Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN KINH NGHIỆM VỀ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG MÀU SẮC PHÙ HỢP CHO HỌC SINH NHỮNG NĂM ĐẦU TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.81 KB, 8 trang )

KINH NGHIỆM VỀ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG MÀU SẮC PHÙ HỢP
CHO HỌC SINH NHỮNG NĂM ĐẦU TIỂU HỌC
Họ và tên: Nguyễn Thị Mơ
Trường Tiểu học 3 Thị Trấn Năm Căn
AĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Trong cuộc sống hàng ngày, khi ngôn ngữ con người chưa hình thành và
phát triển thì đã có nhu cầu thiết thực về màu sắc. Trẻ mới sơ sinh nằm chơi đã
muốn nhìn các màu sắc rực rỡ có cách nhìn màu sắc đẹp như (hoa, quần, áo ).
Từ đôi mắt nhận biết màu sắc đến bàn tay vẽ, sử dụng màu bất kì ở đâu, nơi
nào trẻ cũng thích màu sắc rực rỡ, ngộ nghĩnh.
Thực tế cho thấy môn vẽ trang trí,vẽ tranh đối với học sinh lớp 1,2 các em
rất thích, dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như:
vẽ bông hoa, chiếc lá, con vật
Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên, các em vẽ đẹp
hơn, vẽ màu mạnh dạn và tự tin hơn, có ý thức lựa chọn màu sắc thích hợp, sắp
đặt màu phù hợp, có màu đậm, có màu nhạt, không lạm dụng màu quá nhiều.
Điều đó khẳng định nhiệm vụ của nhiều giáo viên cần quan tâm nắm vững
phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học và có tâm huyết
trong những giờ giảng thì kết quả càng tốt hơn, chất lượng bài vẽ ngày càng
tiến bộ, khả năng sử dụng màu vẽ của các em ngày càng đẹp hơn.
Hiểu được các mục tiêu trên và nắm bắt tình hình thực tế địa phương, xác
định được trách nhiệm, yêu cầu cụ thể của bản thân đối với môn học đó chính
là lí do để tôi đi sâu nghiên cứu thể nghiệm về biện pháp rèn luyện kĩ năng sử
dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 1,2
2. Thực trạng:
Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn thị trấn trung tâm kinh tế, văn
hoá của huyện nhà. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và
đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em. Học sinh có tương
đối đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Phương tiện, thiết bị dạy học cơ bản đảm
bảo cho hoạt động của thầy và trò. Học sinh ham thích học vẽ, so với một số


nơi khác thì môn Mĩ thuật ở đơn vị tôi công tác sớm được quan tâm. Bởi vậy,
khi xem tranh vẽ của các em học sinh ta thấy khá đẹp về hình vẽ: dí dỏm, ngộ
nghĩnh, hồn nhiên, màu sắc tươi sáng, phong phú và hấp dẫn, gần gũi với cuộc
sống. Đó chính là kết quả của những giá trị thẩm mĩ mà các em thể hiện qua
tranh.
Trên đây là những điều kiện thuận lợi trong việc dạy học Mĩ thuật cho học
sinh. Song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không ít hạn chế gây khó khăn cho dạy
học Mĩ thuật, đó là: một bộ phận dân cư công việc không ổn định, đời sống
kinh tế còn khó khăn dẫn đến ảnh hưởng học tập của học sinh. Điều khó khăn
hơn đối với lứa tuổi này, đó là sự cảm nhận mọi vật xung cuộc sống các em nói
chung và cảm nhận về màu sắc nói riêng đã theo công thức, rập khuôn máy
móc ở bậc học mầm non như: Lá cây nhất thiết chỉ có một màu xanh, thân cây
thì màu nâu, hoa thì phải đỏ hoặc vàng. Màu sắc thường rực rỡ, rực rỡ không
giữ được độ tươi sáng, ngộ nghĩnh mà dẫn đến sự loè loẹt, sự khô khan của
màu sắc. Mà điều đó là một điều tối kị với môn học nghệ thuật, môn học đòi
hỏi có sự tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo cao của mỗi một học sinh. Chính vì những
điều đó mà tôi luôn trăn trở, băn khăn và tự nhủ mình quyết tâm tìm tòi, suy
nghĩ và mạnh dạn đưa ra biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc thích
hợp cho học sinh lớp 1,2.Hình thành cho các em những năm đầu tiểu học nhằm
giúp các em sử dụng màu tốt hơn cho những năm sau này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thường xuyên quan tâm giáo dục cho học sinh biết yêu thích cái đẹp.
Xuất phát từ nội dung và mục tiêu đã định, dạy học Mĩ thuật phải tạo điều kiện
cho học sinh tiếp xúc, làm quen và bước đầu tập thể hiện cái đẹp, vận dụng nó
vào học tập và sinh hoạt hàng ngày, điều đó chính là Mĩ thuật góp phần vào
giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Dạy Mĩ thuật giáo viên phải gợi mở, cung cấp
kiến thức tới học sinh để hướng kiến thức đó không những giúp học sinh dễ
hiểu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển, tìm tòi, sáng tạo hơn trong học
tập.
2. Yêu cầu học sinh nhớ tên ba màu cơ bản, dần dần nhận biết được các màu

nhị hợp và tiến tới gọi tên màu thành thạo (hộp 12 màu), cao hơn nữa biết
phân biệt màu đậm, màu nhạt:
Mặc dầu các em đã nhận biết ba màu cơ bản từ bậc học mầm non song do
đặc điểm tâm sinh lí của các em ở lứa tuổi này, việc ghi nhớ chưa lâu và chưa
bền vững, nên việc nhắc nhở thường xuyên là một việc làm cần thiết. Đặc biệt
các màu do pha trộn mà có (đỏ pha với vàng tạo thành màu da cam; đỏ pha với
xanh lam tạo thành màu tím ), cao hơn phân biệt độ đậm nhạt của màu sắc,
biết chọn những màu sắc phù hợp để vẽ vào tranh.
Ví dụ: Khi dạy bài 3 – Màu và vẽ màu vào hình đơn giản (Lớp 1)
Giáo viên chuẩn bị nhiều đồ dùng trực quan để học sinh nhận biết được 3 màu
chính là đỏ, vàng và lam.Từ đó các em biết vận dụng vẽ màu vào phù hợp với
hình vẽ.Ví dụ:Lá cờ Tổ quốc vẽ màu đỏ, ngôi sao vẽ màu vàng….
Hoặc: Khi dạy bài 6- Màu sắc, cách vẽ màu vào hình đơn giản (Lớp 2)
Giáo viên cần chuẩn bị kĩ nội dung và phương tiện, đồ dùng học tập, như
tranh phiên bản lớn để học sinh dễ quan sát hơn. Giáo viên hướng dẫn cho học
sinh biết được các màu nhị hợp từ các màu chính(đỏ, vàng, lam) tạo ra.Ví
dụ:màu đỏ pha với màu vàng sẽ tạo thành màu cam,màu đỏ pha với màu lam
tạo thành màu tím, màu vàng pha với màu lam tạo thành màu lục(xanh lá cây).
Thông qua tranh mẫu, giáo viên cần nói qua: Tranh dân gian có từ rất lâu đời,
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó thường được treo vào dịp Tết
nên còn có tên gọi là tranh Tết. Tranh do các nghệ nhân làng Đông Hồ - Thuận
Thành - Bắc Ninh khắc in màu bằng phương pháp thủ công, nội dung gần gũi
với nông dân Việt Nam. Màu sắc thường được chiết xuất từ thiên nhiên như:
Màu đen lấy từ than lá tre, than rơm, màu trắng lấy từ vỏ con sò, con điệp ở
biển, màu vàng lấy từ đất gạch, màu xanh lấy từ lá cây Bởi thế khi gợi ý học
sinh vẽ màu cần chọn màu sắc như thế nào cho phù hợp để vẽ vào con lợn đang
ăn cây ráy, trên mình con lợn có xoáy âm dương; cây ráy mọc lên từ ụ đất
3. Yêu cầu học sinh so sánh các mẫu vật thực:
Độ đậm nhạt của màu sắc phụ thuộc vào các màu nằm cạnh nó, hay nói cách
khác một màu sắc nào đó không phát huy hết tính chất của nó khi chỉ nằm một

mình đơn độc, mà nó được bộc lộ tốt hơn khi nằm cạnh màu khác làm tôn nó
lên. Trong trường hợp này có thể xảy ra hai hiện tượng hoàn toàn trái ngược
nhau: hoặc tốt hơn, hoặc xấu đi. Thí dụ: màu đỏ đặt lên màu vàng làm cho đỏ
ấy tươi sáng lên, rực rỡ hơn; nhưng cũng màu đỏ ấy đặt lên màu xanh thì sẽ làm
mất tính chất của nó mà thôi. Điều này đòi hỏi giáo viên định hướng cho các
em một cách hết sức khéo léo và tế nhị, vì chọn màu gì và sử dụng màu như thế
nào mà không làm mất đi sự tự do sáng tạo của học sinh mà vẫn đảm bảo sự
hợp lí trong khi sử dụng màu, đó mới là điều cơ bản của việc dạy học môn Mĩ
thuật mà giáo viên cần lưu tâm.
Ví dụ: Bài 7 - Vẽ màu vào quả (trái) cây - Lớp 1
Chọn màu gì vẽ vào quả là tuỳ thuộc vào ý thích các em, nhưng khi đã chọn
quả màu đậm rồi thì nền nên vẽ màu nhạt, hoặc ngược lại. Ngoài ra khi chọn
màu phù hợp rồi cũng cần hướng dẫn học sinh kĩ thuật vẽ màu đó là vẽ bên
ngoài hình vẽ trước vẽ màu ở giữa sau hay sử dụng các loại chất liệu (loại bút
màu) khác nhau như: Bút dạ cần đưa nét nhanh và nhẹ nhàng, sáp màu, chì màu
cần nhấn mạnh hơn, bên cạnh đó vẽ màu vào quả cây không nên vẽ đều nhau
tạo thành mảng bẹt mà có thể vẽ chỗ đậm, chỗ nhạt sẽ tạo thành hình khối của
nó hơn
4. Yêu cầu học sinh chỉ các màu sắc có trong bức tranh, màu nào được sử
dụng nhiều, màu nào ít sử dung trong bức tranh đó:
Ở trường hợp này có thể tổ chức cho học sinh học theo nhóm. Thông qua
hoạt động nhóm học sinh ham thích tìm được những màu vẽ có trong tranh, các
em cảm nhận được cái hay, cái đẹp thông qua việc sử dụng màu sắc mà mình
hay các bạn tìm ra
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Xem tranh phong cảnh (Lớp 1)
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bằng cách đặt các câu
hỏi gợi ý:
- Trong tranh có những màu nào?
- Hình ảnh nào được vẽ to nhất, nổi bật nhất?
- Ngoài các hình ảnh to, nổi bật đó rồi còn có hình ảnh nào nữa?

- Màu sắc của những hình ảnh này như thế nào?
- Màu sắc nào được sử dụng nhiều nhất trong bức tranh?
- Em có thích bức tranh này không? Vì sao?
Như vậy học sinh phải suy nghĩ trả lời các câu hỏi. Với cách tiến hành
như vậy giáo viên đã tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh tham gia hoạt
động, học hỏi lẫn nhau, được bày tỏ ý kiến trước tập thể, thông qua hoạt động
học nhóm này giúp cho học sinh mạnh dạn hơn, cứng cỏi hơn.
5. Phát huy năng lực sáng tạo và khả năng độc lập của học sinh:
Dạy Mĩ thuật phải phát triển ở trẻ những năng lực quan sát, so sánh, đối
chiếu, phân tích, tổng hợp, suy nghĩ độc lập sáng tạo trong học tập, để các em
tìm ra được cái mới, cái đẹp và cảm thụ được nó.
Mục tiêu của dạy học lấy học sinh làm trung tâm là tôn trọng nhu cầu tiềm
năng của học sinh, chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội,
hoà nhập và phát triển cộng đồng. Giáo viên là người tổ chức điều hành, học
sinh là người thực hiện, học sinh tự giác, chịu trách nhiệm về kết quả học tập
của mình, được tham gia đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Ví dụ : Đối với bài vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông (Bài 14 - Lớp1)
Khi hướng dẫn vẽ màu vào bông hoa ở giữa hay các lá ở bốn góc thì không
nên yêu cầu học sinh phải chọn màu này cho hoa, màu kia cho lá. Nên để cho
học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, tự do không có nghĩa là vẽ màu linh tinh, vẽ
màu theo ngẫu hứng, mà cần vẽ đúng luật trang trí (đối xứng, xen kẻ hay nhắc
lại ). Chẳng hạn: Bông hoa có bốn cánh đó học sinh có thể tự do chọn màu
nhưng khi đã chọn một màu nào đó rồi thì nhất định bốn cánh hoa đó chỉ nên vẽ
một màu. Và ở các lá bốn góc cũng vậy, không yêu cầu học sinh vẽ màu gì,
nhưng khi đã chọn lá ở một góc thì lá ba góc còn lại phải vẽ cùng màu đó
(những hình vẽ, hoạ tiết giống nhau cố gắng vẽ bằng nhau và vẽ cùng một
màu). Điều này luôn làm cho học sinh cảm giác thoải mái trong học tập, không
bị gò bó, ràng buộc làm những việc mà mình không thích, tức là đã phát huy tối
đa tính tích cực độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, mà vẫn đạt được mục
tiêu bài học cũng như đặc trưng của môn học. Hơn nữa qua đây chúng ta thấy

rất rõ, sự định hướng của giáo viên chung cho cả lớp, như kết quả lại là đa
dạng, phong phú về màu sắc của sản phẩm, sự phong phú đó được thể hiện
thông qua những suy nghĩ, những việc làm hết sức ngây thơ và hồn nhiên của
trẻ thơ mà điều đó rất khó có được ở người lớn và đây chính là đặc trưng cơ bản
của dạy học Mĩ thuật, mềm mỏng nhưng cần phải đúng đắn, một môn học ít
công thức, không có đáp số nhưng vẫn có những chuẩn mực về cái đẹp. Và điều
đặc biệt hơn tất cả là: giáo viên sẽ phát hiện ra được những học sinh có thế
mạnh ở từng phân môn, từng môn học, để từ đó định hướng thêm, bổ sung
thêm cho các đối tượng học sinh một cách hợp lí nhất.
6. Tổ chức cho học sinh các trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung trí thức gắn với hoạt động của học
sinh, gắn với nội dung bài học. Thông qua trò chơi giúp các em biết vận dụng
linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày; tạo cho
các em tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, sáng tạo hơn nhằm thích nghi với
mọi tình huống xẩy ra trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: áp dụng trò chơi ở bài vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và
vẽ màu(Bài 11-Lớp 2)
- Trò chơi có tên gọi ai nhanh, ai khéo
- Luật chơi: Chia lớp thành ba hoặc bốn nhóm, mỗi nhóm cử khoảng 4 bạn.
- Cách chơi: Giáo viên chuẩn ba hoặc bốn hình vẽ khung đường diềm chưa có
hoạ tiết. Cắt một số hình bông hoa khác nhau (đủ để cho các nhóm xếp đồng
thời cùng một lúc), có cắt một số bông hoa không phù hợp để loại trừ, nếu
nhóm nào chọn thì kết quả sẽ bị trừ điểm. Thời gian cho trò chơi là khoảng 3
phút, các đội cứ thứ tự từ em đầu tiên lên gắn hoa xong về chỗ, em thứ hai lên
gắn bông hoa tiếp theo và cứ tiếp tục lúc nào hết giờ hoặc xong trước thì thôi.
Nhóm nào hoàn thành trước, đẹp, hài hoà thì nhóm đó chiến thắng, sau khi kết
thúc trò chơi yêu cầu các nhóm nhận xét, sau đó giáo viên tổng hợp các ý kiến,
nhận xét bổ sung. Với yêu cầu này, học sinh sẽ tự biết cách sắp xếp và trang trí
đường diềm đẹp hơn bằng sự kết hợp sức mạnh tập thể, bằng sự nhanh nhạy,
khéo léo và khả năng quan sát, phán đoàn, tư duy của mình. Trò chơi giúp cho

các em hứng thú hơn trong học tập, biết vận dụng kiến thức của bài học để tạo
cho đồ vật đẹp thêm.
7. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống:
Để vận dụng biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi giáo viên cần suy nghĩ, tìm
tòi, phân tích tổng hợp, yêu nghề và hứng thú với bộ môn.
Biện pháp này giúp học sinh tự bổ sung nhận thức và phát huy óc tưởng
tượng, khả năng tư duy, sáng tạo cho các em. Trang bị cho các em những hiểu
biết cần thiết để vận dụng vào cuộc sống. Như là cảm nhận được màu sắc đẹp ở
viên gạch lát nền của lớp học, hình vẽ, hoạ tiết ở tờ giấy khen hay sự cảm
nhận tinh tế với màu sắc của thiên nhiên khi thể hiện qua các bài văn miêu tả
sau này, thiết thực hơn nữa có thể chọn màu sắc trang phục, đồ dùng cá nhân
cho phù hợp với con người
Ngoài những biện pháp trên còn phải vận dụng các phương pháp giáo dục
chính khoá và ngoại khoá để giáo dục, hướng dẫn học sinh phân biệt các màu
sắc, những màu đậm, những màu nhạt, vẽ màu từ đơn giản đến phức tạp để vận
dụng vào các bài tập thực hành một cách có hiệu quả.
- Đánh giá phân tích kết quả qua các bài thực hành của học sinh về vẽ tranh,
vẽ trang trí của học sinh .
- Quá trình tư duy của học sinh có vai trò trong việc tiếp thu những tri thức
về môn Mĩ thuật và vận dụng những tư duy của các em dần dần phát triển từ
khái quát đến chi tiết.
- Ở tiểu học, tư duy hình ảnh trực quan còn đơn giản, dễ sai lệch lên các lớp
trên khả năng tư duy hình ảnh trực quan của các em cao hơn, chính xác hơn,
đến lớp cuối cấp khả năng tư duy trừu tượng xuất hiện và hoàn thiện dần. Việc
rèn luyện cách quan sát, nhận xét, kĩ năng chọn màu thích hợp thông qua các
bài vẽ tranh, vẽ trang trí, hay xem tranh, tôi nhận thấy các em vẽ tốt hơn, không
lạm dụng quá nhiều màu sắc và biết phân định màu sắc tương đối hợp lí .
Những biểu hiện cụ thể:
- Học sinh vẽ màu mạnh dạn biết sử dụng màu có đậm, có nhạt, vẽ màu rất tự
tin không vẽ tuỳ tiện, đơn điệu.

- Biết áp dụng các đường nét đã học để vẽ màu theo ý thích của mình. Mặt
khác cũng thấy được cái hào hứng, say mê khi vẽ bài
IV. KÕt qu¶ ®¹t ®îc
Trong những năm vừa qua, bản thân tôi trực tiếp tham gia giảng dạy bộ
môn Mĩ thuật trong trường tiểu học, tôi đã đi sâu nghiên cứu biện pháp rèn
luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh những năm đầu tiểu học.
Tuy thời gian chưa nhiều, song kết quả thu được là rất đáng mừng, số học sinh
hoàn thành ngay tại lớp 95%. Học sinh tuy nhỏ tuổi nhưng các em có ý thức
học tập tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động trong nhà trường, có nhiều em
có bài vẽ đẹp, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, các em đã biết vận dụng vào thực tiễn
cuộc sống (như biết giữ gìn vệ sinh cá nhân hơn, giữ gìn sách vở, đồ dùng học
tập tốt hơn, có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối, cơ sở vật chất trong nhà trường
tốt hơn biết lễ phép kính trọng thầy cô giáo và yêu mến bạn bè ) và cũng thông
qua môn Mĩ thuật đã giúp các em học tốt các môn học khác. Hơn nữa số học
sinh làm bài hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt. Để kiểm tra so sánh, trong năm học
tôi đã chọn hai khối 1 và 2 để khảo sát thực nghiệm và kết quả như sau:
Năm học 2008-2009
Khối 1 Khối 2
Tæng

Sè HS vÏ hoµn
thµnh tèt (A
+
)
Sè HS vÏ hoµn
thµnh (A)
Tæng

Sè HS vÏ hoµn
thµnh tèt (A

+
)
Sè HS vÏ hoµn
thµnh (A)
SL % SL % SL % SL %
123 25 20,3% 98 79,7% 93 21 22,6% 72 77,4%
Năm học 2009-2010
Khối 1 Khối 2
Tæng

Sè HS vÏ hoµn
thµnh tèt (A
+
)
Sè HS vÏ hoµn
thµnh (A)
Tæng

Sè HS vÏ hoµn
thµnh tèt (A
+
)
Sè HS vÏ hoµn
thµnh (A)
SL % SL % SL % SL %
116 29 25% 87 75% 92 27 29% 65 71%
c. kÕt luËn
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho đất nước, từ nhiệm vụ phải
giáo dục thẩm mĩ cho thế hệ trẻ để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, việc giảng dạy Mĩ thuật nhằm mục tiêu giáo dục con

người có một tầm quan trọng trong các trường phổ thông nói chung và cấp Tiểu
học nói riêng.
Những khả năng bước đầu sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 1,2
có phát huy được hết những giá trị giáo dục hay không, còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, môi trường giáo dục xác định được vấn
đề quan trọng như vậy, các nhà giáo dục, các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ
huynh hãy cùng phối hợp để khơi dậy những điều tốt đẹp còn tiềm ẩn trong mỗi
một con người các em để phát huy năng lực nhận thức của mình từ mái trường
tiểu học. Để điều đó trở thành hiện thực mỗi một chúng ta, nhất là giáo viên dạy
học môn Mĩ thuật cần:
- Kiên trì, chịu khó nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo.
- Phải nắm vững nội dung yêu cầu, nhiệm vụ của từng tiết dạy cụ thể, nắm
được đặc điểm tâm sinh lí của của học sinh cũng như khả năng tư duy, sáng tạo
của từng học sinh.
- Phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần học hỏi cao để luôn luôn trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường làm đồ dùng dạy học, dụng cụ trực quan
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của bản thân tôi đã áp dụng thành công
trong năm học 2009 - 2010. Chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự
góp ý của cấp trên và đồng nghiệp để ngày càng đạt kết quả cao hơn trong dạy
học môn Mĩ thuật.
Xin chân thành cảm ơn !
Năm Căn, ngày 15 tháng 9 năm
2010


Nguyễn Thị Mơ

×