Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đổi mới quản lý công tác sinh viên ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 111 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM






NGUYỄN MINH ĐỨC






ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC
GIA HÀ NỘI
TRONG CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐÀO TẠO NIÊN CHẾ
SANG TÍN CHỈ





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục


Mã số : 60 14 05


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG BÁ LÃM



HÀ NỘI – 2008



104
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 6
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7
6. ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC 7
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
8. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 8
9. CẤU TRÖC LUẬN VĂN 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỔI MỚI QUẢN
LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN 9
1.1. CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN 9
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ 9
1.3. QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH
VIÊN 12
1.4. CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 15

1.4.1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ. 15
1.4.2. CÔNG TÁC HỌC SINH SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở
NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ NƯỚC. 23
1.5. ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ. 27
1.5.1. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ 27
1.5.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 29
1.5.3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO NIÊN
CHẾ VÀ TÍN CHỈ 32
1.6. NHỮNG KHÁC BIỆT CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ THEO NIÊN CHẾ. 34


105
1.7. VAI TRÕ CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ 35
1.8. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC SINH VIÊN
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ NIÊN CHẾ SANG HỌC CHẾ
TÍN CHỈ : 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI 40
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI
HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. 40
2.1.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN. 40
2.1.2. SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU. 40
2.1.3. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƯỜNG. 41
2.1.4. VỀ CƠ CẤU ĐÀO TẠO. 42
2.1.5. VỀ QUY MÔ ĐÀO TẠO. 42
2.1.6. VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN. 43

2.1.7. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT. 43
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC Ở VIỆT NAM. 43
2.2.1. VÀI NÉT VỀ HỌC CHẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NƯỚC TA
TỪ SAU NĂM 1975. 43
2.2.2. VIỆC TRIỂN KHAI HỌC CHẾ HỌC PHẦN TRIỆT ĐỂ (HỌC CHẾ
TÍN CHỈ) Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA. 48
2.2.3. VỀ MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ CHUYỂN ĐỔI 53
2.3. VIỆC ÁP DỤNG, TRIỂN KHAI HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI . 54
2.4. VIỆC ÁP DỤNG, TRIỂN KHAI HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ. 56


106
2.5. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ HIỆN NAY 56
2.5.1. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC SINH VIÊN CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ. 57
2.5.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC SINH VIÊN CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ. 61
2.6. CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRONG
BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TỪ NIÊN CHẾ
SANG TÍN CHỈ. 70
2.6.1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO
THEO NIÊN CHẾ VÀ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ. 70
2.6.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI HỌC
CHẾ. 72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CÔNG TÁC

SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI 74
3.1. BỐI CẢNH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP : 74
3.1.1. ĐIỂM MẠNH : 74
3.1.2. ĐIỂM YẾU : 74
3.1.3. THỜI CƠ : 75
3.1.4. THÁCH THỨC : 75
3.2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP. 76
3.2.1. CÁC GIẢI PHÁP CẦN CÓ TÍNH HỆ THỐNG VÀ ĐỒNG BỘ 76
3.2.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CẦN PHẢI ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI
76
3.2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA PHẢI MANG TÍNH HIỆU QUẢ 76
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 77


107
3.3.1. GIẢI PHÁP 1 : TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN NHẬN THỨC TRONG
CÁN BỘ, SINH VIÊN VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ YÊU
CẦU ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC SINH VIÊN. 77
3.3.2. GIẢI PHÁP 2 : NHẬN DIỆN MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ VỀ NỘI DUNG,
CÁC YÊU CẦU ĐỔI MỚI ĐỐI VỚI TỪNG NỘI DUNG CỦA HOẠT
ĐỘNG CÔNG TÁC SINH VIÊN. 79
3.3.3. GIẢI PHÁP 3 : TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG
TÁC SINH VIÊN CỦA NHÀ TRƯỜNG. 91
3.3.4. GIẢI PHÁP 4 : ĐỔI MỚI VÀ ĐẦU TƯ VỀ TỔ CHỨC, NHÂN LỰC,
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG CTSV. 92
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP 94
3.5. THĂM DÕ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI
PHÁP. 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97

1. KẾT LUẬN. 97
2. KHUYẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC






CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


STT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
1
CLB
Câu lạc bộ
2
CTHSSV
Công tác học sinh, sinh viên
3
CTSV
Công tác sinh viên
4
CVHT
Cố vấn học tập
5
ĐH

Đại học
6
ĐHBK
Đại học Bách khoa
7
ĐHDL
Đại học Dân lập
8
ĐHQG
Đại học Quốc gia
9
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
10
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
11
GDĐH
Giáo dục đại học
12
HC-TC
Hành chính – Tổ chức
13
KHTN
Khoa học tự nhiên
14
NCKHSV
Nghiên cứu khoa học sinh viên
15
SV

Sinh viên
16
TC
Tín chỉ
17
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác sinh viên trong nhà trường là một mảng công việc khá lớn
trong hoạt động của một nhà trường, với chức năng cơ bản là tổ chức, quản
lý, giáo dục và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại nhà trường, đó là
một mảng việc không thể thiếu được trong hoạt động đào tạo nói chung của
một

nhà trường.
Việt Nam gia nhập WTO, một dấu mốc quan trọng trong sự hội nhập toàn
diện của nước ta với thế giới đang trong xu thế toàn cầu hoá. Trong bối cảnh đó
nền giáo dục Việt Nam nói chung, đặc biệt là giáo dục đại học đang đứng trước
những thách thức mới của hội nhập, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, chuyển
đổi phương thức đào tạo đáp ứng những chuẩn chung của thế giới.
Từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, để chuẩn bị cho sự hội nhập, để
giáo dục nước ta có thể thích ứng với xu thế và phương thức đào tạo tiên tiến
của thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chủ trương về đổi
mới giáo dục đại học.
Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống giáo dục đại học nước ta và hội

nhập với giáo dục đại học thế giới, trong những năm gần đây Nhà nước đã
đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục
đại học. Trong “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn
2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định
47/2001/QĐ-TTg có nêu: các trường cần “thực hiện quy trình đào tạo linh
hoạt, từng bước chuyển việc tổ chức quy trình đào tạo theo niên chế sang học
chế tín chỉ.” Trong “Báo cáo về Tình hình Giáo dục” của Chính phủ trước kỳ
họp Quốc hội tháng 10 năm 2004 lại khẳng định mạnh mẽ hơn: “Chỉ đạo đẩy
nhanh việc mở rộng học chế tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề ngay từ năm học 2005-2006, phấn đấu để đến


2
năm 2010 hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều áp dụng hình thức tổ chức
đào tạo này”.
Như vậy để thực hiện được các chủ trương của Nhà nước về mở rộng
học chế tín chỉ, cần khẩn trương xây dựng một lộ trình chuyển đổi từ học chế
học phần hiện nay sang học chế tín chỉ trong toàn hệ thống giáo dục đại học.
Trong Luật Giáo dục sửa đổi (được Quốc hội thông qua 20/5/2005) đã đề
cập : "Về chương trình giáo dục: Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại
học có thể được tiến hành theo hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo niên chế".
Trong Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về
đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
đã đề ra : "Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển
đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong
nước và ở nước ngoài".
Với quan điểm chỉ đạo: “Hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học trên
cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của đất nước, phát huy bản
sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát

triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới.”
Với mục tiêu chung:“Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học,
tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế
quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học
Việt Nam đạt trình độ tiến tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến
trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường
định hướng Xã hội Chủ nghĩa. ”
Trước chủ trương đó Bộ GD&ĐT đã soạn thảo “Đề án đổi mới giáo
dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” trình Chính phủ và đã được phê
duyệt tháng 11/2005. Trong đó đề cập tới sự bức thiết phải đổi mới đề án đã
chỉ ra : “Bối cảnh Quốc tế và trong nước: Với sự phát triển nhảy vọt của khoa


3
học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại
đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá mạnh
mẽ đang diễn ra trên thế giới. Trên bối cảnh quốc tế đó, triết lý giáo dục cho
thế kỷ 21 có những biến đổi to lớn, đó là lấy “học thường xuyên suốt đời”
làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc học là “học để biết,
học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”, nhằm hướng
tới xây dựng một “xã hội học tập”. Giáo dục đại học thế giới phát triển rất
nhanh chóng với những xu hướng biểu hiện rõ rệt : đại chúng hoá, thị trường
hoá, đa dạng hoá, và quốc tế hoá.”
Trong Điều lệ trường đại học (Ban hành theo Quyết định số
153/2003/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
cũng đã xác định : “Trường đại học dựa trên chương trình đào tạo của hệ
chính quy, thiết kế các chương trình chuyển đổi và quy định về liên thông
giữa các trình độ, hình thức tổ chức đào tạo và với các cơ sở đào tạo khác;
áp dụng quy trình đào tạo linh hoạt; từng bước chuyển quy trình tổ chức đào

tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, thực hiện chế độ cho học và thi lấy
chứng chỉ theo từng học phần tạo thuận lợi cho người học tích luỹ kiến thức
và thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho
mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người ở nông thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa.”
Ngay từ năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định
số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo,
kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học
chế tín chỉ.
Trong Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học (ban
hành theo Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/12/2004 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại Tiêu chuẩn 4, tiêu chí 2 cũng đã đề ra :
"Thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của người học (tích luỹ theo học
phần); chuyển quy trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ".


4
Mức 1: Thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo từng học phần. Có
kế hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Mức 2: Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đi vào ổn định.”
Thực hiện chủ trương đó của Đảng và Nhà nước, ĐHQG Hà Nội cũng đã
có những chủ trương được thể hiện ở Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết của Đảng uỷ ĐHQGHN về lộ trình đưa chất lượng đào tạo đạt
chuẩn khu vực, từng bước đạt chuẩn quốc tế, ban hành theo quyết định số
192/ĐT ngày 10/7/2003 của Giám đốc ĐHQGHN đã nêu: " Các nội dung và
giải pháp chính: …6. Đổi mới công tác quản lý đào tạo: … 6.3. Thí điểm và
từng bước mở rộng đào tạo theo hệ thống tín chỉ";
Tại Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ ĐHQGHN tại Đại hội
đại biểu Đảng bộ lần thứ III (25/10/2005) cũng đã nêu: "Chỉ đạo các đơn vị
xây dựng đề án đào tạo theo học chế tín chỉ, triển khai thí điểm để rút kinh

nghiệm, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, tài liệu, giảng đường, phần mềm
quản lý đào tạo … trước khi nhân rộng"
Trong bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo ĐHQGHN
(ban hành theo Quyết định của Giám dốc ĐHQGHN số 05/QĐ-KĐCL ký
ngày 13/12/2005) tại tiêu chẩn 4, tiêu chí 2 đã đề ra yêu cầu “chuyển quy
trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ”; có 4 mức, trong đó
mức 1 và mức 2 như quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo; mức 3 và mức 4 là
quy định riêng của ĐHQGHN; để đạt mức 3 đơn vị đào tạo phải “tham gia
các cam kết về chuyển đổi tín chỉ với các trường đại học trong khối ASEAN”
và để đạt mức 4 đơn vị đào tạo phải “có quan hệ công nhận chuyển đổi tín chỉ
với một số trường đại học uy tín trên thế giới”.
Trong Kết luận của Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Đảng bộ
ĐHQGHN (khoá III) về các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng đào tạo (số
57/KL- ĐU, ngày 13/1/2006) đã nêu : "Đồng thời với việc ưu tiên áp dụng
các giải pháp đột phá … vẫn phải từng bước thực hiện các biện pháp cơ bản,


5
có tính thường xuyên, lâu dài sau đây: …. Đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp theo hướng từng bước áp dụng phương thức đào tạo theo hình
thức tích luỹ tín chỉ và tiếp cận các chuẩn khu vực, quốc tế".
Thực hiện những chủ trương trên ĐHQGHN đã và đang chỉ đạo các
trường đại học chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín
chỉ. Yêu cầu đó đòi hỏi mọi hoạt động của nhà trường phải được chuyển đổi
một cách đồng bộ và phù hợp, trong đó có hoạt động công tác sinh viên.
Trường Đại học Kinh tế được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế là một
đơn vị được tách từ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
ĐHQGHN từ tháng 7/1999 thành một đơn vị trực thuộc ĐHQGHN có chức
năng gần như một trường. Từ một đơn vị trong trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn chỉ có chức năng đào tạo, trở thành một đơn vị với chức

năng gần như một nhà trường độc lập, Khoa Kinh tế đã hình thành một bộ
máy quản lý mới tương ứng với chức năng của mình. Trong đó bộ phận
CTSV được hình thành và hoạt động theo mô hình của các đơn vị trong
ĐHQGHN, hoạt động theo hướng đáp ứng cho phương thức đào tạo theo niên
chế.
Hiện nay, cùng với việc chuyển đổi về tổ chức và quy mô, theo chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế
cũng đang thực hiện việc triển khai chuyển đổi phương thức đào tạo từ học
chế niên chế sang học chế tín chỉ, đòi hỏi hoạt động của bộ phận CTSV cũng
phải đổi mới về mặt tổ chức và hoạt động cho phù hợp để đáp ứng được yêu
cầu của phương thức đào tạo mới.
Trường Đại học Kinh tế mới được thành lập, với chủ trương xây dựng một
bộ máy hành chính gọn nhẹ có hiệu quả cao, phù hợp với phương thức đào tạo
tín chỉ, trong đó có bộ phận CTSV. Vì vậy vấn đề quản lý hoạt động CTSV của
Trường Đại học Kinh tế cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tổ chức
quản lý hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong thời gian tới.


6
Ở nước ta, đây là một vấn đề còn rất mới mẻ, hiện nay đã có một số
trường đại học đã thực hiện đào tạo theo tín chỉ song mô hình hoạt động
CTSV vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, chuyển đổi, thử nghiệm. Trước những
đòi hỏi và tình hình như vậy vấn đề đổi mới mô hình, nội dung hoạt động
CTSV cho phù hợp với phương thức đào tạo mới, đồng bộ với các hoạt động
khác của Trường ĐH Kinh tế là một vấn đề cần được nghiên cứu, góp phần để
nhà trường thực hiện chuyển đổi thành công phương thức đào tạo từ niên chế
sang học chế tín chỉ.
Là một cán bộ làm CTSV của Trường ĐH Kinh tế, trước yêu cầu thực
tế đặt ra, với mong muốn góp phần vào sự phát triển của Trường, hoàn thiện
và nâng cao chất lượng công việc của mình tôi chọn đề tài: “ Đổi mới quản lý

công tác sinh viên ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
trong bối cảnh chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động CTSV ở Trường
ĐH Kinh tế đáp ứng yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế
sang học chế tín chỉ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống và làm rõ các khái niệm, lý luận về
- Hoạt động quản lý và quản lý giáo dục.
- CTSV trong trường đại học (chức năng, nhiệm vụ).
- Đào tạo theo học chế tín chỉ trong đào tạo đại học.
- CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác sinh viên ở Trường Đại học Kinh tế
hiện nay và ở một số trường đã thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ
3.3. Đề xuất một số giải pháp đổi mới hoạt động công tác sinh viên ở
Trường Đại học Kinh tế đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi học chế


7
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Công tác sinh viên trong trường đại học.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý CTSV ở Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.
5. Giả thuyết khoa học
Việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ kéo theo
những thay đổi trong học tập và sinh hoạt của sinh viên, hoạt động CTSV của
Trường ĐH Kinh tế như hiện nay sẽ không còn thích hợp. Nếu có những giải
pháp đổi mới hợp lý trong quản lý CTSV thì sẽ làm cho hoạt động này phát
huy tác dụng trong học chế mới đó.
6. Đóng góp về mặt khoa học
6.1. Về lý luận

Hệ thống hóa lý luận cơ bản về các vấn đề
- Hoạt động quản lý và quản lý giáo dục
- CTSV trong nhà trường đại học.
- Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ.
- CTSV trong học chế tín chỉ.
6.2. Về thực tiễn
Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động CTSV của Trường, tổng kết
kinh nghiệm từ một số trường đại học, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, từ đó
đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý CTSV ở Trường ĐH Kinh tế
ĐHQGHN trong bối cảnh chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp chính sau.
- Nghiên cứu tài liệu: phân tích, hệ thống, khái quát hóa tài liệu.
- Khảo sát thực tế.
- Tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia.


8
8. Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ điều kiện về khả năng và thời gian cho phép nên phạm vi
nghiên cứu của đề tài sẽ là
- Về không gian: Đối tượng khảo sát là Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG
Hà Nội.
- Về thời gian: Giai đoạn hiện nay.
- Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý từ đó đề ra một số
giải pháp đổi mới quản lý hoạt động CTSV liên quan đến sự chuyển đổi học chế.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn được trình bày trong ba chương.

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của đổi mới quản lý công tác sinh viên
Chƣơng 2: Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác sinh
viên ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chƣơng 3: Một số giải pháp đổi mới quản lý công tác sinh viên ở
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội



9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA ĐỔI MỚI QUẢN LÝ
CÔNG TÁC SINH VIÊN
1.1. Công tác Học sinh, Sinh viên
Trong điều 1 Quy chế Công tác HSSV trong các trường đào tạo, ban
hành kèm theo quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993 của Bộ trưởng bộ
GD&ĐT đã định nghĩa:
“Người đang học trong hệ trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề gọi
là học sinh chuyên nghiệp (gọi tắt là học sinh), còn người đang học trong hệ
đại học và cao đẳng gọi là sinh viên.”
Trong các văn bản của Bộ GD&ĐT, thường dùng chung cho các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (nay là trường trung cấp) cụm từ
“công tác học sinh, sinh viên” (CTHSSV) là danh từ dùng chung để chỉ hoạt
động và tên tổ chức phụ trách công việc này.
Đối với một số trường có cả hệ đại học, cao đẳng, trung cấp, khối trung
học phổ thông thường dùng cụm từ “công tác học sinh, sinh viên” trong các
văn bản và tên tổ chức phụ trách công việc này.
Đối với một số trường chỉ có hệ đại học sẽ chỉ dùng từ “công tác sinh
viên” trong các văn bản và tổ chức phụ trách công việc này. Trường ĐH Kinh
tế ĐHQGHN chỉ có hệ đại học, nên trong các văn bản, tên của bộ phận phụ
trách công việc này sẽ dùng cụm từ “công tác sinh viên”.

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý
Hoạt động quản lý của xã hội loài người xuất hiện khi xã hội loài người
có sự phân công, hợp tác. Sự phân công, hợp tác trong lao động đã làm cho
lao động của loài người đạt được hiệu quả, năng suất cao hơn. Sự phân công
và hợp tác lao động đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra,
điều chỉnh hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm của người đứng đầu. Đây

×