Sở giáo dục đào tạo quảng ninh
Trờng THPT dân lập đông triều
o0o
Đề tài
Sử dụng phơng pháp trắc nghiệm trong kiểm
tra và đánh giá kết quả học tập môn vật lý
THPt
Ngời viết đề tài: Đặng quốc An
Tổ: Toán Lý
Năm học 2014 - 2015
1
Phần I. Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
- Trong nhiều năm học vừa qua, một số truờng Đại học nh ĐHQG TP. Hồ
Chí Minh, ĐH Tây Nguyên, ĐH Dân Lập Đông Đô đã áp dụng thi tuyển
bằng phơng pháp trắc nghiệm khách quan. Phơng pháp này đã đợc ứng dụng
rộng rãi trên thế giới và những năm gần đây đã bắt đầu đựoc sử dụng hiệu quả
trên một số lĩnh vực ở nứơc ta.
Tại hội nghị toàn quốc về giáo dục ĐH 10/2001 Bộ GD & ĐT cũng đã đề
nghị các trờng ĐH đẩy mạnh hơn nữa hình thức tuyển sinh bằng phơng pháp
khoa học này. Ngoài ra nhằm mục đích đổi mới tổng thể về giáo dục trong đó
có đổi mới phơng pháp kiểm tra dánh giá, Bộ GD & ĐT đã có sự đổi mới
mạnh mẽ phơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh ở trên tất cả
các cấp học, trong đó đặc biệt chú trọng là cấp THPT. Năm học 2005 2006
là năm đàu tiên Bộ GD & ĐT tiến hành thi tốt nghiệp THPT bằng hình thức
trắc nghiệm môn Ngoại ngữ. Với kết quả đã đạt đựơc của kỳ thi này đã khẳng
định u điểm nổi bật của hình thức thi trắc nghiệm.
Nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho việc đổi mới giáo dục cũng nh góp phần
nâng cao chất lợng dạy và học trong những năm vừa qua trờng THPT dân lập
Đông Triều Quảng Ninh đẫ tiến hành dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo hình thức trắc nghiệm.
Nhận thức đợc vấn đề về lý luận cũng nh yêu cầu đặt ra từ thực tế giảng
dạy bộ môn Vật lý tại trờng THPT dân lập Đông Triều. Tôi đã vận dụng và áp
dụng phơng pháp học và thi trắc nghiệm trong quá triình giảng dạy, cụ thể là ở
các lớp khối 10, 12.
Bên cạnh một ssó hạn chế nh; không phát huy đợc hết trình độ và kỹ năng
của ngời viết, yếu tố may mắn do học sinh đoán mò. Phơng pháp trắc
2
nghiệm khách quan có những u điểm lớn là; kết quả đánh giá khách quan có
độ tin cậy cao, nội dung đánh giá rộng, quá trình đánh giá nhanh chóng
Thực tế, qua quá trình giảng dạy, tự rút ra kinh nghiệm bản thân, tham
khảo ý kiến đồng nghiệp tôi nhận thấy chất lợng và kết quả học tập của học
sinh đợc nâng cao. Đặc biệt học sinh có sự hứng thú với việc học và thi trắc
nghiệm, đây là một u điểm lớn đối với đối tợng học sinh dân lập, là học sinh
có đầu vào thấp và một số cha thực sự quan tâm nhiều đến học tập.
Dới đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của mình trong đề tài: Sử
dụng phơng pháp trắc nghiệm và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
Vật lý THPT, với hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo cho các đồng
nghiệp, cũng nh góp phần nâng cao chất lợng học tập môn Vật lý tại trờng
THPT dân lập Đông Triều.
II. Mục đích của đề tài.
- Nhằm góp phần đổi mới phơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo hớng tích cực hơn, chính xác hơn.
- Góp phần hình thành lòng say mê, sự hào hứng học tập môn Vật lý, từ
đó phát triển năng lực cho học sinh.
- Ngoài ra đề tài còn có thể là một tài liệu tham khảo cho các bạn đồng
nghiệp.
III. Đối tợng áp dụng.
- Học sinh trong toàn trờng, các lớp 10,11,12.
IV. Tài liệu tham khảo.
1. SGK, SGV các lớp 10, 11, 12 cũ và mới.
2. Một số tài liệu tham khảo:
+ Luyện thi trắc nghiệm Vật lý - TS. Nguyễn Phụng Hoàng - NXB GD.
+ Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lý 10, 11, 12 NXB ĐHSP.
+ Luyện thi trắc nghiệm Vật lý - Nguyễn Tiến Hùng - NXB Đà Nẵng.
3. Một số tài liệu, t liệu khác.
3
Phần II. Nội dung
I. Nội dung đề tài.
Nh tên đề tài đã dẫn đó là: Sử dụng ph ơng pháp trắc nghiệm trong
miểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Vật lý THPT . Để việc kiểm
tra đánh giá kết quả tốt cần lu ý hai điểm chính. Thứ nhất, trong quá trình
giảng dạy, giáo viên phải sử dụng phơng pháp trắc nghiệm, có thể khâu kiểm
tra bài cũ, khâu củng cố hoặc trong suốt tiến trình giảng dạy. Thứ hai, giáo
viên phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi có chất lợng, đạt chuẩn nhằm giúp
học sinh có điều kiện luyện tập và kiểm tra thờng xuyên.
1. Phơng pháp học tập và làm bài thi, trắc nghiệm khách quan.
Trong phơng pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, các
câu hỏi đặt ra có thể đo các mức trí lực khác nhau.
1.1. Mức biết.
Theo định nghĩa, mức Biết bao gồm việc có thể nhớ lại các điều đặc biệt
hoặc tổng quát, nhớ lại các phơng pháp quá trình, nhớ lại một dạng thức,
một cấu trúc, một mô hình mà học sinh đã có lần gặp trong quá khứ ở lớp học,
trong sách vở, hoặc ngoài thực tế. Nh vậy, khi thi, học sinh chỉ cần nhớ lại
đúng điều đề cập trong câu hỏi. Sự việc nhớ lại có thể xẩy ra trọn vẹn hoặc
một phần, nguyên dạng đã học, hoặc dới một dạng đã thay đổi ít nhiều. Trong
giáo dục, ngời ta còn phân biệt ra ba loại: (1) Biết các điều đặc biệt; (2) Biết
các phơng cách và phơng tiện để đối phó với các vấn đề đặc biệt; (3) Biết các
điều tổng quát và trừu tợng trong một lãnh vực.
1.2. Mức hiểu.
ở mức trí lực thứ hai, mức Hiểu, học sinh biết đợc giáo viên đang nói gì
khi giảng bài, một trang sách, một bài viết có ý nghĩa gì, hoặc một thí nghiệm
minh họa đang xẩy ra nh thế nào và vì sao. ở mức trí lực này, không những
học sinh có thể nhớ lại và phát biểu lại nguyên dạng vấn đề đã học, mà còn có
thể thay đỏi vấn đề đã học sang một dạng vấn đề đã học, mà còn có thể thay
4
đổi vấn đề đã học sang một dạng khác tơng đơng nhng có ý nghĩa hơn đối với
mình. Trong giáo dục, ngời ta còn phân biệt ra ba loại: (1) Diễn dịch; (2) Giải
thích; (3) Ngoại suy. Khả năng Diễn Dịch đợc biểu thị chỗ học sinh có thể
diễn đạt lại những điều đã học bằng lời lẽ riêng của mình, hoặc dới một dạng
khác, với điều kiện bảo toàn đợc ý nghĩa ban đầu. Khả năng Giải Thích bao
gồm khả năng có thể giải thích hay tóm tắt những điều đã học, sắp đặt lại hay
trình bày lại điều đã học theo cách nhìn mới. Thí dụ khả năng diễn đạt t tởng
chính trong một đoạn văn, hoặc khả năng có thể giải thích các số liệu thu thập
đợc trong một thí nghiệm. Khả năng Ngoại Suy bao gồm khả năng học sinh có
thể suy đoán qua dữ kiện thu thập đợc các chiều hớng, khuynh hớng, hệ quả,
hiệu ứng có thể có bên ngoài phạm vi số liệu đã cho.
1.3. Mức áp dụng.
Mức trí năng tổng quát thứ ba này bao gồm việc ứng dụng các điều trừu t-
ợng đã học vào các trờng hợp đặc biệt, cụ thể. Thí dụ áp dụng các định luật
khoa học để giải thích các hiện tợng riêng rẽ.
1.4. Mức phân tích.
Mức trí năng thứ t gồm việc phân tích các điều đã học hỏi thành nhiều
phần, nhiều yếu tố, sắp xếp thứ tự hoặc ngôi thứ của các yếu tố ấy, tìm hệ thức
có thể có giữa các ý tởng để là sáng tỏ những điều đã học hỏi một cách có hệ
thống. Thí dụ, khả năng phân tích các phần tử, yếu tố trong một bài toán, phân
tích các hệ thức, phân tích các nguyên tắc tổ chức.
1.5. Mức tổng hợp.
Mức trí năng thứ năm bao gồm khả năng đi từ các phần riêng rẽ đã học để
sắp xếp, tổng hợp thành một cấu trúc, một dạng thức, một tổng thể gắn liền tất
cả các phần ấy v ới nhau, với điều kiện sự tổng hợp này cha hề đợc trình bày
trong bài học.
1.6. Mức thẩm định.
Mức này tơng đối ít gặp trong trờng hợp các bài thi ở THPT, nhng thờng
gặp hơn đối với sinh viên, liên quan đến khả ănng có thể phán đoán giá trị của
các tài liệu, các phơng pháp, đối với những mục đích nhất định nào đó, xem
5
thử tài liệu ấy hoặc phơng pháp ấy có hội đủ những tiêu chí đề ra không. Các
tiêu chí đánh giá có thể do học sinh đặt ra hoặc đã cho sẵn, học sinh khá giỏi
có thể lu ý tiêu chí này.
Nh vậy, thái độ đúng đắn của học sinh khi chuẩn bị thi theo phơng pháp
trắc nghiệm là phải học kỹ, có suy luận, chứ không học tủ, học thuộc lòng các
chi tiết: Chuyên viên lắp ghép A, B, C, D.
Đồng thời giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng cần có sự phân luồng
kiến thức theo các mức trí lực nh trên. Hệ thống câu hỏi cần theo các cấp độ từ
dễ đến trung bình đến khó để phù hợp với các mức trí lực của học sinh.
* Câu hỏi ứng dụng với mức biết.
VD1 : Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính đờng đi của vật
chuyển động thẳng đều?
A.
t
v
S =
B.
tvS .=
C.
2
vtS =
D.
tvS
2
=
VD2: Công thức tính chu kì của con lắc đơn.
A. T = 2
g
l
B. T = 2
k
m
C. T = mg D. T =
l
g
* Câu hỏi ứng với mức hiểu.
VD1: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều của một vật, giá trị vận
tốc lớn nhất là V
max
, nhỏ nhất là V
min
, vận tốc trung bình là V
TB
, điều khẳng
định nào sau đây là đúng?
A. V
TB
V
min
C. V
max
> V
TB
> V
min
B. V
TB
V
max
D. V
max
V
TB
V
min
VD2: Độ lớn vận tốc của vật DĐĐH có giá trị cực đại tại thời điểm t.
Thời điểm ấy có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?
A. t = 0 C. t = T
B.
4
T
t =
D. Khi vận tốc qua VTCB
6
* Câu hỏi ứng với mức áp dụng.
VD1: Hai xe chuyển thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km. Xe (I) có
vận tốc 20km/h và đi liên tục không nghỉ. Xe (II) khởi hành sớm hơn 1 giờ nh-
ng ở dọc đờng phải nghỉ 1 giờ 30 phút. Hỏi xe (II) phải có vận tốc nào để đi
tới B cùng lúc với xe (I). Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. 20 km/h B. 24km/h C. 30km/h D. 36km/h
VD2: Một vật có khối lợng 1kg dao động điều hoà theo phơng nằm
ngang với chu kì T = 2(s). Nó đi qua VTCB với vận tốc V
0
= 10 (
Cm
/s). Chọn t
= 0 lúc vật đi qua VTCB theo chiều dơng. Phơng trình dao động đúng của vật
là:
A. x = 10 sin (
t +
2
) (cm) C. x =
tsin210
(cm)
B. x =
tsin10
(cm) D. x =
)sin(10 +t
(cm)
* Câu hỏi ứng với mức phân tích tổng hợp.
VD1: Một con lắc đơn có chiều dài l
1
dao động với chu kì T
1
, chiều dài
l
2
dao động với chu kì T
2
. Hỏi khi nó có chiều dài (l
1
+ l
2
) thì biểu thức tính
chu kì T là:
A. T = T
1
+ T
2
C. T = T
1
2
+ T
2
2
B. T = T
1
. T
2
D. T = T
1
2
+ T
2
2
VD2: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?
A. Trọng lực xác định bởi biểu thức P = mg
B. Trọng lực tác dụng là một vật thay đổi theo vị trí của vật trên trái đát.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ nghịch với khối lợng của chúng.
D. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng là vật.
2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Có 4 dạng chính. Mỗi dạng gồm 2 phần: phần hỏi và phần trả lời.
Dạng 1. Hình thức thông thờng.
- Phần hỏi: Là 1 câu hỏi trực tiếp hay bỏ lửng.
7
- Phần trả lời: Gồm 4 ý A, B, C, D. Học sinh chọn câu trả lời đúng (hay
đúng nhất), câu trả lời sai tuỳ vào yêu cầu của đề.
VD1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về đơn vị của vận tốc?
A. Đơn vị của vận tốc cho biết tốc độ chuyển động của vật.
B. Đơn vị của vận tốc luôn là
m
/s.
C. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của độ dài đờng đi
và đơn vị của thời gian.
D. Trọng hệ SI, đơn vị của vận là
m
/s.
VD2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về toạ độ của một vật chuyển
động thẳng đều?
A. Toạ độ của vật luôn thay đổi theo thời gian.
B. Toạ độ của vật có thể dơng, âm hoặc bằng không.
C. Toạ độ của vật biến thiên theo hàm số bậc nhất với thời gian.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
VD3. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự rơi tự do của vật?
A. Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dới tác dụng
của trọng lực.
B. Các vật rơi tự do tại cùng một nơi thì có gia tốc nh nhau.
C. Trong quá trình rơi tự do, vận tốc của vật giảm dần theo thời gian.
D. Trong quá trình rơi tự do, gia tốc của vật không đổi cả về hớng và độ
lớn.
Dạng 2. Hình thức kết hợp.
- Phần hỏi: Nêu 1 số dữ kiện (I), (II),
- Phần trả lời: Gồm 4 câu tập hợp 1 hay nhiều dữ kiện, học sinh chọn câu
trả lời thích hợp.
VD1: Phải có điều kiện nào sau đây thì dao động của con lắc đơn đợc duy
trì với biên độ không đổi?
A. không có ma sát.
B. Tác dụng lực ngoài tuần hoàn lên con lắc.
C. Con lắc thực hiện dao động nhỏ.
8
D. A hoặc B.
VD2: Xét các mạch điện sau:
Mạch I chỉ chứa điển trở thuần R.
Mạch II gồm R và cuộc dây thuần cảm L mắc nối tiếp.
Mạch III gồm R và tụ C ghép nối tiếp.
Mạch IV. Gồm R, L, C mắc nối tiếp xảy ra cộng hởng.
Các mạch có cùng công suất tiêu thụ khi đặt dới cùng một hiệu điện thế
xoay chiều là:
A. I và II C. I và IV
B. II và III D. I và III
Dạng 3. Hình thức điều khuyết hay điều thế.
- Phần hỏi: Gồm một phát biểu còn trống 1 phần ( ) hay 1 phát biểu
trọn vẹn nhng có phần gạch dới có thể đúng hay sai.
- Phần trả lời: Gồm 4 phần chọn điều vào phần trống hay phần gạch dới
để phát biểu đúng nhất.
Chọn cụm từ đúng nhất điều vào chỗ trống trong câu sau:
A. Đều C. Chậm đều đều
B. Nhanh đều đều D. Thẳng đều
VD1: Chuyển động là chuyển động có độ lớn vận tốc không
đổi theo thời gian.
VD2: Chuyển động là chuyển động có vectơ vận tốc không đổi
theo thời gian.
VD3: Chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động .
VD4: Trong chuyển động vận tốc của vật giảm theo hàm số
bậc nhất với thời gian.
Dạng 4. Hình thức ghép.
- Phần hỏi: Gồm 2 phát biểu (I), (II) có thể đúng, có thể sai với phát biểu
(II) dùng để giải thích phát biểu(I).
- Phần trả lời: Gồm 4 phần để chọn.
9
VD: Theo các quy tắc sau: (I) và (II) là các mệnh đề.
A. Các phát biểu I và II đều đúng, hai phát biểu có tơng quan.
B. Các phát biểu I và II đều đúng, nhng không tơng quan.
C. Phát biểu I đúng, phát biểu II sai.
D. Phát biểu I sai, phát biểu II đúng.
Hãy trả lời các câu hỏi sau.
VD1: (I) Trong điều kiện bỏ qua mọi lực cản thì dao động của con lắc
đơn luôn là DĐĐH, có biên độ không đổi.
Vì (II) nếu không có lực cản thì cơ năng của con lắc đợc bảo tonà.
VD2: (I) Khi nhiệt độ tăng thì đồng hồ quả lắc chạy chậm.
Vì (II) Chu kì của con lắc tỉ lệ với nhiệt độ.
VD3: (I) Nếu nhiệt độ không thay đổi, càng lên cao chu kì dao động của
can lắc đơn càng tăng.
Vì (II) Gia tốc trọng trờng nghịch biến với độ cao.
VD4: (I) Một vật càng nhẹ treo vào 1 lò xo càng cứng thì dao động càng
nhanh.
Vì (II) Chu kì dao động của vật treo vào lò xo tỉ lệ thuận với khối lựơng
của vật và tỉ lệ nghịch với độ cứng của lò xo.
II. Kết quả đạt đợc.
Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn Vật
lý tại trờng THPT Dân lập Đông Triều theo phơng pháp trắc nghiệm khách
quan, tôi nhận thấy:
- Bứơc đầu gây đợc sự hứng thú học bộ môn học và niềm say mê trong
học sinh (Từ học sinh yếu đến học sinh khá, giỏi).
- Phát huy đợc năng lực tích cực, tự giác trong học tập của học sinh.
- Kết quả kiểm tra, đánh giá, cuối kì, cuối năm đạt kết quả tích cực, chính
xác.
- Học sinh có điều kiện rèn luyện, luyện tập theo phơng pháp trắc
nghiệm, tạo tiêu đề tốt cho vịêc thi tốt ở các kì thi sau này.
10
- Kết quả học tập của học sinh đợc nâng lên rõ rệt.
* Kết quả cụ thể.
Trong năm học 2005 2006, tôi đợc phân công giảng dạy ở các lớp
10A
1
, 12C
2
, 12C
5
, 12C
7
. Kết quả đạt đợc cụ thể nh sau:
Lớp Yếu Trung bình Khá Giỏi
10A
1
(49 H/s) 0 = 0% 10 = 26,6% 30 = 61,2% 6 = 12,2%
12C
2
(50 H/s) 1 = 2% 47 = 94% 2 = 4% 0 = 0%
12C
5
(52 H/s) 1 = 1,9% 41 = 79,1% 10 = 19,2% 0 = 0%
12C
7
(46 H/s) 0 = 0% 29 = 63,1% 15 = 32,6% 2 = 4,3%
Tổng cộng (197) 2 = 1% 127 = 66% 57 = 28,9% 8 = 4,1%
III. Kết luận:
Đổi mới giáo dục toàn diện trong đó đổi mới phơng pháp kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập học sinh không còn là vấn đề lý luận mà đẫ trở thành thực
tiễn cấp bách đặt ra trong sự nghiệp, giáo dục hiện nay. Mỗi ngời giáo viên
cần phải nhận thức sâu sắc vấn đề đó để có sự điều chỉnh, thay đổi phơng pháp
giảng dạy cho phù hợp với xu thế giáo dục chung, góp phần cải thịên và nâng
cao chất lựơng giảng dạy bộ môn. Để làm tốt việc này, cần lu ý các điểm sau:
- Mỗi giáo viên bộ môn cần chuẩn bị tốt một bộ câu hỏi trắc nghiệm,
cùng với các giáo viên giảng dạy bộ môn khác tập hợp bị thành ngân hàng câu
hỏi. Các câu hỏi đợc dàn trải hết chơng trình, theo cấp độ từ dễ đến khó, theo
đầy đủ các dạng khác nhau. Các câu hỏi nhiều về số lợng, sâu về chất lựơng,
sẽ góp phần kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh chính xác hơn.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần kết hợp cả phơng pháp cũ với
phơng pháp mới, phát huy hết u điểm của mỗi phơng pháp.
- Giáo viên có thể huy động học sinh tích cực tham gia. Trong một số giờ
luyện tập, thảo luận có thể thay đổi bằng cách cho học sinh đặt câu hỏi, học
sinh khác hoặc giáo viên trả lời. Việc này vừa có điều kiện giúp học sinh tích
cực học, vừa thu thập thêm câu hỏi làm phong phú ngân hàng câu hỏi.
- Việc kiểm tra đánh giá bằng phơng pháp trắc nghiệm phải đợc tiến hành
đồng bộ, sâu rộng và phải coi là vấn đề mang tính bức thiết.
11
Trên đây là một số kết quả bớc đầu trong quá trình tìm hiểu lý luận và
vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của tôi tại trờng THPT Dân lập Đông Triều.
Song do thời gian còn hạn chế nên đề tài còn cha đạt chất lựơng nh ý muốn.
Rất mong đây sẽ là một tài liệu mang tính tham khảo nhằm đa ra trao đổi, rút
kinh nghiệm, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lợng dạy và học.
Rất mong sẽ nhận đợc sự đóng góp ý kiến chân thành từ các bạn đồng
nghiệp, tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trờng để tôi sớm hoàn thiện đợc
mình, đáp ứng yêu cầu của việc dạy học theo phơng pháp mới trong xu thế xã
hội hiện nay.
- Việc kiểm tra đánh giá bằng phơng pháp trắc nghiệm phải đợc tiến hành
đồng bộ, sâu rộng và phải coi là vấn đề mang tính bức thiết.
Trên đây là một số kết quả bớc đầu trong quá trình tìm hiểu lý luận và
vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của tôi tại trờng THPT Dân lập Đông Triều.
Song do thời gian còn hạn chế nên đề tài còn cha đạt chất lựơng nh ý muốn.
Rất mong đây sẽ là một tài liệu mang tính tham khảo nhằm đa ra trao đổi, rút
kinh nghiệm, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lợng dạy và học.
Rất mong sẽ nhận đợc sự đóng góp ý kiến chân thành từ các bạn đồng
nghiệp, tổ chuyên môn và ban giám hiệu nhà trờng để tôi sớm hoàn thiện đợc
mình, đáp ứng yêu cầu của việc dạy học theo phơng pháp mới trong xu thế xã
hội hiện nay.
Đông Triều, ngày 15 tháng 06 năm 2006
ngời viết đề tài
Đặng Quốc An
12