Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Kỷ năng sống môn Tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.22 KB, 11 trang )


GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT

I. KHẢ NĂNG GIÁO DỤC KNS TRONG
MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Mục tiêu môn TV ở trường tiểu học: Hình thành và
phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng TV (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Góp phần rèn luyện
các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về
tự nhiên – xã hội – con người.

Chương trình, nội dung dạy môn TV chứa đựng
nhiều nội dung liên quan đến KNS và có khả năng
tích hợp giáo dục KNS rất cao.

KNS chiếm ưu thế trong môn TV là kĩ năng giao tiếp,
sau đó là kĩ năng nhận thức (nhận thức thế giới
xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định…)

Chương trình chú trọng rèn kĩ năng
nhận thức mang tính tích hợp:

Tích hợp giữa kiến thức TV với các
mảng kiến thức về TN, XH và con
người theo nguyên tắc đồng quy
thông qua hệ thống chủ điểm học tập.


Tích hợp ở một đơn vị kiến thức và
kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ
năng đã học trước đó theo nguyên
tắc đồng tâm.


Giáo dục KNS của môn TV thể hiện ở nội dung
môn học, qua phương pháp dạy học của GV.

Thông qua các hoạt động học tập tích cực, HS
được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác,
bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai…Học sinh có cơ
hội rèn luyện, thực hành nhiều KNS cần thiết.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNS
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT

Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các
KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em
nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc
sống; biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản
thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn
lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong
các mối quan hệ; biết sống tích cực, chủ động
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

III. NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ
GIÁO DỤC KNS TRONG MÔN
TIẾNG VIỆT
(Nghiên cứu trong tài liệu;

VD: trang 40 – 41/ lớp 1)

IV. THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI
SOẠN MINH HỌA

GV đọc tham khảo tài liệu.

Cấu trúc một bài soạn thống nhất như sau:
I/ Mục tiêu:
- KT:
- KN:
- TĐ:
* KNS: ( Nếu có trong bài)
II/ … ( Như cũ)
Lưu ý: Nếu bài học có nội dung giáo dục KNS thì GV cần thể
hiện rõ: Giáo dục KNS đó ở hoạt động nào?

THẢO LUẬN NHANH
1/ Ai cần học KNS?
2/ KNS được tiếp cận để đưa vào chương
trình giáo dục phổ thông bằng cách nào?
Giáo dục KNS ở những môn học nào?
3/ Có bao nhiêu kĩ thuật dạy học? Kĩ thuật
dạy học nào được dùng nhiều nhất?
4/ Một tiết dạy nên có bao nhiêu KNS?
5/ Theo anh (chị) điểm mới nhất trong
soạn giáo án sau đợt tập huấn này là gì?

MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG:
1/ Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều cần học về

KNS. Đặc biệt là lứa tuổi HS vì các em đang ở
trong giai đoạn nhỏ, ít trải nghiệm trong cuộc
sống, đang hình thành và phát triển nhân cách.
2/ Giáo dục KNS: Tích hợp bằng con đường
phương pháp là chính.
GDKNS không phải là thêm nội dung vào bài
học mà là “ Dùng con thuyền phương pháp, kĩ
thuật dạy học để chở mục tiêu của bài học”
GDKNS có thể ở tất cả các môn học.

3/ Có 19 kĩ thuật dạy học.
4/ 1 tiết dạy không nên chọn trên 3 KNS. Vì
KNS được giáo dục trong nhiều bài xuyên
suốt một năm học. GV nên lựa chọn đưa
KNS phù hợp với Chuẩn kiến thức kĩ năng.
-
Lớp 1-2-3 chỉ nên chọn 2 KNS.
-
Lớp 4-5 chỉ nên chọn 3 KNS.
5/ Điểm mới trong soạn giáo án sau lần tập
huấn là: Thêm * vào mục tiêu của tiết
dạy( giáo dục KNS). Bài nào có nội dung
giáo dục KNS thì giáo viên cần thể hiện rõ
giáo dục KNS đó ở hoạt động nào trong bài.

CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI

×