Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số kinh nghiệm trong dạy học sinh học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 15 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:
Trong những năm vừa qua, sinh học cùng các bộ môn khác đã góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện của trường phổ
thông. Hơn nữa, yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hoá
,hiện đại hoá là đổi mới phổ thông trong đó có đổi mới về chương trình,
sách giáo khoa, đổi mới về phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra
đánh giá . Vì vậy , để góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy
cho nên người giáo viên giảng dạy các môn nói chung và môn sinh học nói
riêng phải biết khai thác và tổ chức học sinh hoạt động có hiệu quả, phát
huy tính tích cực của học sinh, có như vậy thì chất lượng dạy học được
nâng cao đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Để làm được điều đó
đòi hỏi người giáo viên đóng vai trò là huấn luyện viên phải thật năng động
sáng tạo hướng dẫn cho học sinh con đường tìm và phát hiện kiến thức, còn
học sinh là những cầu thủ, vận động viên hết sức mưu trí, nhanh gọn và
đặc biệt phải có tinh thần đồng đội cao có như vậy mới giành được thắng
lợi, nghĩa là tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng ,chắc chắn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở các khối lớp đặc biệt là đối với học
sinh lớp 9 đây là đối tượng học sinh’ khó bảo’ luôn muốn làm theo ý thích
của mình, không muốn phát biểu ý kiến của mình, tinh thần đồng đội chưa
cao, chưa thể hiện trong hoạt động nhóm, trong nhóm 7-8 học sinh chỉ có
một hoặc hai học sinh khá giỏi tham gia thảo luận phát hiện kiến thức còn
các thành viên khác ngồi chơi cho nên không khí thảo luận không sôi nổi
mà nhiều lúc còn gây mất trật tự vì vậy hiệu quả việc phát hiện kiến thức từ
việc họạt động nhóm không cao. Do vậy kết quả của các bài kiểm tra và
chất lượng cuối năm học sinh đạt loại khá giỏi không cao .
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy rằng cần phải có biện pháp tích cực để
đẩy mạnh chất lượng hoạt động nhóm trong giảng dạy môn sinh học.
Chính vì vậy tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động nhóm thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm:


”MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
NHÓM NHỎ MÔN SINH HỌC LỚP 9“
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Phạm vi đề tài:
Phạm vi đề tài nghiên cứu hoạt động nhóm nhỏ đối với học sinh lớp 9 trường
THCS Nguyễn Thái Bình
2. Chuẩn bị :
2.1 Mục tiêu của dạy học nhóm nhỏ:
- Chú trọng đến việc rèn các kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng tự nhận thức, kỹ
năng kiểm soát cảm xúc , kỹ năng ứng phó, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng
thẻ hiện sự tự tin , kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác , kỹ năng quyết định
- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh tham gia một cách
tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhóm nhỏ
2.2 Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhóm:
2.2.1.Biện pháp 1: Tổ chức
-Ngay từ đầu năm giáo viên phải phân loại được mức độ học tập ,tiếp
thu kiến thức của các đối tượng học sinh trong lớp rồi tiến hành phân
nhóm theo hình thức như sau
+Số lượng học sinh trong một nhóm 4 học sinh (2 bàn trên và dưới )với
số lượng học sinh tương đối trong một nhóm thì sự thảo luận nhóm
không gây ồn ào đồng thời sự đóng góp ý kiến của các em vào một nội
dung một cách triệt để hơn .
+Trong một nhóm ít nhất phải có một học sinh khá trở lên làm hạt nhân
cho phong trào của nhóm.
2.2.2.Biện pháp 2: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho các nhóm hoạt
động
Để các nhóm hoạt động tốt phần nội dung thảo luận giáo viên cần đào
sâu suy nghĩ tìm ra những câu hỏi phát hiện kiến thức thông qua phương
tiện ,thiết bị dạy học hoặc thông qua biểu bảng, SGK hoặc câu hỏi tái
hiện kiến thức thực tế hoặc những kiến thức đã học, hay dạng câu hỏi

thực hiện những biểu bảng SGK thông qua cụm từ lựa chọn ,thông tin
trong SGK hoặc việc chuẩn bị trước ở nhà .
Ví dụ : Dạy bài :’ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tt)
*Hãy xác định kết quả của các phép lai sau:
P Hoa đỏ x Hoa trắng
AA aa
P Hoa đỏ x Hoa trắng
Aa aa
*Điền từ thích hợp vào ô trống :
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng … cần xác định
……… với cá thể mang tính trạng ……… Nếu kết quả phép lai là đồng
tính thì cá thể amng tính trạng trội có kiểu gen là …… Nếu kết quả phép
lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen là………
Học sinh dựa vào kiến thức bài học cũ và thông tin sgk thảo luận nhóm
tìm ra nôi dung trả lời câu hỏi .
Ví dụ : Dạy bài Nguyên phân
Dựa vào tranh vẽ sự biến đổi hình thái NST và thông tin sgk thảo luận
nhóm hoàn thành bảng sau:
Hình thái
NST
Kỳ trung
gian
Kỳ đầu Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối
Ví dụ : Dạy bài “ ADN”
Quan sát mô hình ADN mô cấu trúc không gian của phân tử ADN :
- Các nucleotit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp?
Ví dụ : Dạy bài “Đột biến gen”
Yêu cầu học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm :
Giáo viên theo dõi hoạt động của nhóm xem nhóm nào hoàn thành

nhanh nhất và có lời khen đối với các nhóm đó , động viên các nhóm
chưa tốt
2.2.3 Biện pháp 3: Báo cáo trả lời và bổ sung:
Đây là vấn đề quan trọng thực hiện sau thảo luận ,trước đây việc báo
cáo ,trả lời bổ sung các nhóm thực hiện chỉ có học sinh khá giỏi thực
hiện còn học sinh khác sau thảo luận không nắm được nội dung báo cáo
của nhóm . Để hoạt động nhóm mang lại hiệu quả phần báo cáo ,trả lời
bổ sung giáo viên gọi nhóm bất kỳ trả lời và chỉ định bất kỳ đối tượng
nào trong nhóm trả lời .Trong quá trình điều khiển tiết dạy giáo viên chú
ý thường xuyên gọi học sinh trung bình ,yếu để phát biểu nhưng giáo
viên cũng cần lựa chọn những câu hỏi vừa sức để động viên khuyến
khích các em và tạo sự hưng phấn ban đầu .Các nhóm khác nghe nhận
xét và bổ sung .
2.2.4. Biện pháp 4 : trò chơi củng cố bài học
Đây được coi là một hoạt động tập thể sôi nổi và hào hứng nhất cuối
mỗi bài học ,phần củng cố giáo viên phải suy nghĩ thực hiện trò chơi
như :’ Đố em” hoặc trò chơi “giải ô chữ “hoặc trò chơi “Ai nhanh nhất
“.Tổ nào có số lượng học sinh thực hiện đúng nhiều nhất câu hỏi trặc
nghiệm
Ví dụ dạy bài “ Đột biến gen” đưa câu hỏi trắc nghiệm bằng thực hiện
trò chơi “Ai nhanh nhất “
Giáo viên dùng hình thức giơ tay kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh
qua bài học .Nếu trả lới đúng và nhanh giáo viên khen thưởng bằng
điểm cộng .Trong trường hợp trả lời sai thì quyền trả lời được chuyển
sang cho học sinh khác
2.2.5 Biện pháp 5:Trật tự khi thảo luận
Đối với biện pháp này ,giáo viên đặt ra yêu cầu là các thành viên trong
nhóm đều tham gia thảo luận không gây ồn ào ,mất trật tự ,nói vừa đủ
nghe .Giáo viên đưa ra điều kiện là nhóm nào có thành viên không thảo
luận sẽ bị điểm trừ tập thể gây mất trật tự ,gọi không báo cáo được cũng

bị điểm trừ
2.2.6Biện pháp 6:Thi đua ,khen thưởng
Giáo viên phân cho tổ trưởng các tổ theo dõi các thành viên trong nhóm
mỗi tiết học và ghi điểm cộng , điểm trừ .Giáo viên cho các nhóm cụ thể
như sau:
+nhóm báo cáo đúng được ghi một điểm (+)
+nhóm báo cáo sai quá nhiều ghi một điểm (-)
+Nhóm thảo luận ồn ào ,mát trật tự ghi hai điểm (-)
+nhóm có thành viên không tham gia thảo luận ghi một điểm (-)
Cuối tiết học các tổ trưởng tổng kết điểm các nhóm thông báo cho toàn
lớp
Giáo viên cho điểm tập thể bằng biện pháp :
-nhóm đạt 5 điểm (+)được cộng một điểm vào điểm kiểm tra miệng
-Nhóm đạt 5 (-)không được cộng điểm còn bị phê bình .
Gv luu ý gọi học sinh trung bình yếu ,nếu các em trả lời đúng Gv
khuyến khích cho điểm miệng luôn nhằm tạo hứng thú học tập cho các
em
2.2.7 Biện pháp đối thoại: Sau khi điều tra thực tế tại địa phương, các
nhóm sẽ trình bày kết quả điều tra của nhóm mình. Sau khi báo cáo
xong các nhóm sẽ chất vấn nhóm bằng đối thoại trực tiếp . Giáo viên
nghe các nhóm báo cáo và đối thoại se cho điểm các nhóm.
*KẾT QUẢ :
Việc xây dựng phương pháp dạy học mới với biện pháp nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động nhóm đã tạo nên không khí hoạt động vui
tươi ,hào hứng kích thích được lòng say mê học tập ,phát triển năng lực
trí tuệ ,dẫn dắt học sinh vào gìơ học một cách nhẹ nhàng ,thoải mái giúp
học sinh nắm được kiến thứcmột cách tự giác ,tích cực , độc lập ,sáng
tạo
Có sự động viên nhắc nhở của các em trong cùng nhóm và có sự thi đua
giữa các nhóm

Tất cả học sinh không trừ đối tượng nào đều tham gia tìm hiểu bàiấcto
niềm tin cho tất cả học sinh nhất là học sinh trung bình ,yếu.
Tránh được tình trạng chỉ có học sinh khá giỏi trả lời còn các em khác
ngồi chơi hoặc không chú ý gì cả
học sinh tự mình tìm tòi kiến thức ở sách vở và ngoài thực tế .tăng
cường sự chuẩn bị bài mới của các em
Đến tiết học các em có sự tập trung cao độ hơn để có cơ sở bổ sung xây
dựng bài hoàn chỉnh hơn .Học sinh nhút nhát ,yếu chậm có cơ hội được
bày tỏ ý kiến của mình ,các em có ý thức trách nhiệm trước tập thể có
thói quen bạo dạn hoạt bát trước đông người
III.KẾTLUẬN
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhóm giáo viên cần nắm
được trình độ học sinh ngay từ đầu năm và phân luồng từng nhóm học
sinh cho phù hợp
Quá trình hoạt động nhóm, giáo viên phải theo dõi được kết quả của
từng nhóm,cá nhân ,có thông tin phản hồi từ học sinh ,có nhận định
đánh giá khen chê đúng lúc để động viên khuyến khích từng cá nhân
,từng tổ tạo không khí vui vẻ trong giờ học
Trong hoạt động nhóm cấn ý thức trách nhiệm của cá nhân ,nhóm để
mọi thành viên trong nhóm ai cũng được rèn luyện kỹ năng xây dựng
kiến thức ,kỹ năng báo cáo trước tập thể và biết lắng nghe ý kiến của
bạn để bổ sung nhận xét . Ở lứa tuổi học trò có tính tò mò ,ham hiểu
biếtthì những tình huống các em đặt ra và giải quyết dưới sự hướng dẫn
của giáo viên và trò chơi tìm hiểu kiến thức phần củng cố là hình thức
học tập lý thú .
Trên đây là những suy nghĩ của bản thân tôi , chắc chắn không tránh
khỏi thiếu xót mong quý thấy cô giáo góp ý để chuyên đề được hoàn
chỉnh hơn .

×