Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi Làm quen với Toán nhằm nâng cao chất lượng Làm quen với Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.01 KB, 15 trang )

Phần thứ nhất : Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con ngời
phát triển toàn diện. hình thành các biểu tợng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là
một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đó. Việc hớng dẫn cho trẻ
Làm quen với Toán ngay từ lứa tuổi mầm non là một cơ hội tốt để sớm hình thành
ở trẻ những kỹ năng tìm tòi, quan sát, so sánh từ đó tăng c ờng vốn ngôn ngữ và
phát triển t duy.
ở trờng mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ mẫu giáo không lĩnh hội
các khái niệm khoa học một cách hệ thống mà chỉ lĩnh hội tri thức đời sống và các
tri thức tiền khoa học, vì vậy chúng ta không dạy trẻ các khái niệm Toán mà chỉ
hình thành một số biểu tợng Toán ban đầu. Hiểu đợc đầy đủ nội dung các khái
niệm đã khó nhng lựa chọn đợc các biểu tợng của từng khái niệm để hình thành sao
cho phù hợp với khả năng của trẻ còn khó hơn nhiều. Trong thực tế có nhiều giáo
viên cha nắm đợc các khái niệm Toán cơ bản, cha hiểu hết yêu cầu cần đạt đối với
từng độ tuổi, vì vậy đã đa vào bài dạy những nội dung không phù hợp với khả năng
nhận thức của trẻ. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tợng Toán sơ đẳng cho trẻ
không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tợng Toán đang cần hình
thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phơng pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động
mà trọng tâm là tiết học Toán cho trẻ ở trờng mầm non.
Qua thực tiễn dạy trẻ tôi nhận thấy quá trình dạy học có mục đích trong trờng
mầm non không chỉ nhằm giúp trẻ nắm đợc các mối liên hệ, quan hệ Toán học, lĩnh
hội đợc những tri thức Toán ban đầu và những kỹ năng nh : Đếm, đo, kỹ năng thực
hiện các phép tính đơn giản, sự định hớng trong không gian mà quan trọng hơn
là qua đó biến đổi về chất trong các hình thức nhận biết tích cực của đứa trẻ, điều
đáng lu ý là ngời giáo viên phải biết hớng dẫn đúng lúc và phù hợp đặc điểm nhận
thức của trẻ, nh vậy sẽ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ.
Quá trình dạy trẻ 5 - 6 tuổi Làm quen với Toán trên thực tế gặp không ít khó
1
khăn. Về cơ bản chúng ta cũng biết Toán là một môn học khó, thờng rất khô khan,


cứng nhắc, không lôi cuốn trẻ chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Bên
cạnh đó nhiều giáo viên tổ chức tiết học còn mang tính rập khuôn theo tài liệu hớng
dẫn, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo, không phát huy đợc tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, tìm tòi phát hiện của cá nhân trẻ, cha biết lồng ghép, tích hợp các bộ môn
và các hoạt động gây hứng thú, thu hút trẻ.
Nhận thức rõ đợc tình trạng đó trong những năm công tác chăm sóc giáo
dục trẻ tôi đã luôn suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những phơng pháp, biện pháp, cách
thức hớng dẫn và tổ chức cho trẻ học Toán sao cho đạt hiệu quả nhất vừa duy trì
đợc hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức Toán học một cách nhẹ nhàng
và thoải mái.
2. Mục đích của đề tài :
Tiến hành nghiên cứu và đa ra một số phơng pháp, biện pháp, cách thức tổ
chức hớng dẫn trẻ 5 6 tuổi Làm quen với Toán nhằm nâng cao chất lợng Làm
quen với Toán cho trẻ.
3. Đối tợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu :
3.1. Đối tợng nghiên cứu :
Phơng pháp dạy trẻ 5 6 tuổi nâng cao chất lợng Làm quen với Toán.
3.2. Khách thể nghiên cứu :
Trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi.
3.3. Phạm vi nghiên cứu :
40 trẻ lớp mẫu giáo lớn trong đó có 21 trẻ nam, 19 trẻ nữ.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc hình thành biểu tơng Toán cho trẻ.
- Đa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng cho trẻ 5 6 tuổi Làm
quen với Toán.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm dạy trẻ nhằm nâng cao chất chất lợng Làm
quen với Toán cho trẻ 5 6 tuổi.
4. Cách thức tiến hành nghiên cứu :
- Nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu một số tài liệu liên quan nhằm mục đích xây
2

dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Khảo sát trẻ : Tiến hành khảo sát trên 40 trẻ độ tuổi 5 6 tuổi (Mẫu giáo
lớn) về các nội dung nh :
+ Mức độ ham thích học Toán của trẻ trong lớp.
+ Số trẻ nhận biết, phân biệt chính xác về hình dạng và kích thớc.
+ Số trẻ nhận biết tốt các con số, viết tốt các chữ số đã học.
+ Số trẻ biết xác định tốt vị trí trong không gian.
+ Số trẻ biết vận dụng bộ môn Toán vào các hoạt động, ở mọi lúc, mọi nơi và
biết tự kiểm tra lẫn nhau.
Kết quả thu đợc nh sau :
TT Nội dung khảo sát ban đầu Số trẻ Tỷ lệ %
1 Trẻ ham thích học Toán 15 37,5%
2 Trẻ nhận biết, phân biệt chính xác về hình
dạng và kích thớc.
10 25%
3 Trẻ nhận biết đúng các chữ số, dếm nhanh
và viết tốt các chữ số đã học.
12 30%
4 Trẻ biết xác định tốt vị trí trong không gian 10 25%
5 Trẻ biết vận dụng môn toán vào mọi lúc,
mọi nơi và tự kiểm tra lẫn nhau.
8 20%
- Nghiên cứu các phơng pháp hình thành biểu tợng Toán cho trẻ mầm non. Cụ
thể là hình thành biểu tợng Toán cho trẻ 5 6 tuổi. Từ đó vận dụng một cách linh
hoạt, phối hợp các phơng pháp, biện pháp, các thủ thuật trên cơ sở đảm bảo đúng
nguyên tắc hình thành biểu tợng Toán cho trẻ nhằm nâng cao chất lợng Làm quen
với Toán cho trẻ 5 6 tuổi.
phần thứ hai : Nội dung nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận :
Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của CNH HĐH nền kinh tế

phát triển, xã hội lớn mạnh về mọi mặt trong đó có sự đổi mới của ngành giáo dục
nói chung và đặc biệt là Giáo dục Mầm non nói riêng, Bộ GD & ĐT đã tổ chức
nhiều đợt chuyên đề về Toán cho giáo viên mầm non để góp phần nâng cao chất
lợng công tác dạy trẻ Làm quen với Toán trong các trờng mầm non.
ở thời đại của chúng ta, với sự phát triển nhanh chóng của KHKT, Toán đã
trở thành cơ sở của nhiều ngành khoa học khác. Để giúp trẻ có đủ khả năng tiếp
3
cận với nền KH-KT hiện đại có hiệu quả, việc hình thành biểu tợng Toán cho trẻ
mẫu giáo là cần thiết và mang ý nghĩa xã hội to lớn, phải đợc thực hiện kịp thời và
chu đáo ngay từ bớc đầu. Quá trình hình thành các biểu tợng ban đầu về Toán giữ
một vai trò rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ngay
từ tuổi ấu thơ.
Cho trẻ mẫu giáo làm quen với Toán có một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục
trí tuệ cho trẻ, nó đặt nền móng cho sự phát triển t duy, năng lực nhận biết của trẻ,
góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trờng phổ
thông với những biểu tợng Toán sơ đẳng, những kỹ năng nh : phân biệt, so sánh,
phân loại, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tợng hoá .
Thực chất của quá trình dạy trẻ Làm quen với Toán là quá trình hình thành ở
trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thớc, hình dạng
của vật, về khả năng định hớng trong không gian, các biểu tợng về thời gian và mối
quan hệ giữa các đại lợng dới sự tổ chức hớng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy
học ở trờng mầm non.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục Nga nh : A.M.Lêusina,
M.I.Nhepômiasaia và những kinh nghiệm s phạm cho thấy việc tổ chức hợp lý
các quá trình hình thành biểu tợng Toán học sơ đẳng cho trẻ góp phần tích cực vào
việc phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Vì vậy việc tổ chức quá trình dạy học trẻ d-
ới sự hớng dẫn của ngời lớn một cách đúng lúc và phù hợp đặc điểm lứa tuổi có vai
trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Thông qua quá trình dạy học nh
vậy trẻ sẽ nắm đợc những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm,về kích
thớc và hình dạng của các vật, trẻ biết định hớng trong không gian và có những

biểu tợng chính xác về thời gian, trẻ nắm đợc phép đo độ dài các vật bằng các thớc
đo ớc lệ, biết thiết lập mối quan hệ số lợng giữa các sự vật, hiện tợng xung quanh,
đồng thời phát triển ở trẻ khả năng ớc lợng kích thớc các vật
Quá trình Làm quen với Toán còn giúp trẻ biết đợc các thuật ngữ Toán học
nh: tên gọi các con số, các hình học phẳng, các hình khối, đặc điểm các phần của
chúng (góc, cạnh, các mặt của khối, hình).
Trong hệ thống giáo dục của I.G.Pestalôs, Ph.Phrêbel, M.Mongtersôri đã
4
khẳng định sự cần thiết phải cho trẻ Làm quen với Toán.
Cụ thể : I.G.Pestalôs đã đề cao vai trò của các phơng pháp dạy học trực quan
trong việc giúp trẻ dễ đang lĩnh hội kiến thức. Ph.Phrêbel đã đa việc sử dụng trò
chơi vào trong dạy học trẻ với chức năng của một phơng pháp dạy học chính nhằm
đem lại cho trẻ sự thoải mái, tự do khi học, tuy nhiên sự tự do cần mang tính tích
cực và dựa trên sự độc lập của trẻ, vai trò của ngời giáo viên ở đây là tạo những
điều kiện thuận lợi nhất để trẻ hoạt động
Nhìn chung việc dạy trẻ Làm quen với Toán không chỉ góp phần phát triển
các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ mà còn góp phần giáo dục toàn
diện nhân cách trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn :
Trờng mầm non nằm ở vị trí trung tâm chính trị văn hoá - xã hội của xã,
trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu và
đội ngũ giáo viên thờng xuyên đợc tiếp cận và bồi dỡng kịp thời các chơng trình
đổi mới, Nhà trờng luôn tạo điêù kiện cho giáo viên đi bồi dỡng học hỏi kinh
nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn.
2.1. Thuận lợi :
- Bản thân là một giáo viên có trình độ Đại học, đợc đào tạo chính qui, có tâm
huyết với với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trờng vững về chuyên môn, luôn nhiệt tình giúp
đỡ lẫn nhau trong công tác.
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tích cực làm tham mu với các cấp

chính quyền địa phơng, có định hớng kịp thời, động viên và góp ý cho giáo
viên một cách tận tình, chu đáo.
- Đợc sự quan tâm, giúp đỡ vầ nhiều mặt của các bậc phụ huynh, các tổ chức
đoàn thể địa phơng (Tu sửa, nâng cấp CSVC, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng
phục vụ trẻ học tập và vui chơi).
- Phòng học rộng rãi, thuận lợi cho việc trang trí lớp và tổ chức cho trẻ hoạt
động
- Trẻ trong lớp có cùng độ tuổi nên sự nhận thức là tơng đối đồng đều.
5
2.2. Khó khăn :
- CSVC còn hạn chế, đồ dùng phục vụ dạy bộ môn Làm quen với Toán còn
thiếu nhiều.
- Một số trẻ lên học lớp mẫu giáo lớn nhng cha qua các lớp mẫu giáo bé, mẫu
giáo nhỡ nên quá trình hình thành biểu tợng Toán cho trẻ rất khó và mất nhiều thời
gian, nhiều trẻ về cơ bản cha có các khái niệm về Toán và việc Làm quen với Toán.
- Một số phụ huynh cha nhận thức đúng vai trò và cha hiểu đợc tầm quan trọng
của việc cho trẻ làm quen với Toán ở lứa tuổi mầm non dẫn đến các công tác phối
hợp giữa giáo viên với gia đình cha phát huy đợc hiệu quả.
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :
3.1. Khách thể nghiên cứu : Quá trình LQVTcủa trẻ mẫu giáo lớn (5 6 tuổi)
3.2. Mục đích nghiên cứu : Đánh giá đúng thực trạng quá trình dạy trẻ làm quen
với Toán và kết quả làm quen với Toán trên đối tợng trẻ 5 6 tuổi để rút ra một số
kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lợng làm quen với Toán cho trẻ.
3.3. Thực trạng Làm quen với Toán của trẻ 5 6 tuổi trong lớp :
Qua khảo sát ban đầu trên trẻ tôi nhận thấy chất lợng việc Làm quen với Toán
của trẻ ở độ tuổi 5 6 tuổi còn rất hạn chế. Trẻ tiếp thu tri thức thông qua quá
trình hoạt động dới sự tổ chức hớng dẫn của cô giáo. Mỗi loại biểu tợng Toán trẻ
thờng đợc lĩnh hội thông qua các giai đoạn từ nhận biết, gọi tên, so sánh, phân biệt
rồi vận dụng thực hành vào thực tiễn để hiểu rõ và khắc sâu hơn về biểu tợng.
Tuy nhiên trên thực tế trẻ 5 6 tuổi ở lớp tôi chủ nhiệm thờng có những biểu

tợng về Toán rất rời rạc, trẻ lĩnh hội các kiến thức Toán rất hời hợt. Phần lớn các kỹ
năng so sánh, phân biệt, vận dụng thực hành và ứng dụng vào thực tiễn của trẻ còn
thiếu và yếu, trẻ thờng không chủ động tích cực để t duy, tìm tòi, phát hiện mà tiếp
thu kiến thức một cách rất thụ động. Do đó dẫn đến tình trạng các biểu tợng toán
trẻ thu nhận đợc rất mơ hồ và không đợc khắc sâu, có trẻ quên ngay sau khi đợc
học.
Chúng ta cũng biết đợc rằng Toán là một bộ môn khó vàg trừu tợng, đặc
điểm của trẻ mẫu giáo lại chóng nhớ, mau quên. Vì vậy cho trẻ Làm quen với Toán
không phải chỉ một lần là xong. Sau khi trẻ lĩnh hội tri thức cần phải đợc thực hành
6
ngay để củng cố biểu tợng mới. Khi biểu tợng đợc hình thành ổn định cần tạo điều
kiện để trẻ đợc vận dụng vào các hoạt động thực tế xung quanh. Có nh vậy chất l-
ợng của việc Làm quen với Toán cho trẻ sẽ đợc nâng cao hơn.
Trên thực tế về cơ bản trẻ trong lớp có cùng độ tuổi tuy nhiên trình độ nhận
thức, khả năng t duy về mọi mặt, mức độ tự lập trong các hoạt động của trẻ lai
không đồng đều. Nhiều trẻ còn nhút nhát, thụ động trong quá trình nhận thức, một
số trẻ cha học qua các lớp dới nên cha có đợc hệ thống các biểu tợng Toán ban đầu,
không có vốn kinh nghiệm tích luỹ đợc về Toán mà chủ yếu chỉ là những nội dung
toán học rời rạc, thiếu lôgic, không khoa học Bên cạnh đó đặc điểm của trẻ th ờng
Học vẹt ngồi nghe cô nói, xem cô làm và ghi nhớ một cách máy móc, kiểu
học này không thích hợp với việc làm quen với Toán của trẻ.
Trớc thực trạng nh vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lợng làm quen với Toán cho trẻ 5 6 tuổi, mục đích giúp trẻ
trong lớp học tốt hơn môn Làm quen với Toán, hình thành đợc các biểu tợng về
Toán một cách đồng đều và chính xác.
4. Những giải pháp :
4.1. Nắm bắt đặc điểm tính cách và nhận thức của trẻ.
Do đặc điểm tính cách và nhận thức của mỗi trẻ là không giống nhau, tôi đã
tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tính cách và đặc điểm nhận thức của từng cá nhân
trẻ, có sự quan tâm thích đáng và phù hợp với mỗi trẻ trong quá trình dạy trẻ Làm

quen với Toán nhằm phát triển và khắc phục đợc những nét cá tính của cá nhân
(hay có thể ngăn ngừa ảnh hởng của những tình huống bất lợi).
Chẳng hạn : Những trẻ mắt kém, tai nghễnh ngãng tôi bố trí ngồi gần cô, gần
bảng để nhìn và quan sát mẫu rõ hơn. Những trẻ rụt rè, nhút nhát tôi thờng đặt các
câu hỏi gợi ý và kịp thời khuyến khích những thành tích của trẻ. Đối với những trẻ
có khả năng nhận thức nhanh tôi cũng chú ý quan tâm, dành thời gian nhất định để
bồi dỡng, phát huy khả năng đó của trẻ. Đối với những trẻ dễ kích động, khả năng
kiềm chế kém tôi thờng để ý để kiềm chế các cháu lại để những trẻ đó không làm
mất trật tự và không lấn át những trẻ khác.
4.2. Dạy trẻ làm quen với Toán trên tiết học và mọi lúc, mọi nơi.
7
Bộ môn Làm quen với Toán cho trẻ mầm non không đòi hỏi ngời giáo viên
phải có nhiều năng khiếu, quan trọng là làm thế nào để truyền thụ kiến thức đến trẻ
một cách chính xác mà giờ học vẫn nhẹ ngành, không bị cứng nhắc, khô khan.
Dạy trẻ làm quen với Toán trên tiết học là hình thức tổ chức không thể thiếu
đợc trong việc hình thành biểu tợng toán cho trẻ nhằm hình thành tri thức mới, rèn
luyện, củng cố các tri thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ, phát triển khả năng chú ý lâu
bền có chủ định, rèn luyện và phát triển các thao tác t duy, phát triển ngôn ngữ và
tính tích cực, tự giác trong học tập, góp phần hoàn thiện và phát triển năng lực cảm
giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ.
Trớc khi tổ chức cho trẻ Làm quen với Toán trong giờ học tôi thờng nghiên
cứu kỹ đề tài, tìm tòi, tham khảo các tài liệu nhằm tìm ra đợc nhiều hình thức dạy
trẻ sau đó lựa chọn một hình thức hấp dẫn và phù hợp đặc điểm của trẻ trong lớp
mình nhất để đa vào dạy trẻ.
Trớc mọi giờ học tôi luôn tận dụng những thời gian thuận tiện để cho trẻ làm
quen ở mọi lúc, mọi nơi, nhằm nắm bắt đợc tình hình chung của lớp về nội dung
bài học, từ đó đa ra cách thức tổ chức dạy trẻ sao cho đạt hiệu quả nhất. Mỗi tiết
dạy Làm quen với Toán tôi đều có kế hoạch cho trẻ đợc làm quen với nội dung sẽ
dạy trên tiết học sắp tới thông qua các hoạt động vui chơi và các sinh hoạt khác bởi
đây sẽ là cơ hội tốt để cho trẻ làm quen và hình thành đợc các biểu tợng Toán.

Soạn giáo án là một khâu rất quan trọng góp phần làm nên thành công của tiết
dạy. Tôi thờng đầu t nghiên cứu nắm chắc nội dung, yêu cầu đề ra mà trẻ cần đạt
trong mỗi bài dạy. Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi và thực trạng nhận thức của trẻ
trong lớp tôi xác định rõ nội dung bài học thuộc dạng bài tập sao chép, dạng bài tập
tái tạo hay dạng bài tập sáng tạo, từ đó để xác định mức độ kiến thức đa đến cho
trẻ, xác lập phơng thức hoạt động và lựa chọn hình thức tổ chức tiết dạy sao cho có
hiệu quả đạt đợc mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Tôi cũng cố gắng để tổ chức dạy trẻ làm
sao cho tiết học diễn ra nh một hoạt động có mang yếu tố vui chơi, cô phải dự kiến
đợc tình hình, khả năng nhận thức của trẻ để kích thích, lôi cuốn trẻ tham gia
và giải quyết nhiệm vụ học tập.
8
Ví dụ : Yêu cầu trẻ Hãy so sánh nhóm ngôi sao và nhóm chấm tròn xem số
lợng hai nhóm nh thế nào với nhau?
Đối với trẻ 5 6 tuổi : trẻ không chỉ biết so sánh bằng xếp tơng ứng 1- 1 mà
còn biết so sánh số lợng các nhóm dựa vào kết quả của phép đếm. Vì vậy cô thực
hiện bài tập ở mức độ Bài tập sáng tạo. Khi đó cô chỉ nêu yêu cầu so sánh hai
nhóm, trẻ dựa vào những kinh nghiệm và kiến thức đã có để lựa chọn phơng pháp
hoạt động : Sử dụng biện pháp ghép đôi tơng ứng khi đó nhóm nào có đối tợng thừa
ra thì nhóm đó nhiều hơn, hoặc đếm số lợng mỗi nhóm, kết quả đếm nhóm nào lớn
hơn thì nhóm đó có số lợng nhiều hơn.
Ngoài ra cô cần chuẩn bị các câu hỏi nhằm khơi gợi và phát triển t duy ở trẻ
nhất, đặc biệt là về kiến thức và kỹ năng cần hình thành cho trẻ
Trong quá trình lĩnh hội tri thức trẻ phải đợc trực tiếp thao tác tích cực với đồ
dùng, đồ chơi để nêu ra đợc những nhận xét cá nhân. Muốn nh vậy cô phải chuẩn
bị thật đầy đủ, chu đáo về đồ dùng, đồ chơi, phải đảm bảo đẹp, hấp dẫn trẻ, phải có
màu sắc tơi sáng, phù hợp với trình độ nhận thức và nội dung bài học, tuy nhiên cần
phải chú ý kích thớc sao cho hợp lý và phải luôn đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an
toàn, phù hợp với trẻ và điều kiện sẵn có của địa phơng.
Ví dụ : Với tiết Số 8 chủ điểm Thế giới động vật, tôi chuẩn bị mô hình
bàn tiệc sinh nhật chú gấu Mi Sa, có bánh sinh nhật cắm 8 cây nến, quà của cô là

một lọ hoa có 8 bông, quà của mỗi trẻ là 8 con thú, 8 tấm thiệp, yêu cầu trẻ vỗ tay 8
tiếng để chúc mừng và chuẩn bị một số quà cha đủ số lợng 8 để yêu cầu trẻ thêm
vào, sau đó cho trẻ đếm kiểm tra và gắn số tơng ứng.
Khi đợc thao tác với nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ tỏ ra rất hào hứng
và chăm chú.
Đặc điểm của trẻ là dễ nhớ mau quên nên quan trọng là phải học đi đôi với
hành, học phải kết hợp với cuộc sống do đó việc cho trẻ làm quen với Toán không
chỉ dừng lại trong các tiết học mà cần dạy cho trẻ biết vận dụng những kiến thức,
kỹ năng đã học vào trong các hoạt động khác của trẻ trong ngày. Việc làm này sẽ
giúp trẻ củng cố các kiến thức, kỹ năng đã có làm cho trẻ có nhận thức sâu sắc hơn
về chúng, giúp trẻ hiểu đợc ý nghĩa của các kiến thức đó với cuộc sống.
9
Tôi đã tổ chức hớng dẫn trẻ đợc quan sát và mở ra cho trẻ thấy cái cần nhìn và
nhìn nh thế nào. Thông qua việc tổ chức dạy kết hợp với các hoạt động khác ở mọi
lúc, mọi nơi để trẻ đợc làm quen và bớc đầu tìm thấy mối tơng quan giữa các biểu
tợng với các môn học khác.
4.2.1. Tổ chức dạy kết hợp trong hoạt động vui chơi :
Trong quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi tôi luôn kết hợp cho trẻ nhận
biết, gọi tên, các hình, so sánh về kích thớc, số lợng các loại hình với nhau.
Trong quá trình chơi trẻ đợc sử dụng những hiểu biết về Toán để tiến hành
các hoạt động.
Chẳng hạn : Khi chơi bán hàng trẻ biết đếm số lợng hàng cho khách,
tính tiền, biết đo độ dài các vật.
Đến góc chơi Nghệ thuật : Tôi khuyến khích trẻ vẽ gia đình của mình và
hỏi trẻ về số lợng các thành viên mà trẻ thể hiện qua tranh. Sau khi vẽ xong cho trẻ
trng bày sản phẩm
Quá trình đợc làm quen nh vậy vào tiết học sắp tới khi tôi hỏi trẻ về các nhóm
đồ dùng đồ chơi có số lợng là 6, 7, 8 có xung quanh lớp trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy
ngay.
4.2.2. Tổ chức dạy kết hợp trong các hoạt động học tập :

Khi dạy các môn học khác tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các biểu t-
ợng Toán nh một phơng diện để giúp trẻ học các môn học khác.
Chẳng hạn : Trong hoạt động tạo hình, trẻ sử dụng các biểu tợng về hình
dạng, kích thớc để vẽ, nặn, cắt, xé, dán
Trong khi dạy trẻ LQVMTXQ cho trẻ sử dụng biểu tợng tập hợp để tạo nhóm,
phân nhóm.
Trong giờ giáo dục về An toàn giao thông dạy trẻ xác định đâu là bên phải,
bên trái của đờng đi. Tổ chức các trò chơi Em đi qua ngã t đờng phố hay trò chơi
Tập làm chú cảnh sát giao thông từ đó dạy trẻ những kỹ năng định h ớng khi di
chuyển, mở rộng về cách định hớng trong không gian cho trẻ.
Trong giờ Thể dục : Cho trẻ xếp đội hình đội ngũ, quay phải quay trái, bớc
10
sang trái, bớc sang phải, tiến về phía trớc, lùi lại phía sau Đếm số bạn, đếm số
bóng
4.2.3. Tổ chức dạy kết hợp với đi dạo, tham quan và trong sinh hoạt hàng ngày
Trong quá trình cho trẻ đi dạo, đi tham quan tôi hcó trẻ vận dụng các biểu t-
ợng Toán đã biết để chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi có hình dạng, kích thức, số lợng
theo yêu cầu của cô. Trong khi đi dạo, đi thăm tôi thờng hớng dẫn trẻ quan sát, sau
đó cho trẻ nhận xét những điều mình đã quan sát đợc về các biểu tợng kích thớc,
hình dạng, số lợng.
Chẳng hạn : Trẻ nhận xét đợc cây bạch đàn cao hơn cây bằng lăng, lá bạch
đàn dài và nhỏ, lá bằng lăng to và tròn
Trong sinh hoạt hàng ngày tôi giới thiệu cho trẻ đợc làm quen, vận dụng
những điều đã biết vào các hoạt động nh : Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở phía trên,
phía dới hay khi ăn cơm trẻ cầm thìa bằng tay phải, b ng bát bằng tay trái
Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi thờng tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi có tác dụng củng cố các kiến thức trẻ đã đợc học.
Ví dụ : Trò chơi Chuyển trứng cho gà Cô tổ chức cho hai đội chơi, trẻ
xếp thành hai hàng dọc, lần lợt từng trẻ miệng ngậm thìa đặt một quả trứng lên trên
thìa và đi theo đờng hẹp (hoặc đi theo đờng ziczăc) chuyển trứng về các hớng của

con gà theo yêu cầu của cô (Phía trái, phải, trớc, sau) khi hết thời gian cô cho trẻ
đếm số trứng của hai đội, đội nào chuyển đợc nhiều trứng theo yêu cầu của cô thì
đội đó thắng.
Việc tổ chức ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi nh vậy trẻ rất hứng thú tiếp
thu kiến thức một cách tự nhiên, trẻ không biết là mình đang học. Nhng cái chính là
cô đã đạt đợc mục đích dạy học thông qua chơi.
Để các hình thức dạy ngoài giờ học có hiệu quả cao điều cần thiết nhất là phải
lập đợc một kế hoạch phù hợp sao cho vừa là chỗ dự sao cho trẻ học tốt trong tiết
học vừa là chỗ cho trẻ đợc vận dụng, củng cố và mở rộng các kiến thức đã có.
Nhằm tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ không chỉ trong tiết học mà còn ở
mọi lúc mọi nơi, tôi luôn sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao
cho hấp dẫn giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
11
Ví dụ : Đề tài : Số 10 (Tiết 3) Phần cho trẻ ôn luyện nhận biết nhóm có 10
đối tợng, ôn thêm bớt trong phạm vi 10. Tôi cho trẻ đọc thơ Hạt gạo làng ta, đàm
thoại với trẻ về sự vất vả khó nhọc của ngời nông dân để làm ra các sản phẩm phục
vụ đời sống , sau đó tổ chức cho trẻ đi tham quan mô hình trang trại của bác nông
dân, ở đây tôi tiến hành ôn luyện luôn cho trẻ.
Để tổ chức một tiết học Toán cho trẻ an toàn, thoải mái, tự nhiên cô cần biết
phối hợp hợp lý, khéo léo các phơng pháp, biện pháp, các thủ thuật dạy học khác
nhau nh : Kể chuyện, trò chơi, bài hát . để dẫn dắt trẻ vào tiết học.
Ví dụ : Tôi sáng tác câu chuyện Một ngày của bé và kể cho trẻ nghe để
dẫn dắt trẻ vào học đề tài Sáng, tra, chiều, tối, hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Trẻ thờng hay bắt chớc nên lời nói và việc làm của cô bao giờ cũng cần phải
chính xác. Đối với những trẻ khá, cô gợi mở để trẻ biết sáng tạo thêm còn những trẻ
yếu cô cần phải có sự hớng dẫn tỉ mỉ và kỹ càng. Trong quá trình dạy tránh chỉ
trích trẻ quá nhiều mà chủ yếu là động viên và khen ngợi trẻ.
Kết thúc giờ học cô cần phải chú ý ôn luyện thờng xuyên và giao nhiệm vụ
cho trẻ để trẻ củng cố và khắc sâu các biểu tợng vừa tiếp thu.
Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới,

giáo viên cần phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt
động giữa trẻ và trẻ, trẻ tự kiểm tra lẫn nhau, bày cho nhau cách đọc, cách đếm,
cách chơi
Ví dụ : Yêu cầu trẻ : Con hãy dùng sợi dây này xếp cho cô hình vuông.
Con cũng có thể dùng sợi dây này xếp đợc những hình gì nữa? Con hãy giúp
bạn xếp đợc hình giống nh của con, đó là hình gì?
Nghệ thuật của ngời giáo viên là biết sử dụng hợp lý các biện pháp, cách thức
cho trẻ làm quen với Toán, biết giải quyết tình huống một cách linh hoạt, mềm dẻo
và biết tận dụng các thời cơ, tình huống thật dễ dạy, dùng các mô hình, thao tác
với các đồ vật, dùng các trò chơi để giải quyết vấn đề.
Tôi thờng sử dụng một số câu hỏi kích thích trẻ tranh luận, phán đoán, ớc l-
ợng và tìm cách kiểm tra sự phán đoán bằng cách nêu các câu hỏi đòi hỏi trẻ phải
suy nghĩ.
12
Ví dụ : Hỏi trẻ những câu hỏi nh : Tại sao con biết đây là hình vuông? Còn
cách làm nào khác nữa không? điều gì sẽ xảy ra nếu cô lấy đi hai quả cam?
Thờng xuyên kích thích trẻ đặt câu hỏi, thắc mắc, diễn tả và chia sẻ ý tởng
của trẻ.
Ví dụ : Con có hỏi thêm cô điều gì không?
Tôi luôn chú ý đến quá trình suy nghĩ của trẻ đằng sau các câu trả lời, đúng
hay sai không quan trọng bằng việc biết đợc trẻ suy nghĩ và tìm ra câu trả lời đó
bằng cách nào.
Ví dụ : Khi cho trẻ thực hành bài tập cô nói : Con hãy điền số vào ô trống sau
đó cộng 2 số lại và viết kết quả vào ô trống cuối cùng.
- Trẻ A : Đếm số lợng nhóm thứ nhất và ghi kết quả vào ô trống thứ nhất.
Đếm ssố lợng nhóm thứ hai và ghi kết quả vào ô trống thứ 2. Sau đó lấy kết quả
nhóm 1 đếm tiếp nhóm 2 và ghi kết quả vào ô trống cuối cùng.
- Trẻ B : Cũng làm tơng tự nh vậy nhng sau khi đếm và ghi kết quả vào 2 ô,
trẻ lại đếm lại số quả ở hai nhóm và ghi kết quả vào ô trống cuối cùng.
Có thể nói rằng quá trình tổ chức hoạt động trên trẻ, để kích thích trẻ tham

gia vào các hoạt động cô phải dùng các thủ thuật để kích thích tò mò của trẻ. Câu
hỏi cô đa ra phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và có tác dụng kích thích phát triển t
duy của trẻ. Cô chỉ có vai trò là ngời dẫn dắt, gợi mở, hớng dẫn trẻ để trẻ thực hiện
theo sự hớng dẫn của cô. Một trong các yếu tố kích thích trẻ hoạt động tích cực
nhất đó là lời nhận xét, động viên của cô giáo, khi trẻ có câu trả lời đúng, ngắn gọn
tôi thờng khen ngợi, động viên trẻ kịp thời, khuyến khích những trẻ ít hoạt động để
trẻ tự tin khi tham gia cùng tập thể, thúc đẩy hoạt động độc lập, tích cực
của trẻ.
4.3. Tích hợp một số môn học khác với hoạt động cho trẻ làm quen với Toán.
Để tiết dạy Làm quen với toán thành công tôi tích hợp một số bộ môn khác
vào giờ học. Đối với môn Toán việc tích hợp nhiều môn học không khó nếu biết
cách lồng ghép sẽ làm giờ học sinh động hơn.
Ví dụ : Tích hợp môn âm nhạc
Tiết dạy Đếm đến 10, nhận biết chữ số 10 tôi sáng tác bài hát Tập đếm -
13
Xoè tay, em đếm ngón tay, ngón tay. 1,2,3,4,5 ở bên tay phải này. 6,7,8,9,10 ở
bên tay trái. Hai tay em có đúng 10 ngón tay.
Đối với bộ môn Thể dục và tạo hình tôi cũng tích hợp vào giờ Toán một cách
nhẹ nhàng, khéo léo để giúp trẻ hào hứng và tích cực hơn.
Ví dụ : Ôn nhận biết khối vuông, khối chữ nhật - Cô chuẩn bị các khối đặt
lên bàn, 2 tổ sẽ thi đua chọn hình khối xếp lại thành các vật mà trẻ thích nh là xếp
nhà, xếp hình rô bốt Khi lên chọn hình, khối cô yêu cầu trẻ phải bật qua 5 vòng,
mỗi lần chỉ chọn một khối khi quay về đập tay vào bạn phía sau, bạn đó sẽ tiếp tục
bật qua vòng lên chọn khối. Khi bản nhạc kết thúc tổ nào xếp đợc nhiều hình từ các
khối hơn, xếp đẹp hơn tổ ấy sẽ thắng.
Tích hợp MTXQ, Tạo hình vào tiết dạy toán.
Ví dụ : ở tiết học Thêm bớt tạo nhóm số lợng trong phạm vi 8 Chủ điểm
thế giới động vật tôi cho trẻ vẽ hình các con vật trẻ thích, hỏi trẻ các con vật đó
sống ở đâu? thuộc nhóm nào? (Gia súc hay gia cầm?)
Ngoài ra tôi còn lồng các nội dung giáo dục sinh dỡng, BVMT, An toàn giao

thông vào giờ học Toán để trẻ hứng thú và qua đó giáo dục trẻ một số kỹ năng cần
thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ : ở tiết học Chia nhóm đối tựơng 7 thành 2 phần tôi lồng nội dung giáo
dục dinh dỡng vào bằng cách Tặng cho trẻ 1 lẵng hoa quả, hỏi trẻ đó là những quả
gì? Các con có thích ăn những quả đó không? Vì sao? (Trong quả có chứa nhiều
Vitamin), Vitamin giúp ích cho chúng mình nh thế nào? (Sáng mắt, thông minh,
khoẻ mạnh ). Sau đó cho trẻ đếm số l ợng quả ra đĩa và gắn chữ số tơng ứng. Tiếp
theo chia nhóm quả làm 2 phần (Quả chứa nhiều vitamin A, Quả chứa nhiều
vitamin C )
Tóm lại, tích hợp, lồng ghép các bộ môn vào cho trẻ làm quen với Toán giúp
cho quá trình lĩnh hội của trẻ diễn ra sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện,
vận dụng những hiểu biết mới vào hoàn cảnh và tình huống một cách phù hợp. Do
đó các khả năng, thói quen đợc hình thành nhanh hơn, ngoài ra còn giúp trẻ phát
huy đợc tính đọc lập, chủ động và tích cực hơn trong quá trình học bằng chơi, chơi
mà học.
14
4.4. Gây hứng thú thông qua tạo môi trờng Làm quen với Toán.
Tạo môi trờng cho trẻ Làm quen với Toán qua các đặc điểm nh : màu sắc,
hình dạng, bố cục góp phần hình thành ở trẻ khả năng yêu cái đẹp, thích tạo ra
cái đẹp ở xung quanh và thích đợc hoạt động hơn nhằm ôn luyện và củng cố những
kỹ năng về toán đã đợc lĩnh hội.
- Trang trí góc học Toán : Tôi dành một khoảng tờng có diện tích vừa phải,
vừa tầm với trẻ, địa điểm chọn dễ gây sự chú ý của trẻ và nhất là đối với các bậc
phụ huynh. Phía trên tôi viết dòng chữ Bé làm quen với Toán. Tuỳ thuộc chủ đề,
chủ điểm mà những hình ảnh trang trí ở góc này sẽ thay đổi cho phù hợp.
Ví dụ : ở chủ điểm Phơng tiện và luật lệ giao thông những hình ảnh đó là
các loại phơng tiện giao thông phổ biến ở những nơi hoạt động của chúng (Máy
bay trên bầu trời, ô tô trên đờng, tàu thuyền dới nớc ).
Ngoài ra còn có một số sản phẩm của cô và trẻ cùng làm nh : Các bức tranh
trẻ vẽ, tô và đếm ghi số lợng tơng ứng, ô tô, đoàn tàu đợc xếp từ các hình vuông,

hình chữ nhật, hình tròn
Những sản phẩm ở góc học Toán chủ yếu là đợc cô và trẻ tự làm, đợc tận
dụng từ những vật liệu sẵn có ở địa phơng và vận động phụ huynh đóng góp.
Ví dụ : Tạo nhóm các cây xanh bằng cách dùng cành cây hoặc hoa nhựa cũ
(nhỏ) đổ xi măng vào nắp vỏ bia và gắn vào đó. Cắt các chữ số bằng bìa cáctông,
làm các con chuồn chuồn bằng thìa sữa chua
4.5. Phối hợp với các bậc phụ huynh.
Nh chúng ta đã biết, giáo dục trẻ có thông tin hai chiều là rất có lợi, giúp gia
đình và nhà trờng có chung quan điểm giáo dục trẻ. Qua các buổi họp phụ huynh,
các giờ đón và trả trẻ tôi luôn dành thời gian trao đổi về các nội dung dạy trẻ Làm
quen với Toán nh : Học chữ số, phép đếm, kích thớc, hình dạng, sự định hớng trong
không gian, sự định hớng thời gian của trẻ. Nếu thấy trẻ còn yếu ở mặt nào tôi
trao đổi kịp thời và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp để khắc phục những mặt đó.
Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch bàn bạc, thảo luận với các bậc phụ
huynh nêu ra cách thức tốt nhất để cho trẻ đợc Làm quen với toán, từ đó tạo điều
kiện cho trẻ học thêm Toán ở nhà. Đối với những trẻ cá biệt tôi gặp trực tiếp phụ
15
huynh để trao đổi và động viên để họ mua cho trẻ bộ chữ số, bộ hình học, bộ đồ
chơi lắp ghép có dạng các khối Thêm vào đó vận động trẻ s u tầm thêm các
nghuyên vật liệu có thể tận dụng để làm đồ dùng học Toán nh : Gỗ vụn, bìa
cáctông, hộp giấy, hột, hạt
Đối với những phụ huynh thờng ép trẻ học quá sức vì nghĩ rằng trẻ sắp lên tr-
ờng phổ thông phải tích cực học nh vậy để trẻ không thua kém bạn bè, tôi gặp trực
tiếp và giải thích để họ hiểu rõ nh vậy là không nên và quá sức đối với trẻ ở lứa tuổi
này, buổi tối ở nhà chỉ cần dành ra khoảng 30 phút dạy trẻ ôn bài cũ và học một
cách nhẹ nhàng, bày dạy trớc chơng trình cho trẻ là một việc làm không đúng, nội
dung chơng trình dạy trẻ mầm non của Vụ giáo dục đã nghiên cứu và không cho
phép bởi nh vậy sẽ ảnh hởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ về cả mặt
tâm lý cũng nh phát triển trí tuệ.
Cũng thông qua các cuộc họp, qua trao đổi trực tiếp, qua các thông tin ở góc

Tuyên truyền phụ huynh tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh tầm quan trọng
của việc Làm quen với Toán đối với trẻ 5 6 tuổi nhng cũng phải lu ý cần cho trẻ
làm quen đúng cách và đúng mức phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ. bên
cạnh đó cũng đánh thức t tởng của một số bậc phụ huynh đang xem nhẹ vấn đề này.
Giáo dục trẻ rất cần có sự cộng tác phối hợp giữa gia đình nhà trờng và XH
Phần thứ ba : Kết quả đạt đợc và bài học kinh nghiệm
1. Kết quả đạt đợc :
Về cơ bản chất lợng môn Làm quen với Toán lớp tôi chủ nhiệm đạt cao hơn ,
hầu hết trẻ đều đã nắm đợc các kiến thức đã học về số lợng, hình dạng, kích thớc và
định hớng không gian, thời gian. Bên cạnh đó trẻ cũng có đợc một số kỹ năng cần
thiết nh : so sánh, phân biệt, khái quát hoá .
Kết quả cụ thể :
- Trẻ rất ham thích học Toán, trẻ luôn hào hứng mỗi khi đến hoạt động Làm quen
với Toán.
- Trẻ nhận biết các con số và thực hiện phép đếm nhanh hơn và chính xác hơn.
- Trẻ nhận biết và phân biệt về hình dạng, kích thớc một cách chính xác, dùng
đúng các từ chỉ kích thớc và hình dạng.
16
- Xác định tốt các vị trí trong không gian, biết diễn đạt các mối quan hệ trong
không gian so với bản thân và đối tợng khác.
- Trẻ biết vận dụng môn Toán vào trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi và tự
kiểm tra đánh giá lẫn nhau.
Bảng đánh giá kết quả
TT Nội dung đánh giá
Kết quả khảo
sát ban đầu
(Tổng số 40 trẻ)
Kết quả khảo sát
sau khi áp dụng các
giải pháp mới

So sánh
(Tỷ lệ
tăng)
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
1 Trẻ ham thích học Toán 15 37,5% 35 87,5% 50%
2
Trẻ nhận biết, phân biệt chính
xác về hình dạng và kích thớc. 10 25% 32 80% 55%
3
Trẻ nhận biết đúng các chữ số,
dếm nhanh và viết tốt các chữ
số đã học.
12 30% 35 87,5% 57,5%
4 Trẻ biết xác định tốt vị trí
trong không gian.
10 25% 35 87,5% 62,5%
5
Trẻ biết vận dụng môn toán
vào mọi lúc, mọi nơi và tự
kiểm tra lẫn nhau.
8 20% 27 67,5% 47,5%
2. Bài học kinh nghiệm :
Qua việc áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lợng Làm quen với
Toán cho trẻ 5 6 tuổi trớc hết về bản thân tôi đã nhận thức rõ đợc thuận lợi, khó
khẳntong việc cho trẻ làm quen với Toán, từ đó đã tìm ra hớng giải quyết kịp thời
và đúng đắn. Thêm vào đó tôi cũng đã nhận thức đợc tầm quan trọng của việc Làm
quen với Toán là một yếu tố quan trọng khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Chính vì lẽ đó
tôi đã luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm và đa ra đợc những biện
pháp phù hợp để áp dụng trên trẻ nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hình thành
cho trẻ những biểu tợng Toán sơ đẳng.

Từ những kết quả đạt đợc tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau :
- Để dạy tốt môn học Làm quen với Toán cho trẻ giáo viên phải có niềm say mê
với Toán học, luôn tích cực, nhiệt tình và ham học hỏi.
- Phải đầu t tìm hiểu chơng trình, các tài liệu hớng dẫn, tìm hiểu đối tợng trẻ trong
lớp mà mình phụ trách.
17
- Phải lập kế hoạch dạy học và chuẩn bị chu đáo, kỹ càng từng tiết lên lớp.
- Cô linh hoạt, sáng tạo, biết tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ làm quen với Toán và
củng cố các biểu tợng đã có, giải quyết các tình huống kịp thời một cách linh hoạt,
mềm dẻo.
- Thờng xuyên kiểm tra đánh giá mức độ hình thành các biểu tợng Toán của trẻ,
tạo cơ hội để trẻ tự tìm tòi, khám phá, hợp tác, thảo luận, tự tìm ra kết quả một cách
nhanh nhất. Kích thích trẻ sáng tạo tìm ra nhiều cách giải quyết cho một tình
huống, một vấn đề.
- Tiến hành cho trẻ làm quen với Toán thông qua tiết học và mọi lúc mọi nơi.
- Cô cần tích cực su tầm, lựa chọn, tự thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập nhằm
hình thành các biểu tợng Toán cho trẻ.
- Liên tục làm mới và bổ sung kịp thời các đồ dùng dạy học Toán phong phú, hấp
dẫn phù hợp chủ điểm.
- Xây dựng Góc học Toán trong lớp mình chủ nhiệm.
- Thờng xuyên dự giờ, thăm lớp, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân.
- Sử dụng phối hợp linh hoạt các phơng pháp, biện pháp, các thủ thuật nhằm tạo
hứng thú cho trẻ tạo cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa gia điình và nhà trờng để thống nhất quan điểm
dạy trẻ, giúp trẻ tiếp thu lĩnh hội kiến thức một cách khoa học, có hệ thống. Vận
động phụ huynh, các cơ quan đoàn thể hỗ trợ về nhiều mặt để nâng cao hiệu quả
trong quá trình cho trẻ Làm quen với Toán.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi nhằm nâng cao chất lợng Làm quen
với Toán cho trẻ 5- 6 tuổi. Tôi rất mong nhận đợc nhiều ý kiến đóng góp của các

cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngời viết SKKN
18
19

×