Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.46 KB, 23 trang )

DANH MỤC CHỮ CÁI
GV: giáo viên
HS: học sinh
MT: môi trường
GDMT: giáo dục môi trường
BVMT: bảo vệ môi trường
GDBVMT: giáo dục bảo vệ môi trường
THCS: trung học cơ sở

1


MỤC LỤC
Danh mục chữ cái……………………………………………………1
Mục lục………………………………………………………………2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………...3
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài …………………………………... 3
2.1. Mục tiêu
.................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ
…………………………………………………...4
3. Đối tượng nghiên cứu
……………………………………….. 4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu …………………………………..4
5. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………...4
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ …………………………………5
1. Cơ sở lí luận……………………………………………………….5
2. Thực trạng ……………………………………………………….5
2.1. Thuận lợi: ……………………………………………………. 5


2. 2. Khó khăn: …………………………………………………….6
3. Giải pháp, biện pháp………………………………………………6
3.1. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục mơi trường trong
dạy học Địa lí………………………………………………………...6
3.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục môi trường
trong dạy học Địa lí………………………………………………….7
3.2.1. Phương pháp đàm thoại………………………………………..7
3.2.2. Phương pháp thảo luận………………………………………...8
3.2.3. Phương pháp trực quan………………………………………..12
3.2.4. Phương pháp thu thập và xử lí nguồn tài liệu…………………13
3.2.5. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề………………………14
3.3. Giáo dục môi trường thông qua hoạt động ngoại khố………..14
3.4. Đánh giá trong giáo dục mơi trường…………………………..18
4. Hiệu quả………………………………………………………….18
PHẦN III: KẾT LUẬN …………………………………………...19
1. Kết luận…………………………………………………………....19
2. Kiến nghị………………………………………………………….19
Tài liệu tham khảo…………………………………………………..20

2


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN
TRƯỜNG THCS SƠN LÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY
ĐỊA LÍ


Giáo viên: PHẠM THỊ KIỀU DIỄM
Năm học: 2013 - 2014

Khánh Sơn, tháng 10 năm 2013

3


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng
và cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người, do đó Mơi trường có vai trị cực kì quan trọng đối với đời sống con
người.
Bảo vệ thiên nhiên và mơi trường là vấn đề mang tính tồn cầu. Môi trường là
một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Trong mấy chục
năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị
biến đổi chưa từng thấy. Mơi trường lâm vào khủng hoảng với quy mơ tồn cầu,
trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội
trong tương lai.
Trong những năm gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về vấn đề mơi trường. Vì
sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy? Như chúng ta biết,
sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, sự gia tăng dân số quá nhanh và việc
chặt phá rừng bừa bãi của con người đã làm cho nồng độ CO 2 trong khí quyển
tăng vọt lên cùng với các khí thải từ cơng nghiệp, động cơ giao thơng đã thải
những khí độc hại như CFC, NO 2, SO2, CH4 …….được gọi là những khí nhà
kính.
“Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiều
hậu quả xấu như: làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng các

vùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp; khí hậu Trái
Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động sản xuất nông, lâm,
thuỷ sản bị ảnh hưởng.
Ở Việt Nam nếu mực nước biển dâng lên một mét thì khoảng 20 triệu người sẽ
khơng có nơi sinh sống. Thời gian gần đây, ở nước ta, chúng ta nghe quá nhiều
về vấn đề môi trường như: Công ty Vedan giết chết sông Thị Vải, công ty Hào
Dương đưa nước thải ra các nhánh sông Sồi Rạp, nhà máy Hyundai Vinashin
làm ơ nhiễm nghiêm trọng mơi trường nước và cịn rất nhiều cơng ty ở khắp nơi
trong cả nước cũng vi phạm môi trường.
Để bảo vệ cái nơi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt
các vấn đề phức tạp, trong đó có vấn đề giáo dục mơi trường. Bản thân tơi với
vai trò là một người giáo viên, đứng trước thực trạng môi trường đang ngày
càng xấu đi, tôi ý thức được trách nhiệm nặng nề của mình là làm sao đó để mỗi
học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường và từng bước
có những hành động tích cực để bảo vệ mơi trường. Đó là lí do tơi chọn đề tài.

4


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
2.1. Mục tiêu:
- Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các
em được trang bị những kiến thức về mơi trường và từ đó nhận thức được ý
nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Từ đó các em có những
hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh mình.
2.2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ mơi trường trong các
giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được và tích hợp vào
nội dung nào cho phù hợp.

- Nghiên cứu xem có những hình thức hoạt động ngoại khóa nào dễ thực hiện
nhưng vẫn đảm bảo tính giáo dục mơi trường đạt hiệu quả cao nhất.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các vấn đề môi trường.
- Đề ra những giải pháp để nhằm nâng cao việc giáo dục các nội dung bảo vệ
môi
trường.
- Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giáo dục
bảo vệ môi trường có hiệu quả.
- Thống kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh trường THCS Sơn Lâm.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Áp dụng cho nhiều bài học Địa lí THCS (lớp 6, 7, 8, 9) chương trình sách giáo
khoa.
- Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ mơi trường trong
chương trình sách giáo khoa và các hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương pháp thí nghiệm.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp thực địa.

5


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận

Giáo dục mơi trường là q trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận
thức về mơi trường thơng qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ,
quy luật...) tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ
năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với mơi trường và
biết cách hành động thích hợp để bảo vệ mơi trường, ứng xử thích nghi thơng
minh với môi trường.
- Thực hiện công văn số 7120/ BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008 của Bộ
GD&ĐT về tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) vào các
môn học ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 – 2009.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công
tác giáo dục bảo vệ mơi trường.
- Những hiểm họa suy thối mơi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
lồi người, chính vì vậy, BVMT hiện là vấn đề được quan tâm mang tính tồn
cầu. Ở nước ta, bảo vệ mơi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc,
Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02
tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày
31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị “về việc tăng cường
công tác giáo dục BVMT”, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010
cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường
và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các mơn học và thơng qua
các hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp, xây dựng mơ hình nhà trường xanh
- sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi:

- Hiện nay trường THCS Sơn Lâm có 7 lớp, với 2 giáo viên chun trách bộ
mơn Địa lí. Trường có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho cơng tác dạy

học.
- Đặc thù của mơn địa lí có hai phần: Phần đại cương nghiên cứu về các thành
phần tự nhiên của Trái Đất, đặc điểm tự nhiên các châu lục các khu vực và tự
nhiên Việt Nam; Phần kinh tế xã hội nghiên cứu các đặc điểm về dân cư, lao
động và các ngành kinh tế… tất cả đều có liên quan đến vấn đề mơi trường nên
giáo viên dễ tích hợp GDMT thơng qua bộ mơn.

6


- Được Bộ GDĐT ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện việc tích hợp GDMT
thơng qua bộ mơn địa lí.
- Hiện nay với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin đại chúng, nhất là Internet, giúp
cho giáo viên và học sinh dễ dàng tìm kiếm hình ảnh, tra cứu văn bản pháp luật
và thơng tin có liên quan đến vấn đề mơi trường.
2.2. Khó khăn:
- Do nhiều lí do mà Nhà trường chưa có điều kiện cho học sinh đi thực tế các
miền địa hình khác nhau, các cơ sản xuất cơng nghiệp …từ đó làm cho việc giáo
dục môi trường đạt hiệu quả chưa cao.
- Đối với việc giáo dục bảo vệ mơi trường trong chương trình nội khóa thì một
số bài chỉ có một số địa chỉ để tích hợp nên giáo viên khơng có nhiều thời gian
để phân tích sâu, cũng chưa có nhiều bài tập dành cho chuyên đề giáo dục môi
trường.
- Từ những kiến thức trong các bài học có liên quan đến vấn đề giáo dục môi
trường , các em chưa phát huy được tối đa để vận dụng những kiến thức đó mà
các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa, cịn phần mở rộng
thì hạn chế rất nhiều. Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy mơn Địa lí nói

riêng và các bộ mơn có liên quan đến mơi trường nói chung vì vậy q trình lĩnh
hội kiến thức của các em cịn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học
ngày càng cao.
- Vì vậy, hiện nay trong quá trình dạy học Địa lí ở các trường THCS vấn đề rèn
luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo
vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục mơi trường trong dạy
học Địa lí:
- Tun truyền cho các em về ý nghĩa của môi trường đối với cuộc sống. Tác
động của con người, đặc biệt trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển đã ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất, tài nguyên thiên nhiên ngày
một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đang đe dọa sức
khoẻ của con người, khí hậu tồn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng
tầng ôzôn… đang là những vấn đề có tính tồn cầu.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng và trong nhà trường, giáo
dục cho mọi người về trách nhiệm và ý thức bảo vệ mơi trường vì cuộc sống của
hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. Công tác giáo dục không
phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc… mà phải được thực hiện đối với mỗi cơng
dân tương lai ngay từ khi họ cịn ngồi trên ghế nhà trường và cả ở tuổi trước khi
đến trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức giáo dục
khác nhau.
- Vấn đề giáo dục mơi trường ở nhà trường làm cho giáo viên và học sinh có ý
thức thường xun và ln nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của mơi trường, thu
7


nhận được những thông tin, kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa con người với môi trường, phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và
gìn giữ mơi trường, kĩ năng dự đốn, phịng tránh và giải quyết những vấn đề

mơi trường nảy sinh, tham gia tích cực vào những hoạt động khơi phục, bảo vệ
và gìn giữ mơi trường, có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch
đối với sức khỏe con người, với chất lượng cuộc sống chúng ta.
3.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học giáo dục mơi trường
trong dạy học Địa lí:
* Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học giáo dục mơi trường, riêng trong mơn
Địa lí có thể áp dụng các phương pháp sau:
3.2.1. Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp tương tác giữa người dạy và người học được thực hiện
thông qua câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề
nhất định được người dạy và người học đặt ra. Kết quả là dưới sự tác dẫn dắt
của người dạy, người học thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, khám phá,
lĩnh hội các đối tượng học tập. Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính
với kiến thức MT thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và
phổ biến nhất. Để mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ở mức độ phát huy trí
lực và sự sáng tạo của HS, câu hỏi đòi hỏi HS gắn kiến thức môn học đã biết với
kiến thức MT mà có thể HS chưa biết, phải tìm tịi, suy nghĩ, vận dụng nhiều
thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1: Bài 23: Sơng và hồ (Địa lí lớp 6)
Khi dạy, GV có thể đặt ra các câu hỏi để HS có thể liên hệ với thực tế MT như:
1- Bằng hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích mà sông mang
đến cho con người?
2- Theo em ảnh hưởng tiêu cực của sông đối với con người là do những
nguyên nhân nào? Làm cách nào để hạn chế những tiêu cực đó?
Ví dụ 2: Bài 33: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam (Địa lí lớp 8)
Khi dạy phân tích đặc điểm chung sơng ngịi nước ta, GV cũng có thể đặt một
số câu hỏi để GDMT như:
1- Đặc điểm của sơng ngịi nước ta đã tạo cho nước ta những thuận lợi và khó
khăn gì trong hoạt động phát triển kinh tế?
2- Để khắc phục những khó khăn do sơng ngịi đem lại thì biện pháp tích cực

và tối ưu nhất là gì?
Hoặc: Khi dạy phần khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dịng
sơng, GV đặt một số câu hỏi như sau:
1- Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa
phương em.
2- Để nước sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì?

8


Ví dụ 3: Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (Địa lí lớp 9)
Khi dạy phần này GV cũng dễ dàng đặt một số câu hỏi liên hệ đến vấn đề
GDMT có liên quan đến dân số như:
1- Tình hình gia tăng dân số của nước ta có ảnh hưởng gì đến mơi trường?
2- Để bảo vệ tài ngun và mơi trường, ta phải làm gì trong vấn đề dân số?
3- Hãy liên hệ đến tình hình gia tăng dân số ở địa phương em và cho biết địa
phương em đã có những biện pháp gì để thực hiện chính sách về dân số?
3.2.2. Phương pháp thảo luận:
- Là phương pháp học sinh trao đổi xung quanh một vấn đề được đặt ra dưới
dạng một câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức…….Trong phương pháp này
HS giữ vai trị chủ động, tích cực.
- Có nhiều hình thức thảo luận như: thảo luận theo nhóm nhỏ, thảo luận cặp đơi,
thảo luận chung tồn lớp. Sau đây là một vài ví dụ về sử dụng phương pháp thảo
luận để giáo dục mơi trường cho HS.
Ví dụ 1: Bài 17: “Ơ nhiễm mơi trường ở đới ơn hồ” (Địa lí lớp 7)
* Cách tiến hành: GV treo một số tranh ảnh minh hoạ về ơ nhiễm khơng khí và ơ
nhiễm nguồn nước. HS quan sát ảnh và nhận xét theo yêu cầu của GV.
* Tranh ảnh về ô nhiễm không khí và ơ nhiễm nguồn nước

9



* Hình thức hoạt động: Thảo luận theo nhóm. Các nhóm cùng trao đổi và điền vào
phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu.
* GV chia lớp làm 4 nhóm học tập: Thời gian thảo luận là 8 phút.
- GV phát phiếu học tập cho học sinh đã kẻ sẵn như sau:
* Nhóm 1, 2: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ơ nhiễm
khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí
Ngun nhân
Hậu quả
Biện pháp
* Nhóm 3, 4: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm
nước sông, nước biển.
Ô nhiễm nước sông
Nguyên

Ô nhiễm nước biển

nhân

Hậu quả
Biện pháp khắc phục
- GV chọn một số phiếu học tập đã hoàn thành dán lên bảng cho cả lớp theo dõi
và xác định đúng sai để bổ sung ý kiến (nếu có). Các phiếu học tập cịn lại GV thu
phiếu để kiểm tra kết quả bài làm của các em.
- Sau đó GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:

10



* Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ơ nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí
Ngun nhân

- Khói bụi từ các nhà máy, động cơ giao thông và hoạt động
sinh hoạt của con người đã thải vào không khí.

Hậu quả

- Tạo nên những trận mưa axít, làm tăng hiệu ứng nhà kính,
khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở
hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao.
- Khí thải cịn làm thủng tầng ôzôn.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ bầu khí quyển của
người
dân.
Biện pháp khắc
- Trong sản xuất cơng nghiệp giảm thiểu lượng khí thải vào
phục
khí quyển bằng cách sử dụng kĩ thuật công nghệ cao.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng……
* Nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục của ơ nhiễm nguồn nước
Ơ nhiễm nước sơng

Ơ nhiễm nước biển

Ngun
nhân


- Hóa chất từ các nhà máy, xí - Do váng dầu từ hoạt động
khai thác và vận chuyển dầu.
nghiệp thải ra.
- Các chất độc hại từ sơng ngịi
- Lượng phân bón hóa học và chảy ra biển……
thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng
ruộng, cùng với các chất thải
nông nghiệp, sinh hoạt của con
người ………

Hậu quả

- Làm chết ngạt các sinh vật - Làm chết ngạt các sinh vật
sống ở trong nước, thiếu nước sống ở trong nước biển.
sạch cho sản xuất và đời sống.
- Gây ra hiện tượng thủy triều
đen, thủy triều đỏ…..

- Xử lí các nguồn nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
Biện pháp
- Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ sự trong sạch của nước
khắc phục
sơng, biển….
Ví dụ 2: Bài 16: “Đơ thị hóa ở đới ơn hồ” (Địa lí lớp 7)
* Vị trí: Giáo dục mơi trường: Các vấn đề của đô thị

11



* Cách tiến hành: GV treo một số tranh ảnh minh họa có liên quan đến các vấn đề
của đơ thị cho học sinh quan sát và nhận xét.

12


+ Hình thức tổ chức: GV cho học sinh thảo luận theo nhóm ,chia lớp làm 4 nhóm
thảo luận, 2 nhóm cùng trao đổi 1 nội dung (thời gian 4 phút).
- Nhóm 1, 3: Việc tập trung dân q đơng vào các đơ thị sẽ nảy sinh những vấn đề
gì đối với mơi trường?
- Nhóm 2, 4: Để giải quyết những vấn đề xã hội trong các đô thị, cần có những
giải pháp gì để giảm áp lực dân số ở các siêu đô thị?
+ GV treo lên bảng câu hỏi đã ghi sẵn vào bảng phụ
+ HS ghi câu trả lời vào bảng phụ. Sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả, các
nhóm khác bổ sung (nếu có).
- GV chuẩn xác kiến thức như sau:
* Thực trạng:
- Việc dân cư tập trung đông vào sống trong các đô thị lớn đã phát sinh nhiều vấn
đề nan giải: ô nhiễm mơi trường, ùn tắc giao thơng, diện tích canh tác bị thu hẹp
nhanh…
* Một số giải pháp tiến hành giải quyết:
- Nhiều nước tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng “Phi tập trung”.

13


- Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh
- Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.
- Đẩy mạnh đơ thị hóa nơng thơn
3.2.3. Phương pháp trực quan

Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: bản đồ,
biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình….để dạy học và GDMT. Phương tiện trực
quan bao giờ cũng có hai chức năng: nguồn tri thức và đồ dùng minh hoạ. Hiệu
quả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của GV
trong quá trình dạy học. Để liên hệ kiến thức bài học chính với kiến thức MT thì
việc sử dụng phương tiện trực quan cũng mang lại hiệu quả cao. Có hai cách sử
dụng phương tiện trực quan để liên hệ và GDMT:
- GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức về môi trường và GDMT từ phương tiện
trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
- GV dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một hiện
tượng, một hậu quả về MT cần phải giáo dục.
Ví dụ 1: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam (Địa lí lớp 8)
Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng, và cũng biết được hiện nay rừng
nước ta đang bị giảm sút nhanh chóng, để cho HS thấy rõ nguyên nhân và những
hậu quả của việc mất rừng và từ đó HS sẽ nêu được các biện pháp bảo vệ rừng để
khai thác kiến thức ở bài này, chúng ta tiến hành như sau:
1- Những nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng của nước ta giảm sút nhanh
chóng?
2- Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? Hãy liên hệ với địa phương em.
Ví dụ 2: Bài 9: Hoạt động sản xuất nơng nghiệp ở đới nóng (Địa lí lớp 7)
Khi dạy phần 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở MT đới nóng, để khai thác vấn
đề MT và GDMT ở phần này GV có thể sử dụng biểu đồ hình 9.1 và các bức
tranh hình 9.2 , hình 9.4 kèm theo một số câu hỏi gợi mở để HS khai thác kiến
thức như:
1- Biểu đồ hình 9.1 cho chúng ta biết lượng mưa và nhiệt độ ở MT xích đạo ẩm
như thế nào?
2- Hình 9.2 cho chúng ta thấy hiện tượng gì? Dựa vào hình 9.4 để giải thích
ngun nhân của hiện tượng đó?
3- Cần phải làm gì để hạn chế hiện tượng xói mịn và rửa trơi đất? Hãy liên hệ tới

Việt Nam.
Ngồi ra GV có thể sử dụng tranh ảnh , băng hình, đĩa CD làm phương tiện
trực quan, để minh hoạ cho HS những hiện tượng tàn phá MT, ô nhiễm MT như
đốt phá rừng, nước thải, chất thải công nghiệp ở các thành phố…, hoặc những hậu

14


quả do tàn phá MT gây ra như lũ lụt, hạn hán , bệnh tật… và cả những hành động
BVMT như các khu rừng cấm, các công viên thiên nhiên, các cơng nghệ xử lí chất
thải…Tất cả những hình ảnh trực quan đó đều gây một ấn tượng sâu sắc đối với
HS, nó sẽ giúp các em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề và đặc biệt nó tạo nên độ tin
cậy cao trong giáo dục.
3.2.4. Thu thập và xử lí nguồn tài liệu (tư liệu, số liệu…..)
Đây được xem như là một phương pháp đặc trưng của môn Địa lí, vì mơi trường
ln ln thay đổi, biến động theo không gian và thời gian nên nhiều khi những
kiến thức trong SGK chưa đủ và mang tính cập nhật nên việc thu thập và xử lí
thơng tin là rất cần thiết.
Ví dụ : Khi dạy bài “Đặc điểm khí hậu Việt Nam” sau khi học xong bài này, GV
có thể cho HS về nhà(lên mạng, sách, báo, tivi…. ) tìm các sự kiện, số liệu nói lên
tính thất thất thường của khí hậu nước ta (các tư liệu, số liệu về các trận hạn hán,
lũ lụt, sương muối……). Hoặc khi dạy về những vấn đề kinh tế GV cũng có thể
liên hệ đến vấn đề MT thông qua việc yêu cầu HS thư thập những thông tin, số
liệu về môi trường như ơ nhiễm dầu khí ở Vũng Tàu và ở một số nơi trên thế
giới…
3.2.5. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Là phương pháp trong đó GV đặt ra trước HS một hay một hệ thống vấn đề
nhận thức, đưa HS vào tình huống có vấn đề, sau đó GV phối hợp cùng HS
(hướng dẫn HS) giải quyết vấn đề, đi đến những kết luận cần thiết trong nội dung
học tập. Trong chương trình dạy học Địa lí có thể giáo dục mơi trường cho HS

qua phương pháp này cụ thể qua ví dụ sau.
Ví dụ: Khi dạy bài “Các hệ thống sông lớn ở nước ta” Địa lí 8, đến phần những
thuận lợi và khó khăn do lũ mang lại ở đồng bằng sông Cửu Long, sau khi GV
cho HS nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ mang lại ở đồng bằng sông Cửu
Long, GV có thể nêu câu hỏi sau: Lũ mang lại rất nhiều khó khăn cho đồng bằng
sơng Cửu Long, nhưng tại sao ở đồng bằng sơng Cửu Long lại có chủ trương
“sống chung với lũ?”. Sau khi HS giải quyết được vấn đề vừa nêu, GV đặt tiếp
câu hỏi: “Chúng ta cần có những biện pháp nào để hạn chế những khó khăn do lũ
gây ra?”
Trên đây là một số phương pháp để có thể áp dụng trong dạy học nội khóa
để GDMT cho HS, ngồi ra cịn có nhiều phương pháp khác yêu cầu người giáo
viên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp để
đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Giáo dục môi trường thơng qua hoạt động ngoại khố:
Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm, tầm quan trọng của hoạt động ngoại
khóa trong dạy học Địa lí nói chung và đặc biệt là trong giáo dục mơi trường qua
dạy học Địa lí nói riêng.
3.3.1. Khái niệm: Ngoại khố là hình dạy học ngồi lớp, khơng qui định bắt buộc

15


trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số
đơng HS có hứng thú, u thích bộ mơn và ham muốn tìm tịi, sáng tạo nội dung
học tập địa lí, dưới sự hướng dẫn của GV.
3.3.2. Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa:
- Khối lượng tri thức của nhân loại, trong đó có tri thức Địa lí ngày càng tăng
nhanh chóng. Cịn rất nhiều kiến thức học sinh cần phải nắm, phải vận dụng trong
cuộc sống của mình, đặc biệt là những kiến thức về mơi trường hiện nay. Ngoại
khóa là con đường để học sinh bổ sung, mở rộng thêm kiến thức cần thiết cho

mình, hiểu biết thêm về thiên nhiên, con người ở địa phương, đất nước mình.
- Các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú khác nhau, diễn ra ở
nhiều địa điểm khác nhau, đòi hỏi các cách thức hoạt động khác nhau sẽ rèn luyện
cho các em đức tính thích nghi, chủ động, năng động và qua đó rèn luyện cho các
em các kỹ năng Địa lí ( kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp….), đồng thời qua
đó cũng rèn luyện cho các em những kỹ năng sống (kỹ năng tìm kiếm và xử lí
thơng tin; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng làm
chủ bản thân…….)
- Ngoại khóa Địa lí cịn có tác dụng giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương,
đất nước, yêu lao động…………
- Ngoại khóa Địa lí giúp các em sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách có ích, hợp lí
vào q trình học tập của mình. Đồng thời một số hoạt động của các em cịn góp
phần tích cực vào phục vụ xã hội và xây dựng nhà trường (ví dụ như chiến dịch
truyền thông dân số, tuần lễ môi trường hay đơn giản chỉ là những buổi lao động
dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh…..)
Với tầm quan trọng nêu trên cho nên trong q trình dạy học Địa lí nói chung
và giáo dục mơi trường trong dạy học Địa lí nói riêng, GV có thể sử dụng một số
hoạt động ngoại khóa tùy theo điều kiện của từng trường. Sau đây là một số hoạt
động ngoại khóa đơn giản có thể thực hiện được.
* Cho học sinh làm thí nghiệm: Cây giữ đất
- Thời gian: 2 tuần.
- Địa điểm: Ngồi trời (sân trường) hoặc trong phịng rộng.
- Dụng cụ:
+ 2 khay bằng gỗ kích thước 60cm x 30cm x 8cm (dùng gỗ tận dụng)
+ 2 chậu nước.
+ 2 bình phun nước (dùng chai nhựa rồi đục nhiều lỗ nhỏ)
+ Hạt giống (lúa, đậu, lạc….)
- Mục tiêu: Thơng qua thí nghiệm này, học sinh hiểu được vai trò quan trọng của
cây, rừng trong việc giữ đất và chống xói mịn đất.
- Hoạt động:


16


+ Mỗi tổ HS chuẩn bị hai khay như trên, phía dưới đáy lót ni lơng để nước khơng
bị thấm. Ở một cạnh (30 cm) dùng dao, cưa cắt một hình chữ V sâu 5 cm để nước
có thể chảy được.
+ Chuẩn bị thí nghiệm này trước 10 – 12 ngày. Dùng đất vườn đổ đầy vào mỗi
khay: nửa dưới là đất thường, nửa trên là đất màu. Một khay để khơng cịn khay
kia dùng ươm các hạt giống như lúa, đậu, lạc… (càng nhiều loại càng tốt). Tưới
nước đều đặn 1 tuần cho khay có hạt giống nảy mầm cho tới khi cây cao khoảng 8
– 10 cm.
+ Đến thời gian qui định, HS các tổ đưa khay của mình đến lớp. GV nói rõ cho
HS biết khay khơng có cây tượng trưng cho vùng rừng đã bị phá trụi (đồi trọc),
khay có cây tượng trưng cho rừng cịn xanh tốt.
+ GV yêu cầu HS quạt mạnh vào từng khay và cho nhận xét. (Đất ở khay khơng
có cây bị khô sẽ bay thành bụi rất nhiều)
+ Tiếp tục để hai khay nằm nghiêng ở 10 – 150. Đặt hai chậu khơng ở phía dưới
gần vết xẻ hình chữ V ở mỗi khay, dùng hai bình đầy nước như nhau ( > 0,5 lít)
phun từ từ xuống hai khay và quan sát lượng nước thu được ở mỗi chậu hứng.
+ Sau đó đổ từ từ nước trong chậu hứng ra xem lượng đất trôi theo nước vào trong
chậu từ khay nào nhiều hơn.
- Qua thí nghiệm này, GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau (qua đó giáo dục cho
HS thấy được tầm quan trọng của cây, rừng từ đó giáo dục ý thức bảo vệ rừng,
trồng rừng cho học sinh)
Thảo luận:
Cây có khả năng giữ đất khỏi sự tác động của nước và gió khơng? Tại sao lượng
thu được ở hai chậu hứng lại khác nhau? Chậu nào có đất rơi vào nhiều hơn? Các
em có phát hiện ra hiện tượng rửa trơi và xói mịn khơng? Tại sao chúng ta phải
bảo vệ rừng và trồng cây?

* Cho học sinh đóng vai:
- Chủ đề: Phát triển bền vững (ngồi ra giáo viên có thể lựa chọn nhiều chủ đề
khác nhau)
- Mục đích: Học sinh nhận thức được việc bảo vệ rừng khơng chỉ vì cuộc sống
hiện tại, mà vì lợi ích của nhiều thế hệ mai sau.
- Bối cảnh: Rừng có nhiều giá trị về đa dạng sinh học, kinh tế và môi trường cần
được bảo vệ. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới đã đặt ra rừng
trước một thách thức lớn: tồn tại hay diệt vong? Hàng ngàn hécta rừng bị triệt hạ
để lấy gỗ, củi, các loài động vật rừng cũng bị bẫy bắt.........sự tàn phá rừng không
những gây nhiều thảm họa nặng nề cho thiên nhiên mà còn ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững của nhiều thế hệ trong tương lai.
- Hoạt động này để học sinh thấy được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo
vệ tài nguyên hết sức gay cấn, cần có những con đường giải quyết hợp lí.

17


- Hoạt động:
+ Giáo viên nêu chủ đề, yêu cầu HS xây dựng kịch bản, lời thoại, chọn diễn viên.
+ Có thể ví dụ về diễn viên, diễn xuất cho chủ đề này như sau: Khơng khí gia đình
sau bữa cơm chiều (các con số chỉ sự tiếp nối ý kiến)
Người ông

1. Hồi ức lại tuổi
thơ sống trong một
thiên
nhiên
hoang dã, giàu có.
Than phiền hiện
nay cây rừng,

chim, thú.....ngày
càng mất dần.......
6. Đề xuất: cần
phải khai
phá
nhưng có mức độ
để các lồi cịn
sinh sơi, nảy nở

Người cha

Người con

Người con út

2. Lý giải: vì
người càng ngày
càng đơng thì phải
thi nhau phá rừng
lấy gỗ, củi, săn bắt
các loại, chim,
thú....
4.Phân trần: khơng
làm vậy thì lấy
tiền đâu ni cả
nhà và ni con ăn
học?
8. Tại sao nói khai
thác mà cịn phải
bảo vệ, phải để

dành, phải có mức
độ?

3. Nói về lợi ích
của rừng và khi
khai phá đi thì gặp
nhiều nguy hại đến
đa dạng sinh học,
kinh
tế,
môi
trường.
7. Tán thành với ý
kiến của ông.
Nhưng thêm vào:
cần phải để dành
rừng cây, chim,
thú cho con cháu
sau này

5. Mơ ước và hỏi
ơng: bao giờ thì
mới được như ơng
ngày xưa?

9. Chính phủ, cộng đồng cùng các thành viên trong gia đình trao đổi, bàn bạc về
các giải pháp vừa khai thác được rừng phục vụ cuộc sống, vừa bảo vệ phát triển
(kết hợp trình diễn một số tranh, ảnh.......)

* Trồng cây xanh trong trường học.

- Mục tiêu: Tạo mơi trường trường học xanh, sạch, đẹp, khơng khí trong lành, có
bóng mát, gió.........từ đó giáo dục cho học sinh biết được ý nghĩa của việc trồng,
bảo vệ cây xanh giúp cho các em có một khơng gian trong lành để học tập và vui
chơi.
- Thời gian: Giáo viên tùy theo điều kiện của từng trường mà lựa chọn thời gian
để cho HS tiến hành trồng cây.
- Hình thức: Trồng cây lấy bóng mát hoặc trồng cây làm cây cảnh trang trí cho
khn viên trường.

18


- Địa điểm: Vườn trường.
- Hỗ trợ: cần có sự hỗ trợ của nhà trường (hoạt động trồng cây xanh này rất dễ
thực hiện ở khối 9, vì trước khi các em ra trường các em thường có món quà tặng
lưu niệm cho nhà trường nên kinh phí sẽ dễ dàng hơn)
- Hoạt động: (nên làm vào ngày chủ nhật)
+ Đào hố, bỏ phân vào hố, trồng cây, rào bảo vệ, tưới nước.....
+ Sau khi trồng xong, cần phân công cụ thể tổ, nhóm, lớp nào phụ trách việc tưới
nước, chăm sóc, bảo vệ......vào các ngày nào trong tuần, đến khi cây bén rễ, bắt
đầu phát triển.
+ Bàn giao các cây trồng cho nhà trường.
* Thi hùng biện về bảo vệ mơi trường (có thể kết hợp trong các tiết, buổi hoạt
động ngoài giờ lên lớp)
- Mục tiêu: Qua phần thi này học sinh có cơ hội biết, hiểu nhiều vấn đề mang tính
thời sự như bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và đảo Việt Nam,
sự gia tăng dân số và sức ép của dân số đến mơi trường......Qua đó giáo dục cho
học sinh thấy được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường hiện nay.
- Hoạt động:
+ Giáo viên: Lựa chọn chủ đề cho học sinh tham gia thi hùng biện, câu hỏi cụ thể

để các tổ, nhóm, lớp chuẩn bị trước.
+ Phải có giám khảo, ban cố vấn (có thể là những học sinh khá, giỏi hoặc giáo
viên chuyên trách bộ môn Địa lí)
3.4. Đánh giá trong giáo dục mơi trường:
- Bất cứ một hoạt động, việc làm nào muốn biết kết quả đạt được ra sao đều cần
phải có sự đánh giá, việc đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích ghi nhận thực trạng
mà còn làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo, đề xuất những giải pháp nhằm làm
thay đổi thực trạng. Do vậy, việc đánh giá phải khách quan, chính xác. Trên cơ sở
đó làm sáng tỏ thực trạng để điều chỉnh q trình dạy học hợp lí. Như vậy việc
đánh giá người học phải đảm bảo các yêu cầu sau: Khách quan, chính xác, tồn
diện, có hệ thống, công khai kịp thời, vừa sức, bám sát yêu cầu của chương trình.
+ Việc đánh giá trong giáo dục nhằm cung cấp cho học sinh những thông tin phản
hồi giúp học sinh điều chỉnh kịp thời hoạt động học tập của mình.
Trên đây là một số phương pháp để giáo dục mơi trường trong dạy học đại
lí bậc THCS, chắc chắn cịn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp bổ sung, đóng
góp ý kiến.
4. Hiệu quả
Khi thực hiện các biện pháp như đã nêu trên về vấn đề tích hợp giáo dục mơi
trường trong dạy học Địa lí thì chất lượng mơn học được nâng cao rõ rệt, học sinh
có tính đam mê, hứng thú trong học tập bộ mơn cao hơn so với các năm trước. Từ

19


đó HS có thái độ, hành động tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường từ những việc làm nhỏ hằng ngày như tiết kiệm điện, nước, tham gia dọn
vệ sinh trường, lớp, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi… và tuyên
truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ mơi trường. Vì thế trong quá trình
giảng dạy giáo viên cần chủ động phối hợp nhiều phương pháp giáo dục môi
trường trong từng bài dạy Địa lí phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Trong thực tế giảng dạy môn Địa lý tơi đã ln chú ý tới việc lồng ghép tích
hợp việc giáo dục môi trường vào từng bài cụ thể. Qua theo dõi nhiều năm và ở
nhiều khối lớp tôi thấy việc giảng dạy đó mang lại những hiệu quả đáng kể, học
sinh ln có thói quen liên hệ vấn đề môi trường trong các bài học và trong từng
khu vực, biết đưa ra các vấn đề cần giải quyết để bảo vệ môi trường được tốt hơn,
thấy được nhiệm vụ cấp bách của tồn nhân loại “vì sự sống trên Trái Đất”. Trong
quá trình đánh giá kiến thức về mơi trường tơi đưa ra cho từng nhóm những
chun đề cần thảo luận, điều tra sau đó tổ chức cho các em viết báo cáo. Qua các
hoạt động đó tơi thấy rằng học sinh rất say mê tìm tịi, biết liên hệ thực tế và tự
đưa ra các phương án để giải quyết các vấn đề môi trường.

PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua những kết quả đạt được như đã nêu trên, tôi nhận thấy rằng việc đưa
nội dung giáo dục và bảo vệ mơi trường vào chương trình Địa lí và các mơn
học khác ở bậc THCS cũng như các bậc học khác là một vấn đề hết sức cần
thiết vì giáo dục mơi trường sẽ đem lại cho người học các vấn đề sau:
+ Hiểu biết bản chất của các vấn đề mơi trường, tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng
chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa
môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một
nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,
quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề
về môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm; có tri thức, kĩ
năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách
sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khơn ngoan các nguồn tài ngun
thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phịng ngừa và giải quyết các
vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
Trên thế giới trẻ em chiếm tới gần một nửa dân số do đó các em có vai trị

tích cực trong việc bảo vệ mơi trường. Cũng vì lẽ đó việc giáo dục mơi trường
trong trường học nói chung và mơn Địa lý nói riêng đã trở nên cấp bách hơn
bao giờ hết. Nội dung quan trọng nhất, thiết thực nhất là vấn đề “xanh hoá nhà
trường” và hiểu đầy đủ đó là xanh –sạch -đẹp trong nhà trường phổ thông: vận
20


động các em tham gia xây dựng bảo vệ trường lớp, vườn trường, vườn hoa,
công viên, cảnh quan nơi các em ở; có ý thức bảo vệ và vận động mọi người
cùng bảo vệ mơi trường; đồng thời hình thành ở các em lịng u q hương,
đất nước, u thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên mơi trường và
dần dần ý thức đó trở thành phong cách và nề nếp sống của học sinh.
2. Kiến nghị
- Nhà trường cần tạo điều kiện để tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, có thể
cho tham quan thực tế, vì khi HS thấy được tận mắt thực trạng của môi trường
hiện nay thì tính giáo dục mang lại hiệu quả cao hơn.
- Nhà trường cần đầu tư nhiều hơn tranh ảnh phục vụ cho cơng tác giảng dạy
Địa lí, nhất là những tranh ảnh về mơi trường vẫn cịn q ít.
Sơn Lâm, ngày 28 tháng 02 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA BGH
Người viết
Phạm Thị Kiều Diễm

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục môi trường
Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ giáo dục

2. Kể chuyện về mơi trường thiên nhiên quanh em.
Lê Trọng Thơ
3. Góp phần bảo vệ môi trường.
Bùi Tâm Trung _Vũ Hoan_ Trần Hữu Tâm_1998
4. Mơi trường sống và con người.
Nguyễn Đình Khoa NXB ĐHvà THCN 1987
5. Tình hình giáo dục mơi trường ở Việt Nam
Trung tâm thông tin môi trường _1993
6. Tư liệu dạy học địa lý 6
Phạm Thị Sen _Nguyễn Đình Tám_Lê Trọng Túc_2002
7. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí THCS
Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Việt Hùng – NXB Giáo dục

22


23



×