Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình – Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.76 KB, 41 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
Lêi më ®Çu
Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu trọng điểm và được đặt lên hàng đấu
của mỗi quốc gia. Nhưng làm thế nào để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh
tế thì đó lại là câu hỏi rất khó giải đáp. Trong thời đại ngày nay để đưa đất
nước tiến lên mỗi quốc gia phải tự nỗ lực, phải cải cách toàn diện và phải phát
triển kinh tế. Song trên thực tế để làm được điều này không phải là dễ, Nhà
nước phải làm gì để điều tiết vĩ mô nền kinh tế giúp nền kinh tế phát triển
toàn diện đúng hướng mà một trong những công cụ không thể thiếu chính là
thuế. Quả vậy, Thuế là một công cụ tài chính quan trọng không chỉ tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước mà còn là công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều tiết
vĩ mô nền kinh tế phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả cao nhằm điều phối thu
nhập và thực hiện công bằng xã hội.
Trong tiến trình đổi mới để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới, việc đưa ra những sắc thuế phù hợp sẽ tạo ra điều kiện thu hút vốn đầu
tư, khuyến khích sản xuất phát triển tạo ra một nền kinh tế phát triển ổn định
cũng như tạo nên vị thế trên trường quốc tế. Luật thuế GTGT đã được Quốc
hội khóa IX thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 ( từ 02/04/1997 đến 10/05/1997 )
và chính thức thi hành từ 01/01/1999 thay thế cho luật thuế doanh thu cũng
không nằm ngoài những mực tiêu trên. Đây chính là bước đi mới đúng hướng
mang tính chiến lược song nó cũng bao hàm những khó khăn thử thách đối
với một đất nước đang phát triển như Việt Nam.
Trên thực tế, việc thi hành luật thuế mới còn vấp phải nhiều vướng
mắc: sự thiếu đồng bộ của hệ thống phát luật, sự quản lý chồng chéo của các
cơ quan chức năng cũng như sự nhận thức của các cơ sở kinh doanh còn chưa
cao.
Đây còn là một vấn đề nan giải mà không thể giải quyết trong một thời
gian ngắn, và là vật cản trên con đường hội nhập của Việt Nam.
Lê Minh Tùng K44/02.01
1
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong quá trình thực
tập tại chi cục thuế Quận Ba Đình cùng với sự giúp đỡ của Giảng viên Ths.
Tôn Thu Hiền cùng với các cán bộ trong Chi cục, em đã mạnh dạn chọn đề
tài “ Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình
– Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục … chuyên đề tốt nghiệp gồm 2
phần chính:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể
trên địa bàn quận Ba Đình thời gian qua.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế
GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn quận Ba Đình.
Lê Minh Tùng K44/02.01
2
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ
THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và kết quả công tác thu thuế của
Quận Ba Đình trong những năm qua
1.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội
Ba Đình là một quận nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội, là một
trong mười quận của Hà Nội, là trung tâm hành chính- chính trị quốc gia, nơi
tập trung nhiều cơ quan lãnh đạo quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Chính Phủ. Có địa giới hành chính như sau: bắc giáp Quận Tây Hồ, nam giáp
Quận Đống Đa, đông giáp Sông Hồng, đông nam giáp Quận Hoàn Kiếm, tây
nam giáp Quận Cầu Giấy. Quận Ba Đình có 14 phường gồm: Cống Vị, Điện
Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh,
Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh
Phúc.Diện tích tự nhiên là 9,244 km², số dân 228.352 người với 100% là
thành thị, mật độ dân số khá đông là 24.703 người/ km². Trong đó số lượng

doanh nghiệp gần 6000, số lượng hộ kinh doanh gần 7000 hộ.
Qua hơn 20 năm đổi mới, bằng những giải pháp cụ thể Quận Ba Đình
đã thúc đẩy kinh tế phát triển, hợp lý hóa cơ cấu kinh tế, ước nộp ngân sách
nhà nước bình quân hàng năm tăng 12,95%. Kết quả thực hiện thu ngân sách
5 năm của Chi cục thuế Quận Ba Đình từ 2005 – 2009 đạt hơn 8 nghìn tỷ
đồng. Cơ cấu kinh tế hiện nay của quận là thương mại - dịch vụ , dịch vụ -
công nghiệp, cụ thể: thương mại đạt 37,85% lao động nộp ngân sách 69,97% ;
du lịch và dịch vụ đạt 17,53% lao động nộp vào ngân sách 11,76% ; công
nghiệp đạt 25,5% lao động nộp vào ngân sách 12,35%.
Cùng với sự phát triển sản xuất, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao xuất
hiện ở một số ngành nghề mới như dầu khí, điện, điện tử… đa số dân cư trong
quận có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống được cải thiện và nâng cao.
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều hoạt động đạt chất lượng cao. Đến
Lê Minh Tùng K44/02.01
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
nay có 53 cơ sở GD-ĐT thuộc quận, 15 đơn vị thuộc sở ngành với 100% đội
ngũ nhân viên đạt chuẩn và vượt chuẩn. Công tác xã hội hóa giáo dục được
thực hiện tốt tư cơ sở với những mô hình trường bán công, dân lập, tư thục.
Có thể nói, quận Ba Đình có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển
sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ… Tuy nhiên bên cạnh đó nảy sinh
rất nhiều khó khăn, phức tạp do dân số đông, địa bàn rộng… Vì vậy nảy sinh
những vướng mắc trong công tác quản lý xã hội và quản lý thu thuế.
Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quận ủy –
hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân quận cùng Cục thuế thành phố Hà Nội đã
có nhiều giải pháp đồng bộ khai thác những tiềm năng thế mạnh, nên Chi cục
thuế Quận Ba Đình ngày càng củng cố và có vị trí vững chắc, đóng góp rất
nhiều trong công tác thu ngân sách và quản lý công tác của toàn thành phố.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả của
thành phố, của các ngành, các cơ quan hữu quan cũng như sự giúp đỡ của

quần chúng nhân dân, cùng sự nỗ lực cố gắng của mình, Chi cục thuế Quận
Ba Đình đã không chỉ hoàn thành mà còn hoàn thành vượt mức kế hoạch
thành phố giao, với số thu năm sau cao hơn năm trước. Trên địa bàn Quận,
mặc dù số hộ tham gia kinh doanh năm 2009 có giảm 416 hộ song số ghi thu
lại giảm không đáng kể từ 4.124.550.000 đồng xuống 3.993.800.000 đồng. Để
thấy rõ hơn chúng ta xem xét số liệu ở bảng sau:
Biểu 01: Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình chia
theo bậc môn bài ( tổng kết theo báo cáo ghi thu thuế môn bài ).
Lê Minh Tùng K44/02.01
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chia bậc Năm 2008 Năm 2009
Số hộ Số thuế Tỷ trọng
(%)
Số hộ Số thuế Tỷ trọng
(%)
Bậc 1 2.584 2.584.000 62,65 2.522 2.522.000 63,15
Bậc 2 716 537.000 13,02 671 503.250 12,60
Bậc 3 830 415.000 10,06 851 425.500 10.65
Bậc 4 1.632 489.600 11,87 1.509 452.700 11,34
Bậc 5 685 68.500 1,66 720 72.000 1,80
Bậc 6 609 30.450 0,74 367 18.350 0,46
Tổng
cộng
7.056 4.124.550 100 6.640 3.993.800 100
Trước đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Quận Ba Đình
cũng như nhiệm vụ thu chi của Chi cục, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình thì Chi cục cần cố gắng phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có của
mình để đóng góp vào công cuộc xây dựng kinh tế trên địa bàn Quận nói

riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận Ba Đình
Tháng 10/1990, Chi cục thuế Quận Ba Đình được thành lập theo quyết
định số 315/ QĐ- TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Là một chi cục đóng trên địa bàn thủ đô, chi cục thuế Quận Ba Đình
nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành
thuế và cơ quan chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Là cơ sở
trực tiếp tổ chức thu thuế dựa vào kế hoạch được giao, quyết toán thuế và
đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp được giao, giải quyết các đơn
theo khiếu nại theo thẩm quyền.
Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Quận Ba Đình gồm 162 công chức
(tính đến ngày 31/12/2009 ). Cơ cấu tổ chức được sắp xếp như sau:
- Ban lãnh đạo gồm 4 người trong đó:
Lê Minh Tùng K44/02.01
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
+ Một chi cục trưởng : điều hành toàn bộ các công tác của Chi cục: ký
các văn bản liên quan đến việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của
Chi cục.
+ Ba Chi cục phó : chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đội được phân công
theo các nội dung được thống nhất trong ban lãnh đạo Chi cục; Chịu
trách nhiệm trước Chi cục trưởng về công tác được giải quyết.
- Các đội thuế bao gồm:
+ Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ( 3 người )
+ Đội kê khai- kế toán thuế và tin học ( 28 người )
+ Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (8 người )
+ Đội kiểm tra thuế:
• Đội kiểm tra thuế 1 ( 20 người )
• Đội kiểm tra thuế 2 ( 13 người )
• Đội kiểm tra thuế 3 ( 9 người )

+ Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân ( 3 người )
+ Đội nghiệp vụ - dự toán ( 5 người )
+ Đội kiểm tra nội bộ ( 6 người )
+ Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác ( 7 người )
+ Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ ( 18 người )
+ Đội thuế liên phường
• Đội thuế liên phường Trung Trực - Long Biên – Phúc Xá
( 7 người )
Lê Minh Tùng K44/02.01
6
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
• Đội thuế liên phường Kim Mã – Điện Biên (5 người )
• Đội thuế liên phường Cống Vị - Liễu Giai – Vĩnh Phúc
(7 người )
• Đội thuế liên phường Đội Cấn – Ngọc Hà ( 4 người )
• Đội thuế liên phường Thành Công – Giảng Võ ( 9 người )
• Đội thuế liên phường Quán Thánh – Trúc Bạch ( 6 người)
Đây là cách bố trí tương đối phù hợp với Thông tư số 26 TC/TCT và
146/99/TCT về hướng dẫn tổ chức bộ máy quản lý ở các chi cục thuế do Bộ
tài chính ban hành.
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế thuộc Chi cục
1. Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục
thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ
người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế Quận Ba Đình quản lý.
2. Đội kê khai – kế toán thuế và tin học: giúp Chi cục trưởng Chi cục
thuế thực hiện công tác đăng kí thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế,
thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết
bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin
học phục vụ công tác quản lý thuế.
3. Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục

thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt
đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của chi cục thuế Quận ba Đình.
4. Đội kiểm tra thuế: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp
thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi
cục thuế.
Lê Minh Tùng K44/02.01
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
5. Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế
quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải
nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi Chi cục thuế Quận Ba Đình quản lý.
6. Đội nghiệp vụ dự toán: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn
về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức
thuế trong Chi cục thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN
được giao của Chi cục thuế Quận Ba Đình.
7. Đội kiểm tra nội bộ: giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện
công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế,
công chức thuế; giải quyết khiếu nại ( bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử
lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế,
công chức thuế ), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự
liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục
trưởng Chi cục thuế.
8. Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: giúp chi cục trưởng chi
cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp
quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuế đất, phí, lệ phí
và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản
lý.
9. Đội hành chính- nhân sự- tài vụ- ấn chỉ: giúp chi cục trưởng chi cục
thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân

sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản

10. Đội thuế liên phường: giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thu
thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn phường được phân công ( bao
gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng
đất nông nghiệp, thuế tài nguyên…
Lê Minh Tùng K44/02.01
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
1.1.4 Khái quát về tình hình thực hiện công tác thu thuế trên địa bàn
Quận Ba Đình trong thời gian vừa qua
Nằm trên một địa bàn rộng, các thành phần kinh tế phát triển năng động
cộng với số dân đông lại có những cơ sở kinh doanh đa dạng về ngành nghề,
nên trong những năm qua chi cục thuế Quận Ba Đình không những đã hoàn
thành mà còn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao với số thu năm sau
cao hơn năm trước. Để đánh giá tổng quan về những thành tích và những tồn
tại trong việc thực hiện nhiệm vụ của toàn chi cục nói chung cũng như bộ
phận thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng, ta xem xét tình
hình quản lý và kết quả thu của những năm qua một cách cụ thể dưới đây.
Năm 2009, Chi cục thuế Quận Ba Đình được giao nhiệm vụ thu thuế là
1.859 tỷ đồng, dự toán phấn đấu 1.943 tỷ đồng. Và kết quả đạt được như sau:
Tổng thu thuế ước đạt 3.015 tỷ đồng, đạt 162.16% so với dự toán pháp
lệnh, bằng 156,06% so với dự toán phấn đấu. Cụ thể:
a. Số thu thuế nhà đất ước đạt 8.700 triệu đồng, đạt 181,25% dự toán pháp
lệnh, so với cùng kì đạt 158,61%.
b. Số thu từ tiền thuê đất ước đạt 67.050 triệu đồng, đạt 106,18% dự toán
pháp lệnh, so với cùng kì đạt 106,29%.
c. Số thu từ phí và lệ phí ước đạt 13.250 triệu đồng, đạt 189,29% dự toán
pháp lệnh, so với cùng kì đạt 99,49%.
d. Số thu từ lệ phí trước bạ ước đạt 318.000 triệu đồng, đạt 151,62% dự

toán pháp lệnh, so với cùng kì đạt 76,78%
e. Số thu từ thuế ngoài quốc doanh ước đạt 378.500 triệu đồng, đạt
113,23% dự toán pháp lệnh, so với cùng kì đạt 103,69%
f. Số thu từ tiền sử dụng đất ước đạt 2.003.500 triệu đồng, đạt 173,01%
dự toán pháp lệnh.
g. Số thu thuế chuyển quyền sử dụng đất ước đạt 20.802 triệu đồng.
h. Số thu từ thuế thu nhập cá nhân ước đạt 204.450 triệu đồng
Lê Minh Tùng K44/02.01
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
Để thấy rõ hơn tỷ lệ thu vượt mức của các loại thuế trên, ta so sanh số thu
qua 3 năm 2007, 2008, 2009 qua bảng sau:
Biểu 02: Số thu cụ thể phần chi cục đảm nhiệm thu trong 3 năm (2007,
2008, 2009 ) :
Đơn vị tính: triệu đồng
Lê Minh Tùng K44/02.01
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
STT Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Kế
hoạch
Thực
hiện
Thực hiện so với
Kế hoạch
Thực
hiện
Thực hiện so với
Kế hoạch

Thực
hiện
Thực hiện so với
Kế
hoạch
Cùng
kỳ(%)
Kế
hoạch
Cùng
kỳ(%)
Kế
hoạch
Cùng
kỳ(%)
1 Ngoài quốc
doanh
148.000 321.048 216,92 203,12 266.000 365.030 137,23 113,70 334.500 378.500 113,23 103,69
2 Thuế nhà đất 8.000 10.457 130,71 108,76 3.200 5.485 171,41 52,45 4.800 8.700 181,25 158,61
3 Thuê đất 41.000 68.541 167,17 99,06 52.000 63.082 121,31 92,04 63.500 67.050 106,18 106,29
4 Phí, lệ phí 18.000 26.857 149,21 171,28 12.000 13.318 110,98 49,59 7.000 13.250 189,29 99,49
5 Trước bạ 150.000 301.260 200,84 156,95 257.000 414.170 161,16 137,48 210.000 318.000 151,62 76,78
6 Sử dụng đất 567.000 1.364.91
0
240,72 158,87 636.000 962.921 151,40 70,55 1.158.00
0
2.003.500 173,01 208,06
7 Chuyển
quyền sử
dụng đất

16.000 31.377 196,11 112,48 12.000 13.893 115,78 44,28 16.500 20.802 126,07 149,73
8 Thuế TNCN 28.000 68.000 242,86 118,92 82.000 136.541 166,51 200,80 148.700 204.450 137,49 149,74
Tổng 976.000 2.192.450 224,64 187,97 1.320.200 1.974.44
1
149,56 90,06 1.943.00
0
3.015.252 155,19 152,71
Tổng hợp
Lê Minh Tùng K44/02.01
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
Theo bảng trên ta thấy: Chi cục thuế Quận Ba Đình năm nào cũng hoàn
thành vượt mức so với kế hoạch đã đặt ra, số thu của năm sau bao giờ cũng
tăng cao hơn so với cùng kì năm trước cụ thể: gần đây nhất là trong năm 2009
kế hoạc của chi cục đặt ra là thu 1.943 tỷ đồng trong khi đó thực hiện thu
được là hơn 3.015 tỷ đồng, số tuyệt đối tăng là hơn 1.072 tỷ đồng, số tương
đối tăng là 155,19% so với kế hoạch và 152,71% so với cùng kì như thế là
tăng 55% so với kế hoạch và 52% so vơi cùng kì. Số thu đối với khu vực
ngoài quốc doanh trong năm 2009 đạt 113,23% so với kế hoạch, so với cùng
kì tăng 103,69%. Như vậy có thể nói cùng với sự gia tăng phát triển của khu
vực ngoài quốc doanh thì công tác quản lý thu thuế của Chi cục trên địa bàn
cũng bám sát kịp thời để tổ chức quản lý thu thuế nhằm tăng thu cho NSNN
và hạn chế thất thu.
Muốn đạt được kết quả trên đòi hỏi lãnh đạo Quận phải tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo công tác thu thuế rất chặt chẽ, sát sao, các phường, các ngành
phải tích cực hỗ trợ và toàn thể cán bộ công nhân viên chi cục thuế Quận phải
quyết tâm phấn đấu cao độ mới hoàn thành nhiệm vụ.
Từ biểu trên ta có thể thấy số thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là số thu từ
tiền sử dụng đất là 2.003.500 ( 66% tổng số thu ) sau đấy là số thu khu vực
ngoài quốc doanh là 378.500 ( 12% tổng số thu ).

Kế hoạch thu thuế GTGT trong năm 2009 là 190.500 triệu đồng thực
thu là 205.815 triệu đồng đạt 108% so với kế hoạch và chiếm 54,38% tổng số
thu từ khu vực ngoài quốc doanh, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Kết thúc năm 2009 Chi cục đã thu được 3.015 tỷ đồng tiền thuế các loại
đạt 162,16% so với dự toán pháp lệnh, bằng 156,06% so với dự toán phấn
đấu. Đây là một thành tích lớn nhất và xuất sắc nhất trong công tác thu năm
2009.
Lê Minh Tùng K44/02.01
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
*Nguyên nhân hoàn thành kế hoạch:
Do sản xuất phát triển, các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, thương mại
dịch vụ… đều có tăng trưởng kinh tế nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác thu ngân sách.
Có được kết quả đó là do nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường
xuyên, trực tiếp của Cục thuế thành phố Hà Nội; Quận ủy, HĐND, và UBND
quận Ba Đình; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ngành, các cấp trong
công tác thu ngân sách, nhờ vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn duy
trì được, ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế (NNT) ngày càng
được nâng cao.
Chi cục thuế đã phấn đấu liên tục và quyết liệt trong suốt năm 2009, áp
dụng đồng bộ nhiều biện pháp quản lý thu thuế hiệu quả để khai thác thêm
nguồn thu và chống thất thu thuế.
Ngay trong tháng 12 năm 2008, Chi cục đã giao dự toán thu cho các
đội thuế. Đặt ra mục tiêu hang tháng, quý và có biện pháp quản lý thu cụ thể,
sát thực đối với từng khoản thu của từng đội thuế đối với từng địa bàn thu.
Mặc dù vậy, vẫn tồn tại không ít những khó khăn trong công tác quản
lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, quản lý số hộ
nộp thuế, xác định và điều chỉnh doanh số cho các đối tượng nộp thuế theo
phương pháp ấn định, quản lý doanh số của các hộ nộp thuế theo phương

pháp kê khai. Bên cạnh đó tình trạng nợ đọng, trốn lậu thuế vẫn tồn tại đòi hỏi
phải có những biện pháp chặt chẽ hơn nữa để khắc phục tình trạng này, đồng
thời phấn đấu đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công tác thu thuế thời gian tới.
Lê Minh Tùng K44/02.01
13
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
1.2. Tình hình quản lý thuế GTGT đối với hộ cá thể trên địa bàn Quận
Ba Đình
1.2.1. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế
Trong quy trình thu thuế, việc xác định đối tượng nộp thuế luôn là khâu
quan trọng, có tính tiền đề trong quản lý. Do đó vấn đề quản lý mỗi loại đối
tượng nộp thuế nên có những quy định cụ thể phù hợp với thực trạng công tác
quản lý.
Theo luật thuế GTGT thì tất cả các cơ sở kinh doanh đều phải kê khai
đăng kí thuế. Công tác này không chỉ để thực hiện quy trình thu nộp vào ngân
sách mà còn thực thi kiểm tra, kiểm soát quá trình vận động của nền kinh tế.
Qua đó, Nhà nước và cơ quan thuế có thể nắm bắt được số hộ sản xuất kinh
doanh, phân loại và có những chính sách quản lý phù hợp.
Đối với việc quản lý đối tượng nộp thuế thuế GTGT đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Ba Đình chúng ta có thể xem xét
biểu sau:
Biểu 03: Công tác quản lý ĐTNT của hộ cá thể
Ngành nghề Số đăng kí
kinh doanh
Số thực tế
kinh doanh
So sánh
Số tuyệt đối Số tương đối
(%)
Hộ khấu trừ 25 20 -5 80

Hộ kê khai 1986 2061 75 103,78
Hộ khoán 4530 4559 29 100,64
Tổng cộng 6541 6640 99 101,51
Từ biểu trên ta thấy trong năm 2009, việc quản lý số hộ kinh doanh của
Chi cục thuế quận Ba Đình là tương đối tốt, Chi cục được giao cho quản lý số
hộ sản xuất kinh doanh là 6640 hộ.Trong đó, số hộ sản xuất kinh doanh theo
phương pháp khoán là chủ yếu (4559 hộ).
Lê Minh Tùng K44/02.01
14
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
Tuy công tác quản lý ĐTNT với tính đặc thù của khu vực ngoài quốc
doanh là rất khó khăn song với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn chi
cục đã phát hiện và đưa vào quản lý trên 100 hộ có doanh thu. Đây là một nỗ
lực rất lớn của Chi cục trong công tác này.
Để có được những thành tích trên là nhờ sự chỉ đạo tài tình, ý thức
trách nhiệm cao của lãnh đạo chi cục, những người đã thường xuyên quan
tâm, kiểm tra, kiểm soát tới tận địa bàn, từng cơ sở, phát hiện xử lý kịp thời
các trường hợp nghi vấn, bên cạnh đó còn áp dụng những hình thức cố vấn,
khen thưởng, từng bước đưa khu vực ngoài quốc doanh vào hoạt động có nề
nếp.
Trong công tác quản lý ĐTNT chi cục rất chú trọng đến quản lý các hộ
nghỉ, bởi trên thực tế việc kiểm tra, giám sát thường xuyên là việc làm hết sức
mất thời gian mà đạt hiệu quả lại không cao, mặt khác có rất nhiều hộ kinh
doanh có đơn xin nghỉ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh với mục đích
trốn thuế. Để làm tốt công tác này chi cục đã cử đội kiểm tra ngoài việc đi
thực tế còn tiến hành phân loại các trường hợp đơn xin nghỉ để xác minh nghi
vấn sau đó mới chuyển cho bộ phận nghiệp vụ lập kế hoạch và duyệt hộ đưa
vào quản lý tháng sau đồng thời ra quyết định miễn giảm.
Năm 2009 chi cục thuế Quận Ba Đình đã tiến hành kiểm tra quản lý hộ
mới sản xuất kinh doanh được 1472 hộ. Số thuế thu được là 1.642.500.000

đồng. Kiểm tra hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh được
215 hộ, đã truy thu thuế và phạt được 124 triệu . Đồng thời thực hiện ý kiến
chỉ đạo của liên ngành quận, hàng tháng chi cục thuế cung cấp danh sách các
hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh cho đội quản lý thị trường quận thay mặt liên
ngành kiểm tra, đến cuối tháng đội quản lý thị trường quận có thông báo
(bằng văn bản ) về kết quả kiểm tra trong tháng để chi cục phối hợp xử lý trốn
lậu thuế.
Tuy nhiên với lực lượng mỏng nên việc thực hiện quản lý gặp rất nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó nhận thức của các hộ kinh doanh lại chưa cao, chưa
Lê Minh Tùng K44/02.01
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
thấy được ý nghĩa mục đích của việc cấp mã số thuế, do đó có những trường
hợp không trả lại mã số thuế cho cơ quan thuế sau khi ngừng hoạt động, thiếu
ý thức tự giác và hợp tác trong quy trình thu hồi mã số thuế.
*Nguyên nhân khách quan:
Số lượng các cơ sở chi cục quản lý là rất nhiều trong khi đó lực lượng
cán bộ lại quá mỏng nên việc bám sát địa bàn rất khó khăn.
Các cơ sở kinh doanh khi chuyển đổi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
không tiến hành kê khai đăng kí lại nên thực tế hộ kinh doanh cao hơn đăng
kí, trong khi số hộ nghỉ lại quá nhiều. Những hộ kinh doanh với quy mô nhỏ
lại chuyển lĩnh vực hoạt động rất nhanh nên rất khó quản lý nếu cơ quan thuế
phát hiện họ mới chịu ra kê khai đăng kí thuế.
Tính tự giác của các hộ sản xuất kinh doanh còn rất kém, do động đến
lợi ích kinh tế của họ nên họ không nhận thức được tầm quan trọng của công
tác quản lý thuế dẫn đến hiện tượng trốn lậu thuế, không kê khai đăng ký
thuế. Mặt khác công tác tuyên truyền luật thuế mới chỉ diễn ra một cách đơn
lẻ không có họp báo, gặp gỡ trao đổi với nhân dân, đại biểu nhân dân nên
nhận thức của người dân còn hạn chế, hiểu biết sơ qua lại có cái nhìn không
mấy thiện cảm đối với ngành thuế và cán bộ thuế, do vậy đôi khi không chịu

hợp tác với cán bộ thuế, che giấu những đối tượng sản xuất kinh doanh không
lành mạnh.
*Nguyên nhân chủ quan :
Trong quá trình quản lý hộ kinh doanh các cán bộ thuế mặc dù đã phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể nhưng hành
động thiếu đồng bộ nên việc bỏ sót các đối tượng nộp thuế là một điều khó
tránh.
Các cán bộ thuế muốn làm nhanh công tác thu, cố gắng hoàn thành thu
sớm nên việc tính thuế, thu thuế nhanh, không kiểm tra kĩ, hơn nữa do công
Lê Minh Tùng K44/02.01
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
việc quản lý nhiều nên khó bao quát, tạo ra sơ hở cho những đối tượng xấu lợi
dụng sản xuất kinh doanh trốn thuế gây thất thu cho ngân sách.
Công tác xét nghỉ kinh doanh còn chưa được tiến hành đồng bộ, chặt
chẽ nên một số đối tượng mặc dù xin nghỉ song vẫn lén lút kinh doanh.
Trước thực trạng quản lý số lượng của các hộ kinh doanh chúng ta phần
nào có thể thấy được tình hình quản lý ĐTNT chung của chi cục thuế Quận
Ba Đình. Để hiểu thêm về công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh
tế ngoài quốc doanh trên địa bàn quận ta cùng xem xét thực trạng quản lý căn
cứ tính thuế của quận trong vài năm gần đây.
1.2.2. Tình hình quản lý căn cứ tính thuế
Bên cạnh việc quản lý tốt đối tượng nộp thuế, việc quản lý căn cứ tính
thuế nhất là quản lý doanh thu, mức thuế đối với khu vực ngoài quốc doanh
cũng được xem là điểm then chốt bởi nếu không xác định được doanh số tính
thuế, không xây dựng được mức thuế suất hợp lý sẽ làm chênh lệch giữa số
thuế phải thu với số thuế phải nộp, làm chệch hướng quản lý của chính phủ và
cơ quan thuế. Do vậy công tác quản lý doanh thu tính thuế có một ý nghĩa
không nhỏ trong công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực này nói riêng
và toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung.

Chi cục quản lý 6640 hộ sản xuất kinh doanh, đây là một con số lớn,
trong đó có các hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khai, khoán doanh
thu. Nhưng phần lớn các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai và khoán là
chủ yếu còn theo phương pháp khấu trừ là rất ít (20 hộ). Vì vậy công tác quản
lý đòi hỏi phải quản lý giá tính thuế, các hóa đơn chứng từ, sổ sách liên quan
tới doanh thu tính thuế.
1.2.2.1 Quản lý căn cứ tính thuế đối với các hộ nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ
Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đơn vị sản xuất
kinh doanh đã thực hiện việc mua bán hàng hóa dịch vụ có hóa đơn chứng từ,
Lê Minh Tùng K44/02.01
17
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
ghi chép sổ sách kế toán. Việc quan trọng trong công tác quản lý căn cứ tính
thuế là giá tính thuế ghi trên hóa đơn thuế GTGT. Trong thực tế có rất nhiều
trường hợp các đơn vị kinh doanh cấu kết với nhau để kê khai giá tính thuế
GTGT đầu vào tăng lên làm tăng chi phí đầu vào hoặc ghi giảm so với thực tế
để giảm doanh thu tính thuế. Như vậy có thể nói quản lý chặt chẽ hóa đơn
chứng từ là điều hết sức quan trọng, do đó các cán bộ thuế ngoài chuyên môn
vững chắc còn phải nắm bắt được tình hình thực tế cũng như về kiến thức
thực tế.
Năm 2009 Chi cục quản lý 20 ĐTNT theo phương pháp khấu trừ với số
thuế là 85.167.500 đồng. Do đối tượng quản lý ít nên việc quản lý căn cứ tính
thuế đối với đối tượng này là tương đối tốt. Việc quản lý tờ khai, các hộ đã kê
khai đầy đủ đúng mẫu tờ khai Thuế GTGT và việc kê khai là hoàn toàn chính
xác, không có sự vi phạm về việc sử dụng hóa đơn chứng từ cũng như việc
ghi chép sổ sách kế toán.
Về cơ bản công tác quản lý căn cứ tính thuế đối với các hộ khấu trừ là
tương đối thuận lợi, có được những kết quả trên là do những nguyên nhân chủ
yếu như:

* Nguyên nhân khách quan:
Số ĐTNT theo phương pháp khấu trừ ít nên dễ dàng cho việc quản lý,
kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh.
Các ĐTNT theo phương pháp khấu trừ có những thuận lợi nhất định
trong quản lý chứng từ, sổ sách hóa đơn nên việc quản lý căn cứ tính thuế
được thuân tiện, chính xác hơn.
*Nguyên nhân chủ quan:
Các cán bộ thuế tại chi cục đều đã được tập huấn về thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ. Với các trường hợp sai phạm các cán bộ đã kịp thời
phát hiện và xử lý nên công tác quản lý thu rất thuận tiện.
Việc quản lý căn cứ tính thuế đối với các hộ nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ là tương đối ổn định. Nếu làm tốt công tác này thì ngày càng có
Lê Minh Tùng K44/02.01
18
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
nhiều ĐTNT nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, từ đó sẽ đem lại nguồn thu
ngân sách đồng thời đảm bảo thực hiện quản lý tốt chứng từ hóa đơn sổ sách.
1.2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế đối với các hộ nộp thuế theo phương
pháp kê khai
Với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai hiện nay là 2061 hộ,
việc quản lý doanh số cũng là một vấn đề nan giải; do các đối tượng nộp thuế
luôn tìm cách để kê khai giảm doanh thu tính thuế. Nên chăng các cán bộ thuế
cũng như ngành thuế phải có thái độ quản lý chặt chẽ và nghiêm khắc hơn
nữa đảm bảo số doanh thu tính thuế đúng, đủ, chính xác phản ánh tình hình
thực tế của các cơ sở kinh doanh. Nếu thực hiện tốt công tác trên sẽ góp phần
tạo ra công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và công bằng xã hội.
Trong năm 2009 chi cục đã tiến hành kiểm tra khảo sát thực tế của các
hộ kinh doanh như các nhà hàng, karaoke, tiến hành lập biên bản để ấn định
lại mức doanh thu thực tế chống thất thu cho ngân sách.
Trên thực tế việc ghi chép sổ sách kế toán chưa dầy đủ, sử dụng hóa

đơn chứng từ chưa đảm bảo quy định. Mặt khác tính tự giác của các hộ kinh
doanh chưa cao, lợi dụng quá trình quản lý thuế tự kê khai, tự tính thuế không
đúng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các nhà hàng,
karaoke, khách sạn…
Qua quá trình điều tra, xác minh chi cục đã tiến hành lập biên bản một
số đối tượng có hành vi trốn lậu thuế như: khai báo sai hóa đơn chứng từ, cố
tình vi phạm chế độ sổ sách kế toán… Tất cả những trường hợp trên đều bị
truy thu thuế và được áp dụng những mức phạt thỏa đáng. Điển hình như:
Lê Minh Tùng K44/02.01
19
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
Biểu 04: Quản lý doanh thu tính thuế một số trường hợp điển hình nộp thuế
theo phương pháp kê khai.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tên Ngành nghề
Doanh thu
kê khai
Doanh thu
điều tra
Doanh thu
tính thuế
Lê Viết Linh Dịch vụ 12.452 17.459 17.459
Trần Đăng Khoa Thương nghiệp 18.490 25.815 25.815
Phạm Thu Thủy Khách sạn 14.526 19.465 19.465
Đinh Văn Giàu Ăn uống 8.412 10.652 10.652
Bảng số liệu trên cho ta thấy doanh thu thực tế cao hơn nhiều so với
doanh thu kê khai. Đây mới chỉ là những trường hợp điển hình. Còn có những
hành vi trốn thuế khác rất khó nhận biết với thủ đoạn ngày càng tinh vi, bất
chấp thủ đoạn vì mục tiêu lợi nhuận. Trong tình hình hiện nay đòi hỏi các cán
bộ thuế phải có năng lực và cố gắng hơn nữa mới có thể phát hiện và xử lý

nghiêm khắc.
1.2.2.3 Quản lý căn cứ tính thuế đối với các hộ nộp thuế theo phương
pháp ấn định.
Đối với các đối tượng nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu
hay chưa thực hiện hoặc không tổng hợp được đầy đủ hóa đơn mua bán hàng
hóa dịch vụ thì công tác xác định doanh thu đóng vai trò quan trọng không
kém. Việc xác định doanh thu chủ yếu dựa vào thỏa thuận giữa chi cục với
các hộ kinh doanh để xem xét mức ấn định từ đó làm căn cứ tính thuế.
Đối với hộ ấn định doanh thu số thuế GTGT nộp được xác định :
Thuế GTGT
phải nộp
=
Doanh thu
ấn định
x
Tỷ lệ % giá trị gia tăng
tính trên doanh thu
x
Thuế suất
thuế GTGT
Trong đó: Doanh thu ấn định được xác định nhờ có sự tham gia của hội
đồng tư vấn thuế bằng cách khảo sát thực tế tình trạng hoạt động của các hộ
Lê Minh Tùng K44/02.01
20
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
từ đó đưa ra mức thuế thu ổn định từ 6 tháng đến 1 năm và được công bố một
cách công khai minh bạch.
Tỷ lệ GTGT được quy định tùy thuộc từng ngành nghề ( tham khảo tại
Quyết định 16333/CT-QĐ về việc ban hành biểu tỷ lệ giá trị gia tăng tính trên
doanh thu)

Trích:
STT Ngành nghề
Tỷ lệ
GTGT/DT
Quận Huyện
V Dịch vụ ăn uống 33 23
VI Dịch vụ lưu trú và dịch vụ khác
1 Dịch vụ lưu trú
a Cho thuê nhà làm văn phòng, cửa hàng; cho người nước
ngoài thuê nhà; cho các đối tượng khác thuê nhà để ở; cho
thuê máy móc, thiết bị.
38 33
b Cho học sinh, sinh viên, công nhân khu lao động thuê
nhà; kinh doanh nhà trọ.
30 25
c Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. 38 33
2 Dịch vụ cầm đồ 38 38
3 Dịch vụ khác 33 28
Xuất phát từ công thức trên, công việc đặt ra cho cán bộ thuế là phải
nắm bắt mức độ chuyển biến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối
tượng nộp thuế trong một thời gian nhất định, từ đó có mức điều chỉnh doanh
thu một cách hợp lý, giải quyết hài hòa lợi ích giữa những người nộp thuế,
đồng thời tránh thất thu cho ngân sách nhà nước. Thực tế hiện nay chi cục
đang áp dụng hai phương pháp kiểm tra: kiểm tra theo ngành nghề và kiểm tra
toàn diện kết hợp ra soát các đối tượng kinh doanh trong kỳ để lập danh sách,
kiểm soát doanh thu đối với đối tượng này.
Kết thúc năm 2009 chi cục thuế quận Ba Đình đã thực hiện kiểm tra rà
soát mức doanh thu ấn định và đã tiến hành điều chỉnh cho hơn 1000 hộ, số
thuế tăng 85.546.000đồng. Tuy còn nhiều vấn đề vướng mắc song chi cục đã
Lê Minh Tùng K44/02.01

21
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
có nhiều biện pháp để tìm hiểu sự biến động của các hộ ấn định và xác định
doanh số dự kiến. Vì vậy công tác thu cũng đạt được những kết quả khả
quan.Chi cục rất coi trọng công tác nghiên cứu nắm bắt tình hình thực tiễn, từ
đó đưa ra những điều chỉnh thực tế làm tăng thêm cho nguồn thu ngân sách,
đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các hộ kinh doanh trong
quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa
mức doanh thu và mức ấn định là khá phổ biến, nên việc điều chỉnh doanh số
một cách thường xuyên, kịp thời góp phần quan trọng vào việc tăng cường
công tác quản lý thu thuế đối với kinh tế ngoài quốc doanh.
Xét một cách tổng quát công tác xác định mức doanh thu tính thuế ổn
định cho chi cục được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả và sát với thực tế. Tuy
nhiên do chạy theo lợi nhuận nên số liệu kê khai của các hộ còn chưa trung
thực, tình trạng sử dụng hóa đơn tùy tiện, lại hoạt động trên một địa bàn rộng,
phức tạp nên khó tránh khỏi thất thu về doanh số bán hàng.
Một lý do khách quan khác gây ra việc điều chỉnh doanh số và mức
thuế là công tác giao chỉ tiêu kế hoạch thu của thành phố, của quận chưa phù
hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn cũng như tới các ngành nghề.Bởi thực
chất phần lớn các hộ kinh doanh nộp thuế theo doanh số ổn định có quy mô
nhỏ, mặt hàng kinh doanh lại đa dạng và phải chịu nhiều loại thuế khác nhau.
Trong khi doanh số ổn định lại dựa vào tổng doanh thu thực nên gây ra tính
trùng, mất công bằng của các đối tượng nộp thuế.
Doanh thu tính thuế GTGT không hẳn là phần doanh thu thu được từ
bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT. Đây cũng là một điểm cần lưu ý
không chỉ riêng đối với chi cục thuế của quận mà còn phổ biến chung cho cả
nền kinh tế.
Bên cạnh đó do có những sơ hở trong công tác quản lý nên các hộ kinh
doanh ngày càng có những thủ đoạn tinh vi trốn thuế bất hợp pháp, những cán
bộ thiếu tinh thần trách nhiệm hay cố tình cấu kết với đối tượng nộp thuế thu

Lê Minh Tùng K44/02.01
22
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
lợi riêng gây thất thu lớn cho ngân sách và tạo nên thái độ không tốt đối với
các hộ kinh doanh hợp pháp.
Qua phân tích đánh giá ngoài những ưu điểm, lợi thế đã đạt được vẫn
còn những tồn tại đòi hỏi các cấp lãnh đạo ngành thuế và các ban ngành liên
quan sớm tìm ra giải pháp khắc phục, đưa quản lý thuế GTGT đối với khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh đi vào nề nếp và có hiệu quả.
1.2.3. Tình hình quản lý công tác thu nộp thuế
Công tác thu nộp thuế là công đoạn cuối cùng của chu trình tính thuế.
Vấn đề quản lý khâu nộp thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được
thực hiện tốt hay không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả động viên vào
ngân sách và phản ánh xu hướng của nền kinh tế.
Theo luật định, hạn nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế chậm
nhất vào ngày 20. Sau đó cán bộ quản lý xem xét kiểm tra tờ khai, nếu đúng
sẽ kí xác nhận vào tờ khai và chuyển cho bộ phận nghiệp vụ của chi cục để
tính toán số thuế phải nộp. Sau khi tính toán số thuế phải nộp, bộ phận nghiệp
vụ trình lãnh đạo chi cục rồi ra thông báo cho cơ sở phải nộp số tiền thuế phải
nộp vào kho bạc theo một thời hạn nhất định
Công tác tổ chức quản lý thu nộp thuế tại chi cục trong thời gian qua:
Biểu 05: Tình hình quản lý thu nộp thuế GTGT đối với hộ cá thể trên
địa bàn quận Ba Đình thời gian qua:
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Số thuế nộp vào kho
bạc
Số thuế ghi thu So sánh
Tuyệt đối Tương đối
Lê Minh Tùng K44/02.01
23

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
(%)
Năm 2008 173.624 184.353 - 10.729 94,18
Năm 2009 198.600 204.216 - 5.616 97,25
Qua số liệu trên ta thấy số thuế đã nộp so với số thuế ghi thu trong năm
2008 đạt tỷ lệ 94,18%, sang năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 97,25%. Đây là một
biểu hiện đáng mừng, số thuế ghi thu và số thuế đã nộp vào kho bạc đều tăng.
Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy số thuế nợ đọng tạm thời chưa thu
được cũng giảm dần cả về số tuyệt đối và số tương đối . Số thuế nợ đọng
trong năm 2008 chiếm 5,82 % tương ứng với số tuyệt đối là 10.729 triệu
đồng, đến năm 2009 số thuế nợ đọng chiếm 2,75 % tương ứng với số tuyệt
đối là 5.616 triệu đồng. Như vậy qua các năm số thuế thu được ngày càng
nhiều, tốc độ thu năm 2009 lớn hơn năm 2008 là 24.976 triệu đồng. Điều đó
chứng tỏ cán bộ thuế đã làm tốt cong tác đôn đốc thu nộp thuế và chứng tỏ
hoạt động kinh doanh của các hộ ngày càng hiệu quả. Mặt khác cán bộ thuế
đã bám sát địa bàn nhiều hơn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các đối
tượng kinh doanh, qua đó đã thu hút được nhiều hộ sản xuất kinh doanh trên
địa bàn nằm ngoài sổ bộ và từ đó đề ra biện pháp để quản lý thu từ các đối
tượng này được tốt hơn. Cụ thể đây là kết quả của việc phối hợp giữa các bộ
phận tính thuế, thông báo thuế, đôn đốc thu nộp, đưa cán bộ thuế sang trực
tiếp viết giấy nộp tiền tại kho bạc. Đồng thời chi cục đã phối hợp với UBND
các phường , ban quản lý các chợ… đẩy nhanh tốc độ thu nộp nhằm hạn chế
tiêu cực, tránh nợ đọng nhiều. Việc quản lý thu thuế tốt sẽ làm giảm được số
nợ đọng, chính vì vậy nợ đọng thuế nhiều hay ít là biểu hiện của công tác
quản lý thu nộp tốt hay không.
Đạt được kết quả trên thể hiện sự cố gắng của lãnh đạo chi cục cũng
như cán bộ chi cục thuế trong việc hoàn thành kế hoạch thu của chi cục và
được sự chỉ đạo của quận ủy, HĐND quận, chi cục thuế quận Ba Đình cùng
với sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành chức năng khác đã hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Mặt khác kết quả này cũng thể hiện ý thức tự giác của

người dân về việc chấp hành luật ngày càng một nâng cao.
Lê Minh Tùng K44/02.01
24
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện tài chính
Có thể kể đến một số biện pháp chủ yếu mà chi cục thuế đã sử dụng để
đạt được kết quả đáng khích lệ trên :
Chi cục đã chủ động cử cán bộ xuống tận địa bàn nhằm tăng cường kiểm tra
địa bàn, nhằm phát hiện hộ mới chống bỏ sót và phối hợp với hội đồng tư vấn
thuế phường tích cực bám sát địa bàn. Tiến hành kiểm tra các hộ kinh doanh
trong việc chấp hành chính sách thuế như: Kê khai thuế, bảo quản và sử dụng
hóa đơn chứng từ, báo cáo nghỉ, xử phạt theo đúng pháp luật. Cán bộ thuế
tích cực đôn đốc các đối tượng nộp thuế thong qua tuyên truyền giải thích,
động viên các hộ nộp thuế theo đúng thời hạn quy định… do vậy ý thức chấp
hành của người dân ngày càng được nâng cao. Chi cục cố gắng đẩy mạnh việc
thu hết số ghi thu trong tháng, hạn chế nợ đọng mới phát sinh và tăng cường
thu hồi số nợ đọng trong tháng. Chi cục phối hợp chặt chẽ với kho bạc trong
việc tiếp nhận, quản lý việc nộp thuế của các hộ, qua đó giúp cho việc cán bộ
theo dõi, quản lý tình hình thu nộp được tốt hơn.
1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu.
Công tác chông thất thu và công tác liên ngành đã được quận quan tâm.
Hàng tháng, hàng quý, năm đều có sơ kết tổng kiểm điểm các ngành.
Công tác chống thất thu thuế của Chi cục đã được quận chỉ đạo, quyết
tâm thực hiện đúng chỉ thị 15/2005/CT-TTg ngày 15/04/2005 của Thủ tướng
chính phủ về xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước. Nên kết
quả chống thất thu năm 2009 đã thu được tổng số thuế và tiền phạt là
2.105.600.000 đồng góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch thu thuế năm
2009. Trong đó có một số khoản chống thất thu lớn điển hình cụ thể sau:
- Thu của hộ mới ra kinh doanh được : 1.472 hộ với số tiền tương ứng
là 1.642.500.000 đồng.
- Kiểm tra hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn tiếp tục kinh

doanh là 215 hộ phạt được 124 triệu
- Phối hợp liên ngành xử lý truy thu 215 triệu
Lê Minh Tùng K44/02.01
25

×