, trạm xá bố trí đầy đủ y, bác sỹ trực 24/24 giờ và
cơ số thuốc để phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chỉ đạo các đơn
vị thực hiện tốt công tác giám sát các loại dịch bệnh, đặc biệt bệnh sởi, tính đến ngày
12/10, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1208 trường hợp tay -chân- miệng, 96 trường hợp sởi
và nghi sởi, các trường hợp kể trên đều được phát hiện và điều trị kịp thời nên đến nay
chưa có tử vong xảy ra. Đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị triển khai các hoạt
động phòng chống dịch Ebola.
Tổng Quan Du Lịch Page 10
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
Tiếp tục duy trì và phát huy tốt hoạt động khám chữa bệnh tại các tuyến. Đặc biệt là
các Bệnh viện tuyến huyện, thành phố trực thuộc Sở Y tế, tổ chức phục vụ kịp thời nhu
cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Sởi-
Rubella (đối tượng 12 tháng tuổi - 14 tuổi) trên địa bàn toàn tỉnh, dự kiến đạt tỷ lệ 97%.
Công tác phòng, chống HIV/AIDS được triển khai thường xuyên, các hoạt động về quản
lý, tư vấn, hướng dẫn các hành vi an toàn phòng chống ma tuý, mại dâm về HIV/AIDS
được các ngành liên quan thực hiện đầy đủ.
2.Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2013, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều
kiện hết sức khó khăn. Mặc dù kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, lãi suất tín
dụng giảm nhưng nền kinh tế vẫn phục hồi chậm, thị trường thu hẹp, sức mua giảm, tăng
trưởng tín dụng thấp làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong tháng 10, tỉnh ta liên tiếp gánh chịu cơn bão số 10 và
hoàn lưu cơn bão số 11 kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và
tài sản, ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 và trong
nhiều năm tiếp theo. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh uỷ,

HĐND, UBND tỉnh; giúp đỡ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn và
các tổ chức trong và ngoài nước; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 vẫn duy trì
sự ổn định.
Kinh tế tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp cơ bản
được mùa, sản lượng lương thực đạt kế hoạch đề ra; sản xuất công nghiệp tăng trưởng
cao hơn so cùng kỳ; lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng cao; công tác quản lý đầu
tư và xây dựng có nhiều tiến bộ; thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành dự toán. Chỉ đạo
tốt công tác phòng chống lụt bão và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do cơn bão số
10, số 11 gây ra. Công tác chuẩn bị phục vụ tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh đảm bảo trang nghiêm, tôn kính theo đúng nghi thức
Quốc tang của Nhà nước. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực;
công tác an sinh xã hội được chú trọng; cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống
tham nhũng được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững
Tuy vậy, do khó khăn chung của nền kinh tế và ảnh hưởng nặng nề của bão lụt.
lốc xoáy đã làm cho một số chỉ tiêu tuy có tăng trưởng nhưng chưa đạt kế hoạch; văn
hóa, xã hội tuy có chuyển biến nhưng còn chậm; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy,
cờ bạc, số đề, vi phạm lâm luật còn diễn biến phức tạp; việc làm, đời sống của người
nghèo, người có thu nhập thấp còn khó khăn.
3. Các điểm tài nguyên du lịch
3.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên
a/ Tài nguyên địa hình
Quảng Bình là một tỉnh có nhiều dạng địa hình, trong đó có một số dạng địa
hình rất đặc trưng và được xem là tài nguyên du lịch như địa hình hang động carxtơ, địa
hình bờ, bãi biển, địa hình đồi núi và đèo , trong đó tiêu biểu cho địa hình hang động
Tổng Quan Du Lịch Page 11
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
carxtơ là hệ thống hang động Phong Nha – Kẽ Bàng, địa hình bờ, bãi biển như bãi biển
Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy, địa hình đồi núi thấp và đèo như Đèo Ngang

 Địa hình hang động carto:
Do những chuyển động kiến tạo nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất đã tạo
cho Quảng Bình nhiều thắng cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là hệ thống hang động huyền
bí và quyến rũ. Đó là các hang động như: hang Vòm, hang Tối, hang Rục Mòn, hang Rục
Cà Roòng, hang Chà Áng, hang Con Chuột, hang Minh Cầm, hang Bàn Cờ, hang Khai ,
tất cả tạo thành một hệ thống hang động kỳ vĩ. Trong số các hang động đó, đáng chú ý
nhất là hệ thống hang động thuộc phạm vi khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đây là khu vực vừa được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với 2
tiêu chí hết sức thuyết phục là: (1) đây là khu vực điển hình cho lịch sử hình thành vỏ
Trái đất và những đặc điểm địa chất; (2) đây là khu vực đặc trưng cho tính đa dạng sinh
học và các loài bị đe doạ, là nơi sinh sống tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa đối với việc
bảo tồn đa dạng sinh học, là nơi chứa đựng nhiều loài động thực vật quý hiếm đang bị đe
doạ.
♦ Hệ thống hang động
Phong Nha - Kẽ Bàng:
Hệ thống hang động tại
khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng được
hình thành do những kiến tạo địa chất
xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ
Bàng cách đây hơn. Tìm hiểu tài
nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng
Bình Niên luận 400 triệu năm vào thời
kỳ Đại Cổ Sinh. Trải qua các thời kỳ
kiến tạo quan trọng và các pha chuyển
động đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã
liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động nâng cao và các bồn trầm tích do
chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân của mọi nguyên nhân để tạo ra tính
đa dạng về địa chất, địahình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về
hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng phát triển từ Devon
đến Carbon – Trecmi.Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có một hệ thống gồm khoảng 300 hang

động lớn nhỏ, Trong số đó có một số hang động đẹp như động Phong Nha,động Tiên Sơn,
động Thiên Đường, động Sơn Đoòng…
Động Phong Nha-Động Phong Nha còn có tên gọi khác là động Trốc hay
chùa Hang, Động Phong Nha được coi là "Thiên Nam đệ nhất động" của Việt Nam Ðộng
Phong Nha có rất nhiều nhánh với tổng chiều dài lên đến khoảng 20km nhưng hiện nay
người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con sông ngầm có tên là Nậm Aki
mà sông Son là phần lộ ra mặt đất. Nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Pu-Pha-Ðam cách
đó hơn 20km về phía nam. Trước cửa động, cảnh núi non sông nước quyến rũ, thiên
nhiên hùng vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con
người. Vào mùa nước lớn, nước sông Son dâng cao che khuất cửa hang, thuyền du lịch
Tổng Quan Du Lịch Page 12
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
không vào đây được. Tương truyền hơn một trăm năm về trước, ông vua trẻ Hàm Nghi đã
ẩn mình ở đây cùng một số cận thần và ra lời kêu gọi Cần Vương. Động Phong Nha Cửa
động rộng khoảng 20m, cao 10m, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng
như một cái bát úp trên mặt nước. Nước sông trong veo và phẳng lặng như mặt gương,
càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần rồi mất hẳn. Xen lẫn với tiềng mái chèo như có
tiếng chiêng vẳng lên. Người bản địa cho rằng đó là âm nhạc trong tiệc riệu của Thần
Núi vọng ra Tất cả hợp thành tiếng nhạc, lúc âm u như tiếng chiêng, lúc bập bùng như
tiếng trống.Phong Nha có trên 20 buồng với hành lang chính dài tới 1500m và nhiều hành
lang phụ dài hàng trăm mét. Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước rộng khoảng
10m. Các hang phía trong, từ hang thứ 4 trở vào trần hang cao đến 25-50m. Từ buồng thứ
14, du khách theo các hành lang khác đi sâu hơn nữa dưới mặt đất đến những buồng to
hơn rộng hơn nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn
tiếp tục. Thuyền ngược dòng độ 800m thì đến chỗ cạn gọi là hang nước cạn do nước biến
đi nhường chỗ cho đá. Nhũ đá từ trên rủ xuống, măng đá t ừ d ưới nhô lên tua tủa như cây
rừng với những hình dáng kỳ lạ.
♦Động Tiên Sơn:
Động Tiên Sơn hay động Khô là một động đẹp nổi ti ếng ở khu v ực Phong
Nha-Kẻ Bàng. Cửa vào động Tiên Sơn

nằm cách cửa động Phong Nha khoảng
1.000 m, ở độ cao so với mực nước biển
khoảng 200 m. Động Tiên Sơn có chiều
dài là 980 m. Từ cửa động đi vào khoảng
400 m có một vực sâu chừng 10 m, và sau
đó là động đá ngầm tiếp tục dài gần 500
m, khá nguy hiểm nên du khách chưa được
phép đến khu vực này mà chỉ tham quan
tới khoảng cách 400 m từ tính từ cửa
động. Động này được phát hiện năm 1935,
ban đầu, cư dân địa phương gọi động này
là động Tiên, Động Tiên Sơn do vẻ đẹp kỳ bí thần tiên của nó. Sau này động Tiên Sơn
được gọi là đ ộng Khô, để phân biệt với động Phong Nha là động nước. Động Tiên Sơn là
nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo nh ư trong đ ộng Phong Nha nhưng lại
có nét riêng là các âm thanh phát ra từ các phiến đá và cột đá khi được gõ vào vang vọng
như tiếng cồng chiêng và tiếng trống. Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng
gia Anh, động Tiên Sơn được hình thành cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng
nước ch ảy qua qu ả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do ki ến t ạo đ
ịa ch ất kh ối núi này hoặc đã được nâng lên, hoặc đã bị hạ xuống khiến các khối đá đ ổ s
ụp ngăn chặn dòng chảy làm nên động Tiên Sơn ở phía trên. Còn phần có sông ngầm
chảy qua tạo ra hang động Phong Nha. Dù động Phong Nha và đ ộng Tiên Sơn nằm liền
kề nhau nhưng giữa hang động này l ại không thông nhau. Cư dân địa phương đã nhặt
được một số hiện vật có thể là di chỉ di chỉ của người xưa ở trên bãi đất bằng phẳng trước
cửa động
Tổng Quan Du Lịch Page 13
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
♦Động Thiên Đường:
Động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha.
Đây là một động khô, không có sông ngầm ch ảy qua nh ư động Phong Nha. Theo kết
quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường

có chiều dài và quy mô lớn hơn nhiều. Trong động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ
và măng đá kỳ ảo. Ph ần l ớn n ền đ ộng là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho
việc tham quan và thám hi ểm. Trong khi nhiệt độ mùa Hè ở bên ngoài là 36-37 °C thì
nhiệt độ trong động Thiên Đường luôn ở 20-21 °C.
♦Động Sơn Đoòng:
Địa hình bờ, bãi biển:
Quảng Bình có đường bờ biển dài với
nhiều bãi biển tuy ệt đẹp với cát
trắng, nước biển xanh, rất thuận lợi
cho việc tổ chức các hoạt động du l
ịch, tiêu biểu như bãi biển Nhật lệ và
có địa hình bãi đá ven biển rất đặc bi
ệt nh ư bãi Đá Nhãy ϖSơn Động hay
Sơn Đoòng là một trong những hang
mới nhất được phát hiện tại khu vực
Phong Nha-Kẻ Bang. Hang này do nhóm thám hiểm thu ộc Hiệp hội Hang động Hoàng
gia Anh phát hiện và tiến hành thám hiểm. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế
giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m. Với
kích thước này, hang Sơn Động vượt hang Deer ở vườn quốc gia Gunung Mulu ở
Sarawak Malaysia, lớn gấp 4-5 lần động Phong Nha, lớn hơn Động Thiên Đường. Do
dòng nước của sông ngầm ở động này chảy xiết nên các nhà thám hi ểm Anh không thể
thám hiểm hết động này. Họ đã ước lượng chi ều dài c ủa hang bằng cách sử dụng đèn
nháy. Đoàn thám hiểm đã báo cáo chính quy ền t ỉnh Quảng Bình về phát hiện này nhưng
cho rằng chưa thể khai thác du lịch ngay. Họ sẽ quay lại khám phá hang này vào năm
2011.
Trên thực tế, một người dân địa phương đã phát hiện ra hang này năm 1991 nhưng
ông đã không nhớ lối vào hang cho đến tháng 1 năm 2008. T ừ cuối tháng 3 đến 11
tháng 4 năm 2009, ông đã giúp đoàn thám hi ểm Anh vượt rừng, núi khoảng 10 km để
đến cửa hang.
 Địa hình bở biển:

Quảng Bình có đường bờ biển dài với nhiều bãi biển tuy ệt đẹp với cát trắng, nước
biển xanh, rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, tiêu biểu như bãi biển
Nhật lệ và có địa hình bãi đá ven biển rất đặc biệt như bãi Đá Nhãy.
♦ Bãi biển Nhật Lệ:
Tổng Quan Du Lịch Page 14
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
Bãi biển Nhật Lệ tọa lạc tại cửa sông Nhật Lệ. Bãi biển Nhật Lệ được thiên
nhiên ban tặng bãi cát trắng và nước biển trong xanh, còn mang vẻ hoang sơ. Từ lâu bãi
biển Nhật Lệ nổi tiếng với một vùng trời mây, sông, nước, gió lộng khí trời, khí biển mặn
mà. Biển Nhật Lệ kéo dài m ột màu cát trắng, những lúc trời thanh gió mát, bãi biển sạch
như nệm mới, cát mịn, cứng óng ánh có thể đạp xe hay chơi bóng đá một cách thoải mái.
Từ ngoài khơi xa từng lớp sóng bạc tiến vào bờ như những chùm hoa sóng tung b ọt
trắng xoá trông giống chuỗi ngọc trắng đang lăn vào bờ, ngân lên những âm thanh rì rào
không dứt.
"Trong nắng chiều vàng khi hoàng hôn buông xuống, biển Nh ật L ệ như đang chìm
trong giấc ngủ cuối ngày, khung cảnh trầm tư mà lãng m ạn, ồn ào mà tĩnh lặng. Xa xa
đoàn thuyền lại rộn vang tiếng nóicười trong ngày mới ra khơi, những khuôn mặt mang
dấu ấn thời gian lại hiện lên m ột ni ềm vui l ớn trong ngày mới".
Khi đêm về, cửa biển Nhật Lệ sáng rực như một thành phố lung linh, đứng xa xa
nhìn về cửa biển ta thấy như hàng ngàn ánh sao
♦ Bãi Đá Nhầy:
Theo Quốc lộ 1A, vượt đèo Ngang rồi sông Gianh với nhiều ch ứng tích
lịch sử, du khách sẽ ngỡ ngàng thấy bãi Đá Nhảy là một quần thể núi (ch ữ Hán gọi là
Hải Cốt) ở ngay bãi biển, dưới chân đèo Đá Nh ảy (còn g ọi là đèo Lý Hòa), cách Thành
phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng 20km. Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ,
cao thấp với trăm hình nghìn vẻ kỳ thú: hình con cóc, con trâu nằm, hình "trống - mái",
hình hổ quỳ, voi Địa hình đồi núi chiếm một diện tích rất lớn của tỉnh Quảng Bình, ới
m ức độ chia cắt lớn cho nên nó gây ra khó khăn cho nhi ều ngành kinh t ế nh ư giao
thông vận tải, thông tinh liên lạc ,nhưng với dạng địa hình nh ư vậy thì nó lại là nguồn
tài nguyên, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các đồi núi có thể khai thác phục

vụ du lịch như núi Thần Đinh, đèo Ngang, đèo Lý Hòa Địa hình đồi, núi: ϖphục, đùa
giỡn với sóng nước Phải chăng vì thế mà bãi đá này đ ược dân gian gọi tên là Đá Nhảy.
Tại đây có một cái giếng (tục gọi là giếng Cóc) vì một tảng đá lớn hình con cóc che trên
miệng, giếng đá tự nhiên càng tăng sự hấp dẫn của địa danh này. Giếng ở sâu trong hang
Cóc, mu ốn l ấy n ước ph ải chui vào "bụng cóc" để múc từng gàu một. Nước giếng rất
trong và s ạch, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, được ngư dân lấy để cúng l ễ ở đ ền th ờ
Nam Hải Đại Vương cạnh giếng Cóc. Bãi Đá Nhãy Đá Nhảy là một điểm du lịch hấp
dẫn, một bãi tắm sạch, đ ẹp và có nhi ều thắng cảnh với nhiều hang động kỳ thú. Đến Đá
Nhảy, ấn tượng đầu tiên của du khách là một bãi tắm bằng phẳng, nước trong và sạch.
Khách du lịch cùng một lúc vừa được bơi thuyền leo núi, săn bắn, vừa đ ược d ạo ch ơi
trong rừng dương, tắm mình trong một bãi biển trong sạch, yên bình. Du khách đến đây
có thể nghỉ chân ở khách sạn Đá Nh ảy rồi b ước vài bước ra biển thăm bãi Đá Nhảy
Mùa hè về, bãi biển Đá Nhảy chật kín khách du lịch từ trong Nam ra, ngoài Bắc vào, còn
có cả người dân đ ịa phương sau ngày làm việc vất vả ra đây thưởng th ức nh ững làn gió
bi ển mát rượi, ngắm đại dương mênh mông với những con sóng mềm mại liên t ục v ỗ
vào bờ cát trắng. Đá Nhảy không chỉ là khu du lịch nghỉ mát lý tưởng vì có bãi tắm đẹp n
ằm dưới chân núi, mây nước hữu tình nên thơ mà biển nơi đây có nhiều rạn ngầm, đó
Tổng Quan Du Lịch Page 15
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
chính là nơi cư trú của nhiều loại hải sản quý nh ư tôm, cá, cua, mực, ốc có thể chế biến
những món đặc sản biển hấp dẫn du khách.
 Địa hình đồi núi
Địa hình đồi núi chiếm một diện tích rất lớn của tỉnh Quảng Bình, v ới m ức độ
chia cắt lớn cho nên nó gây ra khó khăn cho nhi ều ngành kinh t ế nh ư giao thông vận
tải, thông tinh liên lạc ,nhưng với dạng địa hình nh ư vậy thì nó lại là nguồn tài nguyên,
là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Các đồi núi có thể khai thác phục vụ du lịch
như núi Thần Đinh, đèo Ngang, đèo Lý Hòa Địa hình đồi, núi:
♦ Núi Thần Đinh:
Núi Thần Ðinh là dãy núi ở miền tây Quảng Bình. Nơi đây có vẻ đẹp hùng vĩ của
một bức tranh sơn th ủy. Du khách đ ến thăm Qu ảng Bình có thể ghé thăm núi Thần

Ðinh, nơi vốn nổi tiếng "lắm tiên nhiều Phật", "núi Thần Ðinh chót vót, khí thế nuốt
phăng phăng bốn trăm châu" (Ô châu c ận lục). Từ bao đời nay, Thần Ðinh trường tồn
sừng sững như chiếc bình phong khổng lồ chở che bao bọc cho những con người lao
động cần cù chịu khó ở miền tây Quảng
Bình. Từ thành phố Ðồng Hới, theo
hướng tây nam, khoảng 30 km, đến bến
phà Long Ðại (huyện Quảng Ninh), có
thể ngược dòng bằng thuyền để cảm
nhận hết vẻ đẹp hùng vĩ của quần thể di
tích núi Thần Ðinh. Giữa bập bềnh mênh
mông sóng nước, những Núi Thần Đinh
cảnh đẹp của núi Thần Ðinh dần hiện ra
trước mắt như một bức tranh sơn thủy
Quần thể di tích núi Thần Ðinh, không
chỉ có ý nghĩa nhi ều m ặt tâm linh, địa
lý, lịch sử. Chiến lũy Trường Dục của Ðào Duy Từ đã dựa vào th ế hi ểm y ếu và được
bắt đầu từ chân núi Thần Ðinh. Người dân nơi đây kể lại, núi Thần Ðinh còn có tên là núi
Chùa Non, vì ngày trước trên núi có một ngôi chùa mang tên chùa Non, gắn li ền v ới tín
ngưỡng dân gian của các dân tộc Kinh, Vân Kiều anh em quen sống với nghề đi rừng và
trồng trọt. Ghé thuyền vào Bến Chùa, đi thêm khoảng vài trăm mét về phía tây là đ ến
chân núi Thần Ðinh. Ngước mắt lên ta thấy núi chót vót Theo nh ững bậc đá lên cao hai
bên sườn núi, ta bắt gặp ngôi chùa Hang thiên t ạo b ằng đá. Tr ước cửa hang có hai hang
nhỏ mang tên hang Chuông và hang Trống. Khi gõ nhẹ vào vách đá, có những âm thanh
trong trẻo như tiếng trống đánh, chuông ngân. Nhìn kỹ và tưởng tượng, ta sẽ thấy những
nhũ đá th ật giống với nh ững chi ếc chuông, chiếc trống Ði vào chùa Hang, du khách
có th ể khám phá vẻ đ ẹp thiên nhiên. Tr ần động có nhiều nhũ đá rủ xuống hình chiếc
lộng vàng, hình voi ch ầu, ng ựa phục. Rời chùa Hang, du khách tiếp tục bước theo các
bậc đá và lên núi Th ần Ðinh. Dấu tích của chùa Kim Phong linh thiêng như vẫn còn đâu
đây. Theo thư tịch cổ, vào đời Hậu Lê, chùa có tám gian. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825),
sư Trần Gia Hội (chùa Thiên Mụ - Huế) đã dựng tạm một ngôi chùa tranh tre để tu hành.

Bốn năm sau, hưu quan Lê Văn Trúc đã cho xây dựng bậc đá lên chùa và lợp thêm ngói,
Tổng Quan Du Lịch Page 16
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
sửa sang lại chùa. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Kim Phong Tự nay chỉ còn
là dấu tích, nhưng hằng năm, vào những ngày lễ, Tết, cư dân và du khách vẫn thường
xuyên ra thắp hương c ầu cho cu ộc s ống an lành, no ấm Bước lên đỉnh núi Thần Ðinh
khi trời đã v ề chi ều, du khách tha h ồ phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn bản làng của
các dân tộc Kinh, Vân Kiều. Rời núi Thần Ðinh có thể ghé thăm hang Rào Trù - một nơi
đóng quân trong những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Sau một ngày tham
quan, buổi tối du khách có dịp ghé thăm nh ững gia đình người Vân Kiều, người Kinh
mến khách. Bên bếp lửa hồng ta được thưởng thức đậu phộng rang Trường Xuân, bắp
nướng Rào Ðá, nhấp chén rượu Võ Xá, thưởng thức thịt dê núi, thịt bò núi Thần Ðinh.
♦ Đèo Ngang:
Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà
Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam. Đèo Ngang nằm trên
quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn Hệ động, thực vật trong vườn
quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng:ϖchạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao
khoảng 250 m (750 ft), phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng
Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh. Đèo Ngang cách thị trấn
Ba Đồn 24 km, sông Gianh 27 km, thị
xã Đồng Hới 80 km về phía Nam, cách
thị xã Hà Tĩnh 75 km về phía Bắc. Đây
là ranh giới cũ giữa Đại Việt và Chiêm
Thành sau khi người Việt giành được
Đèo Ngang độc lập (939) và trước thời
kỳ Nam Tiến của người Việt (1069).
Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ
là Porte d'Annam. Trên đỉnh đèo
Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích
của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch

đá được xây vào năm 1833 thời vua
Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo.
Đứng trên đỉnh Ngoạn Mục đ ể ng ắm
bi ển thì tuyệt đẹp, núi non kỳ vĩ, biển trời mênh mông. Gần đèo Ngang về phía Quảng
Bình có đền th ờ bà Li ễu H ạnh di tích ki ến trúc - nghệ thuật - tôn giáo, các bãi tắm Hòn
La, Quảng Đông, C ảnh D ương với rừng dương xanh mướt, cát vàng óng ánh và các đảo
ở ngoài kh ơi nh ư Hòn La, Hòn Vụng Chùa, Hòn Cỏ, Hòn Gió, đảo Y ến t ạo thành nh
ững th ắng cảnh tuyệt đẹp. Gần đèo Ngang về phía Hà Tĩnh có bãi tắm đèo Con s ạch
đẹp, thoải và kín gió. Đền thờ bà Bích Châu hay còn gọi là đ ền th ờ bà H ải gần núi Cao
Vọng, núi Ô Tôn, núi Bàn Độ, vũng Áng, là qu ần th ể danh th ắng lịch bắc du đèo
Ngang. Ngày nay, khách qua đèo Ngang thường đi bằng đường h ầm xuyên núi. Công
trình này có chiều dài 2.849m gồm cả phần hầm và đoạn tuy ến hai đ ầu do Tổng Công ty
Sông Đà đầu tư, thi công và khánh thành thông xe ngày 21/8/2004
b/ Tài nguyên động, thực vật:
Tổng Quan Du Lịch Page 17
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
Tỉnh Quảng Bình có hệ động, thực vật rất phong phú và đa d ạng có nhi ều loài
quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam cũng như sách đỏ của th ế gi ới, đó là điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch, đ ặc bi ệt là phát tri ển các lo ại hình du lịch tham quan, du
lịch sinh thái , tiêu biểu cho sự đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Bình là hệ động, thực
vật trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng.
 Hệ động, thực vật trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng:
♦ Hệ Thực Vật:
Kẻ Bàng có hệ thảm thực vật với những kiểu thảm thực vật quan trọng là:
Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi; Có thảm thực vật với diện tích lớn
nhất và phân bố thành mảng lớn ở phía Bắc và phía Tây của khu vực; Rừng thứ sinh sau
khai thác trên núi đá vôi: Nó có nguồn gốc trực tiếp từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới
thường xanh, ẩm trên núi đá vôi sau khi chịu tác động của con người; Quần lạc cây bụi,
cây gỗ rải rác trên đất đá vôi: Kiểu rừng này phân bố ở các sườn dốc thoải hoặc các gò
đống có đỉnh tròn bằng nằm bên khe suối; Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi

đất: Do có phần nền là những
loại đất tương đối sâu, dày, ẩm
nên rừng sinh trưởng tốt, cây gỗ
có đường kính trên dưới 100cm
chiếm số lượng nhiều.
Với đặc điểm khí
hậu nhiệt đới với độ che phủ trên
90%, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng
là nơi hội tụ của nhiều loài động
thực vật phong phú và có tính đa
dạng cao. Cho đến nay, đã thống
kê được 140 họ, 413 chi, 735
loài thực vật bậc cao phân bố
theo các nhóm bao gồm các nhóm thực vật như quyết, thực vật hạt trần, thực vật hạt kín.
Hệ thực vật Phong Nha thể hiện nơi giao lưu của 2 khu hệ thực vật phía Nam và phía Bắc
với các loài thực vật đặc trưng như Nghiến, Chò nước, Dầu ke, Dầu đọt tím. Đặc biệt cây
Tàu đá gần đây mới được phát hiện và công bố. Trong số các loài thực vật có 25 loài
được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
♦ Hệ Đông Vật:
Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 113 loài thú lớn, nổi bật nhất
là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có 35 loài nằm
trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư
(18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá,
trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt
Nam. Linh trưởng có 10 bộ linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở
Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang.
Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn
quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.
Tổng Quan Du Lịch Page 18
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh

Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc
nhất Đông Nam Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài
thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi Karst thuộc khu vực Chà Nòi.
Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp
chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà
khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn
Phong Nha - Kẻ Bàng (danh pháp khoa
học: Cyrtodactylus
phongnhakebangensis). Các nhà khoa
học Đức đã xây dựng một khu giới
thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự
đa dạng sinh học của vườn quốc gia
này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn
mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã
phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài
tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây.
Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã
Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiện thêm tại vườn
quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam
đã được phát hiện ở vườn quốc gia này.
Trong 3 loài cá ở Phong Nha - Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2 loài
cá chình. Đó là cá Chình hoa (Anguilla marmorota) và cá Chình mun (Anguilla bicolo).
Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo
cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp
trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má
trắng.
Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tại Vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng.
3.2.Tài nguyên du lịch nhân văn:

Quảng Bình có nhiều di tích lịch sử cách mạng đường Hồ Chí Minh có giá trị đặc
biệt thu hút được khách du lịch như Cổng Trời, Khe Gát, hang Tám TNXP, hệ thống di
tích lịch sử A.T.P (cua chữ A, ngầm Talê, đèo Pu La Nhích) trên đường 20 quyết thắng,
phà Xuân Sơn, Long Đại, Quán Hàu, ngã tư Thạch Bàn – Bang Phía Tây Quảng Bình
là nơi cư trú của nhiều đồng bào các dân tộc ít người như: Bru – Vân Kiều và Chứt còn
lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống độc đáo đã để lại cho Quảng Bình những di sản
văn hoá vật thể và phi vật thể, là những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị để phát
triển du lịch.
Quảng Bình là vùng đất giao thoa tiếp biến văn hoá trên hai chiều Bắc Nam và
Đông Tây; trong lịch sử hình thành, đấu tranh dựng nước và giữ nước còn lưu giữ được
nhiều di tích văn hoá lịch sử, những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất thuận lợi để
kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch. Hiện nay, toàn tỉnh có 99 di tích lịch sử - văn
Tổng Quan Du Lịch Page 19
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
hoá, trong đó có 51 di tích quốc gia, 48 di tích cấp tỉnh; hơn 70 lễ hội, lễ hoặc hội. Trong
đó có 2 lễ hội cấp tỉnh: lễ hội Bơi trải và Hò khoan Lệ Thuỷ, lễ hội Rằm tháng Ba-Minh
Hoá. Có hơn 10.000 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật có giá thời tiền–sơ sử đang được
lưu giữ tại bảo tàng tỉnh. Quảng Bình là một trong những tỉnh có Ca Trù được công nhận
là Di sản phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.
Ở vùng biển Quảng Bình, nhiều nơi có lăng thờ cá voi như ở làng Sa Động, xã Bảo
Ninh, thành phố Đồng Hới. Trong truyền thuyết ở xã Bảo Ninh xưa, có nhiều chuyện cá
voi giúp ngư dân và quân lính nhà Nguyễn thoát khỏi phong ba bão táp rất kỳ lạ, càng
làm cho ngư dân kính phục và vô cùng tôn trọng, biết ơn cá voi như một linh thần, gọi là
Cá Ông.
III. Đề xuất phương hướng giải pháp
1. Tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh
tiến độ các công trình trọng điểm phục vụthu hút đầu tư.
2. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức.
3. Tập trung đẩy mạnh việc lập và bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng.
4. Phát triển nguồn nhân lực.
5. Thực hiện chính sách, cơ chế thích hợp để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực
6. Đổi mới tư duy, nhận thức về môi trường đầu tư, kinh doanh.
7. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư.
8. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm năng và
thế mạnh của tỉnh.
9. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá trong cải thiện.
10. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
11. Khai thác tài nguyên thiên thiên hợp lý.
12. Tận dụng nguồn tài nguyên du lịch sẵn có để phát triền ngành du lịch ở Quảng
Bình.
13. Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên ngành về du lịch.
14. Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch.
15. Có những chính sách hợp lý để khai khác và bảo dưỡng các điểm tài nguyên du
lịch.
C.Kết Luận:
Quảng Bình là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt
là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, song hiện nay ngành du lịch của tỉnh vẫn đang còn
Tổng Quan Du Lịch Page 20
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
gặp nhiều khó khăn về vốn, về lao động…Nhưng với những lợi thế về lịch sử, điều kiện
tự nhiên, kinh tế….thì Quảng Bình hoàn toàn có thế phát triển mạnh mẽ ngành du lịch,
qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân
trong tỉnh.
Nhóm 8 hi vọng trong một tương lai nào đó, tỉnh Quảng Bình sẽ trở thành một tỉnh
phát triển mạnh mẽ về kình tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng trong cả
nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quảng Bình,wikipedia, />%C3%ACnh
2. Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình
/>3. Nguyễn Văn Dinh, Tìm hiểu tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Quảng Bình,
/>binh-43360/
4.
5. Le-Hoi.aspx
Tổng Quan Du Lịch Page 21
Nhóm 8 – TOU 151 G GVHD: Phạm Thị Mỹ Linh
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN CỦA NHÓM 8
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM GHI CHÚ
1 Phan Thị Phương Trinh
2 Trần Thị Thiên Trâm
3 Nguyễn Thị Ngọc Trâm
4 Nguyễn Công Thương
5 Lê Thị Thanh Tình
6 Nguyễn Tất Triết
7 Trần Thùy Trinh
8 Trần Ngọc Thúy
9 Trần Viết Tiên
10 Trần Thị Trinh
11 Mai Thị Mỹ Trinh
12 Hà Lê Phương Trinh
Tổng Quan Du Lịch Page 22

×