Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

báo cáo thực tập công ty cổ phần petec bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.76 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cơ sở thực tập: Công ty Cổ phần Petec Bình Định
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Châu
Lớp :QTKD33D
Giáo viên Hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Kim Ánh
QUY NHƠN, 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU NGHĨA
CP
VNĐ
UBND
CBCNV
ĐKKD
TP
VLXD
CTCP
TCNH
TSNH
KPT DH
TSCĐ
BĐS
TC DH
TSDH
NH
Cổ phần
Việt Nam Đồng
Uỷ ban nhân dân


Cán bộ công nhân viên
Đăng ký kinh doanh
Thành phố
Vật liệu xây dựng
Công ty cổ phần
Tài chính ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Khoảng phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản
Tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn
Ngắn hạn
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Danh mục Tên danh mục Trang
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 1.7
Bảng 1.8
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3
Biểu đồ 1.1
Các hàng hóa dịch vụ chủ yếu của công ty
Kết quả tiêu thụ 1 số sản phẩm chủ yếu của công ty
Cơ cấu lao động
Bảng cân đối kế toán
Phân tích chi phí của công ty trong 3 năm gần đây
Năng suất lao động
Ngân sách phải nộp nhà nước
Tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2010-2012
Phân tích ma trận SWOT .
Tình hình tiêu thụ nước tinh khiết qua các năm
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1080 chai PETEC
Doanh thu tiêu thụ xăng dầu ở các thị trường qua các năm
Doanh thu tiêu thụ xi măng ở các thị trường qua các năm
Mục tiêu doanh số bán hàng và kết quả thực hiện
Mức giá năm 2013 của một số loại xi măng công ty đang kinh doanh
Chi phí đầu tư ban đầu
Chi phí hao hụt
Chi phí vận chuyển
Dự kiến dự án thi công
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Hệ thống phân phối của công ty Petec Bình Định

Quy trình sản xuất nước uống tinh khiết của Công ty
Cơ cấu tổ chức sản xuất nước tinh khiết petec
Doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2010-2012
5
9
10
11
14
15
15
16
18
23
23
25
26
26
28
30
31
32
32
7
18
21
22
13
7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn.Chính phủ tập

trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng
hợp lý. Nền kinh tế vẫn chịu suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu thị trương
tiếp tục suy giảm trên hầu hết các lĩnh vực, cung lớn hơn cầu, vì vậy sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, bên cạnh sự năng động trong công tác diều hành của
HĐQT và Ban Tổng giám đốc Công ty, tập thể CBCNV Công ty Cổ phần Petec
Bình Định đã hết sức nổ lực, cố gắng giữ vững thị trường đối với các thị trường
truyền thống như xi măng, xăng dầu, năm bắt thời cơ mở rộng kinh doanh mặt hàng
nông sản đạt hiệu quả. Nhờ vậy, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,
tiếp tục tạo niềm tin với khách hàng.
Trong quá trình thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn
Thị Kim Ánh cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên
trong công ty, em đã tìm hiểu được phần nào những hoạt động của Công ty trong
quá trình hình thành và phát triển cũng như các nghiệp vụ cơ bản của Công ty.
Nội dung của báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 2 phần:
Phần I: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Petec Bình
Định.
Phần II: Mô tả các nghiệp vụ cơ bản của Công ty Cổ phần Petec Bình
Định.
Trong quá trình thực tập, do số lượng kiến thức còn hạn chế và thời gian
thực tập có hạn, nên bài báo cáo có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy cô và cán bộ công nhân viên teong Công ty Cổ phần
Petec Bình Định để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô
giáo Nguyễn Thị Kim Ánh, chú Trần Thích- Trưởng phòng kinh doanh tổng hợp,
ban lãnh đạo Công ty cùng toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Quy Nhơn, ngày
23/06/2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Châu

8
PHẦN 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PETEC BÌNH ĐỊNH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Tên và địa chỉ Công ty
 Logo của Công ty
Tên và địa chỉ doanh nghiệp
 Tên giao dịch bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH
 Tên giao dịch bằng tiếng Anh: PETEC BINH DINH JOINT STOCK
COMPANY
 Tên viết tắt: PETEC BIDICO
 Vốn điều lệ: 30.600.000.000 đồng (Ba mươi tỷ sáu trăm triệu đồng)
 Giấy chứng nhận ĐKKD số: 35 03 000014
 Mã số thuế: 4100406219
 Số tài khoản: 0051000011098 - Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Qui
Nhơn
 Địa chỉ trụ sở chính: 389 Trần Hưng Đạo - TP Quy Nhơn - tỉnh Bình Định
 Điện thoại: (056) 3823863 - 3822090 - 3822233
 Fax: (056) 3823863
 Email:
 Website: www.petecbidico.com.vn
 Người đại diện theo pháp luật của công ty: NGUYỄN TRỌNG PHÁT
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng
 Tiền thân của công ty cổ phần Petec Bình Định là công ty Thương
Nghiệp Tổng Hợp Bình Định. Thực hiện theo nghị định số 338/CP của Chính Phủ
về việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, được sự đồng ý của Bộ thương mại:
Công ty Thương Nghiệp Tổng hợp Bình Định được thành lập ngày 21/03/1991
theo quyết định số 290/QĐ - UB của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Định trên cơ sở
hợp nhất giữa hai công ty: công ty Công Nghệ Phẩm Bình Định và công ty Vật
Liệu Xây Dựng Chất Đốt Bình Định dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở
Thương Mại và Du Lịch Bình Định.

 Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính Phủ về việc
chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công Ty Cổ Phần, nhằm thích ứng với môi
9
trường kinh doanh, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của công ty, ngày
14/5/2001, UBND Tỉnh Bình Định ra quyết định số 35/2001/QĐ – UB về việc
chuyển công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Bình Định thành công ty Cổ phần
Thương Mại Bình Định, với vốn điều lệ là: 7.319.400.000 đồng.
Ngày 08/09/2006, Đại hội hội đồng cổ đông bất thường đã nhất trí thống nhất
phương án tăng vốn điều lệ, theo đó vốn điều lệ của Công ty tăng từ 7.319.400.000
đồng lên thành 15.000.000.000 đồng (tức tăng 104,93%), tương đương 1.500.000 cổ
phần.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2007 ( ngày 14/04/2007), đã thông qua và
thống nhất đổi tên từ công ty Cổ Phần Thương Mại Bình Định (viết tắt là
BITRACO) thành công ty cổ phần Petec Bình Định (tên viết tắc là PETEC
BIDICO), đồng thời, tăng vốn điều lệ từ 15.000.000.000 đồng lên thành
30.600.000.000 đồng (tức tăng 104%), tương đương 3.060.6000 cổ phần.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty
Công ty Cổ phần Petec Bình Định hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng
nguồn vốn kinh doanh tính đến năm 2012 là: 144.036.503.117đồng.
Trong đó:
Số vốn đăng ký của công ty là 30.600.000.000 đồng > 10 tỷ đồng, do đó công ty
có qui mô lớn.
 Công ty có số lao động bình quân năm 2012 là 145 lao động < 300 lao động,
do đó doanh nghiệp có quy mô vừa.
Công ty có đội ngũ chuyên viên quản lý kỹ thuật, kinh doanh có trình độ
kinh nghiệm cao. Tất cả cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị sản xuất tương đối
hiện đại với đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Mặt khác, Công ty cũng đã tạo
ra được những hàng hoá và dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng.
Công ty còn có 2 chi nhánh và 4 cửa hàng bán lẻ xăng dầu:
• Chi nhánh Công ty Cổ phần Petec Bình Định tại Thành Phố Hồ Chí Minh

• Trung tâm kinh doanh Ôtô PETEC BIDICO tại Bình Định
• Cửa hàng Xăng dầu Trung Hậu – Đường Hùng Vương – TP. Quy Nhơn
• Cửa hàng Xăng dầu Phước Lộc – Tuy Phước – Bình Định
• Cửa hàng Xăng dầu Phù Mỹ– Phù Mỹ – Bình Định
• Cửa hàng Xăng dầu Hoài Hỏa – Hoài Nhơn – Bình Định
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.1. Chức năng của Công ty
 Kinh doanh, mua bán, dịch vụ các sản phẩm hàng hoá trong nước và xuất
nhập khẩu ra nước ngoài.
 Tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài.
 Kinh doanh xăng, dầu, mỡ và các loại sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mở.
10
Kinh doanh các mặt hàng công nghệ, thực phẩm công nghệ,vật liệu xây
dựng, hàng tiêu dùng, vật tư nhà nước.
 Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ hộp, lâm sản, thủy sản.
Nâng cao môi trường thương mại, chế biến, sản xuất các loại sản phẩm
cung ứng thị trường.
 Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của khu vực cũng như của tỉnh nhà, đa
dạng hóa các loại hình doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Một mặt sản xuất các mặt hàng có tính chất phục vụ thay thế hàng hóanhập
khẩu, mặt khác công ty cũng góp phần gia nhập thị trường thế giới.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Với mục đích hoàn thành tốt các chức năng hiện tại, Công ty luôn đảm bảo các
nhiệm vụ cụ thể sau:
Khẳng định thương hiệu PETEC BIDICO như một thương hiệu mạnh trong
lĩnh vực phân phối hàng hóa ba ngành chính là Vật liệu xây dựng, Xăng dầu, Ôtô
tại thị trường Miền Trung và các tỉnh phía Nam.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Từng bước đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của xã hội nhằm kinh
doanh có hiệu quả hơn.

Không ngừng nâng cao mục tiêu chung của Công ty, thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời đảm bảo đời sống ổn định cho công nhân viên.
Thực hiện việc hạch toán kinh doanh độc lập, có tài khoản, có con dấu riêng
để thực hiện việc giao dịch theo đúng pháp luật.
Bảo đảm và chịu trách nhiệm về hàng hoá, dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đã
đăng ký hoặc công bố.
Thực hiện thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê, định kỳ báo cáo
đầy đủ các thông tin về Công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Báo cáo định kỳ theo quy định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về tính xác
thực của nó, tuân thủ các quy định thanh tra của cổ đông.
1.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần PETEC Bình Định là một Công ty hoạt động sản xuất kinh
doanh rất phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực kinh doanh chủ
yếu của Công ty là:
Kinh doanh xăng dầu, mỡ phụ, hóa chất khí đốt và các chế phẩm từ dầu mỏ;
vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; phương tiện vận tải; thức ăn gia súc, phân bón,
vật tư công, nông, ngư nghiệp, thiết bị máy móc; hàng điện tử, điện lạnh công
nghiệp; hàng công nghệ phẩm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nước giải khát, thuốc
lá, rượi, bia, hàng thủ công mỹ nghệ.
Tổ chức hội thảo, hội nghị, triễn lãm quốc tế.
11
 Kinh doanh phương tiện vận tải, xe máy, phụ tùng thay thế, vật tư công,
nông ngư nghiệp, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu phi kim loại, dây chuyền thiết
bị đồng bộ.
 Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh công nghiệp.
 Kinh doanh xi măng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, phân phối hàng
tiêu dùng, vật tư nông nghiệp…
 Kinh doanh ôtô: Xe tải các loại: CUU LONG, VINAXUKI, DAMCO,
JRD,
Có 2 showroom tại Quy Nhơn (389 Trần Hưng Đạo, 237 Tây Sơn) và 1

showroom tại xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước). Số lượng bán ra hàng năm đạt
250-300 chiếc.
 Dịch vụ cho thuê mặt bằng kho bãi: Tổng diện tích mặt bằng của công ty
trên 20 ngàn m
2
, trong đó diện tích kho bãi chiếm 50%, chủ yếu tập trung ở cụm
cảng Quy Nhơn.
 Đầu tư tài chính: Công ty Cổ phần Petec Bình Định hiện là cổ đông của các
công ty như:
 Công ty CP Cà phê Petec Hà Nam Ninh.
 Công ty CP Cà phê Petec.
 Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1
 Công ty CP Petec Logistics
 Công ty CP Petec Land
 Sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết: Được tinh lọc theo quy trình khép
kín qua 12 công đoạn theo công nghệ Hoa Kỳ. Sản phẩm này có mặt khắp thị
trường Bình Định, các tỉnh Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là được nhiều
người tin dùng.
1.2.4. Các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của Công ty
Với lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: Xăng dầu, ô tô, vật liệu xây dựng,
nước uống, điện tử - điện máy, dịch vụ. Nên hiện nay danh mục sản phẩm công ty
bao gồm:
Bảng 1.1: Các hàng hóa dịch vụ chủ yếu của công ty
Danh mục sản phẩm Tên hàng hóa
1.Các dịch vụ
thương mại
-Xăng các loại;
-Dầu các loai;
-Khác.
2.Ô tô phụ tùng

-Vinaxuki1490T;Vinaxuki1240T; Ben-4,75T; xe
thùng1,25T; Xe Ben 3,2T; Xe JRD MEGA I; Xe JRD
3.Tủ lạnh-máy lạnh -SanyoSR-16; Tosiba GR-Y11VT/VPT;GN-
U242RL/RV(194): Samsung 219 lít-21 MGBB;
12
PanasonicB16V1
-Bình nóng lạnh WD-L580FCRLC/FCSLC;
-Bình nóng lạnh WD-L520FCR/FCS;
-Bình nóng lạnh WD-L500FCRL/FCSLC;
-Bình nóng lạnh Panasonic C9-GKH;
-Máy điều hòa samsungAS12FA
4.Đồ dùng nhà bếp
-Lò vi sóngLG MS-2042G(20)
-Lò vi sóng LG 5744B
-Lò vi sóng LG MB- 3744W
5.Tivi-đầu máy
-Sony HG21M53;Toshiba 21LSV28;
-Panasonic21FX21V;
-LG 29FD1RL;
-Samsung 29Z45HE
-JVC 21M335
6. Máy móc thiết bị
-Máy giặt Sanyo ASW-U981T;
-Máy giặt Toshiba AW-E85SV.
7.Hàng công nghệ
phẩm
-Thuốc lá
8.Vật liệu xây dựng
-Xi măng Nghi Sơn; Xi măng ChinFon; Xi măng Hà
Tiên 1; Xi măng Hoàng Mai;Xi măng Phúc Sơn; Xi

măng Cẩm Phả.
9.Nước Nước tinh khiết Petec, Nasa
10.Dịch vụ
-Dịch vụ kho;
-Dịch vụ vận tải;
-Dịch vụ kinh doanh mặt bằng công ty
(Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp)
1.3. Bộ máy tổ chức của công ty
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì bên cạnh việc
có được những nguồn lực tốt thì doanh nghiệp còn phải biết phối hợp những nguồn
lực mà mình có được sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Và để làm được điều này,
doanh nghiệp phải tổ chức được một bộ máy quản lý phù hợp nhằm xác lập lại các
mối quan hệ, tạo ra được một môi trường làm việc thuận lợi cho việc thực hiện
những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Nhận thức được điều này, CTCP Petec Bình Định đã tổ chức bộ máy quản
lý cho công ty theo mô hình Trực tuyến – chức năng.
13
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó TGĐ
(Kinh doanh)
Phó TGĐ
(Tài chính-CNTT)
P. Tổ chức hành chính
P.KD tổng hợp
Trung tâm PP hàng tiêu dùng
Trung tâm điện tử điện máy

XN chế biến thực phẩm
P.KD xăng dầu
Trung tâm kinh doanh ô tô
Chi nhánh TP HCM
P.Tài chính kế toán
P.Kế hoạch đầutư
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
14
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến. (Nguồn: P. Tổ chức hành chính)
Quan hệ giám sát
Quan hệ chức năng
Theo mô hình này, ta thấy rằng công ty có 2 cấp quản lý:
 Cấp cao: Ban tổng giám đốc bao gồm 3 thành viên: 1 tổng giám đốc, 2 phó
tổng giám đốc
 Cấp trung: Các trưởng phòng ban chức năng, giám đốc trung tâm xí nghiệp.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
• Đại hội đồng cổ đông:bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty, có nhiệm vụ quyết định bộ máy quản lý của công ty,
phương hướng đầu tư và các chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty.
• Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong
điềuhành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát
hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
• Hội đồng quản trị (HĐQT)
Là cơ quan quản lý Công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của Công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại
hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).
HĐQT có trách nhiệm quản trị công ty theo đúng pháp luật của nhà nước,
điều lệ, nghị quyết của ĐHĐCĐ, chịu trách nhiệm về những vi phạm trong quản trị
gây thiệt hại cho Công ty, chỉ đạo giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công

ty, có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết của các cổ đông và các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo luật định.
• Ban Tổng giám đốc:
Do HĐQT bổ nhiệm gồm một Tổng giám đốc và hai Phó tổng giám đốc .

Tổng giám đốc Công ty: là người điều hành hoạt động hằng ngày của
Công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước
pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Phó tổng giám đốc: tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh,
phụ trách mãng kinh doanh dịch vụ do giám đốc phân công và giám sát việc thi
hành của các phòng ban thay thế khi giám đốc đi vắng.
• Phòng kinh doanh tổng hợp
15
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc tham mưu trong hoạt động SXKD,
trong hoạt động xây dựng cơ bản và sữa chữa lớn (nếu có). Đến kỳ (tuần, tháng,
quý , năm) phòng có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả cụ thể thông qua phòng kế
toán gửi lên giám đốc nhằm có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
● Phòng tài chính kế toán
Quản lý tiền vốn cho Công ty, phân tích tình hình tài chính của Công ty
nhằm phát hiện những sai trái, nguyên nhân trong công tác kinh doanh có hiệu quả
hay không có hiệu quả để có biện pháp khắc phục kịp thời để thông tin chính xác
cho HĐQT và ban tổng giám đốc đề ra những quyết định ngày càng tốt hơn cho
Công ty.
• Phòng tổ chức hành chính
Quản lý về nhân sự - con người, tổ chức tham mưu cho lãnh đạo trong công
tác tổ chức lao động một hợp lý và hiệu quả mang lại tốt hơn trong kinh doanh,
tuyển chọn công nhân, đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên
(CBCNV), thực hiện tốt các chế độ cho người lao động, khen thưởng kịp thời để
động viên người lao động làm tốt trách nhiệm của mình.

• Phòng kinh doanh xăng dầu
Chức năng giống phòng kinh doanh tổng hợp nhưng ở một phạm vi nhất
định đó là kinh doanh xăng dầu. Phòng này trực tiếp điều hành các trạm xăng dầu,
cửa hàng xăng dầu mà Công ty kinh doanh.
• Phòng kế hoạch đầu tư
Xây dựng lên những kế hoạch phương hướng trong tương lai và kết quả năm
hiện tại của Công ty. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để phục vụ cho
việc kinh doanh của Công ty. Kế hoạch đầu tư tài chính, vật chất khác phục vụ cho
Công ty. Kế hoạch phòng kinh doanh các mặt hàng công nghệ.
• Trung tâm điện tử điện máy Bidico:kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện máy,
dụng cụ gia đình.
• Trung tâm phân phối PETEC BIDICO: chịu trách nhiệm kinh doanh bán buôn
các ngành hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, nông sản các loại.
• Xí nghiệp chế biến thực phẩm Quy Nhơn(PX sản xuất nước tinh khiết) :
Chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nước tinh khiết PETEC và Nasa.
• Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh và xí nghiệp Quy Nhơn:
Kinh doanh đa ngành hàng, trong đó tổ chức và quản lý hệ thống bán buôn
mặt hàng xăng dầu PETEC tại TP Hồ Chí Minh.
1.4. Đặc điểm sản phẩm, thị trường tiêu thụ
Sau hơn 20 năm thành lập, Công ty cổ phần Petec Bình Định là công ty hoạt
động sản xuất linh doanh đa dạng và phong phú trên nhiều lĩnh vực khác
nhau.Trong đó, xi măng và xăng dầu là hai mặt hàng chủ lực của công ty. Để thấy
được kết quả kinh doanh của công ty như thế nào ta xem xét bảng sau đây:
16
Bảng 1.2: Kết quả tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của công ty.
Tên
hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
năm 2011/2010

Chênh lệch
năm 2012/2011
Sản lượng
Doanh
thu (triệu
đồng)
Sản
lượng
Doanh
thu
(triệu
đồng)
Sản lượng
Doanh
thu
(triệu
đồng)
+/- % +/-
1. Nước
tinh
khiết
1.029.085 1.268 872.353 1.226 1.073.597 1.541 -42 -3,31 +315
2. Xi
măng
226.895 226.112 211.094 261.954 250.910 319.697 35.842 15,85 57.743
3. Xăng
dầu
42.169 561.669 36.584 669.208 34.830 681.866 107.539 19,15 12.658
4.
Phương

tiện
vận
tải
105 23.215 69 19.830 - 2.378 -3.385 -14,58 -17.452
(Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp)
Qua bảng số liệu tiêu thụ các mặt hàng kinh doanh của công ty ta có thể thấy
rằng, nhìn chung sản lượng tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp có xu
hướng tăng qua các năm. Cụ thể: Năm 2012, doanh thu tiêu thụ nước uống tinh
khiết tăng 315 triệu đồng tương ứng 25.69% so với năm 2011. Đối với 2 mặt hàng
chủ lực của Công ty là xi măng và xăng dầu doanh thu vẫn liên tục tăng trong cả 3
năm. Tuy nhiên, phương tiện vận tải liên tuc giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể:
năm 2012 doanh thu thực hiện chỉ đạt được 2.378 triệu đồng, giảm 88% so với năm
2011.
1.5. Cơ cấu lao động của công ty
Nhân lực là yếu tố then chốt của công ty, là yếu tố đầu vào không thể thiếu
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động có chuyên môn kỹ thuật là nhân tố
quyết định đến sự thành công hay thất bại trong quá trình cạnh tranh trên thị
trường. do vậy công tác quản lý tổ chức, đào tạo và xây dựng cơ cấu lao động hợp
lý sẽ mang lại nhiều thành công cho Doanh nghiệp.
Cơ cấu lao động của một DN ít nhiều phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh
doanh và lĩnh vực hoạt động. Hiện tại, Công ty cổ phần PETEC Bình Định có 145
lao động với cơ cấu lao động qua các năm như sau:
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động của công ty
17
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm
2010
Tỷ
trọng

(%)
Năm
2011
Tỷ
trọng
(%)
Năm
2012
Tỷ
trọng
(%)
Tổng số lao động 138 100 141 100 145 100
Theo giới tính
+ Nam 84 60,87 85 60,28 87 60,00
+ Nữ 54 39,13 56 39,72 58 40,00
Theo trình độ chuyên môn
+ Đại học 39 28,26 45 31,92 46 31,72
+ Cao đẳng – trung cấp 34 24,64 35 24,82 36 24,83
+ Lao động phổ thông 65 47,10 61 43,26 63 43,45
Theo tính chất lao động
+ Lao động trực tiếp 115 83,33 118 83,69 122 84,14
+ Lao động gián tiếp 23 16,67 23 16,31 23 15,86
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Từ nguồn tài liệu doanh nghiệp cung cấp, ta thấy tình hình lao động của Công
ty không có sự biến động lớn. Năm 2011, nhu cầu lao động công ty tăng 3 người so
với năm 2010. Sang năm 2012, lượng lao động của công ty là 145 người, tăng 4
người so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 2,84%.
Công ty cổ phần PETEC Bình Định hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ là chính. Do yêu cầu và tính chất công việc, cơ cấu lao động của công ty thiên
về lao động nam hơn. Cụ thể, lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nữ qua

các năm: Năm 2010 là 60,87%, năm 2011 là 60,28% và năm 2012 chiếm 60%. Bên
cạnh đó lao đọng có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng và lao động phổ
thông có xu hướng giảm qua các năm.
Nhận xét: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Petec Bình Định như vậy là
phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
1.6. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Petec
Bình Định giai đoạn 2010-2012 (xem phụ lục)
1.6.1. Tình hình vốn của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nhu cầu về vốn kinh doanh
cho từng doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì một mặt
các doanh nghiệp phải đối mặt với sự biến động của thị trường cùng với sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các bạn hàng nước ngoài nên đòi hỏi
phải sử dụng vốn sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của mình.
18
Xuất phát từ thực tế đó công ty cổ phần PeTec Bình Định cũng có những
chính sách sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta
xem bảng cân đối kế toán:
Bảng 1.4 Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch năm
2011/2010
Chênh lệch năm
2012/2011
+/- % +/- %
TÀI
SẢN

A.Tài
sản
ngắn
hạn
84.905.492.588 79.954.711.819 99.479.438.771 -4.950.780.770 -5,83 19.524.726.960 24,44
I.Tiền và
các
khoản
tương
đương
tiền
10.449.704.653 6.246.892.137 7.824.477.911 -4.202.812.516 -40,22 1.577.585.774 25,25
II.Các
khoản
đầu tư
TCNH
III.Các
khoản
phải thu
KH
55.184.405.168 55.045.372.641 54.589.676.128 -139.032.527 -0,25 -455.696.520 -0,08
IV. Hàng
tồn kho
18.672.193.149 17.455.131.989 35.720.516.033 -1.217.061.160 -6,52 18.265.384.050
104,6
4
V.TSNH
khác
599.189.618 1.207.315.052 1.344.768.699 608.125.434 101,49 137.453.647 11,39
B.

TSDH
32.621.001.157 34.823.116.873 44.557.064.346 2.202.115.716 6,75 9.733.946.930 27,95
I. Các
KPT DH
II. TSCĐ 26.390.754.622 28.434.047.408 35.954.304.431 2.043.292.786 7,74 7.520.257.030 26,45
III.BĐS
đầu tư
IV.Các
khoản
đầu tư
TCDH
5.012.465.200 5.629.135.400 5691290600 616.670.200 12,30 62.155.200 1,1
V.TSDH
khác
1.217.781.335 759.934.065 2.911.469.315 -457.847.270 -37,60 2.151.534.710
283,1
2
TỔNG
TÀI
SẢN
117.526.493.745 114.777.829.232 144.036.503.117 -2.748.664.500 -2,34 29.258.673.900 25,49
NGUỒ
N VỐN
19
A.Nợ
phải trả
64.883.879.316 56.898.696.926 87.396.271.840 -7.985.182.390 -12,31 30.497.574.920 53,59
I. Nợ
NH
63.372.030.006 55.123.986.606 84.879.778.123 -8.248.043.400 -13,02 29.755.791.520 53,98

II. Nợ
DH
1.511.849.310 1.774.710.320 2.516.493.717 262.861.010 17,39 741.783.397 41,79
B.VỐN
CHỦ
SỞ
HỮU
52.642.614.429 57.879.132.306 56.640.231.277 5.236.517.877 9,95 -1.238.901.030 -2,14
I. VCSH 52.642.614.429 57.879.132.306 56.640.231.277 5.236.517.877 9,95 -1.238.901.030 -2,14
II.
Nguồn
kinh phí
và quỹ
khác
TỔNG
NGUỒ
N VỐN
117.526.493.745 114.777.829.232 144.036.503.117 -2.748.664.500 -2,34 29.258.673.900 25,49
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy: nguồn vố kinh doanh của doanh nghiệp
đang có xu hướng tăng cụ thể như sau:
 Năm 2010-2011: tài sản của công ty giảm -2.748.664.500đồng tương ứng 2,34%.
Nguyên nhân là do trong tài sản ngắn hạn tiền và các khoảng tương đương tiền
giảm 4.202.812.516 đồng, các khoản phải thu khách hàng giảm139.032.527 đồng
hàng tồn kho giảm 1.217.061.160 đồng. Đối với nguồn vốn giảm 2.748.664.500
đồng tương ứng 2,34% là do trong phần nợ phải trả thì nợ phải trả ngắn hạn giảm
8.248.043.400 đồng.
 Năm 2011-2012: tài sản của công ty tăng 29.258.673.900 đồng tương ứng 25,49%.
Nguyên nhân là do trong tài sản ngắn hạn có tiền và các khoản tương đương tiền
tăng 1.577.585.774, hàng tồn kho tăng18.265.384.050 đồng và tài sản ngắn hạn
khác tăng 137.453.647 đồng. Tài sản dài hạn cũng tăng 9.733.946.930 đồng. Đối

với nguồn vốn tăng 29.258.673.900 đồng tương ứng 25,49% là do nợ phải trả tăng
30.497.574.920 đồng.
1.6.2. Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm
Biểu đồ 1.1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2010-2012
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2010-2011: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng
163.311 triệu đồng tương đương 17,73% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế tăng
4.952 triệu đồng với 69,24%.
20
Giai đoạn 2011-2012: doanh thu thuần tăng 103.717 triệu đồng nhưng lợi
nhuận sau thuế lại giảm 6.293 triệu đồng. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng, sức mua giảm.
1.6.3. Phân tích chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý
kinh tế của doanh nghiệp, gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngoài việc sản xuất
và cung cấp cho thị trường một khối lượng sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thì
doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí, thu hồi vốn nhanh, mang lại
nhiều lợi nhuận.
Bảng 1.5: Phân tích chí phí của công ty giai đoạn 2010-2012.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch năm
2011/2010

Chênh lệch
năm
2012/2011
+/- % +/- %
1. Giá vốn hàng bán 895.022 1.039.138
1.152.93
3
144.116 16,10 113.795 10,95
2. Chi phí tài chính 5.527 5.419 8.236 -108 -1,95 2.817 51,98
Trong đó: chi phí lãi
vay
5.314 4.853 6.369 -461 -8,68 1.516 33,29
3. Chi phí bán hàng 21.865 25.121 29.400 3.256 14,89 4.279 17,03
4. Chí phí quản lý
doanh nghiệp
4.888 8.066 6.212 3.178 65,02 -1.854
-
22,99
5. Chi phí khác 139 56 72 -83 -59,71 16 28,57
6. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
2.514 3.957 2.008 1.443 57,40 -1.949
-
49,25
(Nguồn:Phòng Tài chính – Kế toán)
(Giá vốn hàng bán bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất
chung, chi phí nhân công trực tiếp.)
Qua bảng chi phí của công ty trong 3 năm gần đây ta thấy:
 Giai đoạn 2010-2011: Tình hình chi phí của doanh nghiệp cũng có biến động tăng
chủ yếu là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3.178 triệu đồng tương ứng

65,02% và chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 1.443 triệu đồng
tương ứng tăng 57,4%.
 Giai đoạn 2011-2012: tình hình chi phí của doanh nghiệp cũng có biến động tăng
chủ yếu là do chi phí tài chính tăng 2.817 triệu đồng tương ứng 51,98% và chi phí
khác tăng 16 triệu đồng tương ứng 28,57%. Chi phí thuế TNDN hiện hành giảm
1.949 triệu đồng tương ứng 49,25%.
21
1.6.4. Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, là một
trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, là căn cứ để trả lương
cho nguời lao động.
Bảng 1.6: Năng suất lao động
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012
So sánh
(+/-) (%)
Doanh thu Trđ 1.084.269 1.187.986 103.717 9,57
Số lượng lao động Người 141 145 4 2,84
Tổng quỹ lương 1000đ 7.088.634 7.289.730 201.096 2,84
TG làm việc BQ/năm Ngày 295 298 3 1,02
TG làm việc BQ/tháng Ngày 26 26 0 0
TG làm việc BQ/ ngày Giờ 8 8 0 0
NSLĐBQ/năm/người Trđ 7.689,85 8.193 503,15 6,54
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhìn vào bảng năng suất lao động bình quân tathấy năng suất lao động bình
quân năm 2012tăng so với năm 2011 ( tăng 503,15 Triệu đồng/năm/người). Bước
vào giai đoạn năm 2012 nền kinh tế dần dần phục hồi, Công ty vượt qua được
những khó khăn, thêm vào đó là trình độ tay nghề của người lao động ngày càng
cao.
1.6.5. Nộp ngân sách
Bảng 1.7: Ngân sách phải nộp nhà nước

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch năm
2011/2010
Chênh lệch năm
2012/2011
+/- % +/- %
Nộp ngân
sách
2.514 3.957 2.008 1.443 57.39 -1.949 -49,25
(Nguồn: phòng tài chính-kế toán)
Nhận xét: Giai đoạn 2010-2011: công ty nộp ngân sách nhà nước tăng 1.443
triệu đồng tương ứng 57,39% nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp tăng 4.952 triệu đồng. Trong năm 2012 công ty nộp ngân sách nhà nước
giảm 1.949 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng giảm 49,25%.
1.6.6. Tỷ suất lợi nhuận
● ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản .
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
22
+ Công thức:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân)*100%
● ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu.

+ Công thức:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu bình quân)*100%
● ROS là tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
ROS phản ánh cứ 1 đòng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi
nhuận thuần.
+ Công thức:
ROS =( lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần)*100%
Bảng 1.8: Tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2010-2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng tài sản Đồng 117.526.493.745 114.777.829.232 144.036.503.117
VCSH Đồng 52.642.614.429 57.879.132.306 56.640.231.277
LNST Đồng 7.117.085.242 12.103.396.990 5.809.608.973
Doanh thu thuần
Triệu
Đồng
920.958
1.084.269 1.187.986
ROA % 6,06 10,55 4,03
ROE % 13,52 20,91 10,26
ROS % 0,77 1,12 0,49
Nhận xét:
+ ROA năm 2012 = 4,03%. Cho biết 1 đồng tài sản tạo ra 0,0403 đồng lợi nhuận.
Giá trị ROA thấp chứng tỏ công ty làm ăn chưa hiệu quả.
+ ROE năm 2012 = 10,26%. Cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0,1026 đồng lợi
nhuận.
23
PHẦN 2: CÁC NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG TY PETEC BÌNH ĐỊNH
2.1. Lập kế hoạch Marketing
2.1.1. Thực trạng của công ty
 Thị trường: Với phương châm : “luôn phục vụ kịp thời nhất yêu cầu của khách

hàng”, hiện nay công ty đã xây dựng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, ở cả 3 miền: miền
Bắc( chủ yếu là Hà Nội), miền Trung ( chủ yếu là Đà Nẵng, Bình Định và Phú
Yên), miền Nam (chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra Công ty còn có
các của hàng, chi nhánh ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, KonTum…
 Cạnh tranh: Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức mua suy giảm
mạnh, cạnh tranh thị trường lớn, chi phí đầu vào tăng cao, việc các mảng kinh
doanh chính của Công ty phấn đấu và hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra gặp
không ít khó khăn trên thị trường. Hai mảng kinh doanh là ngành “ xương sống”
của Công ty đó là mặt hàng xi măng và xăng dầu, Công ty hoạt động trên địa bàn
Bình Định gặp những đối thủ cạnh tranh :
 Xi măng :
− Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Quy Nhơn, địa chỉ 139 Đống Đa – Quy
Nhơn – Bình Định. Mặt hàng cạnh tranh: xi măng Hà Tiên 1.
− Công ty TNHH xây lắp Quy Nhơn, địa chỉ 02 Phan Chu Trinh – Quy Nhơn –
Bình Định. Mặt hàng cạnh tranh: xi măng Nghi Sơn, xi măng Hoàng Mai, xi măng
Hạ Long.
− Công ty TNHH Thu Hương, địa chỉ 296 Phan Bội Châu - Quy Nhơn – Bình
Định. Mặt hàng cạnh tranh: xi măng Vissai.
 Xăng dầu: Về mặt hàng xăng dầu Công ty chỉ có một đối thủ cạnh tranh đó là
Công ty xăng dầu Bình Định (Petrolimex Bình Định), mặt hàng kinh doanh chủ đạo
của công ty này là mặt hàng xăng dầu. Hệ thống xăng dầu của Công ty nằm ở khắp
mọi nơi trên địa bàn tỉnh, đã trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Petec. Hiện
Petrolimex Bình Định đặt trụ sở tại địa chỉ 85 Trần Hưng đạo – Tp Quy Nhơn –
Bình Định.
 Nhà cung cấp:
 Xăng dầu:
- Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và Đầu tư - Công ty cổ phần (PETEC).
 Xi măng:
- Công ty xi măng Nghi Sơn
- Công ty xi măng ChinFon Hải Phòng

- Công ty xi măng Hà Tiên 1
- Công ty xi măng Hoàng Mai
- Công ty xi măng Phúc Sơn
- Công ty xi măng Cẩm Phả
24
 Ô tô:
- Nhà máy Ôtô nông dụng Cửu Long (CUU LONG)
- Nhà máy Ôtô Xuân Kiên (VINAXUKI)
- Công ty Cơ khí ôtô và Thiết bị điện Đà Nẵng (DAMCO)
- Nhà máy Ôtô JRD
- Nhà máy Sản xuất và lắp ráp ôtô Trường Hải - Chu Lai (KIA, THACO, FOTON)
- Nhà máy Ôtô Sông Hồng (SÔNG HỒNG)
- Công ty Ôtô ISUZU Việt Nam (ISUZU)
 Hàng tiêu dùng - Công nghệ phẩm:
- Công ty TNHH Khatoco Khánh Hòa
2.1.2. Phân tích môi trường marketing của công ty
Bảng 2.1: Phân tích ma trận SWOT của công ty.
Các
nhân
tố
bên
trong
Điểm mạnh Điểm yếu
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng
động sáng tạo.
Ra đời và phát triển 22 năm trên thị
trường nên tiềm lực tài chính
mạnh, doanh thu tăng trưởng tốt.
Công ty có uy tín về thương hiệu.
Công nghệ dây chuyền hiện đại,

tiên tiến.
Đội ngũ nhân viên có trình độ chưa
cao, số lượng lao động trình độ phổ
thông còn nhiều.
Thương hiệu chỉ mới phát triển trong
nước.
So với đối thủ cạnh tranh là
petrolimex thì tiềm lực của Petec
Bình Định chưa sánh bằng.
Các
nhân
tố
bên
ngoà
i
Cơ hội Thách thức
Chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế của nhà nước.
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp.
Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm.
Thị trường vốn còn biến đọng phức
tạp, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
vay.
2.1.3. Mục tiêu
- Tiếp tục khẳng định thương hiệu PETEC BIDICO như một thương hiệu mạnh trong
lĩnh vực phân phối hàng hóa ba ngành hàng chính là Vật liệu xây dựng, xăng dầu,
Ôtô tại thị trường miền Trung Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.
- Gia tăng doanh thu dịch vụ trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phấn đấu đảm bảo mức chia cổ tức hàng năm đạt 20%.
2.1.4. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu là cần thiết đối
với bất kỳ doanh nghiệp nào, bởi nguồn lực của mỗi doanh nghiệp là có hạn trong
khi nhu cầu đòi hỏi của khách hàng là vô hạn. Lựa chọn thị trường mục tiêu giúp
Công ty phục vụ, đáp ứng tốt hơn tốt hơn khách hàng của mình.
25
Công ty Cổ phần Petec phân đoạn thị trường theohai tiêu thức:
- Phân đoạn theo địa lí: khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh.
- Phân đoạn theo nhóm khách hàng: cá nhân và tổ chức.
Dựa trên kết quả đánh giá phân đoạn thị trường, doanh nghiệp đã tiến hành
lựa chọn thị trường mục tiêu là thị trường Bình Định. Bình Định là một trong năm
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm ở trục Bắc-Nam và hành lang Đông- Tây
trên cả 3 tuyến đường bộ - hàng không – đường sắt. Vị trí này đã cho Bình Định lợi
thế vượt trội trong giao lưu kinh tế quốc tế và khu vực.
2.1.5. Các chính sách marketing
2.1.5.1. Chính sách sản phẩm
Công ty Petec Bình Định là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương
mại và dịch vụ nên không có sự thay đổi trong chính sách sản phẩm.
2.1.5.2. Chính sách giá
Hiện nay công ty áp dụng chính sách phân biệt giá cho từng đối tượng và sử
dụng các hình thức chiết khấu như sau:
+ Chiết khấu cho khách hàng mua khối lượng lớn.
+ Chiết khấu thanh toán hoặc giảm giá bán cho khách hàng thanh toán tiền
ngay.
Phương pháp định giá bán của công ty:
• Giá thành sản xuất sản phẩm.
• Giá cả thị trường.
• Giá bán sản phẩm tương đương của đối thủ cạnh tranh.
• Phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm.

2.1.5.3. Chính sách phân phối.
Hiện tại công ty là nơi phân phối chính tới khách hàng và người tiêu dùng,
bên cạnh đó công ty còn có 132 đại lý là những kênh phân phối khác của công ty.
Hệ thống kênh phân phối của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Hệ thống phân phối của công ty cổ phần PETEC Bình Định
(Nguồn: P. Kinh doanh tổng hợp)
Công ty lấy hàng từ nhà sản xuất, sau đó phân phối sản phẩm đến tay khách
hàng thông qua kênh tiêu thụ công ty đã thiết lập. Bao gồm 2 kênh phân phối:
Kênh tiêu thụ trực tiếp: Công ty tiến hành cung cấp trực tiếp đến tay khách
hàng có nhu cầu lớn, việc cung cấp được tiến hành tại kho hoặc bán lẻ tại các cữa
hàng công ty.
NTD
CTCP Petec
Bình Định
Đại lý
NTD

×