Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai của Phòng Tài nguyên và môi trường TP Châu Đốc đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.98 KB, 26 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Xu thế tồn cầu hóa hơn hai thập kỷ qua đang làm chuyển biến xã hội loài người. Sự ưu
tiên tập trung phát triển một nền kinh tế công nghiệp cao ở các quốc gia đang dần được thay thế,
nhường chỗ cho nấc thang cao hơn là phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khuynh hướng phát
triển mới, kiến thức và thơng tin giữ vai trị trọng yếu. Công nghệ thông tin (CNTT) với sự phát
triển, phổ biến và ứng dụng của nó đang làm ra những biến đổi to lớn và sâu sắc trong lực lượng
sản xuất, thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội con người.
CNTT do kế thừa và kết hợp nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại nên mang
tính hiện đại và có sức lan tỏa rất nhanh. Cơng nghệ thơng tin khơng chỉ thúc đẩy nhanh q
trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong
lối sống và tư duy của con người.
Đảng và Nhà nước ta từ lâu rất quan tâm đến vấn đề CNTT, qua nhiều kỳ đại hội, lĩnh vực
CNTT luôn được đề cao. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI khẳng định lại: “Coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành,
từng lĩnh vực.”
Phịng Tài nguyên và Môi trường thành phố Châu Đốc sau gần mười năm hoạt động đã đạt
được nhiều kết quả tích cực, trong đó nổi trội là những thành tựu đạt được về công tác quản lý
đất đainhờ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT mang lại. Tuy nhiên, trước yêu cầu khắt khe của
cơng cuộc hiện đại hóa và cải cách hành chính, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai vẫn
còn nhiều điểm chưa đồng bộ, chưa kịp thời so với bước phát triển nhảy vọt của CNTT. Hiệu
quả to lớn do CNTT mang lại mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, đồng
thời cũng đặt ra những thách thức mang tính thời đại, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư đặc biệt về
CNTT, nhất là đối với những người làm công tác lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức, cơ quan,
doanh nghiệp,…
Từ nhận thức về tầm quan trọng của CNTT và ứng dụng của nó trong cơng tác quản lý, tơi
chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai của
Phòng Tài nguyên và môi trường TP Châu Đốc đến năm 2020”làm tiểu luận tốt nghiệp cuối
khóa Lớp Trung cấp LLCT-HC B71.
Đề tài phân tích vai trị của cơng tác quản lý đất đai, thực trạngứng dụng CNTT của Phịng
Tài ngun và Mơi trường thành phố Châu Đốc trong quản lý đất đai và những thành tựuđạt


được từ khi ứng dụng CNTT vào quản lý đất đai từ năm 2005 đến năm 2013. Từ đó chỉ ra những

1


hạn chế, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT
trong đơn vị đến năm 2020.

2


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUẢN LÝ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Một số vấn đề về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tin học
Tin học là khoa học nghiên cứu về việc xử lý thông tin một cách tự động dựa trên phương
tiện chủ yếu là máy tính, gồm hai bộ phận chính: khoa học nghiên cứu về phần cứng và khoa
học nghiên cứu về phần mềm.
Khoa học về phần cứng nghiên cứu các quy luật, cách thức, cơng nghệ để chế tạo ra máy
tính và các thiết bịđiện tử có tính năng ngày càng cao. Khoa học và công nghệ phần mềm nghiên
cứu và tạo ra các chương trình phần mềm phục vụ các nhu cầu xử lý thông tin một cách tự động.
Tin học phát triển đã nhanh chóng được ứng dụng vào nhiều hoạt động khác nhau của con
người. Trong ứng dụng kết hợp với viễn thông, tin học giúp con người trao đổi, chia sẻ thông tin
với nhau thường xuyên và nhân thêm sức mạnh cho các thông tin được tạo ra. Sự kết hợp giữa
tin học và viễn thông tạo ra nhiều ứng dụng mới làm cho hiện tượng phát triển khoa học – công
nghệ này được khái quát bằng một khái niệm mới đó là cơng nghệ thơng tin.
1.1.1.2. Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là một hệ thống các phương pháp khoa học, các giải pháp

công nghệ, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác sử dụng có
hiệu quả tài nguyên thông tin, đáp ứng nhu cầu về thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã
hội.
Từ khi CNTT ra đời đã có những chuyển dịch đáng kể về công nghệ. Những chuyển dịch
này làm cho việc xử lý thông tin tự động hiệu quả hơn, việc sử dụng các thiết bị tin học dễ dàng
hơn, năng lực xử lý thông tin mạnh hơn và tin học, CNTTđược ứng dụng rộng rãi hơn vào các
lĩnh của đời sống xã hội. Những chuyển dịch đó chủ yếu là: từ kỹ thuật tương tự sang kỹ thuật
số; từ công nghệ bán dẫn truyền thống sang công nghệ vi xử lý; từ kiểu tính tốn trên máy chủ
sang mơ hình kiến trúc khách hàng-dịch vụ; từ các kiểu truyền thông dải rộng sang các siêu xa lộ
thơng tin, từ lập trình thủ cơng sang lập trình hướng đối tượng, từ giao diện đồ hoạ sang giao
diện đa phương tiện.
1.1.1.3. Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin

3


Là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc
phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của các
hoạt động này.
Những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, tin học và CNTT được ứng
dụng ngày càng rộng rãi vào các lĩnh vực và ở nhiều tổ chức, nhiều cấp quản lý. Nhiều mạng
máy tính, hệ thống thơng tin có ứng dụng CNTT mới ra đời. CNTT khơng chỉ hỗ trợ các cơng
việc mang tính chất thủ cơng, tính tốn mà cịn hỗ trợ cho hoạt động kinh tế, giáo dục, y tế, quản
lý, hoạt động giao tiếp, trao đổi thơng tin, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cho các tổ chức
và cá nhân.
Đưa ứng dụng CNTT vào một tổ chức như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là một câu hỏi
khó cho khơng ít các nhà lãnh đạo, quản lý. Việc định hướng đúng, có tầm nhìn xa trơng rộng,
biết vận dụng tổng thể các yếu tố nội lực một cách linh hoạt, sáng tạo là nhân tố cốt lõi cho việc
ứng dụng CNTT trong một tổ chức. Ứng dụng CNTT có hiệu quả sẽ tác động tích cực cho các
hoạt động tích cực của một tổ chức và ngược lại, việc kém hiểu biết về ứng dụng CNTT và áp

dụng nó khơng phù hợp gây lãng phí tiền của, lãng phí cơng sức và làm cho cơng việc quản lý trì
trệ, kém hiệu quả.
1.1.2. Tác động của công nghệ thông tin đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý
- Ngày nay, công việc lãnh đạo quản lý gắn liền với việc xử lý thông tin và ra quyết định.
Các thông tin cần cập nhật kịp thời, chính xác là cơ sở tin cậy để ra quyết định. Điều này có
được nhờ có CNTT. Ngồi ra, nhờ CNTT, việc hợp nhất các hoạt động trong tổ chức, việc nâng
cao năng suất làm việc cũng có cơ hội thực hiện, tạo ra một hiệu quả tổng hợp cho cơ quan đơn
vị. Người lãnh đạo có cơ sở thơng tin tin cậy để lãnh đạo tổ chức.
- Tăng tính cơng khai, hiệu quả hoạt động của cơ quan công quyền. Với việc thiết lập các
trang thông tin điện tử của các cơ quan, các hoạt động và thông tin cơ quan quản lý cần cơng
khai đều có thể được đáp ứng.
- Tạo điều kiện mở rộng dân chủ với người dân. Người dân sử dụng CNTT để phản hồi về
việc thực hiện chủ trương chính sách, đề đạt yêu cầu và cống hiến các ý tưởng xây dựng địa
phương, cơ sở đất nước.
1.2. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ứng dụng CNTT
vào quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề CNTT. Chỉ thịsố 58/CT-TW của Bộ Chính
trị (khóa VIII), ngày 17 tháng 10 năm 2000, về đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, đã xác định “Cơng nghệ thơng tin là một trong các động lực quan

4


trọng nhất của sự phát triển”. Trong đó nhấn mạnh “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của tồn dân
tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng
cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc
phịng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá”.

Thấy rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định
số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.Một
trong những mục tiêu quan trọng đã được xác định là tin học hố hệ thống quản lý hành chính
nhà nước về tài nguyên và môi trường; từng bước nâng cấp kiện toàn cơ sở hạ tầng CNTT đồng
thời với việc xây dựng chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu để hồn thành việc chuyển đổi cơng
nghệ vào năm 2020, bao gồm lĩnh vực quản lý đất đai.
Trong Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013 về việc Ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2013 và
giai đoạn 2013-2015, UBND tỉnh An Giang đã đưa ra mục tiêu cụ thể vềbảo đảm hạ tầng kỹ
thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng
trung tâm lưu trữ và chia sẻ dữ liệu chung của tỉnh, xây dựng và triển khai việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của từng cơ quan,…Sự quan
tâm đặc biệt đối với lĩnh vực CNTT còn được thể hiện trong kế hoạch với lộ trình đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT.

5


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA PHỊNG TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
CHÂU ĐỐC TỪ NĂM 2005 – 2013
2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường và đặc điểm của quản
lý đất đai ở thành phố Châu Đốc
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Châu Đốc
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Phịng Tài ngun và Mơi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố Châu Đốc, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về: đất đai và

tài sản gắn liền với đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, mơi trường. Những nhiệm vụ
cụ thể bao gồm:
- Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường;
kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân ban hành.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã .
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài
sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; quản lý
hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống
kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã,
phường; thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các cơ quan có liên quan
trong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành
phố về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

6


- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo
vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải
pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu
thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn; hướng dẫn Ủy ban
nhân dân cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ mơi trường
hoạt động có hiệu quả.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện

trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi
trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được
giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi
trường cấp xã.
- Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
Ủy ban nhân dân thành phố.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy
ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao hoặc theo quy định của
pháp luật.
2.1.1.2.Tổ chức bộ máy
Trong cơ cấu, tổ chức bộ máy, Phòng Tài ngun và Mơi trường gồm có một 01 Trưởng
phịng, 02 Phó trưởng phịng và 11 chun viên, nhân viên. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Văn
7


phòng Đăng ký quyền sử dụng đất với 24 nhân sự với 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc, có vai
trị giúp việc về quản lý đất đai và chịu trách nhiệm về kỹ thuật trước Phòng Tài nguyên và Môi

trường.
Trong cơ cấu tổ chức của cả hai đơn vị đều khơng có biên chế cho cán bộ chun trách
CNTT.
2.1.2. Đặc điểm của quản lý đất đai ở thành phố Châu Đốc
Hiến pháp nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý
theo quy định của pháp luật. Điều này nói lên tồn bộ tính chất quan trọng của đất đai, loại tài
nguyên vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động, đồng thời cũng là một thứ hàng hóavơ
cùng đặc biệt và khơng ngừng biến động. Các hồ sơ, tài liệu về đất đai phải được thu thập, lưutrữ
và thường xuyên cập nhật thông tin biến động một cách bài bản, có hệ thống làm cơ sở cho công
tác quản lý đất đai bao gồm: đo đạc lập bản đồ hiện trạng đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chỉnh lý biến động về đất đai,…và những
chức năng, nhiệm vụ chức quản lý nhà nước khác về đất đai như: quy hoạch sử dụng đất, thu hồi
đất, giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai,…
Quản lý đất đai là quản lý quá trình sử dụng, khai thác và cải tạo đất đai với những mục
đích khác nhau, để từ đó có sự điều chỉnh nhằm tối ưu hóa tiềm năng mà đất đai mang lại cho
đời sống con người cũng như có sự giải quyết hợp lý những bất đồng, xung đột trong nhân dân
liên quan đến nó. Với vai trị đó, quản lý đất đai tự thân nó đã là một cơng tác phức tạp, nặng nề
đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước, nhất là trong bối cảnh Luật Đất đai
2003 đang rất cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Do tính chất quan trọng
như vậy, các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu dành cho công tác quản lý đất đai phải được lập đầy đủ,
chính xác và phải được lưu trữ vĩnh viễn.
Thành phố Châu Đốc là một đơ thị vùng biên giới có diện tích tự nhiên 104,7 km 2chia
thành 5 phường và 2 xã, tương đối nhỏ so với các huyện, thị, thành khác trong tỉnh An Giang. Là
một địa phương nằm trong vùng đồng bằng, địa hình tự nhiên thuận lợi cho việc đi lại, Châu
Đốc có điều kiện phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Điều này cũng giúp
công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố có phần thuận lợi nhất định so với các địa
phương khác.
Đơn vị được thành lập năm 2005 trên cơ sở tách ra từ Phòng Quản lý đô thị, kế thừa các
chức năng, nhiệm vụ và tài liệu của Phịng Địa chính cũ phần lớn cịn lạc hậu, thô sơ. Các tài
liệu liên quan đến công tác quản lý đất đai như bản đồ, bản vẽ, danh mục hồ sơ,… đa phần còn ở

dạng văn bản giấy, bản vẽ tay. Đội ngũ cán bộ, nhân viênvới tổng số 16 người của cả hai đơn vị

8


ban đầu không chỉ thiếu thốn về số lượng mà còn chưa kịp trang bị kiến thức tin học đủ đáp ứng
yêu cầu công tác quản lý đất đai. Cơ sở vật chất phục vụ công tác trong đơn vị cũng rất nghèo
nàn, tồn cơ quan chỉ có 3 máy vi tính, 1 máy in, 1 máy đo đạc cơ học. Với điều kiện khiêm tốn
như thế, hoạt động của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn: từ khâu tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đến khâu đo đạc, từ khâu in ấn đến khâu lưu trữ,… tốn rất nhiều thời
gian và công sức mà hiệu quả rất thấp.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực và quyết tâm của đơn vị, cộng với sự quan tâm đầu tư kịp thời của
Đảng, chính quyền Nhà nước, cơ quan cấp trên, đơn vị không những vượt qua được khó khăn
ban đầu mà cịn gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp. Sự đầu tư hợp lý vềtrang thiết bị cơng nghệ như
máy tính, máy đo điện tử,…của UBND thành phố Châu Đốc đã đẩy nhanh quá trình tiếp cận với
công nghệ thông tin của đơn vị. Sự nhận định của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang về
những điều kiện thuận lợi tại Châu Đốc để ưu tiên xây dựng, chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu
quản lý đất đai đã thúc đẩy và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động liên quan
đến lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở của Phòng Tài ngun và Mơi trường, Văn phịng Đăng ký
quyền sử dụng đất.
2.2. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai của Phịng Tài
ngun và Mơi trường thành phố Châu Đốc từ năm 2005 đến năm 2013
Từ khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài
nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, ngành Tài ngun và Mơi
trường ở An Giang có những bước tiến quan trọng, rõ nét nhất là việc ứng dụng CNTT trong
quản lý đất đai. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Châu Đốc là một trong những đơn
vị tiên phong trong việc tin học hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT vào các hoạt động
nghiệp vụ chun mơn, từ đó đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu về ứng dụng
CNTT trong quản lý đất đai.
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

2.2.1.1. Những kết quả đạt được
Hạ tầng kỹ thuật CNTT: sự đầu tư về trang thiết bị CNTT ở Phòng Tài nguyên và Môi
trường đến nay đã khá đầy đủ. Số lượng máy tính trong đơn vị (26 máy/38 người) cơ bản đáp
ứng được yêu cầu công tác, được nối mạng nội bộ và internet giúp cho việc chia sẻ và khai thác
thơng tin được nhanh chóng, thuận lợi. Các thiết bị hỗ trợ khác cũng được trang bị đủ dùng như:
2 máy toàn đạc điện tử, 2 máy quét ảnh (scanner), các máy in laser khổ A3, A4.
Công tác đo vẽ bản đồ: việc đo đạc với máy đo cơ học và triển vẽ thủ công vừa mất nhiều
thời gian, vừa khơng đảm bào tính chính xác đã được đổi mới hoàn toàn. Số liệu đo đạc được thu
nhận từ máy toàn đạc điện tử một cách tự động, việc vẽ bản đồ các khu đất cũng trở nên dễ dàng
9


hơn nhờ sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên biệt. Dữ liệu bản đồ được vẽ và biên tập bằng
Autocad đã được nâng cấp lên dạng chuẩn MicroStation vời nhiều tính năng vượt trội có thể lưu
giữ cả dữ liệu về khơng gian (hình dạng, vị trí, kích thước, diện tích,…) lẫn dữ liệu về thuộc tính
(thơng tin chủ sử dụng đất, loại đất, giá đất, có tài sản trên đất hay không,…) của thửa đất. Châu
Đốc là đơn vị đầu tiên trong tỉnh hồn tất cơng tác số hóa bản đồ địa chính theo tiêu chuẩn quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ sở dữ liệu: việc xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ đất đai có sự phát triển rõ rệt. Từ
những danh mục dưới dạng bảng tính Excel chuyển thành chương trình tra cứu hồ sơ cấp giấy
chứng nhận trên nền Foxpro, đã tích hợp việc tra cứu và in giấy chứng nhận bằng phần mềm
Vilis 1.0 dựa vào nền MS Access. Hiện tại, các chức năng chính quản lý hồ sơ đất đai như tra
cứu, in ấn, cập nhật biến động, báo cáo,… đã được nâng cấp lên với phần mềm Vilis 2.0 dựa trên
công nghệ ArcGIS và nền cơ sở dữ liệu là SQL Server.
Có thể tóm tắt q trình phát triển và ứng dụng CNTT của đơn vị qua sơ đồ sau:
Tài liệu hồ sơ dạng văn bản giấy
Dữ liệu bản đồ thô sơ
Cơ sở dữ liệu đơn giản (dạng Excel, Foxpro)
Dữ liệu bản đồ số đơn giản
(dạng AutoCAD)

VILIS 1.0
CSDL có hệ thống, cấu trúc và mơ hình quan hệ (dạng Access)
Dữ liệu bản đồ phân lớp, có thể lưu giữ dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính (dạng
MicroStation)
VILIS 2.0
Dữ liệu bản đồ dựa trên cơng nghệ ArcGIS và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai dựa trên SQL Server
Chưa ứng dụng CNTT
Năm 2005
Năm 2009
Tiếp cận ứng dụng CNTT vào quản lý đất đai
Phát triển và ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào quản lý đất đai
Năm 2013
Từ khi ứng dụng CNTT, các nghiệp vụ chuyên môn liên quan quản lý đất đai được nâng
cao hiệu quả rõ rệt.Cơng tác tra cứu tình trạng thửa đất phục vụ việc cấp giấy chứng nhận được
thực hiện trên máy tính thay thế cho phương pháp thủ cơng tìm kiếm trên văn bản dạng giấy, gần
như có kết quả tức thì. Dùng máy đo điện tử thu thập số liệu đo đạc cũng có nhiều tiện lợi: có
thể đo với khoảng cách rất xa (2,5km), rất chính xác, trên địa hình phức tạp, ghồ ghề, có thể
chép số liệu trực tiếp vào máy tính. Trong khi đó, hình thức đo tay bằng thước dây truyền thống
rất cực nhọc mà hiệu quả rất thấp: khoảng cách gần (50m), sai số cao, tính tốn thủ cơng, khơng
thể thực hiện trên địa hình phức tạp, cây cối rậm rạp,… Công tác in ấn giấy chứng nhận bằng
phần mểm Vilis 2.0 vừa giảm tình trạng sai sót gây hỏng phơi giấy, vừa đạt tính thẩm mỹ so với
10


việc viết tay hoặc in thủ công. Dữ liệu thông tin về sử dụng đất, bản đồ hiện trạng đã được số
hóa và đồng bộ bước đầu, dù chưa thật sự hoàn chỉnh, vẫn mang lại nhiều thuận lợi, đẩy nhanh
thời gian thực hiện công tác báo cáo, thống kê, kiểm kê, làm cơ sở cho công tác lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtmột cách phù hợp.
Về cải cách thủ tục hành chính: việc triển khai thực hiện chương trình cải cách thủ tục
hành chính tại đơn vị được đẩy mạnh theo chỉ đạo của UBND thành phố Châu Đốc và bám sát

Quyết định số 45 của UBND tỉnh An Giang ban hành quy định về đơn giản hóa các thủ tục hành
chính trong quản lý quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảngắn liền với đất trên địa
bàn tỉnh An Giang. Việc thành lập Bộ phận Một cửa liên thông và theo dõi chặt chẽ quy trình
luân chuyển hồ sơ bằng chương trình phần mềm MCC mang lại kết quả tích cực trong công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tin học hóa các quy trình từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kết quả làm cho việc theo dõi,
giải quyết các hồ sơ, việc thống kê, báo cáo,… trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Mỗi hồ sơ đều
được lập các bước quy trình thực hiện với thời hạn hoàn thành cụ thể một cách tự động và tuân
theo quy định pháp luật. Lý lịch luân chuyển hồ sơ được chia sẻ công khai, minh bạch nên việc
tháo gỡ, xử lý những hồ sơ vướng mắc cũng dễ dàng hơn.Việc trao đổi thơng tin của Phịng Tài
ngun và Mơi trường với các cơ quan thông qua hộp thư điện tử đã làm cho việc thực hiện, thi
hành các chỉ đạo của cơ quan cấp trên cũng như sự phối kết hợp với các cấp, ban, ngành trong
quản lý đất đai được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Ứng dụng CNTT vào quản lý đất đai nâng chất lượng giải quyết thủ tục hành chính lên một
tầm cao mới. Các quy trình thực hiện cơng tác giảm thiểu đáng kể cơng sức, thời gian và chi phí
nhưng lại có tính chính xác rất cao. Chẳng hạn việc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trước đây phải mất 49 ngày làm việc, nhờ vào ứng ứng dụng CNTT đã giảm xuống còn 34 ngày
thực hiện hồ sơ. Việc giải quyết các hồ sơ về đất đai từ đó gia tăng độ tin cậy và tính chun
nghiệp, góp phần giảm tiêu cực, được sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Hiệu quả mang lại của việc ứng dụng CNTT vào công tác cũng đã nâng cao nhận thức về
vai trị của CNTT và kích thích sự sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị. Xuất
phát từ thực tế công việc, nhiều ý tưởng, sáng kiến đã nảy sinh và được nghiên cứu, cụ thể hóa
bằng những sản phẩm chương trình phần mềm, tiện ích đem ứng dụng vào cơng việc mang lại
nhiều lợi ích thiết thực.Một số ví dụ điển hình như “Bảng theo dõi quy trình luân chuyển hồ sơ
nội bộ” theo dõi nhắc nhở để không làm trễ hẹn hồ sơ, chấm dứt tình trạng ứ đọng hoặc mất mát
hồ sơ so với trước kia; “Tiện ích biên tập hồ sơ đo vẽ” giúp xuất số liệu một cách tự động tăng
tính chính xác và giảm trên 50% thời gian biên tập hồ sơ đo vẽ; “Chương trình quản lý thế chấp,
kê biên” hỗ trợ công tác đăng ký giao dịch bảo đảm và cấp phát giấy chứng nhận:tự động thiết

11



lập trang in biến động, tin học hóa việc lưu trữ tình trạng thế chấp, kê biên của từng thửa đất,
từng giấy chứng nhận, tự động hóa việc tổng hợp, báo cáo,…
Có thểnói việc ứng dụng CNTT khơng chỉ làm thay đổi phương thức hoạt động theo hướng
hiện đại trong quản lý đất đai, hỗ trợ mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính, mà cịn đẩy
nhanh q trình đạt được mục tiêu kế hoạch. Trọng tâm của quản lý đất đai trong giai đoạn hiện
nay xoay quanh việc đẩy mạnh để gấp rút hồn tất cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho tổ chức, cá nhân, làm nền tảng để thực hiện các công tác có liên quan đến đất đai khác.
Cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay đạt những chỉ tiêu ấn tượng với những
số liệu cụ thể (tính đến tháng 10/2013 cho cả loại đất nơng nghiệp và phi nông nghiệp) như sau:
số giấy đã cấp: 25.033, diện tích cấp giấy: 3519 ha, ước tính đạt khoảng 95% mục tiêu về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc thành lập bản đồ địa chính chính quy được hoàn thành 100% ở 7/7 xã, phường. Cơ sở
dữ liệu cơ bản phục vụ quản lý đất đai đã hoàn chỉnh. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 nhờ đó đã phủ kín trên địa bàn tồn thành phố.
2.2.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được
Sự quan tâm đầu tư kịp thời, sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, các ngành từ Trung
ương đến địa phương, nhất là của UBND thành phố Châu Đốc và của Sở Tài nguyên và Môi
trường đã làm thay đổi diện mạo của đơn vị, từ một phịng chun mơn với cơ sở vật chất ít ỏi,
điều kiện thiếu thốn về nhiều mặt, đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị đạt nhiều thành
tựu trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động.
Quán triệt nội dung chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về CNTT và ứng dụng
CNTT trong ngành Tài nguyên và Môi trường, Chi ủy, Ban lãnh đạo trong đơn vị đề cao vai trò
của việc ứng dụng CNTT và hiệu quả to lớn mà nó mang lại, khuyến khích và tạo nhiều điều
kiện để cán bộ, nhân viên trong cơ quan có cơ hội được bồi dưỡng, học tậpcũng như phát huy
khả năng sáng tạo của các cá nhân trong đơn vị.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - lao động trong đơn vị với đa phần rất trẻ, nhiệt tình
và năng nổ, có ưu thế trong việc tiếp thu cái mới. Đây là điều kiện thuận lợi đẩy nhanh quá trình
tiếp cận và triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động của đơn vị. Mạng internet với với lượng

thông tin đồ sộ, cũng chính là một phương tiện để mọi người chia sẻ, trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau, đã góp phần nâng cao kiến thức CNTT và ứng dụng CNTT trong đơn vị.
Sự đoàn kết, hợp tác, tương trợ, giúp đỡ nhau trong đơn vị, sự quyết tâm, đồng lòng trong
thực hiện nhiệm vụ được giao của cả tập thể không những đã gặt hái được những kết quả khả

12


quan mà còn mở ra những cơ hội về ứng dụng CNTT vào quản lý nói chung và quản lý đất đai
nói riêng trong thời gian tới.
2.2.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân
2.2.2.1. Những hạn chế, khó khăn
Cơ sở vật chất cho CNTT tuy đã đáp ứng yêu cầu cơng tác quản lý đất đai nhưng nhìn
chung vẫn còn những hạn chế nhất định. Số lượng trang bị vừa đủ các loại máy thiết yếu như
máy đo, máy in khổ A3 gây ra sự bị động rõ rệt trong việc bảo đảm các quy trình, thủ tục hành
chính liên quan quản lý đất đai thực hiện đúng thời hạn khi gặp sự cố, hỏng hóc kéo dài. Điều
này đôi khi gây ra sự bất tiện cho người dân do phải chờ đợi quá hạn, làm ảnh hưởng đến ý
nghĩa cơng cuộc cải cách hành chính.
Do tính chất đặc biệt, gắn với các giai đoạn lịch sử của tài ngun đất đai, cơng tác chuẩn
hóa cơ sở dữ liệu đất đai là vô cùng phức tạp và nặng nề, địi hỏi nhiều cơng sức, chi phí và thời
gian. Việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai đến nay chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai cơ bản.
Phần mềm Vilis 2.0 vẫn còn thiếu (hoặc chưa đủ đáp ứng) các chức năng thống kê, báo cáo về
đất đai. Thông tin về thế chấp, kê biên đã tồn tại chưa thể tích hợp vào cơ sở dữ liệu. Điều này
dẫn đến việc phải sử dụng cùng lúc nhiều chương trình phục vụ u cầu cơng tác, làm mất đi
phần nào hiệu quả vốn có của việc ứng dụng CNTT.Hồ sơ về đất đai rất nhiều và phức tạp, công
tác lưu trữ theo kiểu truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Việc trích lục hồ sơ cũng tốn nhiều
thời gian. Việc số hóa hồ sơ lưu trữ đất đai chưa có kế hoạch triển khai thực hiện dù nhu cầu rất
cần thiết và đã từng được đề cập.
Cũng như hầu hết các phịng ban chun mơn khác, Phịng Tài ngun và Mơi trường
Châu Đốc khơng có cán bộ chun trách về CNTT mà chỉ phân công cán bộ kiêm nhiệm. Hệ

thống vận hành ứng dụng CNTT trong đơn vị vì vậy khơng đảm bảo sự thơng suốt, dễ bị ách tắc.
Nhận thức, kiến thức về an ninh mạng máy tính và ý thức bảo vệ cơ sở dữ liệu của cán bộ, nhân
viên còn kém.
Một số trường hợp cán bộ với kiến thức tin học hạn chế không đáp ứng được yêu cầu
nghiệp vụ sau khi được phân công, sắp xếp cơng việc, dẫn đến sự đình trệ của quy trình ứng
dụng CNTT.
2.2.2.2. Ngun nhân hạn chế, khó khăn
Ngân sách dành cho CNTT còn rất hạn hẹp so với nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT
trong ngành Tài nguyên và Môi trường.
Sự phối hợp, kết hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến đất đai giữa các ban, ngành
ít nhiều vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do đặc thù chuyên môn sử dụng các định dạng tập tin khác
13


nhau. Chẳng hạn như việc cập nhật bản đồ quy hoạch của Sở Xây dựng hay Phịng Quản lý đơ
thị dưới định dạng Autocad vào môi trường của MicroStation.
Ban lãnh đạo tuy xác định được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và
kịp thời tổ chức, triển khaithực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về CNTT,
nhưng chưa tìm ra được giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình ứng dụng CNTT trong thực
tiễn.
Có sự động viên, khuyến khích và đề cao khả năng sáng tạo của cán bộ, nhân viên, nhưng
chưa có chính sách tun dương, khen thưởng phù hợp đối với những sáng kiến đã áp dụng có
tác động tích cực đến hiệu suất, năng suất lao động, làm mất dần động lực phấn đấu, sáng tạo.
Một số cán bộ, nhân viên vẫn giữ thói quen, nếp làm việc cũ, ngại thay đổi, lười học hỏi,
ngại tiếp cận với cái mới mẻ do CNTT mang lại dù thấy rõ lợi ích của nó.

14


CHƯƠNG 3

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA PHỊNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH
PHỐ CHÂU ĐỐC ĐẾN NĂM 2020

3.1. Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
đất đai
3.1.1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020, hạ tầng kỹ thuật CNTT của Phòng Tài nguyên và Môi trường được đảm
bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị; chương trình phục vụ cho công tác quản lý đất đai
đáp ứng hầu hết các yêu cầu liên quan đế đất đai; hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai được chuẩn hóa
thống nhất và hồn thiện theo tiêu chuẩn quốc gia; có nhân lực chuyên trách đủ trình độ đảm
đương lĩnh vực CNTT và có khả năng phụ trách về an ninh mạng.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Cơ sở dữ liệu là phần cốt lõi quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT vào các
lĩnh vực. Đến năm 2020, cùng với các cấp, ngành liên quan hoàn tất việc xây dựng, cập nhật,
quản lý cơ sở dữ liệu theo quy định tại Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Có thể cung cấp một số dịch vụ cơng trực tuyến về đất đai, nhà ở qua cổng thông tin điện
tử của thành phố nhằm công khai, minh bạch thông tin, đem lại thuận tiện cho người dân và
doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.
Có cán bộ chuyên trách về CNTT đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống ứng dụng
CNTT, 100% cán bộ, nhân viên được đào tạo tập huấn sử dụng các phần mềm chuyên ngành
quản lý đất đai, các kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT vào việctìm, tra cứu tài liệu trên mạng
internet.
Đảm bảo số lượng máy tính với cấu hình thích hợp đủ dùng cho mọi người, tất cả các máy
tính đều được cài phần mềm chống virus, chống xâm nhập trái phép trên mạng.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý đất đai của Phịng Tài ngun và Mơi trường thành phố Châu Đốc
đến năm 2020
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý đất đai

15


Nhận thức về tầm quan trọng của CNTT và ứng dụng CNTT trong quản lý đất đai của đội
ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhân rộng, phổ biến việc tin học
hóa các khâu chuyên môn nghiệp vụ, các phương pháp, công cụ, cách thức áp dụng CNTT mang
lại hiệu quả, năng suất cao.
Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức – lao động về vai trò, vị trí
và sự cần thiết của CNTT trong hoạt động để thúc đẩy q trình hiện đại hóa đơn vị theo mục
tiêu hồn thành chính phủ điện tử ngành Tài ngun và Môi trường năm 2015.
Ban lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng
CNTT vào mọi hoạt động liên quan đến quản lý đất đai, nhà ở. Thường xuyên cập nhật và phổ
biến các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về
CNTT của Chính phủ, tỉnh,thành phố và của ngành Tài nguyên và Môi trường.
3.2.2. Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Chất lượng của nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của
công cuộc đổi mới. Nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao khơng chỉ làm tăng nhanh q
trình tiếp cận cơng nghệ hiện đại, q trình rút ngắn khoảng cách số, mà cịn góp phần thực hiện
sứ mệnh “đi tắt đón đầu” trong sự nghiệp phát triển. Trong phạm vi của mình, đơn vị cần tăng
cường công tác nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức,
viên chức – lao động.
Xây dựng biên chế cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT; bồi dưỡng kiến thức CNTT
đặc biệt là đào tạo về sử dụng các phần mềm mã nguồn mở cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị
nhằm phát huy sức mạnh nội tại về ứng dụng CNTT.
Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT cả ở đơn vị
lẫn cán bộ địa chính cấp xã.
3.2.3. Đẩy nhanh q trình chuẩn hóa, số hóa cơ sở dữ liệu đất đai
Tập trung nhân lực có kiến thức, trình độ về tin học, kết hợp với các cấp, ban, ngành liên

quan đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo nội dung quy định tại Thông tư
04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai. Đây là nền tảng, tiền đề để hình thành và phát triển các ứng dụng, phần
mềm áp dụng cho các yêu cầu quản lý khác có liên quan trong tương lai.
Tổ chức số hóa tồn bộ hồ sơ về đất đai trên địa bàn thành phố và lưu trữ một cách có hệ
thống để chuẩn bị cho giai đoạn kết nối, đồng bộ dữ liệu.

16


Trong thiết kế cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động về quản lý đất đai khác, phải chú ý xây
dựng các mơ hình quan hệ và các kiểu dữ liệu đồng nhất với cơ sở dữ liệu đang xây dựng nhằm
tăng nhanh quá trình cập nhật, sát nhập hoặc đồng bộ dữ liệu nếu có.
3.2.4. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
CNTT ngày nay đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ phát triển là rất cao.
Nguy cơ lạc hậu, lỗi thời về phần cứng của các thiết bị tin học ln được nhìn thấy trước. Do đó,
sự thường xun đầu tư, trang bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT là địi hỏi mang tính tất
yếu khách quan.
Cần có sự đánh giá định kỳ về tình trạng của hệ thống hạ tầng CNTT để có kế hoạch xử lý
phù hợp. Tranh thủ nguồn ngân sách dành cho CNTT của địa phương để tập trung đầu tư thỏa
đáng cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT và duy trì nâng cấp cho hệ thống ln đáp ứng các
u cầu chung của hiện đại hóa.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý đất đai
Triệt để thực hiện cải cách hành chính bằng việc thực hiện các chương trình Văn phịng
điện tử, Một cửa liên thơng theo chỉ đạo của UBND thành phố Châu Đốc, công văn, tài liệu, hồ
sơ thủ tục hành chính đều được chuyển qua mạng internet; tin học hóa các quy trình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; số hóa các loại sổ sách, danh mục tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thống kê, báo cáo.
Quy chế hóa các hoạt động nghiệp vụ có ứng dụng CNTT trong đơn vị để đảm bảo sự

thông suốt của hệ thống, tránh tình trạng lơ là, chậm trễ trong thực hiện làm ảnh hưởng đến toàn
bộ quy trình liên quan quản lý đất đai. Chia sẻ dữ liệu, thơng tin địa chính đến cấp xã để nâng
cao hiệu quả ứng dụng CNTT.
Loại bỏ những hoạt động nghiệp vụ mang tính chất thủ cơngmà có thể tin học hóa.Tăng
cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh về ứng dụng CNTT
trong các lĩnh vực.
Nghiên cứu xây dựng, tham mưu, đề xuất với cơ quan cấp trên để có hướng chuẩn bị điều
kiện cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến về đất đai, nhà ở đáp ứng nhu cầu của nhân dân
trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trị của đồn thể đối với việc ứng dụng
cơng nghệ thông tin trong quản lý đất đai

17


Tăng cường sự lãnh đạo của Chi ủy đối với các hoạt động chuyên môn nhằm tiếp tục đề ra
những chủ trương đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng CNTT trong đơn vị. Thường xuyên quan tâm,
đánh giá để có giải pháp đáp ứng những nhu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bịvề CNTT
nhằm động viên tinh thần và kích thích khả năng tìm tịi, sáng tạo về tin họccủa cán bộ, nhân
viên .
Tập trung đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cho phù hợp với tình hình
phát triển của đội ngũ cơng chức, viên chức. Xây dựng kế hoạch phối hợp với Cơng đồn cơ sở,
Đoàn Thanh niên tổ chức các phong trào, hoạt động thi đua nêu cao vai trò và ý nghĩa của việc
ứng dụng CNTT.
Tổ chức thực hiện sơ kết, tổng kết phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo tại đơn vị,
nêu gương những sáng kiến, những giải pháp ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả trong lao động.
Có chính sách khen thưởng hợp lý tạo động lực phấn đấu sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức – lao động.
Gắn kết giữa ứng dụng CNTT với các chương trình cải cách hành chính của tỉnh như
Quyết định số 45 của UBND tỉnh An Giang ban hành quy định về đơn giản hóa các thủ tục hành

chính trong quản lý quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảngắn liền với đất trên địa
bàn tỉnh An Giang, chương trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 trong các cơ quan nhà nước.

18


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTTtrong hoạt động của cơ quan nhà nước là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng cho mục tiêu xây
dựng Chính phủ điện tử của nước ta.
Tác động của CNTT đối với mọi lĩnh vực là vô cùng to lớn. Việc ứng dụng CNTT một
cách phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm khoảng
cách số giữa các quốc gia, các vùng, các địa phương trong nước, cơ hội thụ hưởng những thành
tựu của khoa học công nghệáp dụng vào đời sống và sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn được nâng lên rõ rệt.
Phịng Tài nguyên và Môi trường trước yêu cầu về hiện đại hóa và xu thế hội nhập cũng đã
có những bước đi vững chắc nhờ ứng dụng CNTT. Trong chưa đầy 10 năm, đã thay đổi gần như
toàn bộ hoạtđộng quản lýđất đai theo hướngứng dụng mạnh mẽ CNTT. Từ những tài liệu, dữ
liệu đất đai đơn giản đã phát triển thành hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp, hiện đại; từ
những nghiệp vụđo vẽ mang tính thủ cơng đã nâng cấp thành công nghệ tựđộng, bán tựđộng; từ
cơ sở vật chất thiếu thốn đã từng bước hiện đại hoá hạ tầng kỹ thuật CNTT.
Những thành tựu quan trọngđạt được nhờ sựđoàn kết, thống nhất, tập trung của cả tập
thểđơn vị trong triển khai thực hiện, cụ thể hoá những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước vềứng dụng CNTT trong quản lýđất đai, sự quan tâm đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất của
chính quyền địa phương.
Bên cạnh những kết quảđạt được vẫn còn những hạn chế, khó khăn trong triển khai ứng
CNTT vào quản lýđất đai với các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, trong đó nguyên nhân
cóảnh hưởng lớn nhất là thiếu nhân lực chuyên trách về CNTT. Vì vậy, cần đẩy nhanh mục tiêu

đào tạo cán bộ chun trách CNTT có trình độ đáp ứng đủ cho các cơ quan nhà nước theo Quyết
định 698/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 06 năm 2009 về Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn
nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Ngoài ra, việc chậm
triển khai một số cơng việc quan trọng (như việc số hóa hồ sơ lưu trữ) nhằm đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong quản lý đất đai cũng ảnh hưởng nhiều không những đến hiệu quả cơng tác mà cịn
đến tiến trình hiện đại hóa chung của ngành. Do đó, ngồi việc quan tâm đến vấn đề CNTT cần
phải thường xuyên kiểm tra, rà soát để nhanh chóng thực hiện các cơng việc có thể tác động đến
quá trình phát triển và ứng dụng CNTT trong đơn vị.
2.

Kiến nghị

19


Lãnh đạo đơn vị ngay từ bây giờ có kế hoạch chọn lựa, sắp xếp, định hướng xây dựng đội
ngũ cán bộ chuyên trách CNTT, mạnh dạn tham mưu, đề xuất với UBND thành phố cân đối bổ
sung nguồn ngân sách đầu tư về nhân sự CNTT để luôn chủ động trong tiến trình hiện đại hóa và
hội nhập.
Phối hợp, đề xuất với cơ quan chuyên môn cấp trên là Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ
phương tiện và nhân sự thực hiện việc số hóa hồ sơ đất đai theo tiêu chuẩn quy định, trước hết là
để nâng cao hiệu quả của các nghiệp vụ liên quanđến đất đai (như thẩm tra, tra cứu, trích lục, …
hồ sơ), sau đó là để đẩy nhanh q trình sát nhập, cập nhật, kết nối cơ sở dữ liệu, tiến tới xây
dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính, Nghiệp vụ cơng tác đảng, đồn thể

ở cơ sở (tập 1), NXB Chính trị-Hành chính, Hà Nội - 2013.
2. Chỉ thịsố 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000của Bộ Chính trị (khóa VIII), về đẩy
mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
3. Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Chính phủ, về việc phê duyệt
Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Quyết định 698/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ, về Phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020.
5. Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh An Giang, về
việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn
tỉnh An Giang năm 2013 và giai đoạn 2013-2015.
6. Thông tư 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/04/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy
định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

21



×