Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành Phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.53 KB, 37 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LờI Mở ĐầU
Việc làm là vấn đề có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến đời sống của mỗi
người dân nói riêng và cả xã hội nói chung, bởi vì việc làm tạo thu nhập, kích
thích sức mua lớn của nền kinh tế, tạo niềm vui trong lao động, từ đó chất lượng
cuộc sống của con người được nâng cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: ở Việt
Nam, cung lao động lớn hơn cầu lao động rất nhiều, khoảng cách chênh lệch đó
được phản ánh qua tỷ lệ thất nghiệp khá cao đặc biệt là ở khu vực thành thị.
Song song với các nỗ lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn chú ý đến việc hoạch định các chính sách
kinh tế vĩ mô sao cho có được một sự phát triển đồng đều giữa kinh tế và xã hội.
Trên cơ sở đó, ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ra Nghị định số 78/2002/NĐ -
CP về Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đồng
thời cùng ngày Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 131/2001/QĐ-TTg về việc
thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Quy định rõ NHCSXH
được Nhà nước đảm bảo về nguồn lực tài chính để cho hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm,
cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói giảm
nghèo, ổn định xã hội. Sù ra đời của NHCSXH là một việc làm chiến lược, đáp
ứng yêu cầu kết hợp đồng đều giữa lợi Ých kinh tế và lợi Ých xã hội thông qua
các hình thức tín dụng chính sách nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh lành
mạnh của nền kinh tế thị trường.
Nguyễn Thị Bích Léc - 1 -
1
Chuyên đề tốt nghiệp
NHCS được thành lập trên cơ sở từ Ngân hàng phục vụ người nghèo,
hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo cho vay đúng đối
tượng, bảo toàn nguồn vốn cho Nhà nước. Tìm hiểu về hoạt động của Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà nội (NHCSXH TP HN) có
thể thấy rằng hoạt động cho vay hỗ trợ việc làm (HTVL) nhận được sự quan
tâm đặc biệt vì tầm quan trọng bậc nhất của nó trong việc giải quyết những


vấn đề của Thủ đô. Với vai trò là một trung tâm kinh tế- văn hóa- chính trị -
xã hội, là bộ mặt của đất nước, Thành phố Hà nội xác định: “đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế, khuyến khích thực hiện phóc lợi xã hội” là mục tiêu chiến
lược lâu dài. Trong khi đó, một khó khăn lớn nhất gây cản trở con đường phát
triển toàn diện của Thủ đô chính là tỉ lệ thất nghiệp cao. Vì thế, công tác cho
vay HTVL trở nên quan trọng hơn bao giê hết, góp phần giảm tỷ lệ thất
nghiệp, hướng đến mục tiêu chiến lược Thành phố Hà nội đã đề ra.
Là một cán bé Tín dông - Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, được tiếp
xúc với thực tế, nhận thức được những khó khăn và thuận lợi mà Chi nhánh
gặp phải trong công tác cho vay HTVL em đã quyết định chọn đề tài cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hỗ
trợ việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành Phố Hà
Nội”.
Chuyên đề tập trung vào các quan điểm về hiệu quả cho vay hỗ trợ việc
làm và kinh nghiệm làm công tác đó tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội. Trên cơ
sở kết hợp lí luận với thực tiễn, em đã đưa ra những giải pháp của bản thân
cùng với sự tham khảo những kiến nghị của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội
trình lên NHCSXH VN và các Ban, ngành hội đoàn thể hữu quan để nâng cao
hiệu quả cho vay HTVL trên địa bàn Thủ đô. Ngoài lời mở đầu và phần kết
luận, chuyên đề được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Thực trạng hiệu quả cho vay hỗ trợ việc làm của Chi
nhánh NHCSXH TP Hà Nội.
Nguyễn Thị Bích Léc - 2 -
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 2: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ việc làm
của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội.
Chuyên đề của em được hoàn thành nhờ có sự giúp đỡ của các cán bộ,
nhân viên Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội.
Tuy nhiên, với thời gian và khả năng có hạn, bài viết sé không tránh

khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý của các đồng chí cán
bộ NHCSXH Thành phố Hà nội, các Thầy, Cô giáo và các bạn đọc để bài viết
được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG I
THựC TRạNG HIệU QUả CHO VAY Hỗ TRợ VIệC LàM Của
CHI NHáNH NHCSXH TP Hà NộI
I. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô và sự ra đời của
NHCSXH Thành phố Hà nội.
1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô .
Thành phố Hà nội là Thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của
cả nước. Với dân số khoảng 3,7 triệu người, diện tích 920,1 km2 được chia
thành 14 quận huyện. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, cải cách
hành chính, xoá đói giảm nghèo, mở mang các khu công nghiệp, phát triển đô
thị, cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước… Thành phố Hà nội luôn nhận
được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung cao của Đảng và Nhà nước. Vì vậy nền
kinh tế của Thành phố Hà nội trong những năm qua đã có những bước phát
triển đáng kể, hàng năm đều đạt mức tăng trưởng cao.
Nguyễn Thị Bích Léc - 3 -
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Tổng sản phẩm nội địa tiếp tục giữ mức tăng trưởng khá, trong 9 tháng
đầu năm 2005 tăng 11% so với cùng kỳ năm trước , là tốc độ cao nhất trong
những năm gần đây (GDP 9 tháng đầu năm 2001 tăng 9,9%, năm 2002
-10,2%, năm 2003 -10,6%, năm 2004 - 10,3%). Các nghành kinh tế tiếp tục
phát triển, giá trị gia tăng công nghiệp được mở rộng, tăng mạnh ở hầu hết
các khu vực , các thành phần kinh tế (bình quân giai đoạn 1991- 2000 tăng
13,5% , 2001 - 2003 tăng 15%, 2004 tăng 16%, 9 tháng đầu năm 2005 tăng
13,8%) ; hoạt động thương mại dịch vô và ngành nông nghiệp giữ mức tăng
trưởng đều, chất lượng dịch vụ được tăng nâng lên rõ rệt trong 5 năm gần đây.

Cơ cấu ngành kinh tế cơ bản được chuyển dịch: nông nghiệp 21,6%, công
nghiệp và xây dựng 40,01%, dịch vụ 38,39%. Hà nội tiếp tục là một trong
những địa phương dẫn đầu về thu hót vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thu
ngân sách đạt kết quả khá. Thành phố đang triển khai xây dựng các khu công
nghiệp công nghệ cao, lập kế hoạch phát triển làng nghề truyền thống… đời
sống nhân dân các vùng ngoại thành đang từng bước được cải thiện.
Xây dựng và quản lý đô thị có sự chuyển biến tích cực. Thành phố đã
hoàn thành qui hoạch chi tiết và thực hiện triển khai nhiều khu đô thị mới, các
tuyến đường, nót giao thông quan trọng.
An ninh, trật tự xã hội được đảm bảo, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị
của Thủ đô và đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.
Các mục tiêu văn hoá xã hội thực hiện tốt, hoàn thành cải tạo, xây dựng
nhiều trường học, nâng tổng số trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia lên 61
trường. Chất lượng công tác giáo dục đào tạo, y tế, dân số gia đình và trẻ em
được giữ vững. Các hoạt động văn hoá thông tin diễn ra sôi động với nhiều
hình thức và nội dung phong phú góp phần nâng cao đời sống tinh thần của
người dân. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo là mục tiêu của Thủ đô.
Nguyễn Thị Bích Léc - 4 -
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Tuy nhiên bên cạnh đó, Thành phố cũng phải đang đối mặt và tập trung
giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội đó là: Nghèo nàn, thất nghiệp, tệ
nạn xã hội vv Tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố theo chuẩn cũ còn 0,3%, sang
giai đoạn 2006 – 2010 thực hiện theo chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ hộ nghèo của
Thành phố chiếm 26,7% số hộ, chủ yếu họ là những người không có nghề
nghiệp ổn định, và một số bộ phận lớn dân cư làm nông nghiệp ở các huyện
ngoại thành, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn 6,8%. Đây là vấn đề Đảng và Chính
quyền Thành phố rất quan tâm. Bên cạnh đó, việc cổ phần hoá, sáp nhập các
doanh nghiệp, sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp sẽ có một bé phận
lớn lao động tiếp tục dôi dư. Còng nh việc thu hồi đất nông nghiệp xây dựng

đô thị sẽ giải phóng một bộ phận lớn lực lượng lao động từ sản xuất nông
nghiệp. Vì vậy Chính quyền Thành phố đang xây dựng triển khai các đề án
giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động để giảm tỷ lệ thất nghiệp…
Mặt khác, Hà nội còn là nơi tập trung học sinh, sinh viên của nhiều
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là một
lực lượng lao động trí thức trẻ cần phải được quan tâm đào tạo để cung ứng
nhân tài, lao động có trình độ cho đất nước. Tuy nhiên , có rất nhiều trường
hợp gia đình HSSV rất khó khăn không đủ điều kiện để đáp ứng các chi phí
cho con em họ học tập. Vấn đề này cũng là điều đáng quan tâm đòi hỏi cần
phải có chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, còng nh Chính quyền
Thành phố.
Để tiếp tục vững bước phát triển, xứng đáng là trái tim của cả nước,
Thủ đô Hà nội cần nỗ lực cố gắng phấn đấu cao hơn nữa để hoàn thành nhiệm
vụ kinh tế - xã hội của địa bàn và cả nước. Bên cạnh những tích cực phát triển
mọi mặt kinh tế - xã hội, chúng ta cần quan tâm giải quyết những tồn tại của
nền kinh tế thị trường gây ra.
2. Sù ra đời của NHCSXH Thành phố Hà nội.
Nguyễn Thị Bích Léc - 5 -
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ
về Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cùng
ngày Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 131/2002/QĐ-TTg vè việc thành
lập NHCSXH và ngày 22/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 16/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của
NHCSXH. Theo đó NHCSXH có Hội sở chính đặt tại Thủ đô hà nội. Có cơ
cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành tại Hội sở chính gồm:
- Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc.
- Ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
NHCSXH có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, có con dấu, có tài khoản mở tại
Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng trong nước
và ngoài nước. Có bảng cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của
pháp luật. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho sù ra đời của
NHCSXH và đến ngày 11/3/2003 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
nam đã chính thức khai trương đi vào hoạt động tại Thủ đô Hà nội.
Tiếp đó, ngày 14/01/2003 Hội động quản trị NHCSXH ra Quyết định
số 18/QĐ-HĐQT về việc thành lập chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội.
Chi nhánh NHCSXH TP Hà nội. Chi nhánh NHCSXH TP Hà nội là đại diện
pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và
hoạt động của NHCSXH.
Nguyễn Thị Bích Léc - 6 -
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Lúc có quyết định thành lập của Hội đồng quản trị, Chi nhánh
NHCSXH TP Hà nội thực chất mới chỉ có một vài cán bộ từ Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà nội chuyển sang. Trụ sở làm
việc, cơ sở vật chất chưa có gì . Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, tìm
thuê trụ sở, mua sắm công cụ, phương tiện làm việc, tổ chức bộ máy nhân sự,
cán bộ. Được sự quan tâm giúp đỡ của Thành uỷ, UBND Thành phố Hà nội,
Ngân hàng Nhà nước và NHCSXH; ngày 11/4/2003 Chi nhánh NHCSXH
Thành phố Hà nội đã chính thức khai trương đI vào hoạt động. Trụ sở chính
đóng tại 31 - Ngô Thì Nhậm - Quận hai Bà Trưng - Hà nội.
Sau gần 3 năm hoạt động, đến nay toàn Chi nhánh đã có 147 cán bộ
nhân viên công tác tại Trụ sở chính và 12 phòng giao dịch quận, huyện. Cơ sở
vật chất đang dần được củng cố và nâng cấp.
3. Cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức.
3.1 Cơ chế vận hành.
Theo điều 19, điều 20

Đến cuối năm 2005, NHCSXH TP Hà Nội đã cơ bản được thành lập
với một mạng lưới các phòng giao dịch trên khắp các quận , huyện trên địa
bàn thủ đô. Chi nhánh thành phố Hà Nội được đặt tại 31-Ngô Thì Nhậm-Hai
Bà Trưng-Hà Nội. Cơ chế vận hành của Chi nhánh bao gồm: 6 phòng đặt tại
trụ sở, 12 phòng giao dịch trực thuộc.
Nguyễn Thị Bích Léc - 7 -
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội.
Ban Đại diện Hội
đồng quản trị
NHCSXH
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Kiểm tra -
Kiểm toán
nội bộ
Phòng Kế
hoạch -
Nghiệp vụ
Phòng Kế
toán - Ngân
quỹ
Phòng
Hành chính
-Tổ chức
12 Phòng
giao dịch
quận, huyện

trực thuộc
Nguyễn Thị Bích Léc - 8 -
8
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự
* Các phòng ban có mối quan hệ khá khăng khít với nhau mà trung tâm
của mối quan hệ chính là Phòng Kế hoạch - nghiệp vụ, phòng này triển khai
các nghiệp vụ của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội, lên kế hoạch cho việc
huy động và sử dụng nguồn vốn huy động được. Hoạt động của phòng hiệu
quả thì cũng có nghĩa là nhiệm vụ của Chi nhánh về cơ bản là hoàn thành:
thực hiện tốt việc cấp tín dụng ưu đãi cho Hé nghèo và các đối tượng chính
sách khác với mục tiêu đạt hoặc vượt chỉ tiêu do cấp trên giao.
* Về mặt chất lượng của cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Thực tế cho
thấy, do mới tách ra hoạt động độc lập từ NHNo&PTNT nên nhân sự đa số là
cán bộ trẻ, kinh nghiệm thực tế cũn ớt dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao.
* Về chất lượng đội ngũ lãnh đạo : là những đồng chí có kinh nghiệm
trong hoạt động chuyên môn và công tác quản lý. Họ không những chịu trách
nhiệm quản lý mà còn trực tiếp hướng dẫn cho những nhân viên trẻ trong
phòng của mình biết được công việc phải làm và làm đúng. Nhờ có năng lực
và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ lãnh đạo Chi nhánh mà hoạt động
của NHCSXH TP Hà Nội đã dần đi vào ổn định, về cơ bản đều hoàn thành
các chỉ tiêu cấp trên giao cho.
Với tư cách là một NHCSXH hoạt động trên địa bàn Thủ đô, Chi nhánh
cũng có một số lợi thế nhất định trong việc tranh thủ được sự quan tâm của
các ngành, các cấp, đông đảo nhân dân và những người hảo tâm có thu nhập
cao ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên toàn Chi nhánh hoạt động
tốt hơn nữa.
II Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội.
1. Công tác nguồn vốn.
Nguyễn Thị Bích Léc - 9 -

9
Chuyên đề tốt nghiệp
- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 1.600 tỷ đồng đạt 100% kế
hoạch 2005; tăng 25,69% so với năm 2004; tăng 15 lần so với nguông vốn nhận
bàn giao các chương trình cho vay từ Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín
dụng thời gian đầu thành lập (tháng 4/2003). Trong đó nguồn vốn huy động từ
dân cư: trên 90 tỷ đồng, huy động từ các tổ chức kinh tế: 1500 tỷ đồng.
Nguồn vốn nhận uỷ thác đến 31/12/2005 đạt 36,65 tỷ đồng, tăng 22,78%
so với năm 2004, tăng 1,8 lần so với thời điểm nhận bàn giao. Trong đó nhận uỷ
thác từ ngân sách Thành phố: 34,85 tỷ đồng, nhận uỷ thác từ ngân sách quận,
huyện: 1,8 tỷ đồng.
Để huy động và tăng trưởng được nguồn vốn huy động trên địa bàn Hà
nội với trên 100 Ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng Thương mại và các tổ chức
tín dụng đã có bề dày nhiều năm hoạt động, sử dụng nhiều chính sách khuyến
mại, hậu mãI khách hàng để cạnh tranh trong huy động vốn, Chi nhánh Hà nội
đã sử dụng nhiều giải pháp riêng có của NHCSXH để huy động vốn. Đồng thời
đã chủ động lập phương án trình các nghành chức năng, UBND Thành phố và
các quận, huyện để tăng nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách Thành phố và các
quận, huyện.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh qua các năm đã đáp ứng vốn cho
vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, thực hiện kế hoạch
huy động vốn của NHCSXH giao, góp phần điều hoà vốn trong toàn hệ thống
2. Công tác tín dụng.
Sau gần 3 năm hoạt động (tháng 4/2003 đến tháng 12/2005), Chi nhánh
Hà nội đã đạt doanh sè cho vay: 516 tỷ đồng; doanh sè thu nợ: 304 tỷ đồng;
dư nợ đến 31/12/2005 đạt 311 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch được giao; tăng
gấp 3 lần so với dư nợ nhận bàn giao)
Cụ thể từng chương trình cho vay như sau:
a.Cho vay vốn đối với hộ nghèo
*. Nhận bàn giao từ NHNo& PTNT

Nguyễn Thị Bích Léc - 10 -
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương trình cho vay vốn đối với hộ nghèo được nhận bàn giao từ
NHNo & PTNT trên địa bàn Thành phố Hà nội như sau:
- Dư nợ nhận bàn giao: 40,87 tỷ đồng.
Trong đó:Nợ quá hạn: 0,78 tỷ đồng (1,91%) Nî qu¸ h¹n: 0,78 tû ®ång
(1,91%)
Nợ khoanh: 0,28tỷ đồng (0,69%)
- Sè hộ còn dư nợ:19.488 hộ
- Dư nợ bình quân 1 hé: 2,1 triệu đồng/1 hé.
- Sè xã, phường có dư nợ: 96 xã, phường/229 xã, phường của toàn
Thành phố
*. Sau 3 năm hoạt động ( từ tháng 4/2003 đến tháng 12/2005)
- Doanh sè cho vay 3 năm: 299 tỷ đồng
- Sè lượt hộ được vay: 71.469 lượt hộ
- Doanh sè thu nợ: 140 tỷ đồng
- Dư nợ đến 31/12/2005: 200 tỷ đồng
- Sè hộ còn dư nợ: 44.400 hé.
- Dư nợ bình quân 1 hé: 4,5 triệu đồng/1 hộ.
- Sè xã phường có dư nợ: 228 xã, phường/232 xã, phường của toàn
Thành phố.
- Sè hộ thoát nghèo 3 năm: 9.701 hé.
Nh vậy, gần 3 năm qua, Chi nhánh Hà nội đã cho vay 299 tỷ đồng với
gần 71.500 lượt hộ được vay vốn. Dư nợ đến 31/12/2005 đạt 200 tỷ đồng với
44.400 hộ còn dư nợ ( tăng 34% so với năm 2004, gấp 5 lần ngày nhận bàn
giao từ NHNo&PTNT); bình quân dư nợ đạt 4,5 triệu đồng/1 hé (tăng 2,3
triệu đồng/ hộ so với ngày nhận bàn giao). Dư nợ cho vay hộ nghèo đã thực
hiện ở 228 xã, phường/ tổng số 232 xã, phường toàn Thành phè (tăng 132 xã,
phường so với ngày nhận bàn giao).

Nguyễn Thị Bích Léc - 11 -
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngoài việc mở rộng địa bàn cho vay ở tất cả các xã, phường, Chi nhánh
Hà nội đã tập trung vốn cho vay hộ nghèo ở các địa bàn có nhiều hộ nghèo
như 8 xã nghèo huyện Sóc sơn vay hơn 10 tỷ đồng trên tổng dư nợ cho vay hộ
nghèo toàn huyện Sóc sơn là 32,6 tỷ đồng; huyện Đông anh: 24,2 tỷ đồng;
huyện Gia lâm: 22,3 tỷ đồng, huyện Thanh trì: 22,5 tỷ đồng và huyện Từ
liêm: 23 tỷ đồng.
Việc cho vay đối với hộ nghèo là một hình thức giúp người nghèo
không phải bằng trợ cấp mà giúp họ có vốn làm ăn, có vay, có trả để phát
triển sản xuất, cải thiện đời sống, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng,
đồng thời giải quyết việc làm cho các khu vực, các hộ gia đình do quá trình
đô thị hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
b. Cho vay vốn để giải quyết việc làm.
*. Nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước (tháng 4/2003).
Chương trình cho vay GQVL nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước
Thành phố hà nội như sau:
- Nguồn vốn nhận bàn giao: 79,99 tỷ đồng.
Trong đó: Nguồn vốn Trung ương : 60,14 tỷ đồng.
Nguồn vốn địa phương : 19,85 tỷ đồng.
- Dư nợ nhận bàn giao: 53,8 tỷ đồng (659 dự án)
+ Nợ quá hạn: 0,55 tỷ đồng, chiếm 1,02% tổng dư nợ.
+ Nợ khoanh: 0,65 tỷ đồng, chiếm 1,21% .
*. Sau 3 năm hoật động (tháng 4/2003 – tháng 12/2005):
- Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm: 104,2 tỷ đồng (tăng 29,89%
so với tháng 4/2003).
Trong đó: Nguồn vốn trung ương: 67,57 tỷ đồng (tăng 12,35%).
Nguồn vốn nhận uỷ thác tại địa phương: 36,65 tỷ đồng
(tăng 84,63%).

- Doanh sè cho vay 3 năm : 211,2 tỷ đồng.
+ Sè dự án : 2.609 dù án.
Nguyễn Thị Bích Léc - 12 -
12
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Số hé vay : 44.977 hé
+ Sè việc làm mới : 161,3 tỷ đồng.
- Dư nợ đến 31/12/2005 : 103,6 tỷ đồng.
+ Sè dự án : 1.300 dự án.
+ Sè hé : 14.800 hé.
Nh vậy, sau 3 năm hoạt động, nguồn vốn cho vay GQVL đã tăng 29% so với
thời điểm nhận bàn giao.
Để tăng trưởng được nguồn vốn nhận uỷ thác của ngân sách Thành phố và
quận, huyện (tăng 16,5 tỷ , tăng 83% so với thời điểm nhận bàn giao), Chi nhánh Hà
nội đã chủ động tích cực tham mưu, xây dựng phương án…và tranh thủ sự giúp đỡ
của các Sở ngành để ntrình UBND Thành phố và quận, huyện trên sơ sở tăng thu, tiết
kiệm chi ngân sách bổ sung nguồn vốn uỷ thác sang NHCSXH để cho vay.
Để triển khai cho vay, Chi nhánh Hà nội đã phối hợp tốt với cơ quan Lao động
Thương binh xã hội trên địa bàn thực hiện doanh sè cho vay trong 3 năm đạt 211 tỷ
đồng, đã thu hót được 71.545 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Dư nợ đến
31/12/2005 đạt 103,6 tỷ đồng (tăng 91,45% so với thời điểm nhận bàn giao). Dư nợ
bình quân 1 hộ đạt 7 triệu đồng (bình quân 1 hộ tạo ra 1,2 lao động mới).
Ngoài việc tăng trưởng dư nợ cho vay, tăng số lao động có việc làm và tăng
mức cho vay bình quân 1 hé, Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội đã đề xuất được
các Sở ngành và UBND chấp thuận việc tập trung vốn cho vay GQVL vào các cơ sở
sản xuất kinh doanh, các làng nghề … tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho
người lao động.
C. Chương trình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn:
- Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà nội Được Tổng Giám đốc NHCSXH
gioa nhiệm vụ nhận bàn giao và tổ chức thực hiện chương trình cho vay HSSV tại 3

trường Đại học (Đại học Bách khoa, Đại học xây dựng, Đại học mở), các trường còn
lại do Sở giao dịch NHCSXH đảm nhiệm.
Nguyễn Thị Bích Léc - 13 -
13
Chuyên đề tốt nghiệp
*. Tại thời điểm nhận bàn giao (tháng 4/2005) : Dư nợ cho vay HSSV : 5 tỷ
đồng (2.356 sinh viên có dư nợ); nợ quá hạn 218 tỷ đồng và 656 tỷ đồng đã quá hạn
nhưng chưa chuyển nợ quá hạn.
*. Sau 3 năm thực hiện chương trình này (tháng 4/2003 – 15/2005):
- Doanh sè cho vay: 4,7 tỷ đồng.
- Số lượt HSSV vay vốn: 30328 lượt HSSV.
- Doanh sè thu nợ : 2,2 tỷ đồng
- Sè HSSV có dư nợ : 2.600 HSSV/ 7 trường Đại học.
- Dư nợ đến 31/12/2005 : 7,5 tỷ đồng tăng 1,5 lần so với nhận bàn giao.
- Nợ quá hạn : 1 tỷ đồng chiếm 13,33% dư nợ.
e. Chương trình cho vay các đối tượng chính sách khác:
- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài bước
đầu được thực hiện : Dư nợ cho vay: 136 btriệu đồng; 15 lao động xuất khẩu.
- Cho vay theo quyết định của UBND Thành phố Hà nội: Hỗ trợ kinh doanh
cho 128 hé kinh doanh tại chợ Phủ lỗ – Huyện Sóc sơn – Hà Nội để khắc phục hậu quả
sau cháy chợ. Số tiền cho vay 2 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Chi cục Di dân và Phát triển vùng kinh tế mới Hà nội thuộc Sở
Nông nghiẹp và Phát triển Nông thôn thực hiện cho vay vốn đối với hộ nghèo ở 8 xã
còn nhiều hộ nghèo huyện Sóc sơn theo Quyết định của UBND Thành phố Hà nội.
- Bước đầu triển khai chương trình cho vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhá
(dự án vay vốn KFW - Cộng hoà Liên Bang Đức).
3. Tài chính - kế toán.
- Chấp hành tốt chế độ kế toán tài chính và công tác ké toán ngân quỹ.
Hạch toán kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Triển khai thành công chương trình chuyển tiền điện tử nội tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác tài chính năm 2005 được NHCSXH VN giao.
- Công tác ngân quỹ được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tổng doanh thu,
chi tiền mặt qua quỹ lớn, trên 1.000 tỷ đồng.
4. Kiểm tra - kiểm toán nội bộ.
Nguyễn Thị Bích Léc - 14 -
14
Chuyên đề tốt nghiệp
- Công tác kiểm tra chứng từ và hồ sơ tín dụng được tiến hành thường
xuyên và liên tục. Những sai xót phát hiện đã được chỉnh sửa kịp thời và tập
hợp thành văn bản báo cáo lên cấp trên.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH theo sự uỷ
quyền của các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị.
5. Công tác phối hợp với các Sở, Ngành và Hội đoàn thể, Chính quyền
cơ sở.
a. Phối hợp với các Sở, Ngành:
- Phân bổ kế hoạch cho vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cho các
quận, huyện.
- Phối hợp với Sở LĐTB&XH thẩm định và trình UBND TP duyệt các
dự án vượt thẩm quyền quyết định của UBND quận, huyện.
- Phối hợp với các Sở, Ngành tham gia các chương trình kinh tế - xã
hội theo định hướng của UBND TP: + Hỗ trợ vốn phát tiển làng nghề truyền
thồng
+ Cho vay 8 xã vùng nghèo thuộc huyện Sóc
Sơn
b. Phối hợp với Hội đoàn thể các cấp
- Triển khai ký kết và thực hiện Văn bản liên tịch và Hợp đồng uỷ thác
với các Hội đoàn thể về việc cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác trên địa bàn.
- Thường xuyên có sự trao đổi, thông báo tình hình thực hiện nội dung
uỷ thác để hai bên kịp thời chỉ đạo các cấp cơ sở thực hiện.

- Phối hợp xây dựng, phân bổ, triển khai kế hoạch cho vay trong năm.
Thông qua Hội đoàn thể các cấp, công tác cho vay của NHCSXH TP Hà Nội
đã được triển khai mạnh mẽ trên toàn địa bàn.
III. Thực trạng hiệu quả cho vay hỗ trợ việc làm của Chi nhánh
NHCSXH TP Hà Nội.
1. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm
Nguyễn Thị Bích Léc - 15 -
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Vốn có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của NH vì vốn quyết định
quy mô tín dụng, khả năng đa dạng hoá các hình thức dịch vụ và quyết định
năng lực cạnh tranh của mỗi NH. Vốn trong NHCSXH còn mang mét ý nghĩa
đặc biệt hơn so với các NHTM khác đó là vốn cho vay ưu đãi dành cho các
đối tượng chính sách, thể hiện qua mức lãi suất thấp hơn nhiều so với mức lãi
suất cho vay trên thị trường của các NHTM. NHCSXH hoạt động theo
nguyên tắc: vốn chính sách được quản lý tập trung tại một đầu mối là
NHCSXH VN rồi từ trụ sở chính điều động đi các chi nhánh trong hệ thống.
Trên nguyên tắc đó, vốn cho vay HTVL của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội
xuất phát từ hai nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn do NHCSXH VN giao kế hoạch hàng năm (nguồn trung
ương).
- Nguồn vốn NSTP Hà Nội cấp (nguồn địa phương).
Nguồn vốn giải quyết việc làm chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn cho vay ưu đãi của Chi nhánh TP Hà Nội. Một trong những nguyên
nhân gây ra tình trạng thất nghiệp cao là sự mất cân đối trong cơ cấu ngành
nghề và cơ cấu lao động của Thủ đô: có nhiều khu vực thì dư dôi lao động
nhưng cũng có khu vực thì thiếu thốn nguồn nhân lực nghiêm trọng. Nhận
thức được tầm quan trọng của công tác tạo việc làm cho lao động Thủ đô, Chi
nhánh NHCSXH TP Hà Nội xác định: cho vay HTVL là nhiệm vụ trọng tâm
hàng đầu. Vì vậy, nguồn vốn cho vay HTVL chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

tổng nguồn cho vay ưu đãi của Chi nhánh.
2. Quy trình xây dựng, thẩm định, cho vay dự án hỗ trợ việc làm
a. Quy trình xây dựng dự án
- Các đối tượng khách hàng là hộ gia đình khi vay vốn phải có Giấy đề
nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng) gửi chủ dự án tổng hợp. Chủ dự án là
người đại diện cho nhóm hộ gia đình hoặc đại diện chính quyền đứng ra lập
dự án theo mẫu của ngân hàng (gọi chung là dự án nhóm hộ gia đình).
Nguyễn Thị Bích Léc - 16 -
16
Chuyên đề tốt nghiệp
- Các đối tượng khách hàng là cơ sở sản xuất kinh doanh, DNVVN lập dự
án theo mẫu của ngân hàng (gọi chung là dự án của người sản xuất kinh doanh).
Chủ dự án lập 3 bộ hồ sơ dự án và các hồ sơ có liên quan gửi về phòng
LĐTB&XH cấp huyện để làm cơ sở pháp lý tổ chức thẩm định, quyết định
cho vay và quản lý vốn vay (hồ sơ được lưu tại Phòng LĐTB&XH, NHCSXH,
Sở LĐTB&XH. Riêng bộ hồ sơ lưu tại NHCSXH có Giấy đề nghị vay vốn của
từng hộ gia đình). Đối với các dự án do các tổ chức đoàn thể quần chúng trực
tiếp quản lý, chủ dù án gửi hồ sơ về cơ quan cấp tỉnh để làm thủ tục thẩm
định trình cấp trên duyệt cho vay.
b. Thẩm định và quyết định cho vay
* Ở cấp quận (huyện): Phòng LĐTB&XH phối hợp với NHCSXH tổ
chức thẩm định dự án, tổng hợp trình UBND cấp quận (huyện) xem xét, ký
quyết định (nếu được UBND cấp tỉnh uỷ quyền) hoặc gửi về Sở LĐTB&XH
(đối với trường hợp không được uỷ quyền).
Thời gian kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đến khi thẩm định xong ở
cấp quận (huyện) tối đa không quá 15 ngày.
* Ở cấp tỉnh, Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với NHCSXH kiểm tra,
xem xét hồ sơ dự án và thẩm định lại (khi cần thiết), tổng hợp trình Chủ tịch
UBND cấp tỉnh quyết định.
Thời gian kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đến khi thẩm định xong ở

cấp quận (huyện) tối đa không quá 15 ngày.
* Ở các cơ quan tổ chức đoàn thể cấp tỉnh:
- Cơ quan tổ chức đoàn thể cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với NHCSXH
tiến hành thẩm định dự án để trình thủ trưởng cơ quan Trung ương các Hội
đoàn thể ra quyết định cho vay. Kết quả thẩm định gửi về Sở LĐTB&XH để
tổng hợp chung.
Thời gian kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đến khi thẩm định xong ở
cấp tỉnh tối đa không quá 15 ngày.
Nguyễn Thị Bích Léc - 17 -
17
Chuyên đề tốt nghiệp
- Cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể xem xét và quyết định cho
vay tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án.
* NHCSXH tham gia thẩm dịnh dự án theo nguyên tắc phân định trách
nhiệm giữa các cơ quan trong khâu thẩm định về mục tiêu, đối tượng cho vay,
điều kiện cho vay, mức vay và mục đích sử dụng tiền vay. Trường hợp
NHCSXH không nhất trí với cơ quan LĐTB&XH hoặc tổ chức hội đoàn thể
thì bảo lưu ý kiến, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Sau khi dự án được quyết định, NHCSXH tiến hành giải ngân kịp thời
đến người vay, không phải thẩm dịnh lại dự án.
* NHCSXH không được cho vay đối với các dự án không đươc cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án trái
với quy định.
c. Thủ tục cho vay
* Khi nhận được quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền, NHCSXH
có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản
hoặc bảo lãnh vốn vay, sau đó làm thủ tục phát tiền vay.
* Việc cho vay phải được lập thành Hợp đồng tín dụng giữa NHCSXH
và khách hàng (hoặc ký Hợp đồng uỷ thác cho vay thông qua chủ dự án đối
với các dự án nhóm hộ gia đình) theo quy định của ngân hàng.

* Đối với các dự án đã được duyệt nhưng không cho vay được,
NHCSXH phải có văn bản báo cáo ngay với cơ quan ra quyết định cho vay để
xem xét, giải quyết.
3. Thực trạng hiệu quả cho vay hỗ trợ việc làm của Chi nhánh NHCSXH
TP Hà Nội.
a. Doanh sè cho vay và dư nợ.
Nguyễn Thị Bích Léc - 18 -
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Để triển khai cho vay, Chi nhánh Hà nội đã phối hợp tốt với cơ quan Lao động
Thương binh xã hội trên địa bàn thực hiện doanh sè cho vay trong 3 năm đạt 211 tỷ
đồng, đã thu hót được 71.545 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Dư nợ đến
31/12/2005 đạt 103,6 tỷ đồng (tăng 91,45% so với thời điểm nhận bàn giao). Dư nợ
bình quân 1 hộ đạt 7 triệu đồng (bình quân 1 hộ tạo ra 1,2 lao động mới).
Về quy mô cho vay nói trên vẫn cần có sự tăng trưởng tốt hơn nữa vì
hầu hết các món vay đều có giá trị nhỏ so với một các chi phí bình quân tạo ra
một việc làm mới hoặc là chi phí bình quân để mở rộng quy mô SXKD. Giá
trị một món vay HTVL trung bình năm 2005 là 7 triệu đồng/món vay/hộ, tăng
so với giá trị một món vay HTVL trung bình năm 2004 là 5,7 triệu đồng/món
vay/hộ (năm 2003 là 3,8 triệu đồng/món vay/hộ). Điều này chứng tỏ các hộ
gia đình đã có kế hoạch sử dụng vốn vay quy mô hơn nhằm đảm bảo nhu cầu
tiêu dùng trung bình hàng tháng của một hộ gia đình có bốn nhân khẩu ở khu
vực thành thị.
b. Khả năng thu hót lao động của các dự án.
Nguyễn Thị Bích Léc - 19 -
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong năm 2005, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đạt 100% chỉ tiêu về
doanh sè cho vay HTVL do TP đặt ra. Điều này càng khẳng định rằng cho
vay HTVL trên địa bàn Thủ đô đang báo hiệu những tín hiệu tích cực làm

động lực khích lệ cho toàn hệ thống NHCSXH trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo và một tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tổng nguồn vốn cho vay HTVL trong
năm 2005 đã đáp ứng cho vay 2.609 dù án với 44.977 hé được vay vốn và thu
hót được 71.545 việc làm mới. Những con số trên phản ánh khả năng thu hót
thêm lao động của một hộ kinh tế gia đình là không cao. Tuy nhiên, với quy
mô vốn vay chỉ khoảng 7 triệu đồng/hộ thì khả năng thu hót thêm một lao
động và tạo thu nhập thường xuyên cho lao động đó đã là một cố gắng rất lớn
của một hộ kinh tế gia đình. Quy mô vốn vay nhỏ xuất phát từ cả hai phía:
bên vay vốn kém tự tin vào năng lực của bản thân và thực sự chưa có kế
hoạch nghiêm túc vay vốn để làm ăn, mở rộng quy mô SXKD. Nhiều khi,
mục đích vay vốn ưu đãi chỉ nhằm thỏa mãn quyền lợi của mình là đối tượng
chính sách. Bên bảo lãnh thì e ngại bị liên đới chịu trách nhiệm hoặc mất uy
tín với những món vay được tín chấp mà không trả được nợ.
c. Khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo định hướng được khuyến
khích của Thành phố Hà Nội.
Chuyển dịch cơ cấu lao động là một trong 3 chỉ tiêu của mục tiêu tỷ lệ
thất nghiệp thấp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2001-2005.
Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu lao động chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu đầu tư trong đó chuyển dịch cơ cấu đầu tư được coi là nền tảng cho các
tiến trình kia. Nhận thức được ý nghĩa đó, cho vay HTVL đã góp phần tích
cực vào những tiến trình chuyển dịch trên bằng cách chủ động ưu tiên cho các
dự án vay vốn phát triển làng nghề truyền thống, các dự án vay vốn đầu tư
cho việc chăn nuôi như nuôi lợn, nuôi bò sữa, nuôi. Vốn vay ưu đãi của Chi
nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã góp phần thay đổi tập quán kinh tế lâu đời của
người dân chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi và chế biến sản phẩm đặc biệt
là các hộ dân ở khu vực ngoại thành.
Nguyễn Thị Bích Léc - 20 -
20
Chuyên đề tốt nghiệp
4. Đánh giá hiệu quả cho vay hỗ trợ việc làm của Chi nhánh NHCSXH

TP Hà Nội.
4.1 Những kết quả đạt được của công tác cho vay HTVL của Chi nhánh
NHCSXH TP Hà Nội.
a. Tạo ra một kênh dẫn vốn ưu đãi riêng cho thị trường lao động thủ đô.
Nguyễn Thị Bích Léc - 21 -
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Nội không chỉ là một TP có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao
nhất của cả nước mà đồng thời cũng là khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao.
Trước tình hình này, TP đã xác định: tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm là
ưu tiên chiến lược của Thủ đô. Có nhiều hình thức HTVL trên địa bàn Thủ đô
như: các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề do các tổ chức Đoàn Thanh niên,
Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tổ chức và thực hiện; Trung
tâm HTVL với mục đích tư vấn, hướng dẫn chủ dự án lập kế hoạch SXKD;
Cho vay vốn Quỹ Quốc gia HTVL do KBNN thực hiện; Quỹ hỗ trợ phát triển
cho vay các dự án có lợi cho sự phát triển của Quốc gia và do đó cũng thu hót
lao động. Nhưng chỉ đến khi có sự ra đời của NHCSXH TP Hà Nội thì hoạt
động cho vay HTVL trên địa bàn Thủ đô mới thực sự khởi sắc. Kết quả là
trong năm 2005, sè lao động được giải quyết việc làm từ nguồn vốn cho vay
HTVL thuộc Quỹ Quốc gia đạt 71.545 nguời. Người lao động Thủ đô trước
kia chỉ được tiếp cận với các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề hoặc cho vay
vốn ưu đãi đối với các đối tượng tham gia Hội đoàn thể. Bên cạnh đó, công
tác giải ngân vốn vay, thu nợ vay được KBNN Hà Nội đảm nhận. Do không
phải là một TCTD chuyên trách nên công tác thẩm định dự án vay vốn, cho
vay, thu nợ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chính vì vậy, hình
thức tín dụng chính sách cho vay HTVL là một yêu cầu được đặt ra cấp thiết
nhằm thực hiện thành công các chỉ tiêu về giảm hộ nghèo, giảm thất nghiệp
của Thủ đô. Từ nay, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội sẽ là một địa chỉ đáng
tin cậy của người dân Thủ đô khi họ thất nghiệp nhưng vẫn có nhu cầu làm
việc hoặc có nhu cầu vay vốn mở rông quy mô SXKD nhỏ của mình. Ở đây,

họ được hỗ trợ về tài chính với giá của món vay khá rẻ và đi kèm với nó là
các dịch vụ tư vấn về ngành nghề SXKD và phương thức tiến hành nó sao cho
có lãi.
b. Thực hiện một chính sách cho vay hỗ trợ việc làm khá phù hợp với người
lao động Thủ đô.
Nguyễn Thị Bích Léc - 22 -
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Chính sách cho vay HTVL đã được thực hiện khá tốt tại NHCSXH TP
Hà Nội. Theo đó, người lao động được tiếp cận với vốn vay mà chỉ phải trả
một mức lãi suất thấp, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi hoặc vay vốn của
các NHTM với lãi suất thị trường.Vì thế, sản phẩm của cơ sở SXKD đó khó
có thể cạnh tranh trên thị trường về giá và về chất lượng sản phẩm. Chính
sách cho vay ưu đãi đối với kinh tế hộ gia đình được nới lỏng về mức cho vay
chỉ cần tín chấp là 20 triệu đồng trở xuống. Lãi suất cho vay của NHCSXH
thấp hơn cả mức lãi suất huy động trung bình trên thị trường là hình thức hỗ
trợ hết sức ưu đãi cho các khách hàng vay vốn. Trong khi đó, họ còn nhận
được những lời khuyên, lời tư vấn về cách thức làm ăn có hiệu quả để đem lại
thu nhập cho bản thân và gia đình. Kết quả là, cho đến hết năm 2005, ngoài
các khoản nợ quá hạn và khoanh nhận bàn giao từ KBNN Hà Nội thì
NHCSXH Hà Nội chưa để xảy ra một tình trạng nợ xấu nào mà không giải
quyết và thu hồi được trên địa bàn Thủ đô.
c. Góp phần nâng cao hệ số sử dụng vốn ưu đãi, giúp vốn ưu đãi nhanh
chóng đến được tay người dân.
Trước đây, vốn ưu đãi HTVL chuyển đến tay những đối tượng chính
sách thông qua kênh KBNN Hà Nội. Mặc dù, không thể phủ nhận được rằng:
trong giai đoạn phôi thai của nghiệp vụ cho vay HTVL, cơ quan này đã góp
phần không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ vay
vốn. Tuy nhiên, do không phải là một tổ chức tín dụng chuyên trách, KBNN
Hà Nội chưa xây dựng được một kênh dẫn vốn HTVL sao cho thông suốt và

hiệu quả. Chính vì vậy, tiến trình thực hiện công tác cho vay này còn chậm
chạp và để xảy ra nhiều món nợ xấu, nợ khoanh mà cho đến nay, Chi nhánh
NHCSXH TP Hà Nội chưa giải quyết dứt điểm được. Hệ số sử dụng vốn ưu
đãi của Chi nhánh cao hơn hẳn hệ số này tại KBNN Hà Nội thể hiện qua
doanh sè cho vay và số lượng khách hàng vay vốn trong mối quan hệ tương
xứng với chất lượng món vay (Chi nhánh chưa để xảy ra một món nợ xấu nào
trong năm 2005 ngoại trừ các khoản nợ xấu nhận bàn giao từ KBNN Hà Nội).
Nguyễn Thị Bích Léc - 23 -
23
Chuyên đề tốt nghiệp
d. Góp phần tích cực vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của Thủ
đô.
Nguồn vốn cho vay HTVL của NHCSXH Hà Nội đã góp phần tích cực
vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn Thủ đô
đặc biệt ở khu vực ngoại thành thông qua việc quan tâm, khuyến khích việc
triển khai các dự án vay vốn phát triển các làng nghề truyền thống và đầu tư
chăn nuôi các con vật có mức cầu thường xuyên như lợn, bò, gà, cá, chế xuất
thực phẩm và dự án trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, làm
nguyên liệu chế biến cho các nhà máy hoa quả và làm hàng xuất khẩu. Nói
tóm lại, vốn vay ưu đãi của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đang góp phần
vào tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của Thủ đô nhằm
tạo công ăn việc làm ổn định và thu nhập thường xuyên cho người lao động
Thủ đô.
e. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguyễn Thị Bích Léc - 24 -
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Cho vay HTVL không chỉ đơn thuần là hoạt động cấp vốn ưu đãi cho
đúng đối tượng chính sách theo quy định của Chính phủ mà sâu xa hơn, tiếp
cận với vốn vay NH nhất là vốn vay ưu đãi của NHCSXH các đối tượng vay

vốn sẽ được tư vấn, hướng dẫn cách làm ăn có lãi, cách lập dự án có hiệu quả
bởi các chuyên gia NH. Hơn nữa, bản thân người lao động khi tù tin vay vốn
NH để làm ăn và chịu trách nhiệm trả lãi cộng gốc vay thì cũng có nghĩa là tự
tin vào tính khả thi của dự án vay vốn. Hầu hết các món vay có hiệu quả đều
xuất phát từ những cơ sở làm có kế hoạch, kinh nghiệm và nguồn nhân lực có
chất lượng. Bên cạnh đó, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội cũng thực hiện cho
vay vốn đối với người đi lao động xuất khẩu. Chi nhánh có trách nhiệm kiểm
tra tính xác thực của hợp đồng xuất khẩu lao động giữa đơn vị cung ứng và
đối tượng đi lao động xuất khẩu. Qua hoạt động tài trợ này, Chi nhánh
NHCSXH TP Hà Nội đã gián tiếp nâng cao chất lượng lao động thông qua
việc tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động SXKD chuyên nghiệp.
Tay nghề cao có được không chỉ nhờ vào việc tham gia học tập trong các
trường, líp đào tạo nghề mà còn liên quan đến bề dày kinh nghiệm tích luỹ
được trong môi trường làm việc. Vốn vay ưu đãi của NHCSXH tạo cơ hội cho
người lao động được lao động trong một môi trường tốt nhất. Đó là các cơ sở
SXKD quy mô lớn và hoạt động chuyên nghiệp với các trang thiết bị làm việc
tiên tiến.
g. Góp phần cải thiện đời sống cho người dân được vay vốn và giải quyết
các vấn đề xã hội.
Nguyễn Thị Bích Léc - 25 -
25

×