Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 61 trang )





TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA KINH TẾ - LUẬT
BỘ MÔN LUẬT
o0o
ISO: 9001:2008




BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ
TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN
Thời gian: từ ngày 30 tháng 6 năm 2014 đến ngày 20 tháng 7 năm 2014




Giảng viên hướng dẫn:
Đỗ Thị Mai Thư
Sinh viên thực hiện:
Trần Hồng Thắng

MSSV: 114111261
Mã lớp: DA11LD
Khóa: 2011 - 2015


Trà Vinh – 2014



II
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm qu lãnh đạo Sở tư pháp Long An, Phòng Tổ chức cán
bộ đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Sở; các phòng ban trong Sở đặc biệt là Chánh
thanh tra và Phó chánh thanh tra Sở đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
nghiên cứu học tập, thu thập tài liệu, và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập
tại Thanh tra Sở nói riêng và Sở tư pháp Long An nói chung.
Xin cám ơn qu Thy Cô Trường Đại học Trà Vinh, Khoa Kinh tế - Luật, đặc
biệt là các thy cô trong Bộ môn Luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan và thực hiện bài
báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, ân cn hướng dẫn, giúp đỡ tận tình chu
đáo của Cô Đỗ Thị Mai Thư đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài
báo cáo này.
Mặc dù, đã cố gắng nghiên cứu học tập để hoàn thành tốt bài báo cáo, tuy nhiên
do đây là ln đu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và bản thân còn nhiều hạn chế
về nhận thức, kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót khi làm bài báo cáo
cũng như trong quá trình tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ Thanh tra Sở Tư pháp
Long An. Em rất mong nhận được sự góp  của các chuyên viên, cán bộ, thy cô để
bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Long An, ngày tháng 8 năm 2014
Sinh viên thực hiện





Trn Hồng Thắng

III
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP























Tân An, ngày tháng 7 năm 2014
Thủ trưởng đơn vị


IV
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN























Trà Vinh, ngày tháng 8 năm 2014
NGƯỜI HƯỚNG DẪN






V
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP
Chính phủ
ĐTTr
Đoàn thanh tra
HĐND
Hội đồng nhân dân

Nghị định

Quyết định
UBND
Ủy ban nhân dân
TT
Thông tư
TTCP
Thanh tra chính phủ



VI
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN II
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP III
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN IV

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT V
MỤC LỤC VI
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN 4
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 4
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN 4
1.2.1. Vị trí, chức năng 4
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 5
1.2.3. Cơ cấu tổ chức 11
1.2.4. Mối quan hệ công tác 13
1.2.5. Phương hướng, mục tiêu hoạt động 14
CHƯƠNG 2 NHẬT KÝ THỰC TẬP 15
2.1. NHẬT KÝ THỰC TẬP 15
2.1.1. Tun 1 (Từ 30/6/2014 – 4/7/2014) 15
2.1.2. Tun 2 (Từ 7/7/2014 – 11/7/2014) 17
2.1.3. Tun 3 (Từ 14/7/2014 – 18/7/2014) 18
2.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC 20
2.2.1. Một số kết quả đạt được, thuận lợi khi thực hiện công việc thực tập20
2.2.2. Một số khó khăn khi thực hiện các công việc thực tập 21
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT
CUỘC THANH TRA TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN 22
3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TRA, THANH TRA TƯ PHÁP
VÀ QUY TRÌNH THANH TRA 22
3.1.1. Các khái niệm 22

VII
3.1.2. Đặc điểm chung về thanh tra 24
3.1.3. Vai trò của công tác thanh tra: 27

3.1.4. Điều kiện tiến hành một cuộc thanh tra 27
3.1.5. Phân biệt thanh tra với kiểm tra, điều tra, giám sát, kiểm sát 28
3.1.6. Khái quát về thanh tra Tư pháp 30
3.1.7. Nguyên tắc khi tiến hành một cuộc thanh tra 36
3.1.8. Đặc điểm của quy trình thanh tra 36
3.1.9. Những yêu cu của quy trình thanh tra 37
3.1.10. Các giai đoạn trong quy trình thanh tra 37
3.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC
THANH TRA TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP LONG AN 40
3.2.1. Lưu đồ quy trình về hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên nghành tại Sở tư pháp Long An 40
3.2.2. Báo cáo công tác thanh tra từ năm 2011 đến tháng 6/2014 42
3.2.3. Thực trạng áp dụng quy trình tiến hành một cuộc thanh tra Tư pháp tại
Sở Tư pháp long An 43
3.2.4. Nguyên nhân 47
3.3. KIẾN NGHỊ 48
3.3.1. Công bố quyết định thanh tra, thu thập thông tin tài liệu 48
3.3.2. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm
vụ thanh tra 49
3.3.3. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh
tra, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thành; bổ sung thành viên
Đoàn thanh tra 49
3.3.4. Gia hạn thời gian thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của
thành viên Đoàn thanh tra 49
3.3.5. Một số kiến nghị khác về công tác thanh tra nói chung và các bước
tiến hành thanh tra nói riêng 50
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực tập
Thực tập thực tế là một quá trình nhằm thâm nhập vào môi trường làm việc
thực tế học hỏi, làm quen, rèn luyện tính kỉ luật, phong cách tác phong làm việc và
ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại một cơ quan.
Qua việc áp dụng các kiến thức pháp luật vào thực hiện các công việc thực tế
phù hợp với khả năng để hỗ trợ các đơn vị trong các công việc văn phòng hằng ngày
cũng góp phn củng cố lại hệ thống kiến thức đã được trang bị ở trường.
2. Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài
Thanh tra là sự xem xét, đánh giá, xử l và kiến nghị cấp có thẩm quyền về
việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân thực hiện theo trình tự pháp luật quy
định nhằm phục vụ cho hoạt động quản l nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của của nhân dân. Đây là hoạt động quản l nhà nước rất quan
trọng. Qua đó đảm bảo việc thực hiện đy đủ chính sách, pháp luật của nhà nước tạo
sự công bằng trong xã hội.
Bác Hồ đã chỉ rõ một quan điểm có  nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất sâu sắc: “Thanh
tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Qua câu nói của Người, có thể thấy
hoạt động thanh tra có một vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động của nhà nước
và đời sống xã hội. Có thể nói thanh tra là một bộ phận cấu thành không thể thiếu, là
phương tiện nhận thức của quá trình quản l nhà nước. Quản l nhà nước, xã hội mà
không có thanh tra xem như không có quản l vì thế không thể tách rời thanh tra, khỏi
quản l nhà nước, xã hội.
Ngành Tư pháp có nhiệm vụ quản l nhà nước đối với một số tổ chức và hoạt
động tư pháp (thi hành án dân sự, luật sư, công chứng, giám định tư pháp ); về công
tác xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp
luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác
trong phạm vi cả nước; thực hiện quản l nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi
quản l của ngành được pháp luật quy định. Nên thanh tra tư pháp có một vai trò rất
quan trọng trong ngành là một trong những công cụ để làm cho chu trình quản l nhà


2
nước của ngành đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, khép kín, các hoạt động ban hành
và tổ chức thực hiện quyết định quản l được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việc xem xét,
đánh giá, kiểm chứng việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đối tượng bị quản
l, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu
quả quản l của ngành từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương có Thanh tra
Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ); ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có Thanh tra Sở Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thực hiện chức năng
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tư pháp trong phạm vi quản l nhà
nước của ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Do vai trò quan trọng nên hoạt động thanh tra phải tuân theo một quy trình
nghiêm ngặt, chặt chẽ, thống nhất do pháp luật quy định. Hiện nay, Thanh tra Chính
phủ đã ban hành Thông tư quy định quy trình thanh tra thống nhất từ trên xuống đã
tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, cũng
như qua nghiên cứu Thanh tra Sở Tư pháp Long An đã phát hiện ra một số bất cập,
vướng mắt. Do đó, sinh viên đã lựa chọn đề tài này để hiểu rõ những bất cập đó,
nhưng với tm hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên sinh viên chỉ
tập trung làm rõ một số vấn đề nổi bật về “ Thực trạng áp dụng quy trình tiến hành
một cuộc thanh tra Tư pháp tại sở Tư pháp tỉnh Long An” theo sự hướng dẫn của
Thanh tra Sở cũng như Giảng viên tại trường.
3. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
Tìm hiểu về chung về hoạt động thanh tra ở Việt Nam nói chung và hoạt động
thanh tra Tư pháp tại Sở tư pháp Long An nói riêng;
Hiểu và phân biệt được hoạt đông thanh tra với các hoạt động khác như kiểm
tra, điều tra, giám sát;
Hiểu được các đặc điểm, nội dung  nghĩa của quy trình thanh tra đối với hoạt
động thanh tra ngành Tư pháp;
Biết được các quy định của pháp luật về quy trình thanh tra, thanh tra Tư pháp
và các quy định của Sở Tư pháp Long An về hoạt động thanh tra Tư pháp;
Thực trạng áp dụng quy trình thanh tra Tư pháp tại Sở tư pháp Long An, các

bất cập, khó khăn, nguyên nhân, đề ra các kiến nghị giải quyết.


3
4. Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp diễn
giải, quy nạp, so sánh và đối chiếu,…
5. Kết cấu nội dung báo cáo
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SỞ TƯ PHÁP LONG AN
Chương 2: NHẬT KÝ THỰC TẬP
Chương 3: THỰC TRẠNG KHI ÁP DỤNG QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT
CUỘC THANH TRA TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN







4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Sở Tư pháp tỉnh Long An được thành lập theo Quyết định số 41/QĐ-UB ngày
09/01/1982 của UBND tỉnh Long An, tiền thân là Ban Pháp chế trực thuộc UBND
tỉnh (giai đoạn 1977-1982). Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản l Nhà nuớc về công tác tư pháp trên địa
bàn tỉnh.
Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt

động từ ngân sách và được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
Địa chỉ liên hệ: số 151 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, Tp Tân An, Long An.
Số điện thoại: 072 3 829 522; Fax: 072 3 829 522
Website:
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH LONG AN
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Long An
được quy định tại Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh
Long An quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp
Long An và Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 về việc sửa đổi bổ
sung Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh Long An
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Long
An.
1.2.1. Vị trí, chức năng
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu, giúp UBND
tỉnh thực hiện chức năng quản l nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản
quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử l văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục
pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước

5
ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; l lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp
luật; trợ giúp pháp l; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công
tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản l về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND Tỉnh:
Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực tư pháp;

Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình,
biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư
pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản l nhà nước của
Sở Tư pháp;
Dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản và
các nghề tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi quản l nhà nước của Sở Tư pháp;
Dự thảo văn bản pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối
với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban
nhân dân cấp huyện).
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc Sở;
Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh về quản l công tác tư pháp ở địa phương;
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết
định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản l nhà nước về công tác tư pháp
được giao.


6
- Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương
trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình
Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban
nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo;

Giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản l nhà nước về công tác
bồi thường trong hoạt động quản l hành chính và thi hành án; hàng năm báo cáo Bộ
Tư pháp về công tác bồi thường ở địa phương.
Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;
Tổ chức lấy  kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
- Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh
vực quản l đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân
dân cấp huyện;
Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương
và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn
bản quy phạm pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
- Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành;
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tự
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của

7
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp xã) theo quy định của pháp luật;
Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử l văn bản trái pháp luật theo
quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công
tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với Ủy ban nhân dân cấp

huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu UBND tỉnh
về công tác hỗ trợ pháp l cho doanh nghiệp tại địa phương và làm đu mối phối hợp
với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ
pháp l cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
- Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở
địa phương sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
tỉnh;
Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu
phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; d) Tổ chức thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản l của Sở Tư pháp;
Hướng dẫn việc xây dựng, quản l, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở
các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch và các Sở có liên quan
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của ấp; tổ
dân phố, khu phố, khóm và một số hình thức khác phù hợp với quy định của pháp
luật.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân
dân tỉnh trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Về công chứng, chứng thực:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng
ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với

8
Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề
công chứng;
Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và Văn
phòng công chứng ở địa phương;
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, thu

hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu hồi giấy đăng k
hoạt động của Văn phòng công chứng;
Tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập, giải thể Phòng công chứng khi
được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên;
Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp
xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
k.
- Về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và l lịch tư pháp:
Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng k và quản l hộ tịch đối
với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
Xây dựng hệ thống tổ chức đăng k và quản l hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ làm công tác hộ tịch;
Trực tiếp giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc
thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các việc về hộ tịch,
nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật;
Đề nghị Ủy ban nhân tỉnh quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ
tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật;
Quản l, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định
pháp luật; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
Tiếp nhận, cập nhật, xử l, cung cấp thông tin l lịch tư pháp; lập l lịch tư
pháp; tổ chức và quản l cơ sở dữ liệu, hồ sơ l lịch tư pháp; cấp phiếu l lịch tư pháp
theo quy định pháp luật;

9
Thụ l, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, đề xuất hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản l, lưu trữ các hồ sơ về quốc tịch.
- Về luật sư và tư vấn pháp luật:

Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, giải thể, phê
duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;
Cấp, thu hồi Giấy đăng k hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm
tư vấn pháp luật, Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật;
Cung cấp thông tin về việc đăng k hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty
luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cu theo quy định của pháp
luật; yêu cu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cn thiết;
Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa
phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban
nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở
địa phương;
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật; hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.
- Về trợ giúp pháp l:
Quản l, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của
Trung tâm trợ giúp pháp l nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp pháp l của các
Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp
luật;
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thực hiện trợ
giúp pháp l trong phạm vi địa phương;
Cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng k tham gia trợ giúp pháp l của Văn phòng
luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật;
Quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp l.




10

- Về bán đấu giá tài sản:
Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương sau
khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân
tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương;
Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi
địa phương theo thẩm quyền.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản l nhà nước về công tác giám định tư pháp,
trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp
chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà
nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp l cho
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật thuộc
phạm vi quản l của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham
nhũng, lãng phí và xử l hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản l nhà nước của Sở Tư pháp.
- Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất
về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy định
của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ
chức trực thuộc Sở Tư pháp; quản l biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản l của Sở Tư pháp theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.


11
- Quản l tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
Văn phòng sở;
Thanh tra sở;
Phòng Tổ chức cán bộ;
Phòng Xây dựng và Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
Phòng Theo dõi thi hành pháp luật;
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật;
Phòng Hành chính tư pháp;
Phòng Bổ trợ tư pháp.
- Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở:
Phòng Công chứng số 1;
Phòng Công chứng số 2;
Phòng Công chứng số 3;
Phòng Công chứng số 4;
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản;
Trung tâm Trợ giúp pháp l nhà nước.
- Các tổ chức bổ trợ tư pháp được Sở quản l:
Các tổ chức hành nghề luật sư
Các tổ chức hành nghề công chứng
Các tổ chức giám định tư pháp
Các tổ chức tư vấn pháp luật
Các tổ chức bổ trợ khác



12
Sơ đồ cơ cấu tổ chức




























Chú thích: Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở

PHÓ
GIÁM ĐỐC
PHÓ
GIÁM ĐỐC

PHÓ
GIÁM ĐỐC

VĂN
PHÒNG SỞ
THEO DÕI
THI HÀNH
PHÁP LUẬT
HÀNH CHÍNH
TƯ PHÁP
XÂY DỰNG
VÀ KIỂM
TRA VĂN
BẢN QPPL
PHỔ BIẾN
GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT
PHÒNG
CÔNG
CHỨNG SỐ 3
TỔ CHỨC
CÁN BỘ


THANH
TRA SỞ

TRUNG TÂM
DỊCH VỤ
BÁN ĐẤU
GIÁ TÀI SẢN
PHÒNG
CÔNG
CHỨNG SỐ 1
PHÒNG
CÔNG
CHỨNG SỐ 2
PHÒNG
CÔNG
CHỨNG SỐ 4
TRUNG TÂM
TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ
NHÀ NƯỚC
GIÁM ĐỐC


BỔ TRỢ
TƯ PHÁP

13
1.2.4. Mối quan hệ công tác
- Quan hệ với Bộ Tư pháp, HĐND, UBND tỉnh; các sở ban ngành tỉnh

Là mối quan hệ phụ thuộc trong đó Sở Tư pháp có vai trò chấp hành và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, báo cáo, thỉnh thị và đề xuất về các lĩnh vực công
tác Tư pháp ở địa phương.
- Quan hệ với lãnh đạo Sở và Đảng ủy
Là mối quan hệ phối hợp, trao đổi, bàn bạc để giải quyết công việc chung giữa
các bên có liên quan hoặc cùng hướng dẫn cấp huyện tổ chức thực hiện về chuyên
môn, nghiệp vụ
- Quan hệ với lãnh đạo Sở và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị với các tổ chức
đoàn thể của cơ quan
- Quan hệ với Phòng Tư pháp cấp huyện
Là quan hệ phối hợp, hướng dẫn để bàn bạc tổ chức thực hiện tốt vai trò giúp
việc cho UBND tỉnh trong lĩnh vực công tác Tư pháp ở địa phương. Phòng Tư pháp
cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, chịu sự quản l toàn diện
của UBND; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Tư pháp
- Quan hệ giữ Trưởng, Phó trưởng đơn vị với Lãnh đạo Sở
- Quan hệ giữ Trưởng, Phó trưởng đơn vị với các đơn vị thuộc Sở
- Quan hệ Thủ trưởng và Cán bộ, công chức – viên chức trong đơn vị, giữa Cán
bộ, công chức – viên chức
Quan hệ Thủ trưởng và Cán bộ, công chức – viên chức trong đơn vị được thực
hiện theo chế độ thủ trưởng. Công chức viên chức có trách nhiệm phục tùng và thực
hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Trường hợp Thủ trưởng phân công không đúng
quy định thì báo cáo với Giám đốc hoặc Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách xem xét
quyết định.
Giữa Cán bộ, công chức – viên chức phải lịch sự trong giao tiếp, phải giữ uy
tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị công tác; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cn,
kiệm, liêm, chính; đấu tranh với những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực để xây dựng
cơ quan trong sạch vững mạnh.

14

1.2.5. Phương hướng, mục tiêu hoạt động
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt chỉ thị 03 của Bộ
chính trị;
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, cải tiến lề lối làm việc; triệt để thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với việc thực
hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và Quyết định số 2659/QĐ-BTP ngày
03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp;
Duy trì và phát huy phương châm hoạt động của Sở Tư pháp: “kịp thời - chính
xác - đúng pháp luật”;
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản l nhà nước,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng chống tham nhũng trong các
hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp. Đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng
đu cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành công việc thuộc thẩm quyền;
Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế ở các Sở,
ngành tỉnh theo Đề án 3780/ĐA-UBND ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh và Nghị
định số 55/2011/NĐ-CP;
Tập trung tổ chức triển khai sâu, rộng Hiến pháp năm 2013, Luật Hòa giải ở
cơ sở và các văn bản pháp luật mới ban hành;
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ cho
công chức của Sở theo kế hoạch hàng năm để có đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ
và không ngừng cải tiến công việc của mình;
Xây dựng và thực hiện quy trình xử l và giải quyết công việc rõ ràng, hợp l,
khoa học, thống nhất theo đúng quy định và phù hợp với quy chế hoạt động;
Công chức có phong cách làm việc nghiêm túc, đúng mực, có thái độ văn
minh, lịch sự trong giao tiếp; quan hệ với các tổ chức và công dân trên tinh thn hợp
tác, tận tình hướng dẫn và phục vụ;
Xây dựng, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản l chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001.



15
CHƯƠNG 2
NHẬT KÝ THỰC TẬP
(Từ ngày 30/6/2014 đến ngày 20/7/2014)

2.1. NHẬT KÝ THỰC TẬP
2.1.1. Tuần 1 (Từ 30/6/2014 – 4/7/2014)
- Thứ 2 - Ngày 30/6
Sáng: 6
h
45, có mặt tại cơ quan
7 giờ tham gia chào cờ cùng cơ quan
Được cơ quan phân thực tập tại Thanh tra Sở
Trao đổi một số vấn đề về thực tập (mục đích, môn học trong quá trình
thực tập, đề tài thực tập,…)
Làm quen với môi trường làm việc, tham quan Sở tư pháp
11
h
15, ra về
Chiều: 13
h
25, có mặt tại cơ quan
Nghiên cứu các văn bản về thành lập Sở Tư pháp, quy định về nhiệm
vụ, chức năng quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở, thanh tra Sở và các phòng
ban trong Sở, quy chế làm việc của Sở và một số văn bản khác có liên quan.
Nghiên cứu các tài liệu nội bộ của Sở về thanh tra, và các tài liệu khác
liên quan đến lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
16
h

50, ra về
- Thứ 3 - Ngày 1/7
Sáng: 7
h
15, có mặt tại cơ quan vào sớm không ai mở cửa phòng
Tìm hiểu về những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của thanh tra
Tư pháp (thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành)
Làm các công việc văn thư (đóng dấu, chuyển văn bản cho các phòng
ban khác, )
11
h
15, ra về

16
Chiều: 13
h
25, có mặt tại cơ quan
Tìm hiểu về nghiệp vụ thanh tra tại Sở
Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của công tác thanh tra
Tìm hiểu các kĩ năng cn có trong thanh tra,
16
h
45, ra về
- Thứ 4 - Ngày 2/7
Sáng: 7
h
20, có mặt tại cơ quan
Cơ quan xảy ra sự cố chập điện nên được nghĩ khoảng 60 phút
Đánh máy một số văn bản cho Thanh tra sở
Chuyển văn bản đến các phòng khác

11
h
15, ra về
Chiều: 13
h
45, có mặt tại cơ quan
Tìm hiểu quy trình thanh tra theo Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày
02 tháng 3 năm 2010
Tìm hiểu quy trình hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành tại sở theo Quy trình không số ngày 15/12/2012 của Sở Tư pháp Long An
16
h
45, ra về
- Thứ 5 - Ngày 3/7
Sáng: 7
h
10, có mặt tại cơ quan
Pha trà cho Thanh tra tiếp khách
Làm các công việc văn thư
Tìm hiểu những vấn đề cn chú  sau khi thanh tra
11
h
05, ra về
Chiều: 13
h
25, có mặt tại cơ quan
13
h
45 Đi công tác cùng Thanh tra sở và Phòng bổ trợ tư pháp
16

h
50, ra về
- Thứ 6 - Ngày 4/7
Sáng: 7
h
15, có mặt tại cơ quan
7
h
30, Sinh hoạt chính trị: Ngày pháp luật tháng 7

17
11
h
15, ra về
Chiều: 13
h
35, có mặt tại cơ quan
Nghiên cứu nghiệp vụ xác minh trong công tác thanh tra
Đánh máy các văn bản cho Thanh tra Sở
16
h
50, ra về
2.1.2. Tuần 2 (Từ 7/7/2014 – 11/7/2014)
- Thứ 2 - Ngày 7/7
Sáng: 6
h
45, có mặt tại cơ quan
7
h
00, Tham gia chào cờ cùng cơ quan

Tìm hiểu kế hoạch thanh tra năm 2010 của Thanh tra Sở
Nghiên cứu hồ sơ thanh tra 2010
11
h
10, ra về
Chiều: 13
h
45, có mặt tại cơ quan
Tiếp tục nghiên cứu hồ sơ thanh tra 2010
Xem báo cáo hoạt động thanh tra 2010
Làm một số công việc văn thư đến 16
h
45, ra về
- Thứ 3 - Ngày 8/7
Sáng: 7
h
15, có mặt tại cơ quan
Tìm hiểu kế hoạch thanh tra năm 2011 của Thanh tra Sở
Nghiên cứu hồ sơ thanh tra năm 2011
11
h
15, ra về
Chiều: 13
h
25, có mặt tại cơ quan
Tiếp tục nghiên cứu hồ sơ thanh tra năm 2011
Xem báo cáo hoạt động thanh tra năm 2011. Đến 16
h
45, ra về
- Thứ 4 - Ngày 9/7

Sáng: 7
h
15, có mặt tại cơ quan
Tìm hiểu kế hoạch thanh tra năm 2012 của Thanh tra Sở
Nghiên cứu hồ sơ thanh tra năm 2012
11
h
15, ra về

18
Chiều: 13
h
25, có mặt tại cơ quan
Đóng tiền thực tập cho người hướng dẫn
Đánh các văn bản của Thanh tra sở
Tiếp tục nghiên cứu hồ sơ thanh tra năm 2012
Xem báo cáo hoạt động thanh tra năm 2012. 16
h
20, về sớm do trời mưa
- Thứ 5- Ngày 10/7
Sáng: 7
h
15, có mặt tại cơ quan
Tìm hiểu kế hoạch thanh tra năm 2013 của Thanh tra Sở
Nghiên cứu hồ sơ thanh tra năm 2013
Làm các công việc văn thư đến 11
h
15, ra về
Chiều: 13
h

25, có mặt tại cơ quan
Tiếp tục nghiên cứu hồ sơ thanh tra năm 2013
Xem báo cáo hoạt động thanh tra năm 2013
Đi công tác cùng Thanh tra Sở. Đến 16
h
50, ra về
- Thứ 6 - Ngày 11/7
Sáng: 7
h
15, có mặt tại cơ quan
Tìm hiểu kế hoạch thanh tra năm 2014 của Thanh tra Sở
Nghiên cứu hồ sơ thanh tra đến tháng 6 năm 2014
Đánh các văn bản cho Thanh tra Sở
Làm các công việc văn thư. Đến 11
h
15, ra về
Chiều: 13
h
25, có mặt tại cơ quan
Giữ phòng cho lãnh đạo đi họp Đảng ủy
16
h
30, ra về do họp xong được về sớm
2.1.3. Tuần 3 (Từ 14/7/2014 – 18/7/2014)
- Thứ 2 - Ngày 14/7
Sáng: 6
h
45, có mặt tại cơ quan
7
h

00, Tham gia chào cờ cùng cơ quan
Tìm hiểu về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tìm hiểu khái quát về khiếu nại tố cáo

×