Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

“Giải pháp nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của chợ Mỹ Bình trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.24 KB, 25 trang )


1
A.MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế,
xã hội theo chủ trương của Đảng, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô
thị hóa là sự hình thành và phát triển khá nhanh của Trung tâm thương mại, siêu
thị hiện đại và hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Long Xuyên, đã đáp ứng khá
đầy đủ nhu cầu các loại hàng hóa cho tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân của
các tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố. Song, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện
nhiều vấn đề bức xúc, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ liên
quan đến sức khỏe của người dân và hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của
cộng đồng và người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Những năm gần đây, thành phố Long Xuyên đã đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và hộ tiểu thương kinh doanh tại
các chợ về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Qua đó, đa số
hộ tiểu thương tại các chợ Trung tâm đều có ý thức chấp hành các quy định về
VSATTP. Đồng thời, năm 2012, được sự chấp thuận của tỉnh, thành phố Long
Xuyên đã chọn chợ Mỹ Bình để xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm và sau đó tiến hành nhân rộng mô hình chơ thí điểm này ở các
chợ xã, chợ phường, nhất là chợ phường còn lại trên địa bàn thành phố.v.v.
Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm của chợ Mỹ Bình, phường Mỹ Bình cho các chợ ở các xã, phường còn
lại trên địa bàn thành phố Long Xuyên chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm
VSATTP, nhất là thực phẩm tươi sống còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, nguồn gốc
và xuất xứ các sản phẩm tại các chợ chưa rõ ràng, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng đầy đủ theo tiêu chí chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…Vì
vậy, em chọn đề tài “Giải pháp nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm của chợ Mỹ Bình trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến năm
2015” làm tiểu luận tốt nghiệp lớp TCLLCT – HC B64. Do mô hình chợ vừa nêu
mới được triển khai xây dựng thí điểm và hoạt động cuối năm 2012, nên chưa có
sự tổng kết, đánh giá và thiếu tư liệu để nghiên cứu, nên đề tài không tránh khỏi


thiếu sót, kính mong quý thầy, cô góp ý và niệm tình thứ lỗi cho em.v.v.

2
B.NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỢ THÍ
ĐIỂM ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CHỢ MỸ
BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2012 ĐẾN
NAY
1.1.Quan niệm và sự cần thiết về xây dựng mô hình chợ đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) ở nƣớc ta hiện nay
a.Quan niệm về mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở
nƣớc ta
Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống
hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được
sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự
an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu
dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện,
biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển
cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại
cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là
công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực
phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
Mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: là mô hình chợ mà các
loại hàng hóa bày bán trong chợ (gồm rau, cũ, quả; gia súc, gia cầm, trứng gia
cầm; thủy sản; thực phẩm chế biến và dịch vụ ăn uống; thực phẩm bao gói sẵn;
thực phẩm khô, mắm…) phải có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm tươi sống phải

được cơ quan chức năng kiểm dịch, cơ sở vật chất và trang thiết bị của thương
nhân phải đảm bảo theo thiết kế quy định về vệ sinh, các hộ tiểu thương kinh

3
doanh phải được khám sức khỏe theo quy định Bộ Y tế và chấp hành đúng các
quy định về VSATTP.
b.Những nhóm tiêu chí chủ yếu của mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm ở nƣớc ta hiện nay.
(1) Nhóm tiêu chí về công tác quản lý, giám sát của đơn vị quản lý chợ :
Phải bố trí riêng biệt khu thực phẩm tươi sống, khu thực phẩm chín và dịch
vụ ăn uống; có hệ thống tiêu thoát nước tốt, không ngập, đọng nước bẩn, có nơi
thu gom rác thải và tổ chức vận chuyển rác hàng ngày tới nơi xử lý theo quy định;
khu vực ăn uống phải được cung cấp nước sạch; phối hợp tốt với cơ quan chức
năng giám sát, kiểm tra an toàn thực phẩm và tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực
phẩm; khu vực ăn uống có các khuyến cáo tranh, ảnh về an toàn vệ sinh thực
phẩm…
(2) Nhóm tiêu chí về hàng hoá, ngƣời kinh doanh thực phẩm và cơ sở
vật chất:
- Ngành hàng/mặt hàng( rau, củ, quả): về hàng hóa/sản phẩm phải tươi
sống và không sử dụng chất bảo quản thuộc danh mục cấm; về người kinh doanh
phải được tập huấn kiến thức kinh doanh thực phẩm, kiến thức VSATTP theo quy
định; về cơ sở vật chất, nơi bày bán sản phẩm phải làm bằng vật liệu không bị rỉ,
không gây ô nhiễm, dễ vệ sinh, cách mặt đất tối thiểu 40cm.
- Ngành hàng/mặt hàng( gia súc, gia cầm, trứng gia cầm): về hàng
hóa/sản phẩm phải tươi sống, có kiểm dịch thú y, không sử dụng chất bảo quản
thuộc danh mục cấm; về người kinh doanh, phải có tập huấn kiến thức về kinh
doanh thực phẩm, kiến thức VSATTP theo quy định; về cơ sở vật chất, nơi bày
bán sản phẩm phải làm bằng vật liệu không rỉ, không gây ô nhiễm, dễ vệ sinh,
cách mặt đất tối thiểu 40 cm.
- Ngành hàng/mặt hàng( thủy sản): về hàng hóa/sản phẩm phải tươi

sống, không sử dụng chất bảo quản thuộc danh mục cấm; về người kinh doanh,
phải có tập huấn kiến thức về kinh doanh thực phẩm, kiến thức VSATTP theo quy

4
định định; về cơ sở vật chất, nơi bày bán sản phẩm phải làm bằng vật liệu không
rỉ, không gây ô nhiễm, dễ vệ sinh, cách mặt đất tối thiểu 20 cm.
- Ngành hàng/mặt hàng(thực phẩm chế biến và dịch vụ ăn uống): về
hàng hóa/sản phẩm, thức ăn phải được che đậy tránh ruồi, bụi, mưa, gió, không
sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế; về người kinh
doanh, phải có tập huấn kiến thức về kinh doanh thực phẩm, kiến thức VSATTP
theo quy định, khám sức khỏe theo quy định, không hút thuốc hoặc nhai kẹo cao
su khi chế biến thức ăn, giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng bao tay, đeo tạp đề khi
chế biến thức ăn; về cơ sở vật chất, nơi chế biến, bày bán sản phẩm phải làm bằng
vật liệu không rỉ, không gây ô nhiễm, dễ vệ sinh, cách mặt đất tối thiểu 60 cm,
cách nguồn ô nhiễm, nhà vệ sinh >5m, dụng cụ ăn uông (đũa, muỗng, tô, dĩa,
chén…) phải sạch sẽ, sử dụng nước sạch cho khâu chế biến thực phẩm và rửa
chén, bát, dĩa và thùng chứa rác phải có nắp đậy.
- Ngành hàng/mặt hàng( thực phẩm bao gói sẵn): về hàng hóa/sản phẩm
bao bì chứa đựng sản phẩm phải có nhãn hàng hóa đầy đủ các thông tin về sản
phẩm theo quy định về ghi nhãn hàng hóa, tuyệt đối không bày bán thực phẩm
quá hạn, kém chất lượng ; về người kinh doanh phải có tập huấn kiến thức về
kinh doanh thực phẩm, kiến thức VSATTP theo quy định; về cơ sở vật chất, nơi
bày bán sản phẩm phải làm bằng vật liệu không rỉ, không gây ô nhiễm, dễ vệ sinh,
cách mặt đất tối thiểu 60 cm, cách nguồn ô nhiễm, nhà vệ sinh >5m.
- Ngành hàng/mặt hàng( thực phẩm khô, mắm): về hàng hóa/sản phẩm
bao bì chứa đựng sản phẩm phải có nhãn hàng hóa đầy đủ các thông tin về sản
phẩm theo quy định về ghi nhãn hàng hóa, thực phẩm dạng ướt (mắm, củ kiệu
ngâm dấm ) phải được che đậy tránh côn trùng xâm nhập và tuyệt đối không bày
bán thực phẩm quá hạn, kém chất lượng; về người kinh doanh óc tập huấn kiến
thức về kinh doanh thực phẩm, kiến thức VSATTP theo quy định; về cơ sở vật

chất, nơi bày bán sản phẩm phải làm bằng vật liệu không rỉ, dễ vệ sinh, cách mặt
đất tối thiểu 60 cm, cách nguồn ô nhiễm, nhà vệ sinh >5m.

5
c.Sự cần thiết phải xây dựng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm ở nƣớc ta hiện nay
- Vì tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh
tật của con người.
+ Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát
triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có
thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có
giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.
+ Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức
khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử
dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính
với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích
lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát
bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới
sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng,
người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn
nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
- Vì vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội
+ Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực
phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính
trị, xã hội rất quan trọng.
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được
sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn
không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định
cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe

người tiêu dùng.
+ Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên
nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong. Thiệt hại chính

6
do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi
sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm
… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm,
hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng
cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có
các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải
quyết hậu quả …
+ Những năm gần đây, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ đặc
biệt được sự quan tâm trong dư luận xã hội, với hàng loạt vấn đề vệ sinh môi
trường, dư lượng thuốc BVTV, trang thiết bị và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu
cầu về vệ sinh theo tiêu chuẩn đã ảnh hưởng đến chất lượng an toàn vệ sinh thực
phẩm và là nguyên nhân chính gây ra các ca ngộ độc thực phẩm của Việt Nam.
Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ra 11% số ca ngộ độc, là một trong những
nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, tổn tương não, giảm chỉ số thông minh, suy
thận vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến tử vong
+ Do vậy, vấn đề xây dựng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm đề phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng
trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và
đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của xây dựng mô hình chợ
vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải
thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
1.2.Những chủ trƣơng xây dựng mô hình chợ đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm nƣớc ta hiện nay
Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng Trung ương và
địa phương rất quan tâm và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối hoạt

động quản lý nhà nước về bảo đảm vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm ở các khâu
sản xuất, lưu thông nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ, đặc biệt là
việc xây dựng mô hình chợ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nói riêng nhằm
góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.v.v. cụ thể là:

7
Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển
và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về
phát triển và quản lý chợ;
Thông tư số 47/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương quy
định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực
phẩm trong quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm
2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Công văn số 4219/BCT-KHCN ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công
Thương về việc hướng dẫn nội dung hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012; Công văn số 4512/BCT-TTTN, ngày
28/5/2012 của Bộ Công Thương về việc xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thông tư số 15 /2012/TT-BYT, ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế về Quy định
về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm;
Chỉ thị số 08/2007/CT-UBND ngày 19/4/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
An Giang về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Chỉ
thị 14/2011/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ ngày 21/5/2008;
Quyết định số 2502/2008/QĐ-UBND ngày 25/11/2008, của UBND tỉnh về

việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương
mại tỉnh An Giang đến năm 2020; Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày
25/07/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí dự
án xây dựng “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa
bàn tỉnh An Giang;

8

Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 08/01/2013 của UBND tỉnh An Giang
về việc ban hành dự án “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm” trên địa bàn tỉnh An Giang.
Thông báo số 231/TB-VPUBND ngày 22/01/2013 của Văn phòng UBND
tỉnh An Giang về thông báo kết luận của Phó chủ tịch tỉnh Huỳnh Thế Năng tại
Hội nghị tổng kết Đề án xây dựng thí điểm chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau
màu và Dự án xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh An Giang.v.v.
1.3.Thực trạng nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm của phƣờng Mỹ Bình trên địa bàn Thành phố Long xuyên từ
năm 2012 đến nay
1.3.1.Khái quát những đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế, xã hội
của thành phố Long Xuyên
a.Đặc điểm về tự nhiên
Thành phố Long Xuyên được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại
II ( Theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 14 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ). Thành phố Long Xuyên được xem là trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang, là đô thị cấp vùng trong hệ thống đô thị
quốc gia. Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới; phía Tây Bắc giáp huyện
Châu Thành; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thoại Sơn; phía Nam giáp Quận
Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ.
Thành phố Long Xuyên có tổng diện tích tự nhiên 11.543 ha, trong đó đất

nông nghiệp 7.532,96 ha, đất phi nông nghiệp 3.992,04 ha và đất chưa sử dụng
18,00 ha.
Thành phố Long Xuyên nằm dọc theo sông Hậu, có hệ thống sông, kênh,
rạch phong phú, có nguồn nước ngọt quanh năm, đất đai bằng phẳng và màu mỡ,
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng
từ 26,4
0
C đến 28,3
0
C, chế độ thủy văn thay đổi theo mùa và chia làm 2 mùa rõ
nét: mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 và mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau,

9
nên rất thuận lợi để phát triển các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, công nghiệp, TTCN, thương mại – dịch vụ và sinh hoạt khác của dân cư.
b.Đặc điểm về kinh tế
Kinh tế của thành phố Long Xuyên phát triển toàn diện với nhiều ngành
nghề sản xuất vật chất và thương mại - dịch với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế của thành phố năm 2012 tăng 9% (cùng kỳ 9,93%), trong
đó khu vực thương mại, dịch vụ tăng 10,79% (cùng kỳ 13,07%), công nghiệp –
xây dựng tăng 6,38% (cùng kỳ 5,19%), nông nghiệp - 0,36% (cùng kỳ -2,45%).
Cơ cấu kinh tế của thành phố Long Xuyên chuyển dịch theo hướng CNH,
HĐH: khu vực thương mại – dịch vụ chiếm 72,54% ; công nghiệp – xây dựng
chiếm 24,74% ; nông nghiệp chiếm 2,72%. GDP bình quân đầu người đạt 62,5
triệu đồng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở thành phố Long Xuyên (điện, đường,
trường, trạm, chợ, nước sạch, thông tin, bưu chính viễn thông .v.v.)phát triển
đồng bộ và hoàn chỉnh, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và những nhu
cầu đi lại, sinh hoạt khác của nhân dân và giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước
ASEAN, nhất là với Campuchia và các tỉnh, thành thuộc khu vực đồng bằng sông

Cửu Long, TP.HCM, miền Đông Nam Bộ.v.v.
c.Đặc điểm về xã hội
Năm 2011, thành phố Long Xuyên có 11 phường và 2 xã trực thuộc dân số
67.319 hộ, với 280.051 người(137.505 nam và 142.546 nữ), số người trong độ
tuổi lao động là 197.272 người(98.784 nam và 98.488 nữ), chiếm 70,44% so với
dân số của thành phố, khu vực thành thị chiếm 175.264 người chiếm 88,84%.
Hệ thống mạng lưới y tế, giáo dục của thành phố Long Xuyên không phát
triển, chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên rõ
nét, số học sinh thi đỗ cuối cấp năm học 2011 – 2012 đạt 92%; thu nhâp bình
quân đầu người của thành phố Long Xuyên 24, 7 triệu đồng/năm và đời sống của
nhân dân thành phố ngày càng được cải thiện theo hướng nâng cao. Năm 2011, tỷ
lệ hộ sử dụng nước sạch chiếm 87,21%, tỷ lệ hộ sử dụng điện chiếm 99,07%, tỷ lệ
hộ sử dụng điện thoại chiếm 69,43% và tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS chiếm 88,45%.

10
1.3.2.Thực trạng xây dựng, nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm của chợ Mỹ Bình trên địa bàn thành phố Long
xuyên từ năm 2012 đến nay.
1.3.2.1.Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân
a.Những kết quả đạt đƣợc
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về xây dựng mô hình chợ vệ
sinh an toàn thực phẩm, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên
và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ của các Ngành, Sở
chức năng liên quan, đặc biệt là Sở Công Thương An Giang và Bộ Công Thương,
thành phố Long Xuyên chọn chợ Mỹ Bình, phường Mỹ Bình làm điểm để xây
dựng, nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn thành phố Long Xuyên từ năm 2012 đến nay và đạt được những kết quả
sau:
(1)Kết quả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chợ:
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho mô hình chợ thí

điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của phường Mỹ Bình, thành phố Long
Xuyên là 585 triệu đồng, trong đó vốn Nhà nước đầu tư (Bộ Công Thương hỗ trợ
từ nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực
phẩm năm 2012) là 500 triệu đồng, chiếm 83%, vốn đóng góp của các hộ kinh
doanh tại chợ Mỹ Bình là 85 triệu đồng, chiếm 17% tổng vốn đầu tư.
- Các hạng mục đầu tư xây dựng chủ yếu là hoàn thiện hệ thống cấp thoát
nước; hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hỗ trợ thương nhân xây dựng mới 80 lô
bán hàng thủy hải sản; xây mới, cải tạo 45 lô bán rau củ, 08 lô bán thịt gia cầm &
sản phẩm gia cầm; gắn bảng hiệu cho 30 quầy bán thịt gia súc, gia cầm; hỗ trợ 6
bàn nhôm cho khu kinh doanh hàng ăn ngay.
- Hỗ trợ việc tác động nhận thức người kinh doanh tại chợ và người tiêu
dùng về VSATTP: trang bị 03 pano tuyên truyền vệ sinh môi trường, 10 thùng
chứa rác nhựa PV loại 240 lít, 02 khẩu hiệu VSATTP, 06 bảng Nội quy về
VSATTP, 06 bảng báo giá hàng ngày các sản phẩm tiêu biểu (thịt gia súc, gia
cầm, thủy sản, rau củ), 3.000 tờ rơi tuyên truyền về VSATTP, 03 bảng tên Chợ

11
Mỹ Bình “Cam kết kinh doanh thực phẩm an toàn”, 10 bảng “Rau an toàn theo
tiêu chuẩn Viet Gap”, 03 băng rôn khai trương bán rau an toàn tại chợ Mỹ Bình
- Đã tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận kiến thức VSATTP cho 308
tiểu thương chợ Mỹ Bình. Đồng thời, Sở Công thương cũng đã phối hợp cùng
phòng Kinh tế Long Xuyên, Ban Quản lý chợ Mỹ Bình vận động các hộ bán rau
tại chợ ký hợp đồng tiêu thụ rau do hợp tác xã cung cấp có Giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn VietGap.
(2) Kết quả sắp xếp hộ/lô kinh doanh, tổ chức quầy hàng và hàng hóa kinh
doanh:
- Về tổng số hộ kinh doanh tại chợ: là 453 hộ/585 lô. Trong đó, trong nhà
lồng chợ 288 hộ/420 lô. Ngành hàng kinh doanh chính tại chợ là thực phẩm tươi
sống, tạp hóa, nông sản khô và sơ chế, thực phẩm công nghệ…những ngành hàng
này chiếm gần 80% tổng số hộ kinh doanh. Trong đó, hàng thực phẩm tươi sống

có số hộ kinh doanh nhiều nhất, chiếm trên 40%. Cụ thể: hàng thực phầm công
nghệ 8 hộ/25 lô, thịt gia súc tươi sống 22 hộ/33 lô, thịt gia cầm tươi sống, trứng
08 hộ/08 lô, thủy hải sản tươi sống 80 hộ/80 lô, sản phẩm khô, mắm 09hộ/25 lô,
rau củ 42 hộ/53 lô, trái cây 34 hộ/34 lô, hàng ăn uống 08 hộ/08 lô.
- Về quầy hàng kinh doanh tại chợ:
Stt
Quầy hàng
Chiều
dài (m)
Chiều
ngang
(m)
Chiều
cao tối
thiểu(m)
Số lô
thực
hiện
1
Quầy thịt heo, thịt bò
1,5
1,0
1,2
22/22
2
Quầy thủy sản
1,5
0,5
0,4
80/80

3
Quầy thức ăn chín
1,2
0,8
0,65
08/08
4
Quầy rau, củ, quả
1,5
1,0
0,6
45/45
5
Quầy bán thịt gia cầm và SP gia
cầm
1,5
1,0
0,6
08/08


12
Qua kết quả ở bảng trên cho thấy, việc xây dựng quầy hàng theo tiêu chuẩn
thiết kế đảm bảo vệ sinh nhận được sự đồng tình và ủng hộ cao của các hộ tiểu
thương kinh doanh trong chợ đã góp phần thiết lập lại tình hình trật tự vệ sinh tại
chợ. Các quầy kinh doanh, tủ trưng bày đã khang trang, sạch sẽ, chất lượng thực
phẩm tại chợ cũng đảm bảo hơn và tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với các
hàng hóa kinh doanh trong chợ từ đó sức mua của người dân tại chợ cũng tăng
lên.
- Về hàng hóa kinh doanh tại chợ: Các hộ kinh doanh cũng nhận thức được

tầm quan trọng của việc kinh doanh những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, không kinh
doanh những sản phẩm kém chất lượng vì sẽ mất niềm tin đối với người tiêu
dùng. Việc bố trí hàng hóa ngăn nắp, gọn gàng theo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ
kiểm tra cũng hạn chế những sản phẩm quá hạn. Đối với các sản phẩm nhập khẩu
đều có nhãn phụ bằng tiếng việt và tem nhập khẩu. Đối với các sản phẩm gia súc
gia cầm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà; trứng gia cầm trước khi đưa vào bày bán tại
chợ, cơ quan thú y đều có kiểm tra và đóng dấu.
- Từ khi mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chợ Mỹ
Bình, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên đi vào hoạt động đến nay, khách
đến đến mua hàng không chỉ là lượng khách truyền thống, mà còn có cả khách
hàng mới từ các phường, xã khác trong thành phố Long Xuyên đến mua hàng tiêu
dùng, nhất là hàng khô, mằm, thủy sản, rau, củ, quả tươi sống ngày càng đông.
- Mô hình chợ thí điểm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở chợ Mỹ Bình,
phường Mỹ Bình đã đưa hoạt động của chợ đi vào nền nếp theo hương văn minh,
hiện đại, hiện tượng cải vả giành khách hàng gần như không còn như trước, hiện
tượng “gian lận” trong cân đông, đo đếm thiếu của các Hộ kinh doanh đối với
khách hàng không còn xảy ra; vì vậy, niềm tin của khách hàng đến chợ Mỹ Bình
mua sấm ngày càng được củng cố.v.v.
- Về nhận thức của các tiểu thương kinh doanh tại chợ: Đã ý thức được
trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc kinh doanh hàng hóa đảm bảo chất
lượng sẽ góp phần tăng niềm tin và sự đồng tình của người dân. Qua đó, việc kinh
doanh hàng hóa đảm bảo chất lượng cũng góp phần tăng thêm sức mua của người

13
dân đối với sản phẩm kinh doanh tại chợ. Theo nhận xét, đánh giá của các tiểu
thương, việc tham gia mua bán tại mô hình chợ thí điểm dảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm ở chợ Mỹ Bình doanh thu hàng tháng tăng 1,5 lần so với mô hình chợ
cũ – mô hình chợ truyền thống trước đây.
(3) Kết quả nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm “chơ Mỹ Bình”, phường Mỹ Bình ở các chợ xã, chợ phường còn lại trên địa

bàn thành phố Long Xuyên từ năm 2012 đến nay.
- Mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Long Xuyên có 23 chợ, chủ yếu là
chợ truyền thống nằm rãi đều trên địa bàn 11 phường và 02 xã; trong đó, có 01
chợ hạng II (chợ Long Xuyên), 19 chợ hạng III và 03 chợ tự phát (theo quy hoạch
sẽ giải tỏa). Chợ Long Xuyên, Chợ Nhà Lồng Mỹ Long - phường Mỹ Long; Chợ
Mỹ Bình, Chợ Trà Ôn, Chợ Cây Xây – phường Bình Đức; Chợ Bình Khánh, Chợ
Tầm Du – phường Mỹ Khánh; Chợ Mỹ Hòa, Chợ Tây Khánh 5 – phường Mỹ
Hòa; Chợ Đông An – phường Đông Xuyên; Chợ Mỹ Xuyên – phường Mỹ Xuyên;
Chợ Mỹ Phước, Chợ Xẻo Trôm – phường Mỹ Phước; Chợ Trà Mơn – xã Mỹ Hòa
Hưng; Chợ Cái Chiêng, Chợ Thông Lưu(tự phát) – xã Mỹ Khánh; Chợ Cái Sao,
Chợ Ròi Bé(tự phát) – phường Mỹ Thới; Chợ Cái Sắn, Chợ Vàm Cống, Chợ Lộ
Xã, chợ Cái Dung (tự phát) – phường Mỹ Thạnh và Chợ Mỹ Quý – phường Mỹ
Quý.
- Cùng với quá trình xây dựng và đưa vào hoạt động mô hình chợ thí điểm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (chợ Mỹ Bình – phường Mỹ Bình, thành phố
Long Xuyên), các cơ quan chức năng thành phố Long Xuyên từng bước triển khai
nhân rộng mô hình “chợ chí điểm” này ra 19 chợ (trừ chợ Mỹ Bình và 03 chợ tự
phát) ở 11 phường và 02 xã còn lại của thành phố Long Xuyên từ những tháng
cuối năm 2012 đến nay, bước đầu đạt được một số kế quả dưới đây:
- Có trên 40% chợ được xây dựng kiên cố; cơ sở vật chất ở nhiều chợ đã
được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân trong và ngoài
khu vực, bằng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn huy
động của các tiểu thương, thành phố Long Xuyên đã đầu tư sửa chữa nâng cấp và
xây dựng mới 10 chợ, gồm: Chợ Xéo Trôm, Mỹ Phước (phường Mỹ Phước), chợ

14
Mỹ Quý (phường Mỹ Quý), chợ Cái Chiêng (xã Mỹ Khánh), chợ Trà Mơn (xã
Mỹ Hòa Hưng), chợ Trà Ôn (phường Bình Đức), Khu ăn uống Mỹ Long (chợ gà
cũ) và chợ Long Xuyên (phường Mỹ Long), chợ cái Sắn (phường Mỹ Thạnh) và
chợ Mỹ Quý (phường Mỹ Quý).

- Hệ thống cấp thoát nước: có 9/19 chợ có hệ thống cấp nước sạch công
cộng, 16/19 chợ có hệ thống thoát nước bằng mương nổi hoặc cống ngầm, 16/23
chợ có nhà vệ sinh công cộng, chiếm tỷ 84,21%/tổng số chợ được triển khai nhân
rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành
phố Long Xuyên.
- Có 9/19 chợ được trang thiết bị dụng cụ phòng cháy – chữa cháy, vệ sinh
môi trường (chiếm 47,36%,), chủ yếu là các chợ trung tâm phường, xã, có qui mô
lớn và hầu hết các chợ đều có trang bị thùng rác công cộng và tổ chức thu gom rác
hàng ngày.
b.Nguyên nhân đạt đƣợc là do:
- Chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ, của các Bộ, Ngành
Trung ương, nói đặc biệt là Bộ Công Thương về đảm bảo VSATTP nói chung,
xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm nói riêng là đúng đắn,
kịp thời, phù hợp với lòng dân và được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhất là giới
tiểu thương và người tiêu dùng thực phẩm ủng hộ và thực hiện tốt.
- Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã vận sáng tạo chủ trương, chính sách
của Trung ương và kịp thời đề ra chủ trương, xây dựng và lãnh chỉ đạo các Sở,
Ngành của tỉnh, nhất là Sở Công Thương An Giang phối hợp cùng với thành phố
Long Xuyên triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2015,
trong đó chọn chợ Mỹ Bình, phường Mỹ Bình là chợ điểm để xây dựng mô hình
chợ thí điểm đảm bảo VSATTP và sau đó nhân rộng mô hình này ở hệ thống chợ
trên địa bàn toàn tỉnh An Giang.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chức
năng, nhất là Phòng kinh tế, phòng NN&PTNN, Trạm BVTV, Trạm thú y thành

15
phố Long Xuyên trong việc triển khai xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm ở chợ Mỹ Bình, phường Mỹ Bình và đã triển khai nhân
rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP của chợ Mỹ Bình ra các chợ

phường, xã còn lại trên địa bàn thành phố Long Xuyên được thực hiện khá tốt và
nhịp nhàng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của
pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua được thực hiện khá tốt
bám sát các chủ đề của “Tháng hành động”, Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu.v.v.
- Nhận thức của thương nhân, người tiêu dùng và cán bộ quản lý chợ về
việc đảm bảo VSATTP trong các chợ từng bước được nâng lên rõ nét, công tác
kiểm tra, thanh tra của các cơ quan, ngành chức năng về vệ sinh an toàn thực
phẩm ở các ở phường, xã được tăng cường thường xuyên. Hàng năm BCĐ
VSATTP và các ngành chức năng thành phố, Đội QLTT số 3 đã tiến hành thanh
tra, kiểm tra đột xuất các loại thực phẩm nguy cơ cao, kiểm tra định kỳ, kiểm tra
theo chuyên đề, lấy mẫu kiểm nghiệm và test nhanh, trong đó, có kiểm tra tại các
chợ, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, các sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống,
bếp ăn tập thể,
- Ban quản lý chợ thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động các hộ kinh
doanh và người tiêu dùng thực hiện công tác VSATTP.
- Sự ủng hộ và đồng thuận cao của các hộ kinh doanh trong chợ về thực
hiện mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3.2.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
a.Những hạn chế, yếu kém
- Nhìn chung, việc triển khai nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo
VSATTP của chợ Mỹ Bình, phường Mỹ Bình cho các chợ ở 11 phường và 02 xã
còn lại trên địa bàn thành phố Long Xuyên còn rất hạn chế, yếu kém, đến tháng
05 năm 2013, ngoài chợ Mỹ Bình, chưa có chợ nào trên địa bàn thành phố Long
Xuyên đạt tiêu chí chợ VSATTP theo quy định.

16
- Hiện tại, trên địa bàn thành phố Long Xuyên còn đến 30% chợ được xây
dựng bán kiên cố và 30% là chợ lán tạm, đất trống; hệ thống mạng lưới chợ còn
nhiều bất cập về cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh cũng như các

điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và an toàn
giao thông chưa đảm bảo.
- Có 10/19 chợ có qui mô nhỏ, không có hệ thống thoát nước, không được
trang bị các thiết bị, dụng cụ PCCC, công tác PCCC thường do lực lượng PCCC
của chính quyền địa phương đảm nhiệm.
- Một bộ phận người tiêu dùng ở nhiều chợ nhận thức chưa cao, chưa phân
biệt được hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng
không có nguồn gốc rõ ràng Do tập quán tiêu dùng dễ dãi vô tình đã tiếp tay cho
các đối tượng sản xuất, chế biến kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Cuối năm 2012 – tháng cuối tháng 04 năm 2013, thành phố thực hiện 12
cuộc thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là chế biến kinh doanh
thức ăn ngay ở 19 chợ phường, xã trên địa bàn thành phố Long Xuyên, kết quả
test nhanh(loại xét nghiệm): Chén dĩa có 75/256 mẫu không đạt tiêu chí quy định,
nước sôi 22/221 mẫu không đạt tiêu chí quy định; kiểm tra CSSX thực phẩm có
13/20 cơ sở không đạt tiêu chí quy định; kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm có
17/23 cơ sở khong đạt tiêu chí quy định; kiểm tra dịch vụ ăn ướng có 14/16 cơ sở
không đạt tiêu chí quy định.
- Trừ chợ Mỹ Bình và 03 chợ tự phát, 19 chợ còn lại ở 11 phường và 02 xã
trên địa bàn thành phố Long Xuyên chưa có chợ nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm theo các tiêu chí quy định, hầu hết các thực thực phẩm bài bán, nhất là thủy
sản ở một số sạp có mùi hôi thối, rau quả héo úa, thịt heo có ruồi bu, hiện tượng
cân đông, đo đếm thiếu còn xảy ra lúc này, lúc khác, còn có sự tranh khách cãi vả
chửi bới giữa các tiểu thương với nhau, làm mất trật tự và thiếu tính văn minh.v.v.
b.Nguyên nhân hạn chế, yếu kém là do:

17
- Mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm của chợ
Mỹ Bình chỉ mới xây dựng xong và mới bắt đầu khai thác, nhận rộng ở 11
phường và 02 xã trên địa bàn thành phố Long Xuyên từ cuối năm 2012 và những

tháng đầu năm 2013.
- Việc nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
ở các chợ xã, phường trên địa bàn thành phố Long Xuyên cần có một lượng vốn
rất lớn của ngân sách nhà nước và vốn rất huy động của các tiểu thương, mà quy
mô vốn kinh doanh của đa số tiểu thương ở hầu hết các chợ lại quá nhỏ bé…
- Chưa có quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ để làm
căn cứ thực hiện xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP.
- Việc quản lý chất lượng hàng thực phẩm gặp nhiều khó khăn hầu hết
không có chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa nhất là các mặt hàng rau, củ,
quả do nguồn cung cho các hộ kinh doanh tại chợ là do các thương nhân buôn
chuyến cung ứng.
- Hầu hết các chợ chưa trang bị các thiết bị dùng để kiểm tra nhanh nhằm
phát hiện các chất bảo quản và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy
định.
- Tình trạng sử dụng các chất độc hại, mua bán thực phẩm không rõ nguồn
gốc vẫn còn.
- Trình độ nhận thức của các hộ tiểu thương tại các chợ xã, phường không
đồng đều, vẫn còn một số hộ tiểu thương chưa thực hiện đúng các quy định về
VSATTP và người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi đối với các sản phẩm chưa đạt tiểu
chuẩn, nên đã góp phần không nhỏ trong việc kinh doanh các sản phẩm không an
toàn.
- Công tác kiểm tra VSATTP tại các chợ tuy có quan tâm nhưng chưa thực
hiện thường xuyên, nên vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện đúng các quy
định nhà nước trong công tác VSATTP.
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tiểu thương về vệ sinh
an toàn thực phẩm chưa được thực hiện thường xuyên, nên số lượng tiểu thương
tham gia mô hình chợ thí điểm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa nhiều, sự phối hợp

18
giữa các ngành trong triển khai mô hình chợ VSATTP đôi khi chưa chặt chẽ, việc

xử phạt hộ kinh doanh vi phạm VSATTP chưa triệt để, chưa đủ sứ răn đe.v.v
CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH
CHỢ THÍ ĐIỂM ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA
CHỢ MỸ BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN ĐẾN NĂM
2015
2.1.Mục tiêu, yêu cầu
Mục tiêu tổng quát của việc nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm của chợ Mỹ Bình ở các chợ khác trên địa bàn thành phố
Long Xuyên đến năm 2015 là nhằm bảo đảm việc kinh doanh của các tiểu thương
và người tiêu dùng các ngành hàng/mặt hàng thực phẩm các loại, nhất là thực
phẩm tươi sống đạt các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng,
an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao trình độ văn minh thương mại của thương
nhân, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo an toàn cũng
như do ngộ độc thực phẩm gây ra trong quá sử dụng thực phẩm tại chợ.
Để đạt được mục tiêu nói trên, việc nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm
bảo VSATTP của chợ Mỹ Bình ở các chợ khác trên địa bàn thành phố Long
Xuyên đến năm 2015, cần thực hiện những yêu cầu sau:
- Xây dựng kế hoạch và tiến độ nhân rộng 03 chợ trong đó: Chợ Mỹ Quý
(phường Mỹ Quý) – Năm 2013; chợ Cái Sắn (phường Mỹ Thạnh) – Năm 2014;
chợ Mỹ phước (phường Mỹ Phước) – Năm 2015 đạt 100% tiêu chí chợ đảm bảo
VSATTP và các chợ còn lại đạt tiêu chí chợ đảm bảo VSATTP từ 50% - 70%.
- Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ thực hiện các quy định
của nhà nước về hàng hóa kinh doanh, về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy
định, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa
bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các tiểu
thương và người tiêu dùng về VSATTP, xử lý nghiêm các vi phạm về VSATTP.

19

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị cho hệ thống chơ trên địa
bàn thành phố để tạo điều kiện nhân rộng mô hình chợ đảm bảo VSATTP.v.v.
2.2.Những giải pháp nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm của Mỹ Bình trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến
năm 2015
2.2.1.Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật
về vệ sinh an toàn thực phẩm
Xây dựng kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực hiện bài bản hơn về công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm cho nhân dân thông qua báo, đài truyền thanh, đài phát thanh – truyền hình.
Hướng dẫn các hộ tiểu thương cách chế biến sản phẩm an toàn và đúng
theo các quy định về vệ sinh ATTP nhằm xây dựng; không chứa chấp và buôn
bán các mặt hàng không đúng tiêu chuẩn an toàn, thực hiện đúng các quy định về
vệ sinh môi trường nhằm góp phần xây dựng trật tự vệ sinh và văn minh thương
mại trên địa bàn.
Các ngành chuyên môn về vệ sinh ATTP thường xuyên tổ chức các buổi
nói chuyện, tập huấn về kiến thức vệ sinh ATTP tại các chợ bằng nhiều hình thức
phong phú và đa dạng nhằm thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của mọi người,
mọi tổ chức, đoàn thể cùng tham gia xây dựng, nâng cao nhận thức của các hộ
tiểu thương và người tiêu dùng về vệ sinh ATTP để họ biết lựa chọn sản phẩm an
toàn, đảm bảo sức khỏe và qua đó tạo lòng tin của khách hàng đối với những sản
phẩm kinh doanh tại các chợ xã, phường.
Nâng cao vai trò và nhiệm vụ của Ban Quản lý chợ trong công tác thông
tin, tuyên truyền và giám sát tình hình vệ sinh ATTP tại chợ nhằm kịp thời phát
hiện và phối hợp các ngành xử lý những cá nhân vi phạm trong vấn đề vệ sinh
ATTP tại chợ.
2.2.2.Xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng nông, thủy sản đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm

20

Trước hết là xây dựng các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản tập
trung theo hướng an toàn sinh học để cung cấp cho các chợ. Tổ chức sản xuất
theo hướng gắn kết các khâu từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; phát huy
vai trò của các tổ nhóm, hợp tác xã, kinh tế hộ, xã hội hoá các hình thức đào tạo
nghề, kỹ thuật chăn nuôi, thú y và chuyển đổi mạnh mẽ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán
sang chăn nuôi tập trung, trang trại. Nuôi trong hàng rào ngăn cách, không chăn
thả tự do, đảm bảo an toàn sinh học.
Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi cho phù hợp đặc điểm sinh thái và lợi thế
từng xã, phường còn đất nông nghiệp, đảm bảo phát triển ổn định, lâu dài, bền
vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường theo hướng, Đối với chăn nuôi gia
súc: tập trung sản xuất giống chất lượng cao, phát triển chăn nuôi trang trại, quy
mô công nghiệp; đối với chăn nuôi gia cầm: xây dựng khu vực chăn nuôi gia cầm
tập trung, công nghiệp an toàn sinh học; đối với nuôi thủy sản: tập trung vào vật
nuôi phù hợp điều kiện ở xã và nhu cầu thị trường, không sử dụng các loại hoá
chất kháng sinh độc hại cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo sản
phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt quy trình chăn
nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có nguồn thịt sạch cung cấp các chợ.
Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao. Nhà nước
hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở sản xuất rau an toàn theo Viet GAP,
GLOBALGAP, tạo ra nhiều sản phẩm rau an toàn đảm bảo sức khoẻ cho người
tiêu dùng và cộng đồng.
Quy hoạch các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, đảm bảo đủ lượng gia súc gia cầm giết mổ phục vụ nhu cầu về
thực phẩm sạch, an toàn cho nhân dân trong vùng.
2.2.3.Tăng cƣờng phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi cung ứng
sản phẩm sạch cho các chợ
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước khi sản phẩm lưu thông tại
chợ. Ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra trong và ngoài khu vực chợ về


21
nguồn gốc sản phẩm, về các thông tin liên quan đến sản phẩm. Khi phát hiện
trường hợp vi phạm, cần có sự phối hợp chặc chẽ với cơ quan chức năng để xử lý
theo đúng quy định pháp luật.
Khi phát hiện ra các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin để người tiêu dùng biết, lựa
chọn. Những sản phẩm vi phạm phải được thu hồi, tiêu hủy theo quy định hiện
hành của pháp luật.
Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học trong phòng chống dịch, bệnh cây
trồng, vật nuôi trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Đối với cây trồng:
xây dựng mô hình sản xuất và cung ứng cây giống rau sạch bệnh, đảm bảo chất
lượng cao, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng/vụ rau cho phép, rút ngắn được
thời gian sản xuất trên đồng ruộng và tăng độ đồng đều về chất lượng sản phẩm
khi thu hoạch để đưa vào tiêu thụ. Đối với vật nuôi: tăng cường các biện pháp thú
y tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và nuôi phân tán tại các ấp, xã. Kiểm soát chặt
chẽ khâu lưu thông tiêu thụ thực phẩm, các chợ bán buôn trước khi đưa sản phẩm
bán lẻ đến người tiêu dùng.
2.2.4.Thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các
tiểu thƣơng tham gia mô hình chợ VSATTP
Để nâng cao hiệu quả nhân rộng mô hình chợ thí điểm VSATTP của chợ
Mỹ Bình ở các chợ còn lại trên địa bàn thành phố Long Xuyên, cần huy động triệt
để nguồn vốn tham gia đầu tư cho mô hình, trong đó:
Ngân sách Trung ương(Bộ Công Thương): tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng, một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ hỗ trợ
đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống chiếu sáng khu vực kinh
doanh hàng thực phẩm, hàng ăn uống
Ngân sách tỉnh hỗ trợ(Sở Công Thương An Giang): đầu tư xây dựng mới,
nâng cấp cải tạo chợ; hệ thống xử lý nước thải và rác thải, môi trường, phòng
chống cháy nổ trong khu vực chợ; Đồng thời, các cơ quan chức năng khác của
tỉnh và thành phố Long Xuyên nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ về vốn,


22
cây con giống nhằm khuyến khích người nông dân trồng rau an toàn, người chăn
nuôi, giết mổ đúng qui trình, hợp vệ sinh bảo đảm quyền lợi và sức khỏe người
tiêu dùng.
Vốn huy động vốn xã hội(Các hộ kinh doanh, các tiểu thương): đóng mới
quầy, tủ, mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh, các điều kiện để tổ chức
tuyên truyền triển khai chủ trương của nhà nước, của tỉnh đến các thương nhân
kinh doanh thực phẩm tại chợ. Hỗ trợ các hộ trong việc tiếp cận, giao dịch với các
cơ quan nhà nước để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hỗ trợ thông qua vay vốn ngân hàng chính sách thành phố Long Xuyên với
lãi suất ưu đãi: Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng đối với
phần vốn đầu tư cho chợ vệ sinh an toàn thực phẩm, với lãi suất vay 0%, thời gian
vay không quá 3 năm kể từ khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
Khen thưởng kịp thời nhằm động viên các cá nhân, đơn vị có thành tích
xuất sắc trong việc xây dựng chợ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.5.Nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nƣớc về VSATTP
Huy động các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, của thành phố, xã,
phường tham gia vào công tác tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
thường xuyên và tăng cường trong các đợt định kỳ như lễ, tết dưới nhiều hình
thức như phát thanh, truyền hình, băng rôn, pano, áp phích, tờ rơi
Tuyên truyền các quy định của pháp luật, kiến thức vệ sinh an toàn thực
phẩm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng
cao ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, các kế hoạch thanh, kiểm tra của Ban chỉ
đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của của tỉnh, của thành phố Long
Xuyên.
Thường xuyên tổ chức triển khai kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy

định đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các chợ trên địa bàn thành phố. Xử lý
nghiêm và thực hiện việc công bố các hành vi vi phạm các quy định về chất

23
lượng, an toàn thực phẩm, cạnh tranh không lành mạnh, … nhất là đối với các tổ
chức, cá nhân kinh doanh chế biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Thành lập đội kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường
xuyên duy trì hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các chợ. Cùng với việc đẩy mạnh
tuyên truyền, Ủy ban nhân dân phường, xã cần tăng cường kiểm tra các thương
nhân hoạt động chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại các
chợ, đồng thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.6. Bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng Ban quản lý chợ và lực lƣợng
tiểu thƣơng tham gia mô hình chợ VSATTP
Trước hết, cần lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng, mở các lớp
tập huấn nâng cao chất lượng Ban quản lý chợ và lực lượng tiểu thương tham gia
mô hình chợ VSATTP trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
Tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các tiểu thương
tại chợ, coi đây là điều kiện quan trọng, không thể thiếu để nâng cao nhận thức
của mọi cán bộ quản lý và tiểu thương kinh doanh tại chợ mô hình nhằm tạo điều
kiện để các thương nhân kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận kiến
thức vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bổ sung thêm kiến thức đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ, người lao động trong các Ban quản lý
chợ và tiểu thương kinh doanh tại chợ được trang bị những kiến thức cơ bản về
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ công tác quản lý cũng như trong
trong chế biến thực phẩm; hướng dẫn các cách thực hành, lựa chọn thực phẩm an
toàn. Ngoài ra, còn giúp các tiểu thương tìm hiểu quy định về xử phạt đối với kinh
doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, để chủ động phòng ngừa.v.v.
Thời gian tập huấn, hướng dẫn có thể dài, ngắn khác nhau, nhưng không
làm ảnh hưởng đến thời gian bán hàng của tiểu thương và nội dung phù phù hợp

với độ tuổi, trình độ tiếp thu và
Tổ chức cho Ban quản lý chợ và các hộ kinh doanh, các tiểu thương đi
khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm về xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo

24
VSATTP của chợ Mỹ Bình và một mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP ở các
tỉnh bạn.
2.2.7.Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn
thực phẩm
Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm
là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn thành phố Long Xuyên hiện nay. Các
hành vi vi phạm thường gặp như: sản xuất, kinh doanh các loại nông sản có dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép; sản xuất, kinh doanh
thực phẩm đã bị biến chất, nhiễm bẩn, có tạp chất lạ hoặc nhiễm các chất độc hại
có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người; kinh doanh thực phẩm có sử
dụng các chất phụ gia thực phẩm, các vi chất dinh dưỡng, các chất hỗ trợ chế biến
không được phép sử dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng, giới hạn quy định
hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
nói trên; đồng thời, phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin địa
chúng những tiểu thương vi phạm bị xử lý, hình thức xử lý nhằm răn đe các tiểu
thương khác và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người tiêu dùng ở các chợ.
Xây dựng đội ngũ những người làm công tác quản lý của Ban Quản lý chợ
có trình độ hiểu biết pháp luật và hiểu biết về công tác quản lý chợ nói chung,
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để giúp
đội ngũ này yên tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.








25
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đang là mối quan tâm hàng đầu
của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực
phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân. Bên cạnh nỗi lo về vệ
sinh an toàn thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường ở các chợ cũng trong tình
trạng báo động.
Trong điều kiện hiện nay, đời sống người dân được nâng lên và vấn đế sức
khỏe được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, việc xây dựng, nhân rộng mô hình chợ
đạt các tiêu chí về VSATTP trên địa bàn thành phố Long Xuyên có ý nghĩa thực
tế rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế , xã hội, bảo vệ môi trường
sống góp phần xây dựng chợ ngày càng trật tự vệ sinh và tiến tới văn minh
thương mại trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
2.Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP
của chợ Mỹ Bình trên địa bàn thành phố Long Xuyên, em có một số kiến đối với
UBND tỉnh, các Sở và thành phố Long Xuyên như sau:
- Tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho Ban quản lý chợ, các hộ
kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố.
- Huy động triệt để nguồn vốn ngân sách của Trung ương, của tỉnh, của
thành phố và vốn của các tiểu thương để đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho các chợ
- Thực hiện tổng kết hàng năm về thực hiện mô hình chợ thí điểm đảm bảo
VSATTP để đánh giá và rút kinh nghiệm thực hiện cho những năm tiếp theo.
- Cần triển khai Đề án nâng cấp, mở rộng hệ thống chợ trên địa bàn thành

phố. Cân đối nguồn kinh phí hợp lý cho việc đầu tư, nâng cấp mở rộng hệ thống
chợ trên địa bàn theo lộ trình đã đề ra.
- Quy hoạch vùng sản xuất, chăn nuôi và chế biến nông, thủy sản an toàn
phù hợp theo nhu cầu tiêu dùng và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

×