Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.72 KB, 57 trang )

Phần I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BSC
1.1: Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1: Lịch sử hình thành:
Được thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2000. Công ty Chứng khoán Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BSC) vinh dự trở thành Công ty chứng khoán
đầu tiên trong nghành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán
và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam.
Trong 10 năm qua, công ty bằng nỗ lực bản thân của đội ngũ cán bộ nhân
viên không ngừng vươn lên để trở thành một trong những công ty chứng khoán
hàng đầu tại Việt Nam.
- Tổng tài sản của BSC là 4.500 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 700 tỷ
đồng ( Theo số liệu năm 2007)
- Số lượng nhân viên: 140 người
- Trụ sở chính: Tầng 10- tháp A Vincom 191 Bà Triệu- quận Hai Bà
Trưng- HN
- Điện thoại: (844) 2200668
- Chi nhánh thành phố HCM: lầu 9- Tòa nhà 146 Nguyễn Công Trứ- Quận
1- HCM
- Điện thoại: (844) 8218508
Ngoài ra cũn cú cỏc văn phòng giao dịch và các đại lý nhận lệnh khác
- Phòng giao dịch Hàng Tre
- Phòng giao dịch Nam kỳ Khởi Nghĩa
- Một số đại lý nhận lệnh:
• Đại lý tại Vũng Tàu
• Đại lý tại Hải Dương
• Đại lý tại Tõn Bình
• Đại lý tại Đắc Lắc
• Đại lý tại Bình Định
• Đại lý tại Kiên Giang
• Đại lý tại Bắc Hà Nội


• Đại lý tại Gia Lai
• Đại lý tại Thủ Đức
• Đại lý tại Thỏi Nguyên
1.1.2: Những cột mốc đáng nhớ
• Thành lập Công ty: 07/07/2000
• Thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 11/07/2000
• Kết nối thành công đường truyền nhận lệnh và công bố thông tin Hà Nội -
Thành Phố Hồ Chí Minh để chuyển lệnh mua 51.300 cổ phiếu của 51 nhà
đầu tư trong cả nước vào hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong phiên giao dịch đầu tiên : 28/7/2000
• Tư vấn niêm yết trái phiếu Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam:
• BID1_100: 13/11/2000
• BID1_200: 02/08/2001
• Thành lập Phòng giao dịch BSC-PVFC: 19/06/2002
• Khai trương trang Web Công ty, phiên bản 1.0: 20/10/2002
• Nhận và triển khai thực hiện thành công hợp đồng quản lý danh mục đầu tư
cho khách hàng với tổng trị giá 1 tỷ đồng: 17/02/2003
• Nâng cấp trang Web Công ty, phiên bản 2.0: 20/07/2003
• Phát hành lần đầu thành công 720.000 cổ phiếu của Công ty Sữa Việt
Nam(Vinamilk): 18/10/2003
• Nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:
2000: 27/11/2003
• Thực hiện dịch vụ quản lý cổ đông (đại lý chuyển nhượng) cho 5.170 cổ
đông Vinamilk: 01/12/2003
• Hoàn thành hợp đồng tư vấn cổ phần hoá và xác định giá trị doanh nghiệp
cho Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng (Vietracimex): 15/10/2004.
• Phát hành lần hai 1.827.000 cổ phiếu Công ty Sữa Việt Nam qua Trung tâm
giao dich chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: 17/02/2005
• Phát hành thành công trái phiếu của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam:
06/05/2005

• Cơ cấu lại bộ máy tổ chức: 01/06/2005
• Thành lập Phòng giao dịch 20 Hàng Tre: 15/06/05
• Khai trương trang Web tiếng Anh, phiên bản 2.1: 07/07/2005
1.2: Lợi thế cạnh tranh và các chiến lược
1.2.1: Lợi thế cạnh tranh:
• Là công ty con của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong bốn
ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất hiện nay, BSC luôn nhận được
sự hỗ trợ toàn diện của BIDV trên tất cả các mặt hoạt động
• Tài sản quý giá nhất góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh của BSC chính là
nguồn nhân lực. Với đội ngũ chuyên viên trẻ trung, năng động, nhạy bén
trong kinh doanh, hiểu biết pháp luật, được đào tạo tại các trường đại học
danh tiếng trong và ngoài nước, thông qua việc tổ chức thường xuyên các
chương trình đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức mới,
bằng các kinh nghiệm tích luỹ được từ việc thực hiện các hợp đồng, các dự
án lớn, BSC luôn đem đến cho khách hàng sự tin cậy bởi hàng loạt các dịch
vụ tư vấn bài bản, sáng tạo và chuyên nghiệp.
• Là một trong những công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính lớn nhất hiện
nay, BSC được phép thực hiện hàng loạt các dịch vụ có liên quan đến chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
• Trên cơ sở mạng lưới chi nhánh rộng lớn của BIDV, BSC có khả năng phát
triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trong toàn quốc để phục vụ
kịp thời nhu cầu của mọi khách hàng.
• Nhờ khai trương ngay từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt
động, cho đến nay, BSC đã xây dựng và phát triển được một cơ sở khách
hàng tương đối lớn, thuộc nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau.
• BSC là Công ty chứng khoán duy nhất hiện nay có thể tự thiết kế, xây dựng
và phát triển toàn bộ hệ thống phần mềm phục vụ khách hàng. Toàn bộ hoạt
động của BSC được xây dựng và vận hành trên cơ sở một nền công nghệ
thông tin hiện đại, được thiết kế như một hệ thống mở cho nên không những
có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch, vấn tin, tư vấn cho nhà đầu tư, quản

lý nội bộ công ty trong giai đoạn hiện tại mà còn có thể được phát triển, hoàn
thiện và tích hợp với các hệ thống khác khi có sự thay đổi, nâng cấp trong hệ
thống giao dịch và công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán trong
tương lai.
• BSC cũng là Công ty chứng khoán duy nhất được tổ chức đo lường quốc tế
BVQI cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chuẩn ISO
9001:2000
• Với tiềm lực tài chính vững mạnh, với uy tín đã tạo lập và khẳng định trờn
trờn thương trường, ngoài việc thiết lập mối quan hệ với các đối tác trong
nước để thực hiện những dự án lớn, BSC có thể thiết lập các mối quan hệ với
các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, MPDF ) để hỗ trợ toàn diện cho
khách hàng.
1.2.2: Mục tiêu và chiến lược kinh doanh
Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hóa ứng xử và đạo
đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; đồng thời, xây dựng và thực thi các
chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm sẵn sàng đáp ứng các
nhu cầu khắt khe của mọi khách hàng. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phát
triển và đưa vào vận hành hệ thống các phần mềm ứng dụng tiên tiến như định giá
chứng khoán, xác định giá trị doanh nghiệp, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và
đặt lệnh trực tuyến để hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả quá trình ra quyết định của các
nhà đầu tư.
Tiếp tục cải thiện hệ thống công bố thông tin nhằm cung cấp thông tin đầy
đủ, kịp thời, chính xác, đáng tin cậy và có giá trị sử dụng cho các nhà đầu tư.
Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc tập trung đầu tư nguồn lực vào
các dịch vụ cho phép tiếp cận trực tiếp vào nhúm cỏc khách hàng mục tiêu.
Đẩy mạnh tài trợ cho các dự án hỗ trợ gia tăng kiến thức đầu tư cho cộng
đồng thông qua việc phối hợp với các Trường Đại học, các Học viện, các Viện
nghiên cứu để tổ chức đều đặn các chương trình hội thảo khoa học, tư vấn trực tiếp
tại các doanh nghiệp, thi tìm hiểu chứng khoán, thi làm giám đốc doanh nghiệp,
giám đốc tài chính, thi chứng khoán ảo… nhằm gia tăng uy tín và hình ảnh của

BSC.
Mục tiêu: Lợi ích của khách hàng là lợi ích của BSC
1.2.3: Chính sách quản lý chất lượng
Nhận thức rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng là
nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp,
ngay từ đầu, BSC đã hướng mọi nỗ lực vào việc cải thiện và nâng cao số lượng,
chất lượng dịch vụ để tối đa hoá lợi ích của khách hàng.
Để tạo điều kiện duy trì tính liên tục và thống nhất của hệ thống quản lý chất
lượng; đồng thời, để chuẩn hóa và kiểm soát được rủi ro trong toàn bộ các hoạt
động chủ yếu, BSC đã ban hành sổ tay quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000. Đây là tài liệu nêu rõ chủ trương, chính sách, nguyên tắc chung và nội
dung về quản lý chất lượng mà BSC cam kết thực hiện để nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Trên cơ sở hoạch định mục tiêu quản lý chất lượng, hoạch định hệ thống
quản lý chất lượng, BSC xây dựng và thực hiện chính sách quản lý nguồn lực,
hoạch định và kiểm tra quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ theo mô hình PDCA,
quản lý toàn bộ các văn bản, các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng, định
kỳ tổ chức thu thập ý kiến của các khách hàng, của các đối tác để đo lường, phân
tích, cải tiến, khắc phục các tồn tại để hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ.
1.3: Hoạt động kinh doanh của công ty
Bao gồm các hoạt động sau:
*Dịch vụ mở và quản lý tài khoản
- BSC hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện thủ tục mở tài khoản đơn giản, thuận tiện
- Chương trình quản lý hiện đại của BSC giúp quản lý và cáp nhật thông tin chủ tài
khoản, người được ủy quyền nhanh chóng, chính xác.
- Tiền gửi của NĐT được quản lý bằng hệ thống BIDV@securities cho phép kết
nối dữ liệu giữa công ty chứng khoán với ngân hàng đảm bảo nhanh chóng, an toàn
và chính xác.
* Dịch vụ lưu ký:
- Quý khách sẽ được lưu ký chứng khoán với thời gian nhanh nhất và hận được

thông báo xác nhận của BSC chậm nhất sau 05 ngày làm việc.
- BSC chủ động là đầu mối triển khai thực hiện các quyền lợi liên quan của khách
hàng sở hữu chứng khoán lưu ký tại BSC.
- Quý khách được đảm bảo an toàn tuyệt đối về chứng khoán cựng cỏc quyền lợi
phát sinh khi lưu ký tại BSC
* Môi giới chứng khoán niêm yết
- Quý khách có thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán niêm yếu một cách thuận lới,
nhanh chóng, dưới hình thức đa dạng: đặt lệnh qua điện thoại, qua internet hoặc đặt
lệnh trực tiếp tại tất cả các điểm giao dịch của BSC.
- BSC đảm bảo lệnh giao dịch của khách hàng được đưa vào hệ thống giao dịch của
sở giao dịch TP.HCM ( HOSE) và Trung tâm giao dịch chứng khoán HN (HASTC)
nhanh chóng, chính xác với đường truyển tốc độ nhanh, thông báo kết quả cập nhật
qua SMS và truy vấn số dư tài khoản trực tuyến 24H
* Môi giới chứng khoán chưa niêm yết:
- BSC cung cấp cho NĐT thông tin cập nhật về thị trường OTC, giá giao dịch tham
khảo trên thị trường, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch an toàn, thuận tiện.
- Hệ thống giao dịch trực tuyến của BSC đac được HASTC chấp thuận, đáp ứng đủ
các điều kiện tham gia giao dịch từ xa, giao dịch OTC tập trung.
Với đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, dày dặn về kinh nghiệm tích lũy
qua nhiều hợp đồng tư vấn với các công ty lớn và uy tín đã được khẳng định, BSC
cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính gồm:
*Tư vấn phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán
-BSC sẽ thực hiện khảo sát nhu cầu vốn của doanh nghiệp và xây dựng phương án
huy động vốn tối ưu thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng
khoán khác. Tuỳ theo phương án được lựa chọn, BSC sẽ tiến hành các thủ tục cần
thiết khác để hoàn tất quá trình huy động vốn (như soạn thảo hồ sơ phát hành, xin
phép các cơ quan quản lý, làm đại lý phát hành và đấu giỏ…).
*Tư vấn chuyển đổi hình thức hoạt động doanh nghiệp
BSC sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hình thức hoạt
động sang công ty cổ phần, bao gồm tư vấn xử lý tài chính trước khi cổ phần hoá,

xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, BSC còn hỗ trợ quá trình sắp xếp lại doanh
nghiệp bằng các hình thức giao, bán khoán, cho thuê kinh doanh. Ngoài ra, BSC
còn tư vấn cổ phần hoá cho các doanh nghiệp đang hoạt động dưới các hình thức
khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân,
công ty có vốn đầu tư nước ngoài…
*Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
BSC sẽ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn đối tác và
phương án M&A cũng như hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết
trong các giao dịch này
*Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập BSC sẽ tư vấn xây dựng cơ cấu tài
chính tối ưu dựa trên các nguồn lực hiện có. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt
động, BSC sẽ tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp phù hợp nhất với hoạt động
của ngành. Ngoài ra BSC cũng tư vấn doanh nghiệp trong hoạt động quản lý tài
chính theo hướng an toàn và hiệu quả.
*Tư vấn và thực hiện đấu giá cổ phiếu
BSC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng giá khởi điểm hợp lý, xây
dựng bản công bố thông tin, điều phối trong quá trình đấu giá với cỏc bờn liên quan
cũng như làm đại lý trong các đợt đấu giá cổ phiếu. Đối với các doanh nghiệp có
nhu cầu BSC cũng cung cấp dịch vụ tổ chức đấu giá tại trụ sở của BSC hoặc tại địa
bàn của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu BSC cũng cung cấp dịch vụ tổ chức đấu giá
tại trụ sở của BSC hoặc tại địa bàn của doanh nghiệp.
*Tư vấn niêm yết chứng khoán
BSC sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói nhằm đưa cổ phiếu của doanh nghiệp lên
niêm yết tập trung. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm từ quá trình khảo sát và tư vấn
cho doanh nghiệp áp dụng quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm
yết.
*Dịch vụ tư vấn tài chính khác

- Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp
- Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp
- Tư vấn thẩm định dự án đầu tư
- Tư vấn khác ( Tổ chức đại hội cổ đông, xây dựng điều lệ công ty, xây dựng quy
chế quản lý công ty )
*Phân tích và tư vấn đầu tư
- BSC cung cấp dịch vụ hỗ trợ thủ tục tham gia thị trường chứng khoán
- Thực hiện tư vấn chiến lược, kỹ thuật, cách thức giao dịch- Cung cấp báo cáo
chuyờn sõu phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, phân tích cổ phiếu, phân tích
thị trường chứng khoán định k
- Cung cấp báo cáo chuyên sâu phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, phân tích
cổ phiếu, phân tích thị trường chứng khoán định kỳ với thông tin cập nhật. - Đội
ngũ chuyên viên tư vấn thành thạo tiếng Anh, Trung, Nhật, giàu kinh nghiệm và
tận tình, đảm bảo cung cấp thông tin, nhận định thị trường khỏch quan,chuyờn
nghiệp.
- Đội ngũ chuyên viên tư vấn thành thạo tiếng Anh, Trung, Nhật, giàu kinh nghiệm
và tận tình, đảm bảo cung cấp thông tin, nhận định thị trường khách quan,chuyên
nghiệp.
1.4: Đặc điểm bộ máy quản lý của BSC
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý công ty BSC
* Ban giám đốc bao gồm: giám đốc và phó giám đốc
- Giám đốc:
+ Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy quản
lý chương trình hoạt động, các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường.
+ Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước cũng như
các phương pháp phân phối, sư dụng lợi nhuận còn lạ của công ty. Thực hiện chế
độ báo cáo thường xuyên và đột xuất cho hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Xây
dựng các báo cáo kế hoạch, hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính để
hội đồng quản trị phê duyệt

+ Là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả các công việc hàng ngày cũng
như điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty
BAN GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG 1
PHÒNG
ĐẦU TƯ VÀ
TƯ VẤN
TÀI CHÍNH
PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÌNH
PHÒNG
KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG
CÔNG
NGHỆ
THÔNG TIN
+ Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động theo quy định của Hội đồng
quản trị. Khen thưởng, kỉ luật khách quan đối với người lao độn theo quy định của
pháp luật.
+ Đưa ra các quyết định vượt thẩm quyền trong các trường hợp khẩn cấp như thiên
tai, hỏa hoạn, sự cố bất thường không ngờ tới và chịu trách nhiệm về những

quyết định đú, đũng thời phải có văn bản báo cáo ngay cho hội đồng quản trị và các
cấp nhà nước có thẩm quyền.
+ Có quyền quyết định đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật các
chức danh: phó giám đốc, kế toán trưởng. Phân công công tác cho các chức vụ phụ
trách một mảng hoạt động của công ty.
+ Ngoài ra giám đốc còn có quyền ủy nhiệm, ủy quyền cho phú giỏm đụcx thay
mặt mình đưa ra các quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty khi vắng
mặt hoặc không trực tiếp giải quyết vấn đề có liên quan.
- Phó giám đốc:
+ Giải quyết các vấn đề của công ty trong quyền hạn và trách nhiệm của mỡnh đó
được giám đốc phân công.
+ Tham mưu cho hội đồng quản trị cũng như giám đốc các vấn đề liên quan đến
công việc đang phụ trách giúp cho giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp
thời.
+ Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi được ủy quyền từ giám đốc và
chịu trách nhiệm với những quyết định mà mình đưa ra
* Phòng dịch vụ khách hàng:
- Chăm sóc khách hàng khi khách hàng tham gia các dịch vụ của công ty. Tư vấn
và giỏi đỏp cỏc thắc mắc của khách hàng với các dịch vụ của công ty.
- Tham mưu cho ban giám đốc vè thị hiếu của nhà đầu tư cũng như của thị trường
trong và ngoài nước.
- Là cầu nối giữa các nhà đầu tư và công ty để giúp công ty có thể đáp ứng được
đầy đủ những nhu cầu của khách hàng.
* Phòng đầu tư và tư vấn tài chính:
- Tư vấn cho khách hàng các dịch vụ tài chính thích hợp với nhu cầu đầu tư của
từng khách hàng.
- Đáp ứng những nhu cầu đầu tư trên thị trường chứng khoán của khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng những chính sách tài chính thích hợp với đơn vị hoặc
doanh nghiệp.
- Tư vấn chuyển đổi hình thức hoạt động, mua bán hay sáp nhập doanh nghiệp hoặc

là tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập để xây dựng cơ cấu tài
chính phù hợp với nguồn lực hiện có.
* Phòng tổ chức hành chính:
- Sắp xếp và quản lý nhân sự trong công ty.
- Mua sắm và cung cấp văn phòng phẩm cho cỏc phũng ban trong công ty.
* Phòng kế toán: Tham mưu cho ban giám đốc một số nội dung sau:
- Công tác quản lý tài chính kế toán, chiến lược huy động, khai thác và sử dụng vốn
có hiệu quả trong kinh doanh.
- Định hướng tiếp xúc các nguồn tài chính.
- Phê duyệt kinh phí hoạt động cho các bộ phận trong công ty hay những khoản
thanh toán với đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp.
- Phát hiện những nhân viên kế toán, thủ quỹ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt đề
cử với ban giám đốc để ký kết hợp đồng lao động.
- Thực hiện, cơ chế, thể thức và nguyên tắc chi trả lương và cỏc khoỏn trớch theo
lương cho cán bộ công nhân viên.
- Phân chia lợi nhuận sau thuế, phân bổ và sử dụng các quỹ sau khi phân chia.
- Chấp hành đầy đủ các quy định đã được quy định tại luật kế toán cũng như chế độ
kế toán và các quyết định liên quan đến công tác kế toán tại công ty.
- Có hệ thống sổ sách đầy đủ và chính xác, rõ ràng theo chế độ kế toán của Bộ Tài
chính để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư cũng như các cơ quan chức năng có liên
quan.
* Phòng kiểm soát nội bộ
- Giám sát các hoạt động của cỏc phũng ban trong công ty.
- Kiểm tra và phát hiện kịp thời các lỗi sai phạm mà cỏc phũng ban trong công ty
mắc phải.
- Tiến hành kiểm tra hoặc điều tra nội bộ theo yêu cầu của ban giám đốc công ty.
* Phòng công nghệ thông tin
- Do đặc thù của công ty là công ty chứng khoán sử dụng hầu hết là các thiết bị
điện tử nên phòng thông tin có nhiệm vụ đảm bảo cho cỏc thiờt bị đó hoạt động
liên tục.

- Thường xuyên theo dõi và phát hiện các lỗi trên hệ thống máy tính và bảng điện
tử của công ty đảm bảo các thông tin chính xác đến với nhà đầu tư.
1.5 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong vòng 3 năm qua
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh trong vòng 3 năm
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1.Doanh thu hoạt động kinh
doanh chứng khoán
184,392 306,146 478,923
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - -
3. Doanh thu thuần 184,392 306,146 478,923
4.Thu lãi đầu tư 16,325 21,708 82,502
5.Doanh thu hoạt động kinh
doanh chứng khoán và lãi đầu tư
200,717 372,853 561,426
6.Chi phí hoạt động kinh doanh
chứng khoán
136,559 174,442 1.092,739
7.Lợi nhuận gộp 64,158 153,412 (531,312)
8. Chi phí quản lý 3,872 11,269 22,746
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh chứng khoán
60,285 142,143 (554,059)
10. Lợi nhuận ngoài hoạt động 0,015 0,0836 0,029
kinh doanh
11.Tổng lợi nhuận trước thuế 60,290 142,227 (554,088)
12.Lợi nhuận tính thuế (Lợi
nhuận trước thuế - lãi đầu tư)
59,137 139,536 -
13.Thuế Thu nhập doanh nghiệp

phải nộp
11,827 27,907 -
14.Lợi nhuận sau thuế 48,443 114,319 (554,088)
* Nhận xét:
Hoạt động kinh doanh của công ty của công ty năm 2007 tốt hơn năm 2006
thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là
(114,319-48,443= 65,876 tỷ đồng) xấp xỉ 57%. Cũng có thể nhận thấy sự tăng
trưởng này thông qua các chỉ tiêu sau:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2007 tăng hơn so với
năm 2006 là 306,146-184,392= 121,754 ( xấp xỉ 40%).
Lãi thu từ hoạt động đầu tư của công ty năm 2007 cũng tăng hơn so với năm
2006 là 21,708-16,325=5,383 tỷ đồng ( xấp xỉ 25%)
Chi phí của hoạt động kinh doanh chứng khoán tăng
174,442 - 136,559 = 37,883 tỷ đồng (xấp xỉ 22%). Tuy nhiên tốc độ tăng của chi
phí vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu trong hoạt đông kinh doanh
chứng khoán điều này không làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công
ty trong kỳ này
Ngoài ra lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh trong năm 2007 tăng lên
đáng kể so với năm 2006 là 0,083 – 0,015 = 0,068 tỷ đồng ( xấp xỉ 82%).
Do tăng trưởng mạnh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng các
hoạt động khác làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty cũng tăng
lên 80,399 tỷ đồng do vậy đóng gop của công ty vào ngân sách Nhà nước thông
qua thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng
Tuy nhiên tình hình hoạt đọng kinh doanh của công ty trong năm 2008
không được khả quan. Ta có thể thấy:
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán có tăng từ
48,923 - 16,325 = 32,598 tỷ đồng ( xấp xỉ 67%) cùng với đó doanh thu từ hoạt
động đầu tư cũng tăng từ 16,325 tỷ đồng lên 82,502 tỷ đồng.
Nhưng chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng tăng khá mạnh
từ 136,559 tỷ đồng lên 1.092,739 tỷ đồng. Với tốc độ tăng nhanh và mạnh của chi

phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán hơn tốc độ tăng của doanh thu hoạt
động kinh doanh chứng khoán đã ảnh hưởng rất xấu đến tình hình kinh doanh
chung của toàn công ty.
Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp trong năm 2008 bị thua lỗ. Tuy các chỉ tiêu
lợi nhuận từ hoạt động ngoài kinh doanh có tăng nhưng cũng không làm thay đổi
nhiều kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2008. Cuối năm công ty vẫn bị
thua lỗ 554,088 tỷ đồng.
Để hiểu rõ hơn những biến động tăng giảm của hoạt động kinh doanh chứng
khoán cũng như các hoạt động khác của công ty thì bảng phân tích một số chỉ tiêu
tài chính cơ bản duới đây sẽ cho thấy những ảnh hưởng của sự biến động đó đến
tình hình tài chính của công ty.
Bảng 1.2: Bảng phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1
Cơ cấu tài sản
- Tài sản dài hạn/Tổng tài sản
%
0,14 11,45 4

- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài
sản

99,86 88,55 96
2
Cơ cấu nguồn vốn
-Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
89,76 80,40 94,61

- Nguồn vốn chủ sở
hữu/Tổng nguồn vốn
10,24 19,60 5,39
3
Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán nhanh
Lần
1,30 1,11 1,01

- Khả năng thanh toán hiện
hành
1,30 1,11 1,01
4
Tỷ suất lợi nhuận
-Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/Tổng tài sản
%
1,89 2,60 -

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
Doanh thu thuần
26,27 37,34 -
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ 18,48 13,27 -

Nguồn vốn chủ sở hữu
(Nguồn: Phòng kế toán)
1.6: Đặc điểm tổ chức bộ máy
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty BSC
Tại phòng kế toán của công ty hiện tại có 7 người trong đó:
* Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp (01 người)
- Bao quát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán, tổng hợp tất cả các số liệu liên
quan đến tình hình tài chính của công ty đồng thời đưa ra các ý kiến về tình hình tài
chính đó để ban giám đốc cũng như cỏc phũng ban có quyết định đúng đắn nhất và
hợp lý nhất.
- Tổ chức và điều hành bộ máy kế toán tại công ty theo luật kế toán hiện hành của
Nhà nước.
- Thiết lập các quy chế về công tác kế toán riêng biệt phù hợp với tình hình của
công ty.
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
VỐN
BẰNG
TIỀN
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ TOÁN
QUẢN LÝ
TSCD
KIỂM
TOÁN NỘI
BỘ
THỦ QUỸ

- Chuẩn bị và nộp các báo cáo tài chính cho ban giám đốc công ty cũng như các cơ
quan chức năng.
- Kiểm tra lập báo cáo tài chính định kì, theo dõi và thực hiện các vấn đề liên quan
đến thuế và pháp luật.
- Thường xuyên giám sát, quản lý, kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến tài chính
kế toán.
- Giám sát và hướng dẫn các kế toán viên thực hiện công việc theo đúng chế độ kế
toán cũng như các quy định về kế toán của công ty để đảm bảo cho các kế toán viên
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Kế toán thanh toán và tiền lương:(01 người)
- Theo dõi các khoản công nợ với khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ cho
công ty.
- Theo dõi và chi trả tiền lương và các khoản trích theo luơng cho cán bộ công nhân
viên trong công ty.
- Tiến hành thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp và các khoản nợ của khách
hàng với công ty.
* Kế toán vốn bằng tiền:( 01 người)
- Theo dõi các khoản thanh toán bằng tiền mặt trong công ty. Lập hóa đơn cũng
như chứng từ liên quan đến quá trình thanh toán bằng tiền mặt
- Theo dõi và quản lý các nguồn vốn bằng tiền, sử dụng một cách hợp lý các nguồn
vốn đó.
* Kiểm soát nội bộ ( 02 người)
- Do đặc thù của công ty có nhiều chi nhánh cũng như các văn phòng giao dịch nên
phải kiểm soát quá trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận
- Theo dõi và kiểm tra các chứng từ của các bộ phận gửi lên phòng kế toán của
công ty xem có độ chính xác của chúng.
* Kế toán quản lý TCSD ( 01 người)
- Theo dõi và quản lý các tài sản cố định trong công ty.
- Tính khấu hao và theo dõi khấu hao của các tài sản trong công ty.
- Theo dõi và lập các chứng từ liên quan trong các quá trình mua, bán, thanh lý

nhượng bán TSCD.
* Thủ quỹ ( 01 người)
- Theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt tại công ty.
- Theo dõi và tiến hành thu chi tiền các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt trong công
ty.
- Ghi chép đầy đủ vào sổ sách thích hợp.
1.7 Đặc điểm chế độ kế toán:
1.7.1: Các chính sách kế toán chung:
- Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ- BTC của Bộ trưởng
Bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006.
- Sử dụng VND trong toàn bộ quá trình hạch toán của công ty
- Niên độ kế toán: năm
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: tính thuế theo phương pháp khấu trừ
+ Phương pháp thuế khấu trừ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn
và chứng từ. Đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế ( trừ các đối tượng
áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng).
+ Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp= Số thuế GTGT đầu ra- Số thuế GTGT được khấu trừ
Trong đó:
Số thuế GTGT đầu ra= Tổng số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn
GTGT
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Các tài sản nói chung thì có vòng đời một số năm và sẽ bị mất giá trị qua
thời gian. Giai đoạn giá trị của máy móc công ty bị mất giá trị như vậy là 1 khoảng
chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và hầu hết doanh
nghiệp sẽ khấu hao khoảng chi phí đó theo từng năm.
Nếu chúng ta giả thiết giá trị tài sản bị hao mòn qua mỗi năm và giá trị hao
mòn từng năm là bằng nhau thì chúng ta sử dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.

1.7.2: Chế độ chứng từ kế toán:
* Nguyên tắc tổ chức chứng từ:
- Nguyên tắc thống nhất: Tổ chức chứng từ phải căn cứ vào chế độ do Nhà nước
ban hành được thống nhất áp dụng về hệ thống biểu mẫu chứng từ để tổ chức vận
dụng chế độ hợp lý, hợp pháp, đảm bảo cho chứng từ là căn cứ pháp lý cho ghi sổ
kế toán và thông tin cho quản lý.
- Nguyên tắc phù hợp:
+ Tổ chức chứng từ kế toán phải căn cứ vào quy mô, trình độ tổ chức quản lý để
xác định số lượng, chủng loại chứng từ hợp lý.
+ Tổ chức chứng từ phải căn cứ vào yêu cầu quản lý từng loại nghiệp vụ thuộc mỗi
đối tượng hạch toán kế toán để tỏ chức chứng từ thích hợp và kế hoạch luân chuyển
giữa các bộ phận có liên quan.
+ Tổ chức chứng từ phải căn cứ vào nội dung và đặc điểm của từng loại chứng từ
cũng như yêu cầu quản lý các đối tượng hạch toán kế toán khác nhau để xây dựng
quy trình luân chuyển chứng từ phù hợp.
- Nguyên tắc chuẩn mực: đảm bảo tính bằng chứng pháp lý của thông tin trên
chứng từ kế toán.
- Nguyên tắc hiệu quả: tiết kiệm số lượng, loại chứng từ và đảm bảo tính chặt chẽ,
đơn giản trong luân chuyển.
* Cách thức tổ chức:
- Tổ chức chứng từ bao gồm 3 nội dung:
+ Lựa chọn các chứng từ phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Lựa chọn các phương tiện kỹ thuật để lập chứng từ bắng tay hoặc bằng máy.
+ Xác định thời gian lập chứng từ của từng nghiệp vụ kinh tế.
- Lập chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Lập chứng từ phải sử dụng đúng loại chứng từ, ghi đủ và đỳng cỏc yếu tố cơ bản
cần thiết trên chứng từ.
+ Chứng từ phải được lập và ghi bằng những phương tiện vật chất tốt, đảm bảo giá
trị lưu trữ theo thời hạn quy định cho mỗi loại chứng từ.
+ Không cho phép tẩy xóa chứng từ khi có sai sót. Nếu có sai sót thì cần phải hủy

và lập chứng từ khác nhưng phải đảm bảo số thứ tự liên tục của chứng từ.
* Tổ chức kiểm tra chứng từ:
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ đã sử dụng để ghi chép thông tin, kiểm tra các
yếu tố cơ bản và việc tuân thủ theo chế độ chứng từ do Nhà nước ban hành.
- Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ: kiểm tra chữ ký, dấu của đơn vị, cá nhân có
liên quan đến nghiệp vụ.
- Kiểm tra tính hợp lý: Kiểm tra nội dung của nghiệp vụ, số tiền của nghiệp vụ, thời
gian, không gian, số thứ tự của chứng từ đã lập.
* Tổ chức bảo quản, lưu trũ và hủy chứng từ:
- Trong năm tài chính, chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành.
-Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, các chứng từ được chuyển vào lưu trữ.
- Nội dung lưu trữ bao gồm các công việc sau:
+ Lựa chọn địa điểm lưu trữ chứng từ
+ Lựa chọn các điều kiện để lưu trữ chứng từ
+ Xác đinh trách nhiệm vật chất của các đối tượng có liên quan đến việc lưu trữ
chứng từ.
- Việc sử dụng lại chứng từ sau khi đã đưa vào lưu trữ phải tuân thủ theo yêu cầu
sau:
+ Nếu sử dụng cho đối tượng trong doanh nghiệp thì phải xin phép kế toán trưởng.
+ Nếu sử dụng cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thì phải được sự đồng ý của
kế toán trưởng và giám đốc đơn vị.
- Hủy chứng từ: Chứng từ được hủy sau một thời gian quy định cho từng loại.
1.7.3: Chế độ tài khoản kế toán:
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng một hệ thống các tài khoản kế toán tổng hợp, tài khoản phân tích, tài
khoản so sánh, tài khoản điều chỉnh, các tài khoản ghi đơn, các tài khoản ghi kép
( xột trờn mọi góc độ phân loại tài khoản)
- Xây dựng hệ thống chính sách, chế độ tài chính, nội dung, kết cấu và phương
pháp hạch toán cho từng loại tài khoản.
- Xây dựng chế độ ghi chép trên tài khoản kế toán, mối quan hệ giữa các tài khoản

trong quá trình ghi chép phản ánh các đối tượng kế toán.
* Nguyên tắc:
- Chế độ tài khoản phải phù hợp với chế độ quản lý và cơ chế quản lý.
- Chế độ tài khoản phải xây dựng trên nguyên tắc kiểm soát thống nhất các loại
hình đơn vị hạch toán.
- Chế độ tài khoản kế toán xây dựng cho đơn vị thực tế phải tôn trọng những quy
định thống nhất của chế độ ( chế độ chung của Nhà nước và chế độ riêng của
ngành)
- Trình độ quản lý và mô hình tổ chức quản lý để xác định yêu cầu về thông tin kộ
toỏn.
- Trình độ của lao động kế toán: tổ chức hệ thống tài khoản chi tiết và các hình thức
sổ kế toán lựa chọn.
- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng phải đảm bảo ghi chép được toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết được xây dựng phải đơn giản, dễ làm, dễ
đối chiếu kiểm tra và tiết kiệm chi phí lao động sống và lao động vật hóa khi mở sổ
tài khoản tại đơn vị.

×