Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Tài liệu phòng chống suy dinh dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 32 trang )


PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
********
********
Trung t©m Y tÕ dù phßng tØnh Thanh Hãa
Trung t©m Y tÕ dù phßng tØnh Thanh Hãa
Thanh Hãa 2010
Thanh Hãa 2010

I. MỤC TIÊU
1. Trình bày được các nguyên nhân và
hướng dẫn cách phòng bệnh suy
dinh dưỡng cho trẻ em.
2. Mô tả đuợc các triệu chứng lâm sàng
và phân loại suy dinh dưỡng.
3. Trình bày được cách điều trị suy dinh
dưỡng.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

II. NỘI DUNG
1. Đại cương
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể
thiếu protein, năng lượng và các vi
chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ
em dưới 3 tuổi, biểu hiện ở nhiều
mức độ khác nhau. Hiện tại tỷ lệ suy
dinh dưỡng đã giảm nhiều nhưng
vẫn còn cao ở các vùng miền núi.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

- Khi cơ thể thiếu protein dẫn đến giảm


protein trong máu, áp lực keo trong
máu giảm xuống, nước trong lòng
mạch thoát ra ngoài gian bào gây phù.
Trường hợp này gọi là suy dinh dưỡng
thể phù (hay còn gọi là thể
Kwashiorkor).
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

- Khi cơ thể thỉếu năng lượng, không đủ
năng lượng nuôi các cơ quan trong
cơ thể dẫn đến cơ và lớp mỡ dưới da
bị phân huỷ để chuyển hóa thành
Glucoza đi nuôi các cơ quan quan
trọng dẫn đến cơ và lớp mỡ dưới da
bị teo và mất đi. Trường hợp này gọi
là suy dinh dưỡng thể teo đét (hay
còn gọi là suy dinh dưỡng thể
Marasmus).
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

- Khi cơ thể thỉếu năng lượng, không đủ
năng lượng nuôi các cơ quan trong
cơ thể dẫn đến cơ và lớp mỡ dưới da
bị phân huỷ để chuyển hóa thành
Glucoza đi nuôi các cơ quan quan
trọng dẫn đến cơ và lớp mỡ dưới da
bị teo và mất đi. Trường hợp này gọi
là suy dinh dưỡng thể teo đét (hay
còn gọi là suy dinh dưỡng thể
Marasmus).

PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

2. Nguyên nhân
2.1. Do sai lầm về phương pháp nuôi
dưỡng:
Mẹ thiếu kiến thức về chăm sóc và nuôi
dưỡng con:
- Khi mẹ thiếu sữa, cho trẻ ăn bổ sung
sớm hoặc ăn sữa bò pha chế không
hợp lý. Ngoài ra mẹ cai sữa sớm
cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị
suy dinh dưỡng.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

2. Nguyên nhân
2.1. Do sai lầm về phương pháp nuôi
dưỡng:
- Khi trẻ cần ăn thức ăn bổ sung thì cho
ăn không đúng nguyên tắc, không
đúng về thời gian, không đủ về số
lượng cũng như về chất lượng và
không phù hợp với lứa tuổi.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

2. Nguyên nhân
2.3. Các yếu tố nguy cơ gây suy dinh
dưỡng:
- Cân nặng lúc sinh thấp dưới 2500g.
- Trẻ sinh đôi, hoặc dị tật bẩm sinh như
sứt môi, hở hàm ếch.

-
Mẹ thiếu hoặc mất sữa hoặc trẻ mồ
côi.
-
Gia đình đông con, kinh tế khó
khăn.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

3. Triệu chứng lâm sàng và cách phân
loại suy dinh dưỡng
3.1. Các triệu chứng
- Trẻ sụt cân: Đây là dấu hiệu quan
trọng nhất, cân nặng còn lại so với
cân chuẩn nhỏ hơn hay bằng 80%.
- Lớp mỡ dưới da mỏng, đôi khi bệnh
nặng lớp mỡ dưới da mất. Thường
xảy ra ở má, mông, bụng, làm cho
trẻ gày còm, da bọc xương.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

- Trường hợp bệnh nặng trẻ xuất hiện phù,
thường thấy phù ở mu bàn tay, mu bàn
chân, sau đó mới phù lên mặt. Phù trắng,
phù mềm, ấn lõm. Trong trường hợp này
đôi khi xuất hiện mảng sắc tố trên da.
- Trẻ chán ăn, có thể có đi ngoài phân sống,
lỏng. Trẻ mệt mỏi, thờ ơ với ngoại cảnh.
- Ngoài ra có thể biểu hiện thiếu Vitamin A,
thiếu máu, bội nhiễm do sức đề kháng
giảm, hạ đường máu…

PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

3.2. Phân loại
3.2.1. Suy dinh dưỡng nặng
Được chia làm 3 thể:
- Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus):
Cân nặng còn dưới 60%. Trẻ gầy đét, da
bọc xương, mất lướp mỡ dưới da toàn
thân, cơ nhẽo, không phù, rối loạn tiêu
hóa thường xuyên.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

3.2. Phân loại
3.2.1. Suy dinh dưỡng nặng
Được chia làm 3 thể:
- Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor):
Cân nặng còn từ 60-80%. Trẻ phù nhiều,
da khô, trên da có thể xuất hiện các mảng
sắc tố màu nâu, sau bong để lại lớp da
màu đỏ rỉ nước. Các mảng sắc tố này
thường có ở mông, bẹn, đùi. Cơ teo nhẽo,
rối loạn tiêu hóa.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

3.2. Phân loại
3.2.1. Suy dinh dưỡng nặng
Được chia làm 3 thể:
- Suy dinh dưỡng thể kết hợp (vừa teo đét vừa
phù): Cân nặng còn dưới 60%, lớp mỡ
dưới da mỏng, cơ nhẽo teo, phù nhẹ hai

chân, rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

3.2. Phân loại
Chú ý: Tìm dấu hiệu gày mòn rõ rệt, hãy cởi
quần áo trẻ, tìm dấu hiệu gày mòn rõ rệt ở
cơ vai, cánh tay, mông và chân. Quan sát
xương sườn lộ ra rõ ràng, hông của trẻ
nhỏ hơn ngực và bụng. Sau đó
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
Một số hình ảnh gầy mòn rõ rệt

3.2. Phân loại
3.2.2. Suy dinh dưỡng vừa:
Cân nặng của trẻ còn 60-70%. Mỡ dưới da
bụng và mông mất. Trẻ thường có rối
loạn tiêu hóa từng đợt.
3.2.3. Suy dinh dưỡng nhẹ:
Cân nặng của trẻ còn 70-80% so với cân
nặng bình thường. Lớp mỡ dưới da bụng
mỏng. Chưa có rối loạn tiêu hóa.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

4. Điều trị
4.1. Suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình
Hướng dẫn mẹ điều trị tại nhà:
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ cả về số
lượng, chất lượng:

+ Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ đang bú mẹ.
Không nên cai sữa trong thời gian này.
+ Nếu trẻ đã ăn bổ sung. Thức ăn phải ninh
nhừ, loãng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng và
chia nhỏ bữa. Nên dỗ dành cho trẻ ăn.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

4. Điều trị
+ Cho trẻ uống thêm sữa bò, nước quả chín.
- Nếu trẻ tiêu chảy: Không bắt trẻ ăn kiêng,
vẫn tiếp tục ăn với chế độ dinh dưỡng
như trên. Cho trẻ uống Oresol hoặc dung
dịch thay thế khác tùy theo tình trạng
hiện tại của trẻ mà lựa chọn phác đồ cho
phù hợp.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

4. Điều trị
- Cho trẻ uống sắt đề phòng và chống thiếu
máu (Sắt sunfat 200mg):
+ Trẻ nặng từ 4 đến dưới 6 kg: 1/4 viên/lần
/ngày x 14 ngày.
+ Trẻ nặng từ 6 đến dưới 10 kg: 1/3
viên/lần /ngày x 14 ngày.
+ Trẻ nặng từ 10 đến 19 kg: 1/2 viên/lần
/ngày x 14 ngày.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

4. Điều trị
- Cho trẻ uống Vitamin A để phòng bệnh

(nếu 6 tháng trở lại đây trẻ chưa được
uống liều phòng), cho trẻ uống 1 lần với
liều:
+ Trẻ dưới 6 tháng 50.000 đv. (Hai giọt)
+ Trẻ 6 đến 12 tháng 100.000 đv.
+ Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: 200.000 đv.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

4. Điều trị
- Cho trẻ Mebendazol 500 mg/liều duy nhất
cho trẻ trên 2 tuổi nếu 6 tháng gần đây
trẻ chưa uống thuốc tẩy giun.
- Dặn bà mẹ chú ý phát hiện sớm các dấu
hiệu nhiễm khuẩn để đưa con đi khám và
điểu trị kịp thời.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

4. Điều trị
4.2. Suy dinh dưỡng nặng điều trị tại bệnh
viện
Điều trị theo các nguyên tắc sau:
- Bù nước và điện giải.
- Chăm sóc và hướng dẫn chế độ nuôi dưỡng
phù hợp.
- Chống hạ đường huyết và hạ thân nhiệt.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

4. Điều trị
4.2. Suy dinh dưỡng nặng điều trị tại bệnh -
Thuốc hỗ trợ, Vitamin A, viên sắt, Acid

folic. Nếu có nhiễm khuẩn chống nhiễm
khuẩn bằng kháng sinh tuỳ mức độ bệnh.
- Đảm bảo chế độ vệ sinh, phòng bội nhiễm
(da, mắt, miệng).
Ghi nhớ: Suy dinh dưỡng là “miếng đất” tốt
cho các mầm bệnh phát triển.
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

5. Các biện pháp phòng bệnh
5.1. Chăm sóc thai nhi ngay từ trong bụng
mẹ
- Khi mang thai mẹ phải ăn uống đầy đủ
dinh dưỡng, ăn cho 2 người, đảm bảo là
mẹ phải tăng được từ 10 đến 12 kg từ khi
có thai đến khi sinh con
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG

×