1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
------------------
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC LOẠI CÂY LÂM SẢN
NGOÀI GỖ TẠI BẢN COỌC - XÃ YÊN HỒ - HUYỆN
TƯƠNG DƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người thực hiện
: Vy Văn Tú
Lớp
: 47K3 - KN & PTNT
Người hướng dẫn
: Ths. Trần Xuân Minh
Vinh, 05/2010
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trong rừng nhiệt đới hết sức đa dạng và phong phú,
nó đóng vai trị quan trọng trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc
vào rừng. Cũng như có vai trị to lớn trong cấu thành tài ngun rừng và giá trị của nó
là khơng thể thay thế được. Để hệ sinh thái rừng phát triển bền vững thì việc hiểu biết
về thực trạng LSNG và việc sử dụng nó một cách hợp lý là vấn đề không thể bỏ qua.
Tuy nhiên hiện nay việc quản lý, sử dụng tài nguyên rừng nói chung và lâm sản ngồi
gỗ nói riêng vẫn chưa thực sự được sự quan tâm của các cấp cũng như người dân.
Chính điều này đã làm LSNG đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng bởi ảnh
hưởng của sự gia tăng dân số, sự khai thác lạm dụng, sự mở rộng diện tích canh tác
nơng nghiệp, sự chăn thả gia súc khơng kiểm sốt, sự thu hái chất đốt... Điều này đã
làm giảm thu nhập của người dân, làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn.
LSNG có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội như cung cấp lương thực, thực
phẩm, nguyên liệu làm thủ công mỹ nghệ, dược liệu, đến giải quyết công ăn việc làm,
phát triển các ngành nghề. Là nguồn tài nguyên gắn bó và không thể thiếu được trong
đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng.
LSNG có giá trị đối với sự giàu có của hệ sinh thái rừng, chúng đóng góp vào
sự đa dạng sinh học của rừng. Chúng là nguồn gen quý, cần được bảo tồn để phục vụ
cho sản xuất, đời sống và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn trước mắt cũng như
trong tương lai.
Bản Coọc, xã n Hịa là bản miền núi, thuộc vùng khó khăn (vùng 135),
sống trên địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thái (70%). Đời sống của người dân
trong bản phụ thuộc rất lớn vào rừng. Diện tích đất canh tác nơng nghiệp ít (8,4ha),
nên sinh kế của các gia đình trong bản phần lớn dựa vào làm nương rẫy, chăn nuôi và
vào các hoạt động thu hái các LSNG. Nhưng việc khai thác khơng có kế hoạch và
khai thác bừa bãi đã làm cho LSNG tại khu vực này ngày càng cạn kiệt. Nguyên nhân
sâu xa là do nhận thức về việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này ở trên địa bàn
3
vẫn cịn mang nặng thói quen tự cấp, tự túc. Đa phần người dân ở đây vẫn coi tài
nguyên rừng như một kho nguyên liệu vô tận, sẵn sàng cung cấp mọi thứ cho cuộc
sống của họ, nên ý thức bảo tồn và phục hồi tài nguyên rừng vẫn chưa được người
dân trong bản chú ý dẫn đến hậu quả là nhiều loài cây quý hiếm dần dần bị mất đi
cùng với nó là nguồn gen q khơng được bảo tồn, mất sự đa dạng sinh học, gây ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống của nhân dân.
Như vậy, nâng cao hiểu biết về LSNG nhằm quản lý và sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên này đang là vấn đề cấp bách, được đặt ra cho các cộng đồng dân cư
sống ở gần rừng cũng như cộng đồng dân cư ở bản Coọc đã và đang gắn bó với
nguồn tài nguyên LSNG trên địa bàn và chịu sự chi phối của khai thác và tiêu thụ.
Vậy chúng ta cần hỗ trợ, tác động thế nào để họ có thể quản lý và sử dụng hợp lý
nguồn LSNG nói riêng và tài nguyên rừng nói chung. Nhằm vừa nâng cao được đời
sống vật chất và tinh thần của họ, vừa bảo vệ và phát triển được tài nguyên rừng.
Nhưng cho đến nay rất thiếu nguồn tài liệu nghiên cứu một cách tổng thể để trả lời
cho các vấn đề có liên quan như:
- Thực trạng và vai trò của LSNG trong đời sống cộng đồng như thế nào?
- Mối quan hệ giữa truyền thống quản lý, sử dụng LSNG của cộng đồng và
tiêu thụ trên thị trường như thế nào?
- Những cải tiến nào là cần thiết để hỗ trợ quản lý và sử dụng LSNG có hiệu
quả và bền vững?
Để góp phần giải quyết vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng các loại cây lâm sản ngoài gỗ tại Bản Coọc Xã Yên Hoà - Huyện Tương Dương - Tỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu
4
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý và sử dụng
bền vững LSNG tại bản Coọc, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên LSNG của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến LSNG.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng các loại LSNG.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
LSNG là nguồn tài nguyên rừng có nhiều tiềm năng to lớn của rừng. Mặc dù
vậy, nhưng chúng chưa được phát triển đúng tầm để có những đóng góp quan trọng
vào sự phát triển của các địa phương và cả nước. Việc đánh giá đúng hiện trạng
nguồn tài nguyên LSNG ở các địa phương nước ta là hết sức quan trọng và cần thiết,
nhằm để xuất được các giải pháp hợp lý để phát triển tài nguyên quý giá này.
Muốn thực hiện việc này, trước hết phải hiểu rõ thế nào là LSNG. Hiện nay có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về lâm sản ngoài gỗ, như De Beer và Mc Dermott (1989,
1996); Wicken G. E. (1991); Herman H.J. (1995); Tổ chức chuyên gia tư vấn về lâm
sản ngồi gỗ của Châu Á Thái Bình Dương (1991); Tổ chức chuyên gia về tư vấn lâm
sản ngoài gỗ của Châu phi (1993),... Một trong những khó khăn lớn nhất để đi đến
thống nhất thuật ngữ Lâm sản ngoài gỗ là do tính chất đa dạng của các loại phẩm này
và ở một khía cạnh nào đó, cịn liên quan đến quản lý và sử dụng chúng. Thời kỳ đầu,
loại sản phẩm này được hiểu như là một loại sản phẩm phụ (mirror forest products).
Khi các loại sản phẩm này được khai thác với số lượng nhiều và giá trị cao, thì chúng
được dùng với thuật ngữ “Lâm sản ngoài gỗ” (Non-timber forest products hoặc Nonwood forest products).
Những định nghĩa dưới đây được xem là khá hoàn chỉnh về lâm sản ngoài gỗ:
Lâm sản ngoài gỗ (Non-Timber Forest Products - NTFPs) bao gồm tất cả các sản
phẩm sinh học không phải là gỗ được khai thác trong rừng tự nhiên vì các mục đích
sử dụng khác nhau của con người (Freudenberger KS và Koppenll C., 1995; H. De
Beer, J. Mcdermott, 1989). Chúng bao gồm những sản phẩm được làm thức ăn, thuốc
chữa bệnh, gia vị, dầu ăn, nhựa mủ, gôm, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật
hoang, nhiên liệu - chất đốt và nguyên liệu (Wicken G. E., 1991).[33]
Tổ chức chuyên gia tư vấn về lâm sản ngoài gỗ của Châu Á Thái Bình Dương
(IEC., 1991), đã thống nhất đưa ra định nghĩa: Lâm sản ngoài gỗ bao hàm tất cả các
6
sản phẩm có thể tái tạo và hữu hình, mà không phải là gỗ, củi nhiên liệu, củi, thu
được từ rừng hoặc bất kỳ loại hình sử dụng đất nào.
Định nghĩa FAO đưa ra năm 1995 [30]: “Các lâm sản ngoài gỗ (Non-Wood
Forest Products - NWFPs) bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học trừ gỗ,
cũng như các dịch vụ thu được từ rừng và có các kiểu sử dụng đất tương tự”
(Cả ba định nghĩa đang được sử dụng rộng rãi trên cũng có những điểm chưa phân
biệt rõ. Điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa các loại sản phẩm này với gỗ là ở chỗ
gỗ (Lim, sến táu, đinh hương, gụ mật, gụ lầu, kiền kiền....) được khai thác và quản lý
trên quy mơ cơng nghiệp vì những nhu cầu hay lợi ích đặt ở phía bên ngồi rừng. Cịn
đối với LSNG, nhiều sản phẩm của chúng có thể là đầu vào của rất nhiều nền cơng
nghiệp chính của các đơ thị (gơm, nhựa, tinh dầu, cây thuốc,...). Tất cả số đó có đặc
tính chung là đều có thể được khai thác, chiết, tách bởi các công nghệ đơn giản của
những người dân địa phương sinh sống ở trong hay cạnh rừng.
Nghĩa của “ngồi gỗ” cịn chưa được thỏa mãn khi bao hàm các tài nguyên
quan trọng có nguồn gốc từ rừng được sử dụng vì cuộc sống con người, như chất đốt,
cọc chống trong xây dựng, và gỗ nhỏ được sử dụng trong thủ công mỹ nghệ và vật
dùng hàng ngày. Rõ ràng, sự khác biệt giữa “gỗ” và “ngoài gỗ” hay “khơng phải gỗ”
có thể trở thành khơng rõ ràng khi xem xét ranh giới của một bên là số lượng lớn các
chất đốt được khai thác cho thị trường ở các đô thị và với một bên sử dụng gỗ cho
việc xây dựng nhà cửa của những người dân ở nơng thơn sống trong rừng hay cạnh
rừng. Ở góc độ về chất đốt, nó loại bỏ cái nền tảng cơ sở là xâm phạm đến tiêu chuẩn
phân chia và việc sử dụng/lợi ích ở nơng thơn. Ở vấn đề sau lại, lại loại bỏ qua khi
xem xét những tiêu chuẩn quan trọng (H. De Beer, J. McDermott, 1996).
Một trong những mục đích quan trọng của việc định nghĩa sản phẩm là thúc
đẩy và chính xác hố việc phân loại sản phẩm đó, đưa ra một khn khổ để cố định
việc tính tốn trong sản xuất và thống kê. Về ngun tắc chung, tất cả các sản phẩm,
hàng hoá và dịch vụ đều có thể được cắt ngang. Vì thế các định nghĩa đã được nêu ra