Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Những miền văn hóa du lịch Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.92 KB, 132 trang )

Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
PHẦN I. LỄ HỘI VÀ PHONG TỤC
BẢO TỒN VÀ KHÔI PHỤC CÁC LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG Ở LÀO CAI
Xác định lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá có ý nghĩa quan trọng
trong đời sống cộng đồng, từ lâu, ngành Văn hoá - Thông tin Lào Cai đã rất chú
trọng đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hoá truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Trước mùa lễ hội 2008, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh đã yêu cầu các địa
phương nơi tổ chức lễ hội xây dựng lịch tổ chức lễ hội cấp xã, phường; gửi kế
hoạch, kịch bản lễ hội cấp huyện, thành phố để tổng hợp, xây dựng thành lịch
hoạt động lễ hội chung trong toàn tỉnh đảm bảo cho việc kiểm tra, quản lý được
thống nhất.
Bên cạnh đó, ngành còn tổ chức lớp tập huấn về phương pháp tổ chức,
quản lý và phục dựng các lễ hội truyền thống cho các cán bộ phòng Văn hoá -
Thông tin - Thể thao của 9 huyện, thành phố trong tỉnh; hướng dẫn các cơ sở
thành lập Ban tổ chức lễ hội, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh, ngăn ngừa
các hiện tượng tiêu cực trong lễ hội. Nhờ đó, các hiện tượng chèo kéo khách,
dịch vụ đổi tiền lẻ, buôn bán sách bói toán, lộn xộn hàng quán và các dịch vụ vui
chơi có thưởng đã được hạn chế.
Ngoài việc tổ chức thành công các lễ hội truyền thống của các dân tộc như
Lễ hội Say Sán tại Cán Cấu - Si Ma Cai, lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Pha
Long - Mường Khương…, đối với lễ hội quy mô lớn như lễ hội Đền Thượng,
ngành đã phối hợp với UBND thành phố Lào Cai tổ chức Lễ hội Đền Thượng từ
ngày 21 - 22/02/2008 (15 - 16 tháng Giêng năm Mậu Tý) với nhiều hoạt động
phong phú, trong đó có phần trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hoá ẩm
thực và các hàng thủ công mỹ nghệ, trưng bày, triển lãm ảnh, các chương trình
văn nghệ quần chúng, trích đoạn lễ hội cổ truyền, các trò chơi dân gian truyền
thống… thu hút đông đảo du khách thập phương về đây dâng hương, chiêm bái.
Ngoài việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, ngành Văn hóa -
Thông tin tích cực khôi phục những lễ hội đang có nguy cơ bị mai một. Bảo tồn


theo phương pháp trao truyền 12 lễ hội đặc sắc, có giá trị của 7 dân tộc tiêu biểu:
Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, La Chí, Hà Nhì. Trong đó, bảo tồn 02 lễ hội chính
của người Mông gồm: Hội “Sải Sán” ở Pha Long, lễ “Nào Sồng” lễ ăn ước bảo
vệ rừng; 03 lễ hội đặc trưng của các nhóm, ngành dân tộc Dao gồm: Tết nhảy
người Dao Đỏ ở Tả Phìn - Sa Pa, Tết năm mới người Dao Tuyển - Bảo Thắng,
Hội rước hồn lúa của người Dao quần Chẹt - Bảo Yên. Đối với dân tộc Tày, tập
trung bảo tồn 03 lễ hội chính: Hội rước nước ở Bắc Hà, Hội chơi hang ở Văn
Bàn, Hội cốm ở Sa Pa; Trong các lễ hội của người Hà Nhì, tập trung bảo tồn 02
Thư viện tỉnh Lào Cai
1
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
lễ hội đặc sắc là: Lễ mở cửa rừng, Hội Khu zà zà; Bảo tồn Lễ cúng rừng tiêu
biểu cho các lễ hội của người Nùng; Người La Chí tập trung bảo tồn lễ hội trâu.
Tiêu biểu, ngành Văn hóa - Thông tin đã phối hợp với Phòng Văn hóa
TT-TT huyện Bảo Thắng, chính quyền thôn bản tiến hành nghiên cứu, phục
dựng lại Tết năm mới người Dao Tuyển - xã Phú Nhuận (Bảo Thắng). Trước khi
tổ chức lễ hội đã họp Ban tổ chức với đại diện thôn và các nghệ nhân trong việc
phục dựng mở rộng quy mô lẽ hội, giám sát tổ chức lễ hội truyền thống dân tộc
Tày cư trú tại địa phương.
Về lễ hội mang yếu tố gia đình dòng họ đồng bào Dao đỏ ở xã Tả Phìn,
Tả Van (Sa Pa) tổ chức lễ hội nhằm hướng thành viên các gia đình trong dòng
họ nhớ về tổ tiên, tinh thân đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Về lễ hội do
cá nhân gia đình người hành nghề tôn giáo (thầy cúng, thầy mo, thầy tào ) đều
có sự đăng ký và giám sát của chính quyền địa phương.
Trong 2 năm (2006-2007), ngành Văn hóa - Thông tin đã bảo tồn được 04
lễ hội gồm: Lễ hội Gầu Tào - Làng Có (Thái Niên - Bảo Thắng), Lễ hội Gầu
Tào - Cán Cấu (Si Ma Cai); Tết năm mới người Dao Tuyển (Bảo Thắng); Lễ
cúng rừng cấm “Gà man do” người Hà Nhì - Nậm Pung (Bát Xát).
Trong thời gian tới, ngành Văn hóa - Thông tin tiếp tục đẩy mạnh công
tác bảo tồn và khôi phục các lễ hội truyền thống, tuyên truyền việc thực hiện các

nội dung Quy chế tổ chức Lễ hội, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng
trong việc chỉ đạo, quản lý lễ hội; tổ chức lễ hội khoa học, lành mạnh, tránh các
hiện tượng phô trương, lãng phí, trục lợi, trái với truyền thống và bản chất tốt
đẹp của các lễ hội.
Theo
ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI “ TRẦU SUN” CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ
Thu Phương
Hàng năm cứ vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), dân tộc Dao đỏ ở
Làng Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thắng) lại rộn ràng mở hội “Trầu Sun”.
Đây là hội chơi xuân truyền thống của đồng bào Dao đỏ, mục đích của hội
là thực hiện các nghi lễ cúng báo thần làng, đất trời phù hộ cho một năm mới,
mở đầu chu kỳ sản xuất mới mưa thuận, gió hoà mùa màng tốt tươi, người yên
vật thịnh, trâu bò đầy chuồng, gà vịt đầy sân…
Từ sáng sớm, thầy cúng chính cùng đại diện các hộ gia đình chuẩn bị đầy
đủ các mâm lễ cúng thần trời đất, thần làng … Sau khi đoàn đội lễ đến tại khu
đất rộng đầu làng (nơi diễn ra hội làng), thầy cúng thay mặt dân làng thắp hương
khấn báo thần làng, trời đất phù hộ cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầu
tài cầu cho con trai làng trên, con gái làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ,
nên chồng, nhà nhà ấm no hạnh phúc…
Thư viện tỉnh Lào Cai
2
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Sau khi kết thúc phần lễ, diễn ra cuộc thi văn hoá – văn nghệ, thi đấu các
môn thể thao truyền thống, như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh quay. Đội văn
nghệ các xã tổ chức thi múa, hát, trích đoạn nghi lễ cấp sắc người Dao… Các
trò chơi, trò diễn càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc
ở 7 xã, thị trấn cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân
cận đến xem và cổ vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao.

ĐÔNG VUI LỄ HỘI SAY SÁN BẮC HÀ

Phạm Vũ Sơn
LCĐT - Mỗi khi tết đến, khắp núi rừng hoa mận, hoa đào khoe sắc cũng
là lúc đồng bào vùng cao Bắc Hà tổ các lễ hội đầu xuân để cầu mong may mắn
và cho những vụ mùa bộ thu. Say sán là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa
dân gian của người dân vùng cao.
Thường lễ hội Say sán được tổ chức từ ngày mồng 2 đến mồng 6 tết theo
khu vực cụm xã nơi có nhiều đồng bào người Mông, Tày, Nùng … sinh sống.
Địa điểm tổ chức lễ hội Say sán được đặt ở một vị trí linh thiêng và thuận
lợi cho mọi người tham gia các trò chơi dân gian, như múa khèn, đánh quay,
múa võ, kéo co, đẩy gậy… Người dân đến với lễ hội Say sán vừa để vui xuân
cầu mong may mắn, vừa để gặp gỡ bạn bè, chúc nhau những chén rượu ngô
nồng thắm.

HẤP DẪN LỄ HỘI ĐUA NGỰA BẮC HÀ
Bắc Hà nằm trên thượng nguồn sông Chảy, nơi được mệnh danh là cao
nguyên trắng trên vùng đất Tây Bắc, sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt
đẹp và phong phú về bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Một trong những
nét văn hóa rất đặc trưng của Bắc Hà đó là lễ hội đua ngựa. Lễ hội đua ngựa ở
Bắc Hà dường như chứa đựng tất cả những gì thuộc về văn hóa của người dân
vùng cao Lào Cai.
Đua ngựa đối với người vùng cao Bắc Hà như là một trò chơi chứa đựng
nhiều nét văn hóa làm nổi bật bản sắc riêng của con người nơi đây.
Từ xa xưa, người Mông, người Tày, người Nùng, người Dao đã sống theo
bản làng trên các sườn núi. Họ chủ yếu sống bằng nghề làm nương, làm ruộng
và việc đi lại của họ cũng nhờ vào ngựa rất nhiều nên ngựa là con vật gần gũi,
Thư viện tỉnh Lào Cai
3
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
có vai trò cực kỳ quan trọng với cuộc sống của họ nên ngựa được nuôi nấng,
chăm sóc rất kỹ. Đua ngựa xuất hiện ở mảnh đất vùng cao này cũng rất tự nhiên.

Theo tục truyền: ngày xưa việc điều khiển ngựa thồ chủ yếu do các chàng trai
đảm nhiệm, sau những buổi thồ ngô, thồ lúa xong sớm, đám trai tráng cao hứng
rủ nhau đua ngựa để thử tài và cũng là để rèn luyện sức khỏe, dần dần đua ngựa
trở thành lễ hội với nét văn hóa độc đáo riêng của người Bắc Hà.
Chỉ có ai trực tiếp xem các cuộc đua ngựa của đồng bào dân tộc vùng cao
Bắc Hà mới hiểu rõ cái khó và sự dũng cảm của những kỵ sĩ trên đường đua. Có
lẽ không có kỵ sĩ vùng nào, nước nào lại cưỡi ngựa đua như thế, họ cưỡi ngựa
không yên cương và không bàn đạp giữ chân mà chỉ có một miếng vải lanh
hình chữ nhật buộc phủ trên lưng ngựa, đai buộc ngựa chỉ bằng dây thừng bện,
có hai móc sắt buộc vào dây hai bên hàm để điều khiển, kỵ sĩ không cầm roi
quất ngựa được mà hai tay phải cầm dây cương vừa điều khiển vùa giữ thăng
bằng, kỹ sĩ muốn giữ được thăng bằng cần phải biết cách ngồi vào đúng điểm
lõm gần vai ngựa, hai chân phải kẹp chặt vào bụng ngựa và nhấp nhổm lên
xuống theo nhịp phi của ngựa, nếu chẳng may có mất thăng bằng mà ngã thì
cũng phải "có võ ngã" mới mong không bị thương.
Việc chọn và chăm sóc ngựa đua với ngựa nuôi để phục vụ sản xuất, đi
lại cũng gần giống nhau. Bởi đối với người dân vùng cao thì con ngựa cũng là
"đầu cơ nghiệp", nó giúp cho người dân rất nhiều việc nặng nhọc mà con người
không thể cáng đáng được, tham gia đua ngựa chỉ để rèn luyện sức khỏe và giữ
gìn bản sắc văn hóa mà thôi. Ngựa muốn khỏe và chạy nhanh phải có dáng hình
cao ráo, gân to, thịt săn, chân thẳng và thon chắc, răng trắng đều, bờm dày, lông
đều, sờ vào mượt như sờ vào tơ lụa. Khi đi chọn ngựa đua người ta thường cưỡi
thử chạy mấy vòng quanh núi; nếu ngựa chạy về mà thở đều, không khục khoặc
hoặc thở dốc là ngựa có sức khoẻ tốt.
Theo kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc vùng cao, việc chọn ngựa
đua cũng cần phải biết tuổi ngựa, bởi độ tuổi mà ngựa khỏe nhất là trong khoảng
từ 4 đến 7 tuổi, muốn biết tuổi ngựa thì xem răng. Với những người có thâm
niên đua ngựa khi chọn ngựa họ còn phải xem kỹ tính nết, bởi ngựa cũng có con
dữ, con hiền, có con biết nghe lời và có con bướng bỉnh…Thực ra, việc chọn
ngựa của các tay đua thì chỉ học qua kinh nghiệm các cụ truyền lại .Thức ăn của

ngựa thường là cỏ, cám. Tuy nhiên khi chuẩn bị cho ngựa đi đua người ta
thường cho ăn thêm ngô, thóc, đậu tương, song cũng cần cho ăn điều độ để ngựa
không được béo quá (chạy nước đại sẽ nhanh mệt).
Ngựa là loài có sức khoẻ dẻo dai, ít bị ốm nhưng ở vùng cao Bắc Hà thời
tiết lạnh nên ngựa dễ mắc sổ mũi và đau bụng, đầy hơi. Tuỳ từng bệnh mà có
loại thuốc riêng, đa số người dân ở đây chữa bệnh cho ngựa bằng các bài thuốc
dân gian gia truyền. Khi ngựa mắc bệnh viêm phổi, sổ mũi thì lấy quả thảo quả
khô nghiền nhỏ pha với nước rồi cho ngựa uống 3 - 4 lần là khỏi. Còn nếu muốn
chống cảm lạnh và chống rét cho ngựa trong mùa đông giá lạnh thì cần cho ngựa
ăn thêm bã rượu ngô (ngô sau khi lên men đem nấu lấy rượu còn lại bã nguyên
hạt).
Thư viện tỉnh Lào Cai
4
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Hiện nay, Bắc Hà đã có một khu sân đua rất đẹp, năm nào người ta cũng
tổ chức một lễ hội đua ngựa và việc tuyển chọn ngựa đua được thực hiện từ thôn
bản đến xã rồi mới được lên thi đấu giải cấp huyện. Bây giờ lễ hội đua ngựa Bắc
Hà cũng đã mở rộng đối tượng tham gia thu hút các tay đua đến từ nhiều tỉnh
Tây Bắc như: Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.
Trò chơi có tính dân gian và dũng mãnh này đã trở thành một nét văn hóa
độc đáo của người dân vùng cao Bắc Hà. Vẫn là các chàng trai người dân tộc địa
phương "chân đất" thật thà, vẫn những chú ngựa do chính họ nuôi dưỡng hàng
ngày thồ lúa, thồ ngô từ nương về nhà, nhưng khi vào cuộc đua đã mang đến
cho khán giả những màn biểu diễn thật hấp dẫn, ngoạn mục, để lại trong lòng
mỗi du khách ấn tượng sâu sắc khi đến với miền "cao nguyên trắng".
/>HỘI GẦU TÀO CỦA NGƯỜI MÔNG
Nguyễn Tuấn Long
Mỗi độ Tết đến xuân về, nếu có dịp ghé thăm những bản làng trên khắp
các rẻo cao thuộc một số tỉnh miền núi phía Bắc, bạn sẽ không chỉ được tận mắt
chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa đào tươi thắm, hoa mận nở trắng rừng mà còn

được khám phá biết bao điều kỳ lạ và hấp dẫn xung quanh tục lệ đón xuân của
người Mông trong lễ hội Gầu Tào (chơi núi).
Lễ hội Gầu Tào mở ra nhằm một trong hai mục đích là cầu phúc hoặc cầu
mệnh.Theo phong tục của người Mông, dù là cầu phúc hay cầu mệnh, gia chủ
đều phải nhờ tới thầy cúng trong bản làm chủ hội, sắm vai nhân vật thay thế
người trần giao tiếp với Tổ tiên hoặc thổ công.
Thông thường, gia chủ tổ chức lễ hội Gầu Tào trong ba năm liền, mỗi
năm từ 3-5 ngày. Trong trường hợp chỉ làm một năm, lễ hội sẽ kéo dài tới 10-12
ngày. Ngay từ ngày 25-26 Tết, các chàng trai trong bản đã đi chặt tre để dựng
cây nêu. Cây nêu được trồng ở một quả đồi thoai thoải hay ở một bãi đất bằng
phẳng, rộng rãi mà gia chủ chọn làm trung tâm lễ hội. Trên ngọn cây nêu treo
một bầu rượu, một miếng vải đỏ để kính báo với thần linh. Sự xuất hiện của cây
nêu báo hiệu cho cả bản biết năm nay sẽ có gia đình tổ chức lễ hội Gầu Tào. Lễ
hội Gầu Tào dù tổ chức ở một gia đình hay ở một số gia đình đều trở thành ngày
vui chơi, thu hút sự tham gia của cả bản.
Chiều 30 Tết, đích thân gia chủ chuẩn bị lễ vật dâng cúng gồm: thịt lợn,
bánh chưng, bánh dày, cơm, rượu, giấy bản Thầy cúng lo việc cúng lễ ngay
dưới gốc cây nêu để cầu Trời Đất, thần linh phù hộ cho gia đình gia chủ cầu
được ước thấy, khoẻ mạnh, hạnh phúc, ăn nên làm ra, trồng trọt được mùa, chăn
nuôi sinh sôi nảy nở. Từ mồng 3-5 Tết, thầy cúng cùng gia đình chọn ngày tốt,
giờ tốt để mở hội Sau vài lời tuyên bố lý do mở hội của gia chủ, trai gái Mông
trong các bộ y phục dân tộc rực rỡ sắc màu, vòng tay, vòng cổ lấp lánh cùng
Thư viện tỉnh Lào Cai
5
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
nhau hát những bài hát chúc tụng, ngợi ca bản mường, những bài hát vui, bài hát
giao duyên tình cảm Tiếp theo đó, hàng trăm người cùng nhau toả đi khắp các
núi đồi, đường đi, những đồng ruộng cạn Họ vui đùa, trò chuyện, chơi các loại
nhạc cụ dân tộc như thổi kèn lá, sáo, khèn môi, kéo nhị, múa khèn ; các trò
chơi dân gian như đánh quay, đẩy gậy tạo nên không khí ngày hội hấp dẫn.

Thơ mộng nhất là những đám hát giao duyên của nam nữ thanh niên.
Giữa lãng đãng mây ngàngió núi, các chàng trai áo chàm quấn quít bên những
cô gái váy áo rực rỡ sắc màu. Họ vừa hát vừa thi thố tài nghệ, vừa ước mong
được tìm hiểu nhau để nên vợ nên chồng sau những đêm hội đầu xuân. Còn với
khách xa gần, ai đến hội đều được gia chủ đón tiếp thịnh tình bằng những bát
rượungô nồngấm trong làn điệu khèn tha thiết, ân tình.
Cuộc vui kết thúc, thầy cúng thay mặt gia chủ tạ ơn Tổ tiên, Trời Đất,
thần linh, xin phép hạ cây nêu, đốt giấy sớ, đem bầu rượu buộc trên ngọn nêu
tưới khắp các hướng của đồi núi. Mảnh vải đỏ được gỡ xuống đem về treo ở cửa
ra vào, ngụ ý cầu xin sự chở che của thần cửa. Gia chủ nhờ một đôi trai gái, một
cặp vợ chồng khoẻ mạnh, giỏi sản xuất, đông con khiêng cây nêu về dựng phía
sau nhà hoặc làm giát giường mong sớm có con, ngăn ma quỷ. Lễ hội Gầu Tào
có sự trang nghiêm của phần lễ vàcái náo nức của hội hè.
Theo vietnam.vn.agency.com.vn
HỘI ROÓNG POỌC CỦA NGƯỜI GIÁY
Công Bách
(LĐCT) - Hằng năm, cứ vào ngày Thìn đầu năm, người Giáy ở Tả Van
(Sa Pa, Lào Cai) lại mở hội Roóng Poọc. Đây là ngày hội xuống đồng, cầu mùa,
cúng thần làng.
Rất nhiều người Kinh, người Mông, người Dao cũng đến hội để xem và
chơi các trò chơi dân gian.
Khi lễ hội khai mạc và tổ chức các trò chơi dân tộc thì trên quả đồi mâm
xôi, các già làng đặt đĩa trứng luộc nhuộm phẩm đỏ, đĩa đồ trang sức bằng bạc,
xôi đỏ, quả còn do các cô gái chưa chồng làm, lên bàn thờ để cúng thần, cầu
mùa.
Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên
ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dán
giấy vàng tượng trưng cho mặt trăng.
Những người cao tuổi (nam một bên, nữ một bên) lấy 6 quả còn cùng ném
tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Những quả còn

tua xanh đỏ vun vút lao lên phông còn, tiếng xuýt xoa hò reo cổ vũ rền vang.
Phông bị ném thủng là báo hiệu cho một năm mùa màng tươi tốt.
Lao Động Cuối tuần số 11 ngày 15/03/2009
LỄ CƠM MỚI VÀ HỘI HOA CHUỐI CỦA NGƯỜI XA PHÓ (VĂN BÀN)
Thư viện tỉnh Lào Cai
6
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Ngọc Bộ
Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã được nhiều người biết đến bởi vùng đất
này là một trong số ít địa phương của cả nước có nhiều rừng nhất, đồng thời có
tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch sinh thái.
Văn Bàn còn là nơi có hệ thống đền chùa như: đền Cô Tân An, đền
Chiềng Ken, khu di tích du kích Pú Gia Lan… khá thích hợp cho hoạt động du
lịch tâm linh, khám phá.
Không chỉ có vậy, nơi đây còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc,
với lễ hội ăn thề bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc Mông, Dao… Nhưng cũng
có lễ hội rất đặc sắc đó là: Lễ cơm mới và hội hoa chuối của người Xa Phó.
Lễ cơm mới và hội hoa chuối của dân tộc Xa Phó Văn Bàn thường được
tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm, được tổ chức tại một gia đình, nhóm gia
đình, hay cả thôn bản.
Trong buổi lễ, người ta dựng một cây chuối rừng phải có cả hoa và quả tại
trung tâm nơi làm lễ, sau đó cắm các loài hoa vào thân cây chuối. Mọi người đi
vòng quanh cây chuối để múa cầu mùa, dâng cúng cơm mới và các món đặc sản
của núi rừng quê hương. Điệu múa còn được diễn tả các động tác như: gặt lúa,
săn bắn, bắt cá…
Hội hoa chuối là nơi tụ họp vui chơi, cầu chúc, múa hát, thể hiện tinh thần
đoàn kết, nhớ ơn tổ tiên, cùng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, lao động của
người dân tộc Xa Phó (Văn Bàn).

LỄ CÚNG THẦN NÔNG CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN

Người Dao tuyển ở Lào Cai cư trú chủ yếu tại các huyện Bảo Yên, Bảo
Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà và thành phố Lào Cai; so với các dân
tộc khác, người Dao tuyển có tỷ lệ dân số cao, người dân còn lưu giữ được nhiều
sắc thái văn hoá đặc trưng như văn học dân gian, tín ngưỡng dân gian, phong tục
theo chu kỳ đời người… trong “di sản sách cổ” của người Dao tuyển.
Trong tín ngưỡng nông nghiệp, người dân quan niệm Thần nông “rằn
nòng man” là vị thần phát hiện, hướng dẫn con người biết sử dụng và làm ra hạt
lúa để sinh tồn. Do vậy, sau khi tra hạt và làm cỏ lần 2 (ngày 6/6 hằng năm),
người Dao tuyển tổ chức lễ cúng nhờ Thần nông chăm sóc và bảo vệ cây lúa
được tươi tốt, mùa màng bội thu…
Lễ cúng diễn ra ở quy mô cộng đồng làng và gia đình, song chủ yếu và
thường xuyên là ở gia đình. Lễ cúng diễn ra gồm 3 phần gồm: khởi đầu - dâng lễ
vật, niệm phép và trao hồn lúa. Lễ vật dâng chính bắt buộc phải có gồm thịt gà,
lợn; số lượng lễ vật phụ thuộc vào số lượng thần linh và gia cảnh của chủ nhà.
Phần khởi đầu dâng lễ vật: thầy cúng mời Tứ trực công tào truyền tin tới
những vị thần liên quan đến lễ cúng gồm: thần nông, thần nhà “pdau man”, thần
lôi “bù cong man”, thổ địa “tây man” về dự; tiếp theo, thầy khấn dâng hiến lễ
Thư viện tỉnh Lào Cai
7
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
vật cho thần gồm: thịt lơn, thịt gà, lúa, xôi cho thần, phát tiền cho từng vị thần,
cúng tế nhờ sứ soái hỗ trợ thu gom các tai ương, dịch bệnh, vận hạn cho chủ
nhà. Thầy cúng dùng những con châu chấu đã bó quấn vào giấy và sai người nhà
mang lên một chiếc nồi hoặc vung xoong tượng trưng cho chiếc vạc và đổ dầu
vào đốt (đại diện cho loài vật hay phá hoại mùa màng) nhằm diệt trừ các tai
ương, sâu bệnh chuyên phá hoại cho cây …
Sau khi đã làm xong nghi thức giới thiệu, hiến dâng lễ vật và phát tiền
cho các thần; thầy cúng ngồi niệm:
+ Mâm cúng tượng trưng kim quy đài “chắm quảy đài”:
+ Bát hương tượng trưng cho hoa sen “lền hoả”, khói hương toả ra tượng

trưng cho ba đường thang mây lành “thám đến tảnh thếu lu”; khói hương được
đốt từ nơi trần gian tới tầng mây (nơi trú ngụ của các vị thần tiên),
+ Trong khi hành lễ, thầy cúng dùng tay bốc những hạt gạo từ bát hương
tung xuống lễ vật với hàm ý hạt gạo bay lên miếu Trúc Can mời Tứ trực công
tào (trực ngày, trực tháng, trực năm, trực giờ) xuống nhận lý do và mục đích
cúng tế của gia chủ; hạt gạo tượng trưng cho Binh chủ Hương Quan - một vị
thần luôn hộ tống các lễ vật đến các vị thần linh mà dân làng (gia đình) nhờ gửi;
vỗ tay tượng trưng hình thức thu gom (tai ương dịch bệnh…); cầm dao(đạo cụ)
thể hiện binh khí diệt các tai ương, dịch bệnh, ma tà, khi đập xuống đất là thể
hiện hành động chiến đấu ;
Phần niệm phép: Thầy cúng nghênh thỉnh ba lần mới các vị thần linh
xuống nhận lễ và trợ giúp cho đệ tử của mình; tung gạo nhờ các vị công tào lên
cầu thang mây đón thần linh xuống; thay mặt cho gia chủ hiến dâng tiền và lễ
vật cho thần linh, cầu thần mong ước của dân làng có được một mùa thu hoạch
bội thu; giao nộp lễ vật bằng cách cầm gạo ném vào lễ vật gồm lợn, con gà…
đang thờ, nhờ Binh chủ Hương Quan (hạt gạo) hộ tống lên miếu của Thần nông
“rằn nòng man”, Thổ địa “tây man”, Thần lôi “bù cong man”, Thần nhà “pdau
man”; rót rượu mời các vị thần linh; phân phát tiền cho các thần linh: khi phát
thầy cúng nhúm một ít gạo ném vào đống giấy thể hiện thầy cúng ký điểm chỉ
cho từng phần; thầy cúng cài một miếng giấy lên tai phải (không đội mũ) rồi
tung một ít gạo thể hiện chiêu binh, sau đó thu gom nững tai ương; xé giấy làm
thể hiện làm chứng giữa gia chủ và thần linh được vui vẻ theo ước nguyện; cuối
nghi lễ, thầy tung gạo 4 lần hàm ý đưa lễ vật và 4 vị thần linh về nơi ngự giá.
Trao hồn lúa: Thầy cúng ôm nắm cây xả tượng trưng cho cây lúa đứng
dậy đi ba vòng theo chiều kim đồng hồ dừng lại lắc chuông… rồi đi ngược lại
một vòng, trao cây lúa cho gia đình chủ nhà. Hôm sau, gia chủ cầm những cây
lúa, cờ lúa… cắm tại nương với quan niệm thầy cúng đã xin hồn lúa từ Thần
nông, sự giúp đỡ của Thần lôi, Thổ địa, Thần nhà sẽ tạo cho thời tiết được mưa
thuận gió hoà, mùa màng bội thu…
Kết thúc lễ cúng, gia đình bày mâm mời nhà thầy cùng ăn cơm. Trước khi

ăn gia chủ đặt một đĩa, trong đó để chén rượu đưa cho thầy cúng, gia đình chủ
nhà quỳ gối lạy cảm tạ hướng về phía thầy cúng có nghĩa thầy cúng giúp gia
đình lấy được hồn lúa… Thầy cúng rót rượu mời lại mọi người, chúc gia chủ có
mùa thu hoạch bội thu…
Thư viện tỉnh Lào Cai
8
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Trong nông nghiệp, người Dao tuyển quan niệm cây lúa cũng có hồn, các
nghi lễ liên quan đến cây lúa gắn liền với phong tục tập quán của người dân:
ngày mùng 2/2 là ngày thờ cúng Thành hoàng “nam xong” cầu thần cho dân
làng có sức khoẻ tốt, không bị ốm đâu bệnh tật có sức khoẻ để lao động sản
xuất; ngày mùng 6/6 làm lễ cúng Thần nông cầu cho mưa thuận gió hoà, cây lúa
tốt tươi để dân làng có một niềm vui lớn trong mùa thu hoạch. Đặt biệt, ngày thu
hoạch lúa, bà chủ nhà tượng trưng cho hồn lúa mẹ hướng về phía mặt trời mọc
buộc túm mấy bông lúa cùng bông hoa mào gà buộc trên một cọc hàm ý giữ hồn
lúa rồi mới cùng mọi người hái lúa. Trước khi ra về, người Dao tuyển bó thành 2
cum to, một cum được gọi là lúa đực “blàu cỏng” cắm hoa mào gà màu trắng
“cháy gắn phằng pe”, cum là lúa cái “blàu nhậy” cắm hoa mào gà đỏ “cháy gắn
phằng thỉ” chuyển về giúp chủ nhà. Buổi tối, thầy cúng làm lễ trao hồn lúa từ 2
cum lúa chính cho chủ nhà…cùng với nghi thức trao hồn lúa, gia chủ tổ chức
giã cốm, các nam thanh, nữ tú giã cốm, làm nghi lễ xin cốm và hát giao duyên
vui vẻ sau một mùa bội thu. Nội dung là: “Muốn là hát cho thật hết ý; mặt trời
đã hiện cửa đằng đông; đành phải bước chân đi ra cửa; một bước tiến rồi ba
bước lùi…như đôi uyên ương mãi ngọt ngào”…
Theo
LỄ ĐẶT TÊN CỦA ĐỒNG BÀO MÔNG LÀO CAI
Phùng Nam Trung
Sau 3 ngày kể từ khi đứa trẻ được sinh ra, đồng bào Mông (Lào Cai) làm
lễ “húp plì” - gọi hồn và đặt tên cho trẻ.
Đặt tên là một thành tố văn hoá - tôn giáo quan trọng liên quan đến các

nghi lễ vòng đời của dân tộc Mông. Từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt trở về với
tổ tiên, người Mông trải qua cả một hệ thống nghi lễ như: lễ trưởng thành, lễ
cưới, lễ ma tươi, lễ ma khô… trong đó, đặt tên là nghi lễ đầu tiên của một đời
người.
Nghi lễ này là căn cứ ghi nhận sự tồn tại chính thức của một thành viên
mới trong gia đình, đồng thời chứng tỏ một bước chuyển quan trọng trong cuộc
đời của một người đàn ông: Lễ trưởng thành.
Khi đã chọn được ngày, giờ và mời những thành viên có liên quan trong
gia đình, dòng họ và cộng đồng, lễ đặt tên được người Mông tổ chức chính thức
tại gia đình nơi có đứa trẻ ra đời. Ông Thào A Chư, ông nội của một đứa trẻ vừa
được làm lễ cho hay: “Theo cái lý của người Mông, khi đứa trẻ mới sinh ra hồn
của nó còn đi lang thang khắp nơi nên phải làm cái lễ này để gọi hồn về. Người
gọi hồn có thể là ông nội, bố đẻ hoặc một thành viên trong họ hàng”.
Ngay từ khi ông mặt trời còn ngái ngủ sau cánh rừng đại ngàn, màn sương
đêm còn giăng mắc lơ lửng trên những thửa ruộng bậc thang, lễ đặt tên đã được
bắt đầu với việc cúng trình báo các ma nhà.
Thư viện tỉnh Lào Cai
9
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"

Người chủ lễ đốt 3 nén hương và bắt 2 con gà (trống, mái) làm lễ trình
báo tại cửa chính nhà đứa bé. Trong bài cúng, ông trình báo cho ma cột chính và
các ma nhà (ông bà, tổ tiên) thông báo gia đình đã có một đứa trẻ mới ra đời cầu
các ma cho nó được lớn khôn mạnh khoẻ, chăm chỉ. Cũng vào thời điểm này,
đứa trẻ được mẹ mang ra tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới. Nước sau khi
dùng tắm cho trẻ sẽ được người mẹ đổ ngay vào gầm giường, nơi đứa trẻ nằm,
với ý nguyện sau này đứa trẻ sẽ lớn khôn với đức tính cần cù, chịu khó và tích
cực sản xuất.
Tiếp đó, mọi người mổ lợn, gà, chuẩn bị rượu thịt, bàn ghế, quét dọn nhà
cửa để cúng tổ tiên, đón tiếp khách mời … Khi công việc chuẩn bị đã xong, anh

em, gia đình dòng họ, cùng láng giềng quây quần quanh gian chính ngôi nhà
cũng là lúc lễ cúng trình báo tổ tiên được bắt đầu. Việc đầu tiên, người chủ lễ sẽ
đốt 12 nén hương cắm tại các vị trí theo quy định rồi tiến hành lễ cúng.
Nghi lễ cúng kết thúc cũng là lúc anh em họ hàng và mọi người đến tặng
cho trẻ trứng gà, đôi gà trống mái, bao gạo ngon, ít tiền cùng lời chúc trẻ sẽ
khôn lớn, biết làm ruộng nương, leo núi đồi, giỏi đi rừng.
Công việc cuối cùng của buổi lễ là việc chọn và đặt tên chính thức cho
trẻ. Tên của đứa trẻ được tất cả mọi người bàn bạc, thảo luận và chủ lễ
quyết định. Thào A Thinh, bố một đứa trẻ mới được đặt tên cho biết “Người
Mông quan niệm, từ đầu mâm đến cuối mâm cũng như từ đầu bản đến cuối bản,
mọi người đều chúc mừng con mình đã có tên, gia đình đã có thêm một thành
viên mới. Vì thế mình cũng đại diện gia đình, cảm ơn bà con đã đến chia vui,
giúp đỡ”. Khi ông mặt trời đứng bóng cũng là lúc nghi lễ đặt tên cho đứa trẻ kết
thúc, chỉ còn cuộc rượu là vẫn tiếp diễn cho đến khi không còn ai có thể ngồi
được nữa. Lễ đặt tên của dân tộc Mông mang ý nghĩa nhân văn cao cả và là nét
văn hoá truyền thống độc đáo cần được lưu giữ và phát triển.

LỄ HỘI “NÀO CỐNG” NGHI THỨC ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC
DÂN TỘC Ở LÀO CAI
Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu
dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm
tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa.
Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người
Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ “Nào Cống”.
Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt
Thư viện tỉnh Lào Cai
10
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công
bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống.

Ngôi miếu thờ được người Mông gọi là “Chế đáng” (Tsêr đăngz). Miếu
thờ có 3 gian, gian giữa thờ hai viên quan họ Đào, họ Nguyễn đã có công an dân
và xây dựng Mường Hoa. Một gian bên trái thờ thần núi (Sơn thần), thần Suối
Hoa (Long Vương), người Giáy gọi là “Sía po”, “Sía ta”, người Mong gọi là
“Thủ Ti”, “Lùng Vàng”. Một gian bên phải thờ các bà nàng vợ hai ông quan họ
Đào, họ Nguyễn. Lễ Vật dân cúng là trâu đen, lợn đen và gà vịt do các làng
đóng góp mua. Làng Tả Van Giáy còn có trách nhiệm chuẩn bị vàng hương, bát
đĩa dâng cúng.
Trước đây, người chủ lễ phải mời thầy mo người Tày của Mường Bo (4).
Từ thập kỷ 40 – 50 của thế kỷ này, chủ lễ là thầy mo của người Giáy ở Tả Van.
Thầy mo ăn mặc áo dài, quần thụng (kiêng đội mũ, khăn) trịnh trọng đọc lời
cúng các thần kinh. Nội dung bài cúng là mời các thần về dự lễ, cầu mong các
thần phù hộ người yên vật thịnh, được mùa. Sau lễ cúng, chức dịch Mường Hoa
lên đọc quy ước chung của cả Mường Nội dung bản quy ước đề cập đến 4 vấn
đề:
Vấn đề trị an của các làng: không được trộm cắp, có biện pháp phòng
ngừa kẻ xấu nơi khác đến trộm cắp.
Vấn đề bảo vệ rừng: Các làng người Mông, người Dao, người Giáy, phải
chú ý làm rẫy, cấm lấy củi hái măng ở khu rừng cấm thờ thổ thần và khu rừng
chung đầu nguồn nước của làng
Vấn đề chăn dắt gia súc : Quy ước có quy định cụ thể thời gian cấm thả
rông gia súc. Hàng năm từ ngày 15 tháng chuột (tháng 10 âm lịch) đến này Thìn
tháng giêng (ngày mở hội xuống đồng) người dân mới được thả gia súc. Ngoài
khoảng thời gian trên, cấm mọi người thả rông gia súc để tránh bị phá hoại mùa
màng. Vấn đề ứng xử xã hội: Các quy ước của cả vùng đều đề cập đến quan hệ
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp gia đình có tang đồng thời phê phán quan hệ
nam nữ không lành mạnh, “Cấm kéo đàn bà, con gái vào trong núi” Kết thúc
phần đọc các quy ước, người chức dịch còn nhấn mạnh “Hôm nay, tôi nói cho
mọi người biết như thế, từ đây mọi người trở về nhà phải tuân theo những lý lối
này và kể cho cả nhà được biết để tuân theo”.

Khác với lễ “Nhặn sồng”, “Nào sồng”, lễ “Nào Cống” không tổ chức bàn
bạc thảo luận quy ước, mọi người đến dự chỉ có trách nhiệm tuân theo quy ước
do chức dịch đã phổ biến.
Kết thúc phần phổ biến quy ước, mọi người dự lễ “Nào cống” đều vui vẻ
ngồi vào mâm ăn uống cộng cảm. Dân làng nào tự nấu lấy thức ăn cho làng ấy
và cùng ăn với nhau ở ngoài miếu. Trong miếu, chỉ có các chức dịch (lý trưởng,
phó lý, thầy mo) được ngồi ăn. Trong làng, gia đình nào không có người đến dự,
người khác sẽ dành phần thức ăn mang về.
/>LỄ HỘI CÚNG RỪNG CỦA NGƯỜI NÙNG
Thư viện tỉnh Lào Cai
11
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, cùng với hội tết nhảy của người Dao; hội
gầu tào - sải sán của người H' Mông; hội xuống đồng của người Giáy, Tày
người Nùng lại tấp nập mở hội cúng rừng.
Hội cúng rừng được tổ chức ở hai khu rừng cấm khác nhau, vào hai thời
điểm khác nhau: đó là hội cúng rừng ở đầu bản vào ngày 30 tháng giêng và hội
cúng rừng cấm giữa đồng vào ngày mồng 2 tháng 7 âm lịch.
Hội cúng rừng đầu xuân ngày 30 tháng giêng được tổ chức ở khu rừng
đầu bản. Đây là hội chính nên được tổ chức một cách chu đáo tỉ mỉ và chặt chẽ.
Cách đây vài chục năm, hội này do các già làng đứng ra tổ chức. Sau hội được
giao cho ban quản trị hợp tác xã cùng đội sản xuất lo liệu và hiện nay giao cho
các trưởng phó thôn chủ trì, các thầy cúng thầy mo chỉ làm các thủ tục lễ nghi.
Từ trước đó hàng tuần, các cụ ông và bà con dân bản tổ chức quyên góp
tiền nong mua lợn gà, vàng hương, gạo nếp làm rượu cẩm. Ban tổ chức tập hợp
bà con dân bản phân việc cho các bộ phận: hậu cần, tiếp tân lễ nghi phục vụ thầy
cúng - thầy mo, bộ phận phát dọn cỏ làm sạch môi trường khu rừng cấm. Đặc
biệt, trong bộ phận hậu cần, người ta chọn một bà già vừa đức độ vừa có kinh
nghiệm làm hũ rượu cẩm để cúng thần linh.
Từ sáng sớm ngày 30 tháng giêng, trong khi đợi các bộ phận phát dọn,

tiếp tân chuẩn bị, các thầy mo - thầy cúng xúc miệng bằng nước muối, rửa mặt
bằng nước trầm hương và điểm tâm ngụm rượu, mặc quần áo dài mới, chân đi
giày, đầu vấn khăn xếp chuẩn bị tiến hành các nghi lễ cúng rừng. Trong khi
cúng, không được ai ăn uống, vệ sinh bừa bãi, ô uế môi trường.
Bàn thờ cúng đặt ở hai gốc cây cổ thụ gọi là cây bố và cây mẹ (tiếng
Nùng là chapôq- chamêq). Thức ăn đặt trên lá chuối để trên một cái giá hai tầng,
mâm trên và mâm dưới.
Cỗ mâm trên gọi là mâm đất nước gồm một con gà sống lông đỏ đẹp; một
con lợn đực đen tuyền; 7 chén rượu xếp hàng ngang - chén giữa đội đáy một
chén khác; một bát nước; một nhúm muối, 7 con ngựa giấy đen; một cái ô bằng
giấy đen che lư hương (lư hương được bện bằng cỏ); 7 nén nhang; 7 bát cơm và
7 xâu thịt tổng hợp. Đặc biệt có một bát thịt gồm thịt nạc, gan, tim, tiết, gọi là
bát bảo hộ đất nước.
Cỗ mâm dưới gọi là mâm bảo vệ bản làng. Mâm này gồm một con gà
sống gáy; một miếng thịt lợn, 5 xâu thịt lợn tổng hợp; 5 chén rượu và 5 bát cơm.
Chén giữa cũng đội đáy chén khác; 5 con ngựa bằng giấy. Khác với mâm cỗ
trên, mâm dưới có một bát thức ăn chay.
Có hai thầy cúng, thầy mo thay mặt nhân dân thôn bản úp mặt vào cây
quỳ lạy 4 phương trời, 2 lần mỗi lần 3 lại mang nghĩa đón nguồn nước mẹ về
phù hộ độ trì cho bà con dân bản an cư lạc nghiệp, mọi sự bình lên.
Rượu để cúng là rượu nếp cẩm. Sau khi khai lễ lần thứ nhất, quì lạy 4
phương trời thì mổ lợn gà làm các thức ăn theo thủ tục để bàn thờ, hết hai lần
Thư viện tỉnh Lào Cai
12
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
cúng thì các thầy cúng và hai người tiếp tân cùng nhau ăn uống điểm tâm, xem
bói xương gà.
Trong khi thầy cúng quay lại khấn vái, những người khác có thể xem
nhưng không được nói tiếng dân tộc khác để pha tạp tiếng mẹ đẻ. Các thầy cúng
và người phục vụ không được ăn uống gì cả, kể cả vệ sinh cũng phải ra ngoài

khu rừng cấm. Sau khi làm hết các thủ tục thờ cúng, xem bói xương gà, trưởng
ban tổ chức mới dùng loa đi mời toàn thể dân bản tới dự hội.
Hội được quy tụ ở ven khu rừng cấm và sinh hoạt tại chỗ. Người đại diện
gia đình đến dự hội phải là con trai, bất kỳ già trẻ đều được. Đến dự hội ai cũng
phải ăn mặc chỉnh tề, không được để đầu trần chân đất và tự đem bát đũa cơm
rượu đóng góp theo nhu cầu của mình.
Các gia đình ở thôn bản khác và đồng bào dân tộc khác trong khu vực
cũng được phép dự hội miễn là tuân thủ các quy định chung của ban tổ chức mà
tục lệ đề ra như: phải có trách nhiệm đóng góp theo quy định chung, trong lúc
dự hội cũng như sau lễ hội phải tuân thủ các lệ làng trong phạm vi khu vực như:
không thả rông gia súc; gia cầm phá hoại mùa màng người khác; không chặt phá
cây rừng bừa bãi, khi làng bản có gia đình nào tai bay vạ gió đói rét, bệnh tật,
thiên tai hạn hán hoặc cưới xin, tang gia đau buồn phải có trách nhiệm giúp đỡ,
đoàn kết lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
Mọi người ăn uống tập trung như một hội thề, không phân biệt già trẻ,
giàu nghèo vì tất cả thức ăn đều nấu chung thành một chảo (như chảo thắng cố)
và chia sẻ đều nhau. Các thầy cúng cũng cùng ăn uống với mọi người trong
không khí chan hòa tình cảm gia đình. Mọi người vừa ăn uống vừa chuyện trò
vui vẻ.
Giữa tiệc hội, thầy cúng trịnh trọng thông báo những điều hay điều gở của
xóm làng qua bộ xương gà, đầu gà, chân gà cho dân bản hay để cùng nhau đề
phòng, tránh những đều tai bay vạ gió cầu chúc cho dân bản lao động sản xuất
được mùa và sống bình yên hạnh phúc.
Các thầy kêu gọi mọi người hãy đoàn kết chung lưng đấu cật thi đua sản
xuất trên đồng ruộng, nương rẫy, phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm; cầu
thần rừng phù hộ độ trì che chở cho mọi người đều được thanh tịnh bình an, mùa
màng tươi tốt có cuộc sống an khang thịnh vượng, đồng thời lêu cầu mọi người
thực hiện tốt các quy định về lệ làng đã được dân bản bàn bạc, nhất trí đề ra
trong lễ hội.
Cuối buổi lễ hội, thầy cúng tuyên bố ăn tết 3 ngày không ai được vi phạm

tục lệ. Nếu ai mang vác cuốc, cày, bừa, dao hay chị em phụ nữ có mang đội nón
qua làng trong những ngày tết sẽ bị phạt vạ.
Sau các thủ tục lễ nghi, các thầy cúng ra về, dân bản vẫn còn rượu chè ca
hát linh đình. Có tốp thì chơi trò Leng hao tức là hai tốt gần giống như "oẳn tù
tì"; có đám thì hát Sán côx tức sơn ca nhưng chủ yếu là hát dân ca Lưnx cha
chinw (tiếng hát làm ăn) trong đó có đoạn:
Một năm 12 tháng
Tháng giêng lá mục (1) tàn
Tháng hai lá mục nhú
Thư viện tỉnh Lào Cai
13
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Lá mục nhú mỏ quạ
Lá gianh ngọn lưỡi mác
Mọi lá cây đều mọc
Muôn thứ hoa đua nở
Chim rừng hát vang rừng
Chim rừng ca vang núi
Ve ở nương kêu nhiều
Đánh thức người ngủ muộn
Dậy lấy nước đựng bầu
Dậy lấy thóc tra nương
Báo làm ăn mùa mới
Kẻ có ngựa sửa chuồng
Người chống loạn sửa súng
Kẻ làng chơi sửa nhị
Người làm ăn sửa đồ (2).
Tuy rượu chè ca hát say sưa, nhưng cuối hội không ai quên dành một
phần thức ăn về cho gia đình cùng vui hưởng phúc lộc của rừng. Sau đó các gia
đình làm các loại bánh trái đã chuẩn bị sẵn như bánh khúc, bánh dày, bánh

chưng rồi mổ gà cúng gia tiên, rủ con cháu họ hàng, mời làng xóm ngoài bản
thân quen cùng sum vầy ăn tết ba ngày.
Nam thanh nữ tú, trẻ em lại chưng diện những bộ quần áo mới lộng lẫy đi
tham dự các trò chơi vui xuân như đánh quay, đánh yến, đánh đu, làm leng hao,
chơi cờ gỗ. Từ khắp góc bản đến giữa làng chỗ nào cũng nhộn nhịp, nghe thấy
những tiếng con quay đôm đốp chạm nhau, đu quay kêu kẽo kẹt tiếng vỗ tay cổ
động ầm ĩ của những người thắng cuộc trong hội leng hao, cờ gỗ
Sau 3 ngày chơi tết, ăn uống vui xuân thỏa thích, nghe tiếng chim ngủ
muộn kêu vang động núi rừng, không ai bảo ban thúc giục, bà con dân bản tiếp
tục một năm làm ăn mới vì sự sinh tồn của mỗi con người, gia đình và cả làng
bản.
Truyền thuyết của người Nùng kể lại rằng: con người vốn có tổ tiên, sinh
ra nhiều thế hệ con cháu nối tiếp nhau khai thiên lập địa, đoàn kết bên nhau lập
làng, dựng bản giữa trời đất thiên nhiên trù phú. Nhờ rừng núi mênh mông, thời
tiết thuận hòa, đất đai màu mỡ, cây cỏ hoa lá xanh tươi con cháu mới xây dựng
cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Cũng như con người, đất trời rừng núi là tổ tiên, linh hồn của vạn vật. Nó
bảo vệ, che chở cho thế giới thiên nhiên luôn tồn tại và phát triển. Vì vậy, cùng
với việc thờ cúng gia tiên trong các ngày lễ tết cổ truyền, để đền đáp công ơn
của tổ tiên thì cũng phải cúng núi rừng, cầu rừng phù hộ che chở cho mùa màng,
gia súc gia cầm luôn được phát triển tốt tươi không bị mưa gió vùi dập, sâu bọ
phá hoại, bệnh dịch giết hại gia súc; cầu núi rừng và tổ tiên phù hộ cho người
Nùng tránh khỏi mọi tai bay vạ gió, loạn lạc lâm nguy. Rừng núi non nước được
dân thờ cúng như tổ tiên dân tộc. Nguyên do của lễ hội chứng rừng là thế.
Thư viện tỉnh Lào Cai
14
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Hội cúng rừng còn được những gia đình gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật, mùa
màng thất bát tổ chức. Lễ vật cúng rừng ở gia đình đơn giản hơn, gồm một con
lợn, một con gà sống gáy và một chai rượu. Thầy cúng phải khấn 3 bài cúng là:

Mời thần rừng xuống trình tấu,
Xin thần rừng giúp cứu dân độ thế,
Mổ lợn gà nạp lễ.
Ví dụ trong bài cúng mời thần rừng trình tấu đề cứu giúp gia chủ có đoạn:
Hỡi chủ gỗ sung, cội gỗ sông!
Kính bốn phương trời bốn phương đất
Dù ở phương đông phương nam
Cũng kính mời tới phương đông phương nam
Ông ở xa, suối sâu không qua được
Khói hương này cũng đi qua
Ông ở xa, đường dốc không biết đi
Khói hương này đi báo phải về
Ông ở gần lời hoa tiếng ngọt
Nô tỳ này đi kính mời phải về
Thầy mo này đi tìm phải gặp
Mời về dẫm trước bàn
Mời về ngồi lên ghế
Đừng để bàn này vắng
Không để ghế kia vẻ
Sau khi cúng xong, gia chủ mời đại diện của bản cùng họ hàng ăn uống.
Trong ngày lễ này, những người trong gia tộc cũng phải tuân thủ những điều
cấm kỵ như trong hội cả bản.
Hội cúng rừng cấm giữa đồng hoặc ngay trước bản tổ chức vào ngày
mồng 2 tháng 7 âm lịch - đầu mùa lúa chín. Rừng cấm này chỉ bảo hộ vụ lúa ở
ruộng đồng. Mâm lễ vật cúng ở rừng này cũng giống mâm cúng ở vùng rừng
cấm đầu bản, song có một điều khác là mâm cúng dưới ở rừng cấm này có thêm
một con vịt, vì bà con thường chăn vịt ở gốc cây lúa.
Quá trình tổ chức hội này cũng giống như hội chính, song trong quá trình
tổ chức, nếu nhà nào đang có ruộng lúa bị sâu hại hoặc bị úa vàng khô gọi là bị
phạm thần lửa, tiếng Nùng gọi là Sriuw phay, thì cũng cúng tại chỗ. Trong mâm

cúng không có xâu thịt mà chỉ có bát thịt tinh chất và xôi vàng, dùng rượu trắng
chứ không phải dùng cơm nếp cẩm với nghĩa chúc mừng và cầu mong lúa chín
rộ.
Lúc ăn hội, chỉ có nam giới đi dự, bất kỳ già hay trẻ. Những người có vợ
chửa thì không được đi dự mà chia phần về nhà vì người ta tin rằng nếu đi thì
lúa sẽ bị mắc bệnh đốm lá. Những người đi dự không đội mũ thì ruộng sẽ có sâu
ăn lúa và ai đem theo ớt đi ăn ruộng lúa sẽ chết khô. Vì vậy trong khi đi ăn cỗ,
mọi người phải tuân thủ theo quy định chung của lệ làng là không được nói
tiếng dân tộc khác, không được để đầu trần chân đất, không được ăn mặc quần
áo rách, không được đem ớt, cơm cháy, rượu khê. Nước chấm món ăn cộng
Thư viện tỉnh Lào Cai
15
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
đồng chỉ có muối, mì chính, rau thơm. Lúc ăn có thể nói tục chứ không được
chửi bậy.
Hội cúng rừng của người Nùng ngoài ý nghĩa là hội cầu mùa, cầu đất trời
thiên nhiên phù hộ cho con người một cuộc sống an khang thịnh vượng, còn góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bảo vệ cảnh thiên nhiên kỳ thú của
làng bản.
Theo Sở VH-TT Lào Cai
Nguồn: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
(1)Lá mục: Lá loại cây tên là "mayx mucq"
(2)Đồ: Đồ dùng lao động sản xuất
LỄ HỘI RƯỚC ĐẤT, RƯỚC NƯỚC CỦA NGƯỜI TÀY BẮC HÀ
Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày - Bắc Hà diễn ra vào ngày rằm
tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu
mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ
quanh năm.
Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày - Bắc Hà diễn ra vào ngày rằm
tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu

mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ
quanh năm. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội
trống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc
sống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồn
nước trong nhất bản - rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội.
Đi đầu đoàn rước là thầy cúng. Thầy là người giữ vai trò làm sứ giả để
giao tiếp với các vị thần linh. Trong tay thầy cầm cây nêu - biểu tượng của sự
sinh sôi, nảy nở - rước đến địa điểm diễn ra lễ hội.Tiếp theo là kiệu rước Nước
và các mâm lễ. Nước được đựng trong hai ống bương to, tượng trưng cho ống
bố, ống mẹ. Tiếp đến là kiệu rước Đất - hồn mẹ Đất được lấy từ trên đỉnh núi
cao thiêng liêng. Sau đó là đến các mâm lễ để dâng các vị thần linh. Lễ vật gồm
một mâm quả còn, bên trong các quả còn đựng các loại hạt giống do các cô, các
chị kỳ công làm ra, các mâm xôi ngũ sắc, gà luộc, hoa quả… đều là những sản
vật tinh tuý của mùa màng – thành quả sản xuất của dân bản trong năm. Đội
chiêng trống đi hai bên thầy cúng nổi chiêng trống để thầy giao linh với các vị
thần.
Địa điểm tổ chức lễ hội là cánh đồng rộng của bản. Khi các đoàn rước tới
nơi, ba hồi kèn trống nổi lên vang động đất trời, thấu đến chín tầng cao xanh
như báo cho Trời - Đất biết: Ngày hôm nay dân làng mở hội. Thầy cúng thực
hiện nghi lễ cầu khấn.
Tiếp đó, thầy cúng phun nước làm phép để xua các điều xấu, xua quỷ dữ
không cho về quấy phá dân bản. Rồi thầy tung lộc (ngô, lúa) của thần linh cho
Thư viện tỉnh Lào Cai
16
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
dân bản, những người dự hội ai cũng cố gắng nhận cho được vài hạt thóc, hạt
ngô đem về nhà làm khước may mắn để nhà mình vụ sau ngô sai hạt, lúa sai
bông.
Sau phần lễ nghi trên, mọi người bước vào phần hội với những màn xoè
điệu nghệ của các cô gái, chàng trai. Khi các màn xoè kết thúc là các trò chơi

dân gian như kéo co, đẩy gậy, chọi gà, chọi trâu (bằng bắp bi chuối và măng),
ném còn… bắt đầu Dù là ngày hội của người Tày nhưng các dân tộc khác trong
vùng cũng đến dự rất đông vui.
Theo Hanoitourist-travel.com.vn
LỄ HỘI TRÙM CHĂN
Nếu có dịp lên Tây Bắc, mời du khách ghé thăm huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai tham dự lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì đen; đó là lễ hội cúng thần gió,
thần đất, gọi là K'Hô Igià Igià.
Lễ hội này được người Hà Nhì đen tổ chức ở 2 địa điểm
Địa điểm thứ nhất: lễ hội được tổ chức ở nhà và gia chủ sẽ phải chuẩn bị
đồ cúng, bao gồm: 5 cái bánh dày, 1 bát thịt trâu luộc, 1 bát nước gừng pha nước
và 4 cái bát con úp xuống đất trước bàn thờ (theo phong tục ở đây, các món đồ
cúng sẽ do gia chủ - người vợ chế biến; nếu người vợ đi vắng phải do con gái cả
làm và dù con gái cả đã đi lấy chồng rồi cũng vẫn phải về giúp đỡ gia đình lúc
này); sau khi đồ cúng được chuẩn bị xong, gia chủ sẽ cúng đầu tiên, tiếp đó là
tới các con - lần lượt từ con trai út cho đến con trai cả vào lễ.
Kết thúc lễ tạ, chủ nhà lấy bát nước gừng chia cho mỗi người trong gia
đình uống một ngụm, ăn một ít thịt trâu luộc để hưởng lộc; bánh dày và gừng
rượu được dành cho ông Táo, đặt ở bếp.
Địa điểm thứ 2: lễ hội được tổ chức ở rừng cấm - nằm tại trung tâm bản
mà ngày thường không ai được vào. Trong khu rừng này có nhiều cây gỗ quí lâu
năm được mọi người cùng gìn giữ, có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ quý, mái lợp
gianh, rộng hơn chục m² do dân bản dựng để cho người già và con trẻ ngồi khi
tham dự lễ hội.
Theo tục lệ, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, người ta chọn ngày thìn là
ngày khai hội và cúng vào ban đêm (vì làm như thế, các thần gió, thần đất sẽ
được nghỉ ngơi yên tĩnh). Thầy cúng không nhất thiết phải là người chuyên
nghiệp, chỉ cần là người 50 tuổi trở lên và không gặp điều rủi nào trong năm là
được. Sau khi cúng, mọi người đều được mời ăn các lễ vật cúng và phải ăn cho
hết, không được mang về.

Ngày hôm sau không khí lễ hội tưng bừng hơn: trai, gái trong bản rủ nhau
vào rừng, mỗi người lấy sáu cành củi nhỏ về nộp cho lễ hội. Đến ngày thứ ba,
tất cả dân bản tập trung lại để già làng - người cao tuổi nhất, cắt da trâu chia cho
từng gia đình. Nếu số da trâu chia đủ cho mỗi gia đình hai chiếc thì năm đó làm
Thư viện tỉnh Lào Cai
17
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
ăn sẽ không thuận, còn số da trâu đã chia hết mà còn lẻ một, tức là năm đó dân
bản được mùa.
Tại điểm trung tâm của lễ hội, già làng đánh đàn hoóttờơ, bà già nhảy
múa còn thanh niên nam nữ hát đối nhau. Cùng với những điệu múa, trong ngày
hội còn có một số trò chơi: trò đu dây, đu quay và hát giao duyên đây là dịp để
trai gái trong bản gặp gỡ và tìm hiểu nhau.
Trong những trò chơi đó, hát giao duyên của người Hà Nhì đen có những
nét đặc sắc và hấp dẫn riêng, thường dành cho những đôi mới quen nhau, chưa
dám ngồi gần: mỗi người một ống nứa dài khoảng 20cm với một đầu bịt kín
bằng da rắn hoặc màng cây tre đực, có luồn một sợi dây móc rừng dài chừng
10m; khi đó, sẽ có một người nói còn người kia áp ống vào tai để nghe và ngược
lại; nếu đã thuận ý nhau; trước tiên, người con trai thổi hơi ba lần vào ống và sau
đó người con gái thổi lại ba lần, tức là đồng ý đi chơi với nhau; hai người sẽ đưa
nhau vào rừng và cùng khoác chung chiếc chăn để hát hò, thổ lộ tâm tình.
Trong thời gian ba ngày diễn ra lễ hội, các thanh niên nam nữ được vui
chơi, tâm tình thoả nguyện. Đã có nhiều đôi nên vợ nên chồng nhưng cũng có
những cặp chỉ dừng lại ở mức quý mến nhau.
Theo: hanoi.vn
LỄ NHẬP TỊCH CỦA NGƯỜI DAO HỌ
Người Dao Họ có 4000 nhân khẩu cư trú ở 29 làng thuộc năm xã huyện
Bảo Thắng: Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Thái Niên, Trì Quang, một xã huyện
Bảo Yên (Cam Cọn) và hai xã huyện Văn Bàn (Tân Thượng, Tân An). Người
Dao Họ là nhóm địa phương (chỉ có ở Lào Cai) thuộc ngành Dao Quần Trắng

trong tộc người Dao ở Việt Nam.
Người Dao Họ ở làng Khe Chẩu có 208 nhân khẩu với 42 hộ gia đình.
Khe Chẩu là một làng toàn bộ người dân là Dao Họ cư trú khá biệt lập. Do đó
yếu tố văn hoá cổ truyền vẫn được bảo lưu. Kinh tế của người Dao Họ Khe
Chẩu là kinh tế nông nghiệp nương rẫy. Bên cạnh tàn dư tôn giáo sơ khai (linh
vật giáo, thành đình…), họ còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Lão. Đạo Lão
chi phối phong tục tập quán, lễ nghi đến hình thức thờ cúng cũng như quan niệm
về thế giới quan.
Lễ nhập tịch của người Dao Họ là một lễ hội theo chu kỳ đời người, là
hình thức lễ thành đinh. Người Dao từ 13 tuổi trở lên phải làm lễ nhập tịch. Đó
là nghi lễ đánh dấu một giai đoạn quan trọng của con người- giai đoạn từ tuổi
thiếu niên lên tuổi trưởng thành. Trải qua lễ nhập tịch chàng trai mới được cả
cộng đồng công nhận thành viên, mới được thế giới thần linh thừa nhận là một
thành viên chính thức có thể làm thầy cúng, có quyền lập bàn thờ. Và khi khuất
núi, linh hồn người đó mới về được thế giới tổ tiên. Người chưa 'nhập tịch' bị cả
cộng đòng coi thường, trong sinh hoạt của cộng đồng (lễ cầu mùa, ma chay, các
nghi lễ tôn giáo), chỉ là người phục vụ, không được tham gia với tư cách thành
viên của cộng đồng.
Thư viện tỉnh Lào Cai
18
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Gia đình dự định làm lễ nhập tịch cho con phải chuẩn bị về mọi mặt: gạo,
thịt (gà, lợn), tiền rượu. Nhưng khá phức tạp là sự chuẩn bị về đạo cụ, đồ cúng,
chọn thầy…
Lễ nhập tịch của mỗi thành viên thường tổ chức theo hai loại hình: lập
tịch Tam thanh và lập tịch Tam nguyên. Tổ chức theo loại nào là tùy gia đình
hoặc dòng họ. Gia đình vốn có ông bố làm Tam thanh con cái sẽ làm Tam thanh,
Ngược lại gia đình có ông bố làm Tam nguyên thì con cái sẽ làm Tam nguyên.
Lễ nhập tịch Tam thanh đơn giản (nên ít người làm). Lễ Tam nguyên tốn kém,
phức tạp, thầy cúng Tam nguyên được trọng vọng hơn lên hiện nay nhiều người

muốn làm lễ nhập tịch Tam nguyên. Khi quyết định làm theo nghi thức Tam
thanh hay Tam nguyên, gia đình sẽ trực tiếp chọn thầy Tam nguyên hay Tam
thanh làm thày truyền dạy cho đứa trẻ lập tịch. Thầy Tam thanh là người giỏi về
văn, đạo lý gọi là bên đạo, có thầy tổ sư là ba vị Ngọc Thanh, Thái thanh,
Thượng Thanh. Thày Tam nguyên là giỏi về pháp thuật, xuất binh có thầy tổ sư
là ba vị Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên gọi là bên sư.
Khi chọn thầy, người Dao Họ phải xem cuốn sách 'Tiên sinh' chọn ngày
tốt để hỏi thầy về đứa trẻ có đủ điều kiện làm lễ lập tịch trong năm nay hay
không? Thầy xem tuổi để chọn ngày chọn tháng. Về nhà, gia đình tổ chức cúng
tổ tiên 'Hỏi ý kiến tổ tiên'. 'Câu trả lời' của tổ tiên đồng ý cho gia đình làm lễ lập
tịch hay không, được thể hiện ở chân gà dâng cúng. Nếu chân gà đẹp (4 ngón
chụm, ngón giữa trùm các ngón bên, ngón cái phải phủ lên hai ngón kia là tổ
tiên đồng ý, khi đó chủ nhà mới được chọn thầy). Chủ nhà ghi tên gia chủ, hình
thức làm lễ vào tờ giấy bản 'sây sấu' cắm vào bát hương bàn thờ thầy cúng chọn.
Khoảng từ 7 đến 9 ngày sau, chủ nhà đưa đứa trẻ lập tịch đến gặp thầy
dâng lễ cúng. Từ đó ông thầy sẽ trở thành thầy dạy cho đứa trẻ- đứa trẻ phải coi
ông thầy như người cha thứ hai của mình. Từ hôm gặp thầy đến ngày làm lễ lập
tịch, đứa trẻ chỉ ngủ riêng, giữ 'sạch mình'… Việc chọn thầy phải chuẩn bị trước
ngày lễ từ một tuần đến 10 ngày để thầy cúng chuẩn bị các đồ lễ cúng: Viết sớ,
cắt các tranh cắt giấy mang tính biểu tượng con cá xanh đỏ, cắt cờ, làm mặt nạ,
làm đạo cụ múa… Công việc chuẩn bị phức tạp, thầy Tam nguyên phải mời
thêm các thầy phụ và đồ đệ đến làm giúp. Thầy cúng và các đồ đệ còn luyện tập
các nghi thức cúng, thực hiện một số điều kiêng kỵ cho 'sạch mình'… Các thày
cúng lựa chọn các bộ tranh thờ, sách cúng làm lễ cúng tổ sư trước khi đi cúng.
Làm lán cúng: lán thờ thường được làm gần nhà ở phía bên gian đặt bàn
thờ, lán được làm tương tự như ngôi nhà, quây kín bằng lá cọ, chỉ để một cửa ra
vào. Một bên mái phía giáp vách được khoét trống ở giữa, Nơi đó sẽ dựng một
bàn thờ ngoài trời
Lấy dây võng: dây võng là một loại dây leo cổ thụ ở những khu rừng già
gọi là 'thầy mẩy' hoặc 'Mẩy ghịn'. Sợi dây bền dẻo, có mùi thơm như hương.

Những người di lấy dây võng phải chọn loại dây leo dài vắt qua ngòi nước, suối
và thật soắn, chặt thành từng đoạn cuộn bó khuân về, bóc hết vỏ chỉ lấy ruột và
tước ra thành từng sợi cuộn đống để trong lán thờ. Dây võng sẽ được đan thành
võng đỡ người lập tịch từ ' trên trời' trở lại với cộng đồng.
Thư viện tỉnh Lào Cai
19
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Trong lễ ' lập tịch', chủ nhà phải dâng cúng nhiều tiền, do đó phải nhờ người làm
tiền giấy gói cuộn từng xâu để sẵn trong nhà.
Lễ đòn thầy, trang trí bàn thờ, làm phép trừ tà: Vào khoảng giờ Thìn ngày
thứ nhất lập tịch, thầy Tam nguyên cùng đồ đệ đánh chiêng, gõ trống múa nghi
lễ tiến vào ngõ chủ nhà lập tịch. Đi đầu là một thầy Tam nguyên mặc áo đỏ tay
cầm đao gỗ, một thầy phụ mặc áo vàng (hoặc nâu) tay cầm kiếm gỗ vừa đi vừa
múa theo điệu mở đường. Tiếp theo là hai người múa 'vạn pù' cầm dải vải có tua
múa theo điệu ' trừ tà'. Nổi bật là người đeo mặt nạ ông 'sán cô'- biểu tượng của
người khai thiên lập địa múa các điệu mang tính chất vui hoặc có tính chất phồn
thực làm động tác giao cấu với trời đất). Đi giưã là Tam nguyên ôm sách và cầm
kiếm phép, cái lanh,'lệnh bài' cùng một vài học trò gánh sách, đạo cụ, đánh
thanh la, trống. Khi đoàn thầy cúng tiến vào ngõ đứa trẻ lập tịch phải chạy ra vái
chào, gánh sách cho thầy.
Đoàn thầy cúng Tam thanh do thầy cả dẫn đầu tay cầm kiếm thép, tay cầm sách
đến lán cúng bắt quyết, làm phép thuật.
Khi vào lán hai thầy cúng Tam thanh và Tam nguyên dựng bàn thờ, treo
tranh, treo bàn vị, tờ sớ… Bên phải là đàn thờ Tam nguyên, bên trái là đàn thờ
Tam thanh. Đặc biệt, theo chiều dọc của lán thờ, các thầy cúng có dựng 4 khối
cọc thẳng nhau theo nóc lán (mỗi khối gồm nhiều ống tre nhỏ bó lại) và các khối
được dán kín bằng các giấy bùa. Đó là nơi nhốt ma, khi làm lễ các thầy cúng sẽ
làm pháp thuật, đọc lời chú, dán bùa xua đuổi ma, nhốt ma làm ''trong sạch' lán
thờ.
Buổi chiều thứ nhất 'lập tịch', các thầy cúng và gia đình làm lễ rước tổ

tiên. Địa điểm làm lễ là khu đất bằng phẳng ven suối hoặc gần ao (gần nơi nước
chảy). Biểu tượng tổ tiên là các hình nhân bằng giấy (ông tổ là hình nhân bằng
giấy đỏ, bà tổ là hình nhân bằng giấy xanh, tổ tiên các đời sau đã khuất (8 đời)
bằng các hình nhân giấy trắng). Đồ cúng tổ tiên chỉ có gà, bông lúa, tiền giấy và
trứng luộc, rượu. Ông thầy cúng Tam nguyên dùng kiếm phép làm phép thuật
chở thuyền, bắc cầu đưa tổ tiên qua suối về nhà. Hai ông thầy cúng còn gọi tên
từng vị tổ tiên rước lên võng (rước hình nhân lên tờ giấy bản dài một mét viết
chữ võng), lấy nón làm lọng che. Đoàn rước hình nhân về bàn thờ gia tiên vừa đi
vừa múa theo nhịp trống thanh la. Đội hình rước tổ tiên về nhà gồm hai người
múa 'Vạn pù' (dải vải hình bán nguyệt có tua) múa chéo trước ngực, múa vòng
tròn, múa vắt sang hai vai. Đi theo hai người múa là người đánh trống, người
đánh thanh la. Tiếp theo là hai bố con người chủ nhà rước võng tổ tiên, thầy
Tam nguyên, Tam thanh cầm sách, lấy chân hương chấm từng chữ dịa danh chỉ
nơi tổ tiên đi qua.
Đoàn rước về đến cửa, thầy Tam nguyên cất cao giọng hỏi: 'Đây có phải
nhà ông chủ đám không ?'. Ông chủ nhà vội đáp và rước tổ tiên lên bang thờ.
Lễ 'On sặt sư' (lễ an thất): Sau khi mời tổ tiên về nhà, các thầy cúng cũng
mời ma nước, thổ công, thần sấm, tổ sư thầy cúng, Lỗ Ban (ông tổ nghề mộc) về
dự lễ. Nhưng theo quan niệm người Dao, các ma luôn rình rập phá đàn cúng. Do
đó các thầy cúng phải thường xuyên làm phép thuật xua đuổi ma ác. Các thầy
Thư viện tỉnh Lào Cai
20
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
cúng Tam nguyên dùng 'phép thuật' (chấm đầu hương vào thanh la, trống và
niệm thần chú) nhằm biến thanh la thành hổ cái hung dữ, biến trống hổ đực háu
đói. Tiếng trống, tiếng thanh la dồn dập giả tiếng hổ gầm xua đuổi tà ma nhốt
vào các ống tre ở giữa nhà. Đồng thời thầy Tam nguyên còn sai quân (tượng
trưng là hạt gạo) trấn giữ phía cửa không cho ma ác lẻn vào.
Lễ thỉnh thần: Đuổi và nhốt hết ma tà, các thầy cúng thỉnh mời người đưa
tin tức về nhà trời (các giao thông viên) đi mời các thần linh, các tổ sư về dự lễ.

Có bốn ông 'giao thông viên' đi bằng bốn phương tiện khác nhau có ông cưỡi đại
bàng lên trời gọi thần sấm, có ông cưỡi rồng đi gọi Long Vương, có ông cưỡi
ngựa trắng đi gọi tổ sư thầy cúng, có ông cưỡi ngựa đen đi gọi thổ công. Thầy
cúng đốt hình giấy bản bốn con ngựa giao cho các 'giao thông viên'. Sau khi
thỉnh gọi, các thầy phụ lễ nhảy theo điệu 'Thao Má'. Điệu nhảy múa diễn tả các
'giao thông viên' cưỡi ngựa đi đón các thần về dự lễ. Điệu nhảy trong tư thế lò
cò, một tay ôm chân, tay ôm hình đầu ngựa (làm bằng giấy đỏ) đặt ở gối. Nhảy
trong tiếNg thanh la, trống đánh theo nhịp 2/4.
Thầy Tam nguyên đọc bài cúng 'Thỉnh công tào', 'Tấu miên', 'Thỉnh chư
thần'. Các đồ đệ ở phía sau nhảy theo điệu 'Công tồ thao chung'. Điệu nhảy uyển
chuyển, tay thả lỏng xuống bên hông, đánh sang trái rồi đánh qua phải. Tốp múa
múa xong, thầy cúng đọc sách 'Siêu panh' thỉnh thoảng các thần linh cho chủ
nhân biết địa điểm,lý do làm lễ lập tịch. Thầy cúng vừa đọc dứt lời cúng, cả tốp
thầy phụ lễ tiến hành múa điệu 'Siêu panh'.
Lễ 'Tiu chay': Các thầy phụ lễ mỗi người một con gà trống làm động tác
gà mổ thóc. Thầy Tam thanh thổi phép thuật vào từng con gà. Các thầy phụ lễ
tay cầm gà làm động tác mổ đứa trẻ 'lập tịch' và ông chủ nhà với ý niệm gà mổ
hết bệnh tật, các loại 'bẩn' của chủ nhà và đứa trẻ 'lập tịch'. Các thầy phụ lễ cầm
gà múa khắp lán thờ nhằm nhặt hết xấu xa. Đội hình múa theo hình vòng trong,
mỗi vòng múa theo những động tác khác nhau như múa dứ mổ, múa đêt gà trên
đầu gối nhẩy lò cò, múa cầm gà ngang lưng, múa dâng gà lên cao. Mỗi động tác
được múa ba vòng. Cùng lúc đó, thầy Tam nguyên dẫn đứa trẻ 'lập tịch' cầm một
con gà trống múa chín vòng múa thấp, chín vòng nhảy lò cò đặt gà ngang lưng
và chín vòng múa dâng gà cao. Kết thúc múa gà là điệu trống đổ hồi chín tiếng,
tượng trưng gà vỗ cánh bay cao, bay xa mang xấu xa đổ ra sông ra biển.
Gà múa xong, cắt tiết gà vào chén dâng cúng ở năm phương, đông, tây, nam,
bắc, trung tâm.
Lễ bắc cầu:Thầy cúng Tam nguyên đọc sách 'Kía hụ' kể về sự tích ông tổ
sư Lỗ Ban, đồng thời cũng là tổ sư về làm cầu đường.Thầy phụ lễ treo tranh Lỗ
Ban. Khi thầy cúng đọc sách cúng 'Kía hụ' đến phần 'Bắc kim kiều' thì gọi gia

chủ mang vải đến bắc cầu. Một sải vải dài tự dệt của người Dao được căng ra,
trải rộng vắt qua hai bên đàn cúng. Các thầy Tam nguyên, Tam thanh đội cầu.
Thầy cúng đọc cuốn sách 'Hến'- sách dạy làm sạch nhà cửa đón họ hàng
đến thăm. Hai thầy cúng phụ lễ mặc áo đỏ, áo vàng dùng 'vạn pù' múa các điệu
nghi thức quét dọn nhà cửa. Đó là hình tượng của hai 'tiên đồng ngọc nữ' xuống
trần gian quét dọn rác rưởi, tẩy uế nhà cửa. Hai thày phụ lễ vừa múa vạn pù vừa
phun nước khắp năm phương, phun nước xung quanh nơi bắc cầu với ý niệm
Thư viện tỉnh Lào Cai
21
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
rửa sạch lán cúng, tẩy uế các điều xấu. Lán cúng được dọn sạch, dải vải làm cầu
từ từ kéo lên trời- biểu tượng cầu đã hoàn thành.
Gia chủ mang một mâm lễ vật gồm 12 quả chuối. 12 gióng mía, 12 chén
mật đặt trước dàn cúng. Bảy thầy cúng Tam nguyên, Tam thanh, một người cầm
nhạc ngựa, một người cầm tiền giấy, một người đọc sách ' Síp hùng', một người
cầm kiếm phép, một người cầm lệnh bài, đứng quanh mâm tròn làm phép dâng
cúng và múa.
Lễ phạt mộc dựng đài (bàn địa): Bản dịa là biểu tượng nơi xuất phát từ
trên trời về với cộng đồng. Do đó khi dựng bàn địa phải có các nghi lễ thiêng.
Gia chủ làm một mâm cúng gồm hương, gạo, trứng, rượu đặt trên nền đất chọn
làm bàn địa. Trên mâm còn đặt kiếm phép của thầy Tam thanh. Thầy Tam thanh
cúng thần linh, thổ địa công xong liền cầm kiếm phép vạch địa điểm chôn cọc
dựng bàn địa. Thầy Tam nguyên cầm đao đo các cột. Thầy phụ Tam nguyên
cầm thước lệnh 'lanh' đo mười hai 'lanh'. Thày Tam thanh cúng mời ông lỗ Ban
về dựng bàn địa. Thầy Tam thanh đọc lời cúng, đến phần phạt mộc ông Tam
nguyên cầm rìu phạt mộc tượng trưng .Khi nghi lễ cầu cúng kết thúc, mọi người
góp một tay làm bàn địa. Mọi người chọn 4 cây cọc to khoẻ, chắc chắn, trên đầu
cọc đặt một chiếc bàn hướng về hướng đông. Bàn gỗ cách chân cọc khoảng 2,5
m. Từ chân cọc đến mép bàn dựng một chiếc thang có mười hai bậc (biểu tượng
12 bậc lên trời). Khi dựng xong bàn địa các thầy cúng bảo người nhà phủ lá

chuối lên bàn địa. ở nhà gia chủ mọi người tập trung gây mối đan võng. Gia chủ
và một số người gây mối đan ở giữa (theo kiêu chặn chôn quang). Từ mối đan từ
hôm sau mọi người đan tiếp.
Lễ dậy kín: Buổi chiều ngày làm lễ thứ hai, các thầy cúng, gia chủ và đứa
trẻ làm lễ lập tịch kéo vào rừng dặn những điều bí mật. ở đây đứa trẻ lập tịch
dưới sự hướng dẫn của các thầy cúng phải tập các nghi thức, động tác chuẩn bị
nhảy võng ngày hôm sau. Người lập tịch ngồi trên chiếc ghế cao, phía dưới dải
chăn bông đỡ khi tập ngã lộn phía sau. Phía trước mặt người lập tịch là thầy
Tam nguyên căn rặn các điều răn, phía sau thầy Tam thanh căn dặn các điều
cấm. Thầy cúng phụ Tam nguyên cầm chiếc thước lệnh lanh khắc chữ Trung
nguyên hướng dẫn các động tác chuẩn bị khi nhảy xuống đất.
Buổi tối, Thầy Tam nguyên đọc sách 'Thanh Trúc' dâng tổ tiên ăn và nộp
hương trà. Các thầy cúng phụ cùng các đồ đệ múa các điệu 'tì vặn pù' (múa dùng
đạo cụ là tấm vải có tua), múa lệnh (đạo cụ là thước lệnh).
Lễ tam nguyên thụ giới: Vào gà gáy lần thứ nhất ngày thứ ba, mọi người
chuẩn bị tổ chức lễ 'Tam nguyên thụ giới'. Đứa trẻ làm lập tịch Tam nguyên
được các thầy phụ Tam nguyên đưa vào lán thờ mặc áo đỏ Tam nguyên, đeo
tranh 'Hạ nguyên', quần trắng. Thầy phụ Tam nguyên nối một dây vải ở bụng
thầy với đứa trẻ lập tịch. Đó là biểu tượng của sợi dây rốn. Các thầy cúng cầm
dao, đao, lệnh bai đi vòng quanh người lập tịch. Vừa đi, các thầy vừa cầm vũ khí
chém đâm xung quanh. Sâu đó các thầy cúng cầm nến đi vòng quanh người lập
tịch. Hết vòng các thầy chụm tay vào trán, vào bụng, vào chân người lập tịch
niệm thần chú.
Thư viện tỉnh Lào Cai
22
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Vào khoảng gà gáy canh hai, các thầy cúng dấn người lập tịch đi vòng
quanh lán ba lần và đi ra nơi đặt bàn địa. Đội hình gồm có:
Đi đầu là thầy phụ Tam nguyên mặc áo đỏ cầm hai kiếm vừa đi vừa múa
kiếm mở đường. Đi thứ hai là thầy phụ Tam thanh mặc áo đen đeo mặt nạ Tam

thanh vừa đi vừa múa lệnh bài lanh. Người đi thứ ba đeo mặt nạ 'Sán cô' vừa đi
vừa múa các động tác mang tính chất phồn thực, tung đất đá… biểu tượng của
ông Sán cô- người khổng lồ có công tạo ra vũ trụ, muôn loài. Đi thứ tư là hai
ông thầy phụ cầm tấm vải có tua 'vạn pù'- vừa đi vừa múa theo các động tác biểu
tượng phản ánh quá rình sản xuất. Đi thứ năm là một thầy phụ Tam nguyên
trong phục Tam nguyên, trán treo mặt nạ Tam nguyên, đầu đội mũ có đuôi nối
dây rốn với người lập tịch. Thầy phụ hướng dẫn người lập tịch đi theo nhưng
thầy phụ phải đi giật lùi, mặt đối mặt với người lập tịch.
Theo sau liền kề với đứa trẻ lập tịch là ông thầy chính Tam nguyên mặc
áo đỏ, đọc sách khuyên răn người lập tịch những việc cần làm và không nên
làm. Bên cạnh ông ta là thầy chính Tam thanh tay cầm kiếm phép niệm thần
chú. Hai người khiêng võng lưới và dàn nhạc cùng mọi người đi theo ra đài lập
tịch (bàn địa).
Đến đài lập tịch cả đoàn người đi quanh dài ba lần theo chiều từ trái sang
phải. ở hướng đông đài lập tịch đặt một bàn hương treo tranh Tam nguyên , ở
hướng tây cũng đặt một bàn hương treo tranh Tam thanh. Thầy phụ Tam nguyên
mang nước lên rửa đài lập tịch. Thầy chính Tam nguyên đứng phía trước đài
(hướng đông), thầy cúng Tam thanh đứng phía sau đài (phía tây). Thầy phụ Tam
nguyên dẫn người lập tịch bước lên ngồi hai bên bậc thang thứ ba. Khắp 12 bậc
thang đều thắp nến và hương. Một thầy phụ Tam nguyên leo lên thang hỏi đài
dựng ở đây làm gì? Một thầy khác trả lời: đài dựng làm lễ lập tịch. Thầy phụ leo
tiếp lên mặt đài, một tay cầm đao gỗ, một tay cầm tấm vải có tua 'van pù'múa
theo điệu 'khỏi kiềm'. Điệu múa diễn tả các động tác chém đao, hất 'vạn pù' theo
năm hướng. Các điệu múa này nhằm quét sạch tà ma, cái xấu khỏi đài cúng. Kết
thúc điệu múa, ông thầy phụ Tam nguyên vỗ vào cột và nhảy xuống đất (kiêng
không xuống đường cầu thang). Thầy phụ Tam thanh tay cầm kiếm phép bước
lên dài, lấy kiếm vạch mặt đài và niệm thần chú. Xong nghi lễ, ông ta tụt cột
xuống. Hồi trống nổi lên dồn dập, thầy phụ Tam nguyên cùng người lập tịch
từng bước lên hết bậc thang. Hai người đi song song, dùng tua vải xua hai bên
dọn đường. Lên đến mặt đài, thầy phụ dẫn đường đỡ người lập tịch lên mặt bàn.

Riêng ông ta đứng ở bậc thang cuối cùng, sau đó ông ta lấy các sợi dây vải
trắng, đen kẹp vào ba khe ngón taygiữa của người lập tịch, mỗi khe ba cặp. Ông
ta làm động tác tượng trưng cắt dây rốn nối bụng thầy trò và thả xuống khe
thang. Ông thầy phụ dẫn đường còn căn dặn người lập tịch nhớ kỹ các hành
động cần làm khi rơi xuống võng. Ông thầy tụt xuống đất theo đường cột. Chỉ
còn đứa trẻ lập tịch ngồi trên mặt đài, cầu thang bị tháo hết. Đứa trẻ ngồi quay
lưng về hướng đông (hướng sẽ rơi xuống), mắt nhìn về hướng tây nơi ông thầy
sẽ chỉ huy cuộc nhảy xuống lưới võng. Toàn bộ số người dự lễ phải tuyệt đối giữ
im lẵng để người lập tịch tập trung sự chú ý theo dõi thực hành các động tác của
Thư viện tỉnh Lào Cai
23
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
thầy hướng dẫn. Ông thầy ngồi cách đài 5m, tay cầm kiếm phép hô và ám hiệu
bằng tay cho người lập tịch. Ông nhổm người hô, khom người hô, đứng thẳng
hô. Ông làm động tác dang tay phải sang tay trái, dang tay trái sang tay phải, giơ
thẳng tay lên đầu. Mỗi lần dang tay ông đều hô. Người lập tịch trên đài nhìn và
làm theo từng động tác của ông ta. Sau mỗi lần dang tay phải hoặc tay trái,
người lập tịch lại một lần thả một cặp vải trắng đen ở kẽ tay xuống đất. Cứ như
vậy sau 6 lần thì số vải kẹp tay được thả hết.
Theo sự hướng dẫn của thầy, người lập tịch đứng thẳng và ngồi xuống
theo kiểu ngồi bó gối, xoay dần ra mép bàn đài phía đông. Trong lúc đó, ở dưới
đất mọi người vội vàng trải lưới võng cho căng ra. Mỗi người cầm một góc lưới
thật căng. 12 chiếc chăn bông được xếp sao cho khi đứa trẻ rơi xưống thì tất cả
các đầu chăn phải chụm lại phủ kín, bao bọc toàn bộ người lập tịch. Năm ông
thầy cúng cầm từng nhúm gạo (biểu tượng quân lính âm binh) ném trên võng
nhằm bảo vệ người lập tịch.
Khi người lập tịch Tam nguyên nhích lùi dần đến mép phía đông của mặt
đài ông Tam thanh hô được rồi, ông thầy cúng Tam nguyên hô ngã, đứa trẻ lập
tịch buông mình rơi xuống lưới võng theo đằng lưng xuống trước. Khi xuống tới
nơi, người lập tịch được bao bọc bởi 12 cái chăn. Nhưng anh ta không được

động đậy mà phải giữ nguyên tư thế ngồi khom tay bó gối. Thầy chính vôi cởi
áo Tam nguyên phủ lên người đứa trẻ. Các thầy cúng khác lần lượt phủ áo lên
người đứa trẻ. Chỉ đến khi các thầy cúng xông vào lấy tay đập vào người, gối,
đứa trẻ dường như choang tỉnh, bỏ tay và duỗi thẳng chân ra. Tư thế ngồi bó gối
lúc rơi xuống là tư thế bắt buộc- không làm được như vậy sẽ là điều xấu, đứa trẻ
trở thành đứa trẻ hư, không tuân theo quy định của cộng đồng, thậm chí sẽ phản
lại cộng đồng. Các thầy cúng niệm chú cho người lập tịch. Thầy Tam nguyên
cùng các thầy lần lượt đem dấu đóng vào tay, trán, ngực người lập tịch. Các thầy
cúng cũng lần lượt vào bóc trứng và cơm cho người lập tịch. Người nhà đem
đến một chiếc ống nứa dốc tiền vào người, vào lòng người lập tịch, xé vải làm
hai đoạn giao cho người lập tịch. Người cúng chính là Tam nguyên đọc sách 'An
quang', sách '' Nhặn quang răn dạy người lập tịch'.
Đoàn người quay về lán. Trước khi rời đài, đoàn người phải đi ba vòng và
múa, vừa múa các thầy cúng vừa chặt các dây lưới võng ra nhiều mảnh và vứt
năm phương. Nghi lễ ở đài lập tịnh kết thúc, mọi người trở về lán. Đội hình trở
về lán tương tự như khi đi, các thầy cúng cũng múa những động tác tương tự.
Khi về tới lán, thầy Tam nguyên phụ hướng dẫn đứa trẻ lập tịch tiếp tục và múa
vạn pù rất nhiều kiểu. Các điệu múa này phản ánh các động tác trừ tà, làm đất
gieo trồng, thu hoạch lúa nương. Thầy chính Tam nguyên đọc sách 'an quang',
người lập tịch đọc theo, sách kể quá trình lập tịch. Thầy phụ Tam nguyên đọc
sách 'yang đệm'- sách cấp bằng sắc. Thầy phụ còn đóng dấu vào sách 'yang đệm'
và trao cho đứa trẻ. Đứa trẻ ở giữa, năm thầy cúng vây quanh lần lượt cấp bằng
cho đứa trẻ lập tịch, làm phép nạp đăng cho đứa trẻ.
Thư viện tỉnh Lào Cai
24
Thư mục "Những miền văn hóa du lịch Lào Cai"
Buổi chiều các thầy cúng làm lễ tạ ơn tổ tiên và các tổ sư về giúp lập tịch,
đốt các loại tranh cắt giấy, bùa chú trang trí ở lán thờ, dựng lại tranh bắc cầu, sai
quân lính vận chuyển lễ vật về thế giới bên kia. Lễ lập tịch kết thúc.
Lễ lập tịch của người Dao Họ là một hình thức tàn dư của lễ thành đinh

như sự thử thách về thể xác và tinh thần, sống cách biệt với phụ nữ và cách biệt
với mọi người… Lẽ lập tịch của người Dao Họ còn in đậm và chịu ảnh hưởng
khá sâu sắc của đạo giáo, gắn ý nghĩa thành đinh- đánh dấu tuổi trưởng thành
với sự phong sắc, chứng nhận khả năng làm thầy cúng.
/>LỄ TẾT CỔ TRUYỀN MỒNG MỘT THÁNG BẢY CỦA NGƯỜI NÙNG
Sau tết nguyên đán cổ truyền, đồng bào Nùng Mường Khương còn có một
lễ tết nữa đó là tết mồng một tháng bảy âm lịch.
Hàng năm, cứ đến hạ tuần tháng sáu (âm lịch), bà con người Nùng lại nô
nức phấn khởi chuẩn bị chào đón lễ tết mồng một tháng bảy (tiếng Nùng gọi là
chinw chinhw chetx). Khắp các gia đình, làng bản từ già đến trẻ bàn tán xôn
xao, náo nức chuẩn bị cỗ tết.
Đến giáp tết, ngày 30 tháng 6 âm lịch, mọi người trong gia đình ai cũng
tấp nập đua nhau làm các công việc của mình. Mặc dù mỗi nhà có sự chuẩn bị
tết khác nhau nhưng cứ đến cuối chiều chập tối hầu như nhà nào cũng phải
nhuộm xong đũa đỏ- công việc chuẩn bị chính thức đầu tiên cho lễ tết.
Đũa đỏ được nhuộm bằng lá xôi đũa (tếng Nùng gọi là chămj thuj). Loại
là xôi này chỉ dùng để nhuộm đũa đỏ và xôi đỏ. Kỹ thuật nhuộm đũa đỏ và xôi
đỏ rất đơn giản: cho lá xôi một lượng vừa phải với số lượng đũa và nước đun.
Bởi vậy, nhiều người phải nhờ những người có kinh nghiệm nhuộm giúp.
Công việc cuối cùng trong ngày chuẩn bị tết là cả nhà ai nấy đều tắm giặt,
thay quần áo sạch sẽ: nhà nào phải làm cỗ cúng trời thì chuẩn bị mâm cỗ cúng.
Mâm cỗ cúng trời được đặt ở trên sàn góc sân để đảm bảo sạch sẽ. Do đó là
những nhà phải cúng trời làm một cái sàn góc sân nhà để cúng vào dịp tết tháng
7, sau đó dùng phơi thóc, ngô, ngồi khâu vá Song có điều kỵ là người mang
thai không được làm, phải nhờ người khác làm giúp. Mâm cúng trời tiếng Nùng
gọi là 'Pai chan- cungj phax'. Một cái bàn đặt quay hướng mặt trời mọc và một
cây cầu trời bằng vầu cao hơn đầu người được căng một tấm vải đen và vây
xung quanh mâm cỗ; mâm được lót bằng lá chuối, đặt năm cái bát, năm cái chén
làm bằng dóng cây sậy, một bát nước phép; năm lư hương bằng thân chuối; có
hàng giấy ngựa treo năm con màu đỏ (có dòng họ ba con); chén rượu giữa cũng

đội đáy một chén khác gọi là ta chanj như cúng rừng; một bát nước lá sôi nhuộm
đũa đỏ; một lọ giã ớt bằng vầu, có cả chày nhuộm đỏ. Bên cạnh mâm có bầy cả
bã lá xôi nhuộm đũa. Vật cúng chỉ có một con gà sống gáy to, đẹp, lông đỏ; năm
bát xôi màu tím và một miếng thịt lợn nhỏ.
Thư viện tỉnh Lào Cai
25

×