Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận quản trị sản xuất: sản xuất và chế biến gạo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.67 KB, 30 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Bộ môn:QUẢN TRỊ SẢN XUẤT & DỊCH VỤ
TIỂU LUẬN
CHƯƠNG 3
QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM,DỊCH VỤ,CÔNG
SUẤT,CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
ĐỀ TÀI
SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Ngọc
Hoa
SVTH : NHÓM 3
MÔN : QUẢN TRỊ SẢN XUẤT &
DỊCH VỤ
MHP : 210703104

TPHCM, ngày 10 tháng 12 năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
















BẢNG PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
1.1 Một số khái niệm (THÀNH )
1.1.1 Khái niệm về sản xuất và dịch vụ
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất hiện đại
1.1.3 khái niệm về quản trị sản xuất và dịch vụ
1.2 Các bước phát triển của quản trị sản xuất và dịch vụ
1.2.1 Cách mạng công nghiệp
1.2.2 Quản trị khoa học
1.2.3 Cách mạng dịch vụ THU HUỆ
1.3 Hướng nghiên cứu quản trị sản xuất và dịch vụ
1.3.1 Sản xuất như là một hệ thống
1.3.2 Dịch vụ như là chất xúc tác đa năng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM
2.1 Tìm hiểu về sản xuất và chế biến gạo ở Vĩnh Long
2.1.1 Đẩy mạnh về công nghệ ( TRÚC QUỲNH )
2.1.2 Đẩy mạnh về dịch vụ
2.1.3 Đẩy mạnh về công xuất và thiết bị
2.1.4 Thích ứng linh hoạt
2.1.5 Chiến lược cho ngành sản xuất và chế biến gạo QUYÊN NHI
2.2 Thực trạng về sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam giai đoạn (2008-2014) ( MỸ
THOA )
nhớ cho số liệu cụ thể nge. GỬI SỐ LIỆU NHANH QUA CHO TIẾN NGE ^^!
CHƯƠNG 3:DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT
VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2018
(TIẾN)

3.1 Dự báo khả năng phát triển về dịch vụ,sản xuất và chế biến của gạo Việt nam đến
năm 2018 nhớ đưa ra nhận xét
3.2 Giải pháp và kiến nghị
3.2.1 Giải pháp
3.2.1.1 Quyết định về công nghệ ANH THƯ
3.2.1.2 Quyết định về dịch vụ
3.2.1.3 Quyết định về công xuất và thiết bị
3.2.2 Kiến nghị
3.3 Kết luận
3.3.1 Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh ngiệp ở Việt Nam ( TUYẾT
SƯƠNG)
3.3.2 Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh ngiệp ở Việt Nam.
 Nhớ : kết luận chung về đề tài (cuối cùng)
LƯU Ý: CÁC BẠN LÀM XONG KHI GỬI VỀ CHO TRUNG TỔNG HỢP THÌ
NHỚ:nội dung rõ ràng,nội dung các bạn làm phải thống nhất với đề tài, canh lề,canh
giữa,timenewroman,13,cách dòng ,sữa lỗi chính tả nge.^^!!
Phần hướng dẫn:
Tài liệu tham khảo:trên mạng,slie bài giảng,quản trị dụ án đầu tư nếu làm phần dự
báo,nhớ bám sát chương 3 để làm nge.!
 Bạn nào làm chương 1:chú ý nội dung ngắn gọn,xúc tích,
 Bạn nào làm chương 2,3: nhớ cho số liệu cụ thể và rõ ràng,có biểu đồ
 Riêng phần Dự báo ngoài làm lý thuyết bạn tiến phải tính toán,phải cần số
liệu.nên bạn Mỹ Thoa nhớ gửi nhanh qua cho bạn Tiến
nhé.TIẾN: ,sdt:0166 370 5500 mỹ
thoa,sdt:09630379117
 Chương dự báo bạn Tiến chú ý.phải tính được NPV,IRR (quản trị dự án đầu
tư) nhằm mang tính thuyết thục
 Bạn nào làm phần giải pháp chú ý:giải pháp phải thực tế,và theo quan điểm của
nhóm, mang tính khoa học,
HẠN CHÓT GỬI BÀI VỀ CHO MÌNH LÀ ;12h,28/11/2014.nhớ nt cho mình là

bạn nộp bài để mình check mail.
CUỐI CÙNG CHÚC CẢ NHÓM THÀNH CÔNG.!! VÀ QUA MÔN.!!^^
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
THÀNH VIÊN NHÓM 3
(9 NGƯỜI)
MÃ SỐ SINH VIÊN
Tiến độ thực hiện
(%)
Ký tên
VÕ VŨ QUYÊN NHI 11074431 100
CAO THỊ THU HUỆ 11236811 100
HỒ VŨ TUYẾT SƯƠNG 11244881 100
ĐẶNG THỊ TRÚC
QUỲNH
11085301 100
NGUYỄN NHẬT TIẾN 11239761 100
HỒ PHƯỚC THÀNH 11219601 100
TRẦN THỊ MỸ THOA 11085321 100
TRẦN CHÂU ANH THƯ 12144121 100
PHẠM LÊ TRUNG
(nhóm trưởng )
11067621
100
MỤC LỤC
CHƯƠNG 3
QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM ,DỊCH VỤ,CÔNG SUẤT,CÔNG NGHỆ VÀ
THIẾT BỊ
ĐỀ TÀI: SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM
LỜI CẢM ƠN
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về sản xuất và dịch vụ
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất hiện đại
1.1.3 khái niệm về quản trị sản xuất và dịch vụ
1.2 Các bước phát triển của quản trị sản xuất và dịch vụ
1.2.1 Cách mạng công nghiệp
1.2.2 Quản trị khoa học
1.2.3 Cách mạng dịch vụ
1.3 Hướng nghiên cứu quản trị sản xuất và dịch vụ
1.3.1 Sản xuất như là một hệ thống
1.3.2 Dịch vụ như là chất xúc tác đa năng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM
2.1 Tìm hiểu về sản xuất và chế biến gạo ở Vĩnh Long
2.1.1 Đẩy mạnh về công nghệ
2.1.2 Đẩy mạnh về dịch vụ
2.1.3 Đẩy mạnh về công xuất và thiết bị
2.1.4 Thích ứng linh hoạt
2.1.5 Chiến lược cho ngành sản xuất và chế biến gạo
2.2 Thực trạng về sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam giai đoạn (2003-2013)
CHƯƠNG 3:DỰ BÁO GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, MỞ RỘNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ
BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2018
3.1 Dự báo khả năng phát triển về dịch vụ,sản xuất và chế biến của gạo Việt nam đến
năm 2018
3.2 Giải pháp và kiến nghị
3.2.1 Giải pháp
3.2.1.1 Quyết định về công nghệ
3.2.1.2 Quyết định về dịch vụ
3.2.1.3 Quyết định về công xuất và thiết bị
3.2.2 Kiến nghị

3.3 Kết luận
3.3.1 Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh ngiệp ở Việt Nam
3.3.2 Những điểm cần lưu ý về trách nhiệm xã hội của doanh ngiệp ở Việt Nam.
Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô th.S Nguyễn thị ngọc Hoa, đã cung cấp kiến
thức và hướng dẫn tận tình cho chúng em làm đề tài hoàn thành một cách tốt
nhất.Trong quá trình làm bài cũng không tránh khỏi những sai sót mong cô bỏ
qua,và chỉ bảo cho chúng em hoàn thiện hơn vào những bài tiểu luận sau.Một lần
nũa chúng em xin chân thành cảm ơn cô.Và dưới đây là nội dung bài tiểu luận.
Lý do chọn đề tài
Gạo là loại lương thực được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu ở nước ta. Vấn đề sản xuất mua
bán, tiêu thụ gạo trong nước từ xa xưa đã là vấn đề quan trọng hàng đầu của quốc kế dân
sinh. Trong suốt 1/4 thế kỉ phát triển, ngành gạo Việt Nam đã và đang đạt được những
thành tựu đáng kể, từ một nước xuất khẩu ở vị trí thấp, cho đến nay, nước ta đã vươn lên
vị trí là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới mang lại một nguồn thu nhập ngoại
tệ không nhỏ đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đặc điểm nền kinh tế nước ta là một
nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông
nghiệp.Việt Nam đã xác định gạo là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn không những tạo
nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho sự phát triển đất nước mà còn là nguồn thu nhập
chính của hầu hết các hộ gia đình của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trước xu hướng
quốc tế hoá, hội nhập các nền kinh tế, tình hình sản xuất và kinh doanh lúa gạo trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối đầu với những thách thức lớn như :
thị trường bất ổn định, sản lượng xuất khẩu tăng giảm không đều, xu hướng cạnh tranh
của các nước ngày càng ác liệt, thị trường nhập khẩu biến động không ngừng
Vì vậy, nhóm chúng em chọn đề tài “Sản xuất và chế biến gạo ở Việt Nam” để làm rõ vấn
đề nêu trên.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về sản xuất và dịch vụ
1.1.1.1. Sản xuất

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh
tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong
thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản
xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc
sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu vực:
• Khu vực một của nền kinh tế : Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản
• Khu vực hai của nền kinh tế : Khai thác mỏ, Công nghiệp chế tạo (công nghiệp
nhẹ, công nghiệp nặng), Xây dựng
• Khu vực ba của nền kinh tế , hay Khu vực dịch vụ.
1.1.1.2. Dịch vụ
Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng và dịch vụ đã
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau: từ kinh tế học đến văn hóa
học, luật học, từ hành chính học đến khoa học quản lý. Do vậy mà có nhiều khái niệm
về dịch vụ theo nghĩa rộng hẹp khác nhau, đồng thời cách hiểu về nghĩa rộng và nghĩa
hẹp cũng khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất
- Theo nghĩa rộng: dịch vụ được xem là một ngành kinh tế thứ 3. Với cách
hiểu này, tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành nông nghiệp và
công nghiệp đều được xem là thuộc ngành dịch vụ
- Theo nghĩa hẹp: dịch vụ được hiểu là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho
khách hàng truớc, trong và sau khi bán
Cách hiểu thứ hai
- Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết
quả của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ
bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói
riêng và toàn thế giới nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những
ngành truyền thống như: giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương
mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông.mà còn lan toả đến các lĩnh vực rất

mới như: dịch vụ văn hoá, hành hính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn.
- Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng
đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của
con người, như: vận chuyển, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc
hay công trình.
Một định nghĩa khác về dịch vụ là: dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm
để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực
hiện dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Có lẽ định nghĩa mang tính khoa học và phản ánh đúng nhất bản chất của hoạt động
dịch vụ là như sau "đó là một hoạt động kinh tế tăng thêm giá trị, hoặc trực tiếp vào một
hoạt động kinh tế khác, hoặc vào một hàng hóa thuộc một hoạt động kinh tế khác".
Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: dịch vụ là những hoạt động lao động
mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể,
không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất
và đời sống sinh hoạt của con người.
Việc quan niệm theo nghĩa rộng hẹp khác nhau về dịch vụ, một mặt tùy thuộc vào trình
độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong một thời kỳ lịch sử cụ thể; mặt khác, còn
tùy thuộc vào phương pháp luận kinh tế của từng quốc gia. Những quan niệm khác nhau
sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng dịch vụ, đến qui mô, tốc độ phát triển cũng
như tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại
- Đó là triết lý cơ bản thừa nhận vị trí quan trọng của sản xuất.
- Nền sản xuất hiện đại quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng.
- Nền sản xuất hiện đại nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công ty.
- Nền sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng của tập trung và chuyên môn hóa
cao.
- Sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống
sản xuất.
- Sự phát triển của cơ khí hóa trong nền sản xuất hiện đại từ chỗ nhằm thay
thế cho lao động nặng nhọc, đến nay trong nền sản xuất hiện đại ngày càng

thấy các hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chương trình.
- Ứng dụng máy tính vào sản xuất hiện đại mở rộng từ điều khiển quá trình
sản xuất, đến kết hợp thiết kế với chế tạo.
- Các mô hình mô phỏng toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ
cho các quyết định sản xuất.
1.1.3. Khái niệm về quản trị sản xuất và dịch vụ
Quản trị sản xuất và dịch vụ là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất
và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ)
đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Quản trị sản xuất dịch vụ nhằm đạt các mục tiêu:
• Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số
lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
• Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm.
• Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Quản trị sản xuất dịch vụ tập trung vào các vấn đề:
• Thiết kế hệ thống sản xuất.
• Phương pháp tổ chức sản xuất.
• Điều hành quá trình sản xuất.
1.2. Các bước phát triển của quản trị sản xuất và dịch vụ
Khoa học về quản trị sản xuất dịch vụ phát triển liên tục nhanh chóng cùng với việc phát
triển khoa học và công nghệ. Xét về mặt lịch sử, chúng ta có thể chia thành 3 giai đoạn
chính sau:
1.2.1. Cách mạng công nghiệp
Ở Anh vào những năm đầu thế kỷ 18, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh kéo theo sự
bùng nổ cách mạng công nghiệp. Việc phát minh ra động cơ hơi nước của Jame Watt vào
năm 1964, tạo điều kiện cho ra đời hàng loạt những máy móc khác trong kỹ nghệ. Tính
sẵn có của máy hơi nước và máy móc sản xuất tạo điều kiện cho việc tập hợp các công
nhân vào nhà máy. Sự tập trung này tạo ra một nhu cầu về việc sắp xếp họ lại một cách

hợp lý để sản xuất ra sản phẩm.
Năm 1776, tác phẩm của Adam Smith “sự giàu có của quốc gia” đã chứng minh cho sự
cần thiết của chuyên môn hóa lao động. Việc sản xuất được phân chia ra thành từng bộ
phận nhỏ, những nhiệm vụ được chuyên biệt được phân công cho công nhân theo quy
trình sản xuất. Vì thế, cuối thời kỳ này, các nhà máy không chỉ chú trọng đến trang thiết
bị cho sản xuất mà còn ở cách thức hoạch định và quản lý công việc sản xuất của công
nhân.
Cách mạng công nghiệp lan truyền từ Anh qua Hoa Kỳ. Năm 1790 Eli Whitney đã thiết
kế mẫu súng trường được sản xuất theo dây truyền.
Năm 1800 Eli Whitney đề xuất đầu tiên về lý luận và tiêu chuẩn hóa sản xuất và kiểm
soát chất lượng.
1.2.2. Quản trị khoa học
Frederick W. Taylor được xem như là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học. Taylor
đã xây dựng những tiêu chuẩn lựa chọn lao động, nghiên cứu việc hoạch định và lập lịch
tiến độ lao động, nghiên cứu các nguồn động lực thúc đẩy lao động tăng năng suất lao
động, nghiên cứu hợp lý các thao tác và định mức lao động. Taylor và những đồng nghiệp
của ông như Hernry L.Gantt, Frank, Lillian, Gilberth là những người đầu tiên tìm kiếm
có hệ thống những phương pháp tốt nhất để sản xuất.
Một trong những đóng góp nữa của Taylor là việc phân biệt để chuyên môn hóa người
lao động và người quản lý, chuyên môn hóa công nhân chính và công nhân phụ
1.2.3. Cách mạng dịch vụ
Một trong những sự phát triển khởi đầu trong thời đại của chúng ta là sự nở rộ của dịch
vụ trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Việc thiết lập các tổ chức dịch vụ đã phát triển nhanh chóng
sau thế chiến thứ II và vẫn còn tiếp tục mở rộng cho đến nay.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất và dịch vụ ngày nay:
• Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí
• Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến
• Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ
• Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất
• Các vấn đề trách nhiệm xã hội

Để thành công trong việc cạnh trạnh đáp ứng nhu cầu khách hàng, các công ty phải hiểu
rõ các phản ứng của khách hàng và cải tiến liên tục mục tiêu phát triển nhanh chóng sản
phẩm kết hợp với tối ưu hóa chất lượng ngoại hạng, thời gian cung ứng nhanh chóng và
đúng lúc, với chi phí và giá cả thấp.
1.3. Hướng nghiên cứu quản trị sản xuất dịch vụ
1.3.1. Sản xuất như là một hệ thống
Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ thống như sau: hệ thống
là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm cho nó mất đi nét đặc trưng và vì
thế nó phải được nghiên cứu như là một tổng thể.
Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu, tiền vốn, nhân
sự, trang thiết bị, các thông tin, những yếu tố đầu vào này được chuyển đổi hình thái
trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo mong muốn, mà chúng ta
gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác
định xem nó có thể được chấp nhận hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng.
Nếu kết quả là chấp nhận được thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống;
nếu như kết quả không chấp nhận được các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải
thực hiện.
1.3.2. Dịch vụ như một chất xúc tác đa năng
Do sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội , sự cạnh tranh diễn ra gay gắt buộc các nhà
sản xuất phải chú ý nhiều hơn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, nhiệm vụ
của quản trị sản xuất là phải linh hoạt đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Với sự thay đổi
liên tục của môi trường kinh doanh để có thể áp dụng được nhiệm vụ đó ngày nay, quản
trị sản xuất được phát triển theo các hướng sau:
• Tăng cường chú ý đến các hoạt động dịch vụ
• Xây dựng hệ thống sản xuất linh hoạt
• Tăng cường các kỹ năng quản lý năng động
• Tăng cường các phương pháp và biện pháp khai thác tiềm năng vô tận của con
người, tạo ra sự tích cực tinh thần chủ động sang tạo, tự giác trong sản xuất
• Thiết kế lại hệ thống sản xuất của doanh nghiệp nhằm rút ngắn thời gian trong
thực hiện hoạt động, giảm thiểu chi phí gây ra sự lãng phí trong quá trình sản xuất

và cung ứng dịch vụ;
• Thiết kế hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ định hướng vào khách hàng;
• Đặt quản trị sản xuất và tác nghiệp trong chuỗi cung ứng (SCM);
• Thể hiện rõ về sự phát triển của sản xuất và dịch vụ với cuộc cách mạng số cả
trong quá trình cũng như trong quản trị.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM
2.1 Tìm hiểu về sản xuất và chế biến gạo ở Vĩnh Long
2.1.1 Đẩy mạnh về công nghệ
Ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo ngành công nghiệp là một trong những thế
mạnh của Vĩnh Long với tốc độ tăng trưởng bình quân tử 15-18%/năm. Hiện nay, tỉnh
Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo có khả năng xay xát từ 1,2-1,3 triệu
tấn/năm, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn góp phần nâng cao giá
trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long.
Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Vĩnh Long cũng đầu tư, đa dạng sản
phẩm gạo chế biến hướng đến thị trường nội địa, tăng năng lực cạnh tranh trên các thị
trường.
Đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ là công ty cổ phần lương thực-thực phẩm Vĩnh
Long. Đến nay, Công ty đã đầu tư 107 tỷ đồng lắp đặt hoàn chỉnh 38 dây chuyền đồng bộ
có khả năng sản xuất từ 300.000-350.000 tấn/năm, phát triển mạng lưới 8 xí nghiệp trong
đó có 3 xí nghiệp lớn có sức chứa từ 10.000 tấn trở lên, tổng sức kho chứa lên trên
80.000 tấn. Năm 2010, Công ty đầu tư thêm 1 xí nghiệp sản xuất chế biến lương thực số
8 công suất từ 70.000-80.000 tấn/năm với tổng trị giá 28 tỷ đồng tại tỉnh An Giang. Nhờ
mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty đã từng bước đưa mặt hàng gạo xuất khẩu
thâm nhập các thị trường lớn, tỷ lệ gạo cao cấp chiếm tỷ trọng 65-68% trong cơ cấu
chủng loại gạo xuất khẩu.
Theo sở công nghiệp Vĩnh Long, trên địa bàn hiện có gần 650 nhà máy, cơ sở xay xát, lau
bóng gạo tập trung ở 3 huyện Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình. Trước đây hầu hết các
doanh nghiệp tư nhân chỉ trang bị hệ máy loại 8-15 tấn/ca xay xát gạo chủ yếu phục vụ
cho thị trường nội địa nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đã đầu tư các loại máy 15 tấn/ca,
trang bị thêm vào công đoạn cuối dây chuyền các thiết bị tách tấm, đánh bóng và phân

loại phục vụ cho việc xuất khẩu gạo.
Bình quân vốn đầu tư cho một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ 1,5-1,9 tỷ đồng. Theo
ông Nguyễn Văn Thành-giám đốc công ty TNHH Phước Thành 4 tại xã Lộc Hòa (huyện
Long Hồ), năm nay doanh nghiệp tiếp tục cải tiến công nghệ, trang bị dây chuyền lau
bóng gạo với công suất 8 tấn/giờ nâng cao chất lượng cạnh tranh với gạo ngoại.
Tại chợ gạo Cầu Đôi, một trong những chợ đầu mối thu mua, xay xát gạo trọng điểm của
Vĩnh Long và khu vực, các cơ sở xay xát ở đây còn là vệ tinh của các doanh nghiệp cung
ứng kịp thời nhu cầu mua, chế biến gạo xuất khẩu.
2.1.2 Đẩy mạnh về công suất và thiết bị
Tỉnh hiện có gần 650 nhà máy, cơ sở xay xát, lau bóng gạo. Năm 2012, sản lượng xay xát
lau bóng gạo là 1.234 ngàn tấn (ước tiêu thụ NL điện khoảng 41,6 triệu KWh/năm).
Hiện nay, một số DN chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh đã chủ động đầu tư thiết bị hiện
đại, thực hiện các giải pháp như lắp đặt biến tần, tận dụng phế phẩm để làm nguyên liệu
cung cấp nhiệt phục vụ cho quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ như: Công ty Lương
thực Vĩnh Long, Công ty CP Lương thực- Thực phẩm Vĩnh Long, Công ty Xuất nhập
khẩu Vĩnh Long, Công ty CP Phước Thành IV.
Thời gian qua, Công ty Lương thực Vĩnh Long đã mạnh dạn đầu tư vào kho chứa và các
dây chuyền chế biến lúa gạo tại các xí nghiệp trực thuộc theo hướng hiện đại và khép kín
các dây chuyền: công đoạn sấy lúa, xát trắng lau bóng, ép viên trấu…
Ông Lưu Xuân Bá- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long cho biết: Thành công
quan trọng thực hiện tiết kiệm NL là đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền ép viên trấu có năng
suất 4 tấn/giờ cung cấp trấu viên cho các lò đốt, lò sấy- thay thế cho dầu DO và than đá
(tiết kiệm được 50% cho phí so với dầu DO và 40% chi phí so với than đá). Mặt hàng này
rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang Anh, Hàn Quốc, Hà Lan,
Nga…
2.1.3 Đẩy mạnh về dịch vụ
Vĩnh Long đầu tư nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu
Năm 2010, gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của tỉnh Vĩnh Long, với kế
hoạch dự kiến xuất khẩu 380 nghìn tấn.
Theo đó, tỉnh chú trọng đẩy mạnh nâng cao chất lượng lúa hàng hóa từ khâu sản xuất đến

chế biến và bảo quản sau thu hoạch để nâng tỷ trọng lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao,
mở rộng xuất khẩu sang các thị trường cao cấp.
Năm nay, tỉnh Vĩnh Long ổn định diện tích sản xuất 166 nghìn ha lúa, sản lượng dự kiến
đạt hơn 800 nghìn tấn/năm. Ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long tiếp tục hỗ trợ nông dân
ứng dụng tám mô hình "Cộng đồng sản xuất lúa theo hướng bền vững" và ba mô hình
thuốc sinh học sử dụng nấm xanh trên lúa, hướng dẫn nông dân sử dụng giống lúa chất
lượng cao chiếm tỷ lệ 80% cơ cấu giống, khuyến khích xây dựng các vùng chuyên
canh giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như các loại lúa thơm Jasmine 85, OM 4900, TP
5 Ðồng thời, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long tập trung nguồn vốn
đầu tư hơn 26 tỷ đồng nâng cấp mở rộng ba kho, xây dựng mới xí nghiệp chế biến lương
thực số 5 và cải tạo dây chuyền xát - đánh bóng gạo, trang bị thêm các thiết bị hiện đại
phục vụ chế biến, bảo quản gạo xuất khẩu, qua đó nâng tỷ lệ gạo xuất khẩu cấp cao
chiếm tỷ lệ 56% tổng sản lượng gạo xuất khẩu. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh
Long đầu tư 28 tỷ đồng xây dựng mới một nhà máy chế biến lương thực và đầu tư 10 tỷ
đồng nâng cấp thiết bị máy móc cho hai xí nghiệp chế biến lương thực Cái Cam và Cổ
Chiên, tăng số lượng chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm cho xuất khẩu.
Trong sáu tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long đang khai thác xuất
khẩu gần 200 nghìn tấn gạo, tỷ lệ xuất khẩu các loại gạo 5%, 15% chiếm từ 68 đến 70%
trong tổng số lượng gạo xuất khẩu và mở rộng thâm nhập thị trường mới như Nhật Bản,
Trung Ðông.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu và nhà máy xay xát, cơ sở chế biến gạo liên kết
tổ chức mạng lưới mua gắn với vùng nguyên liệu trong tỉnh và khu vực, nâng cấp mạng
lưới kho dự trữ và công nghệ bảo quản nhằm khắc phục tình trạng chỉ hoạt động hết công
suất vào các tháng mùa vụ, chủ động nguyên liệu nâng sản lượng xay xát chế biến phục
vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
2.1.4. Thích ứng linh hoạt
Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm tỉnh Vĩnh Long là doanh nghiệp chủ lực
kinh doanh xuất khẩu gạo của tỉnh. Những năm trước, Công ty Vĩnh Long chỉ thực hiện
mua gạo lứt nguyên liệu đã làm sạch, về đánh bóng và xuất khẩu. Trong những năm
trước, Vĩnh Long Food xuất khẩu từ 300.000 – 400.000 tấn/năm, trong đó có khoảng

70% là xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại với gạo cao cấp 5% tấm đi các thị
trường Nhật Bản, Malaysia, châu Phi. Đây vẫn sẽ là các thị trường xuất khẩu chiến lược
của Vĩnh Long Food, do công ty có năng lực đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng của các
thị trường này, giúp thu đuợc giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 8/2010, tổng lượng gạo xuất khẩu của Vĩnh
Long đạt 200.000 tấn và đây có lẽ là con số xuất khẩu của cả năm 2007, do Việt Nam đã
ký đủ hợp đồng xuất khẩu với số lượng 4,5 triệu tấn theo chỉ tiêu Chính phủ đề ra đầu
năm. Trong đó, xuất khẩu gạo 5% tấm theo các hợp đồng thương mại đạt khoảng 100.000
tấn (chiếm 50% tổng khối lượng gạo xuất khẩu) năm nay đi thị trường Malaysia và Nhật
Bản, còn lại 100.000 tấn gạo 15%, 25% xuất khẩu đi thị trường Philippines và Indonesia
theo hợp đồng chính phủ.
Giá lúa trong nước biến động lớn, cùng với giá cước vận chuyển cao đã ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả và lợi nhuận từ xuất khẩu gạo, đặc biệt trong thực hiện các hợp
đồng xuất khẩu giao gạo cuối năm, với giá xuất khẩu đã ký từ thời điểm đầu năm. Vì vậy,
Vĩnh Long Food đã có chiến lược chuyển hướng đa dạng hoá sản phẩm gạo chế biến
sang khai thác thị trường tiêu thụ nội địa với kế hoạch bán nội địa 50.000 tấn, tăng hơn
gấp đôi so với năm 2009.
Công ty hợp tác với Saigon Coopmart đầu tư phát triển hệ thống siêu thị tại An
Giang và Vĩnh Long, với tỷ lệ vốn nắm giữ là công ty Vĩnh Long 35%. Các sản phẩm
gạo jasmine, gạo thơm lài, nếp, cao sản được đóng gói đa dạng theo các bao bì đóng gói
từ 2 đến 5kg, đưa thương hiệu gạo đặc sản VinhLong Food vào mạng lưới các siêu thị
trên địa bàn và Thành phố Hồ Chí Minh, hướng đến mở rộng thị trường các tỉnh miền
Trung và cung cấp gạo cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường học và bếp ăn
tập thể.
Tháng 5/2010, Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long được biết đến là công
ty xuất khẩu gạo đầu tiên bán đấu giá cổ phần ra công chúng. Ngay năm đầu tiên cổ phần
hoá, Vĩnh Long Food thể hiện được năng lực ứng phó trên thị trường khi quyết định đa
dạng hoá sản phẩm gạo chế biến hướng đến phục vụ thị trường gạo nội địa, trước sự thu
hẹp quy mô xuất khẩu gạo cấp cao- sản phẩm thế mạnh của công ty và lợi nhuận từ xuất
khẩu giảm do biến động lớn giá gạo nguyên liệu và giá vận chuyển.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Phước Thành 4 (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) đầu
tư 1,8 tỷ đồng trang bị 4 máy lau bóng và máy trộn, đa dạng các sản phẩm như gạo một
bụi, gạo dẻo, gạo thơm được đóng gói đa dạng từ 10 kg, 25 kg và 50 kg; tổ chức mạng
lưới 20 đại lý và mở rộng thị trường tiêu thụ chính ở các tỉnh miền Trung. Dự kiến năm
nay cùng với gia công xay xát gạo xuất khẩu, công ty cung ứng từ 12.000 đến 15.000 tấn
gạo cho thị trường nội địa.
2.1.5. Chiến lược ngành sản xuất và chế biến gạo
Để phát huy lợi thế của vùng, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp chế biến
gạo, trong định hướng từ nay đến năm 2010, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư phát triển
các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo công nghệ liên hoàn từ khâu sấy khô,
bảo quản đến xay xát chế biến, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá
trị cao đồng thời hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Chương trình khuyến công tiếp tục hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất xây
dựng dự án vay vốn tín dụng đổi mới công nghệ chế biến. Tỉnh đã quy hoạch vùng lúa
chất lượng cao, khuyến khích nông dân sử dụng các giống chủ lực phù hợp với thổ
nhưỡng như OM 4498, OM 576, TNĐB 100… tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành
chế biến lương thực; đồng thời hình thành chợ đầu mối thóc gạo tạo điều kiện giao lưu
giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến, đẩy mạnh lưu thông lúa gạo hàng hóa.
Năm 2010, tỉnh Vĩnh Long có kế hoạch xay xát 900.000 tấn gạo và lau bóng
130.000 tấn gạo, tăng 8% so với năm 2009, phấn đấu xuất khẩu 450.000 tấn gạo. Cty cổ
phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ thiết bị xay
xát, đánh bóng ở xí nghiệp chế biến lương thực số 5, 7, 8 kho Phú Lộc.
Trong đó trọng điểm là dự án đầu tư 8 tỷ đồng trang bị máy tách màu chuyên sản
xuất chế biến gạo cao cấp, gạo đặc sản, gạo đồ để xuất khẩu vào các thị trường có nhu
cầu cao như Iran, Irac, khối các nước Ả Rập, Nhật Bản, Malaysia và dự án đầu tư 9 tỷ
đồng xây dựng nhà máy sản xuất bao bì để giảm giá thành gạo xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu và nhà máy xay xát, cơ sở chế biến gạo liên kết
tổ chức mạng lưới mua gắn với vùng nguyên liệu trong tỉnh và khu vực, nâng cấp mạng
lưới kho dự trữ và công nghệ bảo quản nhằm khắc phục tình trạng chỉ hoạt động hết công
suất vào các tháng mùa vụ, chủ động nguyên liệu nâng sản lượng xay xát chế biến phục

vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN ( 2003-2013 )
Trong những năm gần đây sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tở thành ngành
chủ lực quan trọng. Từ chỗ thiếu đói triền miên và phải nhập khẩu lương thực bình quân
hàng năm tren nửa triệu tấn gạo, nhưng nhờ đường lối đổi mới và các quyết sách trong
nông nghiệp, có chính sách từ năm 1989 trở đi, Việt Nam chẳng những đã sản xuất đủ lúa
gạo cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, mà còn dành một khối lượng lớn cho xuất khẩu. Nhờ
đồng thời tăng diện tích, năng suất và chất lượng sản lượng lúa tăng liên tục trong những
năm qua.
2.2.1. Về sản xuất
Trong gần 10 năm (1995-2003), sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm
khoảng 5,3% (chỉ trừ năm 2001), cao hơn nhiều so với thế giới (1,7%) và châu Á (1,8%).
Tốc độ tăng của lương thực so với dân số khoảng 3 lần, làm cho sản lượng lương thực
bình quân đầu người tăng từ 466,1kg/người (năm 2003), lên tới 508,8 kg/người (năm
2008) và đến 549,2kg/người (năm 2013).
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (2003-2013)
Đơn vị: kg/ người
200
3
2004 2005 2006 2007 2008 2009
201
0
2011 2012

bộ
2013
466.1 482.5 480.9 476.6 477.9 508 503.6 513.4 537.7 548.7 549.2
Nguồn: Tổng cục thống kê
Như vậy, trong thời gian qua Việt Nam đã thực sự có sản xuất lúa hàng hóa. Tuy nhiên,

chỉ có khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mới thực sự là khu vưc sản xuất lúa
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Về năng suất, mặc dù xu hướng tăng tuy thấp hơn so với sản lượng và diện tích nhưng
vẫn liên tục tăng trưởng. Năm 2009, sản lượng lúa cả nước đạt gần 39 triệu tấn ( tăng trên
200 nghìn tấn so với năm 2008), năm 2013 sản lượng lúa là trên 44 triệu tấn ( tăng hơn
5,3 triệu tấn so với năm 2008).
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM
Năm
Diện tích Sản lượng
Nghìn
ha
Tăng
(%)
Nghìn
tấn
Tăng
(%)
2008 7400.2 38729.8
2009 7437.2 100,5 38950.2 100.6
2010 7489.4 100.7 40005.6 102.7
2011 7655.4 102.2 42398.5 106.0
2012 7761.2 101.4 43737.8 103.2
Sơ bộ
2013 7899.4 101.7 44076.1 100.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Có được những thành tựu trên là do nỗ lực của hàng chục triệu nông dân, sự đóng góp
không nhỏ của đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, kỹ sư, những nhà nghiên cứu, của
những cuộc cách mạng công nghệ, sinh học, thủy lợi hóa…trong nông nghiệp, dưới
đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Nhờ đó, đã thúc đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu mùa vụ, kết hợp thâm canh, tăng nhanh sản xuất và sản lượng làm nên thành

quả tuyệt vời cho nông nghiệp những năm qua.
2.2.2. Về chế biến.
• Tuốt lúa: đây là khâu đầu tiên để chế biến lúa thành những hạt gạo trắng. Hiện nay, ở
nước ta phần lớn đã được tuốt bằng máy. Số lượng máy tuốt lúa đã tăng nhanh làm năng
suất lao động và giảm nhẹ sự vất vả cho nông dân, nhưng ở ĐBSCL cũng chỉ chiếm 35%,
đồng băng sông Hồng là 26%, còn lại là tuốt lúa thủ công.
• Phơi sấy: phần lớn lúa được phơi nắng cho khô trên các sân xi măng và sân gạch. Chế độ
phơi như vậy tiết kiệm năng lượng nhưng chất lượng thấp, không đpá ứng được yêu cầu
sản xuất hàng hóa, nhất là vào vụ hè thu ở ĐBSCL. Hiện nay, trong nước đã xuất hiện
nhiều loại máy sấy chất lượng nhưng giá thành còn cao, chưa phát triển mạnh.
• Bảo quản: nông dân chủ yếu bảo quản lúa tại nhà. Những vùng có lúa cao như DDBSCL
khoảng 55-60% nông hộ có phương tiện vảo quản đến 10 tấn, còn ở đồng bằng sông
Hồng chỉ khoảng 2,7 tấn/hộ. Phần lớn các cơ sở xây xát có kho chứa với quy mô từ 10
tấn ở ĐBSH tới chục ngàn tấn ở ĐBSCL, các cơ sở này thường trữ gạo từ 1-3 tháng. Tuy
nhiên mạng lưới kho đa số kém chất lượng, thiếu phương tiện bốc dỡ và hầu hết vẫn dùng
lao động thủ công.
• Xay xát, tái chế: hiện nay cả nước có khiangr 14-15.5 tấn gạo/năm, trong đó quốc doanh
quản xay xát 34%, ngoài quốc doanh 66%. Năng lực thiết bị tái chế gạo xuất khẩu tỏng
vài năm gần đây đã tăng nhanh, nay đạt công suất khoảng 3,7 triệu tấn/năm. Trừ một số
máy móc được trang thiết bị thời gian gần đây, phần lớn máy xay xát đang sử dụng ở
nước ta (nhất là ở miền Bắc) đều đã cũ, chất lượng và hiệu quả thấp, tỉ lệ thu hồi gạo chỉ
đạt 65-70%, nguyên gạo 45-50%, tỉ lệ gãy 15-20%, trong khi các máy mới có tỉ lệ thu hồi
75-80%, tỉ lệ gạo nguyên 55-60%.
CHƯƠNG 3:DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG SẢN XUẤT VÀ
CHẾ BIẾN GẠO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2018

3.1 Dự báo khả năng phát triển về dịch vụ,sản xuất và chế biến của gạo Việt nam đến
năm 2018.
Từ những số liệu có được ở phần thực trạng ta đẽ dàng đưa ra dự báo về sản lượng gạo
sản xuất và chế biến cho các năm tiếp theo,cụ thể như sau :

1. Dự báo sản lượng lương thực bình quan đầu người:
Từ số liệu từ năm 2003 đến 2013 như sau: (đơn vị: kg/người)
200
3
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
2
01
3
466.1 482.5 480.9 476.6 477.9 508 503.6 513.4 537.7 548.7
54
9.
2
Ta có biểu đồ:
Áp dụng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất, với biến độc lập là năm và biến
phụ thuộc là sản lượng lương thực, ta có được phương trình dự báo như sau:
SL = - 16838 + 8.64*Năm, (R
2
= 89.7%)
Vậy ta có số liệu dự báo cho các năm từ 2014 đến 2018 như sau:
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Sản lượng dự báo 563.0 571.6 580.2 588.9 597.5
Nhận xét: Theo dự báo có thể thấy rằng, trong 5 năm tới tốc độ tăng trường sản lượng
lương thực bình quân đầu người trung bình bằng 1.7%. Tốc độ tăng trường ở mức
1.7% được xem như một sự cải thiện đáng kể so với tốc độ tăng trưởng tương đối
khiêm tốn vào năm 2013 (0.1%). Tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng trung
bình từ năm 2003 đến 2013, 1.7% vẫn là một con số tăng trương khả khá khiêm tốn.
Mặt dù nền kinh tế nói chung đã có những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên tổng cầu nói
chung và nhu cầu lương thực nói chung vẫn còn tăng trưởng một cách chậm chạp.
3.2 Giải pháp và kiến nghị
3.2.1 Giải pháp

3.2.1.1 Quyết định về công nghệ.
Sản xuất và chế biến gạo là ngành có sản lượng cao và sản phẩm ít biến đổi, do đó, nên
chọ sử dụng công nghệ liên tục và cơ giới hóa các hoạt động để có thể tiết kiệm thời gian
và thu được hiệu quả cao. Công nghệ này mang đặc tính lâu dài, cố định và liên tục trong
hoạt động của các doanh nghiệp chuyên môn hóa, chuyên sản xuất một hoặc một vài sản
phẩm nào đó.
Lợi ích của việc sử dụng công nghệ liên tục:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng gạo
- Hoạch định và lên lịch sản xuất gạo và việc điều hành đơn giản
- Dụng cụ chuyên môn hóa
- Lao động được chuyên môn hóa cao, không phải hướng dẫn công việc chi tiết
- Kiểm soát tồn kho dễ dàng
- Chi phí biến đổi thấp
Đối với việc sản xuất và chế biến gạo của nước ta, tuy đã có nhiều cải tiến nhưng đa số
vẫn còn khá lạc hậu so với những nước khác. Vì vậy, ngành nông nghiệp, đặc biệt là
ngành trồng lúa cần đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng qui trình công nghệ hiện đại, khoa
học để có thể thu được hiệu quả cao hơn với chất lượng gạo tốt hơn và ít tốn nguồn lực
hơn. Cụ thể như sau:
3.2.1.2 Công nghệ sản xuất gạo
Chọn giống
Chuẩn bị đất
Gieo sạ
Bón phân
Quản lý nước
Phòng trừ cỏ dại – sâu bệnh
Thu hoạch
Bảo quản
1.1.1.1.1.1 Chọn giống – nên chọn giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
như khí hậu, đất đai, thời tiết… Đồng thời, cũng phải chọn được loại giống tốt
và khỏe mạnh.

1.1.1.1.1.2 Chuẩn bị đất – dọn sạch cỏ và dùng máy bừa để san bằng mặt ruộng và
chuẩn bị hệ thống thoát nước tốt.
1.1.1.1.1.3 Gieo sạ – sử dụng công cụ gieo hàng.
1.1.1.1.1.4 Bón phân – tùy thuộc vào loại đất và mùa vụ mà dùng những loại phân,
liều lượng và thời gian bón phân khác nhau để có thể cung cấp dinh dưỡng kịp
thời cho sự phát triển của cây lúa theo từng giai đoạn.
1.1.1.1.1.5 Quản lý nước – mỗi giai đoạn phát triển của lúa lại cần có một chế độ
nước khác nhau, vì vậy nên chuẩn bị hệ thống tưới tiêu tốt và khoa học.
1.1.1.1.1.6 Phòng trừ cỏ dại, sâu hại và chuột – sử dụng những biện pháp và thuốc
diệt phù hợp, đúng liều lượng để đạt hiệu quả cũng như không ảnh hưởng đế
nchất lượng của lúa.
1.1.1.1.1.7 Thu hoạch – dùng máy gặt đập liên hợp sẽ đỡ tốn nhân công, đặc biệt là
vào thời gian thu hoạch thường gặp tình trạng khan hiếm nhân công, hạn chế
thất thoát lúa và rút ngắn được thời gian thu hoạch.
1.1.1.1.1.8 Bảo quản – sử dụng máy sấy thóc đế tiết kiệm thời gian và công sức, sau
khi thóc đã kho, đưa vào kho và bảo quản phù hợp để hạn chế tối thiểu hư
hỏng.
1.1.1.1.2 Công nghệ chế biến gạo
THÓC
Bóc cám
Cám xát
Xoa bóng
Cám xoa
Tách tấm
Tấm
Tách hạt màu
Hạt màu
Bóc v tr uỏ ấ
THÀNH PHẨM
Đóng gói

Phân ly thóc – gạo lứt
Thóc
Bóc vỏ trấu
Vỏ trấu
Làm sạch
Tạp chất
1.1.1.1.2.1 Làm sạch: thóc từ kho nhờ băng chuyền đưa vào vựa chứa thóc đầu, sau
đó qua cân tự động rồi qua bộ phận làm sạch tạp chất.
1.1.1.1.2.2 Bóc vỏ trấu: khi đã lọc sạch các tạp chất, chuyển thóc qua bộ phận bóc bỏ
trấu.
1.1.1.1.2.3 Phân lý thóc – gạo lứt: sau khi công đoạn trên hoàn thành sẽ thu được hỗn
hợp bán thành phẩm gồm gạo lứt, tấm xây, thóc, cám xay và trấu có chất lượng
khác nhau nên cần được phân loại. Vì vậy, hỗn hợp này được đưa đến bộ phận
phân ly thóc – gạo lứt, gọi là sàng tự chảy.
1.1.1.1.2.4 Bóc cám: chuyển gạo lứt qua máy xát gạo để bóc đi lớp cám bên ngoài tạo
thành gạo trắng.
1.1.1.1.2.5 Xoa bóng: chuyển gạo trắng đến bộ phận xoa bóng để làm nhẵn bề mặt
gạo, giúp làm tăng giá trị thương phẩm của hạt gạo, loại bỏ các mảnh cám bám
trên bề mặt gạo để gạo có thể bảo quản được lâu mà chất lượng ít bị giảm.
1.1.1.1.2.6 Tách tấm: chuyển hỗn hợp gạo đã được xoa bóng đến sàng phân ly để tách
tấm, thu được gao nguyên.
1.1.1.1.2.7 Tách hạt màu: chuyển hỗn hợp trên đến bộ phận tách hạt màu để loại bỏ
đi những hạt bị nấm mốc, xanh xám vì thóc chưa đủ chín, những hạt bị lên men,

1.1.1.1.2.8 Đóng gói: cuối cùng, gạo được đưa đến bộ phận đóng gói để ra thành
phẩm.
3.2.1.3 Quyết định về dịch vụ
Việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng nhất của
doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gạo. Để có thể bán được gạo một cách hiệu quả,
các doanh nghiệp kinh doanh cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nghiên cứu và xây dựng thị trường
- Đẩy mạnh công tác marketing
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu
1.1.1.2 Quyết định về công suất và thiết bị
Để có thể quyết định được công suất và thiết bị phù hợp cho việc sản xuất và chế biến
gạo, doanh nghiệp cần quan tâm đến quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mình, cũng như sản lượng các yếu tố đầu ra để lựa chọn cho phù hợp.
3.2.2 Kiến nghị
Nhìn chung, trong những năm qua hoạt động sản xuất là chế biến gạo ở nước ta đã có
nhiều khởi sắc, tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức nên hiệu quả sản xuất chưa thật
sự cao. Do đó, nhóm chúng em có một số những kiến nghị sau:
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa với quy mô lớn, để phát triển nguồn nguyên liệu
một cách bền vững. Trên thực tế, thực hiện tích cực vai trò của bốn nhà, đó là “Nhà nước
– nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông”
- Nhà nước: quy hoach đầu tư phát triển sản xuất lúa cho từng tiểu vùng và toàn
vùng; phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi; thông tin, dự báo thị
trường lúa gạo; đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu lai tạo các giống lúa
mới, hỗ trợ về vốn cho nông dân và các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và
tiêu thụ lúa gạo.
- Nhà khoa học: lai tạo và chọn lọc giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu sâu bệnh; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong
lai tạo các giống lúa mới; nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để giảm giá thành,
nâng cao năng suất và chất lượng.
- Nhà doanh nghiệp: đặt hàng với chính quyền địa phương, các nhà khoa học, tổ
chức nông dân để sản xuất theo nhu cầu như “đúng giống, đủ số lượng” và ký hợp
đồng bao tiêu với nông dân. Từ đó các doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn
nguyên liệu, đảm bảo được chất lượng sản phẩm;
- Nhà nông: ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa
vào đồng ruộng, sản xuất theo đúng nhu cầu của các doanh nghiệp và nâng cao ý

thức, giữ chữ tín trong việc hợp tác, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh
nghiệp.
3.2.2.2 Đầu tư đồng bộ khoa học – công nghệ để hiện đạo sản xuất
Cũng như tất cả cá cngafnh nghề khách trong nền kinh tế, ngành sản xuất và xuất khẩu
gạo Việt Nam muốn phát triển cần có những chính sách đầu tư thỏa đáng cho khoa học –
công nghệ

×