Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.94 KB, 46 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với thực tế " HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ", có
được cái nhìn tổng quát; giúp cho sinh viên chúng em hạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra
trường; hàng năm nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở theo nội dung
ngành nghề đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi giúp chúng em phát huy được năng lực bản
thân cũng như khả năng áp dụng lý thuyết được trang bị ở trường vào thực tế.Và học hỏi
thêm những điều mà ghế nhà trường chưa nói tới.
Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Máy tính điện tử không còn là
phương tiện quý hiếm mà đang ngày một gần gũi với con người.Đứng trước sự bùng nổ
thông tin, các tổ chức và các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện
hình ảnh Cty và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, đưa vị thế Cty lên một tầm cao
mới.
Từ nhu cầu nêu trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Cty TNHH TM- DVDL Đệ
Nhất và Cty TNHH New Focus, em đã sử dụng vốn kiến thức còn hạn chế của mình tìm
hiểu và phân tích :
HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA
CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT
Đề tài gồm các phần:
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC
Mặc dù em đã nỗ lực học hỏi dựa trên kiến thức đã học và thực tế tại Cty cũng như trên
tuyến Củ Chi- Tây Ninh nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên Đồ án tốt nghiệp của
em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong quý Thầy cô góp ý và
sửa chữa cho em để mai sau khi ra trường, vốn kiến thức và kinh nghiệm của em thêm
hoàn thiện và vững chắc .
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đào Dũng đã hết lòng, tốn công , tận sức chỉ
bảo,góp ý sửa chữa trong suốt quá trình thực hiện đề tài… để em hoàn thành đồ án này


Tp. Hồ Chí Minh, 06/ 2009
Sinh viên thực hiện
Đặng Phi Long
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1.Sơ nét về hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung:
1.1.1.Lịch sử ngành du lịch Việt Nam:
Ở Việt Nam, hiện tượng đi du lịch xuất hiện từ thời phong kiến với các chuyến đi tham
quan thắng cảnh lễ hội như vua Minh Mạng, Chúa Trịnh Sâm, Trương Hán Siêu, Hồ Xuân
Hương, Bà Huyện Thanh Quan…
Xa hơn nữa, Ông tổ của du lịch Việt Nam được nhiều người nhất trí chính là Công chúa
Tiên Dung, con vua Hùng Vương gắn liền với tích Chử Đồng Tử.Ngoài ra cũng có thể xem
việc các quan nước ta đi sứ sang Trung Quốc cũng là có phần đi Du lịch ( Du lịch công
vụ).
Sau khi giành chính quyền năm 1945, du lịch Việt Nam không phát triển do nhiều nguyên
nhân trong đó có chính trị.
Sau giải phóng 1975, các chuyến đi của cán bộ công nhân viên và người lao động có thành
tích được nhà nước đài thọ theo chương trình điều dưỡng đã tăng lên nhanh chóng . Đặc
biệt từ năm 1990 với chính sách mở cửa , đổi mới toàn diện của Đảng và nhà nước ta thì
du lịch đã phát triển mạnh cả về số lượng, loại hình , chi tiêu và không gian, thời gian.
Sự phát triển của du lịch Việt Nam được đánh dấu qua các mốc lịch sử:
Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du
lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt
Nam.
Ngày 12/09/1969, ngành du lịch được giao cho Bộ Công An và Phủ Thủ tướng quản lý
Giai đoạn này chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và nhà nước, những người có
thành tích trong chiến đấu, lao động và học tập.
Ngày 27/6/1978 thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính
phủ..Qua nhiều lần tách nhập vào các bộ ngành khác nhau;cuối 1992, Tổng cục du lịch
được thành lập.
3/12/2007, Sáp nhập 1 phần Bộ Văn Hoá - Thông Tin, Uỷ Ban Thể Dục Thể Thao ( Tổng

cục TDTT) và Tổng Cục Du Lịch thành Bộ Văn Hoá- Thể Thao và Du Lịch .
25/12/2007, Bộ Văn Hoá - Thể Thao và Du Lịch chính thức đi vào hoạt động. Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các
dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định
của pháp luật.
* Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam:
• 2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new mellennium
• 2004-2005: Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam
• 2006-nay: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
• Vietnam - The hidden charm
* Tổng cục du lịch:
1. Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng
tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước.
2. Tổng cục Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán
ngân sách cấp II và có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước.
3. Cơ cấu tổ chức :
¬ Vụ Lữ hành.
¬ Vụ Khách sạn.
¬ Vụ Thị trường du lịch.
¬ Vụ Tài chính.
¬ Vụ Hợp tác quốc tế.
¬ Vụ Tổ chức cán bộ.
¬ Văn phòng.
¬ Trung tâm Thông tin du lịch.
¬ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.
¬ Tạp chí Du lịch.

¬ Báo Du lịch
1.1.2.Tình hình kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam:
Tiềm năng du lịch Việt Nam rất lớn:
*Chúng ta có 2 lợi thế để phát triển ngành “công nghiệp không khói”: cảnh đẹp thiên nhiên
và ẩm thực.
Lợi thế thứ nhất - cảnh đẹp thiên nhiên:
Vùng miền nào của nước ta cũng đều có danh lam thắng cảnh và không ít trong số đó đã
nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260 km với hàng trăm bãi tắm đẹp,có
hàng ngàn hòn đảo với những giá trị đa dạng về sinh học.Chúng ta có khí hậu đa dạng ->
sự đa dạng về sinh học.Chúng ta có hơn 54 dân tộc với sự khác biệt về văn hóa. Sức hấp
dẫn vô bờ bến trong văn hóa đa sắc tộc,văn hoá cộng đồng các dân tộc anh em.
Lợi thế thứ hai - ẩm thực:
Ẩm thực Việt Nam có lợi thế là sự đa dạng của các món ăn (chỉ riêng nói về bún, chúng ta
đã có hàng chục loại món ăn với bún mà mỗi món mang 1 hương vị riêng, đặc thù riêng),
sự bắt mắt, và giá cả phải chăng….
Thế nhưng:
Tuy cảnh đẹp nhưng cơ sở hạ tầng dành cho du lịch còn yếu kém:. Hệ thống giao thông,
tàu, xe, ga, sân bay, khách sạn và resort... chưa được đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu
của du lịch. Vấn đề môi trường ở Viêt Nam cũng tác động không kém phần quan trọng đến
sự phát triển của ngành...Bờ biển chỉ được sử dụng khoảng 5% cho du lịch.Đảo chỉ sử
dụng cho việc bảo vệ an ninh và xây dựng kinh tế.Sự đa dạng sinh học chỉ dành cho việc
bảo tồn bằng các khu bảo tồn biển, rừng quốc gia.Khác biệt về văn hóa :chênh lệnh khá lớn
giữa các vùng miền.
Ẩm thực tuy đa dạng về chủng loại; hương vị, mùi vị rất tuyệt vời nhưng chưa được xem
là 1 mũi nhọn của ngành du lịch để lôi kéo cũng như giữ chân khách du lịch, đặc biệt là
khách du lịch nước ngoài.Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phục vụ của các quán
ăn, nhà hàng là những vấn đề nên đề cập khi nhắc đến chiếc lược phát triển ngành du lịch
VN.
Và chúng ta đã:
Mạnh tỉnh nào tỉnh đó phát triển du lịch:bắt chước nhau trong các loại hình du lịch…; đầu

tư dàn trải, tràn lan.Lấn sông , biển; khai thác du lịch và quy hoạch tràn lan .… ; xây dựng
các khu du lịch trị giá hàng trăm triệu USD; khoanh vùng và biến đổi hoàn toàn sự hoang
sơ.Huỷ diệt những hòn đảo với giá trị hàng ngàn năm bằng bê tông và cốt thép.Đóng cửa
hầu hết các khu bảo tồn, sự gìn giữ chỉ là bề ngoài. Hàng ngàn ha rừng nguyên sinh bị chặt
phá và vẫn diễn ra dù là khu bảo tồn. Góp phần làm mất sự thuần chất vốn có của những
bản làng được đưa vào phục vụ du lịch.
Trong khi đó:
Sự phát triển về kinh tế -> xây lên những khu du lịch với nguồn nhân lực được đào tạo hời
hợt, chỉ là vẻ bề ngoài. Và cho tiếp quản những khu du lịch vài ba sao. Các khu du lịch đều
chạy theo lợi nhuận, lợi ích lâu dài và giá trị bền vững được tạm quên,khai thác tài nguyên
du lịch và phá huỷ môi trường đến mức báo động…
Theo sự phát triển chung:
Mọi thứ phát triển tới đỉnh điểm sẽ đi vào thoái trào.Du lịch tự túc ngày càng phát triển
theo sự phát triển của công nghệ thông tin. Những hành trình quá nhanh và hời hợt cũng
dần mất dần sự thích thú và thay bằng những gì nguyên sơ, vốn có, sẵn có, giá cao. Loại
hình du lịch tự túc gắn với thiên nhiên, con người nguyên sơ, nguyên chất sẽ là thế mạnh
trong tương lai -> sức hấp dẫn của Việt Nam với du khách quốc tế, với khách nội địa. Một
loại hình đầu tư ít nhất, cần sự tuyên truyền lâu dài, thử nghiệm và dàn trải. Quan trọng
hơn tất cả là cái tâm của người thực hiện.
*** Nỗi đau của du lịch Việt Nam: Nhiều lắm những bãi biển đẹp mê hồn nhưng quanh
năm chỉ có "Sóng vỗ bờ cát trong tiếng reo rì rào của hàng phi lao" thôi. Người Việt Nam
tự hào bởi VN có "Rừng vàng, biển bạc" Như sách vở viết nhưng người dân VN vẫn còn
nghèo đói lắm.
Du Lịch Việt Nam năm 2009 chắc chắn sẻ gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng Kinh
tế.Vậy chúng ta phải đối diện với vấn đề này như thế nào?
Có lẽ các Cty Lữ Hành,Lưu trú... các cơ quan ban ngành liên quan và cơ quan truyền thông
nên bắt tay nhau tìm ra những giải pháp. Có thể là đối thoại trực tiếp và một số hành động
cụ thể khác, có như vậy mới hy vọng chúng ta sẽ vượt qua được trong giai đoạn suy thoái
kinh tế hiện nay.Trích lời ông Hoàng Anh Tuấn- Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du
lịch tại báo cáo tình hình các Bộ- ngành năm 2008 ( 3/2009- Hà Nội)

”Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động
văn hóa đối ngoại trên cơ sở phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương
trong cả nước nhằm tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá những giá trị văn hóa,
lịch sử, đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. Công việc và tiến trình công việc sẽ
không ít, nhưng điều trước mắt là cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ và nghiệp vụ, giàu lòng yêu nước và tự
hào về Tổ quốc mình nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đối ngoại và
ngoại giao văn hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.”
1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành:
• Lữ hành: là việc xây dựng, bán và tổ chức tour; thực hiện 1 phần hay toàn bộ chương
trình du dịch cho khách du lịch ( open tour hay package tour).
• Hoạt động kinh doanh lữ hành là cầu nối cho việc cung và cầu du lịch.
+Lữ hành nội địa:là việc xây dựng,bán , tổ chức và thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chương
trình du lịch cho khách nội địa.
+Lữ hành quốc tế. là việc xây dựng,bán , tổ chức và thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chương
trình du lịch cho khách du lịch quốc tế..
1.3. Chương trình du lịch - sản phẩm khai thác của doanh nghiệp lữ hành.
Chương trình du lịch là gì?
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho
chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
Một chương trình du lịch là đứa con tinh thần của doanh nghiệp lữ hành. Để có 1 chương
trình hay và hấp dẫn , nhiều khi doanh nghiệp phải đầu tư công sức, tiền bạc cho việc đi
khảo sát thực tế, thiết kế tour, quảng cáo và bán thử chương trình ….
Tuy nhiên, có nhiều Cty nhỏ hiện nay có xu thế copy nguyên mẫu chương trình tour của
Cty lớn nhằm giảm tải chi phí ( chỉ đổi tên Cty hoặc đặt lại tên chương trình); có khi do
lười biếng hay sự kém hiểu biết của các nhà điều hành ….-> Vô hình trung làm cho sản
phẩm du lịch đi vào ngõ cụt, không có sự mới lạ trong du lịch-> khách mất hẳn hứng thú đi
du thị trường du lịch suy sụp◊lịch ( Vậy là thêm 1 nguyên nhân nữa khiến du lịch Việt
Nam chưa phát triển tốt ngoài nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu) .
Để có được 1 sản phẩm khai thác, doanh nghiệp cần phải đầu tư :

+ Thăm dò thị trường: xác định đối tượng khách du lịch , nhu cầu và sở thích du lịch; khả
năng tài chính và quỹ thời gian rảnh của khách ….Ngoài ra còn thăm dò các thông tin
trong và ngoài ngành, sự cạnh tranh trên thị trường của các đối thủ.
+ Thiết kế chương trình du lịch : xây dựng tuyến du lịch và độ dài của tour, các phương
tiện vận chuyển và cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống và các dịch vụ phụ (nếu có)….. và
hoạch định lộ trình, bố trí thời gian thực hiện chương trình sao cho hợp lý.
+ Định giá chương trình du lịch:Xác định công thức tính giá tour và xác định gía tiền
khách phải trả cho Cty để mua tour.
+ Bán thử sản phẩm : Để thăm dò thị trường
+ Điều chỉnh chiến lược kinh doanh : cho phù hợp thị trường. Điều chỉnh đối tượng phục
vụ, hạ giá thành sản phẩm, thiết kế lai chương trình hay nghiên cứu chương trình du lịch
mới….
1.4.Giá trị khai thác của các chương trình du lịch đối với doanh nghiệp.
Giá trị khai thác chương trình đối với doanh nghiệp tính theo nhiều cách:
- Giá trị khai thác= doanh thu khai thác thực tế chương trình doanh nghiệp/ tổng doanh thu
công ty* 100%
- Giá tri khai thác= tổng lượt khách công ty / tổng lượt khách chương trình đến với địa
phương*100%……..
1.5.Lý do chọn đề tài: “Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty
du lịch Đệ Nhất”
Hiện nay, trào lưu du lịch mới là tìm về với những miền quê và du lịch về nguồn, khám
phá. Một số nơi đã, đang và sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn. Tại Tp. Hồ Chí Minh , một số
điểm đến khá lý thú như: Khu du lịch Văn Thánh, Tân Cảng, Làng du lịch Bình Quới, Bà
Điểm- Hóc Môn ( 18 thôn vườn trầu), Vàm Sát- Cần Gìờ… và trong đó có quê hương “địa
đạo’. Vị trí quê hương địa đạo khá hấp dẫn: gần vùng đất của toà thánh Tây Ninh, gần “Tp.
Ánh Dương” và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, con người thôn quê chất phác và gan dạ….và
nằm gần con đường huyết mạch xuyên Á (tuyến du lịch của tương lai).
Có nhiều lý do nhưng em thấy việc chọn Củ Chi - Tây Ninh rất thích hợp cho những người
mới bước chân vào ngành du lịch. Hãy tự tin với những tour tuyến gần gũi và khi bạn đã
vững chắc thì hãy cố “ thoát khỏi cái bóng” của mình. Em nhớ 1 người thầy và bạn bè đi

trước đã khuyên em như vậy. Qua thực tế khi đi thực tập và manh nha bước chân vào
ngành lữ hành ,em cảm nhận như thế.
1.6.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, tính ứng dụng trong thực tiễn của đề tài.
Nghiên cứu 1 chương trình du lịch cụ thể , tìm hiểu các quy trình thiết kế và cách thức tính
giá tour; phân tích hiệu quả kinh doanh của 1 chương trình du lịch và đề ra các biện pháp
khắc phục khó khăn (nếu có) cho doanh nghiệp lữ hành.
1.7.Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin kết hợp với khảo sát thực địa.
1.8.Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Hiệu quả khai thác chương trình Củ Chi- Tây Ninh trong năm 2008.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I – Cơ sở lý luận khoa học :
1.1.Những khái niệm cơ bản:
Khái Niệm Du Lịch
Theo Liên Hiệp Quốc ( LHQ), các tổ chức lữ hành chính (International Union of Official
Travel Oragnization : IUOTO) :“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác
với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn , tức
không phải để làm một nghề hay một công việc để kiếm sống…”
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma,Italia (21/8-5/9/1963), các chuyên gia đưa ra
định nghĩa về du lịch :“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ ,hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì :“Hoạt động du lịch là tổng hoà các quan hệ và hiện
tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế , xã hội nhất định làm cơ sở , lấy chủ thể du lịch ,
khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện “.
Theo I.Ipirogionic 1985 :“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan với sự di chuyển và lưu trú lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ
ngơi , chữa bệnh , phát triển thể chất và tinh thần , nâng cao trình độ nhận thức văn hoá

hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên , kinh tế và văn hoá”
Theo nhà kinh tế học người áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì :“Khách du lịch
là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thảo mãn sinh hoạt cao cấp
mà không theo đuổi mục đích kinh tế” .
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách : du lịch là một trong những hình thức
di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác , từ nước này sang nước khác mà
không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế : du lịch là một ngành kinh tế , dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho
nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi có hoặc không kết hợp với các hạot động chữa bệnh ,
thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Kết luận :
Du lịch là đi đến một nơi khác xa nơi cư trú để nghỉ dưỡng … trong thời gian rỗi .
Du lịch bao gồm các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan
khám phá và tìm hiểu trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi , chữa bệnh ,giải trí ,thư
giãn …..trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống
định cư ; nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là làm việc kiếm tiền.
Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định
cư.
Tổ Chức Và Điều Hành Chương Trình Du Lịch
Là quá trình vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm du lịch. Đây là các giai đoạn hết sức phức
tạp và rất quan trọng trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch. Bao gồm : nắm bắt thị
hiếu của khách hàng -> từ đó xây dựng và thiết kế chương trình du lịch , chuẩn bị phương
tiện vận chuyển cho du khách, thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch …
Tổ chức và điều hành chương trình du lịch thành công nhất thiết cần chú trọng đến nhà
cung cấp dịch vụ du lịch , nguồn thông tin du lịch cần thiết cho kế hoạch xây dựng chương
trình du lịch ; đàm phán thiết kế chương trình phân tích và tích toán chi phí và lợi nhuận
quy trình thanh toán bảo hiểm và những điều khoản pháp lý liên quan.
a. Điểm Du lịch :Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn ( tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên nhân văn), có khả năng thu hút du khách.
Điều kiện để công nhận điểm du lịch quốc gia:

1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
3. Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ
sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ
khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
4. Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy
định của pháp luật.
Điểm du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận
(Điều 4 – luật du lịch,Điều 7 – Nghị định số 92/2007/NĐ-CP)
b. Tuyến Du lịch :Là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch kh ác nhau về chức năng
nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách .
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch
1. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính
chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;
Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc
theo tuyến.
2. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;
Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc
theo tuyến.
c. Chương trình Du lịch : là lịch trình được đặt trước của chuyến du lịch do công ty lữ hành
tổ chức trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch
vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán của chương trình. Nó là sản phẩm chủ
yếu và đặc trưng của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Khái niệm thứ hai về chương trình du lịch:
Chương trình du lịch được biểu hiện là những mẫu để người ta tổ chức những chuyến du
lịch một kế hoạch hành trình đã được định phải bao gồm :

Tổng quỹ thời gian dành cho du lịch : một ngày hay nhiều ngày.
Tuyến hành trình hay lộ trình.
Kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng ngày.
Phương án vận chuyển : lưu trú, ăn uống cùng các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Phân loại chương trình du lịch:
Căn cứ vào phương thức tổ chức chia làm 3 loại cơ bản:
Chương trình du lịch theo nguyện vọng khách hàng: khách hàng không bị ràng buộc về
thời gian, đáp ứng được nhu cầu của du khách về chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn.
Chương trình du lịch do doanh nghiệp lữ hành tổ chức xây dựng và thực hiện : khách hàng
sẽ biết trước nội dung chương trình cũng như phương tiện, thời gian, loại khách sạn và giá
cả định sẵn rồi mới quyết định lựa chọn tour muốn đi.
Nhược điểm của loại tour này là du khách phụ thuộc vào công ty bán sản phẩm về lịch
trình đã định và có thể bị mất chi phí vào những dịch vụ mà du khách không sử dụng.
- Chương trình kết hợp hai loại trên.
1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh lữ hành.
a. Đặc điểm về sản phẩm lữ hành: là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch nhằm phục
vụ khách trong quá trình đi du lịch.
Sản phẩm du lịch là toàn bộ những yếu tố phục vụ cho khách du lịch nhằm đáp ứng nhu
cầu và mong muốn của họ. Nó bao hàm các dịch vụ về du lịch, hàng hóa, các tiện nghi
cung cấp cho du khách, được tạo bởi các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và lao động du lịch tại
một vùng, một cơ sở nào đó.
b. Đặc điểm về các yếu tố cấu thành:gồm có:
- Những thành phần tạo lực hút( hấp dẫn ) du khách:các điẻm du lịch, tuyến du lịch để thoả
mãn cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách. Đó là những cảnh quan thiên
nhiên đẹp nổi tiếng; các kì quan, di sản văn hoá thế giới; các di tích lịch sử mang đậm nét
đặc sắc văn hoá quốc gia, vùng miền….
- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển du lịch) : Mạng lưới cơ sở lưu trú : khách
sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách;cửa hàng phục vụ ăn uống kĩ
thuật, cơ sở kĩ thuật phục vụ vui chơi giải trí , hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm
phục vụ nhu cầu đi lại của khách …

- Vận chuyển du lịch: được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch.
**** Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh cung cấp cho khách bao gồm các sản phẩm vật
chất hữu hình như ăn uống nhưng đồng thời phần lớn thể hiện bằng các loại dịch vụ. Nói
đến sản phẩm du lịch là nói đến dịch vụ du lịch. Nó là sản phẩm của lao động sống của
ngành du lịch nhằm phục vụ khách du lịch bao gồm : vận chuyển, hướng dẫn viên, ăn ở,
chăm sóc sức khỏe và an toàn cho khách, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và các
dịch vụ bổ sung như massage, thu đổi ngoại tệ, giặt ủi.. được gói gọn trong tour du lịch.
Tùy vào nhu cầu của du khách mà mỗi chương trình du lịch có đặc điểm khác nhau về tính
tiện lợi.
- Dịch vụ du lịch là 1 quá trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ . Do
đó , phải có sự phối hợp hài hoà, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự thiện cảm
cho du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.
c. Đặc điểm về các đối tượng phục vụ: Phục vụ cho tất các du khách nhưng luôn tôn trọng
và dựa vào nhu cầu du lịch của họ:
- Chữa bệnh- nghỉ ngơi
- Giải trí
- Thể thao- mạo hiểm
- Công vụ
- Văn hoá- tìm hiểu lịch sử
- Sinh thái- du lịch xanh
- Về chiến trường xưa
- Hội nghị…..
-
1.3 Vị trí và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch.
a. Vị trí. Hoạt đông kinh doanh: không thể thiếu trong mỗi công ty đặc biệt là ngành du
lịch. Không có kinh doanh có nghĩa là không có sự tồn tại bởi vì nó đem lại lợi
nhuận,nguồn sống …. cho Cty.Cho nên kinh doanh là bộ phận rất cần thiết và không thể
thiếu của một cty.
b. Ý nghĩa. đem lại doanh số và lợi nhuận cho cty nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của cty

1.4 Vai trò của bộ phận điều hành trong kinh doanh du lịch.
Đối với công ty nhà nước:
Điều hành là người đặt các dịch vụ sau khi hợp đồng đã được ký kết, nếu đặt sai thì phải
bỏ tiền bù lỗ.
Đối với công ty tư nhân (TNHH), Cty liên doanh, cổ phần…..
Điều hành là cánh tay mặt của Giám Đốc, linh hồn của Cty.
Điều hành là người chỉ đạo tất cả mọi hoạt động như: ký kết hợp đồng với khách sạn và
các khu du lịch, sales, doanh số, nhân sự và đặt các dịch vụ trên tour như: Khách sạn, nhà
hàng, xe, ăn uống...),
Là người triển khai chiến lược kinh doanh và quản lý phòng sales, đưa ra các bảng giá dịch
vụ để nhân viên sales ký hợp đồng.
Kết hợp mật thiết với Hướng dẫn viên trong quá trình thực hiện tour, xử lý tình huống trên
tour….
1.5 Hoạt động của bộ phận kinh doanh ( Sales và marketing) trong bộ phận điều hành:
Vai trò của Sales và marketing trong hoạt động của điều hành: các bộ phận này phải luôn
gắn kết với nhau, vì điều hành là người nắm vững giá các dịch vụ (xe, nhà hàng, khách sạn,
điểm tham quan)
Nhân viên sales phải luôn duy trì mối quan hệ với điều hành để tính giá tour chính xác, cập
nhật kiến thức tuyến điểm, dịch vụ… để tư vấn cho khách
Marketing, là bộ phận lên các chương trình khuyến mãi cho công ty, tiếp thị hình ảnh của
công ty đến khách hàng thì cũng phải dựa vào điều hành để lên kế hoạch và dự trù kinh phí
marketing.
Vd: chi phí quà tặng, hậu mãi, giảm giá...
1.5.1.Khái niệm về Sales và Marketing.
1. Sales:
Rất khó khái niệm về Sales, chỉ biết là:Công việc bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi
seller (người bán hàng) cũng phải có những tố chất riêng thì mới thành công không chỉ
trong lĩnh vực du lịch mà trong tất cả các ngành nghề.Sales tốt hay không còn phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố. Nhưng chủ yếu là 2 yếu tố chủ quan và khách quan.
+ Về Chủ quan: phải đam mê nghề này để chiến đấu. Chịu khó, chịu học hỏi và lòng kiên

trì... đó là những đức tính rất quan trọng. Khi tiếp xúc khách hàng ,cần có đủ độ tự tin cần
thiết và khả năng giao tiếp tốt cũng là một lợi thế đáng kể trong sales...
+ Về khách quan: vấn đề này khá nhạy cảm, nếu sales tốt nhưng làm cho đơn vị mà sản
phẩm họ không nổi tiếng trên thị trường hay sản phẩm không có chất lượng thì…. Ngược
lại, nếu ngưòi sales chưa có kinh nghiệm nhưng được làm việc cho 1 đơn vị sở hữu sản
phẩm tốt sẽ giúp bạn tự tin và mạnh mẽ trong việc tiếp xúc khách hàng hơn. Bên cạnh đó,
yếu tố cạnh tranh cũng đặc lên hàng đâu, vì vậy cần phải nhanh nhẹn, quan sát tốt và đặc
biệt nắm thông tin thật tốt về đối thủ cạnh tranh và Khách hàng==> chiến thắng.
Về sales du lịch :có thể sales trực tiếp hoặc sales gián tiếp qua internet. Tuy nhiên, không
ai bước chân vào nghề sales là giỏi ngay được cho dù tốt nghiệp ra trường loại giỏi....
chính vì vậy học hỏi kinh nghiệm của nghiệm của người đi trước và vận dụng khả năng
của mình là quan trọng nhất. Có vấp ngã -> làm tốt hơn lần sau... nghề sales là như vậy!
(suy rộng ra tất cả mọi nghể, mọi việc đều “ Vạn sự khởi đầu nan”)
2. Marketing :Có nhiều khái niệm về Marketing
Marketing :
Theo Philip Kotler:” Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn
những nhu cầu, mong muốn của họ thồng qua trao đổi”.
Mc.Kenna:” Marketing is everything” (Marketing là mọi việc).
->>>Marketing là sự hoàn thiện, sự nỗ lực đưa sản phẩm, dịch vụ đến đúng khách hàng và
địa điểm, thời gian đã hoạch định.
• Marketing du lịch : là tiến trình nghiên cứu , phân tích những nhu cầu của khách hang,
những sản phẩm dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng , hỗ trợ để đưa khách
hang đến với sản phẩm nằm thoả mãn nhu cầucủa họ ; đồng thời đạt được những mục tiêu
của tổ chức( lợi nhuận)”( Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng và cố định nên những đơn vị
cung ứng du lịch phải tìm cách đưa khách hang đến với sản phẩm).
Marketing du lịch hiện nay đã trở thành một tổng hợp các phương pháp quảng cáo du lịch
ngày càng hoàn chỉnh để sử dụng vào việc đầu tư và cải tạo những thị trường du lịch, đặc
biệt những thị trường giàu tiềm năng và sức phát triển như Việt Nam. Marketing đã thực
sự trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu đi du lịch của mọi người. Đến nay
vẫn chưa có một định nghĩa nào được hoàn chỉnh bao quát được toàn bộ ý nghĩa và nội

dung của Marketing du lịch.
Tuỳ theo từng khu vực, từng lĩnh vực, từng mục đích mà người ta nêu những định nghĩa về
Marketing du lịch khác nhau. Nhưng chắc chắn, dù khác nhau thế nào đi nữa, những cốt lõi
và nguyên lý cơ bản của Marketing du lịch cũng được dựa trên những cốt lõi và nguyên lý
của Marketing nói chung.
8 P trong Marketing du lịch
1. Probing :Nghiên cứu thị trường
2. Partitioning phân khúc thị trường
3. Prioritizing:Định vị mục tiêu ưu tiên.
4. Positioning the competitive options :Định vị mục tiêu cạnh tranh.
5. Product :Sản phẩm
6. Price :Giá cả
7. Place: địa điểm
8. Promotion :Chiêu thị
Có ý kiến khác cho rằng 8 chữ P cấu thành Marketing trong Du lịch là:
- Trước hết phải kể đến 4 chữ P truyền thống:
1. Product (sản phẩm )
2. Place (địa điểm)
3. Promotion (Quảng bá)
4. Price (Giá cả)
- Ngoài ra, còn 5 chữ P bổ sung trong lĩnh vực khách sạn - lữ hành là:
1. People (Con người)
2. Packaging (Trọn gói)
3. Positioning (Định vị sản phẩm)
4. Programming (Lập trình) hay Pro( chuyên nghiệp)
5. Partnership (Đối tác)
1.5.2.Lợi ích của Sales và Marketing:
Quảng bá dịch vụ lữ hành bằng các phương tiện liên lạc trong mọi thời điểm.Đón tiếp bất
cứ khách hàng quan trọng nào của Cty khi có yêu cầu.Nắm rõ các thông tin như:
o Thông tin về ngân sách chi tiêu cho quảng cáo nhằm mục đích không vượt quá ngân sách

cho phép.
o Lập danh sách về các hợp đồng quảng cáo gần nhất.
o Tổng kết chi phí quảng cáo hàng tuần nhằm đảm bảo mỗi phiếu thanh toán quảng cáo
đều có mẫu quảng cáo đính kèm theo nó.
o Chịu trách nhiệm duy trì và cập nhật danh sách quảng cáo.
Xác định các nhu cầu khách hàng và đảm bảo các dịch vụ khách hàng được đáp ứng hiệu
quả:Xác định và gợi ý các khách hàng tiềm năng bằng cách phân tích thông tin thống kê
được cùng với lịch sử khách hàng, tham gia phỏng vấn khách hàng, chuẩn bị các báo cáo
phân tích về khách hàng.Thường xuyên quan tâm tới các khách hàng truyền thống, khách
hàng tiềm năng để xem xét các hợp đồng với họ, đặc biệt là các khách hàng thương mại.
Cập nhật các sản phẩm du lịch giữa các vùng miền, nắm giá các cơ sở cung cấp dựa trên
các hợp đồng ký kết. Phát triển, khuyến khích, và quan hệ thân mật với cộng đồng, khách
hàng và các tổ chức thương mại.Duy trì mối quan hệ công việc chặt chẽ với các cung cấp
dịch vụ, khách hàng, nhân viên, phương tiện truyền thông, các công ty, tổ chức chuyên
nghiệp, các đơn vị uỷ thác và khách hàng tiềm năng..
Giám sát các vấn đề liên quan tới các đối thủ cạnh tranh (địa điểm, giá, dịch vụ) hàng quý
hoặc nhiều hơn nếu cần thiết. Cung cấp các dịch vụ sau bán và đảm bảo các tất cả các
khiếu nại của khách hàng được xem xét nghiêm túc và được chuyển tới các phòng ban có
liên quan nếu cần thiết.
Ghi lại hoạt động bán hàng hằng ngàyGhi lại độ thoả mãn của khách hàngĐệ trình các báo
cáo về việc bán hàng cho các khách hàng có trong danh sách khách hàng hàng tháng.
Xúc tiến các dịch vụ thường xuyên của Công ty du lịch. Đạt được doanh thu dự kiến từ các
khách hàng chủ chốt, hướng tới triển vọng mới thông qua việc chuẩn bị và thực hiện các kế
hoạch hành động.
Xác nhận các thoả thuận bằng miệng và bằng văn bản.Đảm bảo các khiếu nại của khách
hàng phải được xem xét, kiểm tra và theo dõi từ đầu.
Thương lượng về giá cả với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ sau bán, đặc biệt đảm bảo
tất cả các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng phải được xem xét nghiêm túc, cẩn thận, và
được chuyển tới các phòng ban tương ứng giải quyết nếu cần thiết.
Thúc đẩy Công ty du lịch phát triển trong khu vực và vùng.Xúc tiến hình ảnh Cty trong

mọi thời điểm và bằng mọi phương tiện liên lạc.
1.5.3.Yêu cầu đối với nhân viên Sales và Marketing:
Thông hiểu về hoạt động và các ứng dụng của máy tính, hệ thống xử lý dữ liệu.Nắm rõ các
thông tin trong việc xây dựng tour tuyến và giá của chúng.Luôn giữ thông tin liên lạc với
các các phòng ban khác, đặc biệt là các phòng quan trọng như: Điều hành, kế toán, …
Hoạt động Sales và Marketing có mối liên hệ mật thiết và không tách rời nhau.
Điều cần nhất của 1 người sale là tính kiên trì , sự trung thực, là tình yêu với nghề đã chọn:
1. Hiểu rõ sản phẩm mình đang bán + đối tượng khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ
ra sao. Nắm bắt được các tour tuyến, các địa danh du lịch trong cả nước rồi nước ngoài, cả
những kiến thức về xã hội của từng vùng từng miền để bạn có thể tư vấn cho khách .
2. Tìm được đúng người phụ trách vần đề chính về việc đi du lịch của công ty.
3. Sale phone là 1 trong những cách sale phổ biến.Muốn bán được tour, ít nhất 1 lần phải
gặp được người khách mà mình đã trao đổi qua điện thoại. Hạn chế gửi chương trình qua
fax,email.
4. Khi có cơ hội đi đấu giá tour trực tiếp tại công ty khách với những đơn vị khác, cần khéo
léo nói như thế nào đó để khách hàng biết rằng bạn cũng có thể làm được những gì mà
khách hàng yêu cầu, nhưng không phải là ngay tức khắc.
5. Trong giá tour , phải trích ra 1 ít gọi là tiền “hoa hồng” cho người trực tiếp làm việc với
mình, và phải thật tế nhị khi đề cập đến việc này.
6. Tâm lý chung của khách hàng là rất thích được " tặng", hãy có những phần quà hay giải
thưởng gì đó kèm trong chương trình tour.
7. Khi làm chương trình, phải chú ý về cách thức trình bày, lỗi chính tả, đừng ghi tắt những
địa danh (ví dụ Tp. HCM...).Nhớ để lại danh thiếp Cty hoạc của mình. Đừng quên đề kính
gửi người phụ trách ( Vd: Anh a, chị B, Hay Cty C…) phía trên tên mình và ngay dưới tên
chương trình….-> Tỏ ra tôn trọng khách hàng và dễ chiếm được cảm tình của họ.
8. Trước khi đi gặp khách cần phải chuẩn bị sẳn chương trình, nắm các dịch vụ ( ăn uống,
xe, hướng dẫn) vì khách hàng hay đòi hỏi và chuẩn bị tâm lý khi khách trả giá. Khi gặp
khách hàng, tránh việc nói nhiều; chỉ nói những gì cần nói, phải lắng nghe những gì khách
hàng nói -> nắm bắt được những yêu cầu của khách. Và trong suốt buổi nói chuyện cũng
phải biết nói những chủ đề ngoài lề …

9. Khi sale vào 1 công ty lớn, nếu không đủ tự tin để đi gặp khách hàng, nên nhờ sự hỗ trợ
của cấp trên.Nhưng phải cẩn thận, chớ để lộ thông tin quá nhiều vì đôi khi họ chiếm đoạt
luôn khách hàng của mình.
10. Khi có những khách hàng thân thiết thì đừng nên quên: Tặng hoa vào ngày thành lập
công ty họ, sinh nhật họ....
11. Hãy cho khách biết công ty bạn đã từng tổ chức những tour lớn như thế nào, có những
khách hàng nào (khách hàng này phải nổi tiếng trên thị trường nhé) không có nghĩa là bạn
khoe khoang ( còn tùy vào cách nói của bạn + thời gian bạn nói về đề tài này). Điều này
làm cho khách có lòng tin ban đầu đối với công ty bạn.
12. Hãy xem khách là 1 người bạn, đừng quá sợ sệt khi tiếp xúc họ, và hãy nhớ rằng có rất
nhiều hợp đồng được ký kết không phải tại chính cơ quan đó mà có thể tại 1 khung cảnh
nào đó dễ gây được ấn tượng của mình đối với khách hàng ( Vd: Trên bàn ăn, nơi quán
café hay 1 nhà hàng nào đó… chẳng hạn)
Marketting quan trọng, quan trọng hơn là uy tín và chất lượng.Và điều đó là vừa PR, vừa
tạo sự uy tín. Trong kinh doanh, uy tín và chất lượng là quan trọng ;nhưng riêng ở lĩnh vực
du lịch thì sản phẩm lại rất khác biệt , sản phẩm được tiếp cận mà không có công cụ nào
đánh giá được chất lượng cả . Marketing và PR làm nên uy tín công ty và khách hàng sẽ
dựa trên uy tín đó mà lựa chọn nhà cung cấp .
Làm thế nào để trở thành một marketing du lịch giỏi?
Làm một nhân viên Marketing giỏi thì cũng trở thành được một hướng dẫn viên giỏi và
một nhà điều hành làm được việc.
Marketing du lịch giỏi phải hội tụ những điều cơ bản rồi mới giỏi được:
-- Phải nắm tối thiểu các kiến thức trong ngành du lịch ,đã được đào tạo ở ghế nhà trường.
-- Học hỏi những kinh ngiệm trong nghề (của những người đi trước) và phải nắm được
nhều kiến thức xung quanh (XH, chính trị, tự nhiên ,vi tính.vv.v)=>biết rộng nhưng am
hiểu rõ chứ không quá lan man.
-- Có 1 ít tố chất của 1 người làm trong nghề( sáng tạo, giao tiếp tốt, hoạt bát,lanh lẹ) và
đặc biệt là yêu nghề
Nguyên tắc chung, mình phải hiểu thật rõ về "sản phẩm" của mình thì mới mong lan tỏa
được cho người khác... nôm na là mình phải cảm nhận được mình bị sản phẩm của mình

"chinh phục" thì mới mong chuyện mang sản phẩm của mình đi chinh phục khách hàng
được...
Và Marketing cho một T.O (hãng lữ hành) thật là khác với T.A (đại lý du lịch)... hotels,
resorts, restaurants thì... càng khác!
1. " Muốn bán được sản phẩm thì người bán phải thật hiểu sản phẩm đó ".Có như vậy bạn
mới tư vấn cho khách hiểu về sản phẩm dịch vụ mình được hưởng là như thế nào. Nếu các
bạn muốn bán tour với giá cao, tour chất lượng nhưng không hiểu về nó thì làm sao thuyết
phục được khách.
2.Nhân viên Marketing phải có " Kiến thức xã hội rộng":đơn giản là..khách hàng mua tour
đa số không phải làm du lịch...( Họ đều có chức vị quan trọng trong công ty, tổ chức..mới
có quyền quyết định) Họ không hiểu mới cần đến chúng ta; đa số họ làm trong các ngành
CNTT, Giáo Dục, Công Nghiệp.....
Ví dụ:Khi thị trường chứng khoán đang rất phát triển...có thể nói là hot..với nhiều tin tức
phát đi hàng ngày...Nếu bạn muốn bán tour cho một ngân hàng chẳng hạn...mà bạn biết
ngân hàng đó đang có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khóan ( TTCK ) thì các câu
chuyện bên lề với chủ đề về chứng khóan là cực kỳ quan trọng...( nói nhỏ) mình cũng có
lần từng đi sales mà có nói chuyện gì về tour đâu...mà hợp đồng lớn vẫn cứ ký.
3.Phong cách của nhân viên sales : phải cho khách hàng thấy được hình ảnh của công ty
( vì bạn là đại diện của công ty mà ) mới có thể tin tưởng mà mua tour của bạn được....
4.Giá trị Thương Hiệu của công ty mà bạn làm trên thương trường :uy tín, thương hiệu của
công ty bạn được khách hàng biết được qua các kênh thông tin đa chiều sẽ giúp bạn sales
dễ dàng hơn.
5." Khách hàng là trung tâm " phục vụ khách hàng tốt nhất có thể...khi khách hàng hài lòng
họ trả tiền cao, lợi nhuận cao thì lương cao.Mà khách hàng hài lòng họ sẽ giới thiệu cho
khách hàng khác -> khách hàng sẽ ngày càng nhiều.
6." Yêu Nghề " bạn muốn trở thành Marketing giỏi thì bạn phải yêu nghề.....một chân lý
đơn giản nếu không yêu nghề thì sẽ không bao giờ trở thành Marketing giỏi được..." Sự tận
tâm, lòng yêu nghề luôn phải được tâm niệm " .
*** Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Cùng với
nó là sự thay đổi về thói quen cũng như tập quán tiêu dùng của khách hàng.Marketing đang

dần chuyển qua 1 hình thái cao hơn:Marketing trực tuyến. Đứng trước những thay đổi đó,
những người làm marketing “mới” ngoài những phẩm chất vốn có, Cần phải có:
• Kỹ năng quản lý thông tin: Những nhà marketing có những thông tin hay về khách hàng
và những những thông tin thật sự hữu ích, giúp cho◊thông tin hay hơn cho họ. công việc
kinh doanh của doanh nghiệp.
• Hiểu biết về công nghệ thông tin: Các nhà marketing trực tuyến cần phải hiểu biết về các
kỹ năng công nghệ thông tin để ứng dụng trong công việc của mình.
• Vốn tri thức:. Những tài sản vô hình như vốn tri thức hay các kiến thức chuyên môn là
nguồn tài sản vô giá mà người làm marketing cần phải có.
• Khả năng xử lý thông tin nhanh: Tất cả người mua đều đang rất khắt khe và khó tính bởi
vì đang có một số lượng rất lớn các nhà cạnh tranh trên toàn cầu, tất cả đều đang cạnh
tranh rất khốc liệt. Do vậy, khả năng xử lý thông tin và đưa ra những giải quyết kịp thời là
yếu tố vô cùng quan trọng.
Cùng với sự hòa nhập và phát triển của thị trường trong và ngoài nước, các doanh nghiệp
Việt Nam vươn lên không ngừng đạt được đỉnh cao với thương hịêu của mình đặc biệt là
với các công ty Du lịch nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng đều có
chung định hướng phát triển đó. Việt Nam với ngành công nghiệp không khói phát triển vũ
bão như hiện nay đòi hỏi ở các công ty du lịch cần phải đẩy mạnh thương hiệu hoạt động
của mình hơn nữa.
Với tốc độ phát triển Internet rất nhanh như hiện nay, đối thủ cạnh tranh của bạn luôn tìm
cách kiểm soát phần thị trường đáng kể trên mạng Internet (tương tự như một phân khúc
thị trường hoặc khu vực địa lý trên thực tế) và nếu họ giành được thị phần đó sớm hơn bạn,
bạn sẽ khó có thể giành lại nó. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì
các công ty cần có những phương tiện hỗ trợ cần thiết để thu hút sự quan tâm của mọi
người và Website chuyên nghiệp là công cụ tốt nhất nhanh nhất hiệu quả nhất để đưa mọi
người đến với công ty bạn.
Khi có 1 website bạn sẽ được: quảng cáo không giới hạn, cơ hội liên kết và hợp tác làm ăn
trên mạng rất lớn, các ứng dụng cho web được sử dụng ngày càng phổ biến giúp bạn làm
được nhiều việc hơn với website của bạn, Website cho phép dễ dàng có thông tin phản hồi
từ phía khách hàng, việc kinh doanh của bạn sẽ mở cửa 24 giờ mỗi ngày, chi phí nhân viên

thấp, tạo một hình ảnh về công ty bạn được tổ chức tốt hơn, tiết kiệm được bưu phí và chi
phí in ấn, cải tiến hệ thống liên lạc, có mặt trên mạng đồng hành với đối thủ cạnh tranh.
Du lịch Việt Nam muốn phát triển thương hiệu cách nào khác nhanh nhất là xây dựng
website riêng cho mình và rất nhiều doanh nghiệp đã thành công với website của mình.
II- Cơ sở lý luận thực tiễn :
2.1.Tình hình kinh doanh lữ hành tại Tp. HCM những năm gần đây :
Với ưu thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng cơ sở vào loại tốt nhất cả nước, TP. Hồ Chí
Minh trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam. TP.Hồ Chí
Minh là cửa ngõ quốc tế đón khách du lịch bằng đường hàng không, đường biển và là đầu
mối giao thông đường bộ trung chuyển khách của khu vực Tây – Đông Nam Bộ. Bên cạnh
đó, với vị trí là Trung tâm kinh tế - văn hóa – tài chính – thương mại – dịch vụ vào loại tốt
nhất cả nước như hệ thống các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, phương tiện vận
chuyển và đội ngũ cán bộ - nhân viên ngành du lịch được đào tạo bài bản và nhiều kinh
nghiệm, thành phố là nơi đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách du lịch đặc biệt là khách cao
cấp.
Trong năm 2007, Thành phố đã đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 15% so với năm
trước. Khách quốc tế tới thành phố chủ yếu là khách có mức chi trả khá cao đến từ các
nước như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Canada, Nga… Tổng doanh thu du lịch trong
năm vừa qua là 24.000 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2006.( Năm 2007 cả nước đón 4,2
triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 56.000 tỷ đồng).
Song trên thực tế, tài nguyên du lịch tự nhiên của Thành phố còn tương đối hạn chế và việc
liên kết với các địa phương khác trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch liên vùng, nhằm
khai thác triệt để những tiềm năng cũng như lợi thế du lịch của các địa phương, bổ sung và
thúc đẩy sự phát triển đồng bộ là vô cùng cần thiết.
Cho tới nay, Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch TP.Hồ Chí Minh đã ký kết chương trình hợp
tác phát triển du lịch với 17 tỉnh, thành phố như: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Định, Bình
Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,
Tiền Giang, Long An, Đăk Nông, Đăk Lak, Gia Lai, Kon Tum. Việc hợp tác được triển
khai trên nhiều lĩnh vực như quy hoạch, đầu tư; Quảng bá, xúc tiến; Phát triển sản phẩm du
lịch; Đào tạo nguồn nhân lực.

Một ví dụ cụ thể về kết quả đạt được trong sự liên kết với các địa phương khác thời gian
qua của du lịch Thành phố chính là sự phối hợp với Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch Bình
Thuận, Lâm Đồng hình thành Tam giác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Phan
Thiết – Đà Lạt. Ba bên đã có những cuộc họp bàn thống nhất nội dung hợp tác và vào cuối
tháng 7/2007 đã tổ chức lễ ký kết chương trình hợp tác giữa 3 địa phương tại Bình Thuận.
Có thể nói, việc hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh – thành phố trong thời gian qua đạt
được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở này thì nội dung liên kết
hợp tác vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan quản lý ngành giữa 2 địa phương. Một số nội dung trong các bản ký kết
còn chưa thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
Trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư du lịch, sự hợp tác giữa Các Sở Văn hóa- Thể thao và Du
lịch của các địa phương chủ yếu được tổ chức dưới dạng các đoàn khảo sát, hỗ trợ tổ chức
các hội nghị, hội thảo giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư du lịch. Các công ty của TP.Hồ
Chí Minh đầu tư vào du lịch các tỉnh chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân là do địa
phương chưa quảng bá, kêu gọi đầu tư nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc khai thác sản phẩm du lịch mới trong liên kết với các địa phương hiện nay của các
công ty du lịch TP. Hồ Chí Minh chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, các tour, tuyến
còn chưa phong phú. Điều này có nhiều nguyên nhân song do cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại
điểm du lịch ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch,

×