Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỂ LUYỆN VIẾT VĂN TẢ CẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.28 KB, 27 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người trong nhiều lĩnh
vực.Ngôn ngữ mang tính đa chức năng, trong đó ngoài chức năng thông tin ngôn
ngữ còn có chức năng thẩm mĩ tạo nên cái đẹp bằng ngôn từ.Tiếng Việt là một
ngôn ngữ có tính thẩm mĩ cao “có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ
tiếng hay”.Từ ngữ Tiếng Việt phông phú và đa dạng, tinh tế, giàu hình ảnh và có
sức biểu cảm lớn cho nên việc rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là việc cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn cao.
Trong trương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ với nhiệm vụ cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em các kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết.Tập làm văn là một phân môn
của môn Tiếng Việt, thông qua môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện công
phu về khả năng dùng từ chính xác,độc đáo để từ đó các em có thể viết được bài
văn hay,giàu tính nghệ thuật.Trong phân môn Tập làm văn lớp 5,văn tả cảnh
được coi là trọng tâm của thể loại văn miêu tả,chiếm tỉ lệ 50% số tiết.Đây là loại
văn có chức năng tái hiện sự vật,hiện tượng,hoạt động,…một cách sinh động.Vì
vậy từ láy,tính từ tuyệt đối, biện pháp so sánh,nhân hóa xuất hiện nhiều trong văn
tả cảnh,đồng thời giữ một vai trò quan trọng trong việc diễn đạt tư tưởng,tìn
cảm ,thích hợp với việc biểu đạt đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng…tạo
nên những bức tranh sinh sinh động với những gam màu ấn tượng bằng ngôn
từ.Nếu học sinh được rèn luyện cách dùng từ trong văn tả cảnh thì chắc chắn các
em dễõ nhận thấy cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng yếu tố ngôn ngữ trong
cách dùng từ đặt câu,từ đó các em sẽ biết cách dùng từ sao cho đúng cho hay để
miêu tả hình ảnh, sự vật gợi hình, gợi cảm sinh động.
Tuy nhiên thực tế cho thấy khả năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh của học
sinh lớp 5 còn hạn chế,bài viết còn sử dụng từ không đúng nghĩa,không phù hợp
với văn tả cảnh,dùng từ không có giá trị gợi hình,gợi cảm.
- Giáo viên còn hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng đúng từ ngữ,
hình ảnh đẹp để viết văn.Vốn từ ngữ của bản thân giáo viên chưa phong phú,chưa
đáp ứng được yêu cầu dướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ,phát triển vốn từ.


1
- Chương trình Tiếng Việt còn hạn chế trong việc xây dựng những nội dung dạy
học như sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm để viết văn. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử
dụng từ ngữ trong Tiếng Việt lớp 5 còn chung chung,chưa có sự phối hợp giữa các
phân môn, chưa gắn với mục đích cụ thể.
Thực tế cho thấy chưa có tài liệu nào mang tính chuyên biệt về việc rèn luyện kĩ
năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh mà chỉ có ít những cuốn sách
viết về những bài văn hay để tham khảo dạy cho học sinh sử dụng từ nói chung.
1.2/MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua các bài tập này giúp học sinh có những hiểu biết sâu rộng về cách sử dụng từ
trong miêu tả, rèn kĩ năng, kĩ xảo, mở rộng vốn sống,rèn luyện tư duy,bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc, thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Hướng tới cái chân, cái
thiện, cái mĩ được định hướng trong các bài tập sử dụng từ ngữ để nói đúng, nói hay
những điều muốn nói phù hợp với nội dung đề bài.Từ đó tạo cơ hội cho học sinh thể
hiện mỗi quan hệ với cộng đồng.Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó
với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của học sinh.Từ đó làm nảy nở tâm
hồn, tình cảm của học sinh thêm phong phú hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Quá trình dạy học rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ viết văn tả cảnh của học sinh lớp
5 trường Tiểu học Kim Đồng- Krông Năng- Đắk Lắk.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ môn Tiếng Việt, phân môn
Tập làm văn lớp 5.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
1. Phương pháp đọc và phân tích các tài liệu.
2. Phương pháp khảo sát thực tế.
3. Phương pháp dạy thực nghiệm.
4. Phương pháp kiểm tra đánh giá.
II. NỘI DUNG

II.1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG TỪ
NGỮ ĐỂ LUYỆN VIẾT VĂN TẢ CẢNH
2
I.VĂN MIÊU TẢ:
1. Khái niệm văn miêu tả:
Văn miêu tả là loại văn dùng để tả sự vật, hiện tượng, con người,… một cách
sinh động, cụ thể như vốn có của nó.Văn miêu tả giúp người đọc hình dung được
một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những
rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc,thẩm mĩ của người viết.
Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể trở thành đối tượng
của văn miêu tả, nhưng không phải bất kì sự miêu tả nào cũng trở thành văn
miêu tả.Khi miêu tả lạnh lùng, khách quan nhằm mục đích thông báo trí tuệ thì
đó là tả trong phong cách khoa học còn miêu tả trong văn chương phải bằng cảm
quan, bằng tình cảm ấn tượng sâu sắc và bằng cả tấm lòng của người viết.
2. Đặc điểm ngôn ngữ văn miêu tả:
Đứng trên góc độ ngôn ngữ và mục đích của văn tả cảnh,tôi cho rằng ngôn ngữ
tả cảnh có đặc điểm sau:
2.1: Ngôn ngữ chính xác cụ thể:
Để tạo ra tính chính xác,cụ thể cho ngôn ngữ miêu tả, người viết đã lựa chọn ngôn
ngữ cụ thể. Những từ ngữ cụ thể còn gọi là từ ngữ gợi cảm giác,những từ ngữ này có
thể mang lại cho vật được tả khiến các vật đó được nhận thức như chính cuộc sống
của chúng.
Ví dụ: hả hê, đặc sệt, uy nghi, sảng khoải,…
2.2: Ngôn ngữ riêng biệt:
Văn miêu tả sử dụng nhiều từ ngữ riêng biệt.Đó là những từ ngữ chỉ chuyên dùng
để chỉ sự vật đó, việc đó…khiến chúng có đặc điểm riêng khác với vật khác.
Ví dụ: xanh ngắt, tím thẫm, ngào ngạt, thơm nức…những từ ngữ này sẽ làm cho
hình ảnh được miêu tả trở nên rõ nét.
2.3: Ngôn ngữ giàu hình tượng:
Đó là khả năng của ngôn ngữ miêu tả có thể tái hiện lại những hiện tượnh của cuộc

sống một cách cụ thể, sinh động bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, đường nét, màu
sắc, âm thanh nhạc điệu.
II. VĂN TẢ CẢNH:
1.Khái niệm về văn tả cảnh:
3
Xuất phát từ những hiểu biết về văn miêu tả, tả cảnh,quan niệm của tôi về văn tả
cảnh như sau:Văn tả cảnh là loại văn dùng lời có hình ảnh và có cảm xúc làm cho
người nghe, người đọc hình dung một cách rõ rệt, cụ thể về những cảnh vật như nó
vốn có trong đời sống. Như vậy văn tả cảnh được xem như là văn bản nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật, hiện tượng một cách sinh động.
2. Đặc điểm nội dung văn tả cảnh:
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các
em.Một cái hồ, một cánh đồng, một con đường, một ngôi trường, một làng quê…Khi
tả cần đặc biệt tập trung tả những nét tiêu biểu của cảnh, có thể lồng ghép với tả
người, tả vật trong cảnh để cho bài văn thêm sinh động. Cần huy động nhiều giác
quan khi miêu tả sẽ tạo được những cảnh vật vừa có góc cạnh,vừa có đường nét, vừa
có nhịp điệu màu sắc.
3.Đặc điểm ngôn ngữ tả cảnh:
Từ những hiểu biết ngôn ngữ văn miêu tả tôi cho rằng ngôn ngữ văn tả cảnh có
những đặc điểm nổi bật là sinh động, uyển chuyển, phong phú, đa dạng nhiều hình
thức, nhiều vẻ. Các tính từ tuyệt đối, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy. Các biện
pháp nhân hóa được dùng phổ biến trong văn tả cảnh.
III .NHỮNG YÊU CẦU VỀ VIỆC DÙNG TỪ TRONG VĂN TẢ CẢNH:
1. Những yêu cầu về việc dùng từ đúng trong văn tả cảnh:
1.1: Dùng từ đúng hình thức âm thanh, cấu tạo của từ láy và tính từ.
Khi viết văn tả cảnh yêu cầu học sinh sử dụng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo
các từ láy, tính từ.
Ví dụ: xào xạc/xào xạt, xanh ngắt /xanh ngát.Nếu dùng sai làm thay đổi các bình
diện bên trong hoặc làm cho từ trở nên vô nghĩa kéo theo những lệch lạc vềø mục
đích.

1.2: Dùng từ đúng nghĩa.
Dùng từ đúng phải phải đảm bảo tính chính xác giữa nghĩa vốn có của từ và nội
dung được biểu đạt, bảo đảm nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, nghĩa biểu cảm, nghĩa
đen, nghĩa bóng phù hợp với nội dung toàn ngôn bản.
1.3: Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp.
4
Trong văn tả cảnh các từ luôn có mối quan hệ với nhau về ngữ pháp, ngữ nghĩa và đi
đôi với ngữ âm cho nên người sử dụng từ phải chú trọng mối quan hệ tổng hòa đó.
1.4: Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ.
Văn tả cảnh muốn đạt hiệu quả cao, dùng từ cần tránh hiện tượng lặp từ và thừa từ
một cách vô nghĩa.Thừa từ thậm chí phần nào còn giảm đi giá trị của phát ngôn đó.
1.5: Dùng từ phải đúng với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật.
Dùng từ đúng với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật đó là biết sử dụng từ ngữ
gợi hình, gợi cảm, biết dùng từ đa nghĩa, các phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ
văn học như : so sánh,nhân hóa,ẩn dụ,
2. Những yêu cầu về việc dùng từ hay trong văn tả cảnh.
Cái hay ở đây chính là sử dụng từ để miêu tả sinh động, khắc họa rõ nét, khơi gợi
những cảm xúc… đạt được mức cao nhất trong bài văn tả cảnh.Trong các bài văn tả
cảnh thì lớp từ láy,tính từ tuyệt đối , biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa được sử
dụng nhiều nhất.Tôi coi đây là cơ sở để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ gợi tả để viết văn
tả cảnh cho học sinh lớp 5.
2.1: Sử dụng hiệu quả các từ ngữ.
* Sử dụng từ láy trong viết văn tả cảnh.
Từ láy trong Tiếng Việt có giá trị gợi tả và có giá trị biểu cảm rất lớn. Chính vì vậy
việc sử dụng từ láy trong văn cảnh sẽ làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và
hình dung được một cách cụ thể về thế giới âm thanh, màu sắc, hình ảnh, tâm trạng
mà từ biểu thị.
* Sử dụng tính từ tuyệt đối trong viết văn tả cảnh.
Đây là những tính từ mà trong đó chỉ có tiếng thứ nhất có nghĩa, còn tiéng thứ hai
được tạo ra theo các hình tượng có tác dụng chỉ các sắc thái khác nhau của các tính

chất do tiếng thứ nhất biểu thị.
Ví dụ: đỏ mọng, trong suốt, đục ngầu…
Trong văn tả cảnh thì tính từ tuyệt đối là yếu tố ngôn ngữ không thể vắng mặt, bởi vì
các sự vật hiện tượng, hoạt động…chỉ trở nên sinh động, cụ thể, có hồn khi khi
chúng gắn liền với các đặc điểm, thuộc tính riêng vốn có của chúng mà tính từ tuyệt
đối lại là từ có khả năng biểu thị những sắc thái riêng biệt của sự vật hiện tượng.
2.2: Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ thường gặp trong câu văn.
5
*Sử dụng biện pháp so sánh trong viết văn tả cảnh.
So sánh sự thể hiện sự nhận thức chính xác, mới mẻ, gợi những hình ảnh đẹp đẽ,
sinh động thể hiện sâu sắc thái độ tình cảm của con người và làm đẹp ngôn từ của
người sử dụng.Trong văn tả cảnh nhờ có so sánh đã tạo nên hình ảnh sống động, gợi
hình, gợi cảm tạo ra cách mới mẻ, làm cho cách diễn đạt trở nên phong phú, uyển
chuyển, tăng sức mạnh biểu cảm cho lời nói nghệ thuật.
* Sử dụng biện pháp nhân hóa trong viết văn tả cảnh.
Nhân hóa là biện pháp miêu tả sinh động, hấp dẫn các sự vật hiện tượng, thể hiện kín
đáo tình cảm, cảm xúc, là cách nói hình ảnh về sự vật, hiện tượng. Nhân hóa trong
văn cảnh được dùng miêu tả cảnh vật một cách sống động, có hồn.Sử dụng biện
pháp nhân hóa để tăng thêm sự uyển chuyển mềm mại, trữ tình trong diễn đạt.
2.THAO TÁC SỬ DỤNG TỪ TRONG QUÁ TRÌNH VIẾT VĂN TẢ CẢNH:
1. Lựa chọn từ và thay thế từ.
Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp nên việc
lựa chọn từ miêu tả phải cần lựa chọn những cơ sở sau:
Từ thể hiện chính xác nhất nội dung cần biểu đạt, thích hợp với việc biểu
hiện thái độ, tình cảm của thái độ, với nội dung cần biểu hiện và đối với người
tiếp nhận, phù hợp hơn cả với các từ cùng có mặt trong ngôn bản, với phong cách
ngôn ngữ văn bản.
2. Kết hợp ghép nối.
Sự kết hợp của các từ trong văn tả cảnh bị quy định bởi những quy tắc nhất định
của ngôn ngữ. Đó là sự kết hợp các từ với nhau phải có sự tương hợp về quan hệ

ý nghĩa của các từ và trên cơ sở các mối quan hệ trong thực tế giữa các đối tượng
hoạt động, tính chất…mà từ biểu hiện. Sự kết hợp còn phụ thuộc về mỗi quan hệ
ngữ pháp (quan hệ tạo nghĩa).
Lựa chọn và kết hợp từ ngữ để tạo ra lời văn đúng đắn và biểu cảm đó là hai thao
tác cơ bản, trọng yếu của việc sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh.
II.2.THỰC TRẠNG DẠY TẬP LÀM VĂN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I.Văn tả cảnh trong nhà trường tiểu học.
6
1.Văn tả cảnh trong chương trình phân môn Tập làm văn ở tiểu học.
Chương trình tiểu học mới dạy tập làm văn từ lớp 2- 3 khi các em làm quen với các
dạng tập làm văn.
Chương trình Tập làm văn cải cách giáo dục, dạy văn tả cảnh lớp 4 với yêu cầu học
sinh tả những cảnh đơn giản hơn, viết bài văn ngắn, có bố cục rõ ràng.
Lên lớp 5 các em được học kiểu bài tả cảnh ở mức độ đơn giản .Đề bài gần gũi,
quen thuộc với trẻ thơ.Về quy mô yêu cầu chủ yếu là viết được đoạn văn tả cảnh cao
hơn là một bài văn tả cảnh ngắn (khoảng 150 – 200 chữ). Về cách thể hiện đó là từ
việc tả tự do nâng lên yêu cầu tả có thứ tự, thể hiện nội dung một cách thích hợp.
+ Diễn đạt thành văn bản: chọn từ, tạo câu,viết đoạn, liên kết đoạn tạo thành bài
văn tả cảnh.
+ Kiểm tra sửa chữa văn bản: Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục
đích giao tiếp và hình thức diễn đạt trong bài làm hoặc bổ sung cho tăng hiệu quả
văn bản.
a. Thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi:
Chương trình môn Tiếng Việt mới có tiết dạy cho học sinh nắm những yêu cầu
chung của việc dùng từ trong văn bản, dùng từ gợi hình, gợi cảm để viết văn. Việc
rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng từ ngữ được đưa ra dưới dạng các câu hỏi, bài tập
có ở một số phân môn Tiếng Việt.Rõ ràng nhất là các bài tập phân môn Luyện từ và
câu.
- Khó khăn:

Trong SGV yêu cầu về kĩ năng sử dụng từ đưa ra không cụ thể.Sách mới chỉ nói là
biết dùng từ để viết văn mà chưa chỉ rõ phải sử dụng từ ngữ như thế nào cho chính
xác,phù hợp,sát thực,để tạo sự gợi hình,gợi cảm,sự sinh động,hấp dẫn trong bài văn.
b. Thành công,hạn chế:
- Thành công:
Khi nghiên cứu phương pháp rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho
học sinh lớp 5. Tôi đã đạt được những thành công sau:
+ Khả năng sử dụng từ ngữ của học sinh có tiến bộ rõ rệt.
+ Học sinh có nhiều hứng thú trong khi viết văn.
7
+ Quá trình viết văn của học sinh có nhiều sáng tạo,giàu hình ảnh.
+ Có nhiều tư duy mới lạ phù hợp với thực tế.
- Hạn chế:
+ Học sinh đa số là con em dân tộc nên việc sử dụng từ ngữ còn nghèo,chưa sinh
động.
+ Việc nắm bắt nội dung đề bài còn chậm,hiểu sai đề,lạc đề.
c. Mặt mạnh,mặt yếu:
- Mặt mạnh:
+ Khi viết văn học sinh có khả năng dùng từ chính xác,độc đáo.
+ Học sinh không những viết đúng mà còn có hướng viết hay.
- Mặt yếu:
+ Tư duy và cách nắm bắt nội dung còn lệch lạc,chưa đi sâu vào yêu cầu của đề
bài.
d. Các nguyên nhân,các yếu tố tác động:
- Nguyên nhân sử dụng từ sai:
* Nguyên nhân dùng từ sai về bình diện âm và hình thức cấu tạo của từ láy và
tính từ tuyệt đối.
Đường danh giới giữa các âm của từ láy và tính từ tuyệt đối là rất nhỏ học sinh
nhớ không chính xác ngữ âm của từ. Vì vậy khi viết các em thường dùng những
từ na ná như nhau, lẫn lộn nhau.Aûnh hưởng lớn nhất là học sinh phát âm sai

theo tiếng ở địa phương của từng vùng.
* Nguyên nhân dùng từ sai trên bình diện nghĩa.
Do các em chưa hiểu được nghĩa của từ mình đang dùng, không nắm được ý
nghĩa biểu thái của từ.
* Nguyên nhân dùng sai kĩ thuật từ
Do học sinh không nắm được nguyên tắc phối hợp từ, mối quan hệ giữa hai vế
câu ghép,mối quan hệ giữa các từ trong câu.
* Nguyên nhân dùng lặp từ
Do vốn từ của học sinh còn nghèo,chưa biết dùng các từ đồng nghĩa, gần
nghĩa,…
II.3: GIẢI PHÁP,BIỆN PHÁP:
8
a. Mục tiêu của giải pháp,biện pháp
- Có nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ để luyện viết văn tả cảnh cho
học sin lớp 5,trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi tập chung vào biện pháp xây
dựng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ để viết văn tả cảnh.
- Bài tập được xây dựng căn cứ vào năng lực sử dụng từ ngữ ,vào những yêu cầu
kiến thức, kĩ năng dùng từ ngữ trong bài văn tả cảnh và dựa trên kinh nghiệm thực tế
giảng giạy của bản thân.
Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ đúng tôi đề xuất một số bài tập phòng ngừa lỗi từ cho
học sinh.
1.Loại bài tập chữa lỗi sai về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ.
a.Kiểu 1: Bài tập chữa từ sai gần âm.
Bài tập: Tìm lỗi dùng từ trong câu văn sau và chữa lại cho đúng.
“ Ngoài sân chỉ có tiếng lá xào xạt và tiếng gió đùa với tiếng chim.”
b.Kiểu 2: Bài tập chữa từ sai do mắc lỗi về thanh điệu.
Bài tập: Tìm từ sai trong câu, giải thích vì sao sai và chữa lại cho đúng.
“ Sau ba tháng nghỉ hè sân trường tràn ngập tiếng cười, nói xôn xao của chúng em.”
1. Loại bài tập chữa từ sai nghĩa.
Kiểu 1: Bài tập chữa từ sai do không hiểu nghĩa.

Bài tập: Theo em từ sai trong câu sau là từ nào?vì sao sai?Em hãy chữa lại cho đúng.
“ Thật tuyệt vời ! Hôm nay là chủ nhật, em dậy sớm chạy vội ra cánh đồng hít thở
không khí trong veo.”
“ Tuyết rơi trắng trẻo một màu
Vườn chim chiều xế trắng tinh cánh cò.”
Kiểu 2: Bài tập chưa từ sai do gần nghĩa.
Bài tập: Hãy thay từ sai trong câu dưới đây.
“Ngắm nhìn cánh đồng lúa và bầu trời trong xanh em thấy quê mình sao hòa bình
như vậy.”
Kiểu 3:Bài tập chữa từ sai do dùng sai nghĩa biểu thái
Bài tập: Hãy chỉ ra các từ dùng sai trong các câu sau, hãy sửa lại cho đúng.
9
“ Làng tôi yên ả dưới lũy tre xanh, ngân nga trong tiếng chuông chùa.Trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, thanh niên quê tôi hăng hái lên đường và họ đã chết cho Tổ
quốc quê hương.”
2. Loại bài tập chữa sai về kết hợp từ:
Kiểu 1: Bài tập chữa sai do kết hợp từ,quan hệ từ, cặp từ.
Bài tập: Em hãy tìm chỗ sai trong câu sau,viết lại cho đúng.
“ Hàng dừa xanh quê tôi đã có từ ngàn xưa, nhưng hàng dừa vẫn hiên ngang cao
vút, lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.”
Kiểu 2: Bài tập chữa sai do do kết hợp các phụ từ trong câu.
Bài tập: Trong bài tập làm văn tả cánh đồng lúa vào mùa gặt, một người đã viết như
sau:
“ Bây giờ là mùa gặt, trên cánh đồng làng, bà con xã viên đã gặt lúa.Tiếng liềm,
tiếng hái cắt lúa nghe soàn soạt, soàn soạt không ngừng không nghỉ.”
Theo em từ dùng sai trong đoạn văn là từ nào? Hãy sửa lại cho đúng.
Kiểu 3: Bài tập chữa từ do quan hệ ý nghĩa giữa các từ trong câu.
Bài tập: Em hãy chỉ ra chỗ sai trong câu văn sau và chữa lại cho đúng.
“ Khu vườn nhà em xum xuê cây trái nào là nhãn, đào, lê,mận cứ mỗi độ xuân về nó
nở hoa rất đẹp.”

3.Loại bài tập chữa sai do cặp từ:
Kiểu 1: Bài tập chữa lỗi lặp từ hoàn toàn.
Bài tập: Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong câu sau và chữa lại cho đúng:
“ Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi,quê ngoại ở bên kia sông, quê
ngoại em có cánh đồng lúa rất rộng, quê ngoại em có một đầm sen nở hoa thơm
ngát.”
Kiểu 2: Bài tập chữa lỗi lặp từ đồng nghĩa.Bài tập: Hãy lược bỏ những từ đồng
nghĩa trong câu văn sau cho đúng:
“ Cánh đồng lúa quê em rộng bao la, bát ngát.”
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp,biện pháp
* Mục đích của bài tập: Để rèn kĩ năng tôi đề xuất một số bài tập khắc phục tình
trạng sử dụng từ gợi tả, gợi cảm diễn đạt được những câu văn hay, đoạn văn hay
bằng nhiều cách.
10
1. Làm giàu vốn từ ngữ miêu tả.
1.1: Làm giàu vốn từ ngữ miêu tả qua các phân môn Tiếng Việt.
- Làm giàu vốn từ cho học sinh qua giờ tập đọc.
Nhiều bài tập đọc là các bài miêu tả hay của các nhà văn. Số lượng từ ngữ miêu tả ở
đó phong phú, cách sử dụng sáng tạo. Trong giờ tập đọc giáo viên hướng dẫn học
sinh hiểu một số từ cần thiết, từ đó tích lũy học tập được cách dùng từ cho phù hợp.
- Làm giàu vốn từ miêu tả trong giờ luyện từ và câu.
Phân môn luyện từ và câu với nhiệm vụ chính đó là làm giàu vốn từ cho học sinh.
Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng
chính xác, sự trình bày tình cảm càng rõ ràng,đặc sắc bấy nhiêu.
- Làm giàu vốn từ ngữ miêu tả qua giờ chính tả.
Hệ thống bài tập chính tả phong phú và đầy đủ thể loại, đồng thời các văn bản để tập
chép và nghe viết ở chính tả rất đa dạng với nhiều loại hình, nổi trội nhất là văn miêu
tả.Được nghe viết các văn bản miêu tả sẽ khắc sâu trong trí não những từ ngữ đẹp,
hình ảnh đẹp, tích lũy thêm vào vốn từ cho các em.
- Làm giàu vốn từ miêu tả trong giờ kể chuyện.

Nội dung kể chuyện lớp 5 phong phú về đề tài.Qua những câu chuyện này, học sinh
có được vốn từ phong phú đa dạng hơn.
1.2: Làm giàu vốn từ theo từng đề tài nhỏ trong phân môn Tập làm văn:
Có biết bao đề tài nhỏ có thể gợi cho học sinh tìm từ. Các đề tài này cần gắn chặt với
các thể loại văn đang được học. Với kiểu bài văn miêu tả cảnh có rất nhiều nội dung.
Mỗi nội dung đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ thuộc đề tài nhỏ.
Ví dụ: Tả dòng sông, học sinh có thể tìm từ ngữ thuộc các đề tài nhỏ như:
+ Tìm những từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông: bì bõm, lao xao, ì ọp, ì ầm, ào
ào, xôn xao…
+ Tìm những hình ảnh so sánh con sông: Dòng sông như dải lụa.
+ Tìm những hình ảnh nhân hóa con sông: Con sông hiền hòa, nước sông trong soi
tóc những hàng tre.Dòng sông thật điệu, trong một ngày mà nó thay mấy chiếc áo.
1.3: Bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm cho học sinh lớp 5 trong viết
văn tả cảnh:
11
Từ ngữ gợi tả, gợi cảm mà tôi rèn cho học sinh là: từ láy,tính từ tuyệt đối, biện
pháp so sánh, nhân hóa.Thông qua cách sử dụng các từ ngữ này học sinh biết diễn
đạt sự vật , hiện tượng… miêu tả bằng nhiều cách.
* Loại bài tập sử dụng từ láy, tính từ ,so sánh, nhân hóa để điền vào chỗ trống.
+ Kiểu 1: Bài tập điền từ láy tính từ:
+Dạng 1: Bài tập cho sẵn các từ láy (tính từ) hãy lựa chọn để điền vào chỗ trống.
+ Bài tập 1:Cho các từ sau: ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, tíu tít,
hối hả,…Hãy lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“ Tiếng chim …,… báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ôâng mặt trời … nhô lên từ lũy
tre xanh.Khói bếp nhà ai … bay trong gió.Đàn gà con … nhau, … theo chân mẹ.
Đường làng đã …, … người qua lại.”
+ Dạng 2: Bài tập tìm từ láy(tính từ)theo nội dung điền vào câu đoạn.
+ Bài tập: Tìm những tính từ gợi tả màu sắc của đồng lúa chín điền vào chỗ chấm
trong đoạn văn sau:
“ Trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa chín … những bông lúa … đang chờ tay

người đến gặt, hạt lúa căng tròn béo múp … hứa hẹn một mùa … no ấm bội thu.”
+Dạng 3: Bài tập tìm từ láy (tính từ) thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu,đoạn.
* Loại bài tập sử dụng từ láy, tính từ, so sánh,nhân hóa để thay thế từ ngữ:
- Kiểu 1: Bài tập thay thế bằng từ láy(tính từ) trong câu, đoạn.
+ Dạng 1: Bài tập cho các từ thay thế các từ in nghiêng.
Bài tập: Cho các từ ngữ sau:nhấp nhô,xanh biêng biếc, tấp nập, tung tăng. Em hãy
lựa chọn và thay thế các từ in nghiêng để câu văn cụ thể, sinh động.
a. Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh.
b. Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín.
c. Trên cánh đồng, bóng áo chàm và nón trắng mấp mô.
+ Dạng 2: Bài tập tìm từ theo nội dung và thay thế vào các từ in nghiêng.
Bài tập:Tìm những từ láy, tính từ gợi tả các loại âm thanh, hình ảnh khác nhau thay
thế cho từ in nghiêng.
a. Khu vườn cỏ mọc um tùm.
b. Tôi thích nghe tiếng gió thổi trong khóm tre già.
c. Trăng đêm nay sáng quá.
12
* Loại bài tập sử dụng từ láy, tính từ so sánh, nhân hóa để luyện viết câu văn
cho sinh động.
- Kiểu 1: Bài tập viết câu sử dụng từ láy(tính từ)
+ Dạng 1: Bài tập cho từ láy(tính từ) yêu cầu đặt câu với những từ đã cho.
Bài tập: Em hãy đặt câu có các từ sau: Trắng muốt, trắng phau,trắng nhờ,trắng
trẻo,trắng hồng.
*Loại bài tập sử dụng từ láy,tính từ,biện pháp so sánh,nhân hóa để viết đoạn
văn miêu tả.
Kiểu 1: Bài tập cho đề tài yêu cầu viết đoạn văn có từ láy,tính từ,hình ảnh so
sánh,nhân hóa.
Bài tập 1: Viết đoạn văn tả cánh đồng lúa chín quê em vào buổi sáng sớm,trong
đoạn văn có sử dụng từ láy,tính từ,hình ảnh so sánh,nhân hóa.
Kiểu 2: Bài tập tìm từ láy (tính từ,hình ảnh so sánh,nhân hóa)theo nội dung rồi viết

đoạn văn có các từ đó theo đề tài bắt buộc hoặc tự chọn.
Bài tập 1: Tìm những từ gợi tả âm thanh em thường được nghe vào buổi sáng nơi
em ở.Viết đoạn văn có sử dụng những từ em tìm được.
Kiểu 3: Bài tập viết đoạn văn ngắn dựa trên câu hỏi gợi ý.Bài viết có sử dụng các từ
ngữ hình ảnh gợi tả.
Bài tập 1:Dựa vào nội dung các câu hỏi dưới đây.Em hãy viết đoạn văn miêu tả
cảnh sân trường vào mùa hè.
a.Sân trường vào mùa hè như thế nào?
b. Cảnh vật trên sân trường ra sao? ( cây cối, bãi cỏ…)
c. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp:
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng từ láy,tính từ,biện pháp so sánh,để luyện viết
đoạn văn,bài văn tả cảnh.
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách sử dụng từ láy,tính từ,biện pháp so sánh,để viết đoạn
văn,bài văn tả cảnh.
- Học sinh viết được đoạn văn,bài văn tả cảnh có sử dụng từ láy,tính từ,biện pháp so
sánh làm cho bài văn thêm sinh động.
II/ Đồ dùng dạy học:
13
- Hai tờ giấy khổ to ghi nội dung BT1,BT2 Bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy:
Hoạt động GV Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
- Nội dung cần có của mỗi phần?
- Gv nhận xét,ghi điểm,khuyến khích học
sinh.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.(1’)
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.(30’)

Bài tập 1: Hãy lựa chọn từ láy phù hợp điền
vào chỗ chấm.
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung bài
tập lên bảng.
“Dọc theo con đường mới đắp,từng tốp thanh
niên … gánh lúa về làng.Tiếng đòn gánh …
hòa lẫn tiếng nói,tiếng cười … tạo nên một
âm thanh sôi động.Trên sân hợp tác xã tiếng
máy tuốt lúa đang … tung những cộng rơm
lên trời.”
- Đề bài yêu cầu các em làm gì?
- Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần:
Mở bài,thân bài,kết bài.
- Mở bài: Giới thiệu cảnh mình
định tả.
- Thân bài: Giới thiệu bao quát
+ Tả từng bộ phận của cảnh: đặc
điểm,màu sắc.
+ Tả thêm về thời tiết,con người

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh
vật mình tả.
-1 em đọc nội dung bài tập
- Lớp theo dõi,đọc thầm bài.
- Chọn từ láy phù hợp điền vào
chỗ trống.
14
- Hướng dẫn học sinh dựa vào văn cảnh cụ
thể để tìm những từ láy phù hợp nhất điền vào
chỗ trống.

- Giáo viên theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên chốt lại thứ tự từ cần điền: thoăn
thoắt, kẽo kẹt, râm ran, ầm ầm.
- Nội dung của đoạn văn trên tả cảnh gì?
- Trong đoạn văn trên ta không sử dụng tư láy
thì vẫn hoàn chỉnh đoạn văn nhưng đoạn văn
không có hình ảnh không hấp dẫn,sinh động.
Vì vậy việc sử dụng từ láy trong việc viết văn
rất quan trọng trong viết văn tả cảnh.
Bài tập 2: Hãy lựa chọn hình ảnh so sánh để
điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung
bài tập.
“ Con sông quê tôi đẹp và thơ mộng làm sao.
Nhìn từ trên cao xuống nó uốn lượn như …
khổng lồ. Nước sông trong veo như … in rõ
mây trời. Những buổi trưa hè,lũ trẻ chúng tôi
thường rủ nhau ra dòng sông ấy tắm.Dòng
sông ôm gọn chúng tôi như … của mẹ.”
- Bài tập yêu cầu các em làm gì?
- Hướng dẫn học sinh tìm và chọn hình ảnh so
sánh phù hợp nhất để điền vào chỗ trống.
- Học sinh lắng nghe.
- học sinh làm bài cá nhân.
- 1 em lên bảng điền kết quả vào
bảng phụ.
- 5 học sinh đọc bài làm của mình.
- Học sinh khác nhận xét,bổ sung.
- 2 em đọc lại đoạn văn đã được
điền hoàn chỉnh.

- Tả cảnh hoạt động khẩn trương
của con người trong mùa thu
hoạch lúa.
- 2 em đọc yêu cầu nội dung bài
tập.
- Lớp theo dõi,đọc thầm bài tập.
- Tìm hình ảnh so sánh điền vào
chỗ trống sao cho phù hợp.
15
- Giáo viên theo dõi,giúp đỡ những em còn
lúng túng.
- Giáo viên chấm 5 bài và nhận xét.
- Gv chốt lại hình ảnh so sánh cần điền là:
con trăn,tấm gương,vòng tay.
- Nội dung của đoạn văn trên tả gì?
- Khi viết văn tả cảnh sử dụng hình ảnh so
sánh làm cho câu văn thêm sinh động và giàu
hình ảnh.
3. Củng cố.dặn dò: (2’)
- Củng cố nội dung giờ học: giúp học sinh
khắc sâu hơn cách sử dụng từ láy,tính từ,hình
ảnh so sánh để viết văn.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 em lên bảng điền kết quả của
mình trên bảng lớp.
- Hs khác nhận xét.
- 2em đọc lại bài.
- Tả hình dáng và vẻ đẹp của con
sông vào mùa hè.


d. Mối quan hệ giữa các giải pháp,biện pháp:
- Trong qua trình nghiên cứu phương pháp rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ để viết văn
tả cảnh cho học sinh lớp 5 tôi đã đưa hết những giải pháp và biện pháp dạy học
để truyền thụ cho học sinh để làm sao tiết dạy đạt hiệu quả nhưng đồng thời cũng
phải sử dụng nhiều thuật ngữ, phương pháp dạy học và có nhiều mỗi quan hệ
khăng khít ràng buộc vào nhau thành một chuối lô gíc từ khi bắt đầu tiết dạy cho
đến khi kết thúc, trong quá trình đó phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học
khác để nhằm mục đích hỗ trợ cho nhau giúp cho tiết dạy đạt được những thành
công như mình mong muốn.
e. Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình sử dụng phương pháp rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ để luyện viết
văn tả cảnh tôi đưa ra một số câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Hãy đặt câu có hình ảnh đem ra so sánh sau:
a. Sân trường.
b. Hàng phượng xen lẫn bằng lăng nở hoa.
Câu hỏi 2: Tìm các từ chỉ hoạt động,tính chất,trạng thái của con người điền vào
chỗ trống để câu văn được diễn tả bằng cách nhân hóa.
16
a. Đôi chim non xinh xắn hót líu lo,líu lo … một ngày mới.
b. Những chiếc lá phe phẩy như đang … khi thấy chị gió tới.
Câu hỏi 3: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
a. Bài văn thuộc thể loại văn gì?
b. Cảnh được tả là cảnh gì?
c. Con đường đó ở đâu?
Câu hỏi 4: Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh cánh đồng,dòng sông, mái trường
với các hình ảnh so sánh là sự vật để câu văn thêm sinh động.
Câu hỏi 5: Em hãy đặt câu sử dụng biện pháp nhân hóa với các sự vật sau:đồng
lúa,đêm trăng,lũy tre.
Câu hỏi 6: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”

Em hãy miêu tả nét đẹp của con sông quê em và thể hiện tình yêu của em đối với
quê hương.
*Kết quả: Tổng số học sinh 28 em
- Số học sinh trả lời đúng 6 câu: 12 em ,đạt 42.8%
- Số học sinh trả lời sai 2/6 câu: 7 em ,đạt 25%
- Số học sinh trả lời đúng 3/6 câu : 4 em ,đạt14.3%
-Số học sinh trả lời sai 4/6 câu: 2 em ,đạt 7.14%
- Số học sinh trả lời đúng 5/6 câu: 3 em ,đạt 10.7%
III. Phần kết luận, kiến nghị.
III .1: Kết luận:
Từ viêïc nghiên cứu nội dung và phương pháp kiểu bài văn tả cảnh trong chương
trình lớp 5,tôi rút ra một số kết luận sau:
Việc rèn kĩ năng dùng từ ngữ để viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 là rất quan
trọng.Hoạt động này đã rèn luyện một cách công phu về khả năng dùng từ chính xác
độc đáo, nhằm giúp các em không chỉ viết đúng mà còn hướng tới rèn luyện cho học
sinh viết hay, góp phần nâng cao hiệu quả,chất lượng dạy học phân môn Tập làm
văn,đáp ứng những nhu cầu thực tiễn đã đặt ra trong giáo dục,góp phần vào sự
nghiệp giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.
17
Hiện nay,chương trình tập làm văn lớp5 đã có những thay đổi phù hợp với thực
tế,tuy nhiên chương trình này mới bắt đầu thực hiện trong những năm gần đây nên
vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định.
Dựa trên cơ sở lí thuyết và thực trạng sử dụng từ của học sinh tiểu học, tôi đã
mạnh dạn xây dựng đề tài và thiết kế một số bài tập nhằm rèn kĩ năng sử dụng từ
ngữ hay để luyện viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.Các dạng bài tập đưa ra có nội
dung gắn liền với những vấn đề đã trình bày ở chương I và chương II. Cụ thể nhóm
bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ đúng: từ yêu cầu chung về chữa lỗi dùng từ, quy
trình chữa lỗi dùng từ đến các bài tập chữa lỗi dùng từ sai âm thanh cấu tạo, sai
nghĩa, sai kết hợp, lặp từ. Nhóm bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm:
từ việc làm giàu vốn từ miêu tả đến các bài tập sử dụng từ láy, tính từ, biện pháp so

sánh, nhân hóa để làm các bài tập điền từ, thay thế từ,đặt câu,viết đoạn.
Qua quá trình nghiên cứu và làm thực nghiệm ở trường tôi nhận thấy khả năng sử
dụng từ ngữ của học sinh có những tiến bộ đáng kể.Học sinh tỏ ra khá hứng thú với
các đề tài mà tôi đưa ra, bài viết của các em có nhiều sáng tạo, một số bài viết của
học sinh có cách dùng từ trong sáng, giàu hình ảnh, có cách tư duy mới lạ phù hợp
với đặc điểm của các em.
III.2: Kiến nghị:
- Thực tế đó,tôi thiết nghĩ việc xây dựng một số bài tập bổ sung nhằm nâng cao
hơn nữa việc rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ để luyện viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
là rất cần thiết. Nhưng nguồn tài liệu còn hạn chế dẫn đến sự lúng túng trong việc
hướng dẫn học sinh chữa các kiểu từ sai và càng khó hơn trong việc rèn sử dụng từ
ngữ gợi tả, gợi cảm .Vì vậy đề nghị nên có tài liệu tham khảo về việc rèn luyện kĩ
năng sử dụng từ ngữ đúng và hay để viết văn tả cảnh cho học sinh tiểu học.
- Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa việc rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ là cơ sở cho việc
học phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng việt nói chung.
- Giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng diễn đạt ,viết câu,
đặc biệt là biết vận dụng các từ tượng thanh,tượng hình,tính từ tuyệt đối, biện pháp
so sánh, nhân hóa để viết văn.
- Thường xuyên rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách cho học sinh làm bài tập
thực hành sửa lỗi về từ. Các lỗi có thể lấy từ chính bài làm văn (bài kiểm tra của
18
học sinh).Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành về rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ
gợi tả,gợi cảm.





19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dạy từ ngữ ở tiểu học” của Lê Phương Nga. những cuốn sách bàn về việc dùng
từ trong văn miêu tả nói riêng đó là cuốn “Việt luận”của tác giả Nghiêm Toản, “
Văn miêu tả và phương pháp văn miêu tả ở Tiểu học” của Nguyễn Trí,“Rèn kĩ năng
viết tiếng việt” của Nguyễn Quanh Ninh,
Phương pháp dạy học Tiếng việt của giáo viên Tiểu học,Những bài văn hay lớp
4,lớp 5,sách giáo viên,lớp 4,lớp 5.


20



MỤC LỤC
Thứ tự Trang
I. Mở đầu 1
II. Nội dung 2
II.1.Cơ sở lý luận 2
II.2. Thực trạng 5
II.3.Giải pháp,biện pháp 6
III.Phần kết luân, kiến nghị 12

21


22
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cấp cơ sở:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
23
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Cấp huyện:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

24

25

×