LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là phương thức hoạt động
diễn ra thường xuyên, liên tục. Cạnh tranh trở thành công cụ hữu hiệu để
nuôi dưỡng các doanh nghiệp làm ăn tốt, nâng cao hiệu quả và phát triển
kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trở thành nhiệm vụ trọng tâm chủ
yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta.
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp nói riêng cuối cùng được thể hiện cụ thể ở khả năng cạnh
tranh của hàng hoà và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những năm đổi mới chúng ta đã hình thành nền kinh tế thị trường, tạo
ra nhiều hàng hoá và dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn
mở rộng xuất khẩu. Nhiều sản phẩm Việt Nam đã được thị trường trong và
ngoài nước chấp nhận, mở rộng thị phần, tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy
nhiên thị trường càng phát triển, hội nhập càng sâu rộng thì cạnh tranh càng
gay gắt, thách thức càng lớn. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn
đứng vững trên thị trường và phát triển hơn nữa phải thực hiện định hướng
theo thị trường. Muốn vậy các hoạt động Marketing phải được coi trọng vì
nó có chức năng là cầu nối giữa hàng hoá với thị trường. Hoạt động
Marketing là một trong bốn chức năng quan trọng quyết định sự sống còn
của doanh nghiệp.
♠ thì việc nghiên cứu thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
thạch rau câu, từ đó đưa ra một số giải pháp Marketing- Mix càng mang ý
nghĩa thiết thực hơn. Do vậy người viết đã chọn đề tài “Một số giải pháp
Marketing- Mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thạch
rau câu của công ty TNHH Việt Thành”
Bố cụ của đề tài gồm 3 phần:
Chương I:
Tổng quan về thị trường Thạch rau câu và Marketing- Mix cho sản phẩm
Thạch rau câu ở Việt Nam.
Chương II:
Thực trạng Marketing- Mix của công ty TNHH Việt Thành.
Chương III:
1
Một số giải pháp Marketing-Mix nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty TNHH Việt Thành.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THẠCH RAU CÂU VÀ
MARKETING- MIX CHO SẢN PHẨM THẠCH RAU CÂU Ở VIỆT NAM.
1. Khái quát về thị trường thạch rau câu ở Việt Nam.
1.1. Nhu cầu:
Thạch là mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho mọi đối tượng khách hàng. Do đó
cũng như thị trường bánh kẹo, thị trường sản phẩm thạch đang ngày càng trở
lên sôi động hơn bởi tốc độ tăng dân số, mức tăng thu nhập… Nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm thạch phụ thuộc vào các yếu tố: lứa tuổi, giới tính, thu nhập,
thời tiết, khí hậu… và đặc biệt là sở thích cá nhân. Trên thị trường thạch
Việt Nam hiện đang có các loại thạch rau: thạch rau câu, thạch dừa và thạch
sữa chua. Danh mục sản phẩm thạch ngày càng phong phú và đa dạng phục
vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và khó tính của người tiêu dùng. Các sản
phẩm thạch thường được được tiêu thụ mạnh từ tháng 4 đến tháng 10,vào
mùa nóng và đặc biệt mạnh vào dịp cuối năm, dịp tết Nguyên Đán.
Có thể nhận thấy rằng thị trường sản phẩm thạch ở Việt Nam mới
thực sự sôi động 3 năm trở lại đây.Theo các nhà nghiên cứu thị trường thì
sản phẩm thạch mới ở thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ
sống của sản phẩm. Đối tượng biết đến nó nhiều nhất chủ yếu tập trung ở
các tỉnh, thành phố, các trung tâm công nghiệp, trung tâm văn hóa, chính
trị…Mức độ thông tin hay mức độ biết đến sản phẩm thạch ở nông thôn
vùng sâu và vùng xa là rất ít.
Sản phẩm thạch chủ yếu được tiêu dùng cho điểm tâm và mang tính
chất phụ thêm thoả mãn sở thích cá nhân sau bữa ăn cũng như trong những
ngày vui như: sinh nhật, lễ hội, tết..
1.2 Cung- Đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường thạch Việt Nam hiện nay có nhiều nhà sản xuất, nhà
nhập khẩu phân phối các sản phẩm về thạch. Tuy nhiên theo nghiên cứu của
người viết thì có thể chia ra làm 2 phân đoạn thị trường như sau:
Thứ nhất là các nhà sản xuất và cung ứng các sản phẩm thạch phục vụ
đoạn thị trường có thu nhập thấp và trung bình. Tập trung ở đoạn thị trường
này chủ yếu là các nhà sản xuất trong nước bao gồm: công ty TNHH Long
Hải- Hải Dương, công ty TNHH Bốn Mùa-TPHCM, công ty Mỹ Liên…
2
Các công ty phục vụ đoạn thị trường này được coi là các nhà phục vụ đoạn
thị trường dưới với chất lượng của sản phẩm ở mức trung bình và giá cả
trung bình(15.000 đồng/1kg).
Thứ hai là các nhà sản xuất thạch trong nước và các nhà nhập khẩu
thạch từ nước ngoài phục vụ đoạn thị trường có mức thu nhập từ khá trở lên.
Tập trung ở đoạn thị trường này chủ yếu là các nhà nhập khẩu như: nhà nhập
khẩu và phân phối sản phẩm thạch mang thương hiệu Newchoice do công ty
Sheng Hsiang Jenfoods.,Ltd sản xuất; công ty TNHH An Gia- Nguyễn Ngọc
Nại- Thanh Xuân- Hà Nội nhập khẩu và phân phối sản phẩm thạch mang
thương hiệu Perfetty do công ty Stang Industries(Đài Loan) sản xuất; công
ty TNHH Việt Thành sản xuất và nhập khẩu phân phối sản phẩm thạch
mang thương hiệu Pokefood và ABC do công ty Stang Industries(Đài Loan)
sản xuất.
Như vậy có thể nói một vài nét tổng quan về thị trường thạch ở Việt Nam
như sau:
- Thị trường thạch Việt Nam đang trở nên sôi động trong sự cạnh
tranh của các nhà sản xuất trong nước với các nhà nhập khẩu sản
phẩm từ nước ngoài.
- Sản lượng thạch được cung ứng ra thị trường năm 2003 ước tính
đạt 251.072 tấn. Dân số Việt Nam với 83 triệu người năm 2003 thì
lượng thạch trung bình mà một người dân trung bình tiêu dùng sẽ
là 3,2kg/1người/1năm.
- Thị phần mà các công ty nắm giữ được phân bổ trên thị trường
thạch Việt Nam như sau: Long Hải(30%); Newchoice(20%); Poke
Foods và ABC(25%); Perfetty(7%); TenTen(10%); khác(8%).
Tóm lại, trên cơ sở phân tích tình hình thị trường cũng như những
mục tiêu của công ty TNHH Việt Thành thì các công ty cạnh tranh trực tiếp
là các công ty nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài: Newchoice, Perfetty. Tuy
nhiên cùng với chiến lược dài hạn của công ty là từng bước thay thế sản
phẩm nhập ngoại bằng sản phẩm sản xuất trong nước. Do đó trên đoạn thị
trường dưới( đoạn thị trường có mức thu nhập thấp và trung bình) cũng là
đoạn thị trường mà công ty phục vụ, mức giá trung bình cho sản phẩm thạch
sản xuất trong nước là 17.000 đồng/1kg.
2. Marketing-Mix cho sản phẩm thạch rau câu ở Việt Nam.
Mặc dù thị trường thạch mới thực sự sôi động và phát triển 3 năm trở
lại đây nhưng đã đạt được những bước tăng trưởng rất khả quan. Điều này
cho thấy hiệu quả của các hoạt động Marketing- Mix góp phần mang lại
3
thành công cho các công ty sản xuất và kinh doanh mặt hàng thạch. Tuy
nhiên bên cạnh những kết quả đạt được những tồn tại là khó tránh khỏi trong
hoạt động Marketing-Mix của các công ty.
2.1.Những kết quả đạt được:
*Về thương hiệu:
Theo kết quả nghiên cứu 500 doanh nghiệp trên toàn quốc của báo Sài
Gòn Tiếp Thị và Câu lạc bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao
cho thấy :
-Doanh nghiệp nhận thức thương hiệu là quan trọng:
+Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng đây là một việc quan trọng
chỉ đứng sau việc phát triển sản phẩm mới. Phần lớn nhất trí cao rằng
thương hiệu mạnh giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
+Uy tín và chất lượng sản phẩm là hai yếu tố mà các nhà doanh
nghiệp nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến thương hiệu(63,4%) và họ tin rằng
một thương hiệu tốt giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm
và yên tâm hơn khi mua và sử dụng,điều này giúp cho doanh nghiệp phân
phối sản phẩm dễ dàng hơn và dễ thu hút khách hàng mới cũng như mở rộng
thị trường mới.
*Chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.
Cùng với tiến trình phát triển kinh tế đất nước, các nhà sản xuất và
nhập khẩu sản phẩm thạch cũng đã nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách
trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có
chất lượng tốt, mẫu mã, kiểu dáng đẹp phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú và ngày càng “ khó tính” của
người tiêu dùng. Nếu như trước đây người tiêu dùng chỉ biết đến sảnphẩm
thạch dừa thì nay đã có thêm thạch rau câu và thạch sữa chua với đủ các
chủng loại và phong phú về mẫu mã. Đây là một thành công rất lớn của sản
phẩm thạch thể hiện qua sản lượng bán ra thị trường với sản lượng bán năm
2003 là 251.072 tấn.
*Giá cả.
Hầu hết các công ty đã sử dụng phương pháp định giá dựa vào chi
phí:
Giá bán= Giá gốc+ Chi phí + Lãi
4
Đây là phương pháp định giá đơn giản, dễ làm nhưng nó sẽ không
phát huy tối đa khả năng đáp ứng thị trường nếu như không sử dụng nhiều
tiêu thức khác để định giá( tâm lý tiêu dùng, độ co giãn của cầu theo giá…)
Đối với Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế đất nước, một đất
nước đang phát triển thì mức thu nhập của người dân chưa cao, do đó thị
trường thường nhạy cảm với giá. Đây là một điều kiện tiền đề cho các quy
định về giá đạt tính hiệu quả của nhà sản xuất và phù hợp với người tiêu
dùng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt để trụ vứng và phát triển.
*Phân phối
Sản phẩm thạch rau câu được phân phối rộng rãi trên toàn thị trường trong
nước từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Điều này cho thấy hiệu
quả phân phối của các công ty là rất lớn.
2.2 Những tồn tại:
Hoạt động Marketing-Mix của các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh thạch còn thiếu tính chuyên nghiệp, còn tồn tại nhiều vấn đề cần được
khắc phục:
- Sản phẩm : mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm nhưng còn tồn tại những hạn chế về mẫu mã, bao gói, kích
thước…Bản thân sản phẩm vẫn còn hiện tượng mất mầu,bong nhãn,…chưa
được giải quyết triệt để.
- Phân phối:hiệu quả trong tổ chức kênh còn nhiều sự điều chỉnh.
Hiện tượng bán lấn địa bàn còn thường xuyên xảy ra, các dòng chảy trong
kênh thiếu hiệu quả,các xung đột mâu thuẫn giữa các thành viên trong kênh
chưa được giải quyết thoả đáng.
- Xúc tiến hỗn hợp: các chương trình xúc tiến khuếch trương chưa
đựơc quan tâm đúng mức, các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi còn manh
mún và thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa có bộ phận chuyên trách về tiếp thị
và thương hiệu.
3.Xu hướng phát triển của sản phẩm thạch rau câu trong tương lai
Thị trường khách hàng người tiêu dùng sản phẩm thạch luôn biến đổi
và vận động theo thời gian. Tuy nhiên sự vận động ấy cũng tuân theo những
quy luật và hình thành nên những xu hướng nhất định. Người viết xin nêu ra
một số xu hướng thị trường có tác động đến hoạt động sản xuất và kinh
doanh của các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm thạch.
Thứ nhất, xu hướng coi trọng yếu tố tinh thần. Xu hướng này được thể
hiện qua mối quan hệ giá cả- chất lượng dần chuyển sang mối quan hệ hình
5
thức- giá cả. Người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn về hình thức, mẫu mã sản
phẩm, ít quan tâm hơn đến yếu tố chất lượng sản phẩm. Điều này không có
nghĩa là người tiêu dùng dễ dãi hơn khi chọn chất lượng sản phẩm mà vì họ
nhận thức rằng với công nghệ sản xuất thạch hiện đại thì chất lượng sản
phẩm giữa các thương hiệu không có sự khác biệt rõ ràng, hình thức nói lên
giá trị sản phẩm.
Thứ hai, xu hướng đơn giản gọn nhẹ.Ngày nay cuộc sống bận rộn,
người tiêu dùng ít có thời gian tự phục vụ bữa ăn hàng ngày, đặc biệt món ăn
được ưa chuộng. Mặt khác người dân ngày càng tham gia nhiều vào các
cuộc picnic. Nhu cầu ăn nhẹ phục vụ các chuyến picnic tăng, người tiêu
dùng ưu tiên lựa chọn cho các loại thực phẩm có tính mát,dễ mang, dễ sử
dụng… phù hợp với sở thích tiêu dùng của họ.
Thứ ba, xu hướng tăng mức tiêu dùng thạch dành cho những người ăn
có độ ngọt nhẹ…Thực tế cho thấy, kinh tế xã hội phát triển, mức sống của
con người được nâng cao, nhu cầu về dinh dưỡng đáp ứng đủ, con người
muốn trở lại thời kỳ” kham khổ’’, hạn chế mức tiêu dùng thực phẩm có chất
dinh dưỡng cao để giữ sức khoẻ và hình thể. Thạch có hàm lượng chất dinh
dưỡng không cao, đã đáp ứng được nhu cầu đó.
Thứ tư, xu hướng tự nhiên hoá món ăn.Cuộc sống bận rộn, căng
thẳng, không những làm cho người ta mong muốn trở về với khung cảnh tự
nhiên để sống và nghỉ ngơi mà còn làm cho họ tự nhiên hoá trong các món
ăn của mình. Thạch có hượng vị hoa quả, cam, chanh, nho…hay có hình
quả, có chứa hoa quả, màu sắc hài hoà gần gũi với thiên nhiên được người
tiêu dùng thích và lựa chọn.
6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING- MIX CỦA CÔNG TY
TNHH VIỆT THÀNH.
1.Thị trường mục tiêu.
1.1.Phân khúc thị trường.
Thạch là mặt hàng thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm được tiêu dùng
hàng ngày của đa số người dân không phân biệt tuổi tác, giới tính, trình độ,
nghề nghiệp…Do đó khi tham gia kinh doanh sản phẩm thạch công ty rất
khó để có thể phân biệt các nhóm khách hàng cụ thể. Tuy nhiên công ty
TNHH Việt Thành đã sử dụng các biến số về lứa tuổi, giới tính và thu nhập
để phân đoạn thị trường:
*Phân theo lứa tuổi.
Chúng ta nhận thấy rằng người tiêu dùng ở mỗi lứa tuổi khác nhau có
trình độ nhận thức và ý thức cá nhân khác nhau, do đó có những đặc trưng
về hành vi mua và sử dụng sản phẩm khác nhau. Cụ thể như sau:
- Lứa tuổi nhi đồng( Trước khi đi học):
Ở lứa tuổi này, ý thức cá nhân ở các em đã bắt đầu hình thành. Đối
với những món đồ tiêu dùng cá nhân, các em có thể thoả mãn sở thích của
mình bằng cách đòi bố mẹ mua theo ý mình hay phản đối không tiêu dùng
những hàng hoá không ưa thích mà bố mẹ mua cho. Các em thích những
hình ảnh ngộ nghĩnh như: những nhân vật hoạt hình, truyện tranh, thích màu
sắc rực rỡ, thích sự vận động, hiếu kỳ, thích khám phá và thường thể hiện
mạnh mẽ sở thích của mình. Do đó, các em chỉ tiêu dùng những hàng hoá
phù hợp với sở thích, khẩu vị của các em, không quan tâm tới yêu cầu về
chất lượng sản phẩm, giá cả, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bố mẹ của các em
vì muốn con mình vui nên trong giới hạn nhất định cũng thường đáp ứng
những yêu cầu của các em, trong đó có sản phẩm thạch.
Lứa tuổi này đa số thích tiêu dùng sản phẩm thạch vì những hình ảnh
ngộ nghĩnh được trang trí trên bao gói và các hộp bảo vệ sản phẩm như: hình
búp bê, hình các con vật poke, pikachu…Thêm vào đó là màu sắc, kiểu
dáng bắt mắt của sản phẩm cùng với tính mát dễ ăn và không nhanh chán
bởi độ ngọt dịu của sản phẩm.
Nhưng các em thường chưa mua được. Bố mẹ là người ra quyết định
có đáp ứng thoả mãn yêu cầu của các em không. Tuy nhiên bố mẹ thường
chấp nhận mua để cho các em vui.
- Lứa tuổi từ 6-15:
Lứa tuổi này các em được đến trường sống trong môi trường tập thể ,
vui chơi cùng bạn bè và phải tự rèn luyện bản thân theo chỉ dẫn của thầy cô
7
giáo nên ý thức cá nhân độc lập được hình thành. Việc mua sản phẩm tiêu
dùng cho bản thân của các em đã có sự can thiệp, đưa ra ý kiến nhiều hơn và
bố mẹ các em cũng tôn trọng ý kiến của các em . Nhiều em đã tự mua sắm
đồ dùng cho bản thân và thoả mãn, sở thích của mình trong giới hạn về tài
chính. Trong đó, thạch là món ăn mà các em thường ưa thích.
Đa số các em đòi bố mẹ mua theo ý mình và ưu tiên chọn lựa các loại
thạch có hình ảnh ngộ nghĩnh, được quảng cáo nhiều, có chương trình
khuyến mãi hấp dẫn như: tặng tập vở, bút, bó xếp hình…Tuy nhiên, các em
cũng tự mua các loại thạch đó, song thường là mua lẻ một vài chiếc hoặc
gói nhỏ.
- Lứa tuổi 15- 24:
Đây là lứa tuổi bắt đầu trưởng thành. Hầu hết họ tự mua sắm đồ dùng
cho mình, thích màu sắc tươi sáng, thích các hàng hoá liên quan đến các ban
nhạc, các đội thể thao, vận động viên nổi tiếng, thích giao lưu gặp gỡ bạn bè
và đặc biệt là thích thể hiện cá tính, phong cách của mình. Lứa tuổi này tiêu
dùng sản phẩm thạch ít thường xuyên hơn, chủ yếu trong các buổi tiệc, sinh
nhật, buổi giao lưu gặp gỡ bạn bè. Họ ưu tiên lựa chọn thạch có chất lượng
với mức giá cả hợp lý.
- Lứa tuổi 25-55:
Đây là lứa tuổi của những người trưởng thành, phần đông số họ đã có
gia đình. Việc mua sắm hàng hoá của họ thường là hành động mua có lý trí.
Loại đối tượng này mua sản phẩm thạch có thể cho con cái, tiêu dùng gia
đình hay biếu tặng. Bản thân họ thường ít tiêu dùng thạch.
- Lứa tuổi trên 55:
Lứa tuổi này thường ít mua thạch hơn, họ mua Thạch chủ yếu chỉ để
làm quà cho con cháu, còn tiêu dùng cho bản thân họ thường là thạch được
biếu tặng. Mức tiêu dùng ở lứa tuổi này thường thấp.
*Phân theo giới tính:
Người tiêu dùng là nữ giới thường tiêu dùng sản phẩm thạch nhiều
hơn nam giới.Và nữ giới thích tiêu dùng thạch có vị ngọt cao hơn nam giới.
*Phân theo thu nhập:
Sản phẩm thạch cao cấp phục vụ cho những đối tượng có thu nhập từ
mức khá trở lên như: thạch nhập ngoại ( Newchoice, ABC,Poke nhập
ngoại ). Mức giá trung bình cho 1kg Thạch rau câu mang các thương hiệu
trên là 20.000 đồng. Sản phẩm thạch phục vụ cho tầng lớp dân cư có thu
nhập trung bình và thấp như Poke nội, Long Hải, TenTen, Hải Hà… với
mức giá trung bình là 15000 đồng/kg.
1.2.Lựa chọn thị trường mục tiêu
8
Trên cơ sở phân đoạn thị trường theo các biến số lứa tuổi, giới tính và
mức thu nhập cùng với việc phân tích các đối thủ cạnh tranh. Công ty
TNHH Việt Thành đã quyết định phục vụ hai khúc thị trường mục tiêu sau:
Thứ nhất, khúc thị trường mục tiêu nhằm vào đối tượng khách hàng
có thu nhập từ khá trở lên. Với khúc thị trường này công ty đã đưa ra thị
trường sản phẩm thạch rau câu mang thương hiệu: ABC và Poke ngoại
được nhập khẩu từ Đài Loan.
Thứ hai, khúc thị trường mục tiêu nhằm vào đối tượng khách hàng có
thu nhập từ mức trung bình đến mức khá. Với khúc thị trường này công ty
đã đưa ra sản phẩm Thạch tau câu thương hiệu là Poke nội được sản xuất tại
Việt Nam theo dây chuyền công nghệ Đài Loan.
* Nhận xét.
Qua việc khảo sát thị trường và nghiên cứu tài liệu người viết nhận
thấy quyết định lựa chọn khúc thị trường mục tiêu của công ty Việt Thành là
đúng đắn. Nó đúng đắn ở chỗ không chỉ là việc phát hiện ra khoảng thị
trường còn trống ở mức giá từ 15.000đồng/1kg đến 20.000đồng/1kg mà còn
theo kịp các xu hướng tiêu dùng sản phẩm của người dân về chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Người viết xin đưa ra sơ đồ phân đoạn thị trường theo giá và chất
lượng về sản phẩm thạch rau câu của công ty TNHH Việt Thành như sau:
Giá ( nghìn đồng/kg)
20 New Choice, ABC, Poke nhập khẩu
17 Poke nội
15 Long Hải, TenTen, Mỹ Liên...
0 TB khá cao Chất lượng
Phân đoạn thị trường theo giá và chất lượng
9
10
2.Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty TNHH Việt Thành.
2.1. Đối thủ nhập khẩu:
Đối thủ nhập khẩu tập trung vào đoạn thị trường chính là đoạn thị
trường trên( đoạn thị trường có thu nhập từ khá trở lên). Newchoice được coi
là đối thủ nhập khẩu mạnh nhất. Sản phẩm mang thương hiệu Newchoice
này có xuất xứ tại Đài Loan, có thể nói đây là thương hiệu nhập khẩu xuất
hiện đầu tiên trên thị trường thạch ở Việt Nam. Do đó nó có ưu thế của
người đi trước bởi nó đã khắc hoạ được hình ảnh của một sản phẩm có chất
lượng tốt, giá cả cao trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.
Công ty TNHH Việt Thành coi đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
mình ở đoạn thị trường mục tiêu trên.
2.2. Các công ty sản xuất thạch trong nước.
Tập trung vào đoạn thị trường dưới của thị trường. Gồm các công ty
Long Hải, công ty TNHH sản xuất bốn mùa ( sản phẩm thạch rau câu mang
thương hiệu TenTen), Mỹ Liên…
Theo kết quả tìm hiểu của người viết thì Long Hải là đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất ở đoạn thị trường này. Đây là công ty sản xuất các sản
phẩm thạch được người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ rất sớm, nhất là trên
thị trường miền Bắc. Có thể nói uy tín và hình ảnh của Long Hải trong tâm
trí người tiêu dùng Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng đã được
khẳng định qua thời gian ra đời và phát triển, biểu hiện bằng thị phần chiếm
30% tổng dung lượng thị trường thạch rau câu ở Việt Nam. Sản phẩm thạch
của Long Hải được người tiêu dùng biết đến với mức độ bao phủ sản phẩm
rộng, sản phẩm phong phú đa dạng và giá rẻ.
Công ty TNHH sản xuất Bốn Mùa đưa ra thị trường sản phẩm thạch
mang thương hiệu TenTen, công ty Mỹ Liên, Hải Hà…Đây là các thương
hiệu đã có tiếng tăm nhất định trên thị trường . Tuy nhiên phần lớn trong số
11
họ đều chưa chú trọng nhiều vào việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các
chương trình Marketing còn thiếu hiệu quả. Điều này xuất phát từ rất nhiều
nguyên nhân :
- Tiềm lực tài chính.
- Coi thạch không phải là sản phẩm chính trong chiến lược mở rộng
danh mục sản phẩm của công ty.
Doanh số
Long Hải
Poke
Newchoice
ABC
0 Thấp TB Cao Lượng bán
Phân đoạn thị trường theo doanh số và lượng bán
3.Phân tích một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty TNHH Việt
Thành
3.1. Đối với Newchoice
Như đã nói ở trên, Newchoice hiện đang là thương hiệu số 1 tại thị
trường thạch ở Việt Nam. Nó là sản phẩm nhập ngoại chiếm lĩnh thị trường
thạch ở Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên nó là sản phẩm cao cấp, phục vụ
đoạn thị trường trên, do đó cho đến nay thị phần của Newchoice trên thị
trường Việt Nam chỉ chiếm 18% trong tổng dung lượng thị trường. Cùng với
thời gian xâm nhập sớm vào thị trường Việt Nam Newchoice đã khắc hoạ
được một hình ảnh về 1 thương hiệu có chất lượng cao và uy tín trong tâm
trí người tiêu dùng. Điều đó được phản ánh rất rõ trong việc quan sát hành vi
mua của người tiêu dùng ở các điểm bán và qua việc hỏi họ về mức độ biết
12
đến cũng như đánh giá sản phẩm Newchoice trên các khía cạnh:chất lượng,
mẫu mã,giá cả, ...
Như vậy tựu chung lại có thể thấy rằng điểm mạnh cơ bản của
Newchoice là:
Thứ nhất là ưu thế của một sản phẩm nhập khẩu xâm nhập thị trường
từ rất sớm, đây vừa là một thách thức vừa là một cơ hội cho họ. Thách thức
ở chỗ họ là công ty đầu tiên bước vào kinh doanh thạch tại thị trườngViệt
Nam trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự khả quan về mức
tăng trưởng .Tuy nhiên họ cũng có cơ hội là tạo dựng được chỗ đứng trước
khi có đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành. Như vậy Newchocice và một số
nhà sản xuất thạch khác là những người tạo nên sự phát triển ngày càng sôi
động cho thị trường thạch ở Việt Nam.
Thứ hai, hình ảnh và uy tín về sản phẩm có chất lượng cao, giá cao đã
được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao.
Bên cạnh những điểm mạnh Newchoice còn tồn tại những hạn chế như:
Hiện nay Newchoice được phân phối bởi một số nhà phân phối : Cửa
hàng Quang Lâm, địa chỉ số 41 ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng- Hà Nội,
doanh nghiệp tư nhân thương mại, dịch vụ Hương Thuỷ số 2/20A Cư Xá-
Lữ Gia- phường 15- Quận 11 TPHCM. Điểm khác biệt lớn nhất là hiện nay
Newchoice không có nhà phân phối chính thức mang tính chất là tổng đại lý
tại Việt Nam mà Newchoice cung cấp hàng cho những đơn đặt hàng từ phía
các nhà kinh doanh. Do vậy đây sẽ là rất khó khăn cho việc quản lý và kiểm
soát sản phẩm, giá cả và các chương trình Marketing khác. Xung đột giữa
các thành viên trong kênh và việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong
kênh sẽ là không thoả đáng và không đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.2. Đối với Long Hải
* Ưu điểm:
Công ty TNHH Long Hải là một công ty sản xuất trong nước cung
ứng sản phẩm thạch đã có chỗ đứng vững chắc từ khá lâu trên thị trường
Việt Nam nói chung và thị trường miền Bắc nói riêng. Sản phẩm thạch của
Long Hải được người tiêu dùng biết đến là một sản phẩm có chất lượng
trung bình, giá rẻ và được phân phối rộng rãi. Trong quá trình ra đời và phát
triển của công ty, công ty luôn coi đối tượng khách hàng mục tiêu là những
người dân có thu nhập thấp và trung bình. Do vậy công ty đã lựa chọn giải
pháp bao phủ thị trường rất rộng và kết quả đạt được là thị phần khá
cao( khoảng 30%) Là một công ty trong nước Long Hải rất nhạy cảm trong
việc đưa ra chính sách giá phù hợp với phần lớn thu nhập của người dân Việt
Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn. Đây là một hướng đi đúng đắn dựa trên
cơ sở phân tích về vấn đề thu nhập. Tuy nhiên sẽ là rất khó khăn nếu như
13
công ty có ý định cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cao tức là
thay đổi định vị cho sản phẩm thạch của mình.
Công ty cũng rất chú trọng đến việc phát triển danh mục sảnphẩm với
chủng loại đa dạng, mẫu mã, bao bì đa kích cỡ…
* Hạn chế:
Việc lựa chọn giải pháp chất lượng trung bình và giá cả thấp sẽ là
không phù hợp khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Sẽ là
rất khó khăn cho việc phát triển những danh mục sản phẩm có chất lượng
cao để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân vì hình ảnh của công
ty đã được ghi nhận với sản phẩm có chất lượng trung bình.
Giải pháp phân phối rộng là phù hợp khi thu nhập của người dân còn ở mức
thấp và rủi ro của việc phân phối rộng là khả năng kiểm soát và giải quyết
các mâu thuẫn giữa các thành viên trong kênh sẽ không thoả đáng vì bị phân
tán về nguồn lực.
Các chương trình xúc tiến khuếch trương tuy bước đầu đạt được những
thành công nhất định. Nhưng trong dài hạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc
biệt là chưa coi trọng vấn đề xây dựng và củng cố thương hiệu.
4. Phân tích SWOT đối với công ty TNHH Việt Thành
4.1 Điểm mạnh
- Chất lượng sản phẩm thạch của công ty TNHH Việt Thành được
người tiêu dùng đánh giá cao vì đảm bảo được các tiêu chuẩn chế
độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ
y tế.
- Thương hiệu thạch Poke Food chỉ đứng sau Newchoice và ABC
- Công ty TNHH Việt Thành có hệ thống phân phối rộng khắp trên
thị trường từ miền Bắc vào miền Trung(tới Quảng Bình), có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phân phối, am hiểu thị trường nội
địa.
- Chất lượng sản phẩm Thạch của Việt Thành tương đương với
Newchoice nhưng có lợi thế hơn về giá rẻ.
- Ban lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên còn rất trẻ có kiến
thức,năng động, nhiệt tình với công việc.
4.2. Điểm yếu.
- Nguồn vốn của công ty còn hạn chế (14tỷ) dẫn đến việc đầu tư
đồng bộ dây chuyền sản xuất hiện đại chưa được thực hiện.Điểm
yếu này cũng hạn chế việc triển khai các chương trình Marketing
do thiếu kinh phí.
14
- Sản phẩm thạch của công ty chưa phải là sản phẩm tốt nhất trên thị
trường, cũng không phải là sản phẩm có giá rẻ nhất hoặc có dịch
vụ bán hàng tốt nhất.
- Lượng sản phẩm hỏng bị trả lại còn cao.
- Tổ chức quản lý còn phức tạp, chồng chéo, gây mất nhiều thời gian
và cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Các hoạt động Marketing còn dàn trải, các chiến lược hỗ trợ còn
thực hiện đơn lẻ.
4.3. Cơ hội:
- Nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm tăng cao: Trong điều kiện nền
kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng khá cao, mức sống
người dân được nâng cao cùng với quy mô dân số lớn đã tạo ra
một dung lượng thị trường rất lớn, đây là một cơ hội tốt cho ngành
sản xuất và kinh doanh thực phẩm nói chung và sản phẩm thạch
nói riêng.
- Quá trình hội nhập AFTA tạo điều kiện mở rộng thị trường đồng
thời mua được nguyên liệu và dây chuyền công nghệ hiện đại với
giá rẻ.
4.4. Thách thức:
- Việt Nam gia nhập AFTA vào tháng 7/2003: Thị trường Việt Nam
sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Thách thức đặt ra cho
Việt Thành là công ty không những phải cạnh tranh với đối thủ
cạnh tranh trong nước mà còn có sự gia nhập của các đối thủ trong
khu vực ASEAN.
- Sự biến động của giá cả tiền tệ, đặc biệt là tỷ giá hối đoái sẽ tác
động rất lớn đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
thạch cũng như việc nhập khẩu sản phẩm thạch để phân phối.
*ý nghĩa của phân tích SWOT.
Phân tích SWOT giúp chúng ta lựa chọn được những chiến lược kinh
doanh dựa trên cơ sở tìm kiếm được những lợi thế và bất lợi nhờ việc phân
tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và các yếu tố thuộc môi trường
bên trong doanh nghiệp.
* Mục đích của phân tích SWOT
Giúp chúng ta đề xuất chiến lược kinh doanh có hiệu quả dựa trên cơ
sở phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Sơ đồ phân tích SWOT như sau:
15
Bên trong
Bên ngoài
SWOT gồm 4 yếu tố chính:
S- Điểm mạnh trong năng lực kinh doanh
W-Điểm yếu trong năng lực kinh doanh
O- Cơ hội chủ yếu quan trọng
T- Rủi ro nghiêm trọng cơ bản mà công ty phải đối mặt
Phân tích SWOT đưa ra 4 kiểu chiến lược
- Chiến lược SO: Phát huy điểm mạnh để khai thác các cơ hội thị
trường
- Chiến lược WO: Giảm thiểu hay khắc phục các điểm yếu để tận
dụng các cơ hội thị trường
- Chiến lược ST: Lợi dụng điểm mạnh để đối phó với đe doạ của thị
trường
- Chiến lược WT: Tối thiểu hóa điểm yếu để đối phó với rủi ro từ
phía thị trường.
Trên cơ sở phân tích SWOT người viết nhận thấy rằng công ty TNHH
Việt Thành được đánh giá là một trong 10 nhà phân phối hàng đầu tại thị
trường miền Bắc.Đây là một lợi thế so sánh mà ít công ty có được và là một
điểm mạnh thật sự. Thêm vào đó lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất
và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, một ngành đang có nhu cầu rất lớn
về khả năng tiêu thụ thực phẩm, đây là một cơ hội thị trường rất tốt. Do vậy
chiến lược SO- phát huy điểm mạnh để khai thác các cơ hội thị trường là
phù hợp với tình hình hiện tại của công ty.
5. Thực trạng hoạt động Marketing- Mix của công ty TNHH Việt Thành
S W
O T
16
Trước hết để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động Marketing của công
ty chúng ta cần nắm được sơ đồ tổ chức của công ty và các chức năng của
nó, đặc biệt là chức năng Marketing của công ty nhằm xem xét vấn đề thiết
lập, tổ chức, giám sát và kiểm tra các hoạt động Marketing.
17
VTC - Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức ta thấy công ty TNHH Việt Thành
chưa có phòng Marketing riêng biệt. Hoạt động Marketing chủ yếu do ban
18
Tổng giám đốc
GĐ bán hàng
GĐ tài chính GĐ sản xuất
TP bán
hàng miền
Đông Bắc
TP bán
hàng miền
Nam
TP bán
hàng miền
Tây Bắc
Tp bán
hàng miền
Trung
TP phụ
trách kem
Wall
Nhân viên bán
hàng đại lý
Đại diện mại vụ
các tỉnh
Kế toán trưởng
Kế toán các bộ phận
TP sản xuât
Nhân viên sx
lãnh đạo công ty thiết lập và chỉ đạo thực hiện. Các chương trình Marketing
mà công ty đã thực hiện đều do tổng giám đốc và các giám đốc phụ trách các
mảng khác nhau đảm nhiệm, trong đó giám đốc kinh doanh là người chịu
trách nhiệm chính. Do vậy các hoạt động Marketing của công ty vẫn chưa
mang tính chuyên nghiệp cao. Việc tổ chức thực hiện các chương trình
Marketing vẫn còn nhen nhóm. Các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân
phối hay xúc tiến hỗn hợp đều nằm ở ban lãnh đạo của công ty. Điều này có
ưu điểm là các quyết định đều được thông qua ở cấp cao nhất nhưng có thể
chưa thật sát với thực tế khi không có phòng Marketing hoạt động riêng biệt
để nghiên cứu những vẫn đề này.
5.1. Sản phẩm
*Thương hiệu:
Trong cơ chế thị trường của thời kỳ hội nhập, thương hiệu được coi
như tài sản quý của doanh nghiệp và trong các năm qua, các công ty Việt
Nam đã dần nhận thức được sự quan trọng của thương hiệu như một công cụ
cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Hiện nay cạnh tranh về thương hiệu đang
diễn ra mạnh mẽ bởi khi nói đến sản phẩm thì ta thấy rằng công cụ cạnh
tranh nổi bật nhất là thương hiệu và vì giá trị thương hiệu có thể cung cấp
các lợi thế chiến lược cho doanh nghiệp bằng nhiều cách:
- Cho phép doanh nghiệp tăng giá bán cao hơn đối thủ vốn có giá trị
thương hiệu thấp.
- Những thương hiệu mạnh sẽ có cách quyết định xử lý các sản
phẩm giá thấp và không hiệu quả.
- Thương hiệu có thể khuyến khích người mua bớt lưỡng lự trong
việc quyết định lựa chọn và làm giảm rủi ro về nhận thức của họ
đối với sản phẩm.
19
- Duy trì được sự nhận thức cao về sản phẩm của doanh nghiệp
mình.
- Thương hiệu được dùng như một đòn bẩy khi giới thiệu sản phẩm
mới.
- Thường xuyên được giải thích như là một chỉ báo của chất lượng.
- Thương hiệu có giá trị cao sẽ tạo nên sự đảm bảo cho sản phẩm
của doanh nghiệp mình trong lòng người tiêu dùng.
- Thương hiệu của doanh nghiệp mình có thể được gắn liền với hình
ảnh về chất lượng mà người tiêu dùng muốn đồng hành cùng với
nó
- Cung cấp một khả năng bảo vệ mạnh mẽ cho sản phẩm mới và
trước các đối thủ cạnh tranh mới.
- Có thể giúp cho sản phẩm bán được nhiều hơn do người tiêu dùng
đã nhận thức được nhãn hiệu của doanh nghiệp mình, chấp nhận
hình ảnh hay danh tiếng của sản phẩm và tin tưởng vào chất lượng
của nó.
- Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp cần đầu tư vào đó, cần
bảo vệ và nuôi dưỡng vó để tạo nên giá trị dài hạn lớn nhất của
doanh nghiệp.
Nhận thức và nắm bắt được tầm quan trọng của thương hiệu là tài sản
vô hình trong doanh nghiệp. Công ty TNHH Việt Thành đã huy động và tập
trung nỗ lực của mình để xây dựng thương hiệu Poke Foods cho riêng mình.
Hàng năm công ty luôn luôn giành 5% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp
cho việc xây dựng và củng cố thương hiệu.
*Chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm.
Yếu tố chất lượng sản phẩm,sản phẩm mới được các đối thủ cạnh
tranh rất chú trọng. Như đã biết thì chất lượng sản phẩm thường tỷ lệ thuận
20
với chi phí đầu vào của đa phần các công ty. Người tiêu dùng đa phần đều
mong muốn mình mua được sản phẩm có chất lượng tốt, giá tương đối phù
hợp. Những công ty có lợi thế về tài nguyên, công nghệ thường áp đảo đối
thủ của mình dựa vào tâm lý của người tiêu dùng. Đối với các công ty yếu
thế họ có thể gia tăng giá trị phụ thêm cho sản phẩm bằng các dịch vụ hỗ trợ.
Các công ty còn sử dụng yếu tố bao gói mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, tạo ra
đường nét khác biệt của sản phẩm nhằm cuốn hút người tiêu dùng. Đặc biệt
sản phẩm đối với thị trường dành cho giới trẻ thường quan tâm tới nét độc
đáo, khác biệt của sản phẩm mà họ mua và sử dụng. Yếu tố mẫu mã, kiểu
dáng, tiện lợi ngày càng được người tiêu dùng chú ý tới.
*Bao gói,dịch vụ hỗ trợ.
Bao gói là sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói ,chứa đựng, bảo vệ , bảo
quản hàng hoá,tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xếp dỡ, vận chuyển,
tiêu dùng hàng hoá. Trong điều kiên kinh tế phát triển,sản xuất lưu thông
không ngừng tăng lên về quy mô, cơ cấu sản phẩm hàng hoá và phạm vi
hoạt động ; với trình độ khoa học công nghệ bao bì ngày càng hiện đại, số
lượng, cơ cấu chủng loại bao bì được sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh thương mại ngày càng to lớn và phong phú. Bao bì gắn liền với chu
kỳ sống của sản phẩm.
* Sản phẩm: Thạch là sản phẩm chính của công ty Việt Thành hàng năm
doanh thu thạch chiếm 60% tổng doanh thu của toàn công ty. Tỷ trọng
doanh thu thạch năm 2003 như sau: Kem Wall chiếm 37%, thạch ABC
chiếm 38%, thạch Poke nhập chiếm 8,9%,thạch Poke sản xuất chiếm 6.9%,
thạch dừa cocovina chiếm 9,2%.
Việt Thành thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, các sản phẩm
chính của công ty gồm kem và thạch rau câu với các kiểu phân loại đóng gói
và trọng lượng khác nhau đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho các đối tượng
21
khác nhau, đồng thời tạo sự phong phú và nhiều sự lựa chọn cho khách
hàng.
Bảng chủng loại thạch rau câu mang thương hiệu ABC.
Số thứ tự Chủng loại Hình thức đóng gói
1 Túi 23 viên khoai môn Túi
2 Túi 23 tổng hợp Túi
3 Bút chì 5 cây Túi
4 Sữa chua 6 viên Gói
5 Sữa chua lẵng Lẵng
6 Hũ 1,5kg khoai môn Hũ
7 Hũ 1.5kg tổng hợp Hũ
8 Hũ dứa 1,1kg Hũ
9 Hũ gấu 1,35kg Hũ
10 Hũ búp bê Hũ
11 Bút chì cốc 22 cây Cốc
12 Bút chì 20 cây Túi
13 Hũ gấu 1,5kg Hũ
Bảng chủng loại sản phẩm thạch rau câu mang thương hiệu Poke.
Số thự tứ Chủng loại Hình thức đóng gói
1 Túi 0.5kg khoai môn Túi
2 Túi 0.5kg tổng hợp Túi
3 Túi 1.kg khoai môn Túi
4 Túi 1kg tổng hợp Túi
5 Thùng 9kg Thùng
6 Bút chì túi 5 cây Túi
7 Bút chì túi 22 cây Túi
8 Bút chì cốc 40 cây Cốc
9 Hũ 1.2kg khoai môn Hũ
10 Hũ 1,2kg tổng hợp Hũ
11 Hũ 1,8kg khoai môn Hũ
12 Hũ 1,8 kg tổng hợp Hũ
13 Hũ 0,65kg khoai môn Hũ
14 Hũ 0,65kg tổng hợp Hũ
22
15 Hũ búp bê Hũ
Nhìn vào bảng chủng loại sản phẩm thạch rau câu mang thương hiệu
ABC và Poke của công ty Việt Thành hiện đang phân phối ta nhận thấy công
ty thực hiện việc đóng gói qua các hình thức túi, gói, cốc, hũ, lẵng, sản phẩm
được đóng gói theo hai dạng chủ yếu là dạng ly và dạng túi que( thạch bút
chì). Theo cách nhìn của lãnh đạo công ty cũng như thị trường hiện tại đã
minh chứng thì với các dạng đóng gói là hũ và lẵng thì đối tượng tiêu dùng
của nó là người có thu nhập tương đối cao bởi giá trị của nó xét về mặt tài
chính là tương đối lớn so với sản phẩm cùng loại được đóng gói kiểu khác.
Các kiểu đóng gói này tương đối đẹp, bắt mắt cho nên công ty xác định
khách hàng chủ yếu của loại sản phẩm này là người dân ở các thành phố, thị
xã thị trấn lớn. Đặc biệt sản phẩm này được tiêu thụ khá mạnh ở Hải Phòng
và Hà Nội, thậm chí có lúc không có hàng để bán nhất là dịp cuối năm 2003.
Con số 1,1 tỷ trong tháng 12 năm 2003 đối với thạch Poke sản xuất trong
nước; 1,087tỷ tính từ cuối tháng 12/2003 đến 19/01/2004 đối với thạch
Poke sản xuất trong nước và 419 triệu đối với Thạch Poke nhập ngoại đã
minh chứng cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 2 tháng cuối
năm.
*Về chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm thạch của công ty Việt Thành người tiêu dùng biết đến và
đánh giá là sản phẩm chất lượng tốt. Để làm được điều đó ban lãnh đạo của
công ty đã phải tốn không biết bao nhiêu công sức và tiền của mặc dù đây là
lĩnh vực kinh doanh tương đối mới của công ty. Theo ban lãnh đạo của công
ty thì để đánh giá chất lượng của sản phẩm thạch cần đánh giá nó thông qua
các tiêu chí sau:
Thứ nhất là tập quán và thói quen tiêu dùng:
23
Đối với người tiêu dùng miền Nam họ có thói quen là ưa thích độ ngọt
cao còn với người tiêu dùng miền Bắc thì ưa dùng những sản phẩm có độ
ngọt thấp hơn.
Thứ hai là độ dai, độ giòn, hương thơm, vị chua,độ chua, màu sắc…
Hiện tại công ty đang sử dụng cách phân chia màu sắc dựa vào màu
sắc thiên nhiên của các loại trái cây.Công ty đã chia thành 2 màu sắc chủ đạo
là màu đục (gồm: khoai môn, chuối, ngô, dừa) và màu trong (bao gồm: dứa,
cam, dâu, ổi, vải, na…). Như vậy với cách phân chia này hiện tại công ty
đang có các loại sản phẩm chủ đạo như:thạch khoai môn và thạch tổng hợp.
Tuy nhiên sản phẩm thạch của công ty cũng cần phải khắc phục các tình
trạng: chảy nước, xì, mùi vị lạ, mất màu…Nguyên nhân của các rủi ro này
chủ yếu là do các chất được sử dụng trong sản xuất sản phẩm có thể chịu tác
động của ánh sáng mặt trời gây ra hiện tượng mất màu đối với sản phẩm, lớp
bọc sản phẩm có thể bị hở…
*Về mặt thiết lập, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát đánh giá sản
phẩm của công ty.
+ Về sản xuất: Hiện nay công ty có một giám đốc sản xuất, một trưởng
phòng sản xuất và 80 công nhân sản xuất. Giám đốc sản xuất là một người
đã tốt nghiệp ĐHKTQD chuyên ngành Marketing, đây là một lợi thế rất lớn
vì bản thân giám đốc đã từng lăn lộn trên thị trường với những gì có được từ
kinh nghiệm trên thương trường và quá trình không ngừng học hỏi của bản
thân về công nghệ sản xuất sản phẩm thạch, anh đã và đang điều hành hoạt
động sản xuất rất thành công. Các quyết định về sản xuất sản phẩm được ban
lãnh đạo bàn bạc trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng từ thị trường, đây
là cách làm rất Marketing của ban lãnh đạo. Do vậy, việc thiết lập, tổ chức
thực hiện, kiểm tra và đánh giá sản phẩm được thực hiện như sau:
24
Đầu tiên là thu thập thông tin từ thị trường về nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng, phân tích và tổng hợp chúng; tiếp đến là lên kế hoạch sản xuất
về thiết kế sản phẩm và các công việc liên quan đến sản xuất như: tổ chức
quá trình sản xuất, kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất; cuối cùng là kiểm
tra chất lượng sản phẩm và đánh giá chúng. Tất cả các công việc này được
ban lãnh đạo và nhà máy sản xuất cùng nhau tổ chức và thực hiện. Tuy
nhiên người chịu trách nhiệm chính sẽ là giám đốc sản xuất.
* Đánh giá chung về sản phẩm thạch.
Sản phẩm thạch của công ty có chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm, bao gói,
kích thước, trọng lượng...phong phú và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu sử
dụng khác nhau của người tiêu dùng.
Việc thiết lập, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá sản phẩm
được tổ chức chặt chẽ từ ban lãnh đạo tới công nhân trực tiếp sản xuất của
công ty. Một mặt đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất, mặt khác vẫn đảm
bảo chất lượng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất và đảm
bảo tốt quy định về an toàn thực phẩm của bộ y tế quy định.
Đây là cách làm đúng đắn thể hiện sự kết hợp hiệu quả giữa Marketing về
thị trường và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.
* Xét trên giác độ là nhà nhập khẩu phân phối sản phẩm thạch ABC
Hiện tại công ty TNHH Việt Thành đang phân phối sản phẩm thạch ABC
của nhà sản xuất Stanglin- Đài Loan. Việc tổ chức nhập khẩu và phân phối
thạch ra thị trường được công ty Việt Thành thực hiện trên cơ sở phân tích
nhu cầu của khách hàng tại Việt Nam. Từ đó có những điều chỉnh cho phù
hợp về sản phẩm đối với nhà sản xuất.
5.2.Giá
25