Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập hỗn hợp chương Halogen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.38 KB, 3 trang )

PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ẨN, GIẢI HỆ
Bước 1: Qui đổi các số liệu bài toán cho như khối lượng, thể tích khí,… về số mol ( nếu có)
Bước 2: Viết các phương trình phản ứng
Bước 3: Gọi x, y,… là số mol chất cần tìm
Bước 4: Dựa vào dữ liệu => Lập hệ phương trình , giải hệ phương trình
Bước 5: Từ số mol (x, y,…) tính các giá trị đề bài yêu cầu
Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al trong dung dịch HCl 10%. Sau phản
ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7 g.
a) Tính khối lượng và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
b) Lượng axit còn dư trong dung dịch sau phản ứng được trung hoà vừa đủ bởi 100 ml dung
dịch KOH 0,02M. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng?
Bài 2. Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với
dung dịch AgNO
3
0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa.
a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu?
b) Tính thể tích dung dịch AgNO
3
cần dùng?
Bài 3. Cho 9,14 gam hợp kim gồm Cu, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 4M
dư thì thu được 1 khí A, 1 dung dịch B và 1 phần không tan C có khối lượng 2,84 gam.
a) Xác định A, B, C?
b) Xác định % mỗi kim loại có trong hợp kim, biết rằng khối lượng Al gấp 5 lần khối lượng
Mg ?
c) Tính khối lượng dung dịch HCl 2M cần dùng biết dung dịch HCl có d=1,2 g/ml?
Bài 4. Cho 16,5 gam hỗn hợp muối Na
2
S và Na
2
SO
3


tác dụng với 100 ml dung dịch HCl
đun nóng ta được hỗn hợp khí có tỉ khối đối với hiđro là 27. Lượng axit dư trung hoà vừa đủ
500 ml dung dịch NaOH 1M.
a) Tìm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?
b) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl?
Bài 5. Cho 16g hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thì thu
được 8,96lit khí ở đktc. Vậy khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp trên lần lượt là:
Cho 0,56g hỗn hợp A gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư .Sau phản ứng thu được
224ml khí H
2
đkc.
a) Viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng
b) Tính thành phần % của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Bài 6. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO người ta phải dung vừa hết 600ml dd
HCl 1M và thu được 0,2mol khí H
2
.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, cho biết phản ứng nào là phản ứng oxh-
khử.
b) Xác định khối lượng của Zn và ZnO trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 7. Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe
2
O
3
bằng một lượng dd HCl vừa đủ, thu được
1,12 l hidro (đktc) và dd X. Cho dd X tác dụng với dd NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem
nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Tìm khối lượng chất rắn
Y.
Bài 8. Hoà tan 28,8 gam hỗn hợp bột Fe
2

O
3
và Cu bằng dd HCl dư(không có oxi), đến khi
phản ứng hoàn toàn còn 6,4 gam Cu không tan. Tìm khối lượng Fe
2
O
3
và Cu trong hỗn hợp
ban đầu.
Bài 9. Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng là 2,17 gam tác dụng hết với
dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít H
2
ở đktc. Tìm khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản
ứng.
Bài 10. Cho 14,4g hỗn hợp X gồm Cu và CuO tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl
0,4M. Vậy khối lượng của đồng trong hỗn hợp trên là:
Bài 11. Hoà tan hoàn toàn 1,36 gam hỗn hợp CaO và CuO vào lượng vừa đủ 400ml dung
dịch HCl 0,1M
a) viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp?
c) Tính khối lượng các muói tạo thành sau phản ứng?
Bài 12. Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp Fe và Fe
2
O
3
bằng dung dịch HCl 10% (d=1,1
g/ml) sau phản ứng thu được 2,24 lit H
2
(đktc).
a) Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp?

b) Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi
không đáng kể).
Bài 13. Hòa tan hết m gam hh A gồm có Fe và một KL (M) bằng dd HCl thu được 1,008 lit
H
2
( đktc ) và dd B. Cô cạn B thu được 4,575g hh muối khan. Tìm giá trị của m.
Bài 14. Hòa tan hoàn toàn 2,175g hh gồm 3 kim loại : Zn, Mg , Fe vào dd HCl dư thấy
thoát ra 1,344 lit khí H
2
( đktc ). Cô cạn dd thu được sau pư thì được m gam muối khan . Giá
trị của m là bao nhêu?
Bài 15. Hòa tan 26,6g hỗn hợp hai muối NaCl, KCl vào nước thành 500g dung dịch A. Cho
dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch A thì được 57,4g kết tủa. Tính C% của mỗi muối trong
dung dịch A.
Bài 16. Cho cho 500 ml dung dịch chứa 4,25g AgNO3 vào 500ml dung dịch HCl 1M. Tính
nồng độ các chất thu được sau phản ứng.
Bài 17. Khi điện phân dung dịch muối ăn bão hòa để sản xuất xút, người ta thu được 560 lít
khí clo (đktc). |Tính khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl đã dùng để điện phân.
Bài 18. Cho hỗn hợp gồm Cu, Mg vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) không
màu và một chất rắn không tan B. Dùng dung dịch H2SO4đặc nóng để hòa tan hoàn toàn chất
rắn B thu được 2,24 lít khí SO2(đktc).
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
Bài 19. Cho 19g hỗn hợp KF, KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4đặc thu được 6,72 lít
khí đktc. Xác định thành phần % theo khối lượng của hõn hợp muối.
Bài 20. Xác định nồng độ % của dung dịch KBr biết rằng 4,48 lít khí clo đktc đủ để tác dụng
hết với KBr có trong 88,81 ml dung dịch KBr đó (D = 1,34g/ml).
Bài 21. Cho 200g dung dịch AgNO3 8,5% (D = 1,025g/ml) tác dụng với 300ml dung dịch
HCl. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng
Bài 22. Cho lượng dư AgNO3 tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl

0,1 M. Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
Bài 23. Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr . Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3dư thì
tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khới lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng. Tính thành phần
% theo số mol của naCl trong hỗn hợp đầu.
Bài 24. Cho 500ml dung dịch AgNO3 0,5M tác dụng với 200g dung dịch HCl 5,475%.(D =
0,5g/ml).
a. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
b. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng.
Bài 25. Cho 10,000 lit hiđro và 6,720 lit clo (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hoà
tan sản phẩm vào 385,400 gam nước ta thu được dung dịch A. lấy 50,000 gam dung dịch A
cho tác dụng với dung dịch AgNO
3
( lấy dư) thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của
phản ứng giữa hiđro và clo?
Bài 26. Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào
500 ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường) thu được dung dịch X.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Xác định nồng độ mol/lit của những chất có trong dung dịch X. Biết rằng thể tích của dung
dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
c) Tính khối lượng từng chất trong chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X?
Bài 27. Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng có 2 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc đựng 100 ml dung dịch
HCl 2M. Cho vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO
3
và vào cốc thứ hai 20 gam MgCO
3
. Sau khi
phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn ở vị trí cân bằng hay không? Viết phương trình phản ứng và
giải thích?
Bài 28. Cho 12,1 g hỗn hợp 2 kim loại A, B có hoá trị (II) không đổi tác dụng với dung dịch
HCl tạo ra 0, 2 mol H

2
.
Hai kim loại đó là
A. Ba và Cu. B. Mg và Fe. C. Mg và Zn. D. Fe và Zn.

×