Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng tài nguyên rừng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA MÔI TRƯỜNG
- - - *** - - -
Bài tiểu luận
GVHD:
Lớp:
SVTH:
Năm: 2014 – 2015
1
Thực
trạng tài
nguyên
PHỤ LỤC
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong
việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh của chúng ta.
Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài ngyên rừng luôn trở thành một nội dung, một
yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến
đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị hủy hoại ở mức báo
động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
Trên phạm vi toàn thế giới chỉ tính chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây,
50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán
của các chuyên gia của tổ chức nông-thương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới
11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hỏa hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi
diện tích rừng trồng chỉ 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói
mòn dẫn đến tình trạng sa mạc hóa ngày càng tăng. Nhiều loài động thực vật, lâm
sản quí hiếm bị biến mất, số còn lại đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nghiêm
trọng hơn diện tích rừng thu hẹp trên qui mô lớn làm tổn thương lá phối tự nhiên,
khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người và đời sống động thực vật…


Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại
thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế
giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy đến năm 2000 nước ta có
khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu
hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ chỉ đạt 33%. Tuy nhiên,
nhờ có những nổ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách Nhà nước về
bảo vệ và phát triễn rừng, “phủ xanh đất trống đồi trọc” nên nhiều năm gần đây
3
diện tích rừng của chúng ta tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự
nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta.
Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích cực.
Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung
nha9m2 cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Ngoài ra, hơn 6 triệu hecta rừng phòng
hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm bảo vệ
môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học; có tới 15 vườn quốc gia và 50 khu bảo tồn
được xây dựng, quy hoạch và quản lí…
Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo vệ
và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta
vẫn đang còn thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đócó tới 6 triệu hecta rừng nghèo
kiệt, năng suất rừng còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục
đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng như bị phá hủy, hủy hoại, suy thoái, giảm
sút và mất dần tính đa dạng sinh học, đây là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với
chúng ta trong sứ mệnh bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và môi
trường sống nói chung. Vì vậy, nhóm em chọn đề tài “ Thực trạng rừng ở Việt
Nam” để nghiên cứu.
4
I. Giới thiệu
1. Khái niệm rừng:
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh
vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần

trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa
hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Hình 1: Rừng tự nhiên.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên
hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi
quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa
lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa
lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh
vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh
hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
2. Phân loại:
5
2.1Theo chức năng
 Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất gỗ,lâm sản, đặc sản.
Hình 2: Rừng cao su Dầu Tiếng.
 Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ
ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Hình 3: Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.
 Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ
môi trường.
- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng ở nơi phát sinh hoặc bắt nguồn nước tạo thành
các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụ, chống xói
6
mòn, bảo vệ đất. Gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao

gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, cây có rễ sâu, bền, chắc.
Hình 4: Rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Rừng phòng hộ ven biển: Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát
bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các
công trình ven biển.
Hình 5: Rừng ngập mặn ven biển ở Cà Mau.
-Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái: Nhằm mục đích điều hòa khí hậu,
chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch.
7
Hình 5: Rừng chống ô nhiễm môi trường khu dân cư.
2.2 Theo trữ lượng.
 Rừng giàu: trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
 Rừng trung bình: trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha.
 Rừng nghèo: trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha
 Rừng kiệt: trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha
2.3. Theo sinh thái.
 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
 Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
 Kiểu rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới
 Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới
 Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới
 Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp
 Kiểu trảng cây to, cây bụi, cây cỏ cao khô nhiệt đới
 Kiểu truông bụi gai hạn nhiệt đới
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
 Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp
 Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới ẩm núi vừa
8
 Kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao
 Kiểu quần hệ lạnh vùng cao

Hình 6: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.
Hình 7: Quần hệ lạnh vùng cao.
9
Hình 8: Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới
Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An.
Hình 9: Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới
Đảo Cù Lao Chàm- Quảng Nam.
10
2.4 Dựa vào tác động của con người
 Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự
nhiên.
- Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai. Cấu
trúc của rừng còn tương đối ổn định.
Hình 10: Rừng nguyên sinh Khe Rỗ- Bắc Giang.
- Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm
cấu trúc rừng bị thay đổi.
Hình 11: Rừng thứ sinh dọc Tây Nguyên.
11
- Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất
rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt.
- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
Hình 12: Rừng đã được khai thác.
 Rừng nhân tạo: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
-Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng
-Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
-Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây
trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
Hình 13: Hồ Đại Lải cùng rừng nhân tạo huyện Mê Linh, HN.

12
2.5. Dựa vào nguồn gốc.
 Rừng chồi: là rừng được trồng bằng chồi thân, chồi rễ hay chồi gốc. Chỉ áp
dụng cho các loài cây có khả năng đâm chồi mạnh.
 Rừng hạt: là rừng có nguồn gốc hạt, tiến hành tái sinh hạt sau khai thác trong
quá trình nuôi dưỡng rừng. Rừng hạt có sức sống mạnh, ổn định, đời sống dài, cây
gỗ lớn.
2.6. Rừng theo tuổi.
 Rừng non: giai đoạn phát triển của rừng từ lúc cây con hình thành, tán bắt đầu
giao nhau (đối với rừng trồng) cho đến lúc cây mọc ổn định về chiều cao.
 Rừng sào: rừng bắt đầu khép tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh
sáng và chiều cao giữa các cá thể cây gỗ. Giai đoạn này cây gỗ phát triển mạnh về
chiều cao.
 Rừng trung niên:rừng khép tán hoàn toàn, sự phát triển về chiều cao chậm lại,
có sự phát triển về đường kính. Rừng đã thành thục về tái sinh.
 Rừng già: trữ lượng cây gỗ đạt tối đa. Có một vài cây gỗ già, chết. Tán cây thưa
dần, cây rừng vẫn ra hoa kết quả nhưng chất lượng không tốt.
3. Vai trò của rừng.
 Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là
một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2 Đặc
biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò
của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
 Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa
nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và
vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông,
lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước
sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).
13
 Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng
thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác

dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi
sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục
tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất
tốt nuôi lại rừng tốt.
 Rừng cung cấp những sản phẩm cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp xây
dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỏi gia đình, giúp phát triễn kinh tế xã
hội.
II. Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay.
1. Hiện trạng:
Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật
dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta (so với
diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan
trọng trong việc cân bằng sinh thái. Tính đến năm 2010 nước ta có tổng diện tích
rừng là 13.388.075 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.304.816 ha và rừng trồng là
3.083.259 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc là 39,5% (Theo Quyết định số 1828/QĐ
BNN-TCLN ngày 11 tháng 8 năm 2011) Hiện nay, nạn phá rừng ở nước ta đã đến
mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản nhất để làm nương rẫy, phá rừng để
kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ… và vô vàng những kiểu tiếp tay vi phạm pháp
luật khác đang hủy hoại lá phổi xanh của đất nước.
Công bố số liệu diện tích rừng và cây lâu năm có tán che phủ và có tác dụng phòng
hộ như cây rừng tính đến ngày 31/12/2012 trong toàn quốc như sau:
 Về tổng diện tích
14
T
T
Loại rừng
Tổng
cộng
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng Ngoài
quy

hoạch
Đặc
dụng
Phòng
hộ
Sản xuất
1
Tổng diện tích
rừng
13.862.04
3
2.021.99
5
4.675.40
4
6.964.41
5
200.23
0
1.1 Rừng tự nhiên
10.423.84
4
1.940.30
9
4.023.04
0
4.415.85
5
44.641
1.2 Rừng trồng 3.438.200 81.686 652.364

2.548.56
1
155.58
9
a
Rừng trồng đã
khép tán
3.039.756 72.219 576.764
2.253.21
5
137.55
8
b
Rừng trồng
chưa khép tán
398.444 9.467 75.600 295.346 18.031
2
Diện tích rừng
để tính độ che
phủ
13.463.60
0
2.012.52
8
4.599.80
3
6.669.07
0
182.19
9

 Phân theo cơ cấu loài cây chủ yếu và độ che phủ rừng
TT Phân theo loài cây
Tổng diện
tích
Độ che phủ
(%)
1 Cây rừng 13.588.080 39,9%
2 Cây cao su 200.126 0,61%
3 Cây đặc sản 73.837 0,22%
Tổng cộng 13.862.043 40,7%
2. Diện tích rừng bị chặt phá tăng báo động.
Diện tích rừng bị chặt phá và cháy tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2009. Tổng cục
thống kê cho thấy trong 2 tháng đầu năm 2010 diện tích rừng bị cháy và phá lên tới
1.210,8 ha gấp 2,6 lần so với cùng kì năm trước. Trong đó diện tích rừng bị cháy
là 1029,4 ha gấp 2,7 lần diện tích rừng bị chặt phá 181,4 ha giảm 42%. Những tỉnh
15
có diện tích rừng bị chặt phá nhiều nhất gồm Bình Phước 671 ha, Kon Tum 54 ha,
Ninh Thuận ha, Gia Lai 84 ha, Lâm Đồng 170 ha.
Theo phó cục trưởng cục kiểm lâm Lê Văn Thăng, một số vụ phá rừng trọng điểm
còn đe doạ nghiêm trọng đến cảnh quan và việc bảo vệ phòng chống thiên tai của
rừng, điển hình như vụ chặt trắng 160 ha rừng phòng hộ khu vực hồ Núi Cốc
( Thái Nguyên ); vụ phá 386 ha rừng phòng hộ ven biển diễn ra từ đầu năm 2001,
để nuôi trồng thủy sản tại Tràng Cát ( Hải Phòng ), trong khi đây là khu vực rừng
do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trồng bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản. Và mới đây
nhất là tình trạng phá rừng, bao chiếm đất để trồng cây công nghiệp rồi sang
nhượng trái phép ở Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận…Cục kiểm lâm nhận định
, mặc dù tổng số vụ vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ rứng có
giảm so với trước( khoảng 34%) song mức độ vi phạm vẫn lớn hơn và diễn ra phức
tạp. Các hành vi chặt phá rừng trái phép gia tăng đáng kể, có những vụ huy động
tới 200-300 người có tổ chức dung gậy, đá chống đối và hành hung các lực lượng

kiểm lâm, làm nhiều người bị thương. Đặc biệt tại các vùng trọng điểm ở Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ chưa triển khai các biện pháp giải quyết có hiệu quả.
3. Tình hình phá rừng khai thác lâm sản trái phép.
Theo nhận định của cục kểm lâm Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn, dù số vụ
phá rừng và khai thác gỗ trái phép giảm 12% kể từ năm 2000, tình trạng phá rừng
vẫn xảy ra nghiêm trọng ở một số địa phương.
Đáng lo ngại là vẫn còn có tới 14/56 tỉnh có rừng tồn tại tình trạng phá rừng , diễn
hình là Thừa thiên Huế, Phú Thọ, Thái Nguyên, Kiên Giang với gần 40%, Thanh
Hóa 26% Các vụ pha rừng trọng điểm tập trung tại Tây Nguyên, Bình Phước,
Bình Thuận…Trong khi đó qlực lượng kiểm lâm luôn có lí do là thiếu về quân số
yếu về trang thiết bị, còn chính quyền thì buông lỏng quản lí. Nhiều địa phương do
16
e ngại trách nhiệm đã gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong việc thống kê
các thiệt hại về rừng. Chính vì vậy nhiều vụ đã không được báo cáo kịp thời dẫn
đến hậu quả ngiên trọng.
Hình 14: Tình hình phá rừng khai thác lâm sản trái phép
III. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng diện tích rừng bị suy giảm.
17
Có thể nêu ra các nguyên nhânchính gây nên sự mất rừng và làm suy thoái rừng ở
nước ta là:
- Đốt nương làm rẫy: trong tổng số diện tích rừng bị mất hàng năm thì khoảng 40 –
50% là do đốt nương làm rẫy. Ở Đắk Lắk trong thời gian từ 1991 –1996 mất
trung bình 3.000 –3.500 ha rừng/ năm, trong đó trên 1/2 diện tích rừng bị mất do
làm nương rẫy.Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt
là phá rừng để trồngcác cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40 –50%
diện tích rừng bị mất trong khu vực.
- Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng.
- Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh, riêng ở
miền Nam đã phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên.
- Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài

nguyên rừng.
- Do cháy rừng: có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng, nhất là
các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.
- Do mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực,
trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất.
- Do nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân
quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng.
- Do chăn thả gia súc: sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở
rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng.
- Do khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các
tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn
đến làm tăng tốc độ phá rừng.
- Do khí hậu: Hàng năm nước ta nhận được một lượng bức xạ nhiệt rất ớn nên vào
mùa nắng nóng các kh rừng thiếu nước thường bị cháy làm cho nhiều cánh rừng
chỉ còn lại là đống tro.
18
- Giáo dục nhận thức về rừng chưa cao.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếplàm tăng quá
trình phá rừng. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sáh đất đai, chính sách
về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh
tế xã hội như xây dựng đường giao thông , các công trình thủy điện, các khu dân
cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng.
Hình 15: Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng diện tích rừng bị suy
giảm.
IV. Hậu quả.
Do rừng ngày càng bị thu hẹp, bị tàn phá nặng nề nên sự suy giảm của rừng thể
hiện rõ rệt với hậu quả hết sức nặng nề là:
19
- Rừng mất dẫn đến mất cân bằng khí hậu, làm cho trái đất của chúng ta mỗi năm
nóng lên tử 1 – 2

0
C.
- Rừng mất làm mất cân bằng nguồn nước, nước ở những nơi rừng bị tổn thương
thường thiếu trầm trọng.
- Làm tăng diện tích đất trống, đồi trọc, diện tích đất bị xói mòn và làm giảm độ
phì nhiêu của đất, tăng quá trình sạt lở đất.
- Các thiên tai, bão lũ, hạn hán diễn ra thường xuyên do hậu quả của rừng bị tàn
phá. Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là
một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão
và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày càng tăng cả về tần suất và sự
nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và sự
phát triển của nền kinh tế.
- Các loại gỗ quý hiếm ngày một cạn kiệt, các loại động vật quý hiếm đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Không gian sống của nhiều loài động thực vật rừng
đang bị đe dọa.
- Môi trường bị ô nhiễm, hệ sinh thái suy giảm nghiêm trọng.
- Nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản.
- Mất rừng còn là nguyên nhân làm cho dịch bệnh phát triển nhanh chóng.
- Mất rừng làm thất thoát lượng lớn khí Oxy cung cấp cho con người và các loài
sinh vật. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật.
20
Hình 16: Một số hậu quả về việc suy giảm tài nguyên rừng
V. Biện pháp giảm thiểu việc suy giảm tài nguyên rừng.
- Ngăn chặn tính trạng di canh di dân tự do lên miền núi sinh sống để ổn định
dân số và đồng thời ngăn chặn được tình trạng phá rừng để làm nhà.
- Nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên rừng bằng cách mở lớp giáo
dục, tuyên truyền, tập huấn về tầm quan trọng và vai trò của rừng mà không gì có
thể thay thế được.
- Nhà nước phải quản lý chặt chữ hơn về tình trạng phá rừng khai thức gỗ trái
phép. Kiên quyết xử lý nghiêm bọn lâm tặc phá rừng và những hành động chống

phá việc bảo vệ rừng.
21
- Tăng cường phương tiện thông tin đại chúng trên cả nước làm nâng cao ý thức
của người dân cả nước về tài nguyên rừng.
- Tăng cường phủ canh đất trống đồi trọc bằng cách trồng rừng bù lại diện tích
rừng bị tàn phá, mất mát.
Hình 17: Một số biện pháp giảm thiểu suy giảm tài nguyên rừng.

VI. Kết luận.
Diện tích rừng nhiệt đới không chỉ ở Việt Nam mà ở thế giới đang tiếp tục biến
mất với tốc độ đáng sợ. Ở Việt Nam chính phủ đã đưa ra rất nhiều những giải pháp
nhằm ngăn chặn nạn phá rừng và khắc phục những hậu quả do các nguyên nhân
này gây ra. Và mỗi chúng ta, những thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần
22
phải nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ rừng, hạn chế việc khai thác rừng
một cách bừa bãi, khống có kế hoạch. Ngay bây giờ chúng ta còn ngồi trên ghế
giảng đường, hãy học tập thật tốt, tham gia tích cực các buổi hội thảo, các buổi
tuyên truyền giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên rừng và lợi ích của
việc trồng rừng. Tất cả chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ và tái tạo tài nguyên
rừng , như vậy là bảo vệ môi trường sống cho chính bản thân chúng ta, giảm thiểu
được tối đa hậu quả nghiêm trong do chính vấn đề này mang lại, bảo vệ lợi ích
quốc gia, ngân khố của nhà nước và cũng để tạo ra một môi trường sống tốt đẹp và
trong lành cho chính thế hệ con cháu chúng ta sau này.
“ CHUNG TAY BẢO VỆ RỪNG “ LÁ PHỔI ” XANH CỦA NHÂN LOẠI”.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pham Minh Thảo, 2005. Rừng Việt Nam, nhà xuất bản Lao động.
2. Luật gia Quách Dương, 2005. Tìm hiểu những qui định mới về bảo vệ rừng và
phát triển rừng, nhà xuất bản Lao động.
3. Trần Văn Côn, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng Quân, Chu

Đình Quang, Lê Minh Tuyên, 2006. Chương Quản lý rừng bền vững, Cẩm
nang ngành lâm nghiệp. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
4. Biên dịch Ngọc Thị Mến, 2004. Sách hướng dẫn Chứng chỉ nhóm FSC về quản
lý rừng. Chương trình lâm nghiệp WWF, chương trình Việt Nam.
5. Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN,11/08/2011, về việc công bố hiện trạng
rừng năm 2010.
6. Www.google.com
7. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X,
kỳ họp thứ 10. Luật quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
.
24

×