Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm hạn chế học sinh yếu kém ở môn hình học lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.88 KB, 7 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN HƯỚNG HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN HƯỚNG HÓA
TỔ TOÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LAO BẢO
TỔ TOÁN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LAO BẢO

Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Phạm Xuân Tân
Lao Bảo, Tháng 4 năm 2010
GV: Phạm Xuân Tân
1
Sáng kiến kinh nghiệm
I. ÂÀÛT VÁÚN ÂÃÖ:
hư chúng ta đã biết năng lực của con người và năng lực nhận thức nói
riêng không mang tính bẩm sinh mà được hình thành và phát triển
trong quá trình hoạt động của con người, không mang tính ổn định mà
có thể thay đổi được.
N
Trong quá trình giảng dạy điều tất yếu xảy ra là trong một lớp học, hoặc
một khối, lớp vẫn còn có học sinh học yếu -kém.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy rằng khắc phục học sinh học yếu
kém là điều cần thiết.
Chính vì thế tôi mạnh dạn nêu ra một số nghiệm nhằm khắc phục hiện
tượng học sinh học yếu kém một toán hình học 7.
Rất mong sự góp ý của quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp.
II. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
*Sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ nêu ra những kinh nghiệm nhằm hạn
chế học sinh học yếu kém môn hình học 7. Trong đó chỉ nêu ra những thực
trạng và giãi pháp.
* Đối tượng nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu SKKN tôi đã xác
định khách thể là học sinh khối 7, đối tượng củ thể là 7 học sinh học học kém


môn học của mình.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Quan sát sư phạm
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
- Phương pháp tổng kết Kinh nghiệm giáo dục
- Thu thập về những thông tin kết quả hoạt động nhận thức của học sinh,
đặc biệt là kết quả của môn học.
- Tìm hiểu và phát hiện những kinh nghiệm bổ ích trong việc giáo dục
học sinh qua đồng nghiệp.
IV.NỘI DUNG:
A. THỰC TRẠNG:
1. Các dấu hiệu của học sinh học yếu kém:
Qua giờ học, kiểm tra tôi nhận thấy:
+ Học sinh rất khó tiếp thu kiến thức những kiến thức mới và củ.
GV: Phạm Xuân Tân
2
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Học sinh có lổ hỏng kiến thức, khó tiếp thu lỉnh hội kiến thức, dù các
kiến thức tối thiểu
+ Học sinh có trình độ nhận thức không đầy đủ, khiếm khuyết
* Các dấu hiệu ban đầu dẫn đến hiện tượng học sinh học kém:
- Không tập trung trong giờ học
- Làm bài phạm nhiều lổi
- Thời gian làm các bài tập về nhà vượt quá định mức về vệ sinh và khoa
học trong học tập.
- Không làm bài tập về nhà
- Thường xuyên đề nghị các bạn giúp, quay cóp
- Không hứng thú trong tiết học
- Và đối tượng học sinh chủ yếu là con em dân tộc nên vấn đề càng trở
nên rất khó khăn.


Như vậy nhiện vụ của giáo viên là đề phòng và khắc phục các hiện tượng
học sinh học yếu, kém dù dưới hình thức nào, tập trung sự chú ý váo các biểu
hiện ban đầu, không để các dấu hiệu ban đầu trầm trọng thêm và không để sự
học kém lan truyền từ môn này sang môn khác, từ học sinh này kéo theo học
sinh khác. Để làm được việc này giáo viên phải tìm hiểu các nguyên nhân gây
ra các hiện tượng học yếu, kém để có các biện pháp phòng ngừa.
2. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh học yếu kém:
- Muốn tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu kém, điều quan trọng nhất
là phải xem các yếu tố và điều kiện bên trong, bên ngoài đối với mỗi học sinh
để quy định các khả năng học tập đối với em đó. Trong rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến học sinh học yếu kém, nguyên nhân cơ bản nhất.
+ Nhược điểm trong giảng dạy
+ Thiếu sự chăm sóc cá nhân đối với từng học sinh
+ Giáo viên thiếu khả năng tạo ra nhu cầu nhận thức của học sinh, thiếu
kỷ năng khắc phục nhanh chống các lổ hỏng kiến thức, thiếu khả năng chống lại
ảnh hưởng của môi trường, của xã hội
+ Ảnh hưởng của môi trường và xã hội
+ Học sinh bị bệnh, tật
+ Học sinh không có ý thức học tập.
Hiểu được những nguyên nhân đó thì việc phòng và khắc phục hiện tượng
học sinh học kém đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết toàn diện về từng học sinh
trong một lớp học, trên cơ sở đó mới đi đến việc lựa chọn các phương pháp giải
quyết đạt hiệu quả tối đa và khắc phục hiện tượng học sinh học yếu một cách
thích hợp nhất.
GV: Phạm Xuân Tân
3
Sáng kiến kinh nghiệm
B. BIỆN PHÁP- GIẢI PHÁP:
1. Để giúp đở những học sinh học yếu kém:

+ Trong kiểm tra tạo không khí đặc biệt, thiện cảm, thiện chí, tạo không
khí vui vẽ kéo dài cho học sinh chuẩn bị câu hỏi.
- Hạ thấp nhiệt độ câu hỏi, cho câu hỏi trước.
- Yêu cầu học sinh trả lời theo dàn bài đã dạy.
- Nêu nhữnh câu hỏi giúp học sinh vừa trình bày kiến thức vừa trình bày
kỉ năng.
+ Sử dụng đồ dùng trực quan
+ Động viên, khích lệ học sinh bằng những lời khen
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh học tập,
tiếp thu kiến thức.
+ Tạo tình huống liên quan đến thục tế.
+ Nêu bật những điểm có tính thời sự, nội dung vui.
+ Đặt một số câu hói cho những học sinh học yếu kém.
+ Giáo viên nhờ các em giúp đỡ trong việc chuẩn bị các dụng cụ thực
hành, các đồ dùng dạy học.
+ Động viên học sinh nêu lên những ý kiến đề nghị, giải thích một vấn đề.
+ Phân chia một bài tập phức tạp thành nhiều bước, nhiều giai đoạn, giáo
viên phải có những gợi ý, hướng dẫn chỉ dẫn cho học sinh biết sự cần thiết phải
sử dụng một số thao tác tư duy hoặc một số khái niệm công thức nào đó.
+ Chỉ dẫn cho các em biết phải dùng cái gì để làm bài
+ Đối với học sinh học yếu kém thì khâu tổ chức học tập cần chú ý:
- Không tăng số lượng các bài tập mà lựa chọn một hệ thống các bài tập
hợp lý nhất.
- Giải thích kỉ hơn các bài tập ở nhà
- Phụ đạo học sinh yếu kém
- Tổ chức các buổi ngoại khoá để tăng cường hứng thú trong học tập cho
học sinh
- Phối hợp với đoàn tổ chức các hoạt động học tập vui chơi cho học sinh
thật phong phú, đa dạng
- Thông báo ngay những tiến bộ trong học tập củng như trong các hoạt

động khác
Bên cạnh những biện pháp về dạy học thì giáo viên cần phối hợp những
biện pháp về tâm lý. Cho dù là học yếu kém nhưng không nên miễn trừ cho các
em trách nhiệm xã hội và trái lại vẫn giao nhiệm vụ tập thể cho các em, để bản
thân các em tự ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong việc tự giác trong khi thực
hiện nhiệm vụ, qua đó các em hiểu rằng mình vẫn được giáo viên đặt niềm tin.
GV: Phạm Xuân Tân
4
Sáng kiến kinh nghiệm
2. Tạo ra các tình huống có vấn đề trong tiết học:
Khai thác phần kiểm tra bài củ, đặt ra một vấn đề mới đòi hỏi phải nghiên
cứu kiến thức mới.
Chọn một ứng dụng của kiến thức mới đặt học sinh trước một mâu thuẩn
với kiến thưc củ chưa thể giải quyết được
Đưa ra một số bài toán mà vận dụng kiến thức sắp học sẽ giãi quyết nhanh
hơn, gon hơn.
Đưa ra một ứng dụng thực tế, một hình ảnh thực tế yêu cầu học sinh giãi
thích, nhất là những thực tế gần gủi với cá em.
Gắn cho các phép tính một nội dung thực tế tạo cho học sinh hứng thú
thực hiện phép tính đó.
Bằng thực hành, tạo cho học sinh tình huông có vấn đề
Đưa ra những điều kiện mới, hay hạn chế các phương pháp sủ dụng
Sử dụng các tư liệu về toán học, các mẩu chuyện tạo ra các tình huống có
vấn đề.
Tạo ra tình huống có vấn đề bằng cách trình bày kiến thức qua qúa trình
tìm tòi cách giải.
3. Kết quả thu được khi thực hiện:
a) Số liệu thống kê ban đầu
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM KIỂM TRA
1 Nguyễn Thị Mỹ Hảo 6 5 5 5 4 4 4 5

2 Nguyễn Thái Hòa 5 7 7 5 2 7 1 4
3 Hồ Thị Hòa 5 5 5 5 4 3 4 5
4 Lê Văn Hoàng 7 7 4 5 2 4 4 5
5 Văn Xuân Nhật 6 7 4 4 3 5 3 6
6 Trần Phước Mỹ Phương 6 5 4 5 5 5 4 4
7 Trần Quốc Quảng 5 7 5 4 3 3 3 4
GV: Phạm Xuân Tân
5
Sáng kiến kinh nghiệm
b) Sau khi áp dụng bước đầu thu được kết quả khả quan như sau:
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM KIỂM TRA
1 Nguyễn Thị Mỹ Hảo 5 7 9 6 7 6 6 6
2 Nguyễn Thái Hòa 5 7 7 6 5 5 6 6
3 Hồ Thị Hòa 5 7 9 6 8 6 6 6
4 Lê Văn Hoàng 5 7 9 6 4 5 6 5
5 Văn Xuân Nhật 5 7 9 6 4 6 6 5
6 Trần Phước Mỹ Phương 6 7 8 6 5 5 5 6
7 Trần Quốc Quảng 7 6 6 6 5 5 5 4
IV. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Hiện tượng học sinh học yếu kém không chiếm đa số, nhưng nó rất phức
tạp bởi nguyên nhân học yếu kém của các em rất nhiều. Do vậy việc giúp đỡ học
sinh học yếu kém củng gặp không ít khó khăn. Tuy chưa phải là điển hình, là
sáng tạo. Nhưng qua tìm hiểu nghiên cứu, áp dụng tôi rút ra một số kinh
nghiệm.
- Đối với giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học, làm cho học
sinh dể hiểu nhớ lâu, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập
- Người thầy càng hiểu tường tận học sinh càng nắm chắc kết quả gảng
dạy. Người thầy phải có lòng yêu thương con người sâu sắc và lòng tâm huyết
với nghề.

- Trong giáo dục người thầy không nên chủ động hoàn toàn mà cần phải
phối hợp vời gia đình và các tổ chức đoàn thể.
- Muốn giúp đở học sinh học yếu kém, trước hết cần phải biết được
nguyên nhân học yếu của học sinh.
2.Ý kiến đề xuất
* Về phía trường:
Duy trì và tổ chức nhiều phong trào, hoạt động thiết thực và bổ ích, nhắm
thu hút tất cả học sinh tích cực hưởng ứng tham gia để nắm chắc những biểu
hiện thiếu kỷ luật hạnh kiểm xấu của học sinh.
Tổ chức quán triệt nề nếp trong dạy học, thường xuyên tổ chức các buổi
họp rút kinh nghiệm
GV: Phạm Xuân Tân
6
Sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía gia đình:
Quý bậc phụ huynh không nên chiều chuộng con em mình mà nên quân
tâm chăm sóc các em.
Phối hợp với nhà trường để giáo dục các em.
* Về phía bản thân giáo viên:
Cho dù có cố gắng bao nhiêu thì con người củng chưa thể hoàn thiện
được. Vì vậy, với bản thân giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, rèn luyện
chuyên môn, phát huy hơn nữa kỉ năng sư phạm. Tạo niền tin yêu trong học sinh
để các em luôn coi
" Cô giáo như mẹ hiền". Có như vậy mới giúp đỡ các em ngày một tốt hơn.
Suy cho cùng đã làm nghề dạy học thì phải nghỉ rằng. Chúng ta không chỉ
giúp đỡ các em trong lỉnh hội kiến thức mà còn rèn luyện cho các em về mặt
nhân cách, làm sao khi vào đời các em sẽ là những con người lao động tự chủ,
năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra. Để góp
phần xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng dân chủ và văn minh.
Người thực hiện

Phạm Xuân Tân
GV: Phạm Xuân Tân
7

×